Luận văn Thạc sĩ Y tế công cộng: Thực trạng sử dụng thuốc y học cổ truyền của người bệnh đến khám tại Bệnh viện Quân y 354 năm 2019 và một số yếu tố liên quan
lượt xem 9
download
Nội dung của luận văn này trình bày thực trạng sử dụng thuốc y học cổ truyền của người bệnh đến khám tại phòng khám số 19 Bệnh viện Quân Y 354 năm 2019.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Y tế công cộng: Thực trạng sử dụng thuốc y học cổ truyền của người bệnh đến khám tại Bệnh viện Quân y 354 năm 2019 và một số yếu tố liên quan
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG LÊ THỊ HỒNG GẤM THỰC TRẠNG SỬ DỤNG THUỐC Y HỌC CỔ TRUYỀN CỦA NGƯỜI BỆNH ĐẾN KHÁM TẠI BỆNH VIỆN QUÂN Y 354 NĂM 2019 VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG Hà Nội-2019
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG KHOA: KHOA HỌC SỨC KHỎE BỘ MÔN: Y TẾ CÔNG CỘNG LÊ THỊ HỒNG GẤM THỰC TRẠNG SỬ DỤNG THUỐC Y HỌC CỔ TRUYỀN CỦA NGƯỜI BỆNH ĐẾN KHÁM TẠI BỆNH VIỆN QUÂN Y 354 NĂM 2019 VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Chuyên ngành: Y TẾ CÔNG CỘNG Mã số: 8.72.07.01 LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG Hướng dẫn Khoa học: PGS.TS: Nguyễn Bạch Ngọc Hà Nội - 2019 Thang Long University Library
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Tác giả luận văn Lê Thị Hồng Gấm i
- LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Quản lý Đào tạo Sau đại học, Bộ môn Y Tế Công Cộng trường Đại học Thăng Long đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học thạc sĩ tại trường. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy/cô giáo đã nhiệt tình giảng dạy, hướng dẫn cho tôi trong suốt quá trình học tập để hoàn thành phần học các chứng chỉ thạc sĩ. Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn tới cô PGS.TS. Nguyễn Bạch Ngọc, cô đã dành nhiều tâm huyết của mình giúp đỡ tôi trong quá trình làm nghiên cứu để tôi hoàn thành luận văn này. Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy/cô trong Hội đồng khoa học vì những góp ý chuyên môn giúp tôi hoàn thiện luận văn này một cách tốt nhất. Tôi xin trân trọng cảm ơn tới Ban lãnh đạo Bệnh viện Quân Y 354, Lãnh đạo Khoa Y học Cổ truyền cùng bạn bè đồng nghiệp, nơi tôi công tác luôn động viên và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong thời gian học tập và nghiên cứu. Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn tới gia đình và bạn bè, những người đã luôn ở bên tôi, động viên và khích lệ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, tháng 10/2019 Tác giả Lê Thị Hồng Gấm ii Thang Long University Library
- MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................ ii MỤC LỤC ..................................................................................................................... iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT........................................................................... v DANH MỤC BẢNG BIỂU .......................................................................................... vi ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................................ 1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...................................................................... 3 1.1. THUỐC Y HỌC CỔ TRUYỀN ........................................................................... 3 1.1.1.Định nghĩa ....................................................................................................... 3 1.1.2. Nguồn gốc thuốc YHCT................................................................................. 4 1.1.3. Các dạng thuốc YHCT ................................. Error! Bookmark not defined. 1.1.4. Phân loại thuốc YHCT ................................................................................... 4 1.1.5. Phân loại chế phẩm thuốc YHCT ................................................................... 6 1.2. THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC Y HỌC CỔ TRUYỀN TẠI VIỆT NAM .. 7 1.3. SỬ DỤNG THUỐC Y HỌC CỔ TRUYỀN VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN .......................................................................................................................... 8 1.3.1. Trên thế giới ................................................................................................... 8 1.3.2. Sử dụng thuốc YHCT tại Việt Nam ............................................................. 12 1.4. Giới thiệu Bệnh viện Quân Y 354. ..................... Error! Bookmark not defined. 1.5. Khung lý thuyết nghiên cứu. .............................................................................. 21 CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................... 22 2.1. Đối tượng, địa điểm, thời gian nghiên cứu ........................................................ 22 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu. .................................................................................. 22 2.1.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu. ............................................................... 22 2.2. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 22 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu ...................................................................................... 22 2.2.2. Cỡ mẫu và cách chọn mẫu............................................................................ 22 2.3. Các biến số và chỉ số nghiên cứu........................................................................ 23 iii
- 2.4. Phương pháp thu thập thông tin .......................................................................... 25 2.4.1. Công cụ thu thập thông tin: .......................................................................... 25 2.4.2. Kỹ thuật thu thập thông tin ........................................................................... 25 2.4.3. Quy trình thu thập thông tin ......................................................................... 25 2.5. Phân tích và xử lý số liệu .................................................................................... 28 2.6. Sai số và cách khắc phục sai số .......................................................................... 28 2.6.1. Sai số ............................................................................................................ 28 2.6.2. Cách khắc phục sai số. ................................................................................. 28 2.7. Đạo đức nghiên cứu: ........................................................................................... 28 2.8. Hạn chế của đề tài ............................................................................................... 29 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................ 30 3.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu .......................................................... 30 3.2. Thực trạng sử dụng thuốc y học cổ truyền của người bệnh đến khám tại phòng khám số 19, Bệnh viện Quân Y 354 ............................................................... 32 3.3. Một số yếu tố liên quan đến việc sử dụng thuốc YHCT của đối tượng nghiên cứu.............................................................................................................................. 39 CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN .......................................................................................... 45 4.1. Thực trạng sử dụng thuốc y học cổ truyền của người bệnh đến khám tại phòng khám số 19 Bệnh viện Quân Y 354 năm 2019 ............................................... 45 4.2. Một số yếu tố liên quan đến việc sử dụng thuốc YHCT của đối tượng nghiên cứu.............................................................................................................................. 51 KẾT LUẬN .................................................................................................................. 55 TÀI LIỆU THAM KHẢO iv Thang Long University Library
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BHYT Bảo hiểm y tế BV Bệnh viện CBYT Cán bộ y tế CSSK Chăm sóc sức khỏe CSSKBĐ Chăm sóc sức khỏe ban đầu YDCT Y dược cổ truyền YHCT Y học Cổ truyền YHHĐ Y học hiện đại TCT Thuốc cổ truyền TCAM TeleCommunications Access Method TM Trademark WHO Tổ chức Y tế Thế giới (World Health Ogranization) v
- DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Biến số và chỉ số nghiên cứu ....................................................................... 23 Bảng 3.1.Phân bố đối tượng theo tuổi ........................................................................... 30 Bảng 3.2.Phân bố đối tượng theo giới và dân tộc ......................................................... 30 Bảng 3.3.Phân bố đối tượng theo nghề nghiệp ............................................................. 31 Bảng 3.4. Phân bố đối tượng theo trình độ học vấn ..................................................... 31 Bảng 3.5. Phân bố mẫu theo tình trạng bảo hiểm y tế .................................................. 31 Bảng 3.6. Tỷ lệ đối tượng theo điều kiện kinh tế .......................................................... 32 Bảng 3.7. Tỷ lệ đối tượng theo nơi thường trú ............................................................. 32 Bảng 3.8. Tỷ lệ sử dụng thuốc y học cổ truyền của đối tượng ..................................... 32 Bảng 3.9. Phân bố tình trạng đã sử dụng thuốc theo thông tin chung của đối tượng nghiên cứu ..................................................................................................................... 33 Bảng 3.10. Lý do chưa bao giờ sử dụng YHCT của người bệnh.................................. 34 Bảng 3.11. Lý do sử dụng thuốc YHCT của người bệnh ............................................. 34 Bảng 3.12. Nguồn thông tin về thuốc y học cố truyển.................................................. 35 Bảng 3.13. Chỉ định sử dụng thuốc y học cổ truyền ..................................................... 35 Bảng 3.14. Phân bố nguồn sử dụng thuốc ................................................................... 36 Bảng 3.15. Mục đích sử dụng thuốc YHCT của đối tượng nghiên cứu ....................... 36 Bảng 3.16. Sử dụng thuốc YHCT theo tính chất bệnh ............................................... 37 Bảng 3.17. Nhóm bệnh thường được điều trị bằng thuốc y học cố truyền .................. 37 Bảng 3.18. Các dạng chế phẩm thuốc YHCT đã sử dụng của đối tượng nghiên cứu . 38 Bảng 3.20. Mức độ tín nhiệm thuốc y học cổ truyền .................................................... 39 Bảng 3.22. Mối liên quan giữa tuổi với việc sử dụng YHCT ....................................... 40 Bảng 3.23. Mối liên quan giữa nghề nghiệp với việc sử dụng thuốc YHCT................ 40 Bảng 3.24. Mối liên quan giữa nơi thường trú với việc sử dụng YHCT ...................... 40 Bảng 3.25. Mối liên quan giữa trình độ học vấn với việc sử dụng YHCT ......................... 41 Bảng 3.26. Mối liên quan giữa loại đối tượng với việc sử dụng YHCT....................... 41 vi Thang Long University Library
- Bảng 3.27. Mối liên quan giữa loại chỉ định dùng YHCT với việc mức độ sử dụng YHCT ............................................................................................................................ 41 Bảng 3.28. Mối liên quan giữa mục đích sử dụng với việc sử dụng YHCT ........................... 42 Bảng 3.29. Mối liên quan giữa mức tín nhiệm với việc sử dụng YHCT ...................... 43 Bảng 3.30. Mối liên quan giữa loại bệnh với việc sử dụng YHCT .............................. 43 vii
- ĐẶT VẤN ĐỀ Việt Nam có một nền Y học cổ truyền lâu đời và phong phú. Cội nguồn của nền Y học cổ truyền Việt Nam là những kinh nghiệm dân gian hình thành do kết quả đấu tranh sinh tồn giữa con người với những tác nhân gây bệnh, được lưu truyền và liên tục được bổ sung bởi kinh nghiệm của các thế hệ, ngày một hoàn thiện và khoa học hơn, góp phần đáng kể trong sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân. Từ xưa cha ông ta đã có nhiều kinh nghiệm trong sử dụng thuốc y học cổ truyền để điều trị và phòng bệnh rất hiệu quả [20]. Trong bối cảnh thuốc tân dược ngày càng bị lạm dụng dẫn đến tình trạng kháng thuốc và còn có nhiều tác dụng không mong muốn, thì thuốc Y học cổ truyền đang ngày càng được sử dụng nhiều hơn. Hiện nay thuốc Y học cổ truyền không chỉ được sử dụng rộng rãi ở các nước phương đông mà còn ở nhiều nước phát triển như Mỹ, Anh, Đức vì không những có tác dụng chữa bệnh hiệu quả mà còn có tác dụng điều hòa khí huyết, âm dương, làm cân bằng các hoạt động trong cơ thể để duy trì sức khỏe, nâng cao chất lượng cuộc sống lại có độ an toàn cao [20]. Ở Việt Nam, Ban chấp hành trung ương Đảng đã ra Chỉ thị số 24 - CT/ TW, ngày 4/8/2008 về việc phát triển nền Đông y Việt Nam và Hội Đông y Việt Nam trong tình hình mới. Một trong các quan điểm chỉ đạo của Chỉ thị này là phát triển nền Đông y Việt Nam vì mục tiêu bảo vệ, chăm sóc sức khỏe của nhân dân, bảo tồn bản sắc, phát huy và phát triển một bộ phận văn hóa của dân tộc Việt Nam, thể hiện tinh thần độc lập và tự cường của dân tộc Việt Nam. Chỉ thị nêu rõ, cần kế thừa, bảo tồn và phát triển nền Y học, kết hợp Đông y với Tây y trong chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân [1], [10]. Đánh giá sau 10 năm thực hiện Chỉ thị trên, Bộ trưởng Y tế đã chỉ đạo: “tới đây nhu cầu về chăm sóc sức khỏe bằng Y học cổ truyền sẽ là một lựa chọn ưu tiên của nhiều đối tượng người cao tuổi, người mắc bệnh mạn tính, bệnh mới nổi, bệnh khó chữa. Với chính sách “người Việt Nam dùng thuốc 1 Thang Long University Library
- Việt Nam”, Y học cổ truyền phải phát triển mạnh mẽ hơn nữa, chú trọng phát triển dược liệu "made in Vietnam"... [1]. Việt Nam đã có một số nghiên cứu về sử dụng thuốc Y học cổ truyền của người bệnh nhưng chưa mô tả sâu đó là các loại thuốc gì, dạng gì, dùng cho các bệnh cấp tính hay mạn tính, mức độ tín nhiệm ra sao? Lý do người bệnh lựa chọn sử dụng thuốc y học cổ truyền là gì? Đặc biệt, viện Quân Y 354 là một bệnh viện đa khoa, trong đó có khoa Y học cổ truyền nhưng chưa có một nghiên cứu về thực trạng sử dụng thuốc của người bệnh đến khám tại bệnh viện. Liệu có nhiều hơn người bệnh sử dụng thuốc y học cổ truyền theo lời kêu gọi của nhà nước, do có chỉ định của cán bộ y tế hay người bệnh tự lựa chọn? Và nếu có chỉ định của bác sỹ, thì liệu họ có chấp nhận và dùng một cách tin tưởng hay không? Để trả lời cho các câu hỏi trên, nghiên cứu “Thực trạng sử dụng thuốc YHCT của người bệnh đến khám tại phòng khám số 19, khoa Y học cổ truyền Bệnh viện Quân y 354 năm 2019 và một số yếu tố liên quan” được thực hiện nhằm 2 mục tiêu: 1. Mô tả thực trạng sử dụng thuốc y học cổ truyền của người bệnh đến khám tại phòng khám số 19 Bệnh viện Quân Y 354 năm 2019 2. Phân tích một số yếu tố liên quan tới việc sử dụng thuốc Y học Cổ truyền ở các đối tượng nghiên cứu. 2
- CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. THUỐC Y HỌC CỔ TRUYỀN 1.1.1.Định nghĩa Theo định nghĩa của WHO: “Y học Cổ truyền (YHCT) còn được gọi là Y học dân tộc, (Traditional medicine) là toàn bộ những kiến thức, kỹ năng, thực hành dựa trên những nền tảng lý luận, lòng tin và kinh nghiệm của mỗi khu vực, mỗi nền văn hóa khác nhau. Được sử dụng để duy trì sức khỏe, cũng như phòng và chữa bệnh, cải thiện, điều trị những rối loạn thể chất, tinh thần”. Thuật ngữ này được sử dụng để chỉ YHCT ở một số quốc gia trên thế giới đặc biệt là tại các nước phát triển. Thuật ngữ “YHCT” đề cập tới những phương pháp bảo vệ và phục hồi sức khỏe, ra đời và tồn tại trước khi có Y học hiện đại (YHHĐ), được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, đặc biệt YHCT còn là một phần của di sản văn hóa các dân tộc [48]. Thuốc YHCT có nguồn gốc tự nhiên gồm các loại thực vật, động vật, khoáng vật có khả năng dùng làm thuốc chữa bệnh. Thuốc y học cổ truyền là thuốc có thành phần là dược liệu được chế biến, bào chế hoặc phối ngũ theo lý luận và phương pháp của y học cổ truyền hoặc theo kinh nghiệm dân gian thành chế phẩm có dạng bào chế truyền thống hoặc hiện đại [12]. Mỗi nền YHCT trên thế giới đều gắn liền với đặc điểm văn hóa và lối sống của dân tộc đó. Mặc dù vậy trong nhiều hệ thống YHCT khác nhau vẫn có những đặc tính chung mang tính phổ biến, đó là: Niềm tin vào hệ thống lý luận, cho rằng con người là một thể thống nhất của thể xác và tâm hồn, tinh thần và cảm xúc. Sức khỏe con người là sự cân bằng của nhiều mặt đối lập nhau trong cơ thể cũng là sự cân bằng giữa cơ thể con người và thế giới con người ( giới tự nhiên và môi trường sinh hoạt, làm việc). Trong nghiên cứu này, ốm/ bệnh được định nghĩa là tất cả các trường hợp gặp phải các vấn đề bất thường về sức khỏe, các vấn đề bất thường này gây ảnh 3 Thang Long University Library
- hưởng đến các hoạt động bình thường hàng ngày như ăn uống, đi lại, giao tiếp, lao động, vui chơi…trong thời gian ít nhất từ một ngày trở lên [42]. Cách tiếp cận trong chẩn đoán và điều trị của YHCT là một cách tiếp cận tổng thể, không đơn giản là chỉ xác định cơ quan nào của cơ thể bị rối loạn, tổn thương. Cũng như ngoài các phương pháp điều trị được đưa ra, các thầy thuốc YHCT thường kèm theo các lời khuyên về lối sống và hành vi sức khỏe đối với từng người bệnh cụ thể. Và mỗi người bệnh khác nhau sẽ nhận được phương pháp điều trị khác nhau cho dù họ mắc cùng một chứng bệnh. Trước những lợi ích mà YHCT đem lại đối với sức khỏe con người cũng như sự lan rộng của nó thì WHO đã nhận định về lợi ích của YHCT: “Không cần phải chứng minh lợi ích của YHCT mà cần phải đề cao và khai thác rộng rãi hơn những khả năng của nó có lợi cho toàn thể nhân loại, phải đánh giá và công nhận cho đúng chân giá trị của nó và làm cho nó hữu hiệu hơn, chắc chắn hơn, rẻ tiền hơn để sử dụng nhiều hơn” [11], [50]. 1.1.2. Nguồn gốc thuốc YHCT Thuốc YHCT có nguồn gốc tự nhiên gồm các loại thực vật, động vật, khoáng vật có khả năng dùng làm thuốc chữa bệnh, được phát hiện từ những kinh nghiệm thực tiễn đấu tranh với bệnh tật lâu đời của người dân mà tìm ra. Do nhu cầu sử dụng ngày càng lớn cùng với việc thu hoạch tràn lan, ngày nay nguồn dược liệu tự nhiên ngày càng cạn kiệt, do vậy để tạo ra được nguồn nguyên liệu có chất lượng chúng ta phải gieo trồng, thu hái và chăn nuôi một cách có quy hoạch. Mặt khác để sử dụng thuốc hợp lý, tránh lãng phí thì cần có sự hiểu biết nhất định về quá trình bào chế, tính năng dược vật, sự quy kinh, phối ngũ và kiêng kỵ, đảm bảo tính hiệu quả và tính an toàn [12]. 1.1.3. Phân loại thuốc YHCT Thuốc thượng phẩm: Có khoảng 120 vị, là những vị thuốc có tác dụng bổ dưỡng và không độc: nhân sâm, hoàng kỳ, ba kích, cam thảo… 4
- Thuốc trung phẩm: Là thuốc vừa có tác dụng bổ, vừa có tác dụng chữa bệnh, trong đó có khoảng 120 vị, những thuốc này có thể có độc hoặc không độc như can khương, ma hoàng, xuyên quy, bạch thược… Thuốc hạ phẩm: Có khoảng 125 vị, những vị thuốc này khi dùng phải bào chế: phụ tử, bán hạ... [20]. 5 Thang Long University Library
- 1.1.4. Các dạng thuốc và phân loại chế phẩm thuốc YHCT Thuốc YHCT thường được bào chế dưới nhiều dạng khác nhau gồm: Thuốc thang (tự sắc) là thuốc uống thường được dùng nhiều nhất so với các loại thuốc khác như thuốc viên nén, thuốc hoàn, thuốc tễ, thuốc siro, thuốc cao lỏng ...vì tính hiệu quả của nó. Tuy nó có những bất tiện như phải mất công sắc thuốc, uống lượng thuốc nhiều, mùi vị thường khó uống. Bù lại, thuốc thang ngấm nhanh trực tiếp vào hệ tiêu hóa, quan trọng nhất là thuốc thang được gia giảm theo bệnh trạng của từng người, từng bệnh nhân cụ thể. Thuốc thang thường dùng cho những bệnh mãn tính lâu ngày, bệnh nhân đã dùng nhiều loại thuốc tây, nhưng cơ thể dị ứng với thuốc tây hoặc bị đau dạ dày, hoặc nóng quá gây táo bón, khó ngủ... thì nên chuyển qua dùng thuốc y học cổ truyền dân tộc cho mát và an toàn. Do thuốc thang dùng lâu dài cũng không gây những tác dụng không mong muốn, lại chữa vào tận gốc căn bệnh nên những bệnh nhân lớn tuổi, hoặc những người mắc những bệnh mãn tính lâu ngày rất ưa dùng. Si rô là chế phẩm thuốc lỏng hay hỗn dịch dùng đường uống, có vị ngọt, chứa nồng độ cao đường trắng (sucrose) hay chất tạo ngọt khác và dược chất hoặc các dịch chiết từ dược liệu. Sirô đơn là dung dịch đường trắng gần bão hòa trong nước tinh khiết. Sirô cũng bao gồm những chế phẩm được hòa tan hay tạo thành hỗn dịch bằng nước ngay trước khi sử dụng tùy theo tính chất của dược chất Viên nang là dạng thuốc uống chứa một hay nhiều dược chất trong vỏ nang với nhiều kiểu dáng và kích thước khác nhau, tiện lợi, dễ uống, dễ sử dụng và bảo quản Viên hoàn là dạng thuổc rắn, hình cầu, có khối lượng thường nặng từ 0,05 g - 0,5 g, có khi tới 2 g hay hơn nữa, đặc điểm dễ sử dụng và dễ uống. Bột tán là loại thuốc rắn, rời, khô dùng để uống hay dùng ngoài. Điều chế bằng cách tán mịn một hay nhiều dược liệu: động vật, thực vật hay khoáng chất đến độ nhỏ nhất định. Rây qua các cỡ rây thích hợp và trộn đều. Thuốc bột có thể dùng trực tiếp để trị bệnh, hoặc làm chế phẩm trung gian để chế nhiều dạng thuốc khác. 6
- Ngâm rượu là thuốc cho vào bình thủy tinh hoặc sứ rồi cho rượu vào ngâm, được dùng trong bồi bổ cơ thể hoặc có thể dùng làm thuốc bôi ngoài tùy theo từng bệnh cụ thể. Có thể ngâm trong vài tháng tới vài năm [12]. 1.2. THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC Y HỌC CỔ TRUYỀN TẠI VIỆT NAM Trước yêu cầu phát triển mới của đất nước và hội nhập với cộng đồng thế giới đòi hỏi YHCT phải không ngừng được đổi mới về tổ chức, nâng cao năng lực trình độ chuyên môn kỹ thuật, cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại và một nguồn nhân lực đủ về số lượng và mạnh về chất lượng đáp ứng được yêu cầu phát triển ngày càng cao của phòng bệnh, chữa bệnh, nghiên cứu khoa học và sản xuất thuốc Đông Dược phù hợp với sự phát triển của thế giới và của thời đại [8], [17]. Tuy nhiên, cho đến nay theo báo cáo Chính sách Quốc gia về y dược cổ truyền (YDCT) mới có 01 Sở Y tế có phòng quản lý YDCT, 66,7% Sở Y tế có chuyên viên chuyên trách YDCT, 31,7% Sở Y tế chỉ có chuyên viên bán chuyên trách về YDCT, một số bệnh viện YDCT tỉnh, thành phố số giường bệnh còn thấp như: Ninh Bình, Long An, Đồng Nai, Lào Cai, Hoà Bình, Quảng Bình,v.v… Đội ngũ chuyên sâu YHCT còn rất mỏng, nhiều nơi chưa có cán bộ chuyên môn về YHCT, trang thiết bị phục vụ cho công tác khám chữa bệnh bằng YHCT còn nghèo nàn, nhiều tỉnh số cán bộ YHCT có trình độ đại học chỉ đếm trên đầu ngón tay như Quảng Trị, Quảng Bình, Đắc Nông, Kon Tum. Ngay cả tại một số bệnh viện YHCT tuyến tỉnh, số lượng cán bộ hầu như rất ít và không đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng YHCT như Bệnh viện YHCT Hà Giang có 103 cán bộ/100 giường bệnh, trong đó chỉ có 12 bác sĩ/100 giường bệnh; Bệnh viện YHCT Bình Dương có 126 cán bộ/150 giường bệnh, có 31 cán bộ đại học, trên đại học/150 giường bệnh; Bệnh viện YHCT Cao Bằng có 109 cán bộ/150 giường bệnh, trong đó có 20 bác sĩ/150 giường bệnh [8], [18]. Bên cạnh đó, số cán bộ có trình độ cao đa số tập trung tại các Viện, Bệnh viện Trung ương đầu ngành. Nghiên cứu cũng cho thấy, nhân lực y dược học 7 Thang Long University Library
- cổ truyền có trình độ sau đại học tập trung nhiều ở tuyến trung ương (35,1%) và tuyến tỉnh/thành phố (16,4%). Số y sĩ YHCT tập trung nhiều ở tuyến phường/xã (95,6%), tuyến tỉnh/thành phố và quận/huyện (47,8% và 46,2%). Thời gian làm công tác chuyên môn so với quỹ thời gian là 64,55- 81,15% và mức độ đáp ứng nhu cầu công tác là 68,0-89,3% [14]. 1.3. SỬ DỤNG THUỐC Y HỌC CỔ TRUYỀN VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN 1.3.1. Trên thế giới Nhận rõ vai trò quan trọng và lợi ích của việc sử dụng YHCT trong chăm sóc sức khỏe (CSSK), nhiều quốc gia trên thế giới đã đặt ra vấn đề kết hợp YHHĐ với YHCT trong CSSK ban đầu. Không chỉ ở các nước châu Á và các nước đang phát triển mà ngay cả những nước phát triển, YHCT cũng được sử dụng rộng, và nói về mối quan hệ giữa kiến thức, thái độ, thực hành của người bệnh đối với sức khỏe chung của họ [39]. Trong tuyên ngôn Alma - Ata “Sức khỏe cho mọi người” năm 1978, Tổ chức Y tế thế giới đã kêu gọi các quốc gia chấp nhận YHCT vào trong hệ thống CSSK và công nhận vị trí của thầy thuốc YHCT trong hệ thống y tế. Kết quả là hơn 40 năm qua việc sử dụng YHCT trong CSSK ban đầu tại tuyến y tế cơ sở đã tăng lên một cách đáng kể ở những nước đang phát triển cũng như việc sử dụng những thuốc bổ trợ và thay thế ở những nước phát triển trên thế giới. Bởi những lý do đó, ngay trong những năm đầu của thế kỷ 21, Tổ chức Y tế thế giới đã vạch ra chiến lược về YHCT trong giai đoạn 2002 - 2005 để kết hợp YHCT vào trong hệ thống hệ thống y tế quốc gia . Trong 3 năm nghiên cứu, Tổ chức Y tế thế giới đã đưa ra khuyến cáo chung cho các nước trên thế giới về việc điều trị kết hợp YHCT với YHHĐ trong CSSK cộng đồng [50]. Một trong các quốc gia tiêu biểu có nền YHCT phát triển cao phải kể tới là Trung Quốc. Nền YHCT Trung Quốc có từ lâu đời và có ảnh hưởng sâu sắc đến nền YHCT của nhiều quốc gia như Nhật Bản, Việt Nam, Ấn Độ.... Nền YHCT Trung Quốc là nền YHCT dựa trên nền tảng lý luận sâu sắc, kết hợp nhuần nhuyễn với triết học phương Đông, với học thuyết Âm dương, Ngũ 8
- hành, với những tác phẩm lý luận kinh điển như Nội kinh, Nạn kinh, Thương hàn, Kim quỹ yếu lược. Sự kết hợp YHCT với YHHĐ tại Trung Quốc là một trong những chủ trương chính của Ngành Y tế Trung Quốc. Trong đó các thầy thuốc Tây y được đào tạo thêm về YHCT bên cạnh những thầy thuốc chuyên khoa YHCT và các thầy thuốc YHCT được đào tạo thêm về YHHĐ, họ được công nhận một cách chính thức vào hệ thống y tế. Hệ thống CSSK bằng YHCT của Trung Quốc theo báo cáo của WHO lên đến 525 000 bác sĩ chuyên khoa YHCT với 2 654 bệnh viện YHCT, 170 trường đại học và các viện nghiên cứu về YHCT. Số lượng người dân sử dụng YHCT tại Trung Quốc là 90%, lượng bệnh nhân hàng năm điều trị ngoại trú là 200 triệu, bệnh nhân nội trú là 3 triệu lượt người một năm. YHCT Trung Quốc đã được hơn 120 quốc gia và khu vực trên thế giới chấp nhận và giành được vị trí hợp pháp ở nhiều quốc gia trên thế giới như Singapore, Malaysia và Indonesia. Tại Hồng Công, Trung Quốc, 60% dân số đã khám chữa bệnh bằng YHCT [47],. Hiện nay, thuốc cổ truyền Trung Quốc đóng vai trò quan trọng trong nền YHCT ở Trung Quốc. Tại Trung Quốc có tới 11.146 loài trong tổng số khoảng 25000 loài được dùng làm thuốc trên thế giới. Bên cạnh nguồn thuốc cổ truyền Trung Quốc còn có nguồn thuốc của các dân tộc bản địa. Hai nguồn dược liệu này được sử dụng trong chăm sóc sức khỏe, làm mỹ phẩm và thực phẩm chức năng. Trung Quốc là nước xuất khẩu dược liệu lớn sang các nước thuộc châu Á, Âu, bắc Mỹ, Thái Bình dương và châu Úc. Các chất Taxon, Gingko hay các dịch chiết từ Nhân sâm, Tam thất cũng là những mặt hàng xuất khẩu mạnh của Trung Quốc [47]. Nhìn chung, nhiều nước trên thế giới rất quan tâm phát triển và sử dụng YHCT trong việc CSSK cho nhân dân và coi đó là một trong những yếu tố then chốt trong CSSKBĐ. YHCT hiện nay đã được sử dụng rộng rãi ở nhiều quốc gia trên thế giới. Tại châu Phi có tới 80% dân số sử dụng YHCT trong CSSK. Tại châu Á và Mỹ - La tinh số lượng người sử dụng YHCT ngày một tăng. Tỷ lệ nguời bệnh sử dụng các biện pháp chữa bệnh bằng YHCT tại Ghana là hơn 60%. 9 Thang Long University Library
- Đối với khu vực Mỹ - La tinh, theo báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới, 71% dân số Chile sử dụng YHCT và 40% dân số Colombia đã sử dụng YHCT trong khám chữa bệnh [48] . Một nghiên cứu khác của Peltzer và cộng sự tại Nam Phi cho thấy YHCT còn đóng vai trò quan trọng trong CSSK sinh sản, chăm sóc trước sinh, trong khi sinh và sau sinh, chăm sóc sơ sinh và kế hoạch hóa gia đình [40]. Nghiên cứu sử dụng các thuốc thảo dược của YHCT trong điều trị những bệnh hiểm nghèo như ung thư cũng đang được tiến hành tại nhiều quốc gia trên thế giới, người bệnh cũng tìm đến YHCT sau khi điều trị bằng các phương pháp YHHĐ chư thấy hiệu quả. Các sản phẩm từ thảo dược dành cho bổ dưỡng, chống lo âu, thực phẩm chức năng, vitamin tự nhiên được dùng ngày càng nhiều tại các nước phát triển. Người bệnh sử dụng YHCT hay các biện pháp thay thế bổ trợ còn tìm thấy sự hài lòng trong các dịch vụ cung cấp về chất lượng, về tính an toàn trong sử dụng [32]. Các báo cáo khảo sát của Mỹ đã chỉ ra rằng những phàn nàn của người bệnh về các dịch vụ khám chữa bệnh YHCT ít hơn YHHĐ. Sử dụng. YHCT còn cắt giảm bớt chí phí quốc gia về y tế. Trong nghiên cứu của Doris Muta về hiệu quả kinh tế của việc sử dụng YHCT trong khám chữa bệnh (KCB) năm 2001, tại Kenya, chính phủ đã tiết kiệm được 80.000 USD/ năm. Tác giả cũng nêu ra rằng các thầy thuốc YHCT giải quyết được 68,7% gánh nặng bệnh tật, so với 31,3% từ phía Chính phủ [35]. Nhật Bản cũng là một quốc gia có nền YHCT lâu đời và phát triển với lịch sử trên 1400 năm. Nhật Bản được xem là nước có tỷ lệ người sử dụng YHCT cao nhất thế giới hiện nay, một số nghiên cứu của các nhà khoa học Nhật Bản đã xác định sự phổ biến của việc sử dụng thuốc YHCT điều trị cho bệnh nhân có khối u là khá cao, nhất là những bệnh nhân có khối u lành tính, các loại thuốc thay thế thường là thảo dược chiếm 96,2%. Động cơ thúc đẩy người bệnh sử dụng phần lớn là do được tư vấn và giới thiệu (77,7%), tự cá nhân lựa chọn thì ít hơn (23,3%) [38]. 10
- Karl Peltzer và cs. (2016) đã nghiên cứu về sử dụng thuốc YHCT trong 12 tháng qua ở người dân trong cộng đồng bị các bệnh mạn tính ở Myanmar. Kết quả cho thấy trong số 1600 người tham gia khảo sát, tỷ lệ sử dụng thuốc YHCT là 95,1% (nhà thuốc cung cấp 14,6%, sản phẩm TCAM = 65,0% và TCAM tự trợ giúp = 86,2%). Hơn 90% người tham gia nhận thấy thuốc YHCT là rất có ích. Trong phân tích hồi quy logistic đa biến, các tác giả cho biết một số yếu tố liên quan đến sử dụng thuốc YHCT, gồm tuổi cao hơn, trình độ văn hoá thấp, cư trú ở nông thôn và có hai hoặc nhiều tình bệnh mạn tính có liên quan đến sử dụng thuốc YHCT. Thuốc YHCT được sử dụng khá phổ biến ở Myanmar [40]. Hyeun-Kyoo Shin H.K và cs (2013) đã công bố kết quả nghiên cứu về việc sử dụng các loại thuốc YHCT và trải nghiệm không mong muốn ở 2000 người tiêu dùng trong năm 2008 ở Hàn Quốc. Trong số 2.000 người tham gia, có 45,8% đã dùng thuốc thảo dược hoặc nhận các liệu pháp y học cổ truyền. Các kết quả còn cho thấy tỷ lệ sử dụng YHCTcao hơn ở phụ nữ và trong số những bệnh nhân ở độ tuổi 30. Trong tổng số sử dụng YHCT của Hàn Quốc, châm cứu chiếm 36,7%, thuốc thảo dược chiếm 13,4%. Về tần suất sử dụng YHCT, 73,8% bệnh nhân báo cáo sử dụng TM dưới 5 lần trong 1 năm [37]. Nghiên cứu của Chun-Chuan Shih cho biết các yếu tố liên quan đến việc sử dụng của y học cổ truyền Trung Quốc trong mô hình hồi qui logistic đa biến. Những người trẻ tuổi có nhiều khả năng sử dụng các dịch vụ YHCT hơn những người già > 70 tuổi. Đàn ông sử dụng ít hơn phụ nữ. Những người có trình độ học vấn cao có khả năng sử dụng nhiều hơn những người có trình độ học vấn thấp. Những người chưa kết hôn ít sử dụng thuốc YHCT hơn những người đã kết hôn [33]. Trong nghiên cứu công dụng của thảo dược và các sản phẩm bổ sung ở bệnh nhân mắc bệnh mạn tính ở Việt Nam năm 2017, Karl P., Nguyễn Hữu Thắng, Nguyễn Bạch Ngọc và cs. đã sử dụng phân tích hồi quy logistic đa biến trong phân tích kết quả và cho biết, tuổi, cư dân thành thị, người có thu nhập trung bình, người không tham gia uống rượu, có ba hoặc nhiều bệnh 11 Thang Long University Library
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến xu hướng thay đổi thái độ sử dụng thương mại điện tử ở Việt Nam
115 p | 742 | 115
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân tại thị xã Từ Sơn tỉnh Bắc Ninh
193 p | 303 | 102
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Một số giải pháp áp dụng quyền chọn chứng khoán trên thị trường chứng khoán Việt Nam
86 p | 175 | 38
-
Luận văn Thạc sĩ Y học: Thực trạng nguồn lực và nhu cầu sử dụng y học cổ truyền của người bệnh tại trạm y tế Quận Thủ Đức năm 2020
97 p | 158 | 24
-
Luận văn Thạc sĩ Y học dự phòng: Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến nguồn nhân lực y tế tuyến xã, phường tỉnh Tuyên Quang
99 p | 94 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Y học: Mô hình bệnh tật và nguồn nhân lực Y học cổ truyền tại một số trung tâm y tế huyện thuộc tỉnh Kiên Giang
120 p | 81 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Ảnh hưởng của thuộc tính bao bì đến ý định mua sản phẩm sữa tươi đóng hộp - Vai trò trung gian của hình ảnh và niềm tin thương hiệu – Trường hợp nghiên cứu đối với người tiêu dùng trên địa bàn TP.HCM
177 p | 109 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Cổ phần hóa bệnh viện công tuyến tỉnh tại Thành phố Hồ Chí Minh: Liệu có phải là giải pháp khả thi trong tiến trình nâng cao chất lượng dịch vụ y tế?
0 p | 134 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý tài chính tại trường Đại học Y Dược Thái Bình
96 p | 23 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Y học: Đánh giá độc tính bán trường diễn và tác dụng bảo vệ tế bào gan của viên nang “CTHepaB” trên thực nghiệm
87 p | 46 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Y khoa: Thực trạng nguồn nhân lực y học cổ truyền công lập thành phố Đà Nẵng năm 2020
96 p | 45 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Ảnh hưởng của các nhân tố giá trị nhận thức đến ý định hành vi của khách hàng đối với loại hình dịch vụ quán cà phê sân vườn tại TP.HCM
125 p | 50 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Y học: Nghiên cứu độc tính cấp và tác dụng bảo vệ tế bào gan của viên nang Gydenphy trên động vật thực nghiệm
92 p | 18 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Y học: Đánh giá tác dụng điều biến miễn dịch của viên nang Linh lộc sơn trên động vật thực nghiệm
110 p | 10 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Y học: Thực trạng dạy và học học phần thực tập cộng đồng của sinh viên Cao đẳng Điều dưỡng Đa khoa trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên
117 p | 58 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Mối quan hệ giữa sự quá tải trong công việc, sự xung đột trong công việc - gia đình và ý định chuyển công việc của nhân viên ngành Xây dựng tại TP. HCM
95 p | 21 | 5
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Y tế công cộng: Mô tả thực trạng tuân thủ điều trị của bệnh nhân tăng huyết áp đến khám và điều trị ngoại trú tại Bệnh viện 7B, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai năm 2019.
9 p | 50 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng ý định mua lại vé xe tại các trang bán vé xe trực tuyến của người tiêu dùng Tp. Hồ Chí Minh
122 p | 34 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn