Luận văn Thạc sĩ Y tế công cộng: Thực trạng stress và một số yếu tố liên quan ở sinh viên khoa Y Dược trường Cao đẳng Bách khoa Nam Sài Gòn – TP. Hồ Chí Minh năm 2020
lượt xem 10
download
Luận văn tiến hành tìm hiểu thực trạng stress ở sinh viên khoa Y Dượctrường Cao đẳng Bách khoa Nam Sài Gòn – thành phố Hồ Chí Minh; thực trạng stress ở sinh viên khoa Y Dược; phân tích đa biến các yếu tố liên quan đến tỷ lệ stress Khoa Y Dược trường Cao đẳng Bách khoa Nam Sài Gòn – Thành phố Hồ Chí Minh.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Y tế công cộng: Thực trạng stress và một số yếu tố liên quan ở sinh viên khoa Y Dược trường Cao đẳng Bách khoa Nam Sài Gòn – TP. Hồ Chí Minh năm 2020
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG PHẠM KẾ THUẬN THỰC TRẠNG STRESS VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở SINH VIÊN KHOA Y DƯỢC TRƯỜNG CAO ĐẲNG BÁCH KHOA NAM SÀI GÒN – TP. HỒ CHÍ MINH NĂM 2020 LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG HÀ NỘI – 2020
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG KHOA: KHOA HỌC SỨC KHỎE BỘ MÔN: Y TẾ CÔNG CỘNG PHẠM KẾ THUẬN THỰC TRẠNG STRESS VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở SINH VIÊN KHOA Y DƯỢC TRƯỜNG CAO ĐẲNG BÁCH KHOA NAM SÀI GÒN – TP. HỒ CHÍ MINH NĂM 2020 LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG Chuyên ngành: Y TẾ CÔNGCỘNG Mã số: 8.72.07.01 HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS. Nguyễn Văn Tập HÀ NỘI – 2020 Thang Long University Library
- MỤC LỤC MỤC LỤC .................................................................................................................. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................ 1 Chương 1 TỔNG QUAN .......................................................................................... 4 1.1 ... Định nghĩa stress ............................................................................................ 4 1.2 ... Biểu hiện của stress ........................................................................................ 5 1.3 ... Phân loại stress ............................................................................................... 6 1.4 ... Các yếu tố dẫn đến stress ............................................................................... 8 1.5 ... Quản lý stress ................................................................................................. 9 1.6 ... Công cụ sàng lọc stress ................................................................................ 10 1.7 ... Tác động của stress đến con người .............................................................. 14 1.8 ... Các nghiên cứu về stress trên thế giới và tại Việt Nam ............................... 16 1.8.1 Nghiên cứu trên thế giới .......................................................................16 1.8.2 Nghiên cứu tại Việt Nam .......................................................................18 1.9 ... Các yếu tố liên quan đến stress ở sinh viên ................................................. 22 1.10 . Giới thiệu sơ lược về Khoa Y Dược trường cao đẳng Bách khoa Nam Sài Gòn – thành phố Hồ Chí Minh .............................................................................. 28 Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................ 31 2.1. .. Đối tượng nghiên cứu .................................................................................. 31 2.2. .. Địa điểm, thời gian nghiên cứu .................................................................... 31 2.2.2. Địa điểm nghiên cứu .........................................................................31 2.2.3. Thời gian nghiên cứu.........................................................................31 2.3. .. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 31 2.3.1. Thiết kế nghiên cứu ...........................................................................31 2.3.2. Cỡ mẫu nghiên cứu ...........................................................................31 2.3.3. Kỹ thuật chọn mẫu .............................................................................32 2.4. .. Các biến số và chỉ số nghiên cứu ................................................................. 34 2.4.1. Biến số độc lập ..................................................................................34 2.4.2. Biến số phụ thuộc ..............................................................................37 2.4.3. Tiêu chí đánh giá ...............................................................................39
- 2.5. .. Phương pháp thu thập thông tin ................................................................... 39 2.5.1. Công cụ thu thập thông tin ................................................................39 2.5.2. Kĩ thuật thu thập thông tin. ................................................................40 2.6. .. Phân tích và xử lý số liệu ............................................................................. 40 2.7. .. Sai số và biện pháp khống chế sai số ........................................................... 41 2.7.1. Sai số .................................................................................................41 2.7.2. Biện pháp khắc phục .........................................................................41 2.8. .. Đạo đức trong nghiên cứu ............................................................................ 41 2.9. .. Hạn chế của đề tài ........................................................................................ 42 Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................... 43 3.1. .. Đặc tính dân số xã hội của đối tượng nghiên cứu ........................................ 43 3.2. .. Thực trạng stress ở sinh viên khoa Y Dượctrường Cao đẳng Bách khoa Nam Sài Gòn – thành phố Hồ Chí Minh ............................................................... 47 3.3. .. Một số yếu tố liên quan đến thực trạng stress ở sinh viên khoa Y Dược trường Cao đẳng Bách khoa Nam Sài Gòn – thành phố Hồ Chí Minh ................. 50 3.4. .. Phân tích đa biến các yếu tố liên quan đến tỷ lệ stress Khoa Y Dược trường Cao đẳng Bách khoa Nam Sài Gòn – Thành phố Hồ Chí Minh ........................... 55 Chương 4 BÀN LUẬN ............................................................................................ 58 4.1. .. Đặc tính dân số xã hội của đối tượng nghiên cứu ........................................ 58 4.2. .. Thực trạng stress ở sinh viên khoa Y Dược trường Cao đẳng Bách khoa Nam Sài Gòn – thành phố Hồ Chí Minh ............................................................... 61 4.3. .. Thực trạng stress ở sinh viên khoa Y Dược trường Cao đẳng Bách khoa Nam Sài Gòn – Thành phố Hồ Chí Minh và các đặc tính mẫu nghiên cứu. ......... 62 4.4. .. Mối liên quan giữa stress và các yếu tố học tập .......................................... 64 4.5. .. Mối liên quan giữa stress và các yếu tố đặc điểm xã hội ............................. 66 KẾT LUẬN .............................................................................................................. 69 KHUYẾN NGHỊ...................................................................................................... 71 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................. 1 PHỤ LỤC 1 .................................................................. Error! Bookmark not defined. PHỤ LỤC 2 .................................................................. Error! Bookmark not defined. Thang Long University Library
- DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 1 PHỤ LỤC 2
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi, do chính bản thân tôi thực hiện, tất cả số liệu trong luận văn này là trung thực, khách quan và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Nếu có điều gì sai trái tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Tác giả luận văn Phạm Kế Thuận Thang Long University Library
- LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận đươc sự hướng dẫn, giúp đỡ quý báu của Ban Giám hiệu Nhà trường, Khoa Khoa học Sức khỏe và Thầy Cô trong Bộ môn Y tế công cộng, đồng nghiệp và các bạn đồng môn. Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin được bày tỏ lời cảm ơn chân thành đến: - Ban Giám hiệu, Phòng đào tạo Sau đại học trường Đại học Thăng Long– Hà Nội và quý Thầy- Cô đã chỉ bảo và tạo mọi điều kiện thuận lợi, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, hoàn thiện và bảo vệ luận văn này; - Ban Lãnh đạo Viện Nghiên cứu Phát triển Y Dược học Phía Nam, nơi tôi đang công tác đã luôn động viên, hỗ trợ để tôi hoàn thành khóa học; - Ban Giám hiệu trường Cao đẳng Bách khoa Nam Sài Gòn – thành phố Hồ Chí Minh, Lãnh đạo Khoa Y Dược và Trưởng Trạm Y tế học đường của Trường, nơi tôi từng công tác trước đây đã cho phép và tận tình giúp đỡ tôi thu thập số liệu để hoàn thành khóa học cũng như luận văn này. - GS.TS. BS Nguyễn Văn Tập– Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh đã hướng dẫn và chỉ bảo tôi rất nhiều để tôi có thể hoàn thành tốt luận văn này; - Quý Thầy, Cô trong Hội đồng chấm luận văn đã cho tôi những ý kiến đóng góp quý báu giúp luận văn của tôi thêm hoàn thiện. - Tất cả sinh viên Khoa Y Dược trường Cao đẳng Bách khoa Nam Sài Gòn – TP. Hồ Chí Minh, đã đồng ý tham gia vào nghiên cứu này của tôi. Xin gửi lời cảm ơn tới các bạn đồng môn lớp Thạc sỹ Y tế Công Cộng - CSP7. 2A, Gia đình và đồng nghiệp vì tất cả! Trân trọng cảm ơn! Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 8 năm 2020 Học viên Phạm Kế Thuận
- DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ BGH Ban Giám hiệu CĐBK NSG Cao đẳng Bách khoa NAM SÀI GÒN DASS Depression Anxiety Stress Scale: Thang điểm trầm cảm, lo âu, Stress DS Dược sỹ ĐD Điều dưỡng ĐH KHXH & NV Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn ĐHQG Đại học Quốc gia ĐHYD Đại học Y Dược ĐHY HN Đại học Y Hà Nội HSSV Học sinh sinh viên KYD Khoa Y Dược SK Sức khỏe SV Sinh viên Thành phố Hồ Chí Minh TP. HCM WHO World Health Organization: Tổ chức Y tế thế giới YTCC Y tế công cộng Thang Long University Library
- DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng Nội dung Trang Bảng 1.1 Thang đo DASS-21 .......................................................................... 11 Bảng 1.2: Bảng phân loại các mức độ stress, lo âu, trầm cảm ...................... 12 Bảng 2.1: Số lượng sinh viên khoa y dược năm học 2019 – 2020 (Tính đến 19.11.2019)...................................................................................................... 33 Bảng 2.2: Định nghĩa, phân loại và phương pháp thu thập các biến số ........ 34 Bảng 3.1: Đặc điểm dân số của sinh viên khoa YDược trường Cao đẳng Bách khoa Nam Sài ................................................................................................. 43 Bảng 3.2: Đặc điểm cá nhân của sinh viên khoa Y Dược trường Cao đẳng Bách khoa Nam Sài Gòn ................................................................................ 44 Bảng 3.3: Đặc điểm cá nhân của sinh viên khoa Y Dược trường Cao đẳng Bách khoa Nam Sài Gòn ................................................................................ 45 Bảng 3.4: Đặc điểm xã hội của sinh viên khoa Y Dược trường Cao đẳng Bách khoa Nam Sài Gòn ......................................................................................... 46 Bảng 3.5: Tỷ lệ mức độ stress ở sinh viên khoa Y Dược trường Cao đẳng Bách khoa Nam Sài Gòn ................................................................................. 47 Bảng 3.6. Thực trạng stress ở sinh viên khoa Y Dược trường Cao đẳng Bách khoa Nam Sài Gòn phân bố theo đặc tính của đối tượng nghiên cứu ........... 48 Bảng 3.7. Thực trạng stress ở sinh viên khoa Y Dược trường Cao đẳng Bách khoa Nam Sài Gòn phân bố theo đặc tính của đối tượng nghiên cứu ............ 49 Bảng 3.8: Đặc điểm dân số liên quan đến stress của sinh viên khoa Y Dược trường Cao đẳng Bách khoa Nam Sài Gòn ................................................... 50 Bảng 3. 9: Đặc điểm dân số liên quan đến stress của sinh viên khoa Y Dược trường Cao đẳng Bách khoa Nam Sài Gòn ................................................... 51 Bảng 3.10: Đặc điểm cá nhân liên quan đến stress của sinh viên khoa Y Dược trường Cao đẳng Bách khoa Nam Sài Gòn ................................................... 52
- Bảng 3.11: Đặc điểm cá nhân liên quan đến stress của sinh viên khoa Y Dược trường Cao đẳng Bách khoa Nam Sài Gòn .................................................... 53 Bảng 3.12: Đặc điểm xã hộiliên quan đến stress của sinh viên khoa Y Dược trường Cao đẳng Bách khoa Nam Sài Gòn ................................................... 54 Bảng 3. 13: Đặc điểm xã hộiliên quan đến stress của sinh viên khoa Y Dược trường Cao đẳng Bách khoa Nam Sài Gòn ................................................... 55 Bảng 3. 14. Các yếu tố liên quan với stress đã hiệu chỉnh cho các biến số gây nhiễu và tương tác (phân tích đa biến) ........................................................... 56 Thang Long University Library
- 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế thế giới, “Sức khỏe là trạng thái thoải mái toàn diện về thể chất, tinh thần và xã hội, chứ không chỉ là không có bệnh hay thương tật”, nhưng trong thực tế hiện nay, sức khỏe tâm thần vẫn chưa nhận được sự quan tâm đúng mức. Mặc dù các rối loạn tâm thần đã và đang chiếm một tỷ lệ lớn trong gánh nặng bệnh tật toàn cầu, đặc biệt có ảnh hưởng nghiêm trọng trên nhóm vị thành niên và thanh niên. Nhiều nghiên cứu trên đối tượng học sinh - sinh viên đã chỉ ra rằng ngày càng gia tăng về tỷ lệ và mức độ stress trong thời kì này cao hơn hẳn các giai đoạn khác trong cuộc đời [33],[65]. Stress có thể là động lực giúp con người tập trung hơn vào công việc và đạt được mục tiêu đề ra, tuy nhiên khi công việc quá tải, áp lực lớn kèm tình trạng stress kéo dài với cường độ mạnh không những gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe như mệt mỏi, giảm trí nhớ, mất tập trung, mất ngủ, làm giảm chất lượng công việc, học tập [46]. Hiện nay, stress là một trong những vấn đề sức khỏe tâm thần đang thu hút nhiều nhà nghiên cứu, đặc biệt là trong môi trường Y khoa, nơi tỷ lệ sinh viên bị stress nhiều nhất[32], [43], [47]. Năm 2014, Mỹ có khoảng 2500 người bị stress liên quan đến các vấn đề sức khỏe và gây ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của cộng đồng [42]. Theo một nghiên cứu khác ở Mỹ, được thực hiện vào năm 2008 bởi Associated Press chỉ ra rằng có 1 trên 10 sinh viên thường xuyên bị stress, 1 trên 5 sinh viên cảm thấy căng thẳng trong phần lớn thời gian. Tỷ lệ này tăng 20% so với cuộc điều tra 5 năm trước đó [58]. Ở Canada, tổ chức Mental Health Task Force on Graduate Student của Đại học California Berkey đã khảo sát sinh viên cử nhân của trường và phát hiện 45% sinh viên có các vấn đề về stress trong vòng 12 tháng qua [38].
- 2 Theo nghiên cứu của tác giả Nguyễn Ngọc Hồng Đào tại khoa Y tế Công cộng – ĐH Y Dược thành phố Hồ Chí Minh có 46,8% sinh viên Y tế công cộng và 44% sinh viên khối Y học dự phòng có dấu hiệu stress [4]. Một nghiên cứu trên 346 sinh viên khoa Y tế Công cộng – Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minhcủa tác giả Lê Hoàng Thanh Nhung (2017) theo thang đo DASS-21. Nghiên cứu cho thấy có 17,6% sinh viên có dấu hiệu stress mức độ nhẹ, 18,2% mức độ vừa, 7,8% mức độ nặng và 0,9% mức độ rất nặng. Nghiên cứu cũng cho thấy các nguyên nhân đưa đến tỷ lệ stress trên đối tượng này là gồm các yếu tố cá nhân, yếu tố gia đình và yếu tố học tập [13]. Khoa Y Dược Trường Cao Đẳng Bách Khoa Nam Sài Gòn có chức năng đào tạo cả lĩnh vực Y và Dược, trình độ cao đẳng và một số chương trình ngắn hạn khác liên quan đến sức khỏe theo chiến lược của Ban Giám Hiệu nhà trường về sự phát triển dài lâu trong việc mở rộng danh mục ngành đào tạo cho Khoa trong thời gian tới. Với Chức năng nhiệm vụ “Duy trì và nâng cao chất lượng học tập của học sinh, phát triển hợp tác quốc tế trong đào tạo ngành điều dưỡng theo chuẩn quốc tế (Hợp tác với tổ chức Jica – Nhật Bản, Đức...) và mục tiêu “Đáp ứng kịp thời xu thế hội nhập và nhu cầu xã hội, Khoa Y Dược không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo chuyên ngành sức khỏe, giúp học sinh cập nhật kiến thức mới, rèn luyện tay nghề vững vàng sau tốt nghiệp” [9], nên cả Thầy và trò đều tích cực dạy và học sao cho “ Làm việc được – Được việc làm”. Với những mục tiêu trên, sinh viên đang theo học tại trường đều yên tâm học tập vì nhận ra có nhiều cơ hội phát triển nghề nghiệp trong tương lai. Bên cạnh các thuận lợi là các áp lực căng thẳng, cần được quan tâm của nhà trường nhằm góp phần nâng cao hiệu quả dạy và học, đồng thời đưa ra những biện pháp kịp thời và phù hợp với xu hướng tâm lý của các sinh viên, Thang Long University Library
- 3 giúp hạn chế được tình trạng stress nâng cao chất lượng cuộc sống và nâng cao kết quả học tập, mở rộng cơ hội hành nghề sau khi tốt nghiệp. Với những lý do trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Thực trạng stress và một số yếu tố liên quan ở sinh viên khoa Y Dược trường Cao đẳng Bách khoa Nam Sài Gòn – thành phố Hồ Chí Minh, năm 2020”, với 2 mục tiêu: 1. Mô tả thực trạng stress ở sinh viên Khoa Y Dược trường Cao đẳng Bách khoa Nam Sài Gòn – thành phố Hồ Chí Minh, năm 2020. 2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến stress ở đối tượng nghiên cứu.
- 4 Chương 1 TỔNG QUAN 1.1 Định nghĩa stress Stress là đáp ứng của chủ thể trước một nhu cầu hoặc một sự tương ứng của mối quan hệ giữa con người với môi trường xung quanh. Stress là một đáp ứng thích nghi về mặt tâm lý, sinh học và tập tính. Stress đặt chủ thể vào quá trình dàn xếp thích nghi với môi trường xung quanh, tạo cho cơ thể một cân bằng mới sau khi chịu tác động của môi trường. Nói cách khác, phản ứng Stress bình thường đã góp phần làm cho cơ thể thích nghi [20]. Trong ngôn ngữ thông thường, người ta dùng từ “stress” để chỉ một nguyên nhân, một tác nhân từ môi trường (như tiếng ồn ở thành phố, bệnh tật, sự thay dổi về chỗ ở hay công việc…). Stress cũng được dùng để chỉ hậu quả của tác nhân gây kích thích mạnh (sự hoảng sợ khi gặp thiên tai, sự căng thẳng trong công việc…). Stress dẫn đến những phản ứng sinh học của cơ thể khi đối mặt với các thay đổi của môi trường. Như vậy, stress vừa chỉ tác nhân công kích, vừa để chỉ phản ứng của cơ thể trước các tác nhân đó. Hay nói như Hans Selye là mối tương quan giữa tác nhân kích thích và phản ứng cơ thể, Hans Selye (1951) đã mô tả những phản ứng sinh học ngắn hạn hay dài hạn của cơ thể đối với stress trong "Hội chứng thích nghi tổng quát" (General Adaptation Syndrome), bao gồm ba giai đoạn: Giai đoạn phản ứng báo động (Stage of Alarm Reaction), giai đoạn đề kháng (Stage of Resistance) và giai đoạn kiệt sức (Stage of Exhaustion)[3], [20], [41]. Dưới góc độ tâm lý học, stress được Larazus (1999) khái quát là trạng thái hay cảm xúc mà cá nhân trải nghiệm khi họ nhận định rằng các yêu cầu và đòi hỏi từ bên ngoài và bên trong có tính chất đe dọa, có hại, vượt quá nguồn lực cá nhân và xã hội mà họ có thể huy động được. Cho đến nay, đây được coi là định nghĩa phổ biến nhất về stress [57], [35]. Hướng tiếp cận này Thang Long University Library
- 5 cho chúng ta một cái nhìn mới về stress với nhiều đột phá quan trọng: Thứ nhất, stress không tồn tại riêng rẽ trong các kích thích - là các sự kiện gây căng thẳng, hay trong đáp ứng của con người mà ở cả luôn hiện diện song song trong hai yếu tố này, đặc biệt là trong nhận thức. Stress chỉ xảy ra khi cá nhân nhận định sự kiện có tính thách thức, có hại, đe dọa sức khỏe tâm – sinh lý và bản thân không đủ khả năng để phản ứng. Thứ hai, tác nhân gây stress không chỉ xuất phát từ môi trường bên ngoài mà còn từ những áp lực do chính cá nhân tạo ra. Thứ ba, stress là kết quả của một chuỗi phản ứng dây chuyền bao gồm một loạt yếu tố liên quan đến ý nghĩ – xúc cảm. Tóm lại, stress là một khái niệm mang tính hệ thống, liên quan đến nhiều quá trình, xảy ra trên nhiều phương diện khác nhau. Vì thế, stress là một phản ứng tích hợp không thể tách rời của các lĩnh vực sinh học – xã hội học – tâm lý học, được cá nhân triển khai nhằm đáp ứng với các tác nhân gây stress, các sự kiện kích thích đòi hỏi huy động khả năng phản ứng của cá nhân. 1.2 Biểu hiện của stress Nhìn chung, khi bị stress con người có những thay đổi cả về thể chất và tâm lý (nhận thức, xúc cảm, hành vi). Các biểu hiện về nhận thức Các biểu hiện về cảm xúc Gặp khó khăn trong các quá trình trí nhớ Ủ rũ, buồn rầu, dễ xúc động Không thể tập trung Cáu kỉnh, dễ nổi nóng Bức rức, bực bội, không xoa dịu Khả năng đánh giá, nhận định kém được căng thẳng Dễ bị lây lan tình cảm theo hướng Tư duy chậm hoặc không muốn tư duy tiêu cực Cảm thấy cô độc, bị cô lập và dễ bị Có nhiều suy nghĩ âu lo tổn thương Ý nghĩ quanh quẩn Hân hoan cao độ rồi đột ngột buồn
- 6 bã tột cùng Hồi tưởng lại những điều buồn phiền Cảm thấy vô vọng gần đây nhất Cảm thấy mất lòng tin, hay nghi ngờ Tự đổ lỗi cho bản than Chỉ nhìn thấy mặt tiêu cực của mọi vấn đề, đánh giá cao khó khăn, đánh giá Mất phương hướng thấp bản thân. Không có khả năng đưa ra quyết định Bồn chồn, lo lắng và sợ hãi Các biểu hiện sinh lý Các biểu hiện hành vi Đau đầu, đau dạ dày, đau nửa đầu Ăn quá nhiều hoặc quá ít Đau ngực, tim đập nhanh Ngủ quá nhiều hoặc quá ít Không muốn năng động như bình Bị tiêu chảy hay bị táo bón thường Buồn nôn và chóng mặt Nói năng không rõ ràng, khó hiểu Nói liên tục về một sự việc, hay Giảm hứng thú tình dục phóng đại sự việc Ăn không ngon miệng Hay tranh luận Thu mình lại, rút lui, không muốn Vã mồ hôi, ớn lạnh, run rẩy tiếp xúc với người khác Nguồn: Institute of Mental Health[44] 1.3 Phân loại stress Có nhiều cách để phân loại stress tùy thuộc vào lĩnh vực mà nhà nghiên cứu quan tâm, trong đó, phổ biến nhất: stress được hiểu là một quá trình diễn tiến liên tiếp nhau và được phân thành hai loại chính: - Stress dương tính (eustress) - giai đoạn báo động, giai đoạn đề kháng: Stress trong một thời gian ngắn với tính chất, cường độ tác động vừa phải có Thang Long University Library
- 7 thể tạo nên sức mạnh tinh thần và thể chất tức thời. Loại stress này sẽ giúp lượng máu dồn đến các cơ bắp để làm các cơ bắp cứng lên, đồng thời cũng làm tăng nhịp tim và huyết áp trong máu. Nó có thể giúp cá nhân cải thiện tư duy, trí nhớ, sáng tạo, năng động, hăng hái, hào hứng; nhận thức được những tác nhân gây stress và khả năng phản ứng của mình trước stress. Nếu sự kiện hay mối nguy hiểm qua đi, cơ thể sẽ trở lại trạng thái bình thường [35]. Như vậy, một lượng stress tối ưu có thể giúp con người cải thiện sức khỏe và phát triển tinh thần. Tuy nhiên, khi stress vượt quá tiềm năng phản ứng, ở mức độ nặng và kéo dài, khả năng đáp ứng của cơ thể đã suy yếu thì sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống (distress – stress âm tính) [37]. - Stress âm tính (distress): phản ứng stress trở thành bệnh lý khi tình huống gây stress là bất ngờ, quá dữ dội, hoặc tình huống quen thuộc nhưng lặp đi lặp lại, vượt quá khả năng dàn xếp của chủ thể. Tiếp theo giai đoạn báo động và đề kháng là giai đoạn kiệt quệ với khả năng thích nghi bị thất bại và xuất hiện stress bệnh lý. Trong stress bệnh lý, các rối loạn tâm thần, cơ thể và tập tính xuất hiện hoặc cấp tính, tạm thời hoặc nhẹ hơn và kéo dài, được phân thành nhiều giai đoạn: + Stress bệnh lý cấp tính: thường gặp trong các tình huống không lường trước được, dữ dội như bị tấn công, gặp thảm họa hoặc khi được biết chính mình hay người thân của mình bị bệnh nặng. + Stress bệnh lý kéo dài: những rối loạn kéo dài được hình thành do các tình huống stress như sau: thường gặp nhất là trong các tình huống stress quen thuộc nhưng lặp đi lặp lại như xung đột, thất vọng, không toại nguyện, những phiền nhiễu trong đời sống hàng ngày. Ít gặp hơn là trong các tình huống bất ngờ và dữ dội, gây ra một phản ứng cấp diễn ban đầu, nhưng sau đó không ổn định hoàn toàn mà chuyển sang stress bệnh lý kéo dài.
- 8 + Trạng thái trầm cảm: những tình huống stress dai dẳng dẫn đến rối loạn lo âu kéo dài, gây trở ngại cho hoạt động của bệnh nhân. Những hoàn cảnh xung đột, sự không thỏa mãn liên quan đến stress, khiến bệnh nhân nghĩ rằng bản thân họ không thể nào tiến triển tốt lên được. Họ tự đánh giá thấp bản thân mình và đó là mở đầu cho các nhân tố trầm cảm. Các nhân tố trầm cảm này phát triển thành hội chứng trầm cảm. + Rối loạn stress sau sang chấn: rối loạn stress sau sang chấn phát sinh như một đáp ứng trì hoãn hoặc kéo dài đối với một sự kiện hoặc hoàn cảnh gây stress mạnh, có tính đe dọa, thảm họa đặc biệt. Những sự kiện đó như tai họa do thiên nhiên, con người gây ra, chiến tranh, tai nạn thảm khốc, nạn nhân của tra tấn, khủng bố, hãm hiếp hoặc các tội ác khác. + Rối loạn sự thích ứng: rối loạn sự thích ứng là những trạng thái đau khổ chủ quan và rối loạn cảm xúc gây trở ngại cho hoạt động xã hội và hiệu suất làm việc. Tác nhân gây stress có thể ảnh hưởng đến sự toàn vẹn của các mối quan hệ của cá nhân như tang tóc hay chia ly. Tính dễ tổn thương đóng vai trò to lớn trong nguy cơ của rối loạn thích ứng. Rối loạn thích ứng thường xảy ra trong vòng một tháng sau khi xảy ra sự kiện stress và thường kéo dài không quá 6 tháng. 1.4 Các yếu tố dẫn đến stress Tình trạng căng thẳng thường xảy ra trong cuộc sống có thể là do : Yếu tố chính[2]: - Mẫu thuẫn giữa cá nhân và môi trường xung quanh. - Mâu thuẫn giữa quyền lợi cá nhân và nhu cầu của xã hội, đặc biệt là vấn đề về kinh tế. - Mâu thuẫn kéo dài trong công tác ở cơ quan - Mẫu thuẫn trong đời sống cá nhân và gia đình. Thang Long University Library
- 9 Yếu tố thuận lợi[2]: - Nhân cách yếu - Mắc các bệnh nhiễm khuẩn mạn tính. - Nhiễm độc - Thiếu dinh dưỡng lâu ngày. - Mất ngủ kéo dài - Lao động trí óc quá căng thẳng - Môi trường sống và làm việc có nhiều nhân tố kích thích. Những rối loạn cảm xúc mạnh[2]: Các yếu tố gây stress thường gây bệnh khi nó làm biến đổi cảm xúc một cách sâu sắc. Những rối loạn thường gặp nhất là: - Thất vọng. - Lo lắng, sợ hãi, buồn rầu. - Tức giận. 1.5 Quản lý stress Hiệp hội tâm lý học Hoa Kì (APA) cung cấp những lời khuyên để quản lí stress như sau[30]: - Hiểu bản thân bị stress như thế nào: làm thế nào bạn biết mình bị stress? Những suy nghĩ và hành vi của bạn có khác gì so với lúc bạn không cảm thấy stress? - Xác định nguồn gây stress: những sự kiện/tình huống nào gây stress? Có liên quan đến gia đình, sức khỏe, tài chính, công việc, các mối quan hệ hay liên quan đến điều gì khác không? - Tìm hiểu biểu hiện của stress: con người trải qua stress với những biểu hiện khác nhau (khó tập trung, cảm thấy tức giận, cáu kỉnh, đau đầu, căng cơ hoặc thiếu năng lượng). Hãy đánh giá các dấu hiệu stress của bản thân.
- 10 - Cách đối phó với stress: xác định xem bạn có hành vi không lành mạnh như hút thuốc, uống rượu, ăn quá nhiều hay quá ít để đối phó hay không? Đây có phải là hành vi thường xuyên không hay là chỉ trong một dịp hay tình huống cụ thể nào? Liệu những hành vi không lành mạnh này có phải là do cảm thấy quá stress? - Tìm những cách lành mạnh để quản lý stress: cân nhắc những hoạt động lành mạnh giúp giảm stress như: tập thể dục, thiền hoặc nói về stress của bạn với bạn bè hoặc gia đình. - Chăm sóc bản thân: ăn uống hợp lí, ngủ đủ giấc, uống nhiều nước và tham gia vào các hoạt động thể chất thường xuyên. - Tiếp cận để hỗ trợ: chấp nhận sự giúp đỡ từ bạn bè, gia đình có thể giúp quản lý stress, nếu bạn vẫn không quản lý được stress hãy tìm bác sĩ tâm lí. 1.6 Công cụ sàng lọc stress Trên thế giới có nhiều công cụ đo lường sức khỏe tâm thần được sử dụng cho đến bây giờ, như thang đo stress PSS, thang đo trầm cảm BECK (BID-D), thang tự đánh giá lo âu của ZUNG (SAS) và thang đo DASS đánh giá Trầm cảm – Lo âu – Stress của Lovibond. Riêng thang đo DASS, có hai phiên bản: thang đo gồm 42 câu và thang đo ngắn gọn hơn gồm 21 câu. Cả hai thang đo đều được đánh giá là đáng tin cậy và có giá trị cho nhóm dân số lâm sàng và cộng đồng kể cả khác biệt về văn hóa, dân tộc. Thang đo có thể được sử dụng bởi những bác sĩ không thuộc chuyên ngành tâm thần [22]. Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng thang đo Trầm cảm – Lo âu – Stress DASS-21, bởi từ khi ra đời, thang đo DASS-21 đã được sử dụng rộng rãi trong nhiều nghiên cứu ở nhiều quốc gia để đánh giá mối quan hệ và ảnh hưởng của trầm cảm, lo âu và stress trong nhiều nhóm dân cư, nhóm tuổi, lâm sàng hay cộng đồng và phân biệt stress và trầm cảm [48], [54], [61]. Thang Long University Library
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến xu hướng thay đổi thái độ sử dụng thương mại điện tử ở Việt Nam
115 p | 747 | 115
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân tại thị xã Từ Sơn tỉnh Bắc Ninh
193 p | 305 | 102
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Một số giải pháp áp dụng quyền chọn chứng khoán trên thị trường chứng khoán Việt Nam
86 p | 175 | 38
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng hệ thống tàu điện ngầm Metro tại TP. HCM
0 p | 238 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Y học: Thực trạng nguồn lực và nhu cầu sử dụng y học cổ truyền của người bệnh tại trạm y tế Quận Thủ Đức năm 2020
97 p | 166 | 24
-
Luận văn Thạc sĩ Y học: Mô hình bệnh tật và nguồn nhân lực Y học cổ truyền tại một số trung tâm y tế huyện thuộc tỉnh Kiên Giang
120 p | 84 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Y học dự phòng: Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến nguồn nhân lực y tế tuyến xã, phường tỉnh Tuyên Quang
99 p | 96 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Cổ phần hóa bệnh viện công tuyến tỉnh tại Thành phố Hồ Chí Minh: Liệu có phải là giải pháp khả thi trong tiến trình nâng cao chất lượng dịch vụ y tế?
0 p | 138 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Y khoa: Thực trạng nguồn nhân lực y học cổ truyền công lập thành phố Đà Nẵng năm 2020
96 p | 48 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Y học: Đánh giá độc tính bán trường diễn và tác dụng bảo vệ tế bào gan của viên nang “CTHepaB” trên thực nghiệm
87 p | 48 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý tài chính tại trường Đại học Y Dược Thái Bình
96 p | 24 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Y học: Nghiên cứu độc tính cấp và tác dụng bảo vệ tế bào gan của viên nang Gydenphy trên động vật thực nghiệm
92 p | 19 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Y học: Đánh giá tác dụng điều biến miễn dịch của viên nang Linh lộc sơn trên động vật thực nghiệm
110 p | 10 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Y học: Thực trạng dạy và học học phần thực tập cộng đồng của sinh viên Cao đẳng Điều dưỡng Đa khoa trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên
117 p | 63 | 5
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Y tế công cộng: Mô tả thực trạng tuân thủ điều trị của bệnh nhân tăng huyết áp đến khám và điều trị ngoại trú tại Bệnh viện 7B, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai năm 2019.
9 p | 50 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Mối quan hệ giữa sự quá tải trong công việc, sự xung đột trong công việc - gia đình và ý định chuyển công việc của nhân viên ngành Xây dựng tại TP. HCM
95 p | 21 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng ý định mua lại vé xe tại các trang bán vé xe trực tuyến của người tiêu dùng Tp. Hồ Chí Minh
122 p | 37 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Ảnh hưởng của thuộc tính bao bì đến ý định mua sản phẩm sữa tươi đóng hộp - Vai trò trung gian của hình ảnh và niềm tin thương hiệu – Trường hợp nghiên cứu đối với người tiêu dùng trên địa bàn TP.HCM
177 p | 5 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn