Luận văn Thạc sĩ Y tế công cộng: Chất lượng cuộc sống và một số yếu tố liên quan của người nhiễm HIV/AIDS điều trị ARV tại Trung tâm Y tế thành phố Thuận An tỉnh Bình Dương năm 2020
lượt xem 10
download
Luận văn tìm hiểu điểm số chất lượng cuộc sống trung bình của bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS đang điều trị ARV tại Trung tâm y tế thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương; những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người nhiễm HIV/AIDS đang điều trị ARV tại Trung tâm y tế thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Y tế công cộng: Chất lượng cuộc sống và một số yếu tố liên quan của người nhiễm HIV/AIDS điều trị ARV tại Trung tâm Y tế thành phố Thuận An tỉnh Bình Dương năm 2020
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG NGUYỄN MINH TRÍ CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA NGƯỜI NHIỄM HIV/AIDS ĐIỀU TRỊ ARV TẠI TRUNG TÂM Y TẾ THÀNH PHỐ THUẬN AN TỈNH BÌNH DƯƠNG NĂM 2020 LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG HÀ NỘI – 2020
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐẠO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG KHOA: KHOA HỌC SỨC KHỎE BỘ MÔN: Y TẾ CÔNG CỘNG NGUYỄN MINH TRÍ CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA NGƯỜI NHIỄM HIV/AIDS ĐIỀU TRỊ ARV TẠI TRUNG TÂM Y TẾ THÀNH PHỐ THUẬN AN TỈNH BÌNH DƯƠNG NĂM 2020 Chuyên ngành: Y TẾ CÔNG CỘNG Mã số: 8 72 07 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS Văn Quang Tân HÀ NỘI – 2020 Thang Long University Library
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan số liệu trong luận văn này là được ghi nhận, nhập liệu và phân tích một cách trung thực. Luận văn này không có bất kì số liệu, văn bản, tài liệu đã được Đại học Thăng Long hay trường đại học khác chấp nhận để cấp văn bằng đại học, sau đại học. Luận văn cũng không có số liệu, văn bản, tài liệu đã được công bố trừ khi đã được công khai thừa nhận. Học viên Nguyễn Minh Trí
- LỜI CẢM ƠN Luận văn được hoàn thành là kết quả nỗ lực, cố gắng của bản thân và sự giúp đỡ, động viên và cổ vũ của rất nhiều người đã luôn đồng hành bên tôi. Lời đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới thầy TS Văn Quang Tân, người đã nhiệt tình hướng dẫn và hết lòng giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và làm luận văn vừa qua. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các Thầy, Cô giáo đã tận tình giảng dạy, cung cấp kiến thức cho tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và đóng góp những ý kiến vô cùng quý giá để tôi hoàn thành luận văn và hoàn thành khóa học này. Với lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn những người thân yêu trong gia đình đã luôn động viên, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập. Tôi xin gửi lời cảm ơn tới bạn bè, đồng nghiệp đã dành cho tôi những tình cảm tốt đẹp cũng như sự giúp đỡ tận tình để tôi vượt mọi khó khăn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình Hà Nội, ngày 2 tháng 10 năm 2020 Học viên Nguyễn Minh Trí Thang Long University Library
- MỤC LỤC DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG ĐẶT VẤN ĐỀ ....................................................................................................... 1 Chương 1 TỔNG QUAN ...................................................................................... 4 1.1 Giới thiệu về HIV/AIDS .............................................................................. 4 1.2 Dịch tễ học HIV/AIDS................................................................................. 5 1.3 Điều trị bằng thuốc kháng virus (ARV)....................................................... 6 1.4 Chất lượng cuộc sống và các công cụ đánh giá chất lượng cuộc sống........ 7 1.5 Chất lượng cuộc sống của người nhiễm HIV/AIDS .................................. 11 1.6 Một số yếu tố liên quan đến CLCS của người nhiễm HIV/AIDS ............. 14 1.7 Khái quát về TTYT thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương .................... 17 1.8 Khung lý thuyết nghiên cứu ....................................................................... 18 Chương 2 ĐỐI TƯỢNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................... 19 2.1 Đối tương, địa điểm và thời gian nghiên cứu ............................................ 19 2.2 Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 19 2.3 Các biến số, chỉ số nghiên cứu và tiêu chuẩn đánh giá ............................. 20 2.4 Phương pháp thu thập thông tin ................................................................. 27 2.5 Phân tích và xử lí số liệu ............................................................................ 28 2.6 Sai số và biện pháp khống chế sai số ......................................................... 29 2.7 Vấn đề đạo đức nghiên cứu........................................................................ 29 2.8 Hạn chế nghiên cứu.................................................................................... 30 Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................ 32
- 3.1 Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu ............................................... 32 3.2 Chất lượng cuộc sống của đối tượng nghiên cứu ...................................... 35 3.3 Một số yếu tố liên quan đến chất lượng cuộc sống của đối tượng nghiên cứu .................................................................................................................... 37 3.4 Một số yếu tố ảnh hưởng đến từng lĩnh vực chất lượng cuộc sống của đối tượng nghiên cứu ............................................................................................. 43 Chương 4 BÀN LUẬN ....................................................................................... 49 4.1 Đặc điểm mẫu nghiên cứu ......................................................................... 49 4.2 Đánh giá chất lượng cuộc sống người nhiễm HIV .................................... 52 4.3 Mối liên quan giữa đến chất lượng cuộc sống của đối tượng nghiên cứu . 54 KẾT LUẬN ......................................................................................................... 64 KHUYẾN NGHỊ ................................................................................................. 66 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 1 PHỤ LỤC 2 Thang Long University Library
- DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT Tên viết tắt Nghĩa tiếng Việt AIDS Acquired Immune Deficiency Syndrome (Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải) ART Antiretroviral theraphy (Liệu pháp kháng vi rút) CLCS Chất lượng cuộc sống ĐLC Độ lệch chuẩn GĐ Gia đình HIV Human immunodeficiency Virus (Virút gây suy giảm miễn dịch) NVYT Nhân viên y tế THCS Trung học cơ sở THPT Trung học phổ thông TTYT Trung tâm y tế TCYTTG Tổ chức y tế thế giới WHOQol – HIV WHO Quality of life HIV/AIDS abbreviated BREF (Thang đo chất lượng cuộc sống theo Tổ chức Y tế Thế giới dành riêng cho người nhiễm HIV/AIDS)
- DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1 Một số thang đo chất lượng cuộc sống tổng quát .................................. 9 Bảng 1.2 Một số thang đo chất lượng cuộc sống chuyên biệt .............................. 9 Bảng 1.3 Thang đo chất lượng cuộc sống ở người nhiễm HIV .......................... 10 Bảng 2.1 Định nghĩa, phân loại và phương pháp thu thập các biến số ............... 21 Bảng 2.2 Cách tính điểm cho từng lĩnh vực trong bộ câu hỏi WHO HIV - BREF26 Bảng 3.1 Đặc điểm dân số học đối tượng nghiên cứu ........................................ 32 Bảng 3.2 Đặc điểm xã hội học của đối tượng nghiên cứu .................................. 32 Bảng 3.3 Đặc điểm tiền sử bệnh của đối tượng nghiên cứu ............................... 33 Bảng 3.4 Đặc điểm quá trình điều trị ARV của đối tượng nghiên cứu .............. 34 Bảng 3.5 Điểm số chất lượng cuộc sống của đối tượng nghiên cứu theo từng nội dung. .................................................................................................................... 35 Bảng 3.6 Điểm số chất lượng cuộc sống từng lĩnh vực ...................................... 36 Bảng 3.7 Chất lượng cuộc sống của đối tượng nghiên cứu ................................ 37 Bảng 3.8 Một số yếu tố đặc điểm dân số liên quan đến chất lượng cuộc sống .. 37 Bảng 3.9 Một số yếu tố đặc điểm xã hội liên quan đến chất lượng cuộc sống... 38 Bảng 3.10 Một số yếu tố đặc điểm tiền sử lliên quan đến chất lượng cuộc sống39 Bảng 3.11 Một số yếu tố đặc điểm quá trình điều trị liên quan đến chất lượng cuộc sống ............................................................................................................. 40 Bảng 3.12 Mô hình hồi quy logistic đa biến giữa chất lượng cuộc sống và một số yếu tố liên quan ................................................................................................... 41 Bảng 3.13 Một số yếu tố dân số ảnh hưởng đến điểm số từng lĩnh vực chất lượng cuộc sống .................................................................................................. 43 Thang Long University Library
- Bảng 3.14 Một số yếu tố xã hội ảnh hưởng đến điểm số từng lĩnh vực chất lượng cuộc sống ............................................................................................................. 44 Bảng 3.15 Các yếu tố đặc điểm tiền sử bệnh ảnh hưởng đến điểm số từng lĩnh vực chất lượng cuộc sống.................................................................................... 46 Bảng 3.16 Các yếu tố đặc điểm tiền sử bệnh ảnh hưởng đến điểm số từng lĩnh vực chất lượng cuộc sống.................................................................................... 47
- 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Đại dịch HIV/AIDS là một đại dịch nguy hiểm, là mối hiểm họa đối với tính mạng, sức khỏe, con người và tương lai nòi giống của các quốc gia, các dân tộc trên toàn cầu. Nó tác động mạnh mẽ đến sự phát triển về kinh tế, văn hóa, và an toàn xã hội đe dọa sự phát triển bền vững của tất cả các quốc gia trên thế giới. [70] Trên toàn thế giới, theo báo cáo của WHO, vào cuối năm 2018 có 37,9 triệu người nhiễm HIV đang còn sống, 1,7 triệu người nhiễm mới và 770 ngàn người chết do các nguyên nhân liên quan tới AIDS. Hiện chỉ có 79% người nhiễm HIV biết tình trạng của họ, 21% còn lại (trên 8 triệu người) vẫn cần tiếp cận các dịch vụ xét nghiệm HIV. Tổng chi phí đầu tư vào chương trình phòng chống AIDS ở các nước có thu nhập thấp và trung bình lên tới 19 tỉ USD. Chính điều này đã tạo nên một gánh nặng không nhỏ cho mỗi quốc gia và từng khu vực trên toàn thế giới [16] [70]. Châu Á – Thái Bình Dương là khu vực phải gánh chịu đại dịch HIV/AIDS lớn thứ hai thế giới, trong đó, Việt Nam là quốc gia chịu ảnh hưởng lớn nhất. Theo ước tính đến ngày 31/10/2019 số ca nhiễm HIV được báo cáo là 211.981 người đang nhiễm HIV tập trung ở nhóm có hành vi nguy cơ cao: quan hệ tình dục không an toàn. Tỷ lệ người nhiễm HIV trong nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới có xu hướng tăng nhanh từ 5,1% năm 2015 lên 7,4 % năm 2016 và 12,2% năm 2017. Trong số người nhiễm HIV được báo cáo, chỉ có khoảng 80% số trường hợp quản lý và theo dõi được. Hình thái dịch HIV/AIDS có thay đổi, có xu hướng giảm tốc độ gia tăng trong những năm gần đây, tuy nhiên vẫn còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ lây nhiễm cao ở cộng đồng. [2] [4] Trong nghiên cứu HIV, đo lường chất lượng cuộc sống đang sử dụng ngày càng nhiều trong những năm gần đây, đặc biệt khi HIV/AIDS đang dần được nhìn Thang Long University Library
- 2 nhận như một căn bệnh mạn tính cần được điều trị lâu dài. Vấn đề chất lượng cuộc sống đã được nhấn mạnh bằng nhiều cách khác nhau, đặc biệt là về đánh giá và đo lường, cả ở cấp độ cá nhân và cộng đồng. Với những tiến bộ gần đây trong các thử nghiệm lâm sàng và chăm sóc cho người nhiễm HIV/AIDS, sự sống còn của bệnh nhân tăng lên và chất lượng cuộc sống của họ đã trở thành một mối quan tâm đối với các nhà nghiên cứu và các nhà chăm sóc sức khoẻ [35]. Việc nâng cao chất lượng cuộc sống hiện nay không còn tập trung nhiều vào việc kéo dài tuổi thọ cho một con người hay tăng kỳ vọng sống của một cộng đồng, mà thay vào đó là việc nghiên cứu cải thiện mức độ thụ hưởng và sự thoải mái trong cuộc sống hằng ngày một cách tốt nhất [8]. Những người nhiễm HIV/AIDS đến từ tất cả các tầng lớp trong xã hội, từ các vùng văn hoá xã hội khác nhau, giới tính khác nhau, họ phải chịu nhiều ảnh hưởng từ các vấn đề không chỉ là triệu chứng mà còn là các vấn đề xã hội. Những vấn đề này đã tác động không nhỏ đến chất lượng cuộc sống người nhiễm HIV [9]. Dựa trên những khía cạnh đó, việc đo lường sự thay đổi về chất lượng cuộc sống của người nhiễm HIV là những bằng chứng cần thiết trong qua trình đánh giá hiệu quả can thiệp, và đóng góp đáng kể vào quy trình quản lý bệnh nhân và phân bổ nguồn lực. Từ đó, dựa vào kết quả nghiên cứu, chúng ta có thể có được các thông tin hữu ích để đề ra những biện pháp định hướng, khắc phục giúp nâng cao cuộc sống của người nhiễm HIV. Bình Dương là một tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Là cửa ngõ giao thương với Thành phố Hồ Chí Minh, với nền kinh tế công nông nghiệp luôn tăng trưởng ở mức cao, đã thu hút nhiều nguồn nhân lực từ các tỉnh khác về đây lập nghiệp. Với những vấn đề đặt ra ở trên cũng như mối quan tâm về chất lượng cuộc sống, chúng tôi tiến hành nghiên cứu này, với câu hỏi và mục tiêu nghiên cứu như sau:
- 3 Câu hỏi nghiên cứu Tỷ lệ chất lượng cuộc sống tốt của bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS đang điều trị ARV tại Trung tâm y tế thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương là bao nhiêu? Điểm số chất lượng cuộc sống trung bình của bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS đang điều trị ARV tại Trung tâm y tế thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương là bao nhiêu? Những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người nhiễm HIV/AIDS đang điều trị ARV tại Trung tâm y tế thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương là gì? Mục tiêu nghiên cứu 1. Đánh giá chất lượng cuộc sống của người nhiễm HIV/AIDS đang điều trị ARV tại TTYT thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương năm 2020 2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến chất lượng cuộc sống của đối tượng nghiên cứu Thang Long University Library
- 4 Chương 1 TỔNG QUAN 1.1 Giới thiệu về HIV/AIDS 1.1.1 Lịch sử HIV/AIDS Mẫu máu có HIV dương tính được phát hiện đầu tiên vào năm 1959 tại Zaize - châu Phi. Mãi đến năm 1981, bệnh AIDS trên lâm sàng được phát hiện đầu tiên tại Mỹ. Đó là 5 trường hợp đồng tính luyến ái nam bị viêm phổi nặng ở Los Angeles (Califonia, Mỹ) do P. Carini phát hiện.[15] [28] Tháng 6/1983, khi sinh thiết hạch cho bệnh nhân AIDS, Luc Montagnien và Barré Sinousi đã phân lập được virus gây bệnh và đặt tên là LAV (virus liên quan đến bệnh hạch). Năm 1986, nhóm của L. Montagnien lại phân lập thêm một virus tương tự ở Trung Phi. Cuối năm 1986, tại Hội nghị quốc tế tại Giơnevơ các nhà khoa học đã thống nhất tên gọi của hai loại virus này là HIV.[15] [28] 1.1.2 Khái niệm về HIV HIV-Human Immunodeficiency Virus là virus gây suy giảm miễn dịch ở người thuộc họ Retrovirus. Khác với một số loại virus khác, hệ miễn dịch con người không thể loại trừ hoàn toàn virus HIV, ngay cả khi điều trị. Khi nhiễm HIV, nó tấn công hệ miễn dịch của cơ thể, đặc biệt các thành phần quan trọng như lympho bào T (T-CD4). Theo thời gian, HIV sẽ phá huỷ ngày càng nhiều tế bào T- CD4, làm phá vỡ hệ thống miễn dịch, dẫn đến cơ thể không có khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh [16] [28] [53]. AIDS-Aquired Immunodeficiency Syndrome là hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải do HIV gây ra. Đây là giai đoạn cuối cùng của nhiễm HIV, tuy nhiên không phải tất cả những người nhiễm HIV đều tiến tới giai đoạn này. Số lượng tế bào CD4 giảm xuống dưới 200 tế bào / milimetric (200 tế bào/ mm3) được xem là đã tiến triển thành AIDS; khi đó hệ thống miễn dịch bị phá huỷ nghiêm trọng, dẫn
- 5 đến cơ thể người bệnh dễ mắc các bệnh nhiễm trùng cơ hội, ung thư và cuối cùng là tử vong [15] [27]. 1.1.3 Đường lây nhiễm HIV không tồn tại lâu dài và sinh sản bên ngoài cơ thể người, không lây truyền qua:[27] Muỗi, ve hoặc côn trùng khác. Nước bọt, nước mắt, mồ hôi không có lẫn máu của người nhiễm HIV dương tính Ôm, hôn, bắt tay, hoặc ăn uống chung thức ăn. HIV có nhiều trong máu, kế đến là tinh dịch, dịch tiết âm đạo của người nhiễm HIV/AIDS. Sữa mẹ có HIV nhưng với số lượng ít hơn. HIV có thể lây qua 3 đường:[27] Lây qua quan hệ tình dục Lây qua đường máu Lây từ mẹ sang con 1.2 Dịch tễ học HIV/AIDS 1.2.1 Thế giới Từ khi khởi phát những ca bệnh đầu tiên được báo cáo tại Mỹ vào năm 1981, HIV đã trở thành một trong những thách thức nghiêm trọng nhất về sức khoẻ và sự phát triển trên thế giới. Theo báo cáo của cơ quan phòng chống AIDS liên hợp quốc (UNAIDS) cho biết, con số người nhiễm HIV trên toàn thế giới vẫn tiếp tục tăng lên và chưa có xu hướng giảm. Hơn 37 năm đại dịch AIDS xuất hiện, đã có 74,9 triệu người nhiễm HIV và giết chết 32 triệu người. Trong năm 2018, có khoảng 770 ngàn người chết vì các nguyên nhân liên quan đến AIDS và thế giới có thêm 1,7 triệu người nhiễm mới HIV, làm tăng số người sống chung với HIV trên toàn cầu hiện nay là 37,9 triệu người. Hiện chỉ có 79% người nhiễm HIV biết tình Thang Long University Library
- 6 trạng của họ, 21% còn lại (trên 8 triệu người) vẫn cần tiếp cận các dịch vụ xét nghiệm HIV[64]. Phần lớn những người sống chung với HIV đều ở các nước có thu nhập thấp và trung bình. Khu vực cận Sahara vẫn là nơi có số người nhiễm HIV/AIDS cao nhất thế giới với khoảng 20,6 triệu người, chiếm hơn 61% tổng số người nhiễm mới HIV/AIDS trong năm 2015. Các khu vực khác bị ảnh hưởng đáng kể bởi HIV/AIDS bao gồm châu Á, Thái Bình Dương, Mỹ Latinh và vùng Caribê, Đông Âu và Trung Á. [53] [70] 1.2.2 Việt Nam Từ trường hợp nhiễm HIV đầu tiên phát hiện ở thành phố Hồ Chí Minh vào cuối tháng 12/1990, cho đến nay Việt Nam đã trải qua hơn 29 năm chống đại dịch AIDS. Trong 10 tháng đầu năm 2019, cả nước xét nghiệm phát hiện mới 8.479 người nhiễm HIV, tử vong 1.496 người. Dự báo đến hết năm 2019, số phát hiện nhiễm HIV mới sẽ khoảng 10.000 người, số tử vong khoảng hơn 2000 người. [4] Theo số liệu của Cục Phòng, chống HIV/AIDS, Bộ Y tế tính đến ngày 31/10/2019, số ca nhiễm HIV được báo cáo là 211.981 người nhiễm HIV đang còn sống và 103.426 người nhiễm HIV đã tử vong. Trong số người nhiễm HIV của tỉnh đang báo cáo, chỉ có khoảng 80% số trường hợp quản lý và theo dõi được. [4] Phân tích số trường hợp mới phát hiện nhiễm HIV trong 10 tháng đầu năm 2019 cho thấy, lứa tuổi nhiễm mới HIV chủ yếu tập trung trong nhóm 16 - 39 tuổi. Đường lây chủ yếu qua quan hệ tình dục không an toàn (67,2%) và qua đường máu (16,6%). Đặc biệt tỷ lệ lây nhiễm HIV trong nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới (MSM) trẻ tuổi đang dần nổi trội. Bên cạnh đó, một số địa bàn có nguy cơ lây nhiễm HIV cao ở các vùng sâu, vùng xa cũng sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ lây nhiễm trong cộng đồng do người dân không đủ kiến thức về phòng, chống HIV/AIDS. [4] 1.3 Điều trị bằng thuốc kháng virus (ARV) 1.3.1 Mục đích [3] - Ngăn chặn tối đa và lâu dài quá trình nhân lên của HIV trong cơ thể.
- 7 - Phục hồi chức năng miễn dịch. 1.3.2 Lợi ích của việc điều trị ARV sớm [3] - Giảm tỷ lệ mắc bệnh và tử vong liên quan tới HIV. - Giảm mắc các bệnh NTCH. - Dự phòng lây truyền HIV từ người nhiễm sang người khác (bạn tình/bạn chích). - Dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con. - Là biện pháp chi phí hiệu quả. 1.3.3 Nguyên tắc điều trị [3] - Phối hợp thuốc: Dùng phối hợp ít nhất 3 loại thuốc ARV. - Điều trị sớm: Điều trị ngay khi người bệnh được chẩn đoán nhiễm HIV nhằm ngăn chặn khả năng nhân lên của HIV, giảm số lượng HIV trong máu và giảm phá hủy tế bào miễn dịch. - Điều trị liên tục, suốt đời: người bệnh cần được điều trị ARV suốt đời và theo dõi trong suốt quá trình điều trị. - Đảm bảo tuân thủ điều trị ARV: người bệnh cần thực hiện uống thuốc đúng liều, đúng giờ, đúng cách theo chỉ định. 1.3.4 Tiêu chuẩn điều trị [3] - Tất cả người nhiễm HIV không phụ thuộc giai đoạn lâm sàng, số lượng tế bào CD4. - Trẻ dưới 18 tháng tuổi có kết quả xét nghiệm PCR lần 1 dương tính hoặc có kháng thể kháng HIV dương tính đồng thời có biểu hiện bệnh lý HIV nặng. Ngừng điều trị ARV khi trẻ được xác định không nhiễm HIV. - Đối với các trường hợp đủ tiêu chuẩn điều trị cần tư vấn để người bệnh được điều trị ARV sớm trong ngày hoặc điều trị nhanh trong vòng 1 tuần kể từ khi có kết quả xét nghiệm khẳng định HIV 1.4 Chất lượng cuộc sống và các công cụ đánh giá chất lượng cuộc sống 1.4.1 Khái niệm chất lượng cuộc sống Năm 1946, Tổ chức y tế thế giới (WHO) đưa ra khái niệm về sức khoẻ: “Sức khỏe là một tình trạng thoải mái về thể chất, tinh thần và xã hội chứ không đơn Thang Long University Library
- 8 thuần là không bệnh, không tật, không tàn phế”. Điều này đã khẳng định muốn có một sức khoẻ tốt phải có sự tham gia song hành của: thể chất, tinh thần và xã hội. Tuy nhiên để đánh giá được sự thoải mái của 3 yếu tố trên thì định nghĩa này là chưa đủ. Chính vì vậy, Tổ chức y tế thế giới (WHO) và trung tâm kiểm soát bệnh Hoa Kì (CDC) đã đưa ra khái niệm về chất lượng cuộc sống nhằm đánh giá toàn diện hơn về sức khoẻ. Chất lượng cuộc sống (CLCS) là một thuật ngữ được sử dụng phổ biến để truyền đạt một ý nghĩa tổng thể của hạnh phúc và bao gồm các khía cạnh như hạnh phúc và sự hài lòng với cuộc sống nói chung. Theo tổ chức y tế thế giới (WHO) định nghĩa về chất lượng cuộc sống: “Chất lượng cuộc sống là sự nhận thức của một cá nhân về tình trạng hiện tại của họ theo những chuẩn mực văn hóa và giá trị xã hội mà họ đang sống. Sự nhân thức này liên quan đến những mục tiêu, mong muốn và những quan tâm lo lắng của họ” [67]. Theo trung tâm kiểm soát bệnh Hoa Kỳ (CDC) định nghĩa: “Chất lượng cuộc sống là một khái niệm đa chiều rộng thường bao gồm đánh giá chủ quan của cả mặt tích cực và tiêu cực của cuộc sống” [29]. Bên cạnh đó chất lương cuộc sống còn bao gồm những lĩnh vực khác như việc làm, nhà ở, trường học, khu phố. Các khía cạnh của văn hóa, giá trị và tín ngưỡng cũng là khía cạnh quan trọng góp phần vào sự phức tạp trong việc đo lường CLCS [29]. 1.4.2 Thang đo chất lượng cuộc sống 1.4.2.1 Phân loại thang đo Thang đo chất lượng cuộc sống được chia thành hai nhóm chính, gồm:[72] Thang đo CLCS tổng là thang đo được sử dụng chung cho cộng đồng để đo lường tình trạng sức khỏe, không phân biệt là có bệnh hay không bệnh, hoặc sử dụng trên dân số có bệnh nhưng không phân biệt loại bệnh.
- 9 Bảng 1.1 Một số thang đo chất lượng cuộc sống tổng quát STT Tên bộ câu hỏi Tên viết tắt 1 The Quality Of Life abbreviated Questionnaire [66] WHOQOL-BREF 2 EuroQol [36] EQ-5D 3 Medical Outcomes Study 36 item questionnaire [25] MOS-SF-36 4 Nottingham Health Profile [42] NHP 5 Sickness Impact Profile [23] SIP-136 6 Medical Outcomes Study 20 item questionnaire [65] MOS-SF-20 Thang đo CLCS chuyên biệt cho bệnh là thang đo được sử dụng để đánh giá tình trạng của một nhóm dân số cụ thể hoặc những người đã được chuẩn đoán bệnh cụ thể. Các thang đo có độ nhạy đủ để đánh giá những thay đổi của tình trạng sức khỏe hoặc trong các giai đoạn của bệnh. Bảng 1.2 Một số thang đo chất lượng cuộc sống chuyên biệt STT Tên bộ câu hỏi Tên viết tắt Sử dụng Cardiac Healt Profile, Chronic CHP, CLASP Bệnh tim mạch 1 Heart Failure Questionnaire [37] Appraisal of Diabetes Scale, ADS, D-39 Bệnh đái tháo 2 Diabetes 39 [26] đường Kidney Disease Quality of Life- KDQOL-LF Bệnh thận 3 Long Form [45] Thang Long University Library
- 10 1.4.2.2 Thang đo chất lượng cuộc sống ở người nhiễm HIV Bảng 1.3 Thang đo chất lượng cuộc sống ở người nhiễm HIV ST Tên bộ câu hỏi Tên viết tắt 1T HIV/AIDS Quality of Life [40] HAT-QoL 2 Multidimensional Quality of Life HIV [60] MQoL – HIV 3 WHO Quality of Life HIV/AIDS [69] WHOQOL-HIV 4 WHO Quality of Life abbreviated [66] WHOQOL-BREF 5 WHO Quality of Life HIV abbreviated [68] WHOQOL-HIV BREF Các thang đo được dùng khi muốn đánh giá chất lượng cuộc ở người nhiễm HIV, thực hiện trong khoảng 15 – 30 phút, bằng phương pháp phỏng vấn mặt đối mặt. Các thang đo đều có tính hợp lệ và độ tin cậy cao. Trong nghiên cứu này, với mục tiêu nhằm đánh giá chất lượng cuộc ở người nhiễm HIV, không đi sâu vào can thiệp, kèm với tính năng đánh giá chất lượng cuộc sống đầy đủ trên các lĩnh liên quan đến sức khỏe và được phát triển miễn phí nên nghiên cứu sử dụng thang đo WHOQOL-HIV BREF. Đây cũng là thang đo được sử dụng rộng rãi trên thế giới nhằm đánh giá chất lượng cuộc sống của người nhiễm HIV và được WHO khuyến cáo nên sử dụng [17] [32] [61]. 1.4.2.3 Bộ câu hỏi sử dụng cho luận văn Năm 2002, các chuyên gia thuộc tổ chức Y Tế thế giới đã xây dựng thành công thang đo WHOQOL-HIV BREF để đánh giá chất lượng cuộc sống cho đối tượng nhiễm HIV [68]. 1.4.2.4 Đặc điểm của bộ câu hỏi WHOQOL-HIV BREF WHOQOL-HIV BREF là bộ câu hỏi được sử dụng phổ biến khắp thế giới để đánh giá chất lượng sống của người nhiễm HIV. Bộ câu hỏi gồm 31 câu hỏi chia thành 6 lĩnh vực:
- 11 Sức khỏe thể chất: Mô tả 4 khía cạnh: đau và khó chịu, giác ngủ và nghỉ ngơi, năng lượng hoạt động, suy giảm về sức khỏe liên quan đến HIV. Sức khỏe tinh thần: Mô tả 5 khía cạnh: cảm giác tích cực, sự tập trung suy nghĩ, hài lòng về ngoại hình, hài lòng về bản thân và cảm xúc tiêu cực. Mức độ độc lập: Được mô tả dưới 4 khía cạnh: hỗ trợ y tế về thuốc và điều trị, khả năng đi lại, hoạt động trong cuộc sống, khả năng làm việc. Quan hệ xã hội: Được mô tả ở 4 khía cạnh: mối quan hệ cá nhân, hoạt động tình dục, hoà nhập xã hội, hỗ trợ xã hội Môi trường: Mô tả về 8 khía cạnh: cảm giác an toàn, môi trường sống xung quanh, nguồn tài chính, tiếp cận dịch vụ sức khỏe, tiếp cận các nguồn thông tin, tham gia hoạt động xã hội, điều kiện tại nơi sinh sống, phương tiện đi lại. Niềm tin cá nhân: Được mô tả dưới 4 khía cạnh: niềm tin cá nhân, sợ hãi về tương lai, cảm thấy bị đổ lỗi, lo lắng về cái chết. Mỗi câu hỏi sử dụng thang đo Likert gồm 5 mức độ, tăng dần từ 1 đến 5 điểm, với điểm số cao hơn đại diện cho chất lượng sống tốt hơn. 1.5 Chất lượng cuộc sống của người nhiễm HIV/AIDS 1.5.1 Trên thế giới Nghiên cứu của tác giả Karkashaze và các cộng sự (2016) thực hiện đánh giá chất lượng cuộc sống của 201 bệnh nhân HIV/AIDS tại Georgia bằng bộ công cụ WHOQol – HIV BREF. Kết quả cho thấy điểm số CLCS cao nhất thuộc về lĩnh vực mối quan hệ xã hội (14,8 ± 2,7), thấp nhất ở lĩnh vực mức độ độc lập (12,2 ± 3,3). Bên cạnh đó tỷ lệ người nhiễm HIV có chất lượng cuộc sống chung tốt chiếm khoảng 36%. Những người điều trị ARV, CD4 > 200 tế bào/mm3, trình độ học vấn cao có xu hướng chất lượng cuộc sống tốt hơn. Nghiên cứu cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của các can thiệp giáo dục cũng như việc tuân thủ điều trị ARV ở người nhiễm HIV đối với việc cải thiện chất lượng cuộc sống của họ [44]. Aswin Kumar và các cộng sự đã thực hiện khảo sát trên 200 bệnh nhân HIV/AIDS của trung tâm Karnataka, Ấn Độ trong thời gian từ tháng 1/2012 đến Thang Long University Library
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến xu hướng thay đổi thái độ sử dụng thương mại điện tử ở Việt Nam
115 p | 745 | 115
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân tại thị xã Từ Sơn tỉnh Bắc Ninh
193 p | 304 | 102
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Một số giải pháp áp dụng quyền chọn chứng khoán trên thị trường chứng khoán Việt Nam
86 p | 175 | 38
-
Luận văn Thạc sĩ Y học: Thực trạng nguồn lực và nhu cầu sử dụng y học cổ truyền của người bệnh tại trạm y tế Quận Thủ Đức năm 2020
97 p | 161 | 24
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Ảnh hưởng của thuộc tính bao bì đến ý định mua sản phẩm sữa tươi đóng hộp - Vai trò trung gian của hình ảnh và niềm tin thương hiệu – Trường hợp nghiên cứu đối với người tiêu dùng trên địa bàn TP.HCM
177 p | 110 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Y học: Mô hình bệnh tật và nguồn nhân lực Y học cổ truyền tại một số trung tâm y tế huyện thuộc tỉnh Kiên Giang
120 p | 83 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Y học dự phòng: Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến nguồn nhân lực y tế tuyến xã, phường tỉnh Tuyên Quang
99 p | 95 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Cổ phần hóa bệnh viện công tuyến tỉnh tại Thành phố Hồ Chí Minh: Liệu có phải là giải pháp khả thi trong tiến trình nâng cao chất lượng dịch vụ y tế?
0 p | 138 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Y khoa: Thực trạng nguồn nhân lực y học cổ truyền công lập thành phố Đà Nẵng năm 2020
96 p | 46 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Y học: Đánh giá độc tính bán trường diễn và tác dụng bảo vệ tế bào gan của viên nang “CTHepaB” trên thực nghiệm
87 p | 48 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý tài chính tại trường Đại học Y Dược Thái Bình
96 p | 24 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Ảnh hưởng của các nhân tố giá trị nhận thức đến ý định hành vi của khách hàng đối với loại hình dịch vụ quán cà phê sân vườn tại TP.HCM
125 p | 51 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Y học: Nghiên cứu độc tính cấp và tác dụng bảo vệ tế bào gan của viên nang Gydenphy trên động vật thực nghiệm
92 p | 19 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Y học: Đánh giá tác dụng điều biến miễn dịch của viên nang Linh lộc sơn trên động vật thực nghiệm
110 p | 10 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Y học: Thực trạng dạy và học học phần thực tập cộng đồng của sinh viên Cao đẳng Điều dưỡng Đa khoa trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên
117 p | 61 | 5
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Y tế công cộng: Mô tả thực trạng tuân thủ điều trị của bệnh nhân tăng huyết áp đến khám và điều trị ngoại trú tại Bệnh viện 7B, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai năm 2019.
9 p | 50 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Mối quan hệ giữa sự quá tải trong công việc, sự xung đột trong công việc - gia đình và ý định chuyển công việc của nhân viên ngành Xây dựng tại TP. HCM
95 p | 21 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng ý định mua lại vé xe tại các trang bán vé xe trực tuyến của người tiêu dùng Tp. Hồ Chí Minh
122 p | 35 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn