Luận văn Thạc sỹ Kinh tế: Giải pháp hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Đỗ Thị Thúy Hương
lượt xem 24
download
Với kết cấu nội dung gồm 3 chương, luận văn Thạc sỹ Kinh tế "Giải pháp hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam" giới thiệu đến các bạn những nội dung tổng quan về xếp hạng tín nhiệm trong hoạt động ngân hàng thương mại, thực trạng hệ thống xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp tại ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam,... Mời các bạn cùng tham khảo để có thêm tài liệu phục vụ nhu cầu học tập và nghiên cứu.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sỹ Kinh tế: Giải pháp hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Đỗ Thị Thúy Hương
- Trang 1 BOÄ GIAÙO DUÏC VAØ ÑAØO TAÏO TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC KINH TEÁ Tp. HCM ---***--- ĐỖ THỊ THÚY HƯƠNG GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG XẾP HẠNG TÍN NHIỆM DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHUYEÂN NGAØNH : TAØI CHÍNH DOANH NGHIỆP MAÕ SOÁ : 60.31.12 LUAÄN VAÊN THAÏC SÓ KINH TEÁ NGÖÔØI HÖÔÙNG DAÃN KHOA HOÏC : TS. LÊ THỊ KHOA NGUYÊN TP. Hoà Chí Minh - Naêm 2010
- Trang 2 LỜI CAM ĐOAN Tác giả thực hiện đề tài : “Giải pháp hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam” cam đoan số liệu sử dụng trong đề tài là chính xác, trung thực và kết quả nghiên cứu trong đề tài này là nghiên cứu của chính tác giả và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. TPHCM, ngày tháng năm 2009 Tác giả Đỗ Thị Thúy Hương
- Trang 3 NHỮNG ĐIỂM MỚI TRONG NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI LUẬN VĂN Luận văn đã tham khảo và nghiên cứu một số kinh nghiệm xếp hạng tín nhiệm của ngân hàng thương mại trên thế giới như Ngân hàng Mỹ, Đức, Macao, qua đó rút ra những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam và đó cũng là căn cứ để tác giả đưa ra các giải pháp hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp cho Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV). Luận văn đã đề xuất một số chỉ tiêu phân tích, đánh giá quan trọng như đối với nhóm chỉ tiêu tài chính, luận văn bổ sung nhóm chỉ tiêu giá trị thị trường của doanh nghiệp và đối với các chỉ tiêu phi tài chính, luận văn bổ sung một số chỉ tiêu lưu chuyển tiền tệ gồm 04 chỉ tiêu (chỉ tiêu xu hướng lưu chuyển tiền thuần trong quá khứ, chỉ tiêu khả năng trả nợ gốc, chỉ số lưu chuyển quỹ và chỉ số tài trợ), nhóm chỉ tiêu vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường gồm 5 chỉ tiêu (Thị phần; Chiến lược đổi mới công nghệ; Đa dạng hoá khách hàng và nhà cung cấp; Lợi thế thương mại; Khả năng chịu đựng của doanh nghiệp trước những biến động của môi trường kinh tế), nhóm chỉ tiêu mức độ rủi ro ngành gồm 5 chỉ tiêu (Quy mô thị trường ngành; Công nghệ sản xuất ngành; Triển vọng ngành; Tác động của môi trường xung quanh đến sự phát triển ngành và Khả năng phát triển của ngành trước những biến động kinh tế vĩ mô). Đây là những chỉ tiêu rất có giá trị cho BIDV nói riêng và các ngân hàng thương mại Việt Nam nói chung xem xét vận hành vào thực tiễn.
- Trang 4 MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC BẢNG LỜI MỞ ĐẦU CHƯƠNG I - TỔNG QUAN VỀ XẾP HẠNG TÍN NHIỆM TRONG HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1 1.1.1 Khái niệm tín dụng 1 1.1.2 Các loại hình tín dụng của ngân hàng thương mại 1 1.1.2.1 Theo tiêu thức thời hạn tín dụng 1 1.1.2.2 Theo tiêu thức mục đích của tín dụng 1 1.1.2.3 Theo tiêu thức mức độ tín nhiệm khách hàng 2 1.1.2.4 Theo tiêu thức phương thức cho vay 2 1.1.2.5 Theo tiêu thức phương thức hoàn trả nợ vay 2 1.1.3 Rủi ro trong quan hệ tín dụng của ngân hàng thương mại 2 1.1.3.1 Các nguyên nhân khách quan 3 1.1.3.2 Các nguyên nhân chủ quan 5 1.2 XẾP HẠNG TÍN NHIỆM - MỘT CÔNG CỤ ĐỂ HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 8 1.2.1 Khái niệm xếp hạng tín nhiệm 8 1.2.2 Hệ thống xếp hạng tín nhiệm 9 1.2.2.1 Chức năng của hệ thống xếp hạng tín nhiệm 9 1.2.2.2 Cấu trúc hệ thống xếp hạng tín nhiệm 10 1.2.3 Phân loại đối tượng xếp hạng tín nhiệm 11 1.2.4 Yêu cầu đối với việc xếp hạng tín nhiệm 11 1.2.5 Các phương pháp xếp hạng tín nhiệm thông dụng 12
- Trang 5 1.2.5.1 Phương pháp Delphi 12 1.2.5.2 Phương pháp xếp hạng cho điểm theo tiêu chuẩn 13 1.2.5.3 Phương pháp so sánh 13 1.2.5.4 Phương pháp kết hợp 14 1.2.6 Quy trình xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp 14 1.2.7 Nội dung đánh giá xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp 16 1.2.7.1 Các chỉ tiêu tài chính 16 1.2.7.2 Các chỉ tiêu phi tài chính 21 1.2.8 Tiêu chuẩn xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp 22 1.2.9 Vai trò của xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp 24 1.2.9.1 Đối với thị trường tài chính 24 1.2.9.2 Đối với ngân hàng thương mại 25 1.2.9.3 Đối với doanh nghiệp được xếp hạng 27 1.3 KINH NGHIỆM XẾP HẠNG TÍN NHIỆM TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM 28 1.3.1 Kinh nghiệm xếp hạng tín nhiệm tại các Ngân hàng thương mại trên thế giới 1.3.1.1 Kinh nghiệm xếp hạng của ngân hàng thương mại Mỹ 28 1.3.1.2 Kinh nghiệm xếp hạng của Ngân hàng thương mại Đức 32 1.3.1.3 Kinh nghiệm xếp hạng của Ngân hàng thương mại Macao 33 1.3.2 Bài học cho Ngân hàng thương mại Việt Nam trong việc thực hiện xếp hạng tín nhiệm 33 Tóm tắt chương I 34 CHƯƠNG II - THỰC TRẠNG HỆ THỐNG XẾP HẠNG TÍN NHIỆM DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM 2.1 TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM 2.1.1 Sơ lược về sự hình thành và phát triển của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam 36
- Trang 6 2.1.2 Những thuận lợi và hạn chế trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam 37 2.1.2.1 Những thuận lợi 37 2.1.2.1.1 Tình hình phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2002-2008 37 2.1.2.1.2 Tình hình hoạt động tín dụng 38 2.1.2.2 Những hạn chế 41 2.2 HỆ THỐNG XẾP HẠNG TÍN NHIỆM DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM 42 2.2.1 Tiến trình cải cách của hệ thống xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam 42 2.2.2 Quy trình phân tích hệ thống xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam 44 2.2.3 Những ưu điểm và hạn chế của hệ thống xếp hạng tín nhiệm đối với doanh nghiệp tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam 49 2.2.3.1 Những ưu điểm 49 2.2.3.2 Những hạn chế 51 2.2.4 Nguyên nhân 56 2.2.4.1.1 Trình độ cán bộ tín dụng còn non yếu và thiếu kinh nghiệm 56 2.2.4.1.2 Chưa triệt để khai thác nguồn thông tin bên ngoài như: cơ quan thuế, hải quan, nhà cung cấp và người mua hàng… 56 2.2.4.1.3 Hoạt động của CIC chưa hiệu quả trong việc cung cấp thông tin tín dụng cho các ngân hàng 57 2.2.4.1.4 Ứng dụng công nghệ thông tin trong thu thập, lưu trữ, phân tích xếp hạng còn nhiều hạn chế 57 2.2.4.1.5 Thị trường còn thiếu những sản phẩm xếp hạng tín nhiệm do công ty định mức tín nhiệm độc lập thực hiện để ngân hàng có thể đối chiếu với kết quả xếp hạng tín nhiệm của ngân hàng 58 Tóm tắt chương II 58
- Trang 7 CHƯƠNG III - GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG XẾP HẠNG TÍN NHIỆM DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM 3.1 CƠ SỞ CHO VIỆC ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP 59 3.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG XẾP HẠNG TÍN NHIỆM DOANH NGHIỆP 61 3.2.1 Phương pháp xếp hạng 61 3.2.2 Nguyên tắc chấm điểm và số lượng các thứ hạng 61 3.2.3 Tỷ trọng điểm của các chỉ tiêu 62 3.2.4 Hoàn thiện các chỉ tiêu phân tích xếp hạng 63 3.2.4.1 Hoàn thiện các chỉ tiêu tài chính 63 3.2.4.2 Hoàn thiện các chỉ tiêu phi tài chính 65 3.2.4.2.1 Bổ sung một số chỉ tiêu cho nhóm lưu chuyển tiền tệ 66 3.2.4.2.2 Bổ sung nhóm chỉ tiêu vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp 68 3.2.4.2.3 Bổ sung nhóm chỉ tiêu mức độ rủi ro ngành 71 3.1.5 Hoàn thiện quy trình xếp hạng 73 3.3 CÁC GIẢI PHÁP KHÁC 80 3.3.1 Nâng cao năng lực cán bộ tín dụng 80 3.3.2 Xây dựng hệ thống thông tin riêng cho Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam 81 3.3.3 Ứng dụng công nghệ thông tin vào phân tích xếp hạng 82 3.3.4 Những kiến nghị đối với các cơ quan hữu quan 83 3.3.4.1 Kiến nghị với Bộ tài chính hoàn thiện chuẩn mực kế toán Việt Nam83 3.3.4.2 Kiến nghị với Cục thống kê về xây dựng các chỉ tiêu ngành 84 3.3.4.3 Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước 85 Tóm tắt chương III 86 KẾT LUẬN 88 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
- Trang 8 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BIDV: Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam CBTD: Cán bộ tín dụng CIC: Trung tâm thông tin tín dụng DNNN: Doanh nghiệp nhà nước DN: Doanh nghiệp ĐTNN: Đầu tư nước ngoài ICB: Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam NH: Ngân hàng NHNN : Ngân hàng nhà nước NHTM: Ngân hàng thương mại RRTD : Rủi ro tín dụng TCTD :Tổ chức tín dụng VCB: Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam XHTN: Xếp hạng tín nhiệm DANH MỤC PHỤ LỤC Phụ lục 1: Bảng chỉ tiêu tài chính Phụ lục 1.1: Tiêu chuẩn đánh giá các chỉ tiêu tài chính-Doanh nghiệp ngành Nông, Lâm, Ngư, Diêm nghiệp Phụ lục 1.2: Tiêu chuẩn đánh giá các chỉ tiêu tài chính-Doanh nghiệp ngành thương mại, dịch vụ Phụ lục 1.3: Tiêu chuẩn đánh giá các chỉ tiêu tài chính-Doanh nghiệp xây dựng Phụ lục 1.4: Tiêu chuẩn đánh giá các chỉ tiêu tài chính-DN ngành công nghiệp Phụ lục 2: Bảng chỉ tiêu phi tài chính Phụ lục 3: Ví dụ về xếp hạng tín nhiệm đối với Công ty cổ phần gỗ ABC
- Trang 9 DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1: Bảng tiêu chuẩn xếp hạng tín nhiệm DN của S&P Bảng 1.2: Bảng tiêu chuẩn xếp hạng tín nhiệm của Moody’s Bảng 1.3: Bảng minh họa cho hệ thống xếp hạng rủi ro hai chiều Bảng 2.1: Tình hình Kinh tế Việt Nam giai đoạn 2001-T6/2009 Bảng 2.2: Các chỉ số danh mục cho vay của BIDV Bảng 2.3: Bảng phân loại dư nợ theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN Bảng 2.4: Bảng các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính theo quyết định 5645/QĐ- TDDV2 Bảng 2.5: Bảng tính quy mô của DN Bảng 2.6: Tiêu chuẩn xếp hạng tín nhiệm DN của BIDV Bảng 2.7: Bảng phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN Bảng 2.8: So sánh điểm trọng số các chỉ tiêu phi tài chính XHTN DN của BIDV, VCB và ICB Bảng 3.1: Bảng đề xuất chấm điểm chỉ tiêu tài chính Bảng 3.2: Bảng đề xuất chấm điểm chỉ tiêu lưu chuyển tiền tệ Bảng 3.3: Bảng đề xuất chấm điểm chỉ tiêu vị thế cạnh tranh trên thị trường Bảng 3.4: Bảng đề xuất chấm điểm chỉ tiêu rủi ro ngành Bảng 3.5: Bảng đề xuất chấm điểm chỉ tiêu trình độ quản lý và môi trường nội bộ của DN Bảng 3.6: Bảng đề xuất chấm điểm chỉ tiêu quan hệ với ngân hàng Bảng 3.7: Bảng đề xuất trọng số chỉ tiêu tài chính và phi tài chính đối với Báo cáo tài chính kiểm toán và chưa kiểm toán Bảng 3.8: Bảng trọng số các nhóm chỉ tiêu phi tài chính Bảng 3.9: Bảng đề xuất tiêu chuẩn xếp hạng tín nhiệm DN
- Trang 10 LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Tín dụng là hoạt động đem lại lợi nhuận chủ yếu trong kinh doanh của các Ngân hàng thương mại nhưng đây cũng là lĩnh vực chứa đựng nhiều rủi ro tiềm ẩn, nợ quá hạn có xu hướng gia tăng ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng cũng như hiệu quả kinh doanh của ngân hàng, đặc biệt là ở các nước có nền kinh tế mới nổi như Việt Nam bởi hệ thống thông tin thiếu minh bạch và không đầy đủ, trình độ quản lý rủi ro còn nhiều hạn chế, tính chuyên nghiệp của các cán bộ ngân hàng chưa cao… Do đó, yêu cầu cần có những công cụ cho việc quản lý rủi ro tín dụng có hiệu quả và phù hợp với điều kiện Việt Nam là một đòi hỏi bức thiết để đảm bảo hạn chế rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng, hướng đến các chuẩn mực quốc tế trong quản lý rủi ro và phù hợp với môi trường hội nhập. Trong những năm qua, hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại Việt Nam đã có nhiều đóng góp to lớn cho sự phát triển kinh tế của đất nước, đặc biệt là hệ thống Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV). Là một trong những ngân hàng quốc doanh lớn nhất nước, BIDV đã không ngừng cải tiến quy trình nghiệp vụ tín dụng nhằm làm giảm đến mức thấp nhất tỷ lệ nợ xấu. Tuy nhiên, tình hình nợ quá hạn vẫn còn ở tỷ lệ cao. Nguyên nhân của tình trạng này là do hệ thống quản lý tín dụng vẫn còn hạn chế, không đánh giá đúng và chính xác về mức độ rủi ro tín dụng của khách hàng. Vừa qua, BIDV đã bắt đầu triển khai hệ thống xếp hạng tín nhiệm các doanh nghiệp nhằm phân tích, đánh giá và phân loại nợ. Hơn nữa, trong giai đoạn hiện nay, với sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng thương mại, ngoài việc lựa chọn các khách hàng trung thành, có tình hình tài chính lành mạnh, luôn trả lãi và gốc đúng hạn thì việc xếp hạng tín nhiệm cho các doanh nghiệp còn có ý nghĩa xây dựng các hạn mức tín dụng phù hợp cho từng loại khách hàng. Tuy nhiên, hệ thống này vẫn còn hạn chế mà đòi hỏi cần bổ sung, chỉnh sửa để nhằm làm hoàn thiện hơn. Chính vì lý do trên nên tôi chọn đề tài: “Giải pháp hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp tại Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam ” 2. Mục tiêu nghiên cứu:
- Trang 11 _ Phân tích cơ sở lý luận về rủi ro tín dụng ngân hàng, qua đó nêu lên sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả hệ thống xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp trong quản lý rủi ro tín dụng ngân hàng thương mại. _ Phân tích hệ thống xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp của Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam, nêu lên những ưu điểm và hạn chế, qua đó đề xuất các giải nhằm làm hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín nhiệm tại BIDV Việt Nam. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu lý luận về vai trò và lợi ích xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp trong hoạt động ngân hàng thương mại. Phân tích những chỉ tiêu dùng trong phân tích xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp, phân tích thực trạng hệ thống xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp của BIDV Việt Nam, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hệ thống xếp hạng tín nhiệm tại BIDV Việt Nam. 4. Phương pháp nghiên cứu: Vận dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh và đối chiếu giữa hệ thống xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp của Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam với kinh nghiệm xếp hạng của các ngân hàng trên thế giới nhằm làm rõ những ưu điểm và hạn chế của hệ thống này và từ đó đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp của BIDV Việt Nam. 5. Kết cấu luận văn: Luận văn gồm 3 chương: Chương I: Tổng quan về xếp hạng tín nhiệm trong hoạt động ngân hàng thương mại Chương II: Thực trạng hệ thống xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chương III: Giải pháp hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam Kiến nghị và Kết luận
- Trang 12 CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ XẾP HẠNG TÍN NHIỆM 1.4 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1.1 Khái niệm tín dụng Tín dụng là một giao dịch về tài sản (tiền hoặc hàng hoá) giữa bên cho vay (ngân hàng và các định chế tài chính khác) và bên đi vay (cá nhân, doanh nghiệp và các chủ thể khác), trong đó bên cho vay chuyển giao tài sản cho bên đi vay sử dụng trong thời hạn nhất định theo thỏa thuận, bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vô điều kiện vốn gốc và lãi cho bên cho vay khi đến hạn thanh toán. Cấp tín dụng là việc tổ chức tín dụng thỏa thuận để khách hàng sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng các nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bảo lãnh và các nghiệp vụ khác. Tín dụng ngân hàng là quan hệ chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ ngân hàng cho khách hàng trong một thời hạn nhất định với một khoản chi phí nhất định. 1.1.2 Các loại hình tín dụng của ngân hàng thương mại Tín dụng ngân hàng có thể phân chia ra nhiều loại khác nhau tùy theo những tiêu thức phân loại khác nhau. 1.1.2.1 Theo tiêu thức thời hạn tín dụng Tín dụng ngân hàng có thể phân chia thành các loại sau: • Cho vay ngắn hạn: là loại cho vay có thời hạn dưới một năm. Mục đích của loại cho vay này thường là nhằm tài trợ cho việc đầu tư vào tài sản lưu động. • Cho vay trung hạn: là loại cho vay có thời hạn từ 1 năm đến 5 năm. Mục đích của loại cho vay này là nhằm tài trợ cho việc đầu tư vào tài sản cố định. • Cho vay dài hạn: là loại cho vay có thời hạn trên 5 năm. Mục đích của loại cho vay này là nhằm tài trợ đầu tư vào các dự án đầu tư. 1.1.2.2 Theo tiêu thức mục đích của tín dụng Tín dụng ngân hàng có thể phân chia thành các loại sau: • Cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh công thương nghiệp
- Trang 13 • Cho vay tiêu dùng cá nhân • Cho vay bất động sản • Cho vay nông nghiệp • Cho vay kinh doanh xuất nhập khẩu 1.1.2.3 Theo tiêu thức mức độ tín nhiệm khách hàng Tín dụng ngân hàng có thể phân chia thành các loại sau: • Cho vay không có đảm bảo: là loại cho vay không có tài sản thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh của người khác mà chỉ dựa vào uy tín của bản thân khách hàng vay vốn để quyết định cho vay. • Cho vay có bảo đảm: là loại cho vay dựa trên cơ sở các bảo đảm cho tiền vay như thế chấp, cầm cố, hoặc bảo lãnh của một bên thứ ba nào khác. 1.1.2.4 Theo tiêu thức phương thức cho vay Tín dụng ngân hàng có thể phân chia thành các loại sau: • Cho vay theo món vay • Cho vay theo hạn mức tín dụng 1.1.2.5 Theo tiêu thức phương thức hoàn trả nợ vay Tín dụng ngân hàng có thể phân chia thành các loại sau: • Cho vay chỉ có một kỳ hạn trả nợ hay còn gọi là cho vay trả nợ một lần khi đáo hạn • Cho vay có nhiều kỳ hạn trả nợ hay còn gọi là cho vay trả góp • Cho vay trả nợ nhiều lần nhưng không có kỳ hạn nợ cụ thể mà tuỳ khả năng tài chính của mình người đi vay có thể trả nợ bất cứ lúc nào. Ngoài các loại hình tín dụng nêu trên ngân hàng còn thực hiện các nghiệp vụ khác có nội dung tín dụng như: bảo lãnh, chiêt khấu, mở thư tín dụng, chấp nhận tài trợ thương mại, cho vay ở thị trường liên ngân hàng, swap, tín dụng thuê mua… 1.1.3 Rủi ro trong quan hệ tín dụng của ngân hàng thương mại Rủi ro tín dụng (credit risk) là loại rủi ro phát sinh trong quá trình cho vay của ngân hàng, biểu hiện trên thực tế qua việc khách hàng không trả được nợ hoặc trả nợ không đúng hạn cho ngân hàng. Rủi ro tín dụng còn được gọi là rủi ro mất khả năng chi trả và rủi ro sai hẹn.
- Trang 14 RRTD có thể phát sinh do nhiều nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan: 1.1.3.1 Các nguyên nhân khách quan _ Do môi trường kinh tế không ổn định: Hoạt động của ngân hàng thương mại gắn liền với hoạt động của các doanh nghiệp. Khi môi trường kinh tế không ổn định làm ảnh hưởng đến hoạt động của các doanh nghiệp thì hệ quả tất yếu là sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của các ngân hàng thương mại. Sự biến động quá nhanh và không dự đoán được của thị trường thế giới: Nền kinh tế Việt Nam chúng ta vẫn còn lệ thuộc quá nhiều vào sản xuất nông nghiệp và công nghiệp phục vụ nông nghiệp (nuôi trồng, chế biến thực phẩm và nguyên liệu), dầu thô, may gia công,… đây là những ngành, lĩnh vực vốn rất nhạy cảm với rủi ro thời tiết và giá cả thế giới, nên dễ bị tổn thương khi thị trường thế giới biến động xấu. Rủi ro tất yếu của quá trình tự do hóa tài chính, hội nhập quốc tế: Quá trình tự do hoá tài chính và hội nhập quốc tế có thể làm cho nợ xấu gia tăng khi tạo ra một môi trường cạnh tranh gay gắt, khiến hầu hết các doanh nghiệp, những khách hàng thường xuyên của ngân hàng phải đối mặt với nguy cơ thua lỗ và quy luật chọn lọc khắc nghiệt của thị trường. Bên cạnh đó, bản thân sự cạnh tranh của các ngân hàng thương mại trong nước và quốc tế trong môi trường hội nhập kinh tế cũng khiến cho các ngân hàng trong nước với hệ thống quản lý yếu kém gặp phải nguy cơ rủi ro nợ xấu tăng lên bởi hầu hết các khách hàng có tiềm lực tài chính lớn sẽ bị các ngân hàng nước ngoài thu hút. Thiếu sự quy hoạch, phân bổ đầu tư một cách hợp lý đã dẫn đến khủng hoảng thừa về đầu tư trong một số ngành: Nền kinh tế thị trường tất yếu sẽ dẫn đến cạnh tranh, các nhà kinh doanh sẽ tìm kiếm ngành nào có lợi nhất để đầu tư và sẽ rời bỏ những ngành không đem lại lợi nhuận cho họ và do đó có sự chuyển dịch vốn từ ngành này qua ngành khác và đây cũng là một hiện tượng khách quan. Tuy nhiên ở nước ta thời gian qua, sự cạnh tranh đã phát triển một cách tự phát, hoàn toàn không đi kèm với sự quy hoạch hợp lý, hợp tác, phân công lao động, chuyên môn hoá lao động, sự bất lực trong vai trò của các hiệp hội nghề nghiệp và sự điều tiết vĩ mô của
- Trang 15 Nhà nước. Điều này dẫn đến sự gia tăng quá đáng vốn đầu tư vào một số ngành, dẫn đến khủng hoảng thừa, lãng phí tài nguyên quốc gia. _Do môi trường pháp lý chưa thuận lợi: Cơ chế của nhà nước: Nhà nước trong quá trình thực hiện điều tiết kinh tế vĩ mô, trong từng thời kỳ đã ban hành nhiều quy định, chính sách ưu đãi cho các doanh nghiệp nhà nước, nhiều trường hợp các doanh nghiệp phải cho vay theo chỉ định hoặc cho vay theo kế hoạch của nhà nước. Trước đây đã có thời kỳ các doanh nghiệp nhà nước với tình hình tài chính không mạnh, không có tài sản đảm bảo nhưng vẫn được vay với số tiền rất lớn tại các ngân hàng thương mại nhà nước miễn là có phương án được cơ quan chủ quản phê duyệt. Nhiều dự án kém hiệu quả nhưng ngân hàng thương mại phải cho vay theo chỉ định hoặc theo kế hoạch.Chính cơ chế của nhà nước mang tính đặc quyền, ưu đãi đã tạo ra rủi ro cho các ngân hàng thương mại. Thực tế cho thấy chính sách cho vay theo kế hoạch của nhà nước, cho vay theo chỉ định của chính phủ đã phát sinh rất nhiều nợ xấu. Văn bản quy phạm pháp luật còn nhiều hạn chế: Trong những năm gần đây, Quốc hội, Ủy ban thường vụ quốc hội, Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) và các cơ quan liên quan đã ban hành nhiều luật, văn bản dưới luật hướng dẫn thi hành luật liên quan đến hoạt động tín dụng ngân hàng.Tuy nhiên, luật và các văn bản đã có song việc triển khai vào hoạt động ngân hàng còn gặp phải nhiều vướng mắc bất cập như một số văn bản về việc cưỡng chế thu hồi nợ. Những văn bản này đều có quy định: Trong những trường hợp khách hàng không trả được nợ, NHTM có quyền xử lý tài sản đảm bảo nợ vay. Trên thực tế, các NHTM không làm được điều này vì ngân hàng là một tổ chức kinh tế, không phải là cơ quan quyền lực nhà nước, không có chức năng cưỡng chế buộc khách hàng bàn giao tài sản đảm bảo cho ngân hàng để xử lý… cùng nhiều các quy định khác dẫn đến tình trạng NHTM không thể giải quyết được nợ tồn đọng, tài sản tồn đọng. Sự thanh tra, kiểm tra, giám sát chưa hiệu quả của NHNN: Bên cạnh những cố gắng và kết quả đạt được, hoạt động thanh tra ngân hàng và đảm bảo an toàn hệ thống chưa có sự cải thiện căn bản về chất lượng. Năng lực cán bộ thanh tra, giám sát chưa đáp ứng được yêu cầu, thậm chí một số nghiệp vụ kinh doanh và công nghệ mới Thanh tra ngân hàng còn chưa theo kịp. Nội dung và phương pháp thanh tra,
- Trang 16 giám sát lạc hậu, chậm được đổi mới. Vai trò kiểm toán chưa đựơc phát huy và hệ thống thông tin chưa được tổ chức một cách hữu hiệu. Thanh tra tại chỗ vẫn là phương pháp chủ yếu, khả năng kiểm soát toàn bộ thị trường tiền tệ và giám sát rủi ro còn yếu. Thanh tra ngân hàng còn hoạt động một cách thụ động theo kiểu xử lý vụ việc đã phát sinh, ít có khả năng ngăn chặn và phòng ngừa rủi ro và vi phạm. Mô hình tổ chức của thanh tra ngân hàng còn nhiều bất cập. Do vậy mà có những sai phạm của các NHTM không được thanh tra NHNN cảnh báo, có biện pháp ngăn chặn từ đầu, để đến khi hậu quả nặng nề đã xảy ra rồi mới can thiệp. Hàng loạt các sai phạm về cho vay, bảo lãnh tín dụng ở một số NHTM dẫn đến những rủi ro rất lớn, có nguy cơ đe dọa sự an toàn của cả hệ thống lẽ ra có thể đã được ngăn chặn ngay từ đầu nếu bộ máy thanh tra phát hiện và xử lý sớm hơn. 1.1.3.2 Các nguyên nhân chủ quan _ Từ phía khách hàng vay vốn: Sử dụng vốn sai mục đích, không có thiện chí trong việc trả nợ vay: Đa số các doanh nghiệp khi vay vốn ngân hàng đều có các phương án kinh doanh cụ thể, khả thi. Số lượng các doanh nghiệp sử dụng vốn sai mục đích, cố ý lừa đảo ngân hàng để chiếm đoạt tài sản không nhiều. Tuy nhiên những vụ việc phát sinh lại hết sức nặng nề, liên quan đến uy tín của các cán bộ, làm ảnh hưởng xấu đến các doanh nghiệp khác. Khả năng quản lý kinh doanh kém: Khi các doanh nghiệp vay tiền ngân hàng để mở rộng quy mô kinh doanh, đa phần là tập trung vốn đầu tư vào tài sản vật chất chứ ít doanh nghiệp nào mạnh dạn đổi mới cung cách quản lý, đầu tư cho bộ máy giám sát kinh doanh, tài chính, kế toán theo đúng chuẩn mực. Quy mô kinh doanh phình ra quá to so với tư duy quản lý là nguyên nhân dẫn đến sự phá sản của các phương án kinh doanh đầy khả thi mà lẽ ra nó phải thành công trên thực tế. Tình hình tài chính doanh nghiệp yếu kém, thiếu minh bạch: Quy mô tài sản, nguồn vốn nhỏ bé, tỷ lệ nợ so với vốn tự có cao là đặc điểm chung của hầu hết các doanh nghiệp VN. Ngoài ra, thói quen ghi chép đầy đủ, chính xác, rõ ràng các sổ sách kế toán vẫn chưa được các doanh nghiệp tuân thủ nghiêm chỉnh và trung thực. Do vậy, sổ sách kế toán mà các doanh nghiệp cung cấp cho ngân hàng nhiều khi chỉ mang tính chất hình thức hơn là thực chất. Khi cán bộ ngân hàng lập các bản phân
- Trang 17 tích tài chính của doanh nghiệp dựa trên số liệu do các doanh nghiệp cung cấp, thường thiếu tính thực tế và xác thực. Đây cũng là nguyên nhân vì sao ngân hàng vẫn luôn xem nặng phần tài sản thế chấp như là chỗ dựa cuối cùng để phòng chống rủi ro tín dụng. _Từ phía ngân hàng cho vay: Thiếu giám sát và quản lý sau khi cho vay: Các ngân hàng thường có thói quen tập trung nhiều công sức cho việc thẩm định trước khi cho vay mà ít chú trọng đến quá trình kiểm tra, kiểm soát đồng vốn sau khi cho vay. Khi ngân hàng cho vay thì khoản cho vay cần phải được quản lý một cách chủ động để đảm bảo sẽ được hoàn trả. Theo dõi nợ là một trong những trách nhiệm quan trọng nhất của cán bộ tín dụng nói riêng và của ngân hàng nói chung. Việc theo dõi hoạt động của khách hàng vay nhằm tuân thủ các điều khoản đề ra trong hợp đồng tín dụng giữa khách hàng và ngân hàng nhằm tìm ra những cơ hội kinh doanh mới và mở rộng cơ hội kinh doanh. Tuy nhiên trong thời gian qua các NHTM chưa thực hiện tốt công tác này. Điều này một phần do yếu tố tâm lý ngại gây phiền hà cho khách hàng của cán bộ ngân hàng, một phần do hệ thống thông tin quản lý phục vụ kinh doanh tại các doanh nghiệp quá lạc hậu, không cung cấp được kịp thời, đầy đủ các thông tin mà NHTM yêu cầu. Bố trí cán bộ thiếu đạo đức và trình độ chuyên môn nghiệp vụ: Đạo đức của cán bộ là một trong các yếu tố quan trọng để giải quyết vấn đề hạn chế rủi ro tín dụng. Một cán bộ kém về năng lực có thể bồi dưỡng thêm, nhưng một cán bộ tha hóa về đạo đức mà lại giỏi về mặt nghiệp vụ thì thật vô cùng nguy hiểm khi được bố trí trong công tác tín dụng. Do vậy, một số vụ án kinh tế lớn trong thời gian vừa qua có liên quan đến cán bộ NHTM đều có sự tiếp tay của một số cán bộ ngân hàng cùng với khách hàng làm giả hồ sơ vay, hay nâng giá tài sản thế chấp, cầm cố lên quá cao so với thực tế để rút tiền ngân hàng. Sự hợp tác giữa các NHTM quá lỏng lẻo, vai trò của CIC chưa thực sự hiệu quả: Kinh doanh ngân hàng là một nghề đặc biệt huy động vốn để cho vay hay nói cách khác đi vay để cho vay, do vậy vấn đề rủi ro trong hoạt động tín dụng là không thể tránh khỏi, các ngân hàng cần phải hợp tác chặt chẽ với nhau nhằm hạn chế rủi ro. Sự hợp tác nảy sinh do nhu cầu quản lý rủi ro đối với cùng một khách hàng khi
- Trang 18 khách hàng này vay tiền tại nhiều ngân hàng. Trong quản trị tài chính, khả năng trả nợ của một khách hàng là một con số cụ thể, có giới hạn tối đa của nó. Nếu do sự thiếu trao đổi thông tin, dẫn đến việc nhiều ngân hàng cùng cho vay một khách hàng đến mức vượt quá giới hạn tối đa này thì rủi ro chia đều cho tất cả chứ không chừa một ngân hàng nào. Do vậy, trong tình hình cạnh tranh giữa các NHTM ngày càng gay gắt như hiện nay, vai trò của CIC là rất quan trọng trong việc cung cấp thông tin kịp thời, chính xác để các ngân hàng có các quyết định cho vay hợp lý. Đáng tiếc là hiện nay ngân hàng dữ liệu của CIC chưa đầy đủ và thông tin còn quá đơn điệu, chưa được cập nhật và xử lý kịp thời. Tóm lại, rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại có thể phát sinh do rất nhiều nguyên nhân, đó có thể là các nguyên nhân chủ quan hoặc nguyên nhân khách quan. Nguyên nhân khách quan thuộc yếu tố bên ngoài, đây là các nguyên nhân mà bản thân NHTM rất khó loại bỏ, ngược lại nguyên nhân chủ quan thuộc về nội tại của ngân hàng, các NHTM có thể đưa ra nhiều giải pháp để hạn chế các nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng này. Vậy để đánh giá mức độ rủi ro tín dụng của khách hàng, ngân hàng thường sử dụng phương pháp phân tích tín dụng truyền thống để xác định khả năng trả nợ của khách hàng. Theo phương pháp này ngân hàng sẽ căn cứ vào các thông tin có liên quan đến khách hàng như phẩm chất đạo đức, danh tiếng, cơ cấu vốn, hiệu quả kinh doanh, tài sản đảm bảo,… để phân tích đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng. Tuy nhiên, hiệu quả của phương pháp này lại phụ thuộc khá lớn vào kinh nghiệm và phán đoán chủ quan của người phân tích nên có thể dẫn đến những sai lầm trong việc cấp tín dụng cho khách hàng: chấp nhận cho vay các khách hàng xấu hoặc từ chối cho vay đối với các khách hàng tốt. Mặt khác, phương pháp phân tích tín dụng truyền thống còn có hạn chế là chỉ tập trung đánh giá một khoản vay mà ít quan tâm đến chiến lược quản lý danh mục các khoản cho vay theo định hướng phát triển của từng ngành nghề kinh doanh. Chính vì vậy mà hiện nay các ngân hàng thương mại trên thế giới đã phát triển và ứng dụng một hệ thống xếp hạng tín nhiệm nội bộ để giúp ngân hàng lượng hóa chính xác hơn về rủi ro tín dụng của các khách hàng. Thông qua hệ thống xếp hạng tín nhiệm nội bộ sẽ giúp ngân hàng có một nhận định chính xác về mức độ rủi ro của từng khoản vay hay mở rộng danh mục các
- Trang 19 khách hàng mục tiêu trên cơ sở cân đối giữa rủi ro và lợi nhuận mà ngân hàng có thể có được. 1.5 XẾP HẠNG TÍN NHIỆM - MỘT CÔNG CỤ ĐỂ HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.2.1 Khái niệm xếp hạng tín nhiệm Xếp hạng tín nhiệm (Credit Ratings) là thuật ngữ bắt nguồn từ tiếng Anh (Credit: sự tín nhiệm, Rating: sự xếp hạng) do John Moody đưa ra vào năm 1909 trong cuốn “Cẩm nang chứng khoán đường sắt” khi tiến hành nghiên cứu, phân tích và công bố bảng xếp hạng tín nhiệm lần đầu tiên cho 1.500 loại trái phiếu của 250 công ty theo một hệ thống ký hiệu gổm 3 chữ cái ABC được xếp lần lượt là Aaa đến C (hiện nay những ký hiệu này đã trở thành chuẩn mực quốc tế). Tuy nhiên xếp hạng tín nhiệm chỉ phát triển nhanh ở Mỹ sau cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1929 – 1933 khi hàng loạt các công ty vay nợ bị phá sản, vỡ nợ. Thời kỳ này chính phủ Hoa Kỳ đã có nhiều quy định về việc cấm các định chế đầu tư (các quỹ hưu trí, các quỹ bảo hiểm, ngân hàng dự trữ) bỏ vốn đầu tư mua trái phiếu có độ tin cậy thấp dưới mức an toàn trong bảng xếp hạng tín nhiệm. Những quy định này đã làm cho uy tín của các công ty xếp hạng tín nhiệm ngày một lên cao. Song trong suốt hơn 50 năm, việc xếp hạng tín nhiệm chỉ được phổ biến ở Mỹ, chỉ từ những năm 1970 đến nay, dịch vụ xếp hạng tín nhiệm mới được mở rộng và phát triển khá mạnh ở nhiều nước. Có nhiều khái niệm khác nhau về xếp hạng tín nhiệm Theo nghĩa chung nhất: “Xếp hạng tín nhiệm là việc đưa ra các nhận định hiện tại về mức độ tín nhiệm của nhà phát hành đối với một trách nhiệm tài chính nào đó, hoặc là đánh giá mức độ rủi ro gắn liền với các loại đầu tư khác nhau. Các “đầu tư” này có thể dưới dạng chứng khoán như là trái phiếu, cổ phiếu ưu đãi và giấy nhận nợ, hoặc các công cụ cho vay khác như vay và gửi tiền tại ngân hàng, các thương phiếu” Theo công ty xếp hạng tín nhiệm chuyên nghiệp Standard & Poor’s (S&P): “Xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp là việc đánh giá uy tín tín dụng tổng quát của doanh nghiệp dựa trên các yếu tố rủi ro chủ yếu và phù hợp”
- Trang 20 Theo sổ tay tín dụng của ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam: “Xếp hạng tín nhiệm khách hàng là một quy trình đánh giá xác suất một khách hàng không thực hiện được các nghĩa vụ tài chính của mình đối với ngân hàng như không trả được lãi và gốc nợ vay khi đến hạn hoặc vi phạm các điều kiện tín dụng khác” Theo Hiệp hội các nhà đầu tư tài chính Việt Nam (VAFI): “Xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp là đánh giá khả năng của doanh nghiệp thực hiện thanh toán đúng hạn một nghĩa vụ tài chính” Các nhà nghiên cứu về tài chính cũng có những khái niệm khác nhau về xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp: “Xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp là đánh giá và phân loại sự tin cậy về khả năng trả nợ vốn gốc và lãi của doanh nghiệp trong thời gian từ 3-5 năm tới” hay “Xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp là đánh giá hiện thời về khả năng, tính sẵn sàng của doanh nghiệp về việc hoàn trả tiền gốc và lãi của một khoản nợ nhất định, là kết quả tổng hợp các đánh giá rủi ro về kinh doanh và tài chính của doanh nghiệp trong thời hạn thanh toán món nợ” Tóm lại, tuy có nhiều khái niệm khác nhau về xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp nhưng các khái niệm này đều có điểm chung “Xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp là đánh giá uy tín tín dụng tổng quát của doanh nghiệp trong việc thực hiện đúng và đầy đủ các cam kết tài chính đối với các đối tác (ngân hàng, nhà cung cấp, cổ đông…) trong một khoảng thời gian nhất định” 1.2.2 Hệ thống xếp hạng tín nhiệm Hệ thống xếp hạng tín nhiệm là hệ thống các chỉ tiêu và quy tắc đánh giá do các NHTM thiết lập nhằm đánh giá chất lượng tín dụng của khách hàng, phục vụ việc ra quyết định cho vay của nội bộ ngân hàng đó. Nền tảng của hệ thống xếp hạng tín nhiệm chính là cơ sở dữ liệu chính các ngân hàng thu thập được và tiến hành phân tích nên kết quả xếp hạng phụ thuộc hoàn toàn vào việc thu thập, phân tích và mô hình tính toán dữ liệu này. Đồng thời dữ liệu thu thập luôn có sự thay đổi biến động theo tình hình kinh tế xã hội nên các thước đo sẽ có sự thay đổi trong từng thời kỳ đòi hỏi hệ thống phải cập nhật liên tục những biến động đó. 1.2.2.1 Chức năng của hệ thống xếp hạng tín nhiệm
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sỹ Kinh tế: Xây dựng chiến lược Marketing của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, chi nhánh TPHCM hướng tới doanh nghiệp vừa và nhỏ giai đoạn 2007-2010
79 p | 1102 | 457
-
Luận văn Thạc sỹ Kinh tế: Phân tích ảnh hưởng của sự khác biệt giữa chuẩn mực kế toán Việt Nam với chuẩn mực kế toán quốc tế đến quyết định của nhà đầu tư
88 p | 484 | 163
-
Luận văn Thạc sỹ Kinh tế: Nghiên cứu và đề xuất áp dụng lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo chuẩn mực kế toán quốc tế để tăng cường tính hội nhập cho kế toán doanh nghiệp Việt Nam
105 p | 458 | 149
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sỹ Kinh tế: Hoàn thiện công tác quản lý thu thuế đối với hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
13 p | 362 | 114
-
Luận văn Thạc sỹ Kinh tế: Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả công tác kiểm tra, thanh tra thuế tỉnh Đồng Tháp - Trần Văn Khiêm
20 p | 324 | 109
-
Luận văn Thạc sỹ Kinh tế: Ảnh hưởng của xu hướng đô thị hóa đối với kinh tê ́hộ nông dân trên địa bàn thành phố Thái Nguyên
128 p | 485 | 106
-
Luận văn Thạc sỹ Kinh tế: Nguồn nhân lực cho công nghiệp hóa và hiện đại hóa ở tỉnh Đắk Nông
108 p | 242 | 78
-
Luận văn Thạc sỹ Kinh tế: Nghiên cứu chuỗi giá trị ngành hàng rau bắp cải huyện Văn Lâm - tỉnh Hưng Yên
167 p | 215 | 76
-
Luận văn Thạc sỹ Kinh tế: Qúa trình hòa hợp, hội tụ kế toán quốc tế và phương hướng, giải pháp của Việt Nam
147 p | 248 | 75
-
Luận văn Thạc sỹ Kinh tế: Chiến lược marketing cho dịch vụ thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín - Sacombank
139 p | 240 | 69
-
Luận văn Thạc sỹ Kinh tế: Xây dựng quỹ tín thác đầu tư bất động sản tại thành phố Hồ Chí Minh
0 p | 255 | 58
-
Luận văn Thạc sỹ Kinh tế: Hiệu quả kinh tế sản xuất rau an toàn trên địa bàn Hà Nội
102 p | 202 | 52
-
Luận văn Thạc sỹ Kinh tế: Tăng trưởng kinh tế với vấn đề công bằng xã hội tại thị xã Bà Rịa - Mai Văn Nghĩa
107 p | 178 | 51
-
Luận văn Thạc sỹ Kinh tế: Giải pháp phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam
0 p | 357 | 50
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sỹ Kinh tế đối ngoại: Chiến lược phát triển ngành công nghiệp ô tô Nhật Bản - Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
129 p | 203 | 42
-
Luận văn Thạc sỹ Kinh tế: Tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong quản lý và sử dụng công trình thủy lợi trên địa bàn huyện Giao Thủy tỉnh Nam Định
129 p | 139 | 34
-
Luận văn Thạc sỹ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng hệ thống tàu điện ngầm metro tại thành phố Hồ Chí Minh
0 p | 197 | 19
-
Tóm tắt luận văn Thạc sỹ Kinh tế: Xác định vận tốc đối tượng chuyển động qua Camera
13 p | 90 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn