Luận văn: Thực trạng doanh nghiệp dệt may Việt Nam khi gia nhập WTO
lượt xem 30
download
Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của WTO. Cùng với đó là sự xuất hiện của những cơ hội cũng như thách thức mới đối với sự phát triển của kinh tế Việt Nam. Ngành dệt may, một ngành đang phát triển nhanh chóng trong thời gian gần đây cũng không tránh khỏi những tác động của sự kiện đó.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn: Thực trạng doanh nghiệp dệt may Việt Nam khi gia nhập WTO
- Luận văn Thực trạng doanh nghiệp dệt may Việt Nam khi gia nhập WTO
- Lời nói đầu Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của WTO. Cùng với đó là sự xuất hiện của những cơ hội cũng như thách thức mới đối với sự phát triển của kinh tế Việt Nam. Ngành dệt may, một ngành đang phát triển nhanh chóng trong thời gian gần đây cũng không tránh khỏi những tác động của sự kiện đó. Chính vì vậy, tôi viết bài này nhằm mục đích cung cấp một quan điểm đối với sự phát triển của ngành dệt may Việt Nam hiện tại. Bài viết gồm những nội dung chính sau: 1. Sơ lược WTO. 2. Thực trạng doanh nghiệp dệt may Việt Nam. 3. Những cơ hội nguy cơ. 4. Một số giải pháp đưa ra.
- 1. Sơ lược WTO. WTO - lịch sử hình thành và phát triển WTO là chữ viết tắt của Tổ chức Thương mại Thế giới (World Trade Organization) - tổ chức quốc tế duy nhất đưa ra những nguyên tắc thương mại giữa các quốc gia trên thế giới. Trọng tâm của WTO chính là các hiệp định đã và đang được các nước đàm phán và ký kết. WTO được thành lập ngày 1/1/1995, kế tục và mở rộng phạm vi điều tiết thương mại quốc tế của tổ chức tiền thân, GATT - Hiệp định chung về Thuế quan Thương mại. GATT ra đời sau Chiến tranh Thế giới lần thứ II, khi mà trào lưu hình thành hàng loạt cơ chế đa biên điều tiết các hoạt động hợp tác kinh tế quốc tế đang diễn ra sôi nổi, điển hình là Ngân hàng Quốc tế Tái thiết và Phát triển, thường được biết đến như là Ngân hàng Thế giới (World Bank) và Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF) ngày nay. Với ý tưởng hình thành những nguyên tắc, thể lệ, luật chơi cho thương mại quốc tế nhằm điều tiết các lĩnh vực về công ăn việc làm, thương mại hàng hóa, khắc phục tình trạng hạn chế, ràng buộc các hoạt động này phát triển, 23 nước sáng lập GATT đã cùng một số nước khác tham gia Hội nghị về thương mại và việc làm và dự thảo Hiến chương La Havana để thành lập Tổ chức Thương mại Quốc tế (ITO) với tư cách là chuyên môn của Liên Hiệp Quốc. Đồng thời, các nước này đã cùng nhau tiến hành các cuộc đàm phán về thuế quan và xử lý những biện pháp bảo hộ mậu dịch đang áp dụng tràn lan trong thương mại quốc tế từ đầu những năm 30, nhằm thực hiện mục tiêu tự do hóa mậu dịch, mở đường cho kinh tế và thương mại phát triển, tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập và đời sống của nhân dân các nước thành viên.
- Hiến chương thành lập Tổ chức thương mại Quốc tế (ITO) nói trên đã được thỏa thuận tại Hội nghị Liên Hiệp Quốc về thương mại và việc làm ở Havana từ 11/1947 đến 23/4/1948, nhưng do một số quốc gia gặp khó khăn trong phê chuẩn, nên việc hình thành lập Tổ chức thương mại Quốc tế (ITO) đã không thực hiện được. Mặc dù vậy, kiên trì mục tiêu đã định, và với kết quả đáng khích lệ đã đạt được ở vòng đàm phán thuế quan đầu tiên là 45.000 ưu đãi về thuế áp dụng giữa các bên tham gia đàm phán, chiếm khoảng 1/5 tổng lượng mậu dịch thế giới, 23 nước sáng lập đã cùng nhau ký hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại (GATT), chính thức có hiệu lực vào 1/1948. Từ đó tới nay, GATT đã tiến hành 8 vòng đàm phán chủ yếu về thuế quan. Tuy nhiên, từ thập kỷ 70 và đặc biệt từ hiệp định Uruguay(1986-1994) do thương mại quốc tế không ngừng phát triển, nên GATT đã mở rộng diện hoạt động, đàm phán không chỉ về thuế quan mà còn tập trung xây dựng các hiệp định hình thành các chuẩn mực, luật chơi điều tiết các hàng rào phi quan thuế, về thương mại dịch vụ, quyền sở hữu trí tuệ, các biện pháp đầu tư có liên quan tới thương mại, về thương mại hàng nông sản, hàng dệt may, về cơ chế giải quyết tranh chấp. Với diện điều tiết của hệ thống thương mại đa biên được mở rộng, nên Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại (GATT) vốn chỉ là một sự thỏa thuận có nhiều nội dung ký kết mang tính chất tùy ý đã tỏ ra không thích hợp. Do đó, ngày 15/4/1994, tại Marrkesh (Maroc), các bên đã kết thúc hiệp định thành lập Tổ chức thương mại Thế giới (WTO) nhằm kế tục và phát triển sự nghiệp GATT. WTO chính thức được thành lập độc lập với hệ thống Liên Hợp Quốc và đi vào hoạt động từ 1/1/1995.
- Về cơ cấu tổ chức, hiện nay WTO có 150 nước, lãnh thổ thành viên, chiếm 97% thương mại toàn cầu và khoảng 30 quốc gia khác đang trong quá trình đàm phán gia nhập. Hầu hết các quyết định của WTO đều được thông qua trên cơ sở đồng thuận. Trong một số trường hợp nhất định, khi không đạt được sự nhất trí chung, các thành viên có thể tiến hành bỏ phiếu. Khác với các tổ chức khác, mỗi thành viên WTO chỉ có quyền bỏ một phiếu và các phiếu bầu của các thành viên có giá trị ngang nhau. Cơ quan quyền lực cao nhất của WTO là Hội nghị Bộ trưởng, họp ít nhất 2 năm một lần. Dưới Hội nghị Bộ trưởng là Đại hội đồng - thường họp nhiều lần trong một năm tại trụ sở chính của WTO ở Geneva. Nhiệm vụ chính của Đại hội đồng là giải quyết tranh chấp thương mại giữa các nước thành viên và rà soát các chính sách của WTO. Dưới Đại hội đồng là Hội đồng Thương mại hàng hóa, Hội đồng thương mại dịch vụ và Hội đồng giám sát về các vấn đề liên quan đến quyền Sở hữu trí tuệ (TRIPS). Vào WTO Việt Nam sẽ phải chấp hành những quy định cơ bản như gỡ bỏ hàng rào thuế quan trong nước. Hiện nay Việt Nam dường như đang tham gia vào quá trình sản xuất chung của thế giới. Trong quá trình đó đã tạo cho Việt Nam những cơ hội, và không ít thách thức. 2. Thực trạng doanh nghiệp dệt may Việt Nam hiện tại. Cửa vào Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đang rộng mở, hàng may mặc VN cũng đứng trước cơ hội được xuất tự do sang Mỹ. Song, tận dụng được
- cơ hội này không phải đơn giản bởi doanh nghiệp VN thiếu những nhà quản trị giỏi, thiếu kỹ năng tiếp cận thị trường, trong khi năng suất lao động còn thấp. Trong nhiều năm qua ngành dệt may Việt Nam đã đạt tốc độ tăng trưởng xuất khẩu tương đối cao - bình quân 20%/năm trong giai đoạn 2000-2005. Tuy nhiên kể từ khi các nước thành viên WTO được bãi bỏ hạn ngạch thì tốc độ tăng trưởng có xu hướng giảm sút. Sở dĩ đạt được tốc độ tăng trưởng trên là do ngành dệt may Việt Nam có một số lợi thế như nguồn lao động dồi dào, khéo tay, chi phí lao động chưa cao; các doanh nghiệp Việt Nam đã xây dựng và giữ được chữ tín trong kinh doanh với nhiều nhà nhập khẩu lớn trên thế giới. Tuy nhiên, nếu phân tích sâu hơn thì ngành dệt may Việt Nam vẫn còn rất nhiều yếu tố bất lợi mà lại có rất ít lợi thế cho sự phát triển bền vững, đặc biệt là các ngành công nghiệp phụ trợ chưa phát triển tương xứng. Điều đó góp phần lý giải tại sao các doanh nghiệp Việt Nam vẫn phải chấp nhận gia công xuất khẩu là chính (chiếm tới 70-80% kim ngạch), hình thức thương mại bán sản phẩm chiếm tỷ trọng rất khiêm tốn. Do thiếu công nghiệp phụ trợ nên ngành dệt may Việt Nam gần như phụ thuộc vào thị trường thế giới cả xuất khẩu lẫn nhập khẩu. Cho đến thời điểm này ngoài lợi thế lao động ra, còn lại đều phải nhập khẩu với tỷ lệ lớn như: 100% máy móc thiết bị, phụ tùng; 100% xơ sợi hoá học; 90% bông xơ thiên nhiên chủ yếu nhập từ Mỹ; 70% vải các loại; 67% sợi dệt. Nhập khẩu các loại phụ liệu như chỉ may, mex dựng, khoá kéo... cũng chiếm từ 30% đến 70% tổng nhu cầu. Đây là một trong những điểm yếu nhất làm hạn chế khả năng cạnh tranh quốc tế của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam so với các cường quốc xuất khẩu dệt may như Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan.
- Xét trên quy mô, phần lớn các doanh nghiệp dệt may Việt Nam thuộc loại vừa và nhỏ. Nếu phân theo tiêu chí lao động thì có tới 80% doanh nghiệp sử dụng dưới 300 lao động, theo vốn thì có tới 90% dưới 5 tỷ đồng. Hiệu quả chính của ngành dệt may là tạo ra một triệu việc làm cho lao động công nghiệp và trên một triệu lao động tiểu thủ công nghiệp. Dệt may cũng là một ngành sản xuất xoá đói giảm nghèo cho các vùng nông thôn. Với quy mô vừa và nhỏ như vậy, nếu không liên kết với một số doanh nghiệp lớn thì những doanh nghiệp này cũng khó tồn tại, chưa nói tới việc cạnh tranh quốc tế. Thực tế này đã được minh chứng trong tiến trình xoá bỏ hạn ngạch cho hàng may mặc Việt Nam tại thị trường Canada trước đây và thị trường EU từ đầu năm ngoái. Cứ xoá bỏ hạn ngạch đến đâu thì hàng dệt may Việt Nam mất hoặc giảm thị phần đến đó vì các doanh nghiệp thiếu những nhà quản trị giỏi, thiếu kỹ năng tiếp cận thị trường và năng suất lao động lại thấp…nên không thể cạnh tranh ngang bằng với Bangladesh, Srilanca, Thái Lan, Indonesia, càng khó để cạnh tranh được với các cường quốc dệt may. Từ khi chế độ hạn ngạch giữa các thành viên WTO xoá bỏ (1/1//2005) thì tốc độ tăng xuất khẩu hàng dệt may của Trung Quốc không những đã đe doạ ngành công nghiệp dệt may các nước nhập khẩu lớn mà còn gây ảnh hưởng không nhỏ đến nhiều nước xuất khẩu dệt may khác, trong đó có Việt Nam. 6 tháng đầu năm 2005, xuất khẩu dệt may của Việt Nam liên tục giảm. Giá trị xuất khẩu các mặt hàng quản lý bằng hạn ngạch sang thị trường Mỹ chỉ đạt 783 triệu USD, giảm gần 10% so cùng kỳ năm 2004. Tốc độ tăng trưởng năm 2005 của toàn ngành còn khoảng 10% so với mức 20% của các năm trước. Điều gây sốc lớn lại chính là sự giảm sút kim ngạch xuất khẩu sang thị trường EU vì các
- doanh nghiệp Việt Nam vẫn không thể tận dụng cơ hội xoá bỏ hạn ngạch với EU. Những phân tích trên đây cho thấy, xu thế toàn cầu hoá thương mại cùng sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ đang đặt ngành dệt may Việt Nam trước những áp lực và thách thức to lớn. Dù Việt Nam trở thành thành viên Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), trong những năm tới ngành dệt may vẫn chưa thể phát triển nhanh và cạnh tranh được với nhiều nước xuất khẩu. Dệt may Việt Nam vẫn chưa thể cất cánh như một số chuyên gia phân tích thị trường đã nhận định, nếu các doanh nghiệp chưa thực sự đổi mới mạnh mẽ hơn trong cung cách tổ chức sản xuất kinh doanh của mình. 3. Những thuận lợi và thách thức khi Việt Nam gia nhập WTO. Ông Lê Quốc Ân, Chủ tịch Hiệp hội Dệt May Việt Nam, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Dệt May Việt Nam nhận định: Vào WTO, bên cạnh những thuận lợi từ môi trường đầu tư, dỡ bỏ hạn ngạch thì ngành Dệt May có nguy cơ bị ép nếu Mỹ đặt chế độ giám sát chống bán phá giá đặc biệt, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sẽ giảm một nửa và con số 80% doanh nghiệp dệt may có nguy cơ phá sản là có thật. Ông phân tích thêm, ngành Dệt May có đủ sức cạnh tranh và phát triển nếu trong môi trường cạnh tranh lành mạnh, không cần ưu đãi. Với những điều kiện đó thì chắc chắn ngành Dệt May sẽ có 3 cái lợi là xuất khẩu không bị khống chế quota; một số thị trường đang đối xử phân biệt về thuế, sẽ đưa thuế nhập khẩu xuống bình thường; được hưởng những lợi ích từ môi trường đầu tư. Nhưng xét cho cùng thì nguy cơ cạnh tranh trong một sân chơi không bình đẳng của doanh nghiệp dệt may thời hội nhập là có thật. Bởi hàng rào bảo vệ thị
- trường nội địa bằng thuế thu nhập sẽ giảm xuống tới mức tối đa (thuế nhập khẩu hiện hành 40% với vải và 50% với hàng may mặc, hàng rào này sẽ được giảm còn bình quân khoảng 15%). Bên cạnh đó, các rào cản của nước ngoài sẽ được dựng lên, như các vấn đề về môi trường, chống bán phá giá… Ông Diệp Thành Kiệt, Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt May Thêu-Đan TP.HCM cũng nhận định: “Những doanh nghiệp xuất khẩu sẽ có những cơ hội rất lớn. Tức là họ có thể xuất hàng ra tất cả các thị trường trên thế giới. Ngược lại, tiến đến thương mại tự do theo đúng nghĩa, thì rõ ràng bây giờ họ cũng có những thách thức. Các nước nhập khẩu chỉ chấp nhận những doanh nghiệp nào, quốc gia nào xuất hàng sang họ với một giá bán hợp lý, kiểu dáng, mẫu mã phong phú. Đó là thách thức lớn nhất đối với chúng ta”. Trước sức ép cạnh tranh, ngành Dệt đã tính đến việc đa dạng hoá thị trường theo hướng ‘’năng nhặt chặt bị’’, không tập trung quá nhiều vào một thị trường. Chú trọng nâng cao sức cạnh tranh của các sản phẩm, tăng cường đầu tư sản xuất nguyên phụ liệu ngay tại thị trường nội địa. Và tiếp tục vận động chính quyền Mỹ sớm chấm dứt chế độ theo dõi đặc biệt đối với ngành Dệt May Việt Nam, cũng như áp dụng biện pháp chống bán phá giá... Đồng thời, Hiệp hội Dệt May Việt Nam cũng đã bàn thảo một số kế hoạch để bảo vệ quyền lợi và hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng cơ hội để thành công như: Tiến hành quảng bá thương hiệu, xúc tiến mở rộng thị trường, hỗ trợ cập nhật thông tin thị trường và công nghệ, phát triển nguồn nhân lực; làm cầu nối giữa doanh nghiệp trong và ngoài nước, giữa các đơn vị, tổ chức; bảo vệ quyền lợi hội viên, đặc biệt là trong điều kiện các nước nhập khẩu đưa ra các hàng rào bảo hộ. Nhưng nhiệm vụ trước mắt là cần nhanh chóng hình thành và đưa vào hoạt động trung tâm nguyên phụ liệu để cung ứng nguyên phụ liệu và thiết kế mẫu
- mốt cho khách hàng. Nhằm thúc đẩy trung tâm nguyên phụ liệu nhanh chóng hoạt động ổn định, trong tháng 4/2007, Hiệp hội sẽ tổ chức Hội chợ triển lãm nguyên phụ liệu dệt may quốc tế tại TP.HCM. Song song đó, để tránh bị tồn đọng quota trong 2 tháng cuối năm, Ban điều hành dệt may và Hiệp hội Dệt May Việt Nam đề nghị các doanh nghiệp đang có hạn ngạch ký quỹ phải đăng ký số lượng hàng xuất khẩu, tên khách hàng, tên hợp đồng, ngày giao hàng… với Ban điều hành trong những ngày đầu tiên của tháng 11. Các doanh nghiệp phải đảm bảo sử dụng trên 90% số lượng đăng ký lại, nếu không sẽ phải chấp nhận hình thức chế tài nặng hơn từ cơ quan quản lý (có thể không được xuất khẩu sang Mỹ trong quý 1/2007). Sau đó, Ban điều hành dệt may sẽ thông báo công khai lượng hạn ngạch còn lại và cấp visa tự động cho tất cả doanh nghiệp. Khi gia nhập WTO, doanh nghiệp dệt may Việt Nam sẽ phải đối mặt với những thách thức lớn và nguy cơ nhiều doanh nghiệp bị phá sản-đó là nhận định của các chuyên gia kinh tế trong và ngoài nước. Gia nhập WTO, DN dệt may Việt Nam sẽ phải đối mặt với những thách thức gì? Theo Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam, có 3 thách thức lớn. Thứ nhất, hàng rào bảo hộ dệt may trong nước không còn. Nếu như hiện nay, thuế nhập khẩu hàng may mặc vào VN là 50%, thuế NK vải là 40%, thuế NK sợi là 20% thì khi vào WTO, tất cả phải giảm xuống 2/3 cho hợp với khung của thế giới. Do vậy vải Trung Quốc sẽ tràn vào nước ta vì lúc này thuế sẽ chỉ còn 10%. Như vậy, các nhà sản xuất vải trong nước sẽ phải cạnh tranh với vải Trung
- Quốc nhập khẩu. Thứ hai, nguồn lao động chắc chắn sẽ bị chia sẻ, giá lao động sẽ tăng lên, cạnh tranh trong việc thu hút lao động cũng sẽ gay gắt hơn. Thứ ba, sẽ có rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực này, do vậy, sức ép cạnh tranh đối với các DN VN sẽ tăng lên. Tuy nhiên, khi gia nhập WTO, DN dệt may VN cũng có thuận lợi không nhỏ. Đó là những rào cản về XK sẽ giảm, cụ thể, quota hàng dệt may của Mỹ sẽ bỏ hoặc hiện nay, một số nước áp dụng thuế nhập khẩu hàng dệt may của những nước không phải thành viên WTO cao hơn những nước là thành viên của tổ chức này. Khi VN gia nhập WTO, thuế này sẽ giảm, DN Việt Nam sẽ có điều kiện thâm nhập thị trường nước ngoài. Hơn nữa, khi đó, dòng vốn đầu tư nước ngoài sẽ chảy vào VN nhiều hơn và DN Việt Nam sẽ có cơ hội tiếp cận với trình độ quản lý và công nghệ kỹ thuật mới. Một điểm thuận lợi nữa là, giá đầu vào của ngành dệt may sẽ giảm khi gia nhập WTO, chẳng hạn, chi phí về điện, bưu chính viễn thông sẽ giảm do sẽ có nhiều nhà cung cấp trong lĩnh vực này, các DN NK vải để may cũng sẽ hưởng lợi bởi giá vải nhập khẩu giảm do thuế NK vải giảm xuống… Tương lai của ngành dệt may Việt Nam khi gia nhập WTO: - Hiện nay, sức cạnh tranh của hàng dệt may VN trên thế giới vẫn còn thấp, ngay cả trong điều kiện được bãi bỏ hạn ngạch. Đó là vì VN thiếu nguồn nguyên liệu tại chỗ, thiếu ngành công nghiệp phụ trợ và hiện vẫn phải nhập khẩu hầu hết nguyên phụ liệu. Điều này lý giải tại sao các DN Việt Nam vẫn phải chấp nhận gia công XK là chính (chiếm tới 60-70% kim ngạch), trong khi hình thức thương mại bán sản phẩm còn chiếm tỷ trọng rất khiêm tốn. Do thiếu công nghiệp phụ trợ nên ngành dệt may Việt Nam gần như phụ thuộc vào thị trường thế giới, cả XK lẫn nhập khẩu. Cho đến thời điểm này, từ máy móc thiết bị, phụ
- tùng, hóa chất thuốc nhuộm đến nguyên liệu, phụ liệu đều phải nhập khẩu với tỷ lệ lớn: 100% máy móc thiết bị, phụ tùng; 100% xơ sợi hoá học; 90% bông xơ thiên nhiên chủ yếu nhập từ Mỹ; 70% vải các loại; 67% sợi dệt và các loại phụ liệu như chỉ may, mex dựng, khoá kéo… từ 30% đến 70% tổng nhu cầu. Đây là một trong những điểm yếu nhất làm hạn chế khả năng cạnh tranh quốc tế của các DN dệt, may Việt Nam. Trước đây, VN vẫn được coi là có lợi thế về gia nhân công rẻ, nhưng hiện nay, tình trạng người lao động không còn thiết tha với ngành dệt may trở nên phổ biến, nhiều công nhân may đã bỏ nghề chuyển sang các khu vực khác như ngân hàng, khách sạn có mức thu nhập cao hơn. Ưu thế về chi phí nhân công thấp không còn, ngành công nghiệp phụ trợ lại yếu càng khiến DN dệt may VN khó cạnh tranh hơn. DN dệt may phải làm gì để có thể trụ vững và phát triển? Theo Chủ tịch Hiệp hội dệt may Việt Nam, khi mở cửa thị trường, những lợi thế trước đây tạo cạnh tranh cho ngành dệt may như giá nhân công thấp (yếu tố này trước kia đã từng là ưu thế) sẽ không còn là điểm mạnh để các DN dựa vào. Cái gốc để phát triển hiện nay là phải có một nền công nghiệp phụ trợ đủ mạnh để cung cấp vải, nguyên phụ liệu cho các DN chủ động XK và làm ra những sản phẩm có tính cạnh tranh lớn với hàm lượng giá trị gia tăng cao. Tuy nhiên, cái chính vẫn phụ thuộc vào sự năng động nhạy bén của các DN, mỗi DN tùy theo đặc điểm của mình, phải xây dựng một chiến lược phát triển thị trường với 3 nội dung cụ thể: làm cái gì, phải xác định được phân khúc thị trường của mình (một DN không thể làm tất cả các mặt hàng dệt may) bán
- cho ai; các đối thủ cạnh tranh trong phân khúc thị trường là ai và DN phải làm gì để cạnh tranh với họ. Như vậy, ngành Dệt may VN sẽ phát triển và tất nhiên, những DN nào có chiến lược phát triển tốt, nhanh nhạy thích ứng với tình hình mới sẽ sống khỏe, nhưng không loại trừ nhiều DN dệt may sẽ phải đóng cửa. Đó là quy luật tất yếu! Như vậy, tham gia vào WTO, tham gia vào cộng đồng kinh tế lớn nhất thế giới đã mang lại cho chúng ta không ít thuận lợi nhưng cũng lắm rủi ro. Trước tình hình đó, các doanh nghiệp, các ban ngành đã đưa ra một số giải pháp tháo gỡ. 4. Một số giải pháp. Tăng cường nội địa hóa: Một số nguyên vật liệu đầu vào trong quá trình sản xuất mà trước nay chúng ta cần phải nhập khẩu từ nước ngòai với giá khá đắt, thì nay với công nghệ trong nước, chúng ta hoàn tòan có thể tự sản xuất lấy. Làm như vậy có thể giúp hàng dệt may nước ta chủ động được nguồn nguyên liệu đầu vào và giúp hạ giá thành sản phẩm. Tăng cường hợp tác giữa các tổ chức, các doanh nghiệp: để tạo ra thế mạnh nhất định trên thị trường. Hơn thế nữa, việc liên kết lại với nhau còn giúp cho các doanh nghiệp phát triển theo một hướng thống nhất và đúng đắn.
- MỤC LỤC Lời nói đầu ........................................................................................................................... 1 1. Sơ lược WTO. ........................................................................................................... 3 2. Thực trạng doanh nghiệp dệt may Việt Nam hiện tại. ............................................ 5 3. Những thuận lợi và thách thức khi Việt Nam gia nhập WTO. ............................... 8 4. Một số giải pháp. .................................................................................................... 13
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn: Thực trạng kinh doanh và một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh ở công ty CPTM Tuấn Khanh
42 p | 435 | 157
-
Luận văn: Thực trạng vận hành luật thuế GTGT và tổ chức kế toán thuế GTGT trong doanh nghiệp thương mại ở Việt Nam
40 p | 431 | 148
-
Luận văn - Thực trạng và giải pháp thúc đẩy quá trình cổ phần hoá ở Việt Nam
39 p | 420 | 116
-
Luận Văn: Thực trạng tín dụng doanh nghiệp và giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng khi cho vay Doanh nghiệp Nhà nước tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Hà Nội
98 p | 358 | 108
-
Luận Văn: Thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty TNHH Việt - Trung tỉnh Lạng Sơn
77 p | 240 | 82
-
Luận văn tài chính doanh nghiệp: Thực trạng hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP Sài Gòn – Chi nhánh An Giang
65 p | 364 | 81
-
Luận văn: Thực trạng và giải pháp phát triển doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam
48 p | 295 | 75
-
Luận văn: Thực trạng và giải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý tiền lương, thu nhập trong các doanh nghiệp Nhà nước
84 p | 281 | 69
-
Luận văn: Thực trạng và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu hàng hoá tại Công ty cổ phần thiết bị xăng dầu Petrolimex
41 p | 322 | 66
-
Luận văn: Thực trạng và một số giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận kinh doanh của doanh nghiệp da giày Hà Nội
51 p | 180 | 45
-
Luận văn: Thực trạng và một số ý kiến đề xuất để xây dựng, hoàn thiện chiến lược kinh doanh của Công ty Vật tư Thiết bị Alpha
62 p | 183 | 36
-
Luận văn: Thực trạng và một số biện pháp đẩy mạnh cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn Hà Nội
54 p | 169 | 34
-
LUẬN VĂN: Thực trạng lập và thực hiện kế hoạch trong các doanh nghiệp nhà nước. Các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác lập và thực hiện kế hoạch trong doanh nghiệp
27 p | 144 | 34
-
Luận văn: Thực trạng quản lý kinh doanh ở chi nhánh xăng dầu Hải Dương
0 p | 139 | 26
-
Luận văn: Thực trạng và một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cho Công ty Vietsurestar
84 p | 183 | 23
-
Luận văn: Thực trạng về hiệu quả sử dụng vốn ở Xí Nghiệp Vận Tải Biển Vinafco
66 p | 115 | 21
-
Luận văn: Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH thiết bị và chuyển giao công nghệ CETT
26 p | 131 | 16
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn