Luận văn: THIẾT KẾ TRANG WEB HỖ TRỢ HỌC SINH TỰ ÔN TẬP, CỦNG CỐ VÀ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ KIẾN THỨC CHƢƠNG "DÒNG ĐIỆN XOAY CHIỀU" VẬT LÝ LỚP 12 (CHƢƠNG TRÌNH CHUẨN)
lượt xem 14
download
Công nghệ thông tin và truyền thông (CNTT-TT) đang phát triển với tốc độ rất nhanh. Nhiều chuyên gia đã dự đoán: Trong thập kỷ tới Internet đa phương tiện, truyền thông băng rộng CD-Rom, DVD... sẽ mang đến những biến đổi to lớn có tính cách mạng trên quy mô toàn cầu trong nhiều lĩnh vực, trong đó có Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT).
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn: THIẾT KẾ TRANG WEB HỖ TRỢ HỌC SINH TỰ ÔN TẬP, CỦNG CỐ VÀ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ KIẾN THỨC CHƢƠNG "DÒNG ĐIỆN XOAY CHIỀU" VẬT LÝ LỚP 12 (CHƢƠNG TRÌNH CHUẨN)
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TRỊNH THANH DƢƠNG THIẾT KẾ TRANG WEB HỖ TRỢ HỌC SINH TỰ ÔN TẬP, CỦNG CỐ VÀ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ KIẾN THỨC CHƢƠNG "DÒNG ĐIỆN XOAY CHIỀU" VẬT LÝ LỚP 12 (CHƢƠNG TRÌNH CHUẨN) LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC THÁI NGUYÊN, NĂM 2009 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TRỊNH THANH DƢƠNG THIẾT KẾ TRANG WEB HỖ TRỢ HỌC SINH TỰ ÔN TẬP, CỦNG CỐ VÀ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ KIẾN THỨC CHƢƠNG "DÒNG ĐIỆN XOAY CHIỀU" VẬT LÝ LỚP 12 (CHƢƠNG TRÌNH CHUẨN) Chuyên ngành: Lí luận và phƣơng pháp dạy học bộ môn Vật lí Mã số : 60.14.10 LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC PGS-TS. PHẠM XUÂN QUẾ THÁI NGUYÊN, NĂM 2009 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- CÁC KÍ HIỆU VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN Viết tắt Viết đầy đủ Công nghệ thông tin và truyền thông CNTT-TT ĐTB Điểm trung bình GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo GV Giáo viên Học sinh HS Sách bài tập SBT SGK Sách giáo khoa SGV Sách giáo viên Trung học phổ thông THPT Thứ tự TT Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- MỤC LỤC Trang Mở đầu 1 1. Lí do chọn đề tài 1 2. Mục đích nghiên cứu 3 3. Khách thể, đối tượng nghiên cứu 3 3.1 Khách thể nghiên cứu 3 3.2. Đối tượng nghiên cứu 3 4. Phạm vi nghiên cứu 3 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 4 6. Phương pháp nghiên cứu 4 7. Những đóng góp mớ i của luận văn 4 8. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của luận văn 5 9. Cấu trúc của luận văn 5 Chương I: Cơ sở lý luận và thực tiễn của hoạt động ôn tập, củng cố 6 và kiểm tra đánh giá của học sinh trong các trường THPT. 1.1. Cơ sở lý luận của hoạt động ôn tập, củng cố 6 1.1.1. Khái niệm ôn tập và mục đích của ôn tập 6 1.1.2. Vai trò và vị trí của ôn tập trong quá trình nhận thức 8 1.1.3. Nội dung cần ôn tập, củng cố trong dạy học Vật lí 9 1.1.4. Các hình thức ôn tập 10 1.1.4.1. Ôn tập trên lớp dưới sự hướng dẫn trực tiếp của giáo viên 10 1.1.4.2. Ôn tập ngoài giờ lên lớp 11 1.1.5. Các phương pháp ôn tập ngoài giờ lên lớp 12 1.1.5.1. Đọc lại và hoàn thành những bài tập tự luận, trắc nghiệm ở 12 nhà có tác dụng giúp học sinh tự ôn tập, củng cố kiến thức 1.1.5.2. Hoạt động ngoại khóa góp phần tự ôn tập, củng cố kiến thức 13 1.1.5.3. Tham gia xây dựng lôgic hình thành các kiến thức thông qua 13 xây dựng các sơ đồ-Graph về từng phần và toàn bộ hệ thống kiến Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- thức cần ôn tập 1.1.6. Phương tiện hỗ trợ việc ôn tập, củng cố 14 1.1.6.1. Sách (giáo khoa, bài tập, các tư liệu khác) 15 1.1.6.2. Các tư liệu, bài tập, bài kiểm tra (trắc nghiệm và tự luận) 15 trên mạng Internet 1.1.7. Mối quan hệ giữa ôn tập, củng cố và kiểm tra, đánh giá 16 1.2. Cơ sở thực tiễn của hoạt động ôn tập, củng cố 17 1.2.1. Đánh giá vai trò của ôn tập, củng cố từ phía GV và từ phía HS 18 1.2.1.1. Nhận thức của GV về tầm quan trọng của việc hướng dẫn 18 học sinh ôn tập 1.2.1.2. Nhận thức của HS về vai trò của hoạt động ôn tập củng cố 19 1.2.2. Thực trạng việc áp dụng các biện pháp rèn luyện kỹ năng và 19 ôn tập kiến thức cho học sinh 1.2.3. Các nội dung mà hiện nay giáo viên và học sinh thường ôn tập, 22 củng cố 1.2.4. Các phương tiện hỗ trợ cho hoạt động ôn tập, củng cố đang 23 được sử dụng 1.3. Kết luận chương I 24 Chương II: Xây dựng trang web hỗ trợ học sinh tự ôn tập củng cố và 25 kiểm tra đánh giá kiến thức chương “ Dòng điện xoay chiều” - vật lý lớp 12 (chương trình chuẩn) 2.1. Đặc điểm cấu trúc nội dung chương “ Dòng điện xoay chiều” – 25 Vật lý lớp 12 (chương trình chuẩn) 2.1.1. Đặc điểm về nội dung của chương “ Dòng điện xoay chiều” 25 2.1.2. Sơ đồ cấu trúc nội dung kiến thức và lôgic hình thành kiến 26 thức chương“ Dòng điện xoay chiều” 2.2. Nội dung kiến thức, kỹ năng học sinh cần có sau khi học xong 28 chương “Dòng điện xoay chiều ”- Vật lý lớp 12 (chương trình chuẩn) 2.2.1. Nội dung kiến thức 28 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 2.2.2. Các kỹ năng cơ bản học sinh cần đạt được sau khi học xong 28 chương “Dòng điện xoay chiều” 2.2.3. Các sai lầm phổ biến của học sinh trong khi học phần “Dòng 28 điện xoay chiều” 2.3. Đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng ôn tập, củng cố 29 2.3.1. Đề xuất về nội dung cần ôn tập, củng cố 30 2.3.1.1. Nội dung kiến thức 30 2.3.1.2. Các kỹ năng 31 2.3.2. Đề xuất về hình thức ôn tập và phương pháp ôn tập 31 2.3.2.1. Ôn tập thông qua việc trả lời các câu hỏi ôn tập 31 2.3.2.2. Ôn tập thông qua việc xây dựng dàn ý tóm tắt bài học 32 2.3.2.3. Ôn tập thông qua việc xây dựng sơ đồ (graph) 33 2.3.2.4. Ôn tập thông qua việc làm bài tập luyện tập 35 2.3.2.5. Ôn tập thông qua diễn đàn thảo luận 36 2.3.3. Đề xuất về phương tiện ôn tập, củng cố 36 2.3.3.1. Các khái niệm liên quan đến Web 36 2.3.3.2. Một số ưu điểm của Web trong dạy học hiện đại 39 2.3.3.3. Các khả năng hỗ trợ của Web đối với ôn tập củng cố 41 2.4. Xây dựng website hỗ trợ học sinh tự ôn tập củng cố phần kiến 45 thức “Dòng điện xoay chiều” 2.4.1. Lựa chọn và nghiên cứu công cụ để xây dựng trang Web 45 2.4.2. Thiết kế Website 46 2.4.3. Xây dựng các module chính 48 2.4.3.1. Xây dựng module 1: Hệ thống các câu hỏi ôn bài và hướng 48 dẫn trả lời các câu hỏi ôn bài. 2.4.3.2. Xây dựng module 2: Sử dụng hệ thống bài tập trắc nghiệm 49 có phản hồi hướng dẫn để ôn tập trên Web. 2.4.3.3. Xây dựng module 3: Ôn tập kiến thức thông qua thí nghiệm 52 2.4.3.4. Xây dựng module 4: Ôn tập kiến thức thông qua sơ đồ bài học 53 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 2.4.3.5. Xây dựng module 5: Sử dụng các diễn đàn thảo luận nhóm 57 để ôn tập trên Web. 2.4.3.6. Xây dựng module 6: Sử d ụng bài kiểm tra trên Web để đánh 60 giá mức độ thu nhận kiến thức của học sinh. 2.5. Kết luận chương II 62 Chương III: Thực nghiệm sư phạm 64 3.1. Khái quát chung 64 3.1.1. Mục đích thực nghiệm 64 3.1.2. Đối tượng thực nghiệm 64 3.1.3. Nội dung thực nghiệm 64 3.1.4. Tổ chức thực nghiệm 64 3.1.5. Phương pháp đánh giá 65 3.2. Kết quả thực nghiệm 65 3.2.1. Đánh giá kết quả trước thực nghiệm 65 3.2.1.1. Mục đích của việc đánh giá kết quả trước thực nghiệm 65 3.2.1.2. Nội dung kiểm tra 65 3.2.1.3. Kết quả 66 3.2.2. Đánh giá kết quả sau thực nghiệm 67 3.2.2.1. Mục đích của việc đánh giá kết quả sau thực nghiệm 67 3.2.2.2. Nội dung kiểm tra 67 3.2.2.3. Kết quả 67 3.3. Kết luận chương III 69 Kết luận 70 1. Kết luận 70 2. Kiến nghị và định hướng phát triển đề tài 70 Tài liệu tham khảo chính 72 Phụ lục 74 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Công nghệ thông tin và truyền thông (CNTT-TT) đang phát triển với tốc độ rất nhanh. Nhiều chuyên gia đã dự đoán: Trong thập kỷ tới Internet đa phương tiện, truyền thông băng rộng CD -Rom, DVD... sẽ mang đến những biến đổi to lớn có tính cách mạng trên quy mô toàn cầu trong nhiều lĩnh vực, trong đó có Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT). Vì vậy, việc ứng dụng CNTT-TT vào giáo dục đã trở thành mối ưu tiên hàng đầu của nhiều quốc gia trên thế giới. Đẩy mạnh ứng dụng CNTT-TT trong GD&ĐT ở tất cả các cấp học, bậc học, ngành học theo hướng sử dụng CNTT-TT như một công cụ hỗ trợ đắc lực nhất cho đổi mới phương pháp học tập ở tất cả các môn học. Sự bùng nổ tri thức cùng với các vấn đề giao lưu hội nhập quốc tế khiến mỗi chúng ta phải biết tận d ụng những thành tựu của khoa học- công nghệ đặc biệt là sự ra đời của mạng máy tính toàn cầu (Internet) giúp chúng ta biết lựa chọn các phương pháp học tập cho phù hợp. Xã hội học tập – đó là mục tiêu của nền giáo dục thế giới. Thành tựu nổi bật nhất của CNTT-TT trong GD&ĐT hiện nay chính là dạy học thông qua các chương trình chạy trên Website. Nó cung cấp một kho tàng kiến thức khổng lồ của nhân loại và tạo cơ hội học tập cho nhiều người có trình độ khác nhau, tạo ra sự bình đẳng, dân chủ trong học tập. Các chuyên gia giáo dục đều cho rằng, khi đưa CNTT-TT vào nhà trường sẽ tạo ra một cuộc cách mạng trong giáo dục dẫn đến những thay đổi trong cả nội dung và phương pháp dạy và học. Giáo dục Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng phát triển đó. Hiện nay, Việt Nam đang phấn đấu tiến đến xây dựng một nền kinh tế tri thức. Nền kinh tế tri thức đòi hỏi nền giáo dục phải là nền giáo dục tiên tiến. Trong nền giáo dục đó thì phương pháp dạy học phải phát huy được tính tích cực, chủ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 1 http://www.lrc-tnu.edu.vn
- động của người học để tạo ra những người lao động có khả năng sáng tạo, thích ứng nhanh với môi trường sống. Do vậy, đổi mới nội dung và phương pháp dạy học là một vấn đề mang tính thời sự. Nghị quyết hội nghị lần thứ IV Ban chấp hành Trung Ương Đảng Cộng sản Việt Nam (Khoá VII, năm 1993) đã chỉ rõ: Về phương pháp giáo dục phải khuyến khích tự học, phải áp dụng những phương pháp giáo dục hiện đại để bồi dưỡng cho học sinh năng lực tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề. Nghị quyết hội nghị lần thứ II Ban chấp hành Trung Ương Đảng Cộng sản Việt Nam (Khoá VIII, năm 1997) tiếp tục khẳng định “ Phải đổi mới phương pháp đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học, bảo đảm điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh”. Các ứng dụng của CNTT-TT đặc biệt là Internet – Website học tập góp phần rèn luyện khả năng tự học. Đây thực sự đã trở thành cầu nối giữa giáo viên (GV) và nhà trường, giữa GV và học sinh (HS), giữa gia đình và nhà trường, giữa GV và GV, giữa HS và HS. Công tác quản lý giáo dục cũng thay đổi, các tài liệu tham khảo, các giáo án, sáng kiến kinh nghiệm, các bài tập tham khảo, các đề thi, các hình thức luyện thi đại học liên tục được đưa lên mạng Internet để GV và HS có thể tham khảo, nghiên cứu ở mọi lúc, mọi nơi. Tuy vậy các Website dành cho HS học tập trong đó có hoạt động tự ôn tập, củng cố kết hợp với tự kiểm tra, đánh giá được xây dựng trên cơ sở lí luận dạy học Vật lí hiện đại vẫn còn chưa được nghiên cứu. Chính vì vậy việc thiết kế các trang Web Vật lí giúp việc tự ôn tập, củng cố và kiểm tra đánh giá theo quan điểm của lí luận dạy học hiện đại là hết sức cần thiết . Trong phạm vi rất hạn hẹp của luận văn này, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 2 http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Thiết kế trang Web hỗ trợ học sinh tự ôn tập, củng cố và kiểm tra, đánh giá kiến thức chương "Dòng điện xoay chiều" – Vật lý lớp 12 (chương trình chuẩn) 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu lí luận dạy học Vật lí về hoạt động ôn tập, củng cố và công nghệ xây dựng trang Web tự học nhằm thiết kế trang Web hỗ trợ học sinh tự ôn tập, củng cố và kiểm tra, đánh giá kiến thức chương "Dòng điện xoay chiều" – Vật lý lớp 12 (chương trình chuẩn) 3. Khách thể, đối tƣợng nghiên cứu 3.1 Khách thể nghiê n cứu: Hoạt động tự ôn tập, củng cố và kiểm tra, đánh giá của học sinh với sự hỗ trợ của trang Web. 3.2. Đối tƣợng nghiên cứu: - Hệ thống các kiến thức, kĩ năng học sinh cần nắm vững khi học xong phần kiến thức “Dòng điện xoay chiều” - Vật lý lớp 12 (chương trình chuẩn). - Hoạt động tự ôn tập, củng cố và kiểm tra, đánh giá của học sinh lớp 12 đối với phần kiến thức “Dòng điện xoay chiều” - Vật lý lớp 12 (chương trình chuẩn). - Các chức năng của trang Web hỗ trợ học sinh tự ôn tập, củng cố và kiểm tra, đánh giá kiến thức, kĩ năng phần kiến thức “Dòng điện xoay chiều” – Vật lý lớp 12 (chương trình chuẩn). 4. Phạm vi nghiên cứu Dựa trên cơ sở lí luận và thực tiễn của việc tự ôn tập, củng cố của học sinh để thiết kế trang Web hỗ trợ học sinh tự ôn tập , củng cố và kiểm tra, đánh giá kiến thức chương "Dòng điện xoay chiều" – Vật lý lớp 12 (chương trình chuẩn) nhằm giúp học sinh ôn tập kiến thức và rèn luyện kĩ năng, kích thích hứng thú học tập và nâng cao hiệu quả việc tự ôn tập củng cố. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 3 http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 5. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của việc tự ôn tập, củng cố và kiểm tra, đánh giá. - Nghiên cứu nội dung chương trình, chuẩn kiến thức và chuẩn kĩ năng phần kiến thức trong chương “ Dòng điện xoay chiều” – Vật lý lớp 12 (chương trình chuẩn). - Nghiên cứu việc thiết kế trang Web hỗ trợ việc tự ôn tập, củng cố và kiểm tra, đánh giá kiến thức của học sinh. - Thực nghiệm sư phạm đánh giá tính khả thi và hiệu quả trang Web xây dựng được. 6. Phƣơng pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu lý luận. - Phương pháp điều tra, quan sát thực tiễn. - Phương pháp thực nghiệm sư phạm. - Phương pháp thống kê toán học. 7. Những đóng góp mới của luận văn - Làm rõ cơ sở lí luận và thực tiễn của việc ôn tập, củng cố và kiểm tra, đánh giá khi học sinh học xong phần kiến thức “Dòng điện xoay chiều” – Vật lý lớp 12 (chương trình chuẩn). - Trên cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn đề xuất những nội dung, hình thức và phương pháp cần hướng dẫn cho học sinh tự ôn tập và kiểm tra kiến thức phần : “ Dòng điện xoay chiều” – Vật lý lớp 12 (chương trình chuẩn). - Trang Web được xây dựng đã góp phần giúp học sinh tự ôn tập, củng cố và kiểm tra, đánh giá kiến thức, kĩ năng trên cơ sở lí luận dạy học hiện đại. Đồng thời bước đầu đã góp phần đổi mới phương pháp dạy và học. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 4 http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 8. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của luận văn - Về mặt lí luận, luận văn góp phần hệ thống hoá các lí luận về việc ôn tập, củng cố và kiểm tra, đánh giá kiến thức theo quan điểm của lí luận dạy học hiện đại cũng như vận dụng lí luận này và công nghệ thông tin trong việc xây dựng trang Web về nội dung ôn tập, củng cố và kiểm tra, đánh giá kiến thức. - Về mặt thực tiễn, trang Web xây dựng được là tài liệ u tham khảo tốt cho học sinh tự ôn tập và kiểm tra kiến thức và cho giáo viên trong việc đổi mới phương pháp dạy học phần “Dòng điện xoay chiều” – Vật lý lớp 12 (chương trình chuẩn). 9. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của luận văn gồm 3 chương: Chương I: Cơ sở lý luận và thực tiễn của hoạt động ôn tập , củng cố và kiểm tra, đánh giá của học sinh trong các trường THPT. Chương II: Xây dựng trang Web hỗ trợ học sinh tự ôn tập củng cố và kiểm tra đánh giá kiến thức chương “Dòng điện xoay chiều” - Vật lý lớp 12 (chương trình chuẩn). Chương III: Thực nghiệm sư phạm. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 5 http://www.lrc-tnu.edu.vn
- CHƢƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA HOẠT ĐỘNG ÔN TẬP, CỦNG CỐ VÀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ CỦA HỌC SINH TRONG CÁC TRƢỜNG THPT 1.1. Cơ sở lý luận của hoạt động ôn tập, củng cố 1.1.1. Khái niệm ôn tập và mục đích của ôn tập Theo từ điển tiếng Việt, ôn tập là học và luyện lại những điều đã học để nhớ, để nắm chắc.[ 7, tr 747 ] Theo các nhà tâm lý học (Piagie; Thái Duy Tuyên ...), ôn tập không chỉ để nhớ lại mà còn là sự cấu trúc lại các thông tin đã lĩnh hội, sắp xếp các thông tin đó theo một cấu trúc mới kết hợp với những mẫu kiến thức cũ để tạo ra sự hiểu biết mới. Khi cần có thể tái hiện lại những thông tin và sử dụng những thông tin đó có hiệu quả cho nhiều hoạt động khác nhau. Sự lưu giữ thông tin được bắt đầu từ quá trình ghi nhớ. Quá trình ghi nhớ có liên quan đến những thông tin được chuyển từ trí nhớ ngắn sang trí nhớ dài. Thông tin được lưu giữ trong trí nhớ ngắn chỉ chừng vài giây t rong thời gian người học làm việc, tiến hành thao tác trên các thông tin đó, còn trí nhớ dài lưu giữ thông tin trong suốt cả cuộc đời. Trí nhớ ngắn lưu giữ những gì ta đang suy nghĩ vào lúc đó, cùng với những thông tin chuyển từ các giác quan như tai, mắt của con người. Sau khi lưu giữ và sử lý những thông tin ấy trong vài giây, trí nhớ ngắn lập tức quên hầu hết số thông tin ấy. Để lưu giữ thông tin thì những nội dung của trí nhớ ngắn phải được chuyển sang trí nhớ dài. Nhưng muốn chuyển được sang được trí nhớ dài thì các thông tin đó trước hết cần được xử lý, sắp xếp cấu trúc trong trí nhớ ngắn sao cho nó có nghĩa đối với người học. Thực chất của hoạt động này là thực hiện việc phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, hệ thống hóa để xác nhận và tổ chức lại thông tin đã thu nhận Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 6 http://www.lrc-tnu.edu.vn
- trong một cấu trúc mới sao cho nó có nghĩa đối với người học. Để tổ chức được thông tin, điều đầu tiên người học phải xác nhận lại thông tin, bổ sung, chỉnh lý, chính xác hóa những thông tin đã lĩnh hội qua các thao tác trí tuệ để tìm ra những vấn đề cơ bản, những kết luận mấu chốt, những vấn đề chưa rõ, chưa hiểu, trao đổi với bạn bè, với thầy cô giáo để làm sáng tỏ những thông tin đó. Tức là phải thông hiểu thông tin, phải trả lời được câu hỏi “tại sao như vậy?”. Trên cơ sở của sự thông hiểu thông tin, người học tiến hành các hoạt động phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, trừu tượng hóa, hệ thống hóa để tổ chức lại các thông tin đã lĩnh hội đó trong một cấu trúc mới. Sau khi trí nhớ ngắn đã “làm nên ý nghĩa” cho thông tin đã được lĩnh hội thì nó được chuyển thành trí nhớ dài. Từ đây cho thấy chất lượng của việc cấu trúc lại thông tin như thế nào để chuyển sang lưu trữ tại vùng trí nhớ dà i hoàn toàn phụ thuộc vào nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức ôn tập của GV và vào chính cá nhân HS. Trí nhớ dài giống như một tủ hồ sơ chứa những thông tin đã được lập thành tệp để phục vụ cho việc khai thác trong tương lai. Tuy nhiên trí nhớ dài có khuynh hướng chỉ coi một dữ liệu hoặc một ý tưởng nào đó là “hữu ích” một cách lâu dài nếu nó thường gặp phải những dữ liệu hoặc những ý tưởng đó. Do vậy, với những thông tin cần được lưu giữ trong trí nhớ dài thì chúng cần phải được sử dụng và gợi nhớ lạ i một cách thường xuyên. Điều đó có nghĩa là khi thông tin đã được chuyển từ trí nhớ ngắn sang trí nhớ dài, nếu không có sự sử dụng thường xuyên thì những thông tin đó sẽ bị lãng quên. Vì vậy để lưu giữ thông tin lâu dài, GV cần phải tổ chức cho HS sử dụng những thông tin đã được lĩnh hội một cách thường xuyên bằng nhiều hình thức khác nhau, trong đó cách sử dụng tốt nhất là vận dụng những thông tin ấy vào việc giải quyết các nhiệm vụ nhận thức và thực hành. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 7 http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Theo các nhà giáo dục học (Nguyễn Ngọc Bảo; Hà Thị Đức; Nguyễn Bá Kim;….): Ôn tập là giúp HS củng cố tri thức, kỹ năng, kỹ xảo; tạo khả năng cho GV sửa chữa những sai lầm lệch lạc trong nhận thức của HS, rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo, phát huy tính tích cực độc lập tư duy cũng như phát triển năng lực nhận thức, chú ý cho HS. Ôn tập còn giúp HS mở rộng đào sâu , khái quát hóa, hệ thống hóa những tri thức đã học, làm vững chắc những kỹ năng kỹ xảo đã được hình thành. Một số tác giả khác lại cho rằng: Ôn tập là một quá trình giúp HS xác nhận lại thông tin đã lĩnh hội, tổ chức lại thông tin đó nếu thấy có chỗ chưa hợp lí hay có chỗ chưa tối ưu, góp phần củng cố và khắc họa thông tin để có thể sử dụng thông tin có hiệu quả trong các hoạt động ở nhiều mức độ khác nhau. Tiếp thu những quan niệm về ôn tập như trên, chúng tôi cho rằng: Ôn tập là quá trình người học xác nhận lại thông tin, bổ sung và chỉnh lý thông tin, tổ chức lại thông tin theo một cấu trúc khoa học hơn, dễ nhớ và dễ gọi lại hơn, vận dụng thông tin đã lĩnh hội qua đó mà củng cố, mở rộng, đào sâu tri thức, làm vững chắc các kỹ năng, kỹ xảo đã được lĩnh hội, phát triển trí nhớ, tư duy của người học. 1.1.2. Vai trò và vị trí của ôn tập trong quá trình nhận thức Ôn tập được tổ chức tốt chiếm một vị trí hết sức quan trọng trong quá trình dạy học ở bất cứ môn học nào trong nhà trường. Nó là biện pháp cần thiết mà GV phải sử dụng trong việc dạy học của mình và nó giúp người học trong quá trình hoàn thiện tri thức và rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo. Nhờ ôn tập được tổ chức tốt mà những kiến thức đã được học không chỉ được ghi lại trong trí nhớ mà còn được cấu trúc lại, khắc sâu một cách sáng tạo hơn, cái thứ yếu sẽ được loại bỏ ra ngoài và cái chủ yếu được gắn lại với nhau và có một chất lượng mới. Kiến thức sẽ không được giữ lại trong trí nhớ nếu thiếu ôn tập, và nói chung nếu thiếu bất kỳ sự vận dụng nào. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 8 http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Ôn tập cần thiết cho việc củng cố, nắm vững, hoàn thiện tri thức và sau đó là để làm mới lại chúng trong trí nhớ lúc này hoặc lúc khác. Ôn tập còn có một ý nghĩa lớn hơn trong việc rèn luyện kỹ năng, đặc biệt là kỹ năng vận dụng kiến thức vào trong cuộc sống khi ôn tập Vật lý. Nếu người thầy cung cấp cho học sinh một lượng kiến thức rời rạc và không ổn định sẽ gây khó khăn cho việc tri giác kiến thức mới và củng cố kiến thức cũ. “Những kiến thức cũ cần được củng cố, điều chỉnh là để “giải phóng bộ óc” giúp cho việc lĩnh hội kiến thức mới, bởi vì chỉ có thể cố định kiến thức cũ thì mới dùng nó làm chỗ dựa cho kiến thức mới được.” [17, tr 248] Thông qua việc ôn tập, củng cố giúp học sinh hệ thống hoá kiến thức, có một “bức tranh” tổng thể, hệ thống về những kiến thức, luyện tập và phát triển các kĩ năng đã được học, giúp học sinh đào sâu, mở rộng, khắc sâu các kiến thức, sửa và tránh được các quan niệm sai lầm thường mắc phải trong và sau khi học lần đầu. 1.1.3. Nội dung cần ôn tập, củng cố trong dạy học Vật lí Ôn tập là một khâu trong các hình thức tổ chức dạy học ở trường phổ thông, vì thế ôn tập không tự đề ra nội dung, chương trình riêng cho nó mà trên cơ sở nội dung chương trình của môn học quy định cho từng khóa học mà lựa chọn những vấn đề cơ bản cần ôn tập và sắp xếp có hệ thống những vấn đề đó. Ôn tập cũng không tự đề ra phương pháp riêng cho mình mà dựa trên phương pháp dạy học của bộ môn với nội dung cần ôn tập để lựa chọn phương pháp thích hợp nhất trong khoảng thời gian cho phép được quy định của chương trình. Đối với môn Vật lí, cái tạo thành nội dung chính của môn học là những kiến thức Vật lí cơ bản. Thông qua việc hình thành những kiến thức cơ bản đó mà thực hiện các nhiệm vụ khác của dạy học Vật lí, trước hết là phát triển năng lực nhận thức, năng lực sáng tạo, hình thành thế giới quan khoa học. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 9 http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Trong quá trình dạy học Vật lí cần chú ý đến những tác động sư phạm khác nhằm điều hành quá trình dạy học từ đầu đến cuối, thí dụ như: gợi động cơ, hứng thú; củng cố, ôn tập; điều chỉnh; kiểm tra, đánh giá … Những kiến thức Vật lí cơ bản cần hình thành trong quá trình học kiến thức mới cũng như trong quá trình ôn tập củng cố trong chương trình Vật lí ở trường phổ thông gồm các loại sau: - Những khái niệ m Vật lí, đặc biệt là những khái niệ m về đại lượng Vật lí. - Những định luật Vật lí. - Những thuyết Vật lí. - Những ứng dụng của Vật lí trong kĩ thuật. - Những phương pháp nhận thức Vật lí. Bên cạnh những kiến thức Vật lí cơ bản cần hình thành ở trên thì học sinh cần phải có một số kĩ năng sau để nâng cao hiệu quả của việc tự ôn tập, củng cố: - Kĩ năng thu thập thông tin: kĩ năng đọc sách; kĩ năng quan sát; đọc đồ thị, biểu đồ; kĩ năng khai thác mạng Internet ... - Kĩ năng xử lí thông tin: kĩ năng xây dựng bảng biểu, đồ thị; kĩ năng so sánh, đánh giá; phân tích, tổng hợp ... - Kĩ năng truyền đạt thông tin: trình bày, viết, báo cáo kết quả ... 1.1.4. Các hình thức ôn tập Ôn tập có thể thực hiện dưới nhiều hình thức nhưng chủ yếu là hai hình thức: ôn tập trên lớp và ôn tập ngoài giờ lên lớp. 1.1.4.1. Ôn tập trên lớp dưới sự hướng dẫn trực tiếp của giáo viên, bao gồm: - Ôn tập trong khi trình bài tài liệu mới, nếu việc tiếp thu kiến thức mới dựa trên cơ sở của những kiến thức đã học trước đó. Hình thức này được thực hiện thông qua hệ thống các câu hỏi được GV chuẩn bị sẵn, đó là các câu hỏi Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 10 http://www.lrc-tnu.edu.vn
- kiểm tra bài cũ đầu giờ, hoặc những câu hỏi đặt ra trong tiết học nhằm gợi lại kiến thức cũ mà nó là cơ sở để hình thành kiến thức mới trong bài học. - Ôn tập được thực hiện ngay sau khi trình bài tà i liệu mới, nhằm củng cố những kiến thức HS vừa mới lĩnh hội, chốt lại những kiến thức cơ bản, cốt lõi của bài học. Hình thức này có thể tiến hành bằng cách đưa ra các câu hỏi để HS trả lời hoặc làm các bài tập có tính chất hệ thống hóa, tổng kết những kiến thức cơ bản của bài học. - Ôn tập sau khi kết thúc một chương hoặc một phần của chương trình. Hình thức ôn tập này thường được thực hiện trong một (hoặc một vài) tiết học riêng biệt. Mục đích sư phạm của các tiết ôn tập như vậy là chỉnh lý lại, hệ thống lại, tìm ra mối liên hệ logic giữa các kiến thức mà HS đã được lĩnh hội trong một phần của tài liệu học; tạo cho HS có cái nhình toàn diện về nội dung kiến thức trong phần đó. 1.1.4.2. Ôn tập ngoài giờ lên lớp Hoạt động ôn tập ngoài giờ lên lớp d iễn ra sau khi nghe giảng và dưới sự hướng dẫn gián tiếp của GV thông qua hệ thống câu hỏi và bài tập mang tính định hướng. HS thực hiện việc ôn tập của mình bằng cách đọc lại bài học hoặc tái hiện lại nội dung bài học như cấu trúc của các phần, các mục, nội dung của các đề mục trong bài học. Sau đó trả lời các câu hỏi của GV hoặc câu hỏi trong sách giáo khoa (SGK), hoặc tự đặt ra câu hỏi để trả lời. Đồng thời cần tìm đọc các tài liệu có liên quan để mở rộng và đào sâu những kiến thức đã học. Trong quá trình ôn tập HS có thể trao đổi với bạn bè về kết quả ôn tập của mình, sau đó ghi chép lại toàn bộ nội dung ôn tập bằng cách tóm tắt bài học, xây dựng dàn ý, sơ đồ, bảng biểu; bằng cách xây dựng đáp án trả lời câu hỏi hay bằng cách vận dụng kiến thức của bài học. Theo quan điểm dạy học lấy HS làm trung tâm hiện nay, dạy học là dạy HS biết tự học, tự chiếm lĩnh kiến thức cũng như tự ôn tập và củng cố kiến Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 11 http://www.lrc-tnu.edu.vn
- thức, dạy học là dạy HS biết phối hợp hoạt động trong nhóm dưới sự hướng dẫn của thày thì hoạt động tự ôn tập, củng cố cũng như hoạt động ôn tập, củng cố trong nhóm như thế nào trong thời gian hiện nay và tương lai là hết sức quan trọng và cần chiếm tỉ lệ cao. Hơn nữa, ngày nay CNTT-TT phát triển, việc tổ chức cho HS tự ôn tập củng cố, và ôn tập củng cố trong nhóm thông qua việc xây dựng các Website, các Forum trên mạng Internet dưới sự điều khiển của GV thông qua việc xây dựng các chương trình ôn tập phân nhánh, thông qua các bài trắc nghiệm có phản hồi, hướng dẫn hoàn toàn có thể làm được để nâng cao chất lượng ôn tập, củng cố. 1.1.5. Các phương pháp ôn tập ngoài giờ lên lớp 1.1.5.1. Đọc lại và hoàn thành những bài tập tự luận, trắc nghiệm ở nhà có tác dụng giúp học sinh tự ôn tập, củng cố kiến thức Đọc sách là một trong những dạng hoạt động nhận thức cơ bản của con người, một loại hình tự học quan trọng và phổ biến. HS học tập ở nhà là sự tiếp tục một cách có lôgic hình thức trên lớp. Ở đây, HS phải tự lực đọc lại và hoàn thành các bài tập do GV đề ra sau các giờ lên lớp. Ngoài những bài tập về nhà chung cho cả lớp, GV có thể ra những bài tập riêng cho các HS kém và giỏi. Như vậy, học tập ở nhà có ý nghĩa rất quan trọng trong việc nâng cao chất lượng của quá trình dạy học. Trước hết, nó có tác dụng ôn tập, củng cố, đào sâu, mở rộng, khái quát hóa và hệ thống hóa tri thức, hình thành kĩ năng, kĩ xảo. Nó góp phần thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng ở HS năng lực tự học, năng lực làm việc độc lập. Nó còn cho phép thực hiện được sự cá biệt hóa việc dạy học, giúp lấp những lỗ hổng trong trí thức của những HS kém và phát triển năng lực sáng tạo ở HS giỏi. Vì HS tự thực hiện những nhiệm vụ học tập do GV giao cho, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ HS không có sự hướng dẫn của GV; GV đánh giá kết quả của hoạt Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 12 http://www.lrc-tnu.edu.vn
- động tự học thông qua mức độ hoàn thành công việc của HS; nội dung tự học cũng rất đa dạng, tuỳ thuộc nội dung chương trình và đối tượng HS. 1.1.5.2. Hoạt động ngoại khóa góp phần tự ôn tập, củng cố kiến thức Hoạt động ngoại khoá Vật lí là một trong những hoạt động ngoài giờ lên lớp có tổ chức, có kế hoạch, có phương hướng xác định được HS tiến hành theo nguyên tắc tự nguyện ở ngoài giờ nội khoá dưới sự hướng dẫn của các GV Vật lí nhằm gây hứng thú, phát triển tư duy, rèn luyện một số kĩ năng, bổ sung và mở rộng kiến thức Vật lí cho HS; nó có tác dụng lớn về mặt giáo dục tư tưởng, hình thành thới giớ quan, nhân sinh quan và giáo dục kĩ thuật tổng hợp. Hoạt động ngoại khoá Vật lí có thể đem lại nhiều tác dụng to lớn mà một trong những tác dụng đó là góp phần củng cố, đào sâu, mở rộng, hệ thống hoá kiến thức Vật lí đã học trên lớp; bổ sung những kiến thức về mặt lí thuyết hoặc khắc phục những sai lầm mà HS thường mắc phải khi học nội khoá. 1.1.5.3. Tham gia xây dựng lôgic hình thành các kiến thức thông qua xây dựng các sơ đồ-Graph về từng phần và toàn bộ hệ thống kiến thức cần ôn tập Trong lí thuyết graph thì từ “Graph” bắt nguồn từ “graphic” có nghĩa là tạo ra một hình ảnh rõ ràng, chi tiết sinh động trong tư duy. Graph là một cấu trúc rời rạc gồm nhiều đỉnh và các cạnh (vô hướng hoặc có hướng) nối các đỉnh đó. Trong dạy học người ta quan tâm nhiều đến graph định hướng. Việc chuyển graph toán học sang các graph dạy học đã được ứng dụng nhiều trong các môn học như: Hóa học, Vật lí, Văn học, Địa lí, Sinh học...và đã được nhiều tác giả nghiên cứu. Ở Việt Nam, từ năm 1971, giáo sư Nguyễn N gọc Quang là người đầu tiên nghiên cứu chuyển hoá graph toán học thành graph dạy học. Graph có tác dụng mô hình hoá đối tượng nghiên cứu và mã hoá các Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 13 http://www.lrc-tnu.edu.vn
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn: Xây dựng website mua bán điện thoại di động trên mạng
41 p | 747 | 208
-
Luận văn Phân tích thiết kế hướng đối tượng với UML - Quản lý Tour du lịch
77 p | 765 | 122
-
LUẬN VĂN: Thiết lập Website quản lý các sản phẩm thương mại điện tử trực tuyến
66 p | 277 | 71
-
Đề tài: Đo lường chất lượng dịch vụ trực tuyến tác động đến sự thỏa mãn của khách hàng mua vé máy bay qua trang web của Vietnam Airlines
121 p | 199 | 70
-
Phân Tích Thiết Kế Trang Web - Tìm Kiếm Nhà Trọ Trực Tuyến
38 p | 481 | 69
-
Luận văn: Kế hoạch Digital Marketing hệ thống café Trung Nguyen Coffee Shop
31 p | 414 | 67
-
Đồ án tốt nghiệp - Phân tích thiết kế hệ thống - THIẾT KẾ TRANG WEB TÌM KIẾM NHÀ TRỌ TRỰC TUYẾN
27 p | 182 | 62
-
Đề án: Xây dựng trang Web quản lý số điện thoại cho công ty bưu điện
45 p | 242 | 42
-
Luận văn :Tìm hiểu bài toán khai phá dữ liệu văn bản
54 p | 142 | 38
-
luận văn:THIẾT KẾ TRANG WEB HỖ TRỢ HỌC SINH TỰ ÔN TẬP, CỦNG CỐ VÀ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ KIẾN THỨC CHƢƠNG "DÒNG ĐIỆN XOAY CHIỀU" VẬT LÝ LỚP 12 (CHƢƠNG TRÌNH CHUẨN)
95 p | 132 | 38
-
Luận văn Thạc sĩ Vật lý: Xây dựng website hỗ trợ học sinh tự ôn tập, củng cố và kiểm tra đánh giá kết quả học tập phần “Quang hình học” - Vật Lý 11 - Ban cơ bản
95 p | 151 | 35
-
Luận văn:Thiết kế trang Web số tay toán học hỗ trợ học tập cho học sinh lớp 10
120 p | 164 | 32
-
LUẬN VĂN: ỨNG DỤNG YẾU TỐ CON NGƯỜI VÀO TRONG TỔ CHỨC HCI
171 p | 123 | 26
-
Tiểu luận: Xây dựng và quảng bá website vngoingtour.com
33 p | 143 | 16
-
LUẬN VĂN : Phân tích và thiết kế hệ thống
31 p | 105 | 13
-
Luận văn : THU THẬP VÀ TỔ CHỨC DỮ LIỆU GENE PHỤC VỤ NGHIÊN CỨU CÂY TRỒNG BIẾN ĐỔI DI TRUYỀN part 4
22 p | 93 | 11
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Khoa học máy tính: Xây dựng ứng dụng cảnh báo tình trạng cây xanh tại Hà Nội, sử dụng Webgis và điện toán đám mây
26 p | 95 | 11
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn