Luận văn: Thực tiễn áp dụng Mobile Marketing tại các TNCs trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp Việt Nam
lượt xem 28
download
Hiện nay, trên thế giới có ba loại màn hình đang trở nên quan trọng với người tiêu dùng đó là ti vi, máy tính cá nhân và thiết bị di động. Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ trong lĩnh vực truyền thông di động như điện thoại thông minh, công nghệ 3G và sắp tới sẽ là công nghệ 4G… khiến cho vị trí của màn hình thứ 3 ( màn hình di động ) ngày càng chiếm ưu thế hơn so với ti vi và máy vi tính. ...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn: Thực tiễn áp dụng Mobile Marketing tại các TNCs trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp Việt Nam
- Luận văn Thực tiễn áp dụng Mobile Marketing tại các TNCs trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp Việt Nam 1
- LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hiện nay, trên thế giới có ba loại màn hình đang trở nên quan trọng với người tiêu dùng đó là ti vi, máy tính cá nhân và thiết bị di động. Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ trong lĩnh vực truyền thông di động như điện thoại thông minh, công nghệ 3G và sắp tới sẽ là công nghệ 4G… khiến cho vị trí của màn hình thứ 3 ( màn hình di động ) ngày càng chiếm ưu thế hơn so với ti vi và máy vi tính. Người tiêu dùng có xu hướng truy cập Internet bằng điện thoại di động nhiều hơn là bằng máy tính. Theo dự báo của Juniper Research, số người sử dụng điện thoại di động lướt web sẽ gia tăng từ 1,2 tỷ người trong năm 2010 lên hơn 2,4 tỷ trong năm 2014.1 Chính vì vậy, Mobile Marketing đang ngày càng quan trọng và mở ra nhiều triển vọng đối với hoạt động Marketing của các doanh nghiệp. Tại Việt Nam, Mobile marketing đã phát triển từ một vài năm gần đây nhưng mới chỉ dừng lại ở việc là công cụ truyền tải thông điệp quảng cáo đơn thuần mà chưa nhìn nhận và tận dụng được những điểm khác biệt cơ bản đem lại hiệu quả vô cùng to lớn của Mobile Marketing. 1 Phạm Vũ Hoàng Quan, Trang web trên di động ( 08/09/2010), http://www.marketingchienluoc.com/marketing-skills/quandiem/thamkhao/3798-trang-web- tren-di-ng.html, ( Truy cập lúc 7h ngày 30/04/2011) 2
- Trước sự phát triển mạnh mẽ của Mobile Marketing trên toàn thế giới, việc nghiên cứu một cách đầy đủ và toàn diện bức tranh về ngành này có ý nghĩa quan trọng đối với các doanh nghiệp hiện nay . Hiện nay, ở Việt Nam có một số công trình nghiên cứu liên quan đến Mobile Marketing như sau: - “ Tìm hiểu thương mại di động và việc ứng dụng tại Việt Nam”, Mai Vân Anh (2005), Khóa luận tốt nghiệp, trường Đại học Ngoại Thương - “ Thực trạng áp dụng Mobile Marketing tại Việt Nam và giải pháp phát triển” , Bùi Thị Mỹ Hạnh (2009), Khóa luận tốt nghiệp, trường Đại học Ngoại Thương - “ Mobile Marketing trên thế giới và thực tiễn áp dụng tại Việt Nam”, Mai Thị Hồng Loan (2009), Khóa luận tốt nghiệp, trường Đại học Ngoại thương Các nghiên cứu trên nhìn chung đều đi sâu vào phân tích tình hình ứng dụng chung của Mobile Marketing tại một số nước trên thế giới và Việt Nam chứ không đi sâu vào phân tích cụ thể thực tiễn các doanh nghiệp áp dụng Mobile Marketing như thế nào, các doanh nghiệp đã lên kế hoạch và sử dụng các phương tiện của Mobile Marketing ra sao. Chính vì vậy, để đưa ra cái nhìn cụ thể hơn về vấn đề này, tác giả đã lựa chọn đề tài “ Thực tiễn áp dụng Mobile Marketing tại các TNCs trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp Việt Nam” . 2. Mục đích nghiên cứu 3
- Trên cơ sở phân tích lý thuyết chung ở chương I và đánh giá thực tiễn áp dụng Mobile Marketing ở một số TNCs ở chương II, mục đích cuối cùng của đề tài là đưa ra những bài học bổ ích cho các doanh nghiệp Việt Nam ở chương III về hoạt động Mobile Marketing trong kinh doanh. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề liên quan đến thực tiễn áp dụng Mobile Marketing của một số TNCs trên thế giới và tại các doanh nghiệp Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Đề tài chỉ nghiên cứu những hệ thống lý thuyết chung về Mobile Marketing. Đề tài tập trung phân tích về ba TNCs điển hình: đó là BMW, Unilever và Coca Cola. Những số liệu phân tích ở chương 2 sẽ được giới hạn trong vòng 10 năm gần đây. Phần bài học nêu ở chương 3 sẽ được đề cập cho giai đoạn tới năm 2015. 4. Phương pháp nghiên cứu Khóa luận được nghiên cứu, tìm hiểu dựa trên phương pháp thống kê, phương pháp suy luận logic, phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp so sánh, phương pháp nghiên cứu định lượng ( điều tra qua bộ câu hỏi ). 5. Kết cấu nội dung khóa luận Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục từ viết tắt, danh mục hình vẽ và bảng biểu, tài liệu tham khảo, phụ lục nội dung của khóa luận được trình bày trong 3 chương: Chương I: Tổng quan về Mobile Marketing Chương II: Thực tiễn áp dụng Mobile Marketing tại một số TNCs trên thế giới 4
- Chương III: Những bài học kinh nghiệm chủ yếu về áp dụng Mobile Marketing cho các doanh nghiệp Việt Nam Qua khóa luận này, tác giả xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Huyền Minh – người đã giúp đỡ tác giả tận tình trong suốt thời gian làm khóa luận. Mặc dù đã cố gắng trong việc nghiên cứu và tìm hiểu thực tế song do những hạn chế về thời gian nghiên cứu, tài liệu thu thập cũng như trình độ nhận thức, khóa luận khó tránh khỏi những sai sót và khiếm khuyết. Vì vậy, tác giả mong muốn nhận được sự đóng góp ý kiến, phê bình của các thầy cô giáo để nội dung khóa luận được hoàn thiện và có tính khả thi hơn. 5
- CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ MOBILE MARKETING 1.1 KHÁI NIỆM MOBILE MARKETING 1.1.1. Định nghĩa Mobile Marketing 1.1.1.1. Marketing là gì Marketing luôn chiếm một vai trò quan trọng đối với sự thành bại trong kinh doanh của hầu hết các doanh nghiệp. Từ đầu thế kỷ XX, thuật ngữ Marketing bắt đầu được nhắc đến phổ biến trong các nghiên cứu, sách báo, tạp chí chuyên ngành… và trong chiến lược phát triển kinh doanh của nhiều công ty, tập đoàn trên thế giới. Hiện nay, đã có khoảng hơn 2000 cách định nghĩa khác nhau về Marketing. Dưới đây là một số định nghĩa tiêu biểu2: Theo định nghĩa về Marketing của Hiệp hội Marketing Mỹ (AMA) thì “ Marketing là tiến hành các hoạt động kinh doanh có liên quan trực tiếp đến dòng vận chuyển hàng hóa và dịch vụ từ người sản xuất đến người tiêu dùng”. Theo Philip Kotler, “ Marketing – đó là một hình thức hoạt động của con người hướng vào việc đáp ứng những nhu cầu thông qua trao đổi”. Còn học viện quản lý Malaisia lại cho rằng “ Marketing là nghệ thuật kết hợp, vận dụng các nguồn lực thiết yếu nhằm khám phá, sáng tạo, thỏa mãn và gợi lên những nhu cầu của khách hàng để tạo ra lợi nhuận”. Các định nghĩa Marketing mặc dù được xây dựng từ những góc độ, khía cạnh, mục đích và phạm vi nghiên cứu khác nhau nhưng nhìn chung đều cho rằng Marketing hiện nay là việc nghiên cứu, tìm hiểu nhu cầu khách hàng, từ đó thiết kế và tạo ra sản phẩm như thế nào để thỏa mãn nhu cầu đó, cung cấp thông tin và thu hút khách hàng mua sản phẩm. 2 Tập thể tác giả trường Đại học Ngoại thương (2000), Giáo trình Marketing lý thuyết, Nhà xuất bản giáo dục, trang 5 và trang 6 6
- 1.1.1.2. Mobile Marketing là gì Ra đời vào năm 2004 tại Mỹ, cũng như nhiều ngành mới phát triển khác, cho đến nay vẫn chưa có một định nghĩa thống nhất về Mobile Marketing. Hiện nay trên thế giới tồn tại hai quan điểm, hai cách hiểu khác nhau về vấn đề này. Quan điểm thứ nhất cho rằng Mobile Marketing là các hoạt động Marketing có liên quan đến các kênh thông tin di động hoặc các hoạt động có sự di chuyển như bảng điện tử di động, áp phích quảng cáo được gắn trên xe bus, các cột đèn tín hiệu…Quan điểm thứ hai là một cách tiếp cận mới và phổ biến hơn, Mobile Marketing bao gồm các hoạt động Marketing thông qua điện thoại di động. Trong phạm vi của khóa luận này, Mobile Marketing sẽ được hiểu và phân tích theo quan điểm thứ hai. Hiệp hội Marketing Mỹ (AMA) đã đưa ra định nghĩa về Mobile Marketing theo hướng tiếp cận này như sau: “ Mobile Marketing là việc sử dụng các phương tiện không dây làm công cụ chuyển tải nội dung và nhận lại các phản hồi trực tiếp trong các chương trình truyền thông hỗn hợp”3. Hiểu một cách đơn giản, đó là sử dụng các kênh thông tin di động làm phương tiện phục vụ cho hoạt động Marketing. Theo hãng nghiên cứu FirstPartner của Anh, “ Mobile Marketing bao gồm một loạt các phương thức trong đó khách hàng mục tiêu tương tác với chiến dịch Marketing bằng điện thoại di động của họ”4. Như vậy, tựu trung lại Mobile Marketing có thể được hiểu là việc thực hiện các chiến dịch Marketing thông qua việc tận dụng những lợi ích từ kênh truyền thông là điện thoại di động. 3 Dương Thành Nhật ( 16/09/2010), Mobile Marketing – Thế giới và Việt Nam, http://imarketing.eqvn.net/profiles/blogs/mobile-marketing-the-gioi-va-1?xg_source=activity ( Truy cập lúc 16h ngày 19/02/2011) 4 First Partner Research & Marketing, “ Mobile Marketing – A primer report”, xuất bản năm 2003 7
- Trong Mobile Marketing, điện thoại di động là công cụ mấu chốt để có thể tiếp cận được khách hàng mục tiêu. Nếu như các phương tiện truyền thông khác luôn bị giới hạn bởi các yếu tố khách quan như: ti vi hầu như chỉ được xem nhiều vào buổi tối, máy tính cá nhân không phải lúc nào cũng được bật lên, báo chí chỉ được đọc lúc rảnh rỗi …thì điện thoại di động lại là vật mà được hầu hết người dùng mang theo bên mình. Thêm vào đó, điện thoại di động là một thiết bị cá nhân, cho phép cá nhân hóa các thông điệp Marketing từ doanh nghiệp gửi đến người tiêu dùng cũng như dễ dàng theo dõi và đo lường phản ứng của họ. Mobile Marketing cũng như các hình thức Marketing khác, vẫn giữ được bản chất của Marketing truyền thống là nghiên cứu, tìm hiểu nhu cầu của khách hàng, từ đó tiến hành các hình thức nhằm cung cấp thông tin thu hút sự quan tâm của họ với dịch vụ sản phẩm. Nét đặc trưng khác biệt của Mobile Marketing so với các hình thức truyền thống đó là sự tương tác hai chiều giữa những người làm Marketing và khách hàng. Bất cứ một người làm Marketing nào cũng mong muốn có một sự tương tác, một cuộc đối thoại trực tiếp với những khách hàng – những người mà thực sự quan tâm đến sản phẩm dịch vụ của họ. Và Mobile Marketing sẽ mang lại cho họ cơ hội quý giá đó. Những thông tin thu thập được sẽ làm cơ sở cho các doanh nghiệp lập kế hoạch Marketing một cách cụ thể, linh hoạt và phù hợp hơn với từng đối tượng khách hàng. Còn khách hàng nhận được những thông tin cần thiết và kịp thời, phù hợp với mục đích và ý muốn của mình. Mặt khác, đối với những thông tin đó không có lợi ích đối với họ, khách hàng hoàn toàn có thể chấm dứt việc nhận những thông tin quảng cáo đó. 8
- 1.1.2. Các phương tiện ứng dụng cho Mobile Marketing 1.1.2.1.Tin nhắn văn bản ( SMS) Với hơn 2,4 tỉ người dùng trên thế giới năm 2010 5, dịch vụ tin nhắn SMS (Short Messages Service) hay còn được gọi là tin nhắn văn bản đã trở thành ứng dụng được sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới. Biểu đồ 1.1: Biểu đồ về số lượng tin nhắn trên thế giới6 Chữ S đầu tiên trong SMS là viết tắt của từ “ short” (ngắn) bởi một tin nhắn văn bản chỉ có tối đa là 160 ký tự. Nội dung của những tin nhắn văn bản bao gồm các loại kí tự đơn giản (simple text), không kết hợp các hiệu ứng khác, không có dạng văn bản với nhiều dạng dữ liệu kí tự (rich text). Các hình thức Marketing ứng dụng SMS 5 Andrew Pearson( eHow Contributor) (28/05/2010), Definition of SMS Marketing, http://www.ehow.com/about_6562774_definition-sms-marketing.html,( Truy cập lúc 17h, ngày 19/02/2011) 6 MobileStorm Inc., 2010 Mid Year Mobile Marketing Report, http://www.mobilestorm.com 9
- Với nhiều lợi ích như chi phí thấp, phản hồi trực tiếp, đơn giản trong việc sử dụng, thu thập được dữ liệu khách hàng…, SMS được ứng dụng trong các hình thức Marketing sau: Hình thức thông tin quảng cáo, khuyến mãi sản phẩm, dịch vụ SMS là một công cụ thường được sử dụng để truyền tải những thông tin quảng cáo, khuyến mãi liên quan về sản phẩm, dịch vụ đến khách hàng. Hiện nay trên thế giới tồn tại hai loại hình tin nhắn quảng cáo: Opt – out Cơ chế Opt – out quy định người gửi có thể gửi tin nhắn quảng cáo cho đến khi người nhận từ chối. Opt – in Cơ chế Opt – in mặc định người dùng không đồng ý nhận thư quảng cáo, người gửi chỉ được gửi tin nhắn khi có sự đồng ý hoặc đăng ký của người nhận. Ngoài việc gửi tin nhắn trực tiếp đến khách hàng, những thông điệp quảng cáo, khuyến mãi này cũng có thể được truyền đi bằng tin nhắn văn bản một cách tự động thông qua các thiết bị di động như Bluetooth, LBS… khi khách hàng đi qua nơi mua hàng. Mặt khác, SMS còn là công cụ của quảng cáo tương tác, cho phép khách hàng phản hồi trực tiếp đối với những thông tin quảng cáo trên các kênh truyền thông khác. Khách hàng có thể gửi tin nhắn về đoạn mã và từ khóa trên báo chí, trên bảng quảng cáo ngoài trời…, qua đó bổ sung khả năng tương tác, và cá nhân hóa đối với các kênh truyền thông này. Ví dụ, khách hàng khi nhìn thấy poster quảng cáo về phiếu giảm giá của một của hàng café, họ có thể nhắn tin theo đoạn mã ghi trên poster đó và ngay lập tức sẽ nhận được phiếu giảm giá của cửa hàng trên điện thoại di động. 10
- Cung cấp nội dung theo yêu cầu Đây là hình thức mà thông tin về sản phẩm, giá cả…được chuyển trực tiếp đến khách hàng theo nhu cầu, mong muốn của họ. Đặc biệt, khi dịch vụ phát triển, khách hàng có thể nhắn tin đến doanh nghiệp yêu cầu nhận thông tin (thời tiết, bóng đá, chứng khoán…). Việc này cho phép khách hàng có thể nhanh chóng nhận được những thông tin cần thiết, tạo điều kiện thuận lợi trong việc tìm kiếm thông tin hàng ngày của họ. Các chương trình nhắn tin, bình chọn trúng thưởng Với việc cung cấp tên sản phẩm, cách thức nhắn tin bình chọn và đầu số nhắn tin cho các nhà cung cấp dịch vụ tin nhắn, doanh nghiệp có thể thiết kế một kịch bản bình chọn thông qua tin nhắn SMS khá đơn giản. Thông qua giải thưởng là hình thức hấp dẫn khách hàng, doanh nghiệp có thể làm gia tăng mức độ nhận biết của khách hàng đối với sản phẩm và dịch vụ, đồng thời thu thập được những thông tin về khách hàng như số điện thoại, mối quan tâm… 1.1.2.2. Tin nhắn đa phương tiện (MMS) Cùng với sự phát triển công nghệ trong lĩnh vực thông tin di động như sự ra đời của các máy điện thoại di động thông minh, công nghệ 3G, GPRS.., thì những phương tiện ứng dụng trong Marketing như dịch vụ tin nhắn đa phương tiện – MMS (Multi Messaging Service) không còn bị hạn chế nữa. Âm thanh, hình ảnh, video kết hợp với sự tiện lợi, tức thì của tin nhắn văn bản, MMS giống như SMS là một công cụ hiệu quả trong việc truyền tải thông tin tới khách hàng, mang tính tương tác cao, giúp gia tăng sự nhận biết nhãn hiệu và duy trì lòng trung thành của khách hàng. Hơn thế nữa, chính sự phong phú, sinh động trong thông điệp truyền tải sẽ thu hút được sự chú ý của khách hàng nhiều hơn. 11
- Tuy nhiên, mặc dù dịch vụ này đã được triển khai trên khắp thế giới, nhưng tỷ lệ sử dụng MMS lại rất thấp, bởi những vấn đề về khả năng tương thích về cấu hình giữa các điện thoại di động khác nhau. Ứng dụng MMS đặc biệt tỏ ra hữu ích trong các chiến dịch Marketing lan tỏa. MMS Marketing với những trò chơi thú vị, hấp dẫn, nhạc chuông, hình nền có hình logo, nhãn hiệu sản phẩm có thể khuyến khích khách hàng gửi chúng cho bạn bè hoặc người thân của mình. 1.1.2.3. Giao thức ứng dụng mạng không dây (WAP) Giao thức ứng dụng mạng không dây – WAP (Wireless Access Protocol) là giao thức cho phép người sử dụng điện thoại di động truy cập Internet và tiếp cận với các thông tin và dịch vụ trên các mobile web bằng điện thoại di động của mình. WAP hoạt động tương tự như Internet, và hiện này rất nhiều ứng dụng có trên Internet cũng đã được xây dựng trên WAP. Tuy nhiên chức năng duyệt web của điện thoại di động chậm hơn, và bộ nhớ cũng ít hơn các máy tính cá nhân, màn hình nhỏ hơn nên WAP cũng được thiết kế sao cho có thể tối đa hóa được những gì thể hiện trên các ứng dụng Internet trong điều kiện có giới hạn của điện thoại di động. Trên WAP, khách hàng có thể đọc email, tin tức giải trí, xem phim, nghe nhạc, tải nhạc chuông, hình nền, chơi games…Theo các nghiên cứu của Nielsen – một trong những công ty nghiên cứu thị trường hàng đầu, ở Mỹ hiện có 63 triệu người sử dụng web di động7. Với số liệu thống kê như vậy, ngày càng có nhiều các doanh nghiệp từ quy mô nhỏ đến lớn đang cân nhắc quảng cáo trên web di động sẽ là một phần trong chiến dịch Marketing của họ. 7 Spyda Diva(14/04/2010), Overcoming the Disadvantages of Mobile Advertising http://smallbusinessmobileadvertising.com/45/overcoming-the-disadvantages-of-mobile- advertising/ (Truy cập lúc 20h, ngày 19/02/2011) 12
- 1.1.2.4. Kết nối không dây (Bluetooth) Kết nối không dây (Bluetooth) được hiểu một cách đơn giản là công nghệ truyền tải dữ liệu không dây, bước đầu phát triển để thay thế các loại cáp kết nối các thiết bị di động hay cố định. Bluetooth Maketing là quá trình chuyển tải nội dung quảng cáo qua công nghệ Bluetooth không dây đến các khách hàng tiềm năng. Hệ thống Bluetooth thường được tích hợp trên những áp phích quảng cáo ngoài trời, biển hiệu và cửa sổ của các cửa hàng, địa điểm công cộng. Sóng Bluetooth sẽ quét trong bán kính 100m và gửi những thông điệp, nội dung cần truyền tải như tin nhắn, hình ảnh, games, clip TVC quảng cáo, các chương trình khuyến mãi… đến chiếc di động của khách hàng. Các hình thức Marketing ứng dụng Bluetooth Xúc tiến bán hàng Một ví dụ đơn giản đó là trong trường hợp Bluetooth được tích hợp trên biển hiệu, cửa sổ các cửa hàng. Khi khách hàng đi qua, thông qua Bluetooth, những thông tin quảng cáo về sản phẩm, thông tin khuyến mãi…sẽ được gửi đến điện thoại di động của họ, khuyến khích người nhận vào mua hàng. Hỗ trợ chiến dịch quảng cáo trên bảng quảng cáo Bằng việc tích hợp Bluetooth lên các bảng quảng cáo, những thông điệp trên các poster quảng cáo sẽ có thể được gửi đến điện thoại di động của những khách hàng xung quang khu vực bảng quảng cáo đó. Ví dụ như để những bảng quảng cáo gây được sự chú ý, các doanh nghiệp thông qua Bluetooth có thể gửi một trò chơi mang nhãn hiệu sản phẩm đến điện thoại của những khách hàng thuộc khu vực lân cận bảng quảng cáo đó. Điều này giúp khắc phục hạn chế của các bảng quảng cáo ngoài trời bằng cách thu hút trực diện sự chú ý của khách hàng. 13
- Bên cạnh đó, công cụ Bluetooth ngày nay còn được sử dụng trong các quảng cáo mang tính tương tác. Thông qua Bluetooth, những hình ảnh, hay video từ các bảng quảng cáo sẽ được tải xuống điện thoại di động của khách hàng khi họ yêu cầu. Ví dụ, khi khách hàng đứng gần một bảng quảng cáo được tích hợp Bluetooth có hình ảnh mà họ ưa thích. Khách hàng sẽ bật chế độ Bluetooth của mình và yêu cầu tải hình ảnh đó. Ngay lập tức, hình ảnh sẽ được tải về, và hiển thị trên chiếc điện thoại di động của họ. Xúc tiến trong khu vực lân cận Các nhân viên của doanh nghiệp có thể mang theo những phương tiện di động có tích hợp Bluetooth. Bất cứ ai ở trong vòng bán kính 100m với các nhân viên, đều có thể nhận được những thông điệp qua Bluetooth. Hình thức này đặc biệt rất hiệu quả khi kết hợp với các tờ rơi quảng cáo. 1.1.2.5. Di động định vị (LBS) Marketing qua di động định vị LBS (Local Based Services) được triển khai khi các nhà cung cấp dịch vụ gửi thông tin tới các thuê bao thông qua việc định vị vị trí của họ. Trong ứng dụng này, hệ thống định vị toàn cầu (GPS) sẽ được tích hợp vào điện thoại di động để vị trí của thuê bao có thể được phát hiện khi họ di chuyển vào bán kính phủ sóng của các trạm LBS. Thông qua hệ thống GSP này, doanh nghiệp có thể xác định được vị trí của những khách hàng tiềm năng của mình. Biết đích xác được vị trí của khách hàng, doanh nghiệp có thể gửi những thông tin phù hợp với hoàn cảnh đến họ. Ví dụ, một người đi bộ gần một quán cà phê Starbucks có thể sẽ nhận được một quảng cáo cho một loại thức uống cụ thể kèm theo một phiếu giảm giá đi kèm. Điều này có thể sẽ thu hút được sự chú ý của khách hàng, và khuyến khích họ vào cửa hàng để mua hàng. 14
- 1.1.2.6. Mã vạch 2D Mã vạch 2D có thể hiểu là một hình ảnh đồ họa lưu trữ thông tin, được đọc bởi một số ứng dụng của điện thoại di động (bằng cách chụp ảnh các mã vạch ). Mã vạch 2D còn được gọi là QRC (Quick Response Code – Mã phản ứng nhanh) vì mã vạch này cho phép nhanh chóng truy cập dữ liệu. Mã vạch 2D thường được sử dụng kết hợp với các điện thoại thông minh – smartphone. Với một chiếc điện thoại được trang bị đầu đọc mã vạch, người sử dụng chỉ cần chụp một mã ảnh 2D bằng điện thoại, mã này ngay lập tức được diễn giải và có thể mở một trang web trên trình duyệt của điện thoại, hoặc cũng có thể là hình ảnh, thông tin… Hình 1.1: Hình ảnh mã vạch 2D Mã vạch 2D là công cụ độc đáo gợi sự tò mò của khách hàng, thu hút sự chú ý của họ. Chính vì vậy, mã vạch 2D được ứng dụng nhiều trong các chiến dịch Marketing . Mã vạch có thể được in trên các tạp chí, áp phích, tờ rơi…Khách hàng chụp các mã vạch này để có thể nhận được các các hình ảnh, video giới thiệu về sản phẩm, dịch vụ, hoặc các đường link tới các trang web của doanh nghiệp… 15
- 1.1.2.7.Ứng dụng di động Ứng dụng di động có thể được hiểu đơn giản là ứng dụng được viết riêng cho một dòng điện thoại di động bằng ngôn ngữ lập trình của điện thoại đó. Các ứng dụng điện thoại di động trên thế giới được phân phối chủ yếu qua kênh phân phối của nhà sản xuất, chẳng hạn như Apple Store cho dòng điện thoại cho các dòng điện thoại di động chạy iPhone OS, Android Market cho các điện thoại sử dụng Android OS của Google, hay Ovi Store cho các dòng máy của Nokia…Các ứng dụng di động này thường được tải trực tiếp vào máy điện thoại di động qua mạng không dây hoặc cũng có được tải qua Bluetooth…Các ứng dụng này có thể cung cấp nhiều tiện ích như chơi game, tải nhạc chuông…và nhiều tiện ích giải trí khác. Với tính năng giải trí thu hút người tiêu dùng, các ứng dụng di động thường được ứng dụng chủ yếu trong các chiến dịch Marketing nhằm xây dựng hình ảnh thương hiệu. Ví dụ như một hãng một hãng ô tô có thể phát triển một ứng dụng di động có gắn nhãn hiệu của mình dưới hình thức một trò chơi đua xe trên di động. Trong trò chơi này, người chơi sẽ theo dõi cuộc đua xe với những chiếc xe chính là sản phẩm cần quảng bá của hàng đó. Thông qua sự tương tác trong trò chơi này, người chơi có thể quan sát kỹ sản phẩm và từ đó hình thành nhận thức nhãn hiệu sản phẩm đó. 1.2 VAI TRÒ VÀ YÊU CẦU CỦA VIỆC THỰC HIỆN MOBILE MARKETING 1.2.1. Vai trò và của Mobile Marketing trong hoạt động kinh doanh nói chung 1.2.1.1. Thu thập được cơ sở dữ liệu cần thiết về khách hàng Khi khách hàng đồng ý nhận thông tin từ phía doanh nghiệp (cơ chế Opt – in ) tức là họ có một mối quan tâm nhất định về sản phẩm, dịch vụ. Và khi 16
- một tin nhắn từ phía khách hàng được gửi đến tổng đài của doanh nghiệp thực hiện chiến dịch Mobile Marketing thì đồng thời số điện thoại đó cũng sẽ được lưu vào cơ sở dữ liệu khách hàng. Mặt khác, khi khách hàng gửi ý kiến phản hồi, đi cùng với việc có được thông tin về số điện thoại di động mà doanh nghiệp còn thu thập được thông tin về những nhu cầu, mối quan của họ. Đây là lợi ích mà không phải một hình thức Marketing truyền thống nào cũng có thể có được. 1.2.1.2. Là công cụ truyền tải thông tin đến khách hàng mục tiêu hiệu quả Khi một tin nhắn được gửi đi, những thông tin đó trong cùng một lúc sẽ được gửi trực tiếp đến cho khách hàng một cách nhanh chóng. Điện thoại di động vốn là một công cụ cho phép doanh nghiệp có thể tiếp cận khách hàng ở mọi lúc, mọi nơi. Do vậy, những chương trình khuyến mãi, thông tin về sản phẩm/dịch vụ…cần sự chú ý ngay của khách hàng, hoặc đối với những khách hàng quá bận rộn không có thời gian đọc email quảng cáo, xem chương trình TV thì Mobile Marketing sẽ là một công cụ rất hiệu quả trong việc chuyển thông tin nhanh chóng, trực tiếp đến họ. Không những vậy, Mobile marketing tỏ ra hiệu quả bởi mức độ tiếp cận khách hàng và khả năng lưu lại trong trí nhớ khách hàng cao hơn so với các hình thức Marketing khác. 17
- Bảng 1.1: Tính hiệu quả của tin nhắn văn bản so với các phương tiện truyền thông khác Phương tiện Mức độ tiếp cận Chi phí Khả năng duy trì Truyền hình Cao nhất Rất cao Tốt Truyền thanh Trung bình Trung bình Kém Internet [Banner] Cao Trung bình Đang giảm sút Email Cao Rất thấp Rất thấp Truyền thông in ấn Thấp Cao Cao Điện thoại Trung bình Cao Trung bình Fax Thấp Trung bình Thấp Các dạng thư tín Cao Cao Trung bình SMS Độ tiếp cận cao Trung bình Khả năng duy trì cao Nguồn: Louis E Boone và David L Kurtz (1998), Contemporary Marketing Wired, Nhà XB trường Đại học Harcourt Brace Có được điều đó bởi hầu hết người sử dụng đều đọc tin nhắn khi chúng được gửi đến cho dù đó là những tin nhắn quảng cáo hay spam. Một khi đó là những thông điệp hữu ích đối với họ thì những tin nhắn này có thể được lưu lại trong máy hoặc gửi cho người thân, bạn bè… – những khách hàng tiềm năng khác. 1.2.1.3. Tiết kiệm chi phí, thời gian Mỗi tin nhắn chỉ giới hạn tối đa trong 160 ký tự, do đó thông tin mà tin nhắn gửi đến khách hàng chỉ mang tính chất thông báo vắn tắt, gợi mở chứ không phải là một thông điệp quảng cáo hoàn chỉnh như gửi qua thư tín hoặc thư điện tử. Mỗi một tin nhắn được gửi đi cùng một lúc sẽ được chuyển tới cho nhiều đối tượng khách hàng tiềm năng. Như vậy, doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được nguồn lực và chi phí, thời gian khi thiết kế, khởi tạo nội dung tin nhắn. 18
- Mặt khác, so với các hình thức Marketing truyền thống như ấn phẩm, truyền hình…thậm chí là Marketing qua Internet, quảng cáo Marketing qua điện thoại di động với những phương tiện như Bluetooth, LBS…còn giúp doanh nghiệp tiết kiệm các khoản chi phí Marketing khác như thiết kế, in ấn, tổ chức… có khả năng tạo ra một chiến dịch xúc tiến sản phẩm hiệu quả chỉ trong một thời gian ngắn. Bên cạnh đó, thông qua những khách hàng trung thành, một chiến dịch Marketing lan tỏa cho phép doanh nghiệp có thể tiếp cận đến một lượng khách hàng tiềm năng rộng lớn mà không tốn thêm một chi phí nào. Chính lợi ích này sẽ đóng vai trò góp phần mở ra khuynh hướng mới cho những doanh nghiệp vừa và nhỏ hoặc những cá nhân có thể thực hiện việc quảng cáo với chi phí không quá lớn, tiết kiệm được thời gian và nguồn lực. 1.2.1.4. Xây dựng, củng cố mối quan hệ lâu dài với khách hàng Khi những thông tin hữu ích, kịp thời về các hoạt động khuyến mãi, quà tặng, sản phẩm mới giúp khách hàng có cơ hội tiêu dùng tốt, từ đó sẽ làm gia tăng sự trung thành của khách hàng với sản phẩm, dịch vụ. Ví dụ, nếu khách hàng vào một cửa hàng bán lẻ và mua thứ gì đó, họ có thể ngay lập tức nhắn tin số hóa đơn tới công ty và thu thập điểm số khách hàng trung thành từ phía nhà bán lẻ. Hay với chiến dịch khuyến khích những lần mua sắm tiếp theo của khách hàng (ví dụ chiến dịch quảng cáo mua 10 được tặng 1), các khách hàng có thể đơn giản chỉ việc nhắn tin và công ty sẽ ghi lại số lần mua sắm của họ. Như vậy, các chương trình chăm sóc khách hàng thường xuyên, bài bản và chuyên nghiệp sẽ không chỉ làm tăng thêm mức độ hài lòng và thiện chí của người tiêu dùng với công ty và sản phẩm của công ty mà qua đó còn làm gia tăng sự trung thành của họ đối với công ty và sản phẩm. 19
- 1.2.1.5. Mở ra thị trường tiềm năng rộng lớn Ngày nay, đối với người dùng trên toàn thế giới, điện thoại di động đã trở thành công cụ giao tiếp không thể thiếu trong đời sống hàng ngày của họ. Theo số liệu của trang web Mobithinking, tính đến cuối năm 2010, có khoảng 5,3 tỉ thuê bao di động tương đương với 77% dân số trên thế giới, tăng lên đáng kể sơ với con số 4,6 tỉ thuê bao di động được ước tính vào cuối năm 2009 8. Ở Việt Nam, theo tổng cục thống kê, tính đến cuối tháng 3/2011, tổng số thuê bao di động đã đạt khoảng 174,1 triệu, tăng 28,2% so với cùng kỳ năm 2010.9 Có thể nói, thị trường tiềm năng cho Mobile Marketing là rất lớn. Hơn nữa, Mobile Marketing vẫn còn là một hình thức mới mẻ, người dùng vẫn sẵn sàng đón nhận hình thức quảng cáo này. Một nghiên cứu của Neielsen đã chỉ ra rằng hơn một nửa (51%) người dùng di động khi nhìn thấy một quảng cáo di động đã phản hồi bằng cách gửi tin nhắn SMS, nhấp chuột vào đó, hoặc gọi đến tổng đài thông qua số điện thoại cho trước. 14 % chủ thuê bao di động nói rằng họ sẵn lòng nhận những tin nhắn quảng cáo miễn là những tin nhắn này có nội dung thuộc mối quan tâm của họ10. Như vậy, tận dụng lợi thế của một thị trường rộng lớn, Mobile Marketing giúp cho doanh nghiệp tiếp cận với một số lượng lớn lượng khách hàng tiềm năng, điều mà không phải hình thức Marketing nào cũng làm được. 8 Global Mobile statistics 2011: all quality mobile marketing research, mobile Web stats, subscribers, ad revenue, usage, trends…,http://mobithinking.com/mobile-marketing- tools/latest-mobile-stats,27/02/2011,( truy cập lúc 8h49 ngày 21/02/2011) 9 Minh Chung, Số thuê bao di động tăng mạnh trở lại ( 30/03/2011), http://vneconomy.vn/20110330075511756p0c16/so-thue-bao-di-dong-tang-manh-tro-lai.htm, ( Truy cập lúc 2h30, ngày 05/04/2011) 10 Nielsen – Improved Recall, Comfort with Mobile Ads Study; Luth Research June 2009, http://www.strategicgrowthconcepts.com/marketing/mobile-marketing/impact--potential-of- mobile-marketing.html ( Truy cập lúc 16h13, ngày 23/02/2011) 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn: Nghiên cứu áp dụng 5S tạo môi trường làm việc hiệu quả tại các phòng ban chức năng của công ty cổ phần dịch vụ du lịch đường sắt Hà Nội
84 p | 320 | 91
-
Luận văn: Pháp luật về hợp đồng nhập khẩu và thực tiễn áp dụng tại hợp tác xã Công nghiệp Quyết Tiến
59 p | 330 | 51
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Căn cứ ly hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 và thực tiễn áp dụng trong việc giải quyết tranh chấp ly hôn
91 p | 439 | 50
-
LUẬN VĂN: Thực tiễn áp dụng pháp luật Giao Dịch Bảo Đảm trong hàng hải
80 p | 292 | 46
-
Luận văn: Thực tiễn áp dụng luật cạnh tranh
6 p | 212 | 30
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Tổng hợp hình phạt trong luật hình sự Việt Nam và thực tiễn áp dụng trên địa bàn tỉnh Hà Giang
21 p | 172 | 20
-
Luận văn thạc sĩ Luật học: Chế định án treo trong luật Hình sự Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn
121 p | 114 | 18
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp theo pháp luật Việt Nam và thực tiễn áp dụng
58 p | 93 | 17
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về các dấu hiệu của lỗi cố ý và vô ý theo Luật hình sự Việt Nam
14 p | 235 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Bảo hiểm xã hội tự nguyện - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn áp dụng
117 p | 43 | 13
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Pháp luật về đào tạo nghề cho lao động nữ nông thôn qua thực tiễn áp dụng tại Tỉnh Quảng Bình
26 p | 54 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Quyết định hình phạt nhẹ hơn quy định của Bộ luật hình sự trong luật hình sự Việt Nam và thực tiễn áp dụng trên địa bàn thành phố Hải Phòng
108 p | 29 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Chế định người bào chữa trong Luật tố tụng hình sự Việt Nam - Lý luận và thực tiễn áp dụng trên địa bàn tỉnh Hải Dương
118 p | 36 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Thực tiễn áp dụng pháp luật về bảo đảm tiền vay bằng tài sản thế chấp của bên thứ ba tại ngân hàng thương mại ở Việt Nam
110 p | 55 | 6
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng lao động, qua thực tiễn áp dụng tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
30 p | 154 | 6
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về dịch vụ xử lý chất thải ở các khu công nghiệp, qua thực tiễn áp dụng tại tỉnh Quảng Bình
23 p | 7 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Thực tiễn áp dụng Luật Phá sản Doanh nghiệp năm 1993
102 p | 38 | 3
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Chế định người bào chữa trong Luật tố tụng hình sự Việt Nam - Lý luận và thực tiễn áp dụng trên địa bàn tỉnh Hải Dương
26 p | 64 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn