Luận văn Thạc sĩ Y tế công cộng: Thực trạng sử dụng rượu bia ở nhân viên y tế tại trung tâm y tế thành phố Thuận An, Bình Dương và một số yếu tố liên quan năm 2020
lượt xem 8
download
Luận văn tìm hiểu thực trạng sử dụng rượu bia ở nhân viên y tế tại trung tâm y tế thành phố Thuận An; một số yếu tố liên quan đến SDRB chưa hợp lý của nhân viên y tế tại trung tâm y tế thành phố Thuận An.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Y tế công cộng: Thực trạng sử dụng rượu bia ở nhân viên y tế tại trung tâm y tế thành phố Thuận An, Bình Dương và một số yếu tố liên quan năm 2020
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG LÝ HOÀNG THỰC TRẠNG SỬ DỤNG RƯỢU BIA Ở NHÂN VIÊN Y TẾ TẠI TRUNG TÂM Y TẾ THÀNH PHỐ THUẬN AN, BÌNH DƯƠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN NĂM 2020 LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG HÀ NỘI – 2020
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG KHOA: KHOA HỌC SỨC KHỎE BỘ MÔN: Y TẾ CÔNG CỘNG LÝ HOÀNG THỰC TRẠNG SỬ DỤNG RƯỢU BIA Ở NHÂN VIÊN Y TẾ TẠI TRUNG TÂM Y TẾ THÀNH PHỐ THUẬN AN, BÌNH DƯƠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN NĂM 2020 Chuyên ngành: Y TẾ CÔNG CỘNG Mã số: 8 72 07 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS.BS NGUYỄN MINH QUÂN HÀ NỘI – 2020 Thang Long University Library
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các tài liệu trích dẫn theo các nguồn đã công bố. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và tôi chưa từng công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào. Nếu có gì sai sót, tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm. Họ tên học viên LÝ HOÀNG
- LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận đươc sự hướng dẫn, giúp đỡ quý báu các thầy cô, đồng nghiệp và các anh chị học viên. Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tôi xin được bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới: Ban Giám hiệu, Phòng đào tạo Sau đại học trường Đại học Thăng Long đã chỉ bảo cũng như tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thiện và bảo vệ luận văn này. Ban Giám đốc TTYT TP Thuận An – nơi tôi công tác và thu thập số liệu đã tạo mọi điều kiện giúp tôi hoàn thành khóa học cũng như luận văn. Hướng dẫn khoa học TS.BS Nguyễn Minh Quân đã hướng dẫn và chỉ bảo tôi rất nhiều để tôi có thể hoàn thành luận văn này. Xin chân thành cảm ơn các thầy, các cô trong hội đồng chấm luận văn đã cho tôi những ý kiến đống góp quý báu giúp luận văn của tôi thêm hoàn thiện. Xin chân thành cảm ơn tới tất cả các đồng nghiệp đang công tác tại Trung Tâm Y Tế TP Thuận An–đã đồng ý tham gia vào nghiên cứu này của tôi. Xin gửi lời cảm ơn tới bạn bè trong lớp CH YTCC, gia đình, đồng nghiệp! Xin chân thành cảm ơn! Học viên Lý Hoàng Thang Long University Library
- DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT Alcohol Use Disorders Indentification Test (Phép kiểm AUDIT đánh giá rối loạn sử dụng rượu bia) BMI Chỉ số khối cơ thể (Body Mass Index) ĐVR Đơn vị rượu IARC Tổ chức Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (International Agency for Research on Cancer LDRB Lạm dụng rượu bia NC Nghiên cứu OR Tỷ số số chênh (Odds ratio) PR Tỷ số tỷ lệ hiện mắc (Prevalance ratio) SDRB Sử dụng rượu bia THCN Trung học chuyên nghiệp WHO Tổ chức Y tế thế giới (World Health Organization)
- MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ ........................................................................................................ 1 CHƯƠNG 1. ........................................................................................................... 3 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ............................................................................. 3 1.1. Một số khái niệm......................................................................................... 3 1.1.1. Khái niệm rượu bia ......................................................................... 3 1.1.2. Đơn vị cồn tiêu chuẩn ..................................................................... 4 1.1.3. Lạm dụng rượu bia .......................................................................... 4 1.2. Mức độ nguy cơ trong sử dụng rượu bia theo AUDIT [40], ...................... 5 1.3. Tác hại của việc sử dụng rượu bia .............................................................. 7 1.3.1. Tác hại đến sức khỏe ....................................................................... 7 1.3.2. Tai nạn, thương tích ...................................................................... 10 1.3.3. Vấn đề xã hội ................................................................................ 12 1.3.4. Gánh nặng kinh tế ......................................................................... 13 1.3.5. Nghiên cứu về sử dụng rượu bia ở nhân viên y tế trên thế giới.... 14 1.4. Tình hình sử dụng rượu bia và các nghiên cứu về rượu bia tại Việt Nam 15 1.4.1. Tình hình sử dụng rượu bia tại Việt Nam ..................................... 15 1.4.2. Nghiên cứu sử dụng rượu bia ở nhân viên y tế tại Việt Nam ....... 19 1.5. Một số yếu tố liên quan sử dụng, lạm dụng rượu bia ............................... 20 1.6. Một số giải pháp giảm sử dụng, lạm dụng rượu bia trên thế giới và Việt Nam 23 1.6.1. Một số giải pháp giảm sử dụng, lạm dụng rượu bia trên thế giới . 23 1.7. Giới thiệu khái quát địa điểm nghiên cứu ................................................. 24 1.8. Khung lý thuyết nghiên cứu ...................................................................... 25 CHƯƠNG 2. ......................................................................................................... 25 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................... 26 2.1 Đối tượng, địa điểm, thời gian nghiên cứu ............................................... 26 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu.................................................................... 26 2.1.2. Địa điểm nghiên cứu ..................................................................... 26 2.1.3. Thời gian nghiên cứu .................................................................... 26 Thang Long University Library
- 2.2 Phương pháp nghiên cứu........................................................................... 26 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu ....................................................................... 26 2.2.2. Cỡ mẫu nghiên cứu ....................................................................... 26 2.2.3. Kỹ thuật chọn mẫu ........................................................................ 27 2.3 Biến số, chỉ số nghiên cứu và tiêu chuẩn đánh giá ................................... 27 2.3.1. Biển số, chỉ số nghiên cứu, các biến số và chỉ số nghiên cứu. ..... 27 2.3.2. Các chỉ số và tiêu chí đánh giá ...................................................... 35 2.4 Phương pháp thu thập thông tin ................................................................ 35 2.4.1 Công cụ thu thập thông tin .................................................................. 35 2.4.2. Kỹ thuật thu thập thông tin................................................................. 35 2.5 Phân tích và xử lý số liệu .......................................................................... 36 2.6 Sai số và biện pháp khống chế sai số ........................................................ 36 2.6.1 Sai số ................................................................................................... 37 2.6.2 Biện pháp hạn chế sai số ..................................................................... 37 2.7 Đạo đức trong nghiên cứu ......................................................................... 38 2.8 Hạn chế của nghiên cứu ............................................................................ 38 CHƯƠNG 3. ......................................................................................................... 39 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................................. 39 3.1. Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu .............................................. 39 3.2. Thực trạng sử dụng rượu bia ..................................................................... 40 3.3. Mối liên quan giữa sử dụng rượu bia chưa hợp lí và các đặc tính của đối tượng nghiên cứu ............................................................................................. 45 3.3.1. Mối liên quan giữa sử dụng rượu bia với đặc tính mẫu ..................... 45 Độc thân................................................................................................................ 46 3.3.2. Mối liên quan giữa sử dụng rượu bia chưa hợp lí với một số hành vi và tình trạng sức khỏe. ................................................................................. 48 3.4. Phân tích đa biến các yếu tố liên quan đến sử dụng rượu bia chưa hợp lí 49 CHƯƠNG 4. ......................................................................................................... 51 BÀN LUẬN .......................................................................................................... 51
- 4.1. Thực trạng sử dụng rượu bia ở nhân viên y tế tại trung tâm y tế thành phố Thuận An ..................................................................................... 52 4.1.1. Tuổi lần đầu sử dụng rượu bia ........................................................... 52 4.1.2. Tần suất uống rượu bia trong 12 tháng qua ...................................... 53 4.2. Một số yếu tố liên quan đến SDRB chưa hợp lý của nhân viên y tế tại trung tâm y tế thành phố Thuận An. ........................................................... 58 KẾT LUẬN .......................................................................................................... 63 KHUYẾN NGHỊ .................................................................................................. 64 PHỤ LỤC 1 .......................................................................................................... 70 PHỤ LỤC 2 .......................................................................................................... 72 Thang Long University Library
- DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng Nội dung Trang Bảng 2.1 Các biến số và chỉ số nghiên cứu......................................................... 27 Bảng 3.1 Đặc tính dân số xã hội của nhân viên y tế (n=390) ............................. 39 Bảng 3.2. Đặc tính dân số xã hội của nhân viên y tế (n=390) ............................ 40 Bảng 3.3 Tuổi sử dụng rượu bia lần đầu của nhân viên y tế (n=390)................. 40 Bảng 3.4. Tần suất và mức độ sử dụng rượu bia (n=390) .................................. 41 Tính chung trong tất cả nhân viên y tế tham gia nghiên cứu, người uống rượu/bia41 Những người có uống rượu/bia trong 12 tháng qua thường uống 5-6 ĐVR trong 1 lần uống (14,1%). Có 65,4% đối tượng cho biết chỉ uống 1-2 ĐVR trong một lần uống, trong khi tỷ lệ người uống từ 10 ĐVR trở lên /lần là 1,3%. ............... 41 Lấy ngưỡng uống quá chén là khi số ĐVR/lần uống bằng hoặc lớn hơn 6, uống quá chén trong 1 năm vừa qua. Cụ thể hơn, 15,9% trả lời có uống quá chén hằng tháng và 0,8% có uống quá chén hằng ngày hoặc gần như hằng ngày. .............. 42 Bảng 3.5. Đã từng sử dụng rượu bia trước đây ở nhân viên y tế (n=390) .......... 42 Bảng 3.6. Hành vi sử dụng rượu bia của nhân viên y tế (n=262) ....................... 42 Bảng 3.7. Tình trạng hút thuốc lá, thể lực và mắc bệnh mạn tính của nhân viên y tế (n=390) ............................................................................................................ 43 Bảng 3.8: Đặc điểm sử dụng rượu bia (n=390) .................................................. 44 Bảng 3.9 Mối liên quan giữa SDRB chưa hợp lí và đặc tính của nhân viên y tế (n=390) ................................................................................................................ 45 Bảng 3.10 Mối liên quan giữa SDRB chưa hợp lí và đặc tính của nhân viên y tế (n=390) ................................................................................................................ 46 Bảng 3.11 Mối liên quan giữa sử dụng rượu bia và đặc tính của đối tượng nghiên cứu (n=390) ............................................................................................. 47 Bảng 3.12 Mối liên quan giữa sử dụng rượu bia chưa hợp lí và tình trạng sức khỏe của nhân viên y tế (n=390) ......................................................................... 48 Bảng 3.13. Các yếu tố liên quan với sử dụng rượu bia chưa hợp lí đã hiệu chỉnh cho các biến số gây nhiễu và tương tác (phân tích đa biến) (n=390) ................. 49
- Bảng 3.14. Các yếu tố liên quan với sử dụng rượu bia chưa hợp lí đã hiệu chỉnh cho các biến số gây nhiễu và tương tác (phân tích đa biến) (n=390) ................. 50 Thang Long University Library
- 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Sử dụng rượu bia là một thói quen mang văn hoá truyền thống tại nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam. Sử dụng rượu bia với mức độ hợp lý có thể đem lại cho con người cảm giác hưng phấn, khoan khoái, lưu thông huyết mạch... Song rượu bia lại là chất ức chế thần kinh trung ương, gây nghiện vì vậy người sử dụng rất dễ bị lệ thuộc với mức độ dung nạp ngày càng nhiều dẫn đến tình trạng lạm dụng rượu bia. Khoảng hai tỷ người trên thế giới tiêu thụ đồ uống có cồn và gần 76,3 triệu người có khả năng mắc rối loạn sử dụng rượu bia. Theo ước tình của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ở các nước Đông Nam Á có 1/4 đến 1/3 nam giới uống rượu [49], [44] xu hướng ngày càng tăng ở phụ nữ. Ở Ấn Độ, số người sử dụng rượu ước tính năm 2005 là 62,5 triệu, với 17,4% trong số họ (10,6 triệu) là người dùng phụ thuộc và 20-30% nhập viện là do các vấn đề liên quan đến rượu [45], [41]. Lạm dụng rượu bia gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho sức khoẻ cộng đồng và trật tự an toàn xã hội [19], [29]. Rượu bia là nguyên nhân gây ra hơn 230 loại bệnh tật và tình trạng thương tích là nguy cơ gây ra những vấn đề sức khỏe như rối loạn tâm-thần kinh, hành vi, bao gồm rối loạn sử dụng rượu bia (AUD), các bệnh không lây nhiễm, thương tích do bạo lực và tai nạn giao thông. Một số bệnh/ thương tích chính do sử dụng rượu bia: Bệnh tim mạch, bệnh tiêu hóa/ rối loạn tiêu hóa, ung thư, thương tích, rối loạn sử dụng rượu bia (AUD) [37], [42], [48], [63], [45]. Việt Nam hiện được đánh giá là quốc gia được ước tính có mức tiêu thụ rượu bia cao ở Đông Nam Á, xếp thứ hai chỉ sau Thái Lan. Ở Việt Nam, quá trình đổi mới và phát triển nền kinh tế trong những năm qua đã giúp cho đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao. Xu hướng sử dụng rượu bia và các loại đồ uống có cồn khác trong sinh hoạt hàng ngày, trong những dịp lễ hội, trong quan hệ công việc... đang ngày càng gia tăng. Nếu như năm 2010 có
- 2 70% nam và 6% nữ giới trên 15 tuổi có uống rượu bia trong 30 ngày qua thì sau 5 năm, đến năm 2015 tỷ lệ này đã tăng lên tương ứng là 80,3% ở nam giới và 11,6% ở nữ giới và có xu hướng trẻ hóa tuổi sử dụng rượu bia. Việt Nam đang phải đối mặt với sự gia tăng ngày càng trầm trọng của các bệnh không lây nhiễm. WHO ước tính năm 2016 cả nước ghi nhận 549.000 trường hợp tử vong do mọi nguyên nhân, trong đó tử vong do bệnh không lây nhiễm chiếm tới 77%. Tử vong do bệnh tim mạch đứng hàng đầu với 31%, tiếp theo là ung thư 19%, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính 6% và đái tháo đường 4% [32]. Rượu bia là một trong bốn yếu tố nguy cơ chủ yếu của bệnh không lây nhiễm nói trên. Rượu bia là 1 trong 3 nguyên nhân chính làm gia tăng tỷ lệ tai nạn giao thông ở nam giới từ 15-49 tuổi tại Việt Nam. Tổng số vụ tai nạn giao thông liên quan tới rượu bia chiếm 32,4% ở nam giới và 19,6% ở nữ giới [66], [67]. Trung tâm y tế thành phố Thuận An gồm 4 phòng chức năng, 4 khoa phòng thuộc khối dự phòng và 14 khoa lâm sàng cận lâm sàng và 10 phòng khám/trạm y tế trực thuộc với tổng số 402 nhân viên y tế. Tìm hiểu tổng quan chưa tìm thấy nghiên cứu về tỷ lệ sử dụng rượu bia trên đối tượng nhân viên y tế tại Việt Nam, theo đánh giá chủ quan nhân viên y tế là đối tượng có kiến thức về tác hại của lạm dụng rượu bia lên sức khỏe nên tỷ lệ lạm dụng rượu bia sẽ thấp? Tuy nhiên một số nghiên cứu trên đối tượng sinh viên thuộc các trường Đại học Y Dược cho thấy tỷ lệ sử dụng rượu bia ở sinh viên khá cao từ 57% đếb 75%. Do đó chúng tôi quyết định thực hiện nghiên cứu đề tài “Thực trạng sử dụng rượu bia ở nhân viên y tế tại trung tâm y tế thành phố Thuận An, Bình Dương và một số yếu tố liên quan năm 2020” với 2 mục tiêu: 1. Mô tả thực trạng sử dụng rượu bia ở nhân viên y tế tại Trung tâm Y tế thành phố Thuận An, Bình Dương năm 2020. Thang Long University Library
- 3 2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến sử dụng rượu bia không hợp lý của của nhân viên y tế tại trung tâm y tế thành phố Thuận An, Bình Dương CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 1.1. Một số khái niệm 1.1.1. Khái niệm rượu bia - Rượu là đồ uống có cồn thực phẩm, được sản xuất từ quá trình lên men từ một hoặc hỗn hợp của các loại nguyên liệu chủ yếu gồm tinh bột của ngũ cốc, dịch đường của cây, hoa, củ, quả hoặc là đồ uống được pha chế từ cồn thực phẩm [33]. - Bia là đồ uống có cồn thực phẩm, được sản xuất từ quá trình lên men từ hỗn hợp của các loại nguyên liệu chủ yếu gồm mạch nha (malt), đại mạch, nấm men bia, hoa bia (hoa houblon), nước…[33] - Phân loại rượu bia Theo Tổ chức y tế thế giới (WHO) rượu bia đươc phân loại theo nồng đô ̣ cồn và đươc chia làm loai là bia, rượu vang và rượu mạnh [32]. • Bia: là loại đồ uống lên men, được làm từ nguyên liệu chính là đại mạch, nước, hoa bia và men. Độ cồn của bia phổ biến từ 4%-6%. • Rượu vang: được sản xuất từ quá trình lên men các loại trái cây (chủ yếu là nho), thường có độ cồn từ 10%-14% [32]. • Rượu mạnh: được sản xuất từ quá trình lên men và chưng cất nguyên liệu như mía, củ cải đường, khoai tây, ngô, lúa mạch, lúa mì và các loại ngũ cốc khác. Rượu mạnh thường có độ cồn trên 35% [32].
- 4 1.1.2. Đơn vị cồn tiêu chuẩn Đơn vị rượu là đơn vị đo lường dùng để quy đổi rượu bia và đồ uống có cồn khác với nồng độ khác nhau. Tai Việt Nam 1 đơn vị rượu tương đương 10 gram cồn nguyên chất chứa trong dung dịch uống. Như vậy, 1 đơn vị rươu tương đương với 2/3 chai bia 500ml hoặc một lon bia 330 ml (5%) hoăc bằng 1 cốc bia hơi 330ml hoăc bằng 1 ly rượu vang 100 ml (13,5%) hoăc bằng 1 chén rượu mạnh 30 ml (40-43%). . Hình 1: Minh họa 1 đơn vị cồn đối với các loại bia, rượu vang, rượu mạnh 1.1.3. Lạm dụng rượu bia Lạm dụng rượu bia (LDRB) là việc sử dụng rượu bia (SDRB) với mức độ không thích hợp dẫn đến việc biến đổi chức năng hoặc xuất hiện một dấu hiệu về lâm sàng theo Hướng dẫn chẩn đoán và thống kê rối loạn tâm thần Thang Long University Library
- 5 Mỹ. Nữ uống quá 2 đơn vị rượu/ngày hoặc 14 đơn vị rượu/tuần; nam quá 3 đơn vị rượu/ngày hoặc 21 đơn vị rượu/tuần; người 65 tuổi quá 2 đơn vị rượu/ngày hoặc 14 đơn vị rượu/tuần và một hoặc một số dấu hiệu theo Hướng dẫn chẩn đoán và thống kê rối loạn tâm thần Mỹ được coi là LDRB [16]. Là việc SDRB và đồ uống có cồn khác với mức độ, liều lượng, đối tượng không thích hợp dẫn đến sự biến đổi về chức năng của cơ thể hoặc xuất hiện dấu hiệu về lâm sàng ảnh hưởng có hại đến sức khỏe người sử dụng (trẻ em, phụ nữ mang thai hoặc đang nuôi con bằng sữa mẹ SDRB và đồ uống có cồn khác; người từ 60 tuổi trở lên uống hơn 14 đơn vị rượu/tuần, hơn 2 đơn vị rượu/ngày, hơn 1/2 đơn vị rượu/giờ; người dưới 60 tuổi uống trên 21 đơn vị rượu/tuần, hơn 3 đơn vị rượu/ngày, hơn 1 đơn vị rượu/giờ) hoặc SDRB và đồ uống có cồn khác trong trường hợp pháp luật nghiêm cấm [11]. 1.2. Mức độ nguy cơ trong sử dụng rượu bia theo AUDIT [40], Theo Bảng phân loại DMS.IV (Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders) của Hiệp hội Tâm thần Mỹ, rối loạn do sử dụng đồ uống có cồn được chia làm 2 mức độ: Lạm dụng (alcohol abuse) và phụ thuộc rượu bia (Alcohol dependence). Trong tài liệu này, để áp dụng cho can thiệp cộng đồng, việc đánh giá nguy cơ do sử dụng rượu bia dựa theo hướng dẫn trong bộ công cụ sàng lọc AUDIT. Bộ câu hỏi được WHO thiết kế năm 1982 với mục đích phát hiện sớm các vấn đề liên quan tới sử dụng rượu bia và phù hợp với tất cả các nước trên thế giới kể cả các nước phát triển và đang phát triển. Quá trình xây dựng bộ công cụ Phép kiểm đánh giá rối loạn sử dụng rượu bia (AUDIT) thực hiện nhiều giai đoạn, bởi nhiều nhà nghiên cứu trên nhiều quốc gia vùng lãnh thổ. Từ khi được khuyến cáo sử dụng, nhiều nghiên cứu đã cho thấy công cụ này có nhiều giá trị ứng dụng và là công cụ sàng lọc các vấn đề liên quan đến sử dụng rượu tốt nhất ở các cơ sở chăm sóc y tế ban đầu [80]. Hiện tại, Bộ Y tế
- 6 cũng áp dụng AUDIT để hướng dẫn Sàng lọc và can thiệp giảm tác hại do SDRB từ năm 2013. AUDIT là bộ câu hỏi với 10 câu đơn giản, ngắn gọn và được chia thành 3 phần bao gồm: - Phần 1: gồm 3 câu hỏi thu thập bằng chứng về sử dụng rượu bia đến mức có hại. - Phần 2: gồm 3 câu hỏi thu thập bằng chứng về phụ thuộc rượu bia. - Phần 3: gồm 4 câu hỏi thu thập bằng chứng về sử dụng rượu bia đến mức nguy hiểm. Trong tài liệu này, để áp dụng cho can thiệp cộng đồng, việc đánh giá nguy cơ do SDRB dựa theo hướng dẫn trong bộ công cụ sàng lọc AUDIT. Có 4 mức độ nguy cơ trong SDRB, bao gồm: a) Sử dụng rượu bia hợp lý, nguy cơ thấp: Lý tưởng nhất vẫn là không nên uống rượu bia; nếu đã uống chỉ nên giữ ở mức không quá 2 đơn vị rượu/ngày đối với nam giới và không quá 1 đơn vị rượu/ngày đối với nữ giới. Với mức độ dung nạp này, những hậu quả của rượu bia đối với sức khoẻ thường ở mức tối thiểu, tương ứng với mức. b) Sử dụng rượu bia ở mức nguy cơ (Hazardous use of alcohol) Là việc sử dụng rượu bia ở mức độ dẫn đến nguy cơ gây hại cho người uống. Những người này mặc dù chưa chịu những tác hại về sức khỏe do rượu/bia gây ra nhưng họ có nguy cơ mắc các bệnh mạn tính như: ung thư, tim mạch, v.v hoặc nguy cơ chấn thương, bạo lực hay hành vi liên quan đến pháp luật, giảm khả năng làm việc, và gặp phải các vấn đề xã hội do tình trạng nhiễm độc rượu, bia cấp tính gây nên, tương ứng với mức từ 8-15 điểm. c) Sử dụng rượu bia ở mức có hại (Harmful use of alcohol) Là việc sử dụng rượu bia ở mức gây ra các tổn hại về sức khỏe. Những tổn hại này có thể Thang Long University Library
- 7 về thể chất (tổn thương gan, suy chức năng gan, tim mạch, v.v.) hay tâm thần (trầm cảm, loạn thần, v.v.) hoặc các hậu quả xã hội khác (tai nạn thương tích, bạo lực, giảm khả năng làm việc, v.v.), tương ứng với mức từ 9-16 điểm. d) Phụ thuộc/nghiện rượu bia Là tình trạng lệ thuộc vào rượu bia được đặc trưng bởi sự thèm muốn (nhu cầu uống mãnh liệt), mất kiểm soát (không thể ngừng uống mặc dù rất muốn dừng), tăng mức độ dung nạp, ảnh hưởng đến thể chất, tương ứng với mức từ 20 điểm trở lên. Năm 1992, nghiện rượu bia được liệt kê vào nhóm rối loạn hành vi và tâm thần do sử dụng các chất tác động tâm thần với những tiêu chí nhận diện thuộc mục F10.2 trong ICD-10. - Thèm muốn mãnh liệt hoặc cảm thấy bắt buộc phải sử dụng. - Khó khăn trong việc kiểm soát tập tính sử dụng: thời gian bắt đầu, thời gian kết thúc, mức sử dụng. - Xuất hiện hội chứng cai khi ngừng sử dụng hoặc giảm liều. - Tăng mức độ dung nạp. - Dần dần sao nhãng những thú vui hoặc sở thích trước đây chỉ còn tập trung vào một sở thích, đó là sử dụng rượu bia. - Tiếp tục sử dụng rượu bia mặc dù đã gặp phải các hậu quả do sử dụng rượu bia. Chẩn đoán hội chứng nghiện rượu bia (Alcohol Dependence Syndrome) khi có ít nhất 3 trong số các biểu hiện nêu trên đã từng xảy ra một vài lần trong 12 tháng qua. 1.3. Tác hại của việc sử dụng rượu bia 1.3.1. Tác hại đến sức khỏe Rượu bia là nguyên nhân gây ra hơn 230 loại bệnh tật và tình trạng thương tích và thậm chí tử vong [37]. Rượu bia là chất hướng thần với những
- 8 đặc tính gây ra sự lệ thuộc. Uống rượu bia có liên quan đến nguy cơ gây ra những vẫn đề sức khỏe như rối loạn tâm – thần kinh, hành vi, bao gồm rối loạn sử dụng rượu bia (AUD), các bệnh không lây nhiễm chính, thương tích do bạo lực và tai nạn giao thông [50], [60]. Một nghiên cứu khác tiến hành tại Anh cho thấy nguy cơ tử vong ở những người uống so với người không uống. Uống nhẹ đến trung bình (1,5-29,9g mỗi ngày) làm giảm nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch, uống rượu nặng có liên quan với tăng nguy cơ tử vong do các nguyên nhân khác, đặc biệt là ung thư vú và xơ gan. Lợi ích liên quan đến việc uống nhẹ đến trung bình là rõ ràng nhất ở những phụ nữ có các yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch vành và những người từ 50 tuổi trở lên [83]. Khoảng nửa triệu người trên thế giới chết vì ung thư gan mỗi năm. Uống nhiều rượu có thể gây ra bệnh xơ ung thư gan và tử vong [17]. Tỷ lệ tử vong liên quan đến rượu được nghiên cứu thường xuyên hơn so với tỷ lệ mắc bệnh liên quan đến rượu. Một nghiên cứu tại Mỹ của Micheal và cộng sự cho thấy nguyên nhân tử vong liên quan đến uống rượu là xơ gan và nghiện rượu, ung thư miệng, thực quản, họng, thanh quản, và kết hợp gan, ung thư vú ở phụ nữ, chấn thương và nguyên nhân bên ngoài khác ở nam giới. Tỷ lệ tử vong từ bệnh ung thư vú cao hơn 30% trong số phụ nữ cho biết có sử dụng ít nhất một thức uống có cồn hàng ngày hơn những người không uống. Tỷ lệ tử vong do mọi nguyên nhân tăng lên cùng với việc uống rượu nặng hơn, đặc biệt là ở người trưởng thành dưới 60 tuổi có nguy cơ mắc bệnh tim mạch [83]. Theo nghiên cứu của tác giả Trần Thiện Thuần thực hiện trên 2000 người dân TP.HCM từ 25 đến 64 tuổi, nghiên cứu về hành vi và những yếu tố liên quan đến tăng huyết áp ở người lớn tại TP.HCM. Tỷ lệ lạm dụng thức uống có rượu giữa các nhóm huyết áp cao, tăng cholesterol huyết thanh, đường huyết cao và những nhóm bình thường tương ứng có ý nghĩa thống kê. Lạm dụng thức uống có cồn gây tăng huyết áp sẽ tăng gấp 1,6 lần so với Thang Long University Library
- 9 người bình thường và gây cholesterol cao sẽ tăng gấp 1,5 lần so với người bình thường [6]. Một số bệnh /thương tích chính do sử dụng rượu bia: - Bệnh tim mạch: Sử dụng rượu bia tăng nguy cơ gây ra các bệnh lý tim mạch như: đột quỵ, suy tim, cao huyết áp và phình động mạch chủ [30]. - Bệnh tiêu hóa/rối loạn tiêu hóa: Tiêu thụ rượu quá mức gây tổn thương gan, xơ gan, làm trầm trọng các tổn thương do virus viêm gan C, viêm tụy cấp tính và mãn tính [30]. - Ung thư: Tổ chức Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC) xếp rượu bia vào nhóm chất gây ung thư. Sử dụng rượu bia là nguyên nhân liên quan tới: Ung thư khoang miệng, vòm họng, thanh quản, thực quản, đại-trực tràng, gan, mật và ung thư vú [30], [48]. - Thương tích: Một tỷ lệ lớn gánh nặng bệnh tật do sử dụng rượu bia phát sinh từ những thương tích không chủ ý và cố ý, gồm tai nạn giao thông, bạo lực và tự tử, các thương tích gây tử vong liên quan đến rượu bia xuất hiện nhiều ở nhóm tuổi tương đối trẻ. Rượu bia được xác định là nguyên nhân chính gây ra tai nạn giao thông. Trong năm 2016, tử vong do tai nạn giao thông liên quan tới rượu bia chiếm 41% tổng số ca tử vong do thương tích có liên quan đến rượu bia [30]. - Rối loạn sử dụng rượu bia (AUD): Rối loạn sử dụng rượu bia là một bệnh mạn tính của não bộ với các đặc trưng: người bệnh cảm thấy bắt buộc phải sử dụng rượu bia, không kiểm soát được lượng uống và rơi vào tâm trạng tiêu cực khi không sử dụng. Năm 2016, trên thế giới 283 triệu người từ 15 tuổi trở lên (chiếm 5.1% người trưởng thành) bị rối loạn sử dụng rượu bia [32], [36]. - Ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần: SDRB dẫn đến lao động kém, kết quả học tập giảm, loạn nhân cách chống đối xã hội, trầm cảm trong giới trẻ.
- 10 Bằng chứng nghiên cứu ủng hộ ý tưởng rằng có một tích cực mối liên hệ giữa việc uống rượu và trầm cảm trong giới trẻ. Những người trẻ tuổi được chẩn đoán là mắc các chứng rối loạn tâm thần nặng (rối loạn lo âu, trầm cảm rối loạn nhân cách chống đối xã hội) cũng thường được chẩn đoán là có vấn đề lạm dụng chất, bao gồm cả lạm dụng rượu [74]. 1.3.2. Tai nạn, thương tích Rối loạn sử dụng rượu bia là một bệnh mạn tính của não bộ với các đặc trưng: người bệnh cảm thấy bắt buộc phải sử dụng rượu bia, không kiểm soát được lượng uống và rơi vào tâm trạng tiêu cực khi không sử dụng. Năm 2016, trên thế giới 283 triệu người từ 15 tuổi trở lên (chiếm 5.1% người trưởng thành) bị rối loạn sử dụng rượu bia [52]. Ở nhiều quốc gia có thu nhập cao, khoảng 20% số lái xe bị chấn thương nghiêm trọng gây tử vong đều có nồng độ cồn trong máu vượt quá giới hạn cho phép (nghĩa là ở phía trên của giới hạn theo quy định của pháp luật). Các nghiên cứu tại các nước có thu nhập thấp đã chỉ ra rằng nồng độ cồn trong máu của những lái xe bị chấn thương nghiêm trọng dẫn đến tử vong là ở trong khoảng giữa 33% và 69% [14]. Theo một nghiên cứu tại Mỹ đã ước tính hơn 1.400 học sinh tuổi từ 18 đến 24 tử vong trong năm 1998 vì chấn thương không chủ ý liên quan đến rượu, trong đó có tai nạn xe cơ giới. Theo kết quả khảo sát trong năm 1999, hơn 2 triệu trong số 8 triệu sinh viên đại học ở Hoa Kỳ lái xe dưới ảnh hưởng của rượu và hơn 3 triệu người lái xe khi đã uống rượu [75]. Mức độ thường xuyên của việc uống rượu bia trong khi lái xe có sự khác nhau giữa các quốc gia, nhưng dù ở đâu thì đó cũng là một nguy cơ rất lớn gây ra các vụ tai nạn giao thông đường bộ. Phạm vi ảnh hưởng của rượu bia đến tai nạn giao thông đường bộ cũng khác nhau giữa các quốc gia, và do đó việc so sánh trực tiếp giữa các quốc gia là việc làm khó khăn [14]. Có một Thang Long University Library
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến xu hướng thay đổi thái độ sử dụng thương mại điện tử ở Việt Nam
115 p | 745 | 115
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân tại thị xã Từ Sơn tỉnh Bắc Ninh
193 p | 304 | 102
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Một số giải pháp áp dụng quyền chọn chứng khoán trên thị trường chứng khoán Việt Nam
86 p | 175 | 38
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng hệ thống tàu điện ngầm Metro tại TP. HCM
0 p | 235 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Y học: Thực trạng nguồn lực và nhu cầu sử dụng y học cổ truyền của người bệnh tại trạm y tế Quận Thủ Đức năm 2020
97 p | 161 | 24
-
Luận văn Thạc sĩ Y học dự phòng: Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến nguồn nhân lực y tế tuyến xã, phường tỉnh Tuyên Quang
99 p | 95 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Y học: Mô hình bệnh tật và nguồn nhân lực Y học cổ truyền tại một số trung tâm y tế huyện thuộc tỉnh Kiên Giang
120 p | 83 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Ảnh hưởng của thuộc tính bao bì đến ý định mua sản phẩm sữa tươi đóng hộp - Vai trò trung gian của hình ảnh và niềm tin thương hiệu – Trường hợp nghiên cứu đối với người tiêu dùng trên địa bàn TP.HCM
177 p | 110 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Cổ phần hóa bệnh viện công tuyến tỉnh tại Thành phố Hồ Chí Minh: Liệu có phải là giải pháp khả thi trong tiến trình nâng cao chất lượng dịch vụ y tế?
0 p | 138 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Y khoa: Thực trạng nguồn nhân lực y học cổ truyền công lập thành phố Đà Nẵng năm 2020
96 p | 46 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý tài chính tại trường Đại học Y Dược Thái Bình
96 p | 24 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Y học: Đánh giá độc tính bán trường diễn và tác dụng bảo vệ tế bào gan của viên nang “CTHepaB” trên thực nghiệm
87 p | 48 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Y học: Thực trạng và một số yếu tố nguy cơ về nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính của trẻ dưới 5 tuổi tại một số xã miền núi tỉnh Bắc Kạn
73 p | 53 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Y học: Nghiên cứu độc tính cấp và tác dụng bảo vệ tế bào gan của viên nang Gydenphy trên động vật thực nghiệm
92 p | 19 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Y học: Thực trạng dạy và học học phần thực tập cộng đồng của sinh viên Cao đẳng Điều dưỡng Đa khoa trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên
117 p | 61 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Mối quan hệ giữa sự quá tải trong công việc, sự xung đột trong công việc - gia đình và ý định chuyển công việc của nhân viên ngành Xây dựng tại TP. HCM
95 p | 21 | 5
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Y tế công cộng: Mô tả thực trạng tuân thủ điều trị của bệnh nhân tăng huyết áp đến khám và điều trị ngoại trú tại Bệnh viện 7B, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai năm 2019.
9 p | 50 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng ý định mua lại vé xe tại các trang bán vé xe trực tuyến của người tiêu dùng Tp. Hồ Chí Minh
122 p | 35 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn