Luận văn Thạc sĩ Y tế công cộng: Đánh giá kiến thức, thực hành phòng chống bệnh răng miệng cho trẻ của cha mẹ học sinh có con học tại trường tiểu học Võ Tị Sáu, thành phố Hòa Bình năm 2019
lượt xem 6
download
Nội dung của luận văn trình bày hệ thống y tế ở Việt Nam và chức năng, nhiệm vụ của trạm y tế; một số sửa đổi, bổ sung trong thực hiện bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã giai đoạn đến năm 2020; các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã tại huyện Thanh Hà.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Y tế công cộng: Đánh giá kiến thức, thực hành phòng chống bệnh răng miệng cho trẻ của cha mẹ học sinh có con học tại trường tiểu học Võ Tị Sáu, thành phố Hòa Bình năm 2019
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG NGUYỄN HÀ NGÂN THỰC TRẠNG THỰC HIỆN BỘ TIÊU CHÍ QUỐC GIA VỀ Y TẾ XÃ TẠI HUYỆN THANH HÀ, HẢI DƯƠNG NĂM 2019 VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG HÀ NỘI 12/2019
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG KHOA KHOA HỌC SỨC KHỎE BỘ MÔN Y TẾ CÔNG CỘNG NGUYỄN HÀ NGÂN THỰC TRẠNG THỰC HIỆN BỘ TIÊU CHÍ QUỐC GIA VỀ Y TẾ XÃ TẠI HUYỆN THANH HÀ, HẢI DƯƠNG NĂM 2019 VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG CHUYÊN NGÀNH: Y TẾ CÔNG CỘNG MÃ SỐ: 8720701 LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS ĐÀO XUÂN VINH HÀ NỘI 12/2019 Thang Long University Library
- LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, Phòng Đào tạo sau Đại học cùng toàn thể các Thầy, Cô trường Đại học Thăng Long đã tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập, rèn luyện, tu dưỡng tại trường. Tôi xin trân trọng cảm ơn các Thầy, Cô thuộc Bộ môn Y tế Công cộng, trường Đại học Thăng Long đã trang bị cho tôi kiến thức, đạo đức nghề nghiệp, phương pháp nghiên cứu và tư duy khoa học. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Đào Xuân Vinh, người Thầy đã tận tình hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn Trung tâm y tế huyện Thanh Hà và trạm y tế các xã đã tạo điều kiện, hỗ trợ tôi trong quá trình thu thập số liệu. Xin cảm ơn các anh, chị và các bạn học viên sau đại học chuyên ngành Y tế công cộng trường Đại học Thăng Long đã giúp đỡ tôi trong quá trình học tập. Đặc biệt, từ tận đáy lòng mình tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, cơ quan đã cùng tôi chia sẻ những khó khăn và giành cho tôi những tình cảm chăm sóc quý báu để tôi hoàn tất luận văn này. Hà Nội, tháng 12 năm 2019 Học viên Nguyễn Hà Ngân
- LỜI CAM ĐOAN Kính gửi: Phòng Đào tạo Sau đại học Trường Đại Học Thăng Long. Bộ môn Y tế công cộngTrường Đại học Thăng Long. Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp. Tên tôi là: Nguyễn Hà Ngân-học viên lớp cao học YTCC6.2, chuyên ngành Y tế công cộng,Trường Đại học Thăng Long. Tôi xin cam đoan các số liệu trong luận văn này là có thật và kết quả hoàn toàn trung thực, chính xác, chưa có ai công bố dưới bất kỳ hình thức nào. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này. Hà Nội, tháng 12 năm 2019 Học viên Nguyễn Hà Ngân Thang Long University Library
- DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ATVSTP An toàn vệ sinh thực phẩm BCĐ Ban chỉ đạo BHYT Bảo hiểm y tế CBYT Cán bộ y tế CSHT Cơ sở hạ tầng CSSKND Chăm sóc sức khỏe nhân dân CSSKSS Chăm sóc sức khỏe sinh sản CTMTQG Chương trình mục tiêu quốc gia CTV Cộng tác viên DS-KHHGĐ Dân số - Kế hoạch hóa gia đình DVKT Dịch vụ kỹ thuật ĐBKK Đặc biệt khó khăn KCB Khám chữa bệnh KT-XH Kinh tế - Xã hội NVYTT Nhân viên y tế thôn NVYTTB Nhân viên y tế thôn, bản RHM Răng - Hàm - Mặt SDDTE Suy dinh dưỡng trẻ em SKSS Sức khỏe sinh sản TCQGYTX Tiêu chí quốc gia về y tế xã TMH Tai - Mũi - Họng TTB Trang thiết bị TT-GDSK Truyền thông - Giáo dục sức khỏe TYT Trạm Y tế UBND Ủy ban nhân dân YHCT Y học cổ truyền
- MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ ....................................................................................................... 1 Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................... 3 1.1. Hệ thống y tế ở Việt Nam và chức năng, nhiệm vụ của Trạm Y tế ............... 3 1.1.1. Hệ thống Y tế ở Việt Nam .......................................................................... 3 1.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của trạm y tế............................................................. 4 1.2. Những quy định hiện hành của Nhà nước liên quan đến tiêu chí quốc gia về y tế xã .................................................................................................................... 7 1.2.1. Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã giai đoạn đến năm 2020 ............................ 7 1.2.1.1. Nội dung bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã giai đoạn đến năm 2020 .......... 7 1.2.1.2. Chấm điểm và đánh giá thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã giai đoạn đến năm 2020 ............................................................................................... 7 1.2.1.3. Một số sửa đổi, bổ sung trong thực hiện bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã giai đoạn đến năm 2020: ....................................................................................... 8 1.2.2. Một số quy định của Nhà nước liên quan đến y tế xã ................................. 9 1.2.2.1. Nhân lực của Trạm Y tế ........................................................................... 9 1.2.2.2. Cơ sở hạ tầng của trạm y tế ...................................................................... 9 1.2.2.3. Trang thiết bị của Trạm Y tế .................................................................. 12 1.2.2.4. Danh mục thuốc chữa bệnh tại Trạm Y tế ............................................. 13 1.2.2.5. Các chương trình mục tiêu y tế quốc gia trong lĩnh vực y tế ................. 14 1.2.2.6. Khám chữa bệnh, phục hồi chức năng và y dược cổ truyền .................. 14 1.3. Tình hình thực hiện Bộ Tiêu chí Quốc gia về y tế xã tại tỉnh Hải Dương ... 15 1.4. Một số nghiên cứu liên quan đến thực hiện chuẩn quốc gia về y tế xã/Bộ Tiêu chí Quốc gia về y tế xã................................................................................ 16 1.5. Vài nét về địa bàn nghiên cứu ...................................................................... 17 Chương 2.ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................... 18 2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu............................................... 19 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu................................................................................ 19 2.1.2. Thời gian nghiên cứu ................................................................................ 19 2.1.3. Địa điểm nghiên cứu ................................................................................. 19 Thang Long University Library
- 2.2. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 19 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu ................................................................................... 19 2.2.2. Cỡ mẫu, cách chọn mẫu ............................................................................ 19 2.3. Quy trình và phương pháp thu thập thông tin, số liệu ................................. 20 2.3.1. Xây dựng hướng dẫn đánh giá việc thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã . ....................................................................................................................... 20 2.3.2. Tổ chức thu thập thông tin, đánh giá thực trạng y tế xã theo các tiêu chí quốc gia về y tế xã. .............................................................................................. 21 2.3.3. Phương pháp thu thập số liệu .................................................................... 21 2.4. Các biến số và chỉ số nghiên cứu và cách đánh giá, cho điểm .................... 21 2.4.1. Các biến số và chỉ số nghiên cứu .............................................................. 21 2.4.2. Tiêu chí đánh giá mức độ đạt các tiêu chí quốc gia về y tế xã giai đoạn đến năm 2020 của các Trạm Y tế ........................................................................ 30 2.5. Sai số có thể gặp và biện pháp hạn chế sai số:............................................. 31 2.6. Xử lý và phân tích số liệu............................................................................. 31 2.7. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu ................................................................ 32 2.8. Hạn chế của đề tài ........................................................................................ 32 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................... 34 3.1. Thực trạng thực hiện bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã tại huyện Thanh Hà, Hải Dương năm 2019 .......................................................................................... 34 3.2. Một số yếu tố ảnh hưởngđến thực trạng thực hiện bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã của các Trạm Y tế thuộc huyện Thanh Hà ................................................. 40 CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN .................................................................................. 47 4.1. Thực trạng thực hiện theo bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã tại địa điểm nghiên cứu ....................................................................................................................... 47 4.2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng thực hiện bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã ..................................................................................................................... 51 KẾT LUẬN ......................................................................................................... 59 KHUYẾN NGHỊ ................................................................................................. 60 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 61
- DANH MỤC BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ Bảng 3.1. Một số thông tin chung về 25 Trạm Y tế thuộc huyện Thanh Hà ...... 34 năm 2019 ............................................................................................................ 34 Bảng 3.2. Tình hình thực hiện Tiêu chí 1 (Chỉ đạo, điều hành công tác CSSKND) của các Trạm Y tế tại huyện Thanh Hà ............................................ 35 Bảng 3.3. Tình hình thực hiện Tiêu chí 2 (Nhân lực y tế) của các Trạm Y tế, huyện Thanh Hà ................................................................................................. 36 Bảng 3.4. Tình hình thực hiện Tiêu chí 3 (Cơ sở hạ tầng trạm y tế xã) của các Trạm Y tế, huyện Thanh Hà ............................................................................... 37 Bảng 3.5. Tình hình thực hiện Tiêu chí 4 (Trang thiết bị, thuốc và phương tiện khác) ................................................................................................................... 38 Bảng 3.6. Tình hình thực hiện Tiêu chí 5 (Kế hoạch - Tài chính) ..................... 39 Bảng 3.7. Tình hình thực hiện Tiêu chí 6 (Y tế dự phòng, vệ sinh môi trường và các chương trình mục tiêu quốc gia) .................................................................. 40 Bảng 3.8. Tình hình thực hiện Tiêu chí 7 (Khám, chữa bệnh, phục hồi chức năng và y học cổ truyền) ............................................................................................. 42 Bảng 3.9. Tình hình thực hiện Tiêu chí 8 (Chăm sóc sức khỏebà mẹ - trẻ em) 43 Bảng 3.10. Tình hình thực hiện Tiêu chí 9 (Dân số - KHHGD) ........................ 44 Bảng 3.11. Tình hình thực hiện tiêu chí 10 (Truyền thông - GDSK) ................ 45 Bảng 3.12. Đánh giá thực trạng thực hiện bộ TCQGYTX của huyện Thanh Hà ............................................................................................................................. 46 Bảng 3.13. Tổng hợp đánh giá thực hiện bộ TCQGYTX của huyện Thanh Hà năm 2019 ............................................................................................................ 38 Biểu đồ 3.1. Đánh giá thực hiện bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã ....................... 40 Bảng 3.14. Ảnh hưởng của xã thuộc diện khó khăn đến mức độ đạt bộ tiêu chí quốc gia của các Trạm Y tế ................................................................................ 41 Bảng 3.15. Ảnh hưởng của yếu tố nhân lực đến mức độ đạt bộ tiêu chí quốc gia của các Trạm Y tế ............................................................................................... 41 Thang Long University Library
- Bảng 3.16. Ảnh hưởng của trình độ chuyên môn của Trưởng trạm đến mức độ đạt bộ tiêu chí quốc gia của các Trạm Y tế ........................................................ 42 Bảng 3.17. Ảnh hưởng của sự quan tâm, hỗ trợ của lãnh đạo chính quyền đến mức độ đạt bộ tiêu chí quốc gia của các Trạm Y tế ............................................ 42 Bảng 3.18. Ảnh hưởng của sự quan tâm và giám sát của y tế cấp trên đến mức độ đạt bộ tiêu chí quốc gia của các Trạm Y tế ................................................... 43 Bảng 3.19. Ảnh hưởng của việc phối hợp của các ngành, đoàn thể xã đến mức độ đạt bộ tiêu chí quốc gia của các Trạm Y tế ................................................... 44 Bảng 3.20. Những tiêu chí của Bộ tiêu chí khó thực hiện nhất tại địa điểm nghiên cứu .......................................................................................................... 44 Bảng 3.21. Những chỉ tiêu của Bộ tiêu chí khó thực hiện nhất tại địa điểm nghiên cứu .......................................................................................................... 45 Bảng 3.22. Một số khó khăn của các xã khi thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về y tế ..................................................................................................................... 4558
- 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Trong hệ thống chăm sóc sức khỏe công lập, trạm y tế xã là nơi đầu tiên người dân có thể tiếp cận khi ốm đau. Nhiệm vụ của trạm y tế xã là thực hiện các dịch vụ kỹ thuật chăm sóc sức khoẻ ban đầu, phát hiện sớm và phòng chống dịch bệnh. Chính vì vậy, vai trò của trạm y tế xã là vô cùng lớn. Bên cạnh đó, kết quả chăm sóc sức khỏe ban đầu, cốt lõi là việc chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em được bảo đảm tốt hơn. Công tác giám sát dịch bệnh ngày càng chặt chẽ, chẩn đoán và điều trị kịp thời khi người dân đến cơ sở y tế, góp phần giảm tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ tử vong do nhiều dịch bệnh nguy hiểm, đặc biệt giảm tỷ lệ tử vong sơ sinh, trẻ dưới 1 tuổi và bà mẹ mang thai. Nhiều bệnh thường gặp ở phụ nữ, trẻ em đã được giải quyết ngay từ tuyến cơ sở. Vì vậy, việc củng cố và hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở là một trong những nhiệm vụ quan trọng, luôn được Đảng và Nhà nước ta quan tâm và giành nhiều ưu tiên trong sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân. Thực hiện Chỉ thị số 06-CT/TW ngày 22/01/2002 của Ban Bí thư Trung ương Đảng “Về củng cố và hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở”, Bộ Y tế đã có Quyết định số 370/2002/QĐ-BYT ngày 07/02/2002 ban hành “Chuẩn quốc gia về y tế xã giai đoạn 2001 - 2010” nhằm chuẩn hóa mạng lưới và hoạt động của tuyến xã để phục vụ tốt hơn cho nhu cầu bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân [2]. Tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 06-CT/TW và Nghị quyết số 26-NQ/TW của Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X, trên cơ sở Chuẩn quốc gia về y tế xã giai đoạn 2001 - 2010 Bộ Y tế đã có Quyết định số 3447/QĐ-BYT ngày 22/9/2011 ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã giai đoạn 2011 - 2020, để sát thực hơn với thực tế ngày 07/11/2014 Bộ Y tế có Quyết định số 4667/QĐ-BYT ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã giai đoạn đến 2020 [22]. Trong quá trình thực hiện củng cố hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở theo bộ tiêu chí Quốc gia về y tế xã như một trong những nhiệm vụ trọng tâm được Thang Long University Library
- 2 ngành y tế cũng như các cấp chính quyền của tỉnh Hải Dương đặc biệt quan tâm. Đến hết năm 2018, toàn tỉnh có 243 xã, phường, thị trấn đạt Tiêu chuẩn Quốc gia về y tế xã với tỷ lệ 91,69 %, vượt 8,29% so với kế hoạch theo Đề án của tỉnh năm 2018 là 83,4% (cùng kỳ năm 2017 là 86,79%. Trong đó riêng năm 2018 có 13 xã, phường, thị trấn được Ủy ban nhân dân tỉnh công nhận đạt bộ Tiêu chí quốc gia về y tế xã, đã có 06 huyện, thành phố, thị xã có 100% các xã, phường, thị trấn đạt Tiêu chí quốc gia về y tế Với những thực tế trên đây của tỉnh Hải Dương nói chung và của huyện Thanh Hà nói riêng về thực hiện Tiêu chuẩn Quốc gia về y tế xã, đã đặt ra một số câu hỏi cần được giải đáp đó là : Thực trạng thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã tại huyện Thanh Hà hiện tại như thế nào ? Có những yếu tố nào liên quan đến việc thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã tại huyện Thanh Hà? Vì vậy, việc nghiên cứu đánh giá lại thực trạng thực hiện bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã giai đoạn đến năm 2020 nhằm mô tả những điểm đạt được, chưa được, đồng thời phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến kết quả thực hiện là cần thiết. Từ đó đề ra các giải pháp, xây dựng kế hoạch phù hợp với thực tế của địa phương để giữ vững các tiêu chí đạt được và tiếp tục thực hiện bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã một cách có hiệu quả trong thời gian tới. Trước thực trạng nêu trên, chúng tôi tiến hành đề tài “Thực trạng thực hiện bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã tại huyện Thanh Hà, Hải Dương năm 2019 và một số yếu tố ảnh hưởng” với 2 mục tiêu: 1. Đánh giá thực trạng thực hiện bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã giai đoạn đến năm 2020 tại huyện Thanh Hà, Hải Dương năm 2019. 2. Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng thực hiện bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã giai đoạn đến năm 2020 tại địa bàn nghiên cứu.
- 3 Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Hệ thống y tế ở Việt Nam và chức năng, nhiệm vụ của Trạm Y tế 1.1.1. Hệ thống Y tế ở Việt Nam Hệ thống Y tế ở Việt Nam chia thành 4 tuyến: Tuyến Trung ương, tuyến tỉnh, tuyến huyện và tuyến xã. Trong tuyến xã có Trạm Y tế tuyến xã và Y tế thôn bản, còn y tế cơ sở bao gồm Y tế tuyến huyện và Y tế tuyến xã phường. Nguồn http://vncdc.gov.vn/vi/he-thong-to-chuc-ytdp Thang Long University Library
- 4 1.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của trạm y tế Theo Nghị định số 117/TTg ngày 8/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ quy định về Y tế xã, phường, thị trấn thì Trạm Y tế xã, phường, thị trấn là đơn vị kỹ thuật y tế đầu tiên tiếp xúc với nhân dân, nằm trong hệ thống y tế nhà nước có nhiệm vụ thực hiện các dịch vụ kỹ thuật chăm sóc sức khỏe ban đầu, phát hiện sớm, chữa các bệnh và đỡ đẻ thông thường, vận động nhân dân thực hiện các biện pháp KHHGĐ, vệ sinh phòng bệnh, tăng cường sức khỏe [51]. Thông tư số 33/TT-BYT ngày 27/10/2015 của Bộ Y tế hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ của trạm y tế xã, phường, thị trấn với các nội dung chính như sau: - Về việc thực hiện các hoạt đông chuyên môn, kỹ thuật về y tế dự phòng: Thực hiện các hoạt động chuyên môn, kỹ thuật về tiêm chủng vắc xin phòng bệnh, giám sát, thực hiện các biện pháp kỹ thuật phòng, chống bệnh truyền nhiễm, HIV/AIDS, bệnh không lây nhiễm, bệnh chưa rõ nguyên nhân; phát hiện và báo cáo kịp thời các bệnh, dịch; hướng dẫn chuyên môn, kỹ thuật về vệ sinh môi trường, các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe tại cộng đồng; phòng chống tai nạn thương tích, xây dựng cộng đồng an toàn; y tế học đường; dinh dưỡng cộng đồng theo quy định của pháp luật; - Tham gia kiểm tra, giám sát và triển khai các hoạt động về an toàn thực phẩm trên địa bàn xã theo quy định của pháp luật. - Vềkhám bệnh, chữa bệnh: kết hợp, ứng dụng y học cổ truyền trong phòng bệnh và chữa bệnh:Thực hiện sơ cứu, cấp cứu ban đầu; tổ chức khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng theo phân tuyến kỹ thuật và phạm vi hoạt độngchuyên môn theo quy định của pháp luật; kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại trong khám bệnh, chữa bệnh bằng các phương pháp dùng thuốc và không dùng thuốc; ứng dụng, kế thừa kinh nghiệm, bài thuốc, phương pháp điều trị hiệu quả, bảo tồn cây thuốc quý tại địa
- 5 phương trong chăm sóc sức khỏe nhân dân; tham gia khám sơ tuyển nghĩa vụ quân sự. - Về chăm sóc sức khỏe sinh sản: Triển khai các hoạt động chuyên môn, kỹ thuật về quản lý thai; hỗ trợ đẻ và đỡ đẻ thường; thực hiện các kỹ thuật chuyên môn về chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em theo phân tuyến kỹ thuật và phạm vi hoạt động chuyên môn theo quy định của pháp luật. - Về cung ứng thuốc thiết yếu: Quản lý các nguồn thuốc, vắc xin được giao theo quy định; hướng dẫn sử dụng thuốc an toàn, hợp lý và hiệu quả; phát triển vườn thuốc nam mẫu phù hợp với điều kiện thực tế ở địa phương. - Về quản lý sức khỏe cộng đồng: Triển khai việc quản lý sức khỏe hộ gia đình, người cao tuổi, các trường hợp mắc bệnh truyền nhiễm, bệnh chưa rõ nguyên nhân, bệnh không lây nhiễm, bệnh mạn tính; phối hợp thực hiện quản lý sức khỏe học đường. - Về truyền thông, giáo dục sức khoẻ: Thực hiện cung cấp các thông tin liên quan đến bệnh, dịch; tiêm chủng; các vấn đề có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng và tuyên truyền biện pháp phòng, chống; tổ chức tuyên truyền, tư vấn, vận động quần chúng cùng tham gia thực hiện công tác chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khoẻ nhân dân; công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình; - Hướng dẫn về chuyên môn và hoạt động đối với đội ngũ nhân viên y tếthôn, bản: Đề xuất với Trung tâm Y tế huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Trung tâm Y tế huyện) về công tác tuyển chọn và quản lý đội ngũ nhân viên y tế thôn, bản; hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ chuyên môn kỹ thuật đối với nhân viên y tế thôn, bản làm công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu và cô đỡ thôn, bản theo quy định của pháp luật; tổ chức giao ban định kỳ và tham gia các khóa đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng về chuyên môn đối với đội ngũ nhân viên y tế thôn, bản theo phân cấp; phối hợp với các cơ quan liên quan triển khai thực hiện công tác dân số - kế hoạch hóa gia Thang Long University Library
- 6 đình; thực hiện cung cấp dịch vụ kế hoạch hóa gia đình theo phân tuyến kỹ thuật và theo quy định của pháp luật; - Tham gia kiểm tra các hoạt động hành nghề y, dược tư nhân và các dịch vụ có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe nhân dân: Tham gia, phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền trong công tác kiểm tra, giám sát hoạt động hành nghề y, dược tư nhân, các dịch vụ có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe nhân dân trên địa bàn xã; phát hiện, báo cáo với cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động y tế vi phạm pháp luật, các cơ sở, cá nhân cung cấp hàng hóa, dịch vụ không bảo đảm an toàn thực phẩm, môi trường y tế trên địa bàn xã. - Thường trực Ban Chăm sóc sức khỏe cấp xã về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trên địa bàn: Xây dựng kế hoạch hoạt động chăm sóc sức khoẻ, xác định vấn đề sức khỏe, lựa chọn vấn đề sức khoẻ ưu tiên trên địa bàn, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã phê duyệt và làm đầu mối tổ chức triển khai thực hiện sau khi kế hoạch được phê duyệt; xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện các hoạt động chuyên môn, kỹ thuật về Chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân trên địa bàn, trình Giám đốc Trung tâm Y tế huyện phê duyệt và tổ chức triển khai thực hiện sau khi kế hoạch được phê duyệt; thực hiện kết hợp quân - dân y theo tình hình thực tế ở địa phương; chịu trách nhiệm quản lý nhân lực, tài chính, tài sản của đơn vị theo phân công, phân cấp và theo quy định của pháp luật; thực hiện chế độ thống kê, báo cáo theo quy định của pháp luật; thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Trung tâm Y tế huyện và Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã giao [24].
- 7 1.2. Những quy định hiện hành của Nhà nước liên quan đến tiêu chí quốc gia về y tế xã 1.2.1. Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã giai đoạn đến năm 2020 1.2.1.1. Nội dung bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã giai đoạn đến năm 2020 Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã giai đoạn đến năm 2020 (TCQGYTX) được Bộ Y tế ban hành tại Quyết định số 4667/QĐ-BYT ngày 07/11/2014 [22]. Nội dung của TCQGYTX dựa trên các mục tiêu chiến lược chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân giai đoạn 2011 - 2020, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, các quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật cho y tế xã, phường, thị trấn (gọi chung là xã) đã được ban hành. Bộ TCQGYTX bao gồm 46 chỉ tiêu thuộc 10 tiêu chí, đề cập một cách toàn diện đến y tế tuyến xã từ lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền đến sự phối hợp của các ban, ngành, đoàn thể trong lĩnh vực chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân; công tác tổ chức bộ máy; kế hoạch, tài chính; cơ sở hạ tầng (CSHT), trang thiết bị (TTB) thuốc thiết yếu của Trạm Y tế (TYT); các chỉ tiêu, chất lượng hoạt động chuyên môn như công tác vệ sinh phòng bệnh, thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) lĩnh vực y tế, khám chữa bệnh và phục hồi chức năng, y học cổ truyền (YHCT), chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em, dân số - kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ), quản lý sức khỏe người khuyết tật, người cao tuổi, công tác truyền thông - giáo dục sức khỏe (TT-GDSK). 1.2.1.2. Chấm điểm và đánh giá thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã giai đoạn đến năm 2020 Ban hành kèm theo Quyết định số 4667/QĐ-BYT của Bộ Y tế là Hướng dẫn chấm điểm, đánh giá và tổ chức thực hiện bộTCQGYTX. Theo hướng dẫn chấm điểm, trong mỗi chỉ tiêu có thể có một hoặc nhiều nội dung để đánh giá, chấm điểm. Dựa trên kết quả thực hiện của y tế xã, việc chấm điểm được thực hiện theo nguyên tắc nếu thực hiện đạt được các nội dung thì cho đủ số điểm theo quy định, không đạt thì cho điểm 0, không cho điểm trung gian theo mức độ thực hiện.Bộ tiêu chí được áp dụng để đánh giá các hoạt động bảo vệ, chăm Thang Long University Library
- 8 sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân của toàn xã/thị trấn chứ không chỉ đánh giá hoạt động trong phạm vi TYT xã. Bảng 1.1. Chỉ tiêu, nội dung và số điểm theo TCQGYTX giai đoạn đến 2020 Số chỉ Số điêm Tiêu chí tiêu tối đa Tiêu chí 1. Chỉ đạo, điều hành công tác CSSK nhân dân 2 3 Tiêu chí 2. Nhân lực y tế 4 10 Tiêu chí 3. Cơ sở hạ tầng trạm y tế xã 6 11 Tiêu chí 4. Trang thiết bị, thuốc và phương tiện khác 6 9 Tiêu chí 5. Kế hoạch - Tài chính 4 10 Tiêu chí 6. Y tế dự phòng, phòng chống HIV/AIDS, 17 6 VSMT, ATTP Tiêu chí 7. Khám, chữa bệnh, PHCN và YHCT 5 14 Tiêu chí 8. Chăm sóc sức khỏe bà mẹ - trẻ em 7 13 Tiêu chí 9. Dân số - Kế hoạch hóa gia đình 4 9 Tiêu chí 10. Truyền thông – Giáo dục sức khỏe 2 4 Tổng cộng: 10 tiêu chí 46 100 Nguồn: Bộ Y tế (2014) [22] Xã được công nhận đạt tiêu chí quốc gia về y tế nếu đáp ứng đầy đủ các yêu cầu sau: - Đạt từ 80 điểm trở lên. - Không bị “Điểm liệt” - Số điểm trong mỗi tiêu chí phải đạt từ 50% số điểm của tiêu chí đó trở lên [22]. 1.2.1.3. Một số sửa đổi, bổ sung trong thực hiện bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã giai đoạn đến năm 2020: - Quyết định số 05/2008/QĐ-BYT ngày 01/02/2008 của Bộ Y tế về việc ban hành danh mục thuốc chữa bệnh chủ yếu sử dụng tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (Chỉ tiêu 15) được thay thế bằng Thông tư số 40/2014/TT-BYT ngày 11/7/2014 của Bộ Y tế ban hành và hướng dẫn thực hiện danh mục thuốc tân dược chủ yếu thuộc phạm vi thanh toán của quỹ bảo hiểm xã hội [23].
- 9 - Quyết định số 11/2007/QĐ-BYT ngày 24/01/2007 của Bộ Y tế ban hành nguyên tắc, tiêu chuẩn “Thực hiện tốt nhà thuốc” (Chỉ tiêu 16) được thay thế bằng Thông tư số 46/2011/TT-BYT ngày 21/12/2011 của Bộ Y tế Ban hành nguyên tắc, tiêu chuẩn “Thực hành tốt nhà thuốc” [18]. - Quyết định số 23/2005/QĐ-BYT ngày 30/8/2005 của Bộ Y tế quy định phân tuyến kỹ thuật và danh mục kỹ thuật khám bệnh chữa bệnh được thay thế bằng Thông tư số 43/2013/TT-BYT ngày 11/12/2013 của Bộ Y tế quy định chi tiết phân tuyến chuyên môn, kỹ thuật đối với hệ thống cơ sở khám chữa bệnh (CSKCB) [21]. 1.2.2. Một số quy định của Nhà nước liên quan đến y tế xã 1.2.2.1. Nhân lực của Trạm Y tế Thông tư liên tịch số 08/2007/TTLT-BYT-BNV ngày 05/6/2007 của liên Bộ Y tế - Bộ Nội vụ quy định định mức biên chế y tế xã, phường, thị trấn được xác định theo đặc điểm địa lý, kinh tế - xã hội, quy mô dân số. Biên chế tối thiểu của một Trạm là 5, tối đa là 10 cán bộ biên chế. [7]. Thông tư số 05/2008/TT-BYT ngày 14/5/2008 của Bộ Y tế Hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức bộ máy Dân số - Kế hoạch hóa gia đình ở địa phương.. [8]. Thông tư số 07/2008/TT-BYT ngày 28/5/2008 của Bộ Y tế hướng dẫn công tác đào tạo liên tục đối với cán bộ y tế [9]. 1.2.2.2. Cơ sở hạ tầng của trạm y tế Theo Quyết định số 2271/2002/QĐ-BYT ngày 17/6/2002 của Bộ Y tế về việc ban hành tiêu chuẩn thiết kế trạm y tế cơ sở - Tiêu chuẩn ngành [4]; căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ và để đảm bảo các hoạt động chuyên môn, TYT cần đảm bảo các tiêu chuẩn sau: + Các không gian chủ yếu: Đón tiếp, tuyên truyền và tư vấn về chăm sóc sức khỏe ban đầu; thực hiện các dịch vụ phòng bệnh: Tiêm chủng, uống vắc xin; khám và chữa bệnh (Tây y và Y học cổ truyền); chăm sóc sức khoẻ, bà mẹ, trẻ em, dịch vụ kế hoạch hóa gia đình; lưu bệnh nhân để theo dõi và điều trị; thực Thang Long University Library
- 10 hiện các xét nghiệm đơn giản; cung ứng thuốc, dược phẩm thông thường; khu phụ trợ (kho, bếp, WC…), sân vườn và đường nội bộ… + Trạm y tế cơ sở được thiết kế xây dựng bền vững đạt tiêu chuẩn công trình cấp II. Đối với các công trình cải tạo lại từ nhà hiện có cũng phải bảo đảm cấp độ bền vững như trên. + Vị trí khu đất xây dựng cần đặt gần các trục giao thông liên xã qua các khu vực trung tâm xã, phường, thị trấn; thuận tiện cho cư dân tới trạm để chăm sóc sức khoẻ ban đầu và khám - chữa bệnh. + Diện tích đất xây dựng trạm y tế cơ sở khoảng từ 600 - 1200m2 đủ để bố trí các hạng mục. Xây dựng nhà trạm, công trình phụ trợ (nhà bếp, nhà vệ sinh, lán đợi và nhà để xe);đường giao thông nội bộ và diện tích xây dựng cổng, tường rào;sân vườn cây xanh (cây cảnh và cây tạo bóng mát);khu trồng cây dược liệu, thuốc nam, vườn mẫu. + Về nội dung công trình, trạm y tế cơ sở gồm các phòng sau: Sảnh tiếp đón đặt ngay lối cửa chính, có hành lang liên hệ trực tiếp với các không gian chức năng, diện tích 8 - 12m2; quầy, tủ thuốc có thể kết hợp đặt trong không gian sảnh; không gian tuyên truyền tư vấn, phục vụ các chương trình TCMR và uống vắc xin (không gian đa năng), diện tích 14 - 16m2, (có sức chứa 10 người lớn với tiêu chuẩn 1,4 - 1,6 m2/người); phòng khám - chữa bệnh tây y thực hiện công tác khám chữa các bệnh thông thường và tổ chức sơ cứu ban đầu có diện tích từ 12 -14m2. Nếu có kết hợp chức năng thủ thuật, phòng tiêm tại chỗ có thể tăng diện tích thêm từ 2 - 4m2;phòng khám - chữa bệnh theo phương pháp Y học cổ truyền có diện tích từ 12 - 14m2;phòng đẻ có diện tích 13 - 15m2;phòng thực hiện các dịch vụ KHHGĐ có diện tích từ 13 - 15m2 đặt liền sát phòng đẻ và khu rửa tiệt trùng;phòng rửa, tiệt trùng dụng cụ có diện tích từ 5 - 7m2, đặt nằm giữa phòng đẻ và phòng thực hiện các dịch vụ KHHGĐ; phòng lưu sau đẻ có diện tích từ 12 - 14m2 có vị trí sát gần phòng đẻ, thực hiện KHHGĐ thành 2 phòng có diện tích từ 8 - 10m2/phòng;phòng lưu bệnh nhân phải đủ diện tích bố trí 2 giường bệnh nhân, diện tích từ 12 - 14m2, có cửa liên
- 11 hệ trực tiếp với phòng đẻ, nên có vệ sinh riêng (1 xí, 1 rửa) cho sản phụ với diện tích 3 - 5m2 liền phòng khép kín;phòng lưu bệnh nhân thông thường có diện tích từ 12 - 14m2 (đối với phòng 2 giường) hoặc 18 - 20m2 (đối với phòng 3 giường);phòng vệ sinh chung (cán bộ CNV và bệnh nhân) có diện tích 4 - 6m2 (1 xí, 1 tiểu, 1 rửa); kho dụng cụ, thiết bị có diện tích từ 4 - 6m2 (có thể tận dụng phần xép phía trên phòng rửa tiệt trùng); phòng bếp nấu có diện tích từ 4 - 6m2, đặt ở vị trí cuối hướng gió, phía sau công trình chính; quầy thuốc có diện tích từ 4 - 6m2 đặt ở vị trí dễ tiếp cận trực tiếp, gần cổng chính, sảnh (có tủ quầy quản lý thuốc, dược phẩm). Ngoài ra, Bộ Y tế còn quy định các tiêu chuẩn chiếu sáng, thông thoáng tự nhiên, cơ sở kỹ thuật hạ tầng như cấp điện, cấp nước, thoát nước, xử lý nước thải, chất thải rắn, các yêu cầu về phòng cháy, chữa cháy... - Quyết định số 4620/QĐ-BYT ngày 25/11/2009 của Bộ Y tế ban hành Hướng dẫn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản quy định cơ sở chăm sóc sức khỏe sinh sản tại tuyến xã như sau [11]: + Cần có các phòng: Phòng khám thai và tư vấn, phòng đẻ và thủ thuật, phòng khám phụ khoa, phòng nằm của sản phụ. + Cơ sở có đủ điều kiện có thể bố trí 6 phòng: Phòng khám thai, phòng khám phụ khoa, phòng thủ thuật, phòng đẻ (các phòng trên đều có nơi rửa tay), phòng nằm của sản phụ, phòng truyền thông tư vấn. Các phòng trên cần có biển tên phòng. Cơ sở cần có bảng thông báo các dịch vụ mà cơ sở cung cấp và bảng 10 quyền khách hàng. Thông tư số 05/2009/TT-BYT ngày 17/6/2009 của Bộ Y tế ban hành “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt” quy định giới hạn các chỉ tiêu chất lượng về màu sắc, mùi vị, độ đục, pH, độ cứng, hàm lượng clorua, florua, sắt, asen, Coliform… trong nước sinh hoạt [10]. Theo Quyết định số 43/2007/QĐ-BYT ngày 30/11/2007 của Bộ Y tế về việc ban hành Quy chế quản lý chất thải rắn y tế, việc quản lý chất thải rắn y tế tại trạm y tế phải tuân thủ theo một số quy định chung như sau [6]: Thang Long University Library
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến xu hướng thay đổi thái độ sử dụng thương mại điện tử ở Việt Nam
115 p | 742 | 115
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân tại thị xã Từ Sơn tỉnh Bắc Ninh
193 p | 303 | 102
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Một số giải pháp áp dụng quyền chọn chứng khoán trên thị trường chứng khoán Việt Nam
86 p | 175 | 38
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng hệ thống tàu điện ngầm Metro tại TP. HCM
0 p | 233 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Y học: Thực trạng nguồn lực và nhu cầu sử dụng y học cổ truyền của người bệnh tại trạm y tế Quận Thủ Đức năm 2020
97 p | 159 | 24
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Ảnh hưởng của thuộc tính bao bì đến ý định mua sản phẩm sữa tươi đóng hộp - Vai trò trung gian của hình ảnh và niềm tin thương hiệu – Trường hợp nghiên cứu đối với người tiêu dùng trên địa bàn TP.HCM
177 p | 109 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Y học dự phòng: Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến nguồn nhân lực y tế tuyến xã, phường tỉnh Tuyên Quang
99 p | 94 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Y học: Mô hình bệnh tật và nguồn nhân lực Y học cổ truyền tại một số trung tâm y tế huyện thuộc tỉnh Kiên Giang
120 p | 81 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Cổ phần hóa bệnh viện công tuyến tỉnh tại Thành phố Hồ Chí Minh: Liệu có phải là giải pháp khả thi trong tiến trình nâng cao chất lượng dịch vụ y tế?
0 p | 134 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Y học: Đánh giá độc tính bán trường diễn và tác dụng bảo vệ tế bào gan của viên nang “CTHepaB” trên thực nghiệm
87 p | 46 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý tài chính tại trường Đại học Y Dược Thái Bình
96 p | 23 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Y khoa: Thực trạng nguồn nhân lực y học cổ truyền công lập thành phố Đà Nẵng năm 2020
96 p | 45 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Y học: Nghiên cứu độc tính cấp và tác dụng bảo vệ tế bào gan của viên nang Gydenphy trên động vật thực nghiệm
92 p | 18 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Y học: Đánh giá tác dụng điều biến miễn dịch của viên nang Linh lộc sơn trên động vật thực nghiệm
110 p | 10 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Y học: Thực trạng dạy và học học phần thực tập cộng đồng của sinh viên Cao đẳng Điều dưỡng Đa khoa trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên
117 p | 58 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Mối quan hệ giữa sự quá tải trong công việc, sự xung đột trong công việc - gia đình và ý định chuyển công việc của nhân viên ngành Xây dựng tại TP. HCM
95 p | 21 | 5
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Y tế công cộng: Mô tả thực trạng tuân thủ điều trị của bệnh nhân tăng huyết áp đến khám và điều trị ngoại trú tại Bệnh viện 7B, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai năm 2019.
9 p | 50 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng ý định mua lại vé xe tại các trang bán vé xe trực tuyến của người tiêu dùng Tp. Hồ Chí Minh
122 p | 34 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn