Luận văn Thạc sĩ Y tế công cộng: Thực trạng tăng huyết áp và một số yếu tố liên quan ở người dân từ 18 đến 60 tuổi tại thị trấn Ít Ong, huyện Mường La, Sơn La năm 2020
lượt xem 19
download
Nội dung của luận văn này tìm hiểu thực trạng bệnh tăng huyết áp trên thế giới và ở Việt Nam; một số yếu tố liên quan đến bệnh tăng huyết áp. Mời các bạn cùng tham khảo luận văn để nắm chi tiết hơn nội dung nghiên cứu.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Y tế công cộng: Thực trạng tăng huyết áp và một số yếu tố liên quan ở người dân từ 18 đến 60 tuổi tại thị trấn Ít Ong, huyện Mường La, Sơn La năm 2020
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG LÒ VĂN XIÊN THỰC TRẠNG TĂNG HUYẾT ÁP VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở NGƯỜI DÂN TỪ 18 ĐẾN 60 TUỔI TẠI THỊ TRẤN ÍT ONG, HUYỆN MƯỜNG LA, SƠN LA NĂM 2020 LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG Hà Nội - 2020
- i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG KHOA: KHOA HỌC SỨC KHỎE BỘ MÔN Y TẾ CÔNG CỘNG LÒ VĂN XIÊN– C01400 THỰC TRẠNG TĂNG HUYẾT ÁP VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở NGƯỜI DÂN TỪ 18 ĐẾN 60 TUỔI TẠI THỊ TRẤN ÍT ONG, HUYỆN MƯỜNG LA, TỈNH SƠN LA NĂM 2020 CHUYÊN NGÀNH: Y TẾ CÔNG CỘNG MÃ SỐ: 8720701 LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. ĐÀO XUÂN VINH Hà Nội – 2020 Thang Long University Library
- i LỜI CẢM ƠN Trong hai năm học tập và nghiên cứu tại Trường Đại học Thăng Long, tôi đã được trang bị những kiến thức cơ bản về phương pháp luận nghiên cứu khoa học, chuyên ngành và các kiến thức khoa học chuyên môn khác, đến nay tôi đã hoàn thành luận văn tốt nghiệp của mình. Nhân dịp này, tôi xin trân trọng cảm ơn Đảng ủy, Ban Giám hiệu, các phòng chức năng của Trường Đại học Thăng Long đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học tập. Tôi xin chân thành cảm ơn Phòng Quản lý đào tạo sau đại học, khoa Y tế Công cộng và các Thầy Cô giáo đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận án tốt nghiệp này. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Đào Xuân Vinh đã tận tình hướng dẫn, động viên khích lệ, dành nhiều thời gian trao đổi và định hướng cho tôi trong quá trình thực hiện luận án. Tôi xin gửi lời cảm ơn Bệnh viện đa khoa, Trung tâm y tế và trạm y tế thị trấn Ít Ong huyện Mường La, tỉnh Sơn La, các điều tra viên, cán bộ nhân viên Bệnh viện đa khoa, Trạm y tế thị trấn Ít Ong và sự hợp tác của 500 hộ gia đình thuộc các tiểu khu 1, 2, 3, 4 và 5 đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học tập, thu thập thông tin để luận án hoàn thành đúng tiến độ. Cuối cùng, tôi xin gửi tấm lòng ân tình tới Gia đình, bạn bè của tôi là nguồn động viên và truyền nhiệt huyết để tôi hoàn thành khóa học. Mường La, Sơn La, tháng 10 năm 2020 Lò Văn Xiên
- ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi, do chính bản thân tôi thực hiện, tất cả số liệu trong luận văn này là trung thực, khách quan và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Nếu có điều gì sai trái tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm Tác giả luận văn Lò Văn Xiên Thang Long University Library
- iii MỤC LỤC DANH MỤC VIẾT TẮT .............................................................................................. v DANH MỤC BẢNG .................................................................................................... iv ĐẶT VẤN ĐỀ............................................................................................................... vi Chương 1. TỔNG QUAN ............................................................................................. 1 1.1. Một số khái niệm về huyết áp và tăng huyết áp ................................................... 1 1.1.1. Một số khái niệm về huyết áp ........................................................................ 1 1.1.2. Khái niệm tăng huyết áp ................................................................................ 1 1.2. Thực trạng bệnh tăng huyết áp trên thế giới và tại Việt Nam .............................. 4 1.2.1. Thực trạng tăng huyết áp trên thế giới ........................................................... 4 1.2.2. Thực trạng bệnh tăng huyết áp ở Việt Nam................................................... 9 1.3. Một số yếu tố liên quan đến tăng huyết áp ........................................................ 12 1.3.1. Một số yếu tố hành vi lối sống..................................................................... 12 1.3.2. Một số yếu tố sinh học ................................................................................. 22 1.4. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ............................................................................. 23 1.5. Khung lý thuyết nghiên cứu ............................................................................... 25 Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................... 26 2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu .................................................... 26 2.2.1. Đối tượng nghiên cứu .................................................................................. 26 2.1.2. Địa điểm nghiên cứu .................................................................................... 26 2.1.3. Thời gian nghiên cứu ................................................................................... 26 2.2. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................... 26 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu ..................................................................................... 26 2.2.2. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu ............................................................. 26 2.3. Biến số, chỉ số nghiên cứu và tiêu chuẩn đánh giá ............................................ 28 2.3.1. Biến số và chỉ số nghiên cứu ....................................................................... 28
- iv 2.3.2. Tiêu chuẩn đánh giá ..................................................................................... 30 2.4. Phương pháp thu thập thông tin ......................................................................... 32 2.4.1. Công cụ thu thập thông tin........................................................................... 32 2.4.2. Kỹ thuật tiến hành trong nghiên cứu ........................................................... 32 2.4.3.Quy trình thu thập thông tin và sơ đồ nghiên cứu ........................................ 34 2.5. Phân tích và xử lý số liệu ................................................................................... 34 2.6. Sai số và khống chế sai số .................................................................................. 35 2.7. Đạo đức nghiên cứu ........................................................................................... 35 2.8. Hạn chế của nghiên cứu ..................................................................................... 36 Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...................................................................... 37 3.1. Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu ....................................................... 37 3.2. Thực trạng tăng huyết áp của đối tượng nghiên cứu.......................................... 38 3.3. Một số yếu tố liên quan đến thực trạng tăng huyết áp của đối tượng nghiên cứu ................................................................................................................................... 46 Chương 4. BÀN LUẬN .............................................................................................. 63 KẾT LUẬN ................................................................................................................. 81 TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................... 84 PHỤ LỤC ................................................................................................................... 84 Thang Long University Library
- v DANH MỤC VIẾT TẮT BKLN Bệnh không lây nhiễm ĐTĐ Đái tháo đường ĐTNC Đối tượng nghiên cứu HA Huyết áp NCD Noncommunicable Diseases (Bệnh không lây nhiễm) THA Tăng huyết áp QALY Quality-Adjusted Life-Year (Số năm sống điều chỉnh theo bệnh tật) WHO World Health Organization (Tổ chức Y tế thế giới)
- iv DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Phân loại tăng huyết áp .................................................................................. 2 Bảng 1. 2. Phân loại các mức độ tăng huyết áp của Việt Nam ...................................... 3 Bảng 2. 1. Các biến số và chỉ số nghiên cứu ................................................................ 28 Sơ đồ 2.1. Sơ đồ nghiên cứu ......................................................................................... 34 Bảng 3.1. Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu (n=500) ................................... 37 Bảng 3.2. Trị số huyết áp của đối tượng nghiên cứu .................................................... 38 Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ tăng huyết áp của đối tượng nghiên cứu (n= 500) .......................... 39 Bảng 3.3 Tỷ lệ mắc bệnh tăng huyết áp theo giới và tuổi (n= 500) ............................. 39 Biểu đồ 3.2.Phân độ tăng huyết áp hiện tại của đối tượng nghiên cứu(n= 500) .......... 40 Biểu đồ 3.3 Loại tăng huyết áp hiện tại của đối tượng nghiên cứu(n= 500) ................ 41 Bảng 3. 4. Phân bố đối tượng tăng huyết áp theo 5 tiểu khu (n=500) .......................... 41 Bảng 3.5. Phân bố đối tượng tăng huyết áp theo nghề nghiệp (n=500) ....................... 42 Bảng 3.6. Phân bố đối tượng tăng huyết áp theo dân tộc (n=500) ............................... 43 Bảng 3.7. Phân bố đối tượng tăng huyết áp theo trình độ học vấn (n=500)................. 44 Bảng 3.8. Phân bố đối tượng tăng huyết áp theo tình trạng hôn nhân (n=500) ........... 45 Biểu đồ 3.4 Thói quen hút thuốc lá của đối tượng nghiên cứu (n = 500) .................... 46 Bảng 3.9. Tỷ lệ hút thuốc lá của đối tượng nghiên cứu theo giới (n = 500) ................ 47 Bảng 3.10. Tỷ lệ người sử dụng thuốc lá có tăng huyết áp(n = 500) ........................... 47 Bảng 3.11. Tỷ lệ đối tượng nghiên cứu sử dụng rượu bia theo giới (n = 500) ........... 47 Bảng 3.12. Tỷ lệ người sử dụng rượu bia có tăng huyết áp(n = 500) .......................... 48 Bảng 3.13. Trung bình số ngày và lượng ăn rau/trái cây của đối tượng nghiên cứu (n = 500) ............................................................................................................................... 48 Biểu đồ 3.6. Tỷ lệ ăn thiếu rau/trái cây theo giới/ngày (%) ......................................... 49 Bảng 3.14. Đặc điểm ăn muối của đối tượng nghiên cứu (n = 500) ............................ 50 Bảng 3.15 Đặc điểm ăn dầu mỡ của đối tượng nghiên cứu (n = 500) ......................... 50 Bảng 3.16 Đặc điểm thời gian hoạt động thể lực trong ngày của đối tượng nghiên cứu (n = 500) ....................................................................................................................... 51 Thang Long University Library
- v Bảng 3.17. Phân loại vòngbụng, tỷ số vòng bụng/vòng mông của đối tượng nghiên cứu (n = 500) ................................................................................................................ 52 Bảng 3.18. Tỷ lệ đối tượng nghiên cứu bị thừa cân/béo phì theo giới (n = 500) ......... 52 Bảng 3.19. Mối liên quan giữa tuổi với bệnhtăng huyết áp (n = 500) ........................ 53 Bảng 3.20. Mối liên quan giữa giớitính với bệnhtăng huyết áp (n = 500) ................... 54 Bảng 3.21. Mối liên quan giữa nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu với bệnh tăng huyết áp (%) (n = 500) .................................................................................................. 55 Bảng 3.22. Mối liên quan giữa nơi cư trú của đối tượng nghiên cứu với bệnh tăng huyết áp (n = 500) ......................................................................................................... 56 Bảng 3.23. Mối liên quan giữa thừa cân, béo phì với bệnh tăng huyết áp ................... 57 (n = 500) ....................................................................................................................... 57 Bảng 3.24. Mối liên quan giữa ăn mặn với bệnh tăng huyết áp (n = 500) ................... 58 Bảng 3.25. Mối liên quan giữa hút thuốc lávới bệnh tăng huyết áp (n = 500) ............. 59 Bảng 3.26. Mối liên quan giữa sử dụng đồ uống có cồn với bệnh tăng huyết áp (n = 500) ............................................................................................................................... 60 Bảng 3.27. Mối liên quan giữa tiêu thụ ít rau, quả với bệnh tăng huyết áp ................. 61 (n = 500) ....................................................................................................................... 61 Bảng 3.28. Mối liên quan giữa thiếu hoạt động thể lực với bệnh tăng huyết áp (n = 500) ............................................................................................................................... 62
- vi ĐẶT VẤN ĐỀ Tăng huyết áp được coi là một trong 8 nguyên nhân hàng đầu gây tàn tật và tử vong trên toàn cầu. Tăng huyết áp kéo theo nguy cơ các tình trạng bệnh khác như tim mạch, não, thận và các bệnh khác. Theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), có khoảng 1,13 tỉ người mắc tăng huyết áp và ⅔ số đó có mức thu nhập thấp và trung bình [2,109]. Tại Việt Nam, tăng huyết áp là một vấn đề y tế công cộng nằm trong nhóm các bệnh không lây nhiễm được quan tâm hàng đầu. tỷ lệ mắc là 25,1%. Trong đó, tỉ lệ người tăng huyết áp biết tình trạng bệnh bản thân còn thấp và tỉ lệ được điều trị và kiểm soát tăng huyết áp còn thấp [99]. Việc giảm thiểu tỉ lệ tăng huyết áp có ý nghĩa rất lớn đối với cộng đồng. Nó làm giảm gánh nặng về mặt y tế và các gánh nặng phúc lợi xã hội, giảm tỉ lệ đói nghèo trong cộng đồng. Đối với người bệnh, giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh sẽ làm gia tăng chất lượng cuộc sống giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và tử vong [86]. Tăng huyết áp là bệnh mạn tính, quá trình điều trị lâu dài, thậm chí là cả đời, ước tính trên thế giới, tăng huyết áp sẽ tiêu tốn gần 1 nghìn tỷ đô la Mỹ và nếu tăng huyết áp không được điều trị, chi phí có thể lên tới 3,6 nghìn tỷ đô la Mỹ hàng năm [101]. Ở Trung Quốc (2013) thống kê cho thấy chỉ trong 1 năm, chi phí y tế trực tiếp cho tăng huyết áp đã hơn 20 tỷ Nhân dân tệ. Ở Việt Nam, tăng huyết áp đã tạo ra một gánh nặng lớn về kinh tế và xã hội, một số nghiên cứu đánh giá kinh tế đã được thực hiện và đã chỉ ra chi phí - hiệu quả của các can thiệp nhằm quản lý và kiểm soát tăng huyết áp như: Nghiên cứu của Viện Chiến lược và Chính sách Y tế, về phân tích chi phí - Hiệu quả của các can thiệp phòng chống tăng huyết áp tại Việt Namnăm 2011, cho thấy can thiệp dùng thuốc đối với bệnh nhân tăng huyết áp độ I là 195.84 đồng/người/năm; can thiệp điều trị tăng huyết áp độ II và III là 570.609 đồng/người/năm, các can thiệp đều đạt chi phí - hiệu quả. Nguyễn Thị Phương Lan và cộng sự (2012) nghiên cứu phân tích chi phí - hiệu quả cho khám sàng lọc và quản lý tăng huyết áp trong dự phòng bệnh tim mạch ở Việt Nam cho thấy, khám sàng lọc và quản lý điều trị tăng huyết áp trong vòng 10 năm đạt chi phí 2 - hiệu quả với chi phí/1 QALY là nhỏ hơn 15.88 đô la Mỹ. Thang Long University Library
- vii Có rất nhiều yếu tố liên quan đến tình trạng tăng huyết áp đã được thống kê như độ tuổi, tình trạng bệnh kèm theo hoặc giới. Tuy nhiên, một trong những yếu tố khác nữa là thói quen sinh hoạt của người bệnh, và tùy từng vùng mà thói quen cũng thay đổi. Sơn La là một tỉnh miền núi phía bắc Việt Nam, tăng huyết áp đã là vấn đề y tế công cộng đáng quan tâm, song đến thời điểm này chưa có nghiên cứu nào chỉ ra thực trạng và các yếu tố liên quan đến tăng huyết áp tại thị trấn Ít Ong, huyện Mường La tỉnh Sơn La. Vì vậy, một số câu hỏi như thực trạng bệnh tăng huyết áp của người dân tại thị trấn Ít Ong, huyện Mường La tỉnh Sơn La như thế nào? Có những yếu tố nào liên quan đến bệnh tăng huyết áp của người dân ở đây?…Để trả lời các câu hỏi đó và nhằm cung cấp bằng chứng cho các nhà quản lý y tế ở địa phương về thực trạng tăng huyết áp và đưa ra những khuyến cáo ban đầu trong việc kiểm soát huyết áp, chúng tôi tiến hành nghiên cứu: “Thực trạng tăng huyết áp và một số yếu tố liên quan ở người dân từ 18 đến 60 tuổi thị trấn Ít Ong - huyện Mường La, tỉnh Sơn La năm 2020” với 2 mục tiêu Mục tiêu 1: Mô tả thực trạng bệnh tăng huyết áp của người dân từ 18 đến 60 tuổi tại thị trấn Ít Ong - Huyện Mường La, tỉnh Sơn La năm 2020. Mục tiêu 2: Phân tích một số yếu tố liên quan đến tăng huyết áp của người dân được nghiên cứu .
- 1 Chương 1. TỔNG QUAN 1.1. Một số khái niệm về huyết áp và tăng huyết áp 1.1.1. Một số khái niệm về huyết áp * Huyết áp: Là áp lực máu cần thiết tác động lên thành động mạch nhằm đưa máu đến nuôi dưỡng các mô trong cơ thể. Huyết áp thể hiện bằng hai chỉ số: (1) huyết áp tâm thu, bình thường từ 90 đến 139 mmHg; (2) huyết áp tối thiểu (huyết áp tâm trương), bình thường từ 60 đến 89 mmHg [84]. 1.1.2. Khái niệm tăng huyết áp * Tăng huyết áp: Tăng huyết áp thường không gây triệu chứng gì đặc biệt, do đó để chẩn đoán tăng huyết áp nhất thiết phải đo huyết áp định kỳ, thường xuyên. Theo Cẩm nang Điều trị Nội khoa (Nhà xuất bản Y học), tăng huyết áp là khi: (i) huyết áp đo tại cơ sở y tế ≥ 140/90 mmHg hoặc khi đo tại nhà và khi theo dõi huyết áp lưu động 24 giờ ≥ 135/85 mmHg; hoặc (ii) huyết áp không tăng nhưng có bằng chứng tăng huyết áp như đang dùng thuốc hạ huyết áp hoặc có biến chứng như bệnh tim, tai biến mạch máu não do tăng huyết áp [84]. * Một số định nghĩa tăng huyết áp khác - Tăng huyết áp tâm thu đơn độc Đối với người lớn huyết áp tâm thu có xu hướng tăng và huyết áp tâm trương có xu hướng giảm. Khi chỉ số của huyết áp tâm thu> 140 mmHg và huyết áp tâm trương< 90 mmHg, bệnh nhân được gọi là tăng huyết áp tâm thu đơn độc. Độ chênh huyết áp (tâm thu – tâm trương) cũng là một yếu tố dự báo nguy cơ quan trọng về tim mạch. - Tăng huyết áp áo choàng trắng và hiệu ứng áo choàng trắng Một số bệnh nhân huyết áp thường xuyên tăng tại bệnh viện hoặc phòng khám của bác sỹ, trong khi huyết áp hàng ngày hoặc đo 24h lại bình thường. Tình trạng này gọi là tăng huyết áp áo choàng trắng, cho dù một thuật ngữ khác ít mang tính cơ chế hơn là tăng huyết áp phòng khám hoặc bệnh viện đơn độc. * Phân độ tăng huyết áp: Phân độ tăng huyết áp của bệnh nhân theo chỉ số huyết áp tâm thu hoặc huyết áp tâm trương cao hơn. Theo Báo cáo lần thứ 7 Thang Long University Library
- 2 của Liên Ủy ban Quốc gia về dự phòng, phát hiện, đánh giá và điều trị tăng huyết áp (JNC VII) [98], phân độ tăng huyết áp như sau: Bảng 1.1. Phân loại tăng huyết áp Huyết áp tâm thu Huyết áp tâm Phân loại (mmHg) trương (mmHg) Huyết áp tối ưu
- 3 Bảng 1. 2. Phân loại các mức độ tăng huyết áp của Việt Nam Huyết áp Tâm thu Tâm trương Tối ưu
- 4 1.2. Thực trạng bệnh tăng huyết áp trên thế giới và tại Việt Nam 1.2.1. Thực trạng tăng huyết áp trên thế giới Trên thế giới tần suất mắc THA vẫn không ngừng gia tăng từng ngày. Trên toàn cầu hiện có khoảng 1 tỷ người bị THA và dự kiến sẽ tăng lên 1,5 tỷ người vào năm 2025. THA là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong sớm cho khoảng 10 triệu người năm 2015, trong đó 4,9 triệu người do bệnh mạch vành và 3,5 triệu người do đột quỵ. Nó cũng là yếu tố nguy cơ (YTNC) chính của bệnh suy tim , rung nhĩ, bệnh máu ngoại vi, bệnh thận mạn tính... [80] Từ năm 2000, các báo cáo quốc gia đã chỉ ra rằng tỷ lệ tăng huyết áp đang gia tăng ở các nước thu nhập thấp và trung bình, trong khi đó là ổn định hoặc giảm ở các nước thu nhập cao và tăng huyết áp là một thách thức quan trọng đối với sức khỏe cộng đồng trên toàn thế giới. Phòng ngừa, phát hiện, điều trị và kiểm soát tình trạng này nên được ưu tiên cao [82]. Tuy nhiên, các ước tính hiện tại về gánh nặng do tăng huyết áp gây nên vẫn là mối quan ngại đối với sức khỏe cộng đồng ở tất cả các khu vực trên thế giới. Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hiện nay bệnh tim mạch đang là nguyên nhân hàng đầu của tử vong không những ở các quốc gia đã phát triển mà ngay cả quốc gia đang phát triển. Tử vong do bệnh tim mạch chiếm 1/3 tử vong chung của toàn thế giới (17/50 triệu ca tử vong) trong đó 80% tập trung ở các quốc gia đang phát triển. Một trong những yếu tố nguy cơ tim mạch chính đã được 5 khẳng định là tăng huyết áp, tỷ lệ tăng huyết áp trên thế giới từ 10- 0% đối với người trên 18 tuổi. Tăng huyết áp đã ảnh hưởng đến một tỷ người trên toàn thế giới, dẫn đến các cơn đau tim và đột quỵ. Các nhà nghiên cứu ước tính rằng huyết áp tăng lên hiện nay giết chết khoảng 9,4 triệu người mỗi năm. Trước sự gia tăng và tác động to lớn của tăng huyết áp, WHO (2013) đã có báo cáo toàn cầu về tăng huyết áp: “Kẻ sát nhân thầm lặng, cuộc khủng hoảng sức khoẻ cộng đồng toàn cầu”, vào đầu thế kỷ 21, tăng huyết áp là một vấn đề y tế công cộng toàn cầu. Theo đó, người lớn trên thế giới có tỷ lệ tăng huyết áp là 28,5% (27,3- 29,7%) ở các nước thu nhập cao và 31,5% (30,2 - 32,9%) ở các nước thu nhập thấp và trung bình. Từ năm 2000 đến 2010, tỷ lệ tăng huyết
- 5 ápchuẩn hóa theo tuổi đã giảm 2,6% ở các nước có thu nhập cao nhưng tăng 7,7% ở các nước thu nhập thấp và trung bình. Trong cùng thời kỳ, tỷ lệ nhận thức (58,2% so với 67,0%), điều trị (44,5% so với 55,6%), và kiểm soát (17,9% so với 28,4%) tăng đáng kể ở các nước thu nhập cao, trong khi nhận thức (32,3% so với 37,9%) và điều trị (24,9% so với 29,0%) tăng ít hơn, và kiểm soát (8,4% so với 7,7%) thậm chí giảm nhẹ ở các nước thu nhập thấp và trung bình. Tài liệu này cũng hướng dẫn để bệnh nhân tăng huyết áp có thể phòng ngừa và điều trị được và làm thế nào để các chính phủ, nhân viên y tế, khu vực tư nhân, gia đình và cá nhân cùng hợp sức để giảm sự tăng huyết áp và tác động của nó. Tỷ lệ mắc THA tương đối cao ở các nhóm quốc gia khác nhau (khoảng 40%), các quốc gia thu nhập cao có tỷ lệ mắc là 35% [3]. Xu hướng chung cho thấy tỷ lệ mắc THA không giảm trong 3 thập kỷ qua, nhưng mô hình dao động khác nhau theo từng nhóm quốc gia. Trên phạm vi toàn cầu, cả ở nước phát triển và đang phát triển. Trung bình huyết áp tâm thu khá cao (146,17 ± 25,23) và chỉ số huyết áp tâm trương là 89,68 ± 15,60 đã được ghi nhận. Tỷ lệ tăng huyết áp có liên quan đến tuổi già, trình độ học vấn thấp hơn và chỉ số khối cơ thể (BMI) cao hơn. Nghiên cứu khác của tác giả Lin H và cộng sự tại Trung Quốc năm 2017 về đánh giá tỷ lệ mắc các BKLN ở nhóm tuổi trung niên và người già cho kết quả tỷ lệ THA chiếm tỷ lệ cao nhất (55,3%), sau đó là rối loạn lypid máu (35,5%), tiểu đường (21,9%), béo phì (12,4%) và loãng xương (9,3%) [77]. THA có mỗi quan hệ chặt chẽ với độ tuổi, tuổi càng cao thì tỷ lệ mắc THA càng lớn. Và nếu tỷ lệ dân số tuổi càng cao thì sẽ càng thêm gánh nặng bệnh THA [3]. Năm 2010, tỷ lệ bị THA ở người Đức trong nhóm tuổi 20 -79 tuổi là 15,9% và tỷ lệ ở Anh là 10,4%; trong đó ở nhóm tuổi 40 – 49 sấp xỉ 20% và nhóm trên 60 tuổi tăng lên 40 – 45% [73]. Các nghiên cứu trên thế giới cũng đồng thời chỉ ra có sự khác biệt về tỷ lệ mắc THA ở giới nam và nữ, nam giới thường có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn. Theo báo cáo của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ năm 2015 cho thấy tỷ lệ mắc bệnh THA với nhóm tuổi 20 – 34 ở nam và nữ lần lượt là 8,6% và 6,2%; ở nhóm tuổi Thang Long University Library
- 6 35 – 44 đã tăng lên là 22,6% và 18,3% và nhóm trên 65 tuổi tỷ lệ này là 67,8% và 62,0%. Nghiên cứu của nhóm tác giả tại Trung Quốc năm 2017 cũng chỉ ra kết quả tương tự, cụ thể: Tỷ lệ THA trong nhóm tuổi 45 – 49 ở nam giới là 42,0% và nữ giới là 24,9%; ở nhóm tuổi 60 – 64 tỷ lệ tiếp tục tăng lên lần lượt là 60,4% và 52,5% và cao nhất là tỷ lệ ở nhóm tuổi trên 80 tuổi (82,6% ở nam và 85,4% ở nữ) [77]. Dữ liệu từ các cuộc điều tra quốc gia và khu vực khác nhau cho thấy tăng huyết áp là phổ biến ở các nước đang phát triển, đặc biệt là ở khu vực đô thị. Một số yếu tố nguy cơ tăng huyết áp dường như phổ biến hơn ở các nước đang phát triển so với các vùng phát triển. Theo Norm R. Campbell, Tej Khalsa và cộng sự (2016), tăng huyết áp là yếu tố nguy cơ hàng đầu đối với tử vong và tàn tật trên toàn cầu, là nguyên nhân gây ra khoảng 10,3 triệu người chết và 208 triệu người tàn tật năm 2015 . Cứ 10 người lớn trên 25 tuổi thì có khoảng 4 người mắc tăng huyết áp, và ước tính 9 trong số 10 người lớn sống đến 80 tuổi sẽ bị tăng huyết áp. Hai phần ba số người bị tăng huyết áp là ở các nước đang phát triển [66]. Tara Kessaram, Jeanie McKenzie và cộng sự (năm 2015) nghiên cứu về các bệnh không lây nhiễm và các yếu tố nguy cơ ở quần thể người lớn ở một số quần đảo thuộc Thái Bình Dương: Kết quả từ phương pháp tiếp cận theo phương pháp của WHO về giám sát, cho thấy tỷ lệ tăng huyết áp đã vượt quá 25% ở một số quần thể. Tăng huyết áp ít phổ biến ở quần đảo Solomon và phổ biến nhất ở Samoa thuộc Mỹ và quần đảo Cook, nơi có hơn 0% phụ nữ và 40% nam giới bị tăng huyết áp[85]. Ở Ấn Độ (năm 2014), tác giả Anchala, Raghupathy và cộng sự tiến hành một tổng quan hệ thống và phân tích tổng hợp về sự phổ biến, nâng cao nhận thức, và kiểm soát tăng huyết áp đối với người lớn (≥18 tuổi) tại một số vùng nông thôn và thành thị của Ấn độ. Qua tổng hợp 142 bài viết trong tổng số 3.047 bài viết, kết quả cho thấy tỷ lệ tăng huyết áp chung của Ấn Độ là 29%, nông thôn 25% và thành thị là 33%. Trong số này, 25% người dân ở nông thôn và
- 7 42% người dân ở đô thị nhận thức được tình trạng tăng huyết áp của họ. Chỉ có 25% người tăng huyết áp ở nông thôn và 8% người tăng huyết áp ở đô thị đang được điều trị tăng huyết áp. Tỷ lệ đạt huyết áp mục tiêu ở người tăng huyết áp thuộc khu vực nông thôn và khu vực đô thị lần lượt là 10% và 20% [71]. Một điều tra về sự phổ biến, nâng cao nhận thức, điều trị và kiểm soát tăng huyết áp và các yếu tố nguy cơ liên quan trong dân số trưởng thành ở Bangladesh (2011) trên mẫu đại diện là 7.876 người tuổi từ 35 tuổi trở lên, sử dụng mô hình hồi quy logistic để xác định các yếu tố nguy cơ đối với nhận thức, điều trị và kiểm soát tăng huyết áp. Kết quả: Nhìn chung, tỷ lệ chuẩn hóa theo tuổi của tiền tăng huyết áp và tăng huyết áp lần lượt là 27,1% và 24,4%. Trong số những bệnh nhân bị tăng huyết áp thì chỉ có 50,1% biết về tình trạng HA của họ, 41,2% là trong điều trị, nhưng chỉ có 1,4% đạt huyết áp mục tiêu [68]. Tại Rumani các tác giả tổ chức hai (02) cuộc điều tra cắt ngang cách nhau 7 năm, cuộc thứ nhất với 2.017 cá nhân tuổi từ 18-85, tỷ lệ tham gia nghiên cứu 45%, cuộc thứ hai với 1.975 cá nhân tuổi từ 18-80, tỷ tỷ lệ tham gia nghiên cứu 69%, bằng cách phỏng vấn theo bộ câu hỏi, đo huyết áp và các số đo nhân trắc học trong hai nghiên cứu. Tỷ lệ tăng huyết ápở Rumani là 40,41%, nhận thức đúng về tăng huyết áp là 69,55%, trong đó với 59,15% cá nhân tăng huyết áp được điều trị, tỷ lệ kiểm soát được HA là 25%. Qua 7 năm, đã giảm 10,7% về tỷ lệ tăng huyết áp, gia tăng 57% trong nhận thức của tăng huyết áp và tăng 52% trong điều trị tăng huyết áp, dẫn đến gần như tăng gấp đôi tỷ lệ kiểm soát của tăng huyết áp. Một nghiên cứu tại Thổ Nhĩ Kỳ (2012), các tác giả tiến hành nghiên cứu nhằm đánh giá dịch tễ học hiện tại của tăng huyết áp, bao gồm mức độ phổ biến của nó, nhận thức, điều trị và kiểm soát huyết áp để đánh giá những thay đổi trong các yếu tố này trong 10 năm qua bằng cách so sánh kết quả với sự phổ biến, nâng cao nhận thức, điều trị và kiểm soát tăng huyết áp ở Thổ Nhĩ Kỳ từ dữ liệu nghiên cứu năm 2000, cũng như đánh giá các thông số ảnh hưởng đến nhận thức và kiểm soát huyết áp. Kết quả: Mặc dù tỷ lệ tăng huyết áp ở 2 cuộc điều tra đã ổn định ở mức khoảng 30%, song nhận thức về tăng huyết áp, điều trị Thang Long University Library
- 8 và tỷ lệ kiểm soát tăng huyết áp đã được cải thiện ở Thổ Nhĩ Kỳ. Nhìn chung, 54,7% bệnh nhân tăng huyết áp đã nhận thức chẩn đoán của họ trong năm 2012 so với 40,7% trong năm 2000. Tỷ lệ điều trị tăng huyết áp tăng từ 1,1% năm 2000 lên 47,4% vào năm 2012, và tỷ lệ kiểm soát ở bệnh nhân tăng huyết áp tăng từ 8,1% năm 200 lên 28,7% trong năm 2012. Tỷ lệ kiểm soát tăng huyết áp ở bệnh nhân điều trị được cải thiện giữa năm 2000 (20,7%) và năm 2012 (5 ,9%). Qua đây cho thấy, vẫn còn một số lượng lớn của tăng huyết áp không được điều trị hoặc điều trị không đầy đủ ở Thổ Nhĩ Kỳ. Nghiên cứu của các tác giả Norm Campbell, Pedro Ordunez và cộng sự (2017): Thực hiện các chỉ số hiệu suất được chuẩn hóa để cải thiện kiểm soát huyết áp ở cả cấp độ dân cư và tổ chức chăm sóc sức khoẻ, các tác giả đã đưa ra các khuyến nghị sửa đổi từ cuộc họp của chuyên gia về Tổ chức Y tế Hoa Kỳ về "các chỉ số hoạt động" được sử dụng để đánh giá các thực hành lâm sàng. Như vậy, quản lý huyết áp sẽ vẫn là vấn đề sức khoẻ quan trọng trên toàn cầu và các kết quả đo lâm sàng là một thành phần quan trọng để hiểu gánh nặng toàn cầu và đánh giá tác động của các can thiệp. Các tác giả Tej K. Khalsa, Norm R.C. Campbell và cộng sự (2015) tiến hành đánh giá nhu cầu các tổ chức tăng huyết áp Quốc gia Châu Phi Tiểu vùng Sahara, về các chương trình phòng ngừa và kiểm soát tăng huyết áp cho thấy: Ở khu vực Châu Phi, tăng huyết áp là một trong những gánh nặng bệnh tật lớn nhất, với tỷ lệ hiện mắc tăng huyết áp ở người lớn trên 25 tuổi là 46% và tỷ lệ tăng huyết áp đang gia tăng ở hầu hết các quốc gia ở Châu Phi vùng hạ Sahara [71]. Theo tác giả Sarki, Ahmed M. MSc và cộng sự (2015), báo cáo đánh giá về phòng, chống tăng huyết áp ở châu Mỹ Latinh và vùng Caribê. Qua báo cáo cho thấy gánh nặng đối với bệnh tim mạch chiếm 29% số ca tử vong và là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở tất cả các nước (Haiti, Bolivia, và Nicaragua). Mỗi năm, có khoảng 1,6 triệu người chết do các bệnh này ở khu vực này, nửa triệu người trong số họ chết trước 70 tuổi. Tăng huyết áp là yếu tố nguy cơ chính cho bệnh tim thiếu máu cục bộ và bệnh mạch não, ảnh hưởng từ 20% đến 40%
- 9 người lớn trong khu vực này. Ở Châu Mỹ Latinh và Caribê, một khu vực có sự chênh lệch về kinh tế xã hội và các quốc gia ở các giai đoạn khác nhau của quá trình chuyển đổi dịch tễ, việc phòng ngừa và kiểm soát tăng huyết áp đã được ưu tiên nhưng khá không đồng đều [83]. Diễn đàn kinh tế Thế giới dự báo, đến năm 2025, gần ba phần tư người bị tăng huyết áp sẽ sống ở các nước đang phát triển. Diễn đàn này cũng mô tả các NCD như là mối đe dọa lớn nhất đối với sự phát triển kinh tế, dự báo một sự mất mát tích lũy trong sản lượng kinh tế toàn cầu là 47 nghìn tỷ USD, hay 5% tổng sản phẩm quốc nội vào năm 2030 [86]. 1.2.2. Thực trạng bệnh tăng huyết áp ở Việt Nam Ở Việt Nam (2012), tỷ lệ tăng huyết áp chung là 25,1%, ở nam là 28,3% và 23,1% ở nữ. Trong số tăng huyết áp có 48,4% đã biết về tình trạng tăng huyết áp của họ, 29,6% đã điều trị và 10,7% đạt được HA mục tiêu. Tăng huyết áp ở thành thị 32,7%, cao hơn đáng kể so với nông thôn 17,3%. Trong số những người đã biết bị tăng huyết áp, có 61,1% đã điều trị và trong số các bệnh tăng huyết áp được điều trị có 6,3 % đã kiểm soát tốt. Như vậy, tăng huyết áp là một vấn đề sức khỏe cộng đồng ở Việt Nam. Tỷ lệ tăng huyết áp trong số người lớn là khá cao, trong khi tỷ lệ nhận thức đúng, tham gia điều trị và kiểm soát tăng huyết áp còn thấp. Việt Nam cần cấp thiết để xây dựng chiến lược quốc gia để cải thiện công tác phòng chống và kiểm soát tăng huyết áp. Theo thông báo của Bộ Y tế tại Hội nghị về công tác phòng, chống bệnh không lây nhiễm, ở Việt Nam, các bệnh không lây nhiễm đã chiếm đến 66% tổng gánh nặng bệnh tật và 73% tổng số ca tử vong hằng năm. Có đến 60% người mắc tăng huyết áp chưa được phát hiện bệnh, chỉ có 14% bệnh nhân tăng huyết áp và gần 0% người có nguy cơ tim mạch được quản lý, dự phòng và dùng thuốc theo quy định, có một tỷ lệ lớn về tăng huyết áp được phát hiện tình cờ qua các cuộc điều tra [105], tình trạng bỏ sót chẩn đoán tăng huyết áp đã và đang xảy ra [78]. Cùng với sự gia tăng các yếu tố nguy cơ thì tỷ lệ người mắc bệnh được phát hiện và quản lý tại cộng đồng còn rất thấp. Thang Long University Library
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến xu hướng thay đổi thái độ sử dụng thương mại điện tử ở Việt Nam
115 p | 742 | 115
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân tại thị xã Từ Sơn tỉnh Bắc Ninh
193 p | 303 | 102
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Một số giải pháp áp dụng quyền chọn chứng khoán trên thị trường chứng khoán Việt Nam
86 p | 175 | 38
-
Luận văn Thạc sĩ Y học: Thực trạng nguồn lực và nhu cầu sử dụng y học cổ truyền của người bệnh tại trạm y tế Quận Thủ Đức năm 2020
97 p | 159 | 24
-
Luận văn Thạc sĩ Y học dự phòng: Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến nguồn nhân lực y tế tuyến xã, phường tỉnh Tuyên Quang
99 p | 94 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Y học: Mô hình bệnh tật và nguồn nhân lực Y học cổ truyền tại một số trung tâm y tế huyện thuộc tỉnh Kiên Giang
120 p | 81 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Ảnh hưởng của thuộc tính bao bì đến ý định mua sản phẩm sữa tươi đóng hộp - Vai trò trung gian của hình ảnh và niềm tin thương hiệu – Trường hợp nghiên cứu đối với người tiêu dùng trên địa bàn TP.HCM
177 p | 109 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Cổ phần hóa bệnh viện công tuyến tỉnh tại Thành phố Hồ Chí Minh: Liệu có phải là giải pháp khả thi trong tiến trình nâng cao chất lượng dịch vụ y tế?
0 p | 134 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý tài chính tại trường Đại học Y Dược Thái Bình
96 p | 23 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Y học: Đánh giá độc tính bán trường diễn và tác dụng bảo vệ tế bào gan của viên nang “CTHepaB” trên thực nghiệm
87 p | 46 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Y khoa: Thực trạng nguồn nhân lực y học cổ truyền công lập thành phố Đà Nẵng năm 2020
96 p | 45 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Ảnh hưởng của các nhân tố giá trị nhận thức đến ý định hành vi của khách hàng đối với loại hình dịch vụ quán cà phê sân vườn tại TP.HCM
125 p | 50 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Y học: Nghiên cứu độc tính cấp và tác dụng bảo vệ tế bào gan của viên nang Gydenphy trên động vật thực nghiệm
92 p | 18 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Y học: Đánh giá tác dụng điều biến miễn dịch của viên nang Linh lộc sơn trên động vật thực nghiệm
110 p | 10 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Y học: Thực trạng dạy và học học phần thực tập cộng đồng của sinh viên Cao đẳng Điều dưỡng Đa khoa trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên
117 p | 58 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Mối quan hệ giữa sự quá tải trong công việc, sự xung đột trong công việc - gia đình và ý định chuyển công việc của nhân viên ngành Xây dựng tại TP. HCM
95 p | 21 | 5
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Y tế công cộng: Mô tả thực trạng tuân thủ điều trị của bệnh nhân tăng huyết áp đến khám và điều trị ngoại trú tại Bệnh viện 7B, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai năm 2019.
9 p | 50 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng ý định mua lại vé xe tại các trang bán vé xe trực tuyến của người tiêu dùng Tp. Hồ Chí Minh
122 p | 34 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn