intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Y tế công cộng: Kiến thức, thực hành phòng chống bệnh tay chân miệng của người chăm sóc trẻ tại Bệnh viện Vinmec năm 2019 và một số yếu tố liên quan

Chia sẻ: Huyen Nguyen My | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:91

114
lượt xem
17
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nội dung của luận văn này tìm hiểu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, chẩn đoán và điều trị bệnh tay chân miệng; một số yếu tố liên quan đến kiến thức và thực hành của người chăm sóc bệnh nhi. Để nắm chi tiết hơn cấu trúc và nội dung nghiên cứu, mời các bạn cùng tham khảo luận văn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Y tế công cộng: Kiến thức, thực hành phòng chống bệnh tay chân miệng của người chăm sóc trẻ tại Bệnh viện Vinmec năm 2019 và một số yếu tố liên quan

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG NGUYỄN THỊ NỮ KIẾN THỨC, THỰC HÀNH PHÒNG CHỐNG BỆNH TAY CHÂN MIỆNG CỦA NGƯỜI CHĂM SÓC TRẺ TẠI BỆNH VIỆN VINMEC NĂM 2019 VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG Hà Nội - 2020
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG KHOA: KHOA HỌC SỨC KHỎE BỘ MÔN: Y TẾ CÔNG CỘNG NGUYỄN THỊ NỮ KIẾN THỨC, THỰC HÀNH PHÒNG CHỐNG BỆNH TAY CHÂN MIỆNG CỦA NGƯỜI CHĂM SÓC TRẺ TẠI BỆNH VIỆN VINMEC NĂM 2019 VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Chuyên ngành: Y TẾ CÔNG CỘNG Mã số: 8720701 LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. Nguyễn Xuân Tùng Hà Nội – 2020 Thang Long University Library
  3. LỜI CẢM ƠN Hoàn thành được luận văn này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến: - Quý Thầy cô trong Ban Giám hiệu Trường Đại học Thăng Long - Quý Thầy cô trong Ban đào tạo sau đại học Đại học Thăng Long - Quý Thầy cô trong Khoa Khoa học sức khỏe Trường Đại học Thăng long - Phòng đào tạo sau đại học Trường Đại học Thăng Long Về sự quan tâm và giúp đỡ tận tình cho tôi trong thời gian học tập và thực hiện luận văn này. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn Xuân Tùng đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ cho tôi để luận văn này được hoàn thành. Xin chân thành cảm ơn - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City - Khoa Nhi 2, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City - Các đồng nghiệp trong Khoa Nhi 2 Đã chia sẻ kinh nghiệm và giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận văn. Tôi xin được cảm ơn tất cả các bệnh nhi cùng các bà mẹ đã đồng ý hợp tác trong quá trình thực hiện luận văn. Tôi vô cùng biết ơn đến những người thân trong gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ và chia sẻ những khó khăn trong quá trình học tập để tôi có thể hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành cám ơn! Hà Nội ngày 20 tháng 08 năm 2020 Nguyễn Thị Nữ
  4. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi, do chính bản thân tôi thực hiện, tất cả số liệu trong luận văn này là trung thực, khách quan và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Nếu có gì sai trái tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm Hà Nội ngày 20 tháng 08 năm 2020 Người cam đoan Nguyễn Thị Nữ Thang Long University Library
  5. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Tiếng Việt TCM : Tay chân miệng (hand – foot – and mouth) EV : Enterovirus NCS : Người chăm sóc KT : Kiến thức TH : Thực hành SL : Số lượng YTCC : Y tế công cộng Tiếng Anh KAP Knowledge, Attitude, Kiến thức, thái độ, thực hành Practice PCR Polymerase Chain Reaction Phản ứng chuỗi polymerase WHO World Health Organization Tổ chức Y tế Thế giới SD Standard deviation Độ lệch tiêu chuẩn
  6. MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN........................................................................... 3 1.1. Khái niệm và nguyên nhân gây bệnh ...................................................... 3 1.2. Đường lây truyền và cơ chế gây bệnh TCM........................................... 5 1.3. Đặc điểm dịch tễ học............................................................................... 6 1.4. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, chẩn đoán và điều trị bệnh TCM..... 8 1.4.1. Triệu chứng lâm sàng ....................................................................... 8 1.4.2. Triệu chứng cận lâm sàng ................................................................ 8 1.4.3. Chẩn đoán ......................................................................................... 9 1.4.4. Điều trị ........................................................................................... 10 1.4.5. Phòng bệnh...................................................................................... 11 1.4.5.1. Nguyên tắc phòng bệnh: ........................................................... 11 1.4.5.2. Phòng bệnh tại các cơ sở y tế: ................................................. 11 1.4.5.3. Phòng bệnh ở cộng đồng: ......................................................... 11 1.5. Những nghiên cứu về bệnh chân tay miệng ........................................ 11 1.5.1. Các nghiên cứu về kiến thức, thực hành với bệnh tay chân miệng trên thế giới ...................................................................................................... 12 1.5.1.1. Kiến thức về bệnh tay chân miệng ........................................... 12 1.5.1.2. Thực hành về bệnh tay chân miệng .......................................... 19 1.5.1.3. Xác định mối liên quan với bệnh tay chân miệng .................... 21 1.5.2. Các nghiên cứu về kiến thức, thực hành với bệnh TCM tại Việt Nam ................................................................................................................... 23 1.6. Tổng quan địa điểm nghiên cứu............................................................ 25 1.6.1. Một số nét về bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City ..... 25 1.6.2. Một số nét về Đơn nguyên Nhi 2- Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City ................................................................................................. 26 CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......... 27 2.1. Đối tượng, địa điểm, thời gian nghiên cứu ........................................... 27 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ..................................................................... 27 2.1.2. Địa điểm nghiên cứu ....................................................................... 27 Thang Long University Library
  7. 2.1.3. Thời gian nghiên cứu: ..................................................................... 27 2.2. Phương pháp nghiên cứu ................................................................... 27 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu ........................................................................ 27 2.2.2. Cỡ mẫu và cách chọn mẫu .............................................................. 27 2.3. Các biến số, chỉ số nghiên cứu .......................................................... 28 2.4. Phương pháp thu thập số liệu ................................................................ 30 2.4.1. Công cụ thu thập thông tin.............................................................. 30 2.4.2. Kỹ thuật thu thập thông tin ............................................................. 30 2.4.3. Quy trình thu thập thông tin và sơ đồ nghiên cứu .......................... 30 2.5. Xử lý số liệu .......................................................................................... 31 2.6. Sai số và biện pháp khắc phục .............................................................. 31 2.7. Đạo đức trong nghiên cứu ..................................................................... 31 2.8. Hạn chế của nghiên cứu ........................................................................ 31 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................... 33 3.1. Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu .......................................... 33 3.2. Kiến thức, thực hành của NCS trẻ với bệnh TCM ............................... 35 3.2.1. Kiến thức của NCS về bệnh TCM .................................................. 35 3.2.2. Thực hành của NCS về bệnh TCM................................................. 38 3.3. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức và thực hành của NCS bệnh nhi ...................................................................................................................... 43 CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN ............................................................................ 51 4.1. Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu .......................................... 51 4.2. Kiến thức và thực hành của NCS về bệnh TCM .................................. 52 4.2.1. Kiến thức của NCS về bệnh TCM .................................................. 52 4.2.2. Thực hành của NCS về phòng chống bệnh TCM ........................... 58 4.3. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thực hành phòng bệnh TCM của đối tượng nghiên cứu ................................................................................ 63 4.3.1. Mối liên quan về kiến thức bệnh TCM của đối tượng nghiên cứu. 63 4.3.2. Mối liên quan đến thực hành phòng bệnh TCM của đối tượng nghiên cứu ............................................................................................................. 65 KẾT LUẬN .................................................................................................... 67
  8. 1. Kiến thức, thực hành phòng chống bệnh tay chân miệng của người chăm sóc trẻ tại Khoa Nhi 2, Bệnh viện Vinmec năm 2019 ................................. 67 1.1. Kiến thức phòng chống bệnh TCM của NCS trẻ .................................. 67 1.2. Thực hành về phòng chống bệnh TCM của NCS trẻ............................ 67 2. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thực hành phòng chống bệnh tay chân miệng của đối tượng nghiên cứu ......................................................... 68 2.1. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức phòng chống bệnh TCM của NCS trẻ...................................................................................................... 68 2.2. Một số yếu tố liên quan đến thực hành phòng chống bệnh TCM của NCS trẻ...................................................................................................... 68 KHUYẾN NGHỊ............................................................................................ 69 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 70 Thang Long University Library
  9. DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ, HÌNH Danh mục bảng Bảng 2.1. Bảng biến số và chỉ số nghiên cứu ................................................. 28 Bảng 3.1. Quan hệ với bệnh nhi của người chăm sóc (n= 380)...................... 33 Bảng 3.2. Đặc điểm nhóm tuổi của người chăm sóc (n= 380) ....................... 33 Nhận xét: ......................................................................................................... 33 Bảng 3.3. Đặc điểm giới của người chăm sóc (n= 380) ................................. 33 Bảng 3.4. Đặc điểm dân tộc của người chăm sóc (n= 380) ............................ 34 Nhận xét: ......................................................................................................... 34 Bảng 3.5. Đặc điểm người có con dưới 5 tuổi (n= 380) ................................. 34 Nhận xét: ......................................................................................................... 34 Bảng 3.6. Đặc điểm thu nhập bình quân đầu người của người chăm sóc (n= 380).................................................................................................................. 34 Bảng 3.7. Đặc điểm tiếp cận phương tiện truyền thông của người chăm sóc (n= 380) ........................................................................................................... 35 Bảng 3.8. Bảng thể hiện những NCS đã từng nghe nói về bệnh TCM(n=380) ......................................................................................................................... 35 Bảng 3.9. Tiếp cận nguồn thông tin của những NCS về bệnh TCM .............. 36 Bảng 3.10. Kiến thức về khả năng lây bệnh, đường lây truyền, biểu hiện bệnh và kiến thức chăm sóc trẻ khi trẻ mắc bệnh TCM của NCS (n=380) ............. 36 Bảng 3.11. Kiến thức về phòng bệnh TCM của NCS ..................................... 37 Bảng 3.12. Mức độ kiến thức về bệnh TCM của NCS( n=380) ..................... 38 Bảng 3.13. Thực hành phòng bệnh TCM của NCS (n=380) .......................... 38 Bảng 3.14. Thực hành rửa tay cho trẻ của NCS( n=380) ............................... 39 Bảng 3.15. Thực hành rửa tay của NCS( n=380)............................................ 40 Bảng 3.16. Thực hành vệ sinh đồ đạc trong nhà của NCS ............................. 40 Bảng 3.17. Cách xử trí của NCS khi có trẻ mắc TCM (n= 96) ...................... 42 Bảng 3.18. Điểm quan sát thực hành của NCS có trẻ mắc TCM(n=47) ........ 42 Bảng 3.19. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức về bệnh TCM .................. 43
  10. Bảng 3.20. Một số yếu tố liên quan đến thực hành rửa tay cho trẻ của NCS về bệnh TCM ....................................................................................................... 45 Bảng 3.21. Một số yếu tố liên quan đến thực hành rửa tay của NCS ............. 46 Bảng 3.22. Một số yếu tố liên quan đến thực hành vệ sinh môi trường của NCS ................................................................................................................. 48 Bảng 3.23. Một số yếu tố liên quan đến thực hành xử trí khi trẻ mắc TCM của NCS ................................................................................................................. 49 Danh mục hình ảnh Hình 1. Một số hình ảnh về hình thể và cấu trúc của vi rút Coxsackie gây bệnh TCM .................................................................................................................. 4 Hình 2. Lý do hay gặp ở trẻ vì trẻ mút tay, dùng chung đồ chơi ...................... 7 Thang Long University Library
  11. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Bệnh tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm lây từ người sang người, dễ gây thành dịch do các vi rút đường ruột (enterovirus) gây ra. Bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 5 tuổi. Các triệu chứng điển hình của bệnh tay chân miệng bao gồm sốt, lở miệng và phát ban [21]. Hầu hết các ca bệnh đều diễn biến nhẹ. Tuy nhiên ở một số trường hợp, bệnh có thể diễn biến nặng và gây biến chứng nguy hiểm như viêm não - màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp dẫn đến tử vong nên cần được phát hiện sớm, điều trị kịp thời. Bệnh xảy ra quanh năm và lây truyền theo đường tiêu hóa, nguyên nhân là do vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường yếu kém, đặc biệt là kỹ năng vệ sinh cho trẻ, chưa thực hiện rửa tay với xà phòng thường xuyên [10]. Theo Tổ chức Y tế thế giới, bệnh tay chân miệng gặp ở các quốc gia khu vực Tây Thái Bình Dương như: Trung Quốc, Nhật Bản, Ma Cao (Trung Quốc) và phổ biến tại nhiều nước châu Á. Đặc biệt tại Malaysia: Ngày 23/8/2018, Bộ trưởng Bộ Y tế Malaysia thông báo từ đầu năm 2018 đến ngày 14/8/2018, Malaysia đã ghi nhận 51.147 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng, trong đó có 02 trường hợp tử vong. Trong số các trường hợp mắc, có 90% số mắc ở trẻ dưới 6 tuổi. Đã có 701 cơ sở bao gồm trường học, trung tâm chăm sóc trẻ và trường mầm non đã bị đóng cửa do căn bệnh này và một số trường trong số đó cũng đã được mở trở lại theo từng giai đoạn. Bộ Y tế Malaysia đã thực hiện các biện pháp y tế công cộng, bao gồm tăng cường giám sát, tổ chức các chiến dịch truyền thông và tăng cường các biện pháp khử trùng, đặc biệt là đồ chơi, bề mặt sàn, bàn tại các trường học… để ngăn ngừa sự lây lan của dịch bệnh [4]. Tại Việt Nam, bệnh lưu hành và gặp tại hầu hết 63 tỉnh, thành phố, thường ghi nhận cao vào tháng 9 đến tháng 11 hàng năm, đặc biệt là mùa đầu năm học mới. Theo báo cáo của hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm, trong 9 tháng đầu năm 2018, cả nước ghi nhận 53.529 trường hợp mắc tay chân miệng,
  12. 2 trong đó có 25.845 trường hợp nhập viện và đã có 06 trường hợp tử vong tại 5 tỉnh, thành phố khu vực phía Nam. So với cùng kỳ năm 2017, số mắc cả nước giảm 25,3%, số trường hợp nhập viện giảm 20,1%, tuy nhiên một số tỉnh, thành phố ghi nhận số mắc tích lũy cao và gia tăng nhanh như TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Đồng Tháp, Bà Rịa - Vũng Tàu, Long An, Đà Nẵng, Ninh Thuận, Quảng Ngãi, Tây Ninh, Hà Nội. Số mắc tay chân miệng chủ yếu ghi nhận ở khu vực miền Nam 41.218 trường hợp (chiếm 77%), miền Bắc 5.984 trường hợp (chiếm 11,2%), miền Trung 5.392 trường hợp (chiếm 10,1%) và Tây Nguyên 935 trường hợp (chiếm 1,7%). Số mắc tay chân miệng chủ yếu gặp ở trẻ dưới 10 tuổi (chiếm 99,5%), trong đó hay gặp ở nhóm từ 1-5 tuổi, tuổi trẻ đi nhà trẻ và mẫu giáo (chiếm 79%) và dưới 1 tuổi (chiếm 17%). Dự báo dịch bệnh tay chân miệng có nguy cơ gia tăng trong thời gian tới đây do tính chất lây truyền, đặc biệt trong mùa tựu trường, trẻ tập trung vào năm học mới, điều kiện thời tiết thuận lợi, điều kiện vệ sinh chưa đảm bảo là yếu tố thuận lợi cho sự lây lan và phát triển của dịch bệnh [4]. Tạị bệnh viện Vinmec 6 tháng cuối năm 2018 ghi nhận 449 trường hợp khám và nhập viện vì tay chân miệng. Cho đến nay vẫn chưa có bất cứ một nghiên cứu nào về kiến thức, thực hành phòng chống bệnh của những người chăm sóc trẻ được triển khai tại đây. Do đó, chúng tôi tiến hành đề tài “Kiến thức, thực hành phòng chống bệnh tay chân miệng của người chăm sóc trẻ tại Bệnh viện Vinmec năm 2019 và một số yếu tố liên quan” với những mục tiêu sau: 1. Đánh giá kiến thức, thực hành phòng chống bệnh tay chân miệng của người chăm sóc trẻ tại Khoa Nhi 2, Bệnh viên Vinmec năm 2019. 2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thực hành phòng chống bệnh tay chân miệng của đối tượng nghiên cứu. Thang Long University Library
  13. 3 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 1.1. Khái niệm và nguyên nhân gây bệnh Bệnh được mô tả lần đầu tại Toronto-Canada năm 1957. Đến năm 1959, trong vụ dịch tại Birmingham (Anh) bệnh đã được đặt tên là “hand – foot – and mouth disease” ( HFMD) - Bệnh tay chân miệng TCM với tổn thương đặc hiệu ở tay, chân và miệng, bệnh thường gặp ở trẻ em [23] . Bệnh tay chân miệng do một nhóm virus thuộc nhóm Enterovirus gây nên. Enterovirusbao gồm 4 nhóm: poliovirus, Coxsackie A virus (CA), Coxsackie B virus (CB) và Echovirus. Các serotyp thuộc loài A gồm: EV68, EV71, EV76, EV89, EV90, EV91 và EV92. Trong khi các serotyp EV khác thì thuộc dưới loài Enterovirus B hoặc C. Týp EV71 là một trong những tác nhân gây nên bệnh TCM và đôi khi chúng còn có khả năng gây nên bệnh ở hệ thần kinh trung ương. Khả năng gây bệnh của týp EV71 đã được minh chứng là lần đầu tiên (1969) phân lập được chúng ở tổ chức thần kinh trung ương của một số trường hợp tại California (Mỹ) [9]. Loài Coxsackievirus thuộc họ Picornaviridae gồm 29 typ. Chúng khác biệt với các Enterovirus khác ở khả năng gây bệnh ở chuột ổ, các enterovirus khác thì hiếm hoặc không. Chúng chia thành 2 nhóm: nhóm A và nhóm B có khả năng gây bệnh ở chuột khác nhau. Chúng gây nhiều chứng bệnh khác nhau: Coxsackie A gây viêm họng, phát ban ngòai da, bệnh tay chân miệng, gây viêm kết mạc chảy máu, viêm màng não vô khuẩn...,Coxsackie B gây viêm cơ tim ở trẻ sơ sinh, viêm đường hô hấp trên, viêm màng ngoài tim, viêm màng trong tim... [9]. Người ta cũng đã cho biết rằng týp virus EV 71 đã xuất hiện ở Đài Loan vào năm 1968 cũng như đã từng xuất hiện ở các nước Đông Nam Á như: Philipines, Indonesia, Singapore. Tuy rằng đây không phải là một týp enterovirus mới nhưng đặc tính của týp virus này có độc tính rất mạnh và có
  14. 4 khả năng làm tổn thương tổ chức thần kinh trung ương gây ra những bệnh cảnh lâm sàng nặng và hậu quả để lại xấu, hơn nữa nước ta lại nằm trong khu vực này cho nên cần cảnh giác và thận trọng khi có bệnh TCM xuất hiện [9]. EV71 có 4 nhóm gen là nhóm A, B, C và D. Nhóm A và D bao gồm một thành viên. Thành viên duy nhất của nhóm A là chủng RrCr. Nhóm B được chia làm 6 dưới nhóm (subgenotipe): B1-5 và BO. Nhóm C cũng được chia thành 5 dưới nhóm (subgenotype): C1-5 Coxsackie virus được chia thành 2 nhóm A và B. Nhóm A có 24 dưới nhóm có thể gây bệnh lý ở người trong đó CA16 là một trong những căn nguyên quan trọng gây bệnh TCM. Ngoài ra một số dưới nhóm khác như A5, A6, A7, A9, A10 cũng gây bệnh này. Coxsackie nhóm B có 6 dưới nhóm trong đó B1, B2, B3,B5 cũng là nguyên nhân gây bệnh TCM [15]. Hình 1. Một số hình ảnh về hình thể và cấu trúc của vi rút Coxsackie gây bệnh TCM Khả năng tồn tại trong môi trường bên ngoài: EV bị đào thải ra ngoại cảnh từ phân, dịch hắt hơi, sổ mũi và dịch trong nốt phỏng. EV bị bất hoạt bởi nhiệt độ 56oC trong vòng 30 phút và tia cực tím hoặc tia gama. EV chịu được pH với phổ rộng từ 3-9. EV Bị bất hoạt bởi 2% Sodium hyproclorite (Nước Javen), Chlorine tự do. Không hoặc ít bị bất hoạt bởi các chất hòa tan lipid như: Cồn, Chloroform, phenol, Ether. Ở nhiệt độ lạnh -40oC, EV sống được 2-3 tuần [15]. Thang Long University Library
  15. 5 1.2. Đường lây truyền và cơ chế gây bệnh TCM Bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng thường là trẻ em và người là nguồn lây bệnh duy nhất. Bệnh lây truyền chủ yếu theo đường tiêu hóa phân – miệng, dịch tiết nơi tổn thương – miệng và có thể lây do tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết từ mũi, hầu, họng, nước bọt, dịch tiết từ các nốt phỏng của người bệnh hoặc tiếp xúc gián tiếp với các chất tiết của người bệnh trên đồ chơi, bàn ghế, dụng cụ sinh hoạt, nền nhà…Bệnh TCM xảy ra rải rác quanh năm nhưng thường mắc cao hơn vào mùa hè và mùa thu. Bệnh xuất hiện nhiều ở các nước có điều kiện vệ sinh kém. Sau khi xâm nhập vào cơ thể, các enterovirus nhân lên trong các mô bạch huyết của khoang hầu họng (amidan) và ruột non (mãng Peyer), sau đó đến các hạch bạch huyết khu vực (hạch mạc treo ruột), gây tình trạng virus máu nhẹ. Đa phần nhiễm virus được giới hạn ở đây và không gây ra triệu chứng gì. Với EV71, tình trạng nhiễm trùng lan rộng khi virus lan ra hệ võng nội mô (gan, lách, tủy xương, và các hạch bạch huyết), lan đến tim, phổi, tuyến tụy, da, niêm mạc, thần kinh trung ương và trùng hợp thời kỳ khởi phát lâm sàng [34]. Trong giai đoạn này, có thể phát hiện được tác nhân gây bệnh ở phân, chất dịch ngoáy họng, dịch mụn nước của bệnh nhân. Theo một nghiên cứu, tỷ lệ phân lập được enterovirus ở bệnh phẩm là dịch ngoáy họng là 49% (288/592); ở dịch mụn nước là 48% (169/333); ở bệnh nhân không có biểu hiện bóng nước, bệnh phẩm ngoáy họng và phân cho kết quả dương tính với enterovirus là 53% (138/259) [30]. Như vậy, thời kỳ lây truyền bệnh TCM bắt đầu một vài ngày trước khi phát bệnh, mạnh nhất trong tuần đầu của bệnh. Virus có thể tiếp tục được bài tiết từ dịch hầu họng hoặc phân đến sau 2 tuần, cá biệt có thể tới 11 tuần kể từ khi khởi bệnh [25].
  16. 6 1.3. Đặc điểm dịch tễ học Các vụ bùng phát dịch bệnh tay chân miệng (TCM) cứ vài năm lại xảy ra một lần ở nhiều khu vực khác nhau trên thế giới, và trong thập niên vừa qua đã có báo cáo về nhiều vụ bùng phát dịch TCM ở các quốc gia trong khu vực Tây Thái Bình Dương. Những nước châu Á ghi nhận có số ca mắc TCM tăng nhanh trong thời gian gần đây gồm Trung Quốc, Hồng Kông (Trung Quốc), Hàn Quốc, Malaysia, Singapore, Thái Lan, Đài Loan (Trung Quốc) và Việt Nam [19]. Nhiều vụ dịch lớn và nhỏ liên quan đến nhiễm EV71 đã được báo cáo trên toàn thế giới kể từ đầu những năm 1970 [34], [32]. Trẻ em đã bị ảnh hưởng phổ biến nhất trong những đợt bùng phát này, và biểu hiện lâm sàng của các trường hợp chủ yếu là điển hình của bệnh TCM, với sốt, mụn nước ở da tay, chân và mụn nước ở miệng. Tuy nhiên, các trường hợp liên quan đến biến chứng hệ thống thần kinh trung ương (CNS) và / hoặc phù phổi cũng đã được quan sát [29]. Một ví dụ, trong năm 2009, vụ dịch ở Trung Quốc đại lục liên quan đến 1.155.525 trường hợp mắc TCM, trong đó 13.810 trường hợp nghiêm trọng và 353 trường hợp tử vong. Tại Việt Nam bệnh TCM xảy ra rải rác quanh năm ở hầu hết các địa phương nhưng phần lớn tại các tỉnh phía Nam. Một vụ dịch lớn đã xảy ra vào năm 2011 với 113.121 trường hợp mắc và 170 ca tử vong. Bệnh có quanh năm, tăng mạnh ở 2 thời điểm, từ tháng 3-5 và tháng 9-12 trong năm [15]. Bệnh gặp ở trẻ em dưới 10 tuổi, nhiều hơn ở trẻ dưới 5 tuổi, tập trung ở dưới 3 tuổi, đỉnh cao là 1-2 tuổi [15]. Nguồn lây bệnh là người bệnh và người lành mang vi rút. Tác nhân gây bệnh có trong các dịch tiết từ các nốt phỏng hoặc phân của người bệnh [15]. Thời gian ủ bệnh từ 3-7 ngày. Thời kỳ lây lan là vài ngày trước khi phát bệnh, mạnh nhất trong đầu tuần của bệnh và có thể kéo dài vài tuần sau đó, Thang Long University Library
  17. 7 thậm chí sau khi người bệnh hết triệu chứng. Vi rút có khả năng đào thải qua phân trong vòng 2 đến 4 tuần, cá biệt có thể tới 12 tuần sau [15]. Bệnh lây truyền qua đường tiêu hóa phân miệng, thức ăn, nước uống, bàn tay của trẻ hoặc của người chăm sóc trẻ, các đồ dùng. Nhưng chủ yếu lây lan qua tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết từ mũi, hầu, họng, nước bọt, dịch tiết từ các nốt phỏng hoặc tiếp xúc với chất tiết và bài tiết của người bệnh, trên dụng cụ sinh hoạt, đồ chơi, bàn ghế, nền nhà. Đặc biệt khi người bệnh mắc bệnh đường hô hấp tiếp xúc trực tiếp từ người – người qua các dịch tiết đường hô hấp, hạt nước bọt, việc hắt hơi, ho, nói chuyện sẽ tạo điều kiện cho vi rút lây lan trực tiếp từ người sang người. một số yếu tố có thể làm gia tang sự lây truyền và bùng phát dịch bao gồm: mật độ dân số cao, sống chật chội, điều kiện vệ sinh kém, thiếu nhà vệ sinh, thiếu hoặc không có nước sạch phục vụ cho sinh hoạt hang ngày [15]. Bệnh TCM có tính cảm thụ cao, mọi người đều có tính cảm nhiễm với vi rút gây bệnh TCM, không phải tất cả mọi người nhiễm vi rút đều có biểu hiện bệnh mà phần lớn bệnh ở hình thái thể ẩn, không biểu hiện các triệu chứng, đây là nguồn lây nhiễm nguy hiểm, bệnh thường gặp ở trẻ em dưới 10 tuổi đặc biệt là trẻ em dưới 5 tuổi có tỷ lệ mắc cao hơn [15]. Hình 2. Lý do hay gặp ở trẻ vì trẻ mút tay, dùng chung đồ chơi
  18. 8 1.4. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, chẩn đoán và điều trị bệnh TCM 1.4.1. Triệu chứng lâm sàng Giai đoạn ủ bệnh từ 3 - 7 ngày. Giai đoạn khởi phát trong 1 - 2 ngày với các triệu chứng như sốt nhẹ, mệt mỏi, đau họng, biếng ăn, tiêu chảy vài lần trong ngày. Giai đoạn toàn phát: Có thể kéo dài 3-10 ngày với các triệu chứng điển hình của bệnh, gồm [7]: - Loét miệng: vết loét đỏ hay phỏng nước đường kính 2-3 mm ở niêm mạc miệng, lợi, lưỡi, gây đau miệng, bỏ ăn, bỏ bú, tăng tiết nước bọt. - Phát ban dạng phỏng nước: Ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, gối, mông; tồn tại trong thời gian ngắn (dưới 7 ngày) sau đó có thể để lại vết thâm, rất hiếm khi loét hay bội nhiễm. - Sốt nhẹ. - Nôn. Nếu trẻ sốt cao và nôn nhiều dễ có nguy cơ biến chứng: - Biến chứng thần kinh, tim mạch, hô hấp thường xuất hiện sớm từ ngày 2 đến ngày 5 của bệnh. - Giai đoạn lui bệnh: Thường từ 3-5 ngày sau, trẻ hồi phục hoàn toàn nếu không có biến chứng. Các thể lâm sàng: - Thể tối cấp - Thể cấp tính với bốn giai đoạn điển hình như trên. - Thể không điển hình 1.4.2. Triệu chứng cận lâm sàng - Công thức máu: Bạch cầu thường trong giới hạn bình thường. Bạch cầu tăng trên 16.000/mm3 thường liên quan đến biến chứng - Protein C phản ứng (CRP) trong giới hạn bình thường (< 10 mg/L). - Đường huyết, điện giải đồ, X quang phổi có thay đối trong các trường hợp có biến chứng. Thang Long University Library
  19. 9 - Khi có biến chứng, thay đổi các chỉ số trong khí máu, siêu âm tim, dịch não tủy. - Xét nghiệm phát hiện vi rút: Lấy bệnh phẩm hầu họng, phỏng nước, trực tràng, dịch não tuỷ để thực hiện xét nghiệm RT-PCR hoặc phân lập vi rút chẩn đoán xác định nguyên nhân. - Chụp cộng hưởng từ não: Chỉ thực hiện khi có điều kiện và khi cần chẩn đoán phân biệt với các bệnh lý ngoại thần kinh. 1.4.3. Chẩn đoán - Chẩn đoán ca lâm sàng dựa vào triệu chứng lâm sàng và dịch tễ học: Yếu tố dịch tễ như tuổi, mùa, vùng lưu hành bệnh, số trẻ mắc bệnh trong cùng một thời gian. Lâm sàng gồm phỏng nước điển hình ở miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, gối, mông, kèm sốt hoặc không. - Chẩn đoán xác định: Xét nghiệm RT-PCR hoặc phân lập có vi rút gây bệnh. - Chẩn đoán phân biệt với các bệnh có biểu hiện loét miệng, ban trên da khác - Biến chứng: bệnh TCM hay có biến chứng ở thần kinh và tim mạch. - Biến chứng thần kinh là viêm não, viêm thân não, viêm não tủy, viêm màng não với các biểu hiện: Rung giật cơ; ngủ gà, bứt rứt, chới với, đi loạng choạng, run chi, mắt nhìn ngược; Rung giật nhãn cầu; Yếu, liệt chi (liệt mềm cấp); Liệt dây thần kinh sọ não; Co giật, hôn mê là dấu hiệu nặng, thường đi kèm với suy hô hấp, tuần hoàn; Tăng trương lực cơ (biểu hiện duỗi cứng mất não, gồng cứng mất vỏ). - Biến chứng tim mạch, hô hấp thể hiện: Viêm cơ tim, phù phổi cấp, tăng huyết áp, suy tim, trụy mạch. Phân độ lâm sàng, gồm các mức độ: - Độ 1: Chỉ loét miệng và/hoặc tổn thương da. - Độ 2: ❖ Độ 2a: Bệnh sử có giật mình dưới 2 lần/30 phút và không ghi nhận lúc khám, sốt trên 2 ngày, hay sốt trên 39oC, nôn, lừ đừ, khó ngủ, quấy khóc vô cớ.
  20. 10 ❖ Độ 2b: Có dấu hiệu thuộc nhóm 1 hoặc nhóm 2: Nhóm 1: Có một trong các biểu hiện sau: ✓ Giật mình ghi nhận lúc khám. ✓ Bệnh sử có giật mình ≥ 2 lần / 30 phút. ✓ Bệnh sử có giật mình kèm theo một dấu hiệu sau: Ngủ gà; Mạch nhanh > 150 lần /phút (khi trẻ nằm yên, không sốt); Sốt cao ≥ 39oC không đáp ứng với thuốc hạ sốt Nhóm 2: Có một trong các biểu hiện sau: ✓ Thất điều: run chi, run người, ngồi không vững, đi loạng choạng; ✓ Rung giật nhãn cầu, lác mắt; ✓ Yếu chi hoặc liệt chi; ✓ Liệt thần kinh sọ: nuốt sặc, thay đổi giọng nói. - Độ 3: Mạch nhanh > 170 lần/phút (khi trẻ nằm yên, không sốt); ❖ Một số trường hợp có thể mạch chậm (dấu hiệu rất nặng); ❖ Vã mồ hôi, lạnh toàn thân hoặc khu trú; ❖ Huyết áp tăng; ❖ Thở nhanh, thở bất thường: Cơn ngưng thở, thở bụng, thở nông, rút lõm ngực, khò khè, thở rít thanh quản; ❖ Rối loạn tri giác (Glasgow < 10 điểm); Tăng trương lực cơ. - Độ 4: ❖ Sốc; ❖ Phù phổi cấp; ❖ Tím tái, SpO2 < 92%; ❖ Ngưng thở, thở nấc. 1.4.4. Điều trị Nguyên tắc điều trị: Hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, chỉ điều trị hỗ trợ (không dùng kháng sinh khi không có bội nhiễm). Theo dõi sát, phát Thang Long University Library
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2