Luận văn Thực trạng hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng MHB Càng Long – Trà Vinh
lượt xem 42
download
Phấn đấu đến năm 2020, Trà Vinh đưa kinh tế biển phát triển mạnh, đóng góp khoảng 60%GDP toàn tỉnh với mục tiêu phát triển mạnh lĩnh vực thủy sản. Về khai thác hải sản và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, tỉnh sẽ chú trọng đầu tư phát triển và hiện đại hóa từng bước đội tàu khai thác hải sản xa bờ, thực hiện chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư tăng số lượng tàu khai thác ở ngư trường xa bờ và vùng biển quần đảo Trường Sa; hỗ trợ ngư dân làm...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thực trạng hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng MHB Càng Long – Trà Vinh
- Luận văn Thực trạng hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng MHB Càng Long – Trà Vinh GVHD: Ths. Nguyễn Hữu Thanh Tùng 1 SVTH: Bùi Thị Ngọc Trân
- PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Phấn đấu đến năm 2020, Trà Vinh đưa kinh tế biển phát triển mạnh, đóng góp khoảng 60%GDP toàn tỉnh với mục tiêu phát triển mạnh lĩnh vực thủy sản. Về khai thác hải sản và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, tỉnh sẽ chú trọng đầu tư phát triển và hiện đại hóa từng bước đội tàu khai thác hải sản xa bờ, thực hiện chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư tăng số lượng tàu khai thác ở ngư trường xa bờ và vùng biển quần đảo Trường Sa; hỗ trợ ngư dân làm nghề đáy biển; thực hiện tốt các chính sách miễn giảm thuế và phí, lệ phí đối với tàu khai thác hải sản xa bờ, khuyến khích đầu tư đóng mới hoặc nâng cấp vỏ máy tàu có công suất từ 90CV trở lên; tăng cường hoạt động bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản như thả con giống để tái tạo nguồn lợi, quản lý, khai thác và bảo vệ các khu vực tôm, cá bố mẹ, các bãi giống tự nhiên, thanh tra và xử lý đúng theo quy định của pháp luật các trường hợp vi phạm; hình thành các tổ, đội nghiên cứu khai thác biển, tiến tới hình thành trung tâm nghiên cứu về biển. Nước ta hiện nay là thành viên của WTO, chúng ta đang hoà mình vào sân chơi chung của thế giới nên vấn đề đặt ra là phải không ngừng phát triển mới hội nhập được và Ngân hàng là nơi đóng vai trò quan trọng trong quá trình CNH - HĐH đất nuớc. Một trong những mục tiêu hàng đầu của Ngân hàng là đáp ứng nhu cầu vốn phát triển kinh tế, xã hội. Theo chương trình của Đảng và Chính phủ. Vì vậy hệ thống Ngân hàng thương mại nói chung và Ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL Phòng Giao Dịch Càng Long nói riêng cần phải tăng cường hoạt động có hiệu quả để tiếp cận đ ược nhiều khách hàng. Là một huyện đầu não của Trà Vinh, Càng Long được thiên nhiên ưu đãi, , đất đai màu mỡ, dân chúng đa số sống bằng nông nghiệp song bên cạnh đó cùng với sự phát triển về nông nghiệp, thì các ngành thương nghiệp, công nghiệp, dịch vụ và tiểu thủ công nghiệp cũng khá phát triển. Được sự quan tâm chỉ đạo của Đảng và Nhà Nước không ngừng thay đổi những chính sách phù hợp với nền kinh tế đất nước, nhờ vậy huyện Càng Long không ngừng phát triển. GVHD: Ths. Nguyễn Hữu Thanh Tùng 2 SVTH: Bùi Thị Ngọc Trân
- Trong giai đoạn hiện nay, một mặt nền kinh tế, cơ sở hạ tầng dần được cải thiện. Mặt khác, Luật Doanh Nghiệp có hiệu lực cùng với các chính sách khuyến khích đầu tư của Trung Ương và Tỉnh nên ngày càng nhiều doanh nghiệp được thành lập và mở rộng kinh doanh, nhu cầu vốn chi nền kinh tế Tỉnh nhà nói chung và Càng Long nói riêng không ngừng tăng lên.Tuy nhiên hiện nay, thị trương vốn chưa phải là kênh phân bổ vốn một cách có hiệu quả của nền kinh tế do đó vốn đầu tư cho hoạt động sản xuất kinh doanh của nền kinh tế vẫn phải dựa vào nguồn vốn tín dụng của hệ thống ngân hàng. Trong bối cảnh nền kinh tế phát triển như ngày nay thì Ngân hàng là nơi cung cấp vốn giúp cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng như hộ gia đình làm ăn có hiệu quả. Do đó để điều hoà được lượng l ưu thông về vốn cho ho ạt động sản xuất kinh doanh đồng thời đáp ứng nhu cầu về vốn của các thành phần kinh tế trong xã hội, là một vấn đề rất nan giải cho các Ngân hàng thương mại nói chung và Ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL Phòng Giao Dịch Càng Long nói riêng. Mặt khác, để kinh doanh đạt hiệu quả mong muốn, hạn chế rủi ro xảy ra,ngân hàng phải phân tích hoạt động kinh doanh của mình, đồng thời dự đoán điều kiện kinh doanh trong thời gian tới và vạch ra chiến lược kinh doanh phù hợp. Việc thường xuyên tiến hành phân tích tình hình kinh doanh sẽ giúp cho các ngân hàng thấy rõ thực trạng kinh doanh hiện tại, xác định đầy đủ và đúng đắn nguyên nhân, mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tình hình hoạt động kinh doanh. Từ đó, có những biện pháp hữu hiệu để nâng cao hiệu quả huy động vốn và hiệu quả hoạt động tín dụng. Đó chính là lý do mà em chọn đ ề tài: “Phân tích tình hình hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL Phòng Giao Dịch Càng Long ”. 2. Mục tiêu nghiên cứu. Mục tiêu chung. Khái quát về quá trình phân tích tình hình hoạt động tín dụng ngắn hạn, từ đó đề ra một số giải pháp nâng cao hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng phát triển nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long trong 3 năm 2008-2010. Mục tiêu cụ thể. Đề tài gồm có những mục tiêu cụ thể sau: GVHD: Ths. Nguyễn Hữu Thanh Tùng 3 SVTH: Bùi Thị Ngọc Trân
- - Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn của Ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL Phòng Giao Dịch Càng Long qua 3 năm 2008-2010 theo thành phần kinh tế, ngành kinh tế và theo thời gian. - Đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn hạn của chi nhánh Ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL huyện Càng Long - Đánh giá những khó khăn và thuận lợi trong hoạt động tín dụng ngắn hạn của chi nhánh Ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL huyện Càng Long. - Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy đ ộng vốn và hi ệu quả ho ạt động tín dụng ngắn hạn. - Đề xuất một số kiến nghị để nâng cao hiệu quả hoạt động tín d ụng ngắn hạn của ngân hàng. 3. Phạm vi nghiên cứu. Phạm vi không gian. Đề tài chỉ phân tích tình hình hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL Phòng Giao Dịch Càng Long. Phạm vi thời gian Phạm vi nghiên cứu là những hoạt động tín dụng ngắn hạn trong khoảng thời gian ba năm 2008-2010. 4. Phương pháp nghiên cứu. Trên cơ sở kiến thức học ở trường, tích luỹ trong thời gian thực tập, tổng hợp với sách báo, tạp chí, em đã sử dụng các phương pháp sau đây trong phân tích đề tài: Phương pháp thu thập số liệu. Phương pháp thu thập số liệu từ báo cáo hoạt động kinh doanh của Phòng Giao Dịch, các số liệu phản ánh tình hình hoạt động tín dụng của Ngân hàng qua ba năm: 2008-2010 Phương pháp phân tích số liệu. - Sử dụng phương pháp so sánh: + So sánh tuyệt đối là kết quả của phép trừ giữa chỉ số kì phân tích so với kì gốc của các chỉ tiêu kinh tế: (kỳ sau – kỳ gốc) ΔF = F1 – F0 GVHD: Ths. Nguyễn Hữu Thanh Tùng 4 SVTH: Bùi Thị Ngọc Trân
- + So sánh tương đối là kết quả của phép chia giữa tỉ số các kì phân tích so với kì gốc của các chỉ tiêu kinh tế: (kỳ sau – kỳ gốc)/kỳ gốc * 100 ΔF = ((F1 – F0)/F0)) x 100 5. Bố Cục Đề Tài. Bố cục đề tài gồm 3 chương: - Chương 1: Giới thiệu khái quát về Ngân Hàng Phát Triển Nhà ĐBSCL Phòng Giao Dịch Càng Long. - Chương 2: Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Ngân Hàng Phát Triển Nhà ĐBSCL Phòng Giao Dịch Càng Long qua 3 năm 2008-2010 - Chương 3: Nhận xét và kiến nghị. CHƯƠNG 1 GVHD: Ths. Nguyễn Hữu Thanh Tùng 5 SVTH: Bùi Thị Ngọc Trân
- GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG PHÒNG GIAO DỊCH CÀNG LONG – TRÀ VINH. 1.1 Tổng quan về đơn vị thực tập 1.1.1. Tình hình kinh tế chung của huyện Càng Long Huyện Càng Long thuộc tỉnh Trà Vinh, phía Bắc giáp với huyện Vũng Liêm, phía Nam giáp với huyện Tiểu Cần, phía Tây giáp với huyện Cầu Kè, phía Đông giáp với Cổ Chiên và một phần thị xã Trà Vinh. Huyện chia thành hai cánh bởi quốc lộ 53 bao gồm cánh A và cánh B, toàn huyện có diện tích 288,35 Km2 với địa hình có nhiều song ngòi chằn chịt, đất đai tốt nên việc sản xuất nông nghiệp thuận lợi. Huyện Càng Long lại là cửa ngỏ của tỉnh Trà Vinh và cũng có thể nói là vùng lúa trọng điểm của tỉnh với 23.117 ha đất nông nghiệp. Toàn huyện gồm 14 xã và một thị trấn. Trong đó, thì người Khơme chiếm chủ yếu ở 3 xã là: Phương Thạnh, Bình Phú, Huyện Hội. Đây là 3 xã nghèo thuộc chương trình 135 của Chính Phủ. Càng Long là một huyện quanh năm có nước ngọt nên thuận lợi cho sản xuất, kinh doanh,... . Bên cạnh đó sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp cũng khá phát triển là ngành xay xát lương thực, cưa sẻ gỗ, cơ khí sửa chữa, các nghề truyền thống như đan lát, dệt chiếu lát, làm chuồn chuồn, xe sợi dừa được củng cố duy trì và s ản xuất hiệu quả. Thương mại dịch vụ có nhiều chuyển biến mới, hoạt động thích ứng với cơ chế thị trường, đã quy hoạch chợ huyện với chợ xã, tiến hành sắp xếp cải tạo và mở rộng một số chợ theo quy hoạch. Từ đó huyện đã tạo điều kiện phát triển các ngành nghề thương mại dịch vụ, mở rộng thị trường nông thôn phục vụ tốt nhu cầu sản xuất và đời sống nhân dân, đưa giá trị dịch vụ tăng bình quân 9,5 %. Về hoạt động tổ chức tín dụng, việc quản lý thu chi ngân sách thực s ự đi vào nguyên tắc luật ngân sách, chỉ đạo thu hút các nguồn hàng năm đạt 97 % trở lên. Đi cùng với lĩnh vực kinh tế thì hoạt động văn hóa xã hội có nhiều tiến bộ trong vi ệc ph ục v ụ nhiệm vụ chính trị và phục vụ nhân dân. 1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển 1.1.2.1. Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long GVHD: Ths. Nguyễn Hữu Thanh Tùng 6 SVTH: Bùi Thị Ngọc Trân
- Để góp phần thực hiện định hướng lâu dài của Đảng và chính phủ, đẩy nhanh việc xây dựng cơ sở và chăm lo đời sống nhân dân vùng đồng bằng sông Cửu long, qua đó khai thác tốt hơn tiềm năng khu vực. Ngày 18/09/1997 thủ tướng Chính phủ Võ Văn Kiệt đã kí quyết định số 769/TT thành lập Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long là Ngân hàng thương mại hoạt động đa năng, vận hành theo cơ chế thị trường, Ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL được huy động mọi nguồn vốn và đầu tư chuyên sâu lĩnh vực tín dụng ngắn - trung - dài hạn. Đ ặc biệt là đầu tư xây d ựng, phát triển nhà ở và xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội. Tên giao dịch quốc tế là Ngân hàng phát triển Nhà đồng bằng Sông Cửu Long Tên quốc tế là: Housing Bank of Mekong Tên viết tắt là: MHB Sau một khoảng thời gian khẩn trương chuẩn bị, ngày 08/04/1998 Ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL chính thức khai trương hoạt động. Với một hội sở tại thành phố Hồ Chí Minh với tổng số cán bộ, nhân viên là 84 người, cho đ ến nay là 2000 cán bộ, nhân viên mạng lưới gồm 01 văn phòng đại diện, 01 sở giao dịch, 01 trung tâm thẻ và gần 160 chi nhánh, phòng giao dịch tại các vùng kinh tế trọng điểm khắp cả nước thừ thị xã Móng Cái đến huyện đảo Phú Quốc. Trong 5 năm gần đây, Ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL đã có bước phát triển đột phá, hoàn thành vượt mức truớc hạn các mục tiêu chính phủ phê duyệt trong đ ề án tại cơ cấu đến năm 2010 khẳng định được chỗ đứng vững chắc trong hệ thồng Ngân hàng thương mại Việt nam. MHB tự hào là Ngân hàng có tốc độ tăng trưởng nhanh, theo kết quả kiểm toán quốc tế, MHB là Ngân hàng an toàn hàng đầu Việt Nam với tỷ lệ an toàn vốn luôn vượt cấp quốc tế là 8%. 1.1.2.2. Ngân Phat́ Triên ̉ Nhà Đông ̀ Băng ̀ Sông Cửu Long PGD Cang ̀ Long – Trà Vinh. ̀ phat́ triên̉ nhà ĐBSCL – Chi nhanh - Ngân hang ́ câṕ 2 Cang ̀ Long được thanh ̀ lâp̣ theo quyêt́ đinh ̣ số 41/2003/QĐNHN – HĐQT ngaỳ 16/06/2003 và đêń ngaỳ 07/06/2007 ́ câṕ 2 Cang Chi nhanh ̀ Long được đôỉ tên thanh ̀ phong ̀ Giao Dich ̣ Cang ̀ Long được thanh ̀ ̣ theo quyêt́ đinh lâp ̣ số 127A.17/QĐ – NHN – QLCCN & PTML ngaỳ 07/06/2007 cuả tổng ́ Đôć Ngân hang Giam ̀ phat́ triên̉ nhà ĐBSCL. Có nhiêm ̣ vụ đâù tư, xây dựng và phat́ triên̉ GVHD: Ths. Nguyễn Hữu Thanh Tùng 7 SVTH: Bùi Thị Ngọc Trân
- nhà ở, taọ điêù kiêṇ cho nhân dân an cư lac̣ nghiêp, ̣ goṕ phâǹ thuć đâỷ chương trinh ̀ công nghiêp̣ hoá nông nghiêp̣ nông thôn huyêṇ Cang ̀ Long. ̀ phat́ triên̉ nhà ĐBSCL phong - Ngân hang ̀ giao dich ̣ Cang ̀ Long là đơn vị phụ ̣ hoaṭ đông thuôc, ̣ theo điêù lệ về tổ chức, theo quy chế và tổ chức hoaṭ đông ̣ cuả phong ̀ ̣ do Hôị Đông giao dich ̀ Quan̉ Trị ban hanh ̀ theo phân câṕ uỷ quyêǹ cuả Tông ̉ Giam ́ Đôć ̀ phat́ triên Ngân hang ̉ nhà ĐBSCL. ̀ phat́ triên̉ nhà ĐBSCL phong - Ngân hang ̀ giao dich ̣ Cang ̀ Long là đaị diêṇ phaṕ nhân hoaṭ toań kinh tế phụ thuôc, ̣ có con dâu,co ́ ́ bang ̉ cân đôí kế toan, ́ trụ sở đăṭ taị Quốc lộ 53, khóm 2, Thị trấn Cang ̀ Long, huyện Càng Long, Trà Vinh. 1.1.3. Cơ cấu tổ chức các phòng ban 1.1.3.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC BỘ PHẬN NGHIỆP BỘ PHẬN KẾ TOÁN, VỤ KINH DOANH NGÂN QUỸ Hình 1.2: Cơ cấu tổ chức các phòng ban Ngân hàng MHB Càng Long 1.1.3.2. Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban • Giám Đốc: GVHD: Ths. Nguyễn Hữu Thanh Tùng 8 SVTH: Bùi Thị Ngọc Trân
- Là người có nhiệm vụ điều hành mọi hoạt động của ngân hàng, trực tiếp chỉ đạo phòng kế toán – ngân quỹ, đề xuất các vấn đề có liên quan đến việc tổ chức bổ nhiệm và mễn nhiệm, khen thưởng hoặc kỷ luật cán bộ, công nhân viên. • Phó Giám Đốc: Có nhiệm vụ hổ trợ cùng Giám đốc trong các nghiệp vụ, giám sát tình hình hoạt động của các phòng trực thuộc đơn vị, đôn đốc thực hiện đúng quy chế đã đề ra, điều hành trực tiếp phòng nghiệp vụ kinh doanh, tổ chức hành chính và các công việc khác do Giám đốc phân công. • Bộ phận nghiệp vụ kinh doanh: Với chức năng tổng hợp và cân đối nguồn vốn, vạch ra kế hoạch cho hoạt động tín dụng. Có nhiệm vụ giao dịch trực tiếp với khách hàng. Kiểm tra giám sát các hồ sơ thủ tục vay vốn, các điều kiện vay vốn… trình lên ban Giám đốc kí các hợp đồng tín dụng. Trực tiếp kiểm tra giám sát quá trình sử dụng vốn của khách hàng, kiểm tra tài sản bảo đảm nợ vay theo dõi việc thu lãi và thu nợ. Có nhiệm vụ cập nhật các thông tin, thông báo từ Trung Ương, theo dõi tình hình cân đối giữa nguồn vốn và sử dụng vốn, những nhu cầu cần thiết từ đó trình lên ban Giám đốc có kế hoạch cụ thể. • Bộ phận kế toán, ngân quỹ: Có nhiệm vụ thường xuyên hướng dẫn, kiểm tra các nghiệp vụ về kế toán tài chính, kịp thời chấn chỉnh những sai sót trong hoạch toán kế toán. Thực hiện các nghiệp vụ có liên quan đến quá trình thanh toán thu – chi theo yêu cầu của khách hàng, thực hiện mở tài khoảng cho khách hàng, kế toán các khoảng thu – chi trong ngày để lập lượng vốn hoạt động của ngân hàng. Thường xuyên theo dõi các tài khoảng giao dịch với khách hàng, kiểm tra các chứng từ khi có phát sinh, có nhiệm vụ thông báo thu nợ - thu lãi của khách hàng, thu thập tổng hợp các số liệu phát sinh lên bảng cân đối nghiệp vụ và sử dụng vốn để trình lên Ban Giám Đốc. 1.2. Kết quả hoạt động của ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL Phòng Giao Dịch Cang ̀ Long qua 3 năm 2008-2010. Trong hoạt động của tất cả các lĩnh vực, hoạt động sản xuất kinh doanh nào thì lợi nhuận luôn là mục tiêu cuối cùng cần phải đạt được. Lợi nhuận là một chỉ tiêu tổng GVHD: Ths. Nguyễn Hữu Thanh Tùng 9 SVTH: Bùi Thị Ngọc Trân
- hợp để đánh giá chất lượng kinh doanh của các ngân hàng thương mại. Trong kinh doanh tiền tệ, các ngân hàng thương mại một mặt phải thỏa mãn những yêu cầu về lợi nhuận do ngân hàng đặt ra, một mặt họ phải đối phó với những quy định chính sách của Ngân hàng Nhà Nước về tiền tệ ngân hàng…. Ở các ngân hàng thương mại cũng không ngoại lệ và đây cũng là mục tiêu tất yếu cần vươn tới và đạt đ ược c ủa Ngân hàng MHB PGD Càng Long nói riêng. Các Ngân hàng luôn đặt ra vấn đề làm thế nào đạt được lợi nhuận cao nhất nhưng mức độ rủi ro thấp nhất mà vẫn chấp hành theo chính sách quy định của Nhà Nước và thực hiện kế hoạch kinh doanh của ngân hàng mình. Trong 3 năm qua kết quả kinh doanh của Ngân hàng được thể hiện qua bảng số li ệu sau: Bảng 1.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng MHB – Càng Long qua 3 năm hoạt động ( Đơn vị tính: triệu đồng ) So sánh 2009/2008 2010/2009 Chỉ tiêu Năm Năm Năm Tuyệt Tương Tuyệt Tương 2008 2009 2010 đối đối (%) đối đối (%) Doanh 19.206 14.950 18.914 -4.256 -22,2 3.964 26,5 thu Chi phí 16.937 11.933 16.187 -5.004 -29,5 4.254 35,6 Lợi 2.269 3.017 2.727 748 33,0 -290 -9,6 nhuận (Nguồn: phòng nghiệp vụ kinh doanh Ngân hàng MHB PGD Càng Long) GVHD: Ths. Nguyễn Hữu Thanh Tùng 10 SVTH: Bùi Thị Ngọc Trân
- Biểu đồ 1.1.: Biểu đồ thể hiện kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng MHB Càng Long qua 03 năm. Từ bảng số liệu ta thấy kết quả hoạt động của Ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL Phòng Giao Dịch Càng Long qua ba năm như sau: * Doanh thu: Qua bảng báo cáo kết quả hoạt động của ngân hàng qua 3 năm từ năm 2008, 2009, 2010, ta thấy doanh thu có sự tăng, giảm. Cụ thể, năm 2008 là 19.206 triệu đồng đến năm 2009 con số này là 14.950 triệu đồng, giảm 22,2% so với năm trước. Doanh thu năm 2009 tăng trưởng không cao là do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008 đã tác động đến nền kinh tế Việt Nam năm 2009 trên tất cả các lĩnh vực kinh doanh và ngành ngân hàng cũng không ngoại lệ. Và đến năm 2010 tình hình kinh tế Việt Nam khả quan hơn tốc độ tăng trưởng ước đạt 6,7% so với cùng kỳ năm 2009(4,6%). Ngân hàng MHB ngay từ đầu năm 2010 đã tập trung tăng trưởng vốn trên thị trường 1(thị trường tiết kiệm huy động từ dân cư), đây được coi là nhiệm vụ then chốt của ngân hàng. Tuy nhiên trong 2 tháng đầu năm 2010 ngân hàng còn gặp khá nhiều khó khăn, nhưng ban lãnh đạo và toàn bộ nhân viên trong ngân hàng MHB đã nổ lực hoạt động, tạo sự đổi mới tư duy trong kinh doanh, quán triệt tư tưởng “hoạt động theo nguyên tắc thị trường” trong toàn hệ thống để vượt qua những khó khăn, thách thức. Đến cuối năm 2010 tổng doanh thu đã tăng hơn so với năm 2009, c ụ thể là doanh thu 2010 là 18.914 triệu đồng, tăng 26,5% so với năm 2009 là 14.950 triệu đồng. GVHD: Ths. Nguyễn Hữu Thanh Tùng 11 SVTH: Bùi Thị Ngọc Trân
- * Chi phí: Cũng như các loại hình kinh tế khác, để có được doanh thu thì ngân hàng cũng bỏ ra một khoảng chi phí nhất định. Nhưng qua bảng số liệu trên cho thấy chi phí hoạt động của ngân hàng qua 3 năm cũng có sự thay đổi. Cụ thể, năm 2008 tổng chi phí hoạt động là 16.937 triệu đồng, năm 2009 chi phí là 11.933 triệu đồng giảm 29,5%. Năm 2008 chi phí cao là do ngân hàng tăng lãi suất tiền gửi cho nên phải tăng lãi suất cho vay, từ đó đã khiến cho ít khách hàng đến vay và trong công tác cho vay của ngân hàng thì còn dè dặt nên dẫn đến tiền không được mang ra sử dụng nên trở thành khoảng tiền vô ích do vậy làm tăng chi phí của ngân hàng… Tuy nhiên đến năm 2009 chi phí ngân hàng đã giảm. Bước sang năm 2010 do khá nhiều biến động “nóng- lạnh” của lãi suất, tỷ giá, giá vàng… và sự gia tăng của lạm phát đã ảnh hưởng đến nền kinh tế Việt Nam nói chung và ngành tài chính nói riêng. Điều đó gây không ít khó khăn đ ến vi ệc huy đ ộng vốn từ nền kinh tế của ngân hàng, sự cạnh tranh lãi suất của các ngân hàng, đua nhau khuyến mãi để thu hút vốn nên đã gây khó khăn cho ngân hàng do đó làm cho chi phí 2010 tăng 35,6% (16.187 triệu đồng) so với năm 2009 là 11.933 triệu đồng. * Lợi nhuận: lợi nhuận là phần thu nhập còn lại sau khi đã trừ các khoản chi phí. Đây là chỉ tiêu tổng hợp đánh giá chất lượng kinh doanh của một ngân hàng. Lợi nhuận của ngân hàng 2008 là 2.269 triệu đồng, đến 2009 là 3.017 triệu đồng tăng 33% so với năm 2008. Mặt dù doanh thu năm 2009 giảm 22,2% so v ới năm 2008 nhưng chi phí năm 2008 cao hơn so với 2009. Điều đó cho thấy ngân hàng đã có sự điều hòa chi phí rất tốt trong năm 2009. Bên cạnh đó ngân hàng cũng đẩy mạnh các hoạt động và phát triển các sản phẩm, dịch vụ góp phần làm gia tăng l ợi nhuận c ủa ngân hàng. Song năm 2010 ngân hàng lại gặp phải khó khăn trong hoạt đ ộng: các nghiệp vụ kinh doanh của ngân hàng phần nào bị thu hẹp, khả năng tăng trưởng mạng l ưới hoạt đ ộng bị giới hạn trong khi các loại rủi ro điều tăng. Bên cạnh đó với tỷ lệ lãi biên chật hẹp, tăng trưởng tín dụng cũng gặp khó khăn khi diễn biến chung chậm chạp kéo dài từ đầu năm, vì thế mà làm cho lợi nhuận của ngân hàng đạt 2.727 triệu đ ồng vào năm 2010 giảm 290 triệu đồng, tương đương giảm 9,6% so với năm 2009. GVHD: Ths. Nguyễn Hữu Thanh Tùng 12 SVTH: Bùi Thị Ngọc Trân
- 1.3 Thuận lợi và khó khăn. Thuận lợi Mặt dù là một phòng giao dịch của huyện, có thời gian hoạt động chưa lâu nhưng đã tạo được lòng tin đối với khách hàng, tạo được chổ đứng tương đối vững chắc, có mối quan hệ chặt chẽ đối với khách hàng. Thêm vào đó đội ngủ cán bộ c ủa ngân hàng có nhiều năm kinh nghiệm thực tiễn, nghiệp vụ được nâng cao, yêu nghề sống gắn bó với khách hàng Khó khăn Cơ chế chính sách lãi suất tăng liên tục những tháng đầu năm 2008, một số đ ối tượng tạm ngưng đầu tư, giá cả nguyên – nhiên liệu đầu vào tăng cao nhưng giá thành sản phẩm giảm dẫn đến lợi nhuận của người sản xuất kinh doanh đạt thấp, khả năng trả nợ suy giảm. Nguồn vốn huy động vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn cho vay, đặc biệt không có nguồn vốn rẻ từ Kho bạc nhà nước và các tổ chức chính trị xã hội, bảo hiểm. Từ đó chênh lệch lãi suất đầu vào – đầu ra thấp, ảnh hưởng đến thu nhập của đơn vị. Hoạt động trong môi trường cạnh tranh cao nhưng thông tin, tiếp thị còn nhiều hạn chế, yếu kém. Thể hiện sự tìm kiếm khách hàng mới là hết sức hạn hữu, chủ yếu sử dụng khách hàng cũ để nâng dư nợ. Sử dụng công cụ, cơ chế không linh hoạt, làm việc còn sợ trách nhiệm. GVHD: Ths. Nguyễn Hữu Thanh Tùng 13 SVTH: Bùi Thị Ngọc Trân
- CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG PHÒNG GIAO DỊCH CÀNG LONG 2.1 Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn qua 3 năm: 2008-2010. 2.1.1 Phân tích doanh số cho vay ngắn hạn. Nền kinh tế tỉnh Trà Vinh trong những năm qua gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt do biến động nền kinh tế thế giới đã ảnh hưởng mạnh đến nền kinh tế Việt Nam cũng như tỉnh Trà Vinh trong đó có huyện Càng Long. Đặc điểm kinh của huyện Càng Long là có nền nông nghiệp truyền thống và đa số người dân sống bằng nghề nông, chăn nuôi gia súc, thủy sản,… nhưng trong khi đó giá các mặt hàng lương thực, nông sản và thủy sản không ổn định ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập và đời sống của người dân. Bệnh dịch gia súc, gia cầm xảy ra trên diện rộng và kéo dài, giá cả một số mặt hàng thiết yếu phục vụ sản xuất và đời sống như xăng dầu,thép,phân bón, thức ăn chăn nuôi,… tiếp tục tăng cao. Tuy nhiên, với sự phấn đấu của toàn thể cán bộ trong ngân hàng đã nổ lực thực hiện công tác tín dụng ngày càng phát triển góp phần vào sự phát triển kinh tế đ ịa phương. Ngân hàng muốn tồn tại và phát triển thì việc tạo lập nguồn vốn là vấn đề quan trọng hàng đầu, Ngân hàng huy động vốn để cho vay từ đó tạo ra lợi nhuận, hoàn trả lãi vay và gốc cho khách hàng đồng thời bù đắp chi phí kinh doanh. Hoạt động cho vay không những có ý nghĩa đối với bản thân Ngân hàng mà đối với toàn bộ hoạt động của nền kinh tế vì nó bổ sung nhu cầu vốn cho các thành phần kinh tế phát triển sản xuất. Hiện nay Ngân hàng đã chủ động đa dạng hóa các hình thức cho vay như: Cho vay theo thành phần kinh tế, cho vay theo ngành… 2.1.1.2 Doanh số cho vay ngắn hạn theo ngành kinh tế Ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL Phòng Giao Dịch Càng Long đã phân đối tượng cho vay bao gồm các lĩnh vực: cho vay phát triển nông nghiệp, thương mại dịch vụ, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và một số ngành khác. Đã làm cho doanh số cho vay năm sau cao hơn năm trước được thể hiện qua bảng số liệu sau: GVHD: Ths. Nguyễn Hữu Thanh Tùng 14 SVTH: Bùi Thị Ngọc Trân
- Bảng 2.1:Doanh số cho vay ngắn hạn theo ngành kinh tế ĐVT: triệu đồng Chênh lệch Chênh lệch Năm 2009/2008 2010/2009 Chỉ tiêu Tốc Tốc độ Tuyệt Tuyệt độ 2008 2009 2010 tăng đối đối tăng (%) (%) 1.Nông – Ngư 70.046 46.672 45.012 -23.374 -33,4 -1.660 -3,6 nghiệp 2..CN, XD- tiểu 22.883 34.450 34.537 11.567 50,5 0,087 0,3 thủ CN - 3 TM - dịch vụ 16.245 21.073 23.293 4.828 29,7 2.220 -10,5 Tổng 109.174 102.195 102.842 -6.979 46,8 647 7,2 cộng (Nguồn: phòng nghiệp vụ kinh doanh Ngân hàng MHB PGD Càng Long.) Biểu đồ 2.1: Doanh số cho vay ngắn hạn theo ngành kinh tế của ngân hàng MHB PGD Càng Long. GVHD: Ths. Nguyễn Hữu Thanh Tùng 15 SVTH: Bùi Thị Ngọc Trân
- * Đối với Nông – Ngư nghiệp Huyện Càng Long là huyện có nền nông nghiệp truyền thống. Trong cơ cấu kinh tế của huyện thì ngành nông nghiệp chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng cơ cấu các ngành. Tuy nhiên với xu hướng chuyển dịch kinh tế theo hướng tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp, thương nghiệp, dịch vụ và xây dựng nên nguồn vốn vay nông nghiệp có hiện tượng giảm cụ thể là: doanh số cho vay trong lĩnh vực nông nghiệp năm 2009 giảm 23.734 triệu đồng, ứng với tốc độ giảm là 33,4% so với năm 2008. Và năm 2010 số tiền giảm tương ứng là 1.660 triệu đồng, ứng với tốc độ giảm 3,6% so với năm 2009. Nguyên nhân là do giá cả một số mặt hàng trong năm 2008 bắt đầu tăng trong đó phải kể đến mặt hàng lương thực, thực phẩm tăng cao nhất (tăng 10,8%) đã kích thích người nông dân sản suất, do đó giá mặt hàng nông nghiệp tăng theo nhu c ầu vay v ốn của người dân tăng lên. Nhưng đến năm 2009 do giá gạo sụt giảm nên cho vay ngành này bị sụt giảm nghiêm trọng. * Đối với Công nghiệp, Xây dựng – Tiểu thủ công nghiệp Trong lĩnh vực công nghiệp, xây dựng - tiểu thủ công nghi ệp doanh s ố cho vay của ngân hàng có sự thay đổi, tăng dần theo các năm : Năm 2008 là 22.883 tri ệu đ ồng, năm 2009 là 34.450 triệu đồng và năm 2010 là 34.537 triệu đồng, nguyên nhân là do cùng với công nghiệp hóa của đất nước nền công nghiệp của huyện cũng đang trong giai đoạn phát triển (chứng minh là đang quy hoạch cụm công nghiệp Cổ Chiên thuộc ấp Tân Trung – xã Đại Phước, dự án xây dựng cầu Cổ Chiên….), thu hút đ ược s ự đ ầu t ư của các nhà đầu tư trong nước * Đối với Thương mại, dịch vụ Theo thống kê tình hình phát triển kinh tế - xã hội huyện Càng Long năm 3 năm 2008, 2009, 2010 ngành thương mại dịch vụ có tỷ lệ tăng trưởng cao hơn so v ới các năm qua cả về số lượng cơ sở thành lập ,kinh tế phát triển nhanh, tạo điều kiện cho ngành thương mại dịch vụ phát triển từ đó nhu cầu vay vốn kinh doanh trong lĩnh v ực này tăng theo: năm 2008 từ 16.245 triệu đồng lên 21. 073 triệu đồng năm 2009 tốc độ tăng 29,7%, đến năm 2010 lại tiếp tục tăng lên 23.293 triệu đồng so với năm 2009, ứng với tốc độ tăng 10,5%. GVHD: Ths. Nguyễn Hữu Thanh Tùng 16 SVTH: Bùi Thị Ngọc Trân
- 2.1.1.2 Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế. Khách hàng vay vốn của ngân hàng thuộc mọi thành phần kinh tế khác nhau. Việc nghiên cứu doanh số cho vay theo thành phần kinh tế sẽ giúp cho ngân hàng hi ểu được đặc điểm từng nhóm khách hàng cụ thể, xác định khách hàng mục tiêu, cũng như khách hàng tiềm năng để phát triển. Mặt dù, phòng giao dịch mở rộng quan hệ cho vay đối với mọi thành phần kinh tế, nhưng trong 3 năm qua doanh số cho vay đối với khách hàng cá thể, hộ gia đình vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong doanh số cho vay. Điều này là tất yếu, bởi Càng Long là huyện mà người dân sống chủ yếu bằng nghề nông nghiệp, buôn bán nhỏ lẻ, thành phần doanh nghiệp (DNTN) và công ty trách nhiệm hữu hạn(Cty TNHH) chiếm tỷ trọng nhỏ hơn so với thành phần cá thể, hộ gia đình. Bảng 2.2: Doanh số cho vay ngắn hạn theo thành phần kinh tế. ĐVT:Triệu đồng Chênh lệch Chênh lệch Năm Chỉ 2009/2008 2010/2009 tiêu Tuyệt Tốc độ Tuyệt Tốc độ 2008 2009 2010 đối tăng(%) đối tăng(%) 1.DNTN và Cty 2.511 4.584 5.451 2.073 82,6 867 18,9 TNHH 2. Cá thể 106.663 97.611 97.391 -9.052 -8,5 -220 - 0,2 và hộ GĐ Tổng 109.174 102.195 102.842 -6.979 74,1 -647 18,7 (Nguồn: phòng nghiệp vụ kinh doanh Ngân hàng MHB PGD Càng Long) GVHD: Ths. Nguyễn Hữu Thanh Tùng 17 SVTH: Bùi Thị Ngọc Trân
- Đồ thị 2.2: Doanh số cho vay ngắn hạn theo thành phần kinh tế ngân hàng MHB- Càng Long ∗ Đối với DNTN & Cty TNHH: Đối với doanh nghiệp tư nhân - công ty trách nhiệm hữu hạn đây là loại hình khá phổ biến doanh số cho vay qua các năm đều tăng cho thấy hoạt động kinh doanh của địa bàn huyện ngày càng mở rộng. Cụ thể năm 2008 là 2.511 triệu đồng sang năm 2009 con số đó là 4.584 triệu đồng tăng 82,6% và đến năm 2010 con số này tăng lên 5.451 triệu đồng, là do ngân hàng luôn bám sát mục tiêu phát triển kinh tế và định hướng chuyển đổi của huyện mở rộng quan hệ tín dụng với các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh. Qua đó cho thấy ngân hàng luôn mở rộng hoạt động cho vay hỗ trợ các doanh nghiệp hoạt động phát triển, mở rộng quy mô sản xuất. ∗ Đối với cá thể, hộ gia đình: Đặc điểm kinh tế của huyện Càng Long chủ yếu là hoạt động trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Vì vậy, đa số người dân đến vay là để phục vụ cho nhu cầu sản xuất kinh tế của hộ.(chẳn hạn như:mua máy móc,phân bón, thức ăn,…), ngoài ra còn một phần vay phục vụ cho tiêu dùng chủ yếu là xây dựng và sửa chữa nhà cửa. Cá thể, hộ gia đình chiếm tỷ trọng cao trong doanh số cho vay các thành phần kinh tế. Do một lượng lớn các khách hàng đều là khách hàng truyền thống của ngân hàng, nhưng doanh số cho vay cá thể, hộ gia đình có hiện tượng giảm qua các năm. Nguyên nhân do thời gian này ngân hàng cho vay có chọn lọc tăng mức đầu tư cho doanh GVHD: Ths. Nguyễn Hữu Thanh Tùng 18 SVTH: Bùi Thị Ngọc Trân
- nghiệp và cắt giảm bớt các hộ gia đình vay những món nhỏ, phần lớn các cá nhân hộ gia đình vay những món nhỏ phát sinh ở nhiều địa bàn nhưng số lượng cán bộ tín dụng của ngân hàng còn thiếu, địa bàn quản lý rộng, chi phí phát sinh cao nên hiệu quả bị giảm sút. 2.1.2. phân tích tình hình dư nợ ngắn hạn Dư nợ cho vay phản ánh mức đầu tư vốn và liên quan trực tiếp đ ến việc tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng. Bên cạnh việc cho vay các hình thức bảo lãnh, nhận cầm c ố các chứng từ có giá cũng làm dư nợ tăng lên, tuy nhiên Ngân hàng hoạt động trên địa bàn huyện nên hình thức đầu tư bị giới hạn vì vậy dư nợ của ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL Phòng Giao Dịch Càng Long tăng chủ yếu là từ việc cho vay tăng qua các năm. 2.1.2.1 Dư nợ ngắn hạn theo ngành kinh tế. Bảng 2.3: Dư nợ ngắn hạn theo ngành kinh tế. ĐVT:triệu đồng Chênh lệch Chênh lệch Năm 2009/2008 2010/2009 Chỉ tiêu Tốc Tốc Tuyệt độ Tuyệt độ 2008 2009 2010 đối tăng đối tăng (%) (%) 1.Nông – Ngư 39.307 25.759 21.920 -13.548 -34,5 - 3.839 - 14,9 nghiệp 2. TM- dịch 4.640 5.964 6.308 1.324 28,5 344 5,8 vụ 3.CN, XD - tiểu thủ CN 22.486 32.675 42.134 10,189 45,3 9.459 28,9 Tổng cộng 82.042 95.249 85.613 13.207 16,10 - 9.636 - 10,12 (Nguồn: phòng nghiệp vụ kinh doanh Ngân hàng MHB PGD Càng Long) GVHD: Ths. Nguyễn Hữu Thanh Tùng 19 SVTH: Bùi Thị Ngọc Trân
- Đồ thị 2.3: Dư nợ ngắn hạn theo ngành kinh tế ngân hàng MHB – PGD Càng Long Đối với Nông– Ngư nghiệp: Do huyện Càng Long có xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng dần tỷ trọng ngành thương nghiệp, công nghiệp, dịch vụ và xây dựng cùng với điều kiện sản xuất nông nghiệp trong những năm qua còn gặp nhiều khó khăn, nên nguồn vốn vay nông nghiệp giảm kéo theo chỉ số dư nợ của ngành nông nghiệp cũng giảm qua các năm. Cụ thể, vào đầu năm 2008 chỉ số này là 39.307 triệu đồng nhưng đến năm 2009 chỉ còn 25.759 triệu đồng( giảm 34,5%). Song đến năm 2010 chỉ số này lại tiếp tục giảm xuống 21.920 triệu đồng, giảm khoảng 14,9% so với năm 2009. Đối với thương mại dịch vụ: Hoạt động thương mại dịch vụ của huyện được đầu tư và ngày càng phát triển tốt vì thế dư nợ trong lĩnh vực này cũng tăng. Năm 2009 dư nợ của ngành tăng từ 4.640 triệu đồng (năm 2008) lên 5.964 triệu đồng, tăng khoảng 28,5% so với năm 2008. Không ngừng lại ở đó dư nợ của ngân hàng lại tiếp tục tăng lên trong năm 2010, tổng số dư nợ đạt được là 6.308 triệu đồng, tăng hơn so với năm 2009 là 5,8%. Đối với CN, XD – TTCN: Ngành CN, XD – TTCN là ngành mà được huyện quan tâm đến, và được nhiều chính sách của nhà nước khuyến khích phát triển. vì thế mà ngành CN, XD – TTCN gặp GVHD: Ths. Nguyễn Hữu Thanh Tùng 20 SVTH: Bùi Thị Ngọc Trân
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn: Thực trạng hoạt động cho vay sản xuất kinh doanh dành cho khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu – phòng giao dịch Lê Quang Định
41 p | 441 | 113
-
Luận văn: Thực trạng hoạt động xuất khẩu và một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng may mặc tại công ty cổ phần may Lê Trực
88 p | 396 | 101
-
Luận văn: Thực trạng hoạt động và một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh ở Công ty Thiết bị đo điện Hà Nội
36 p | 319 | 98
-
Luận văn: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG GIA CÔNG XUẤT KHẨU HÀNG MAY MẶC TẠI CÔNG TY MAY CHIẾN THẮNG.
44 p | 296 | 69
-
Luận văn: Thực trạng hoạt động kinh doanh và một số biện pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty bánh kẹo Hải Châu
61 p | 257 | 68
-
Luận văn" Thực trạng hoạt động đầu tư nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty Cao su Sao vàng "
105 p | 181 | 54
-
Luận văn: Thực trạng hoạt động, sản xuất kinh doanh của Công ty kinh doanh nước sạch Hà nội
35 p | 224 | 52
-
LUẬN VĂN: Thực trạng hoạt động môi giới ở công ty Chung Khoan Bảo Việt
51 p | 229 | 51
-
LUẬN VĂN: Thực trạng hoạt động tín dụng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại NHNo&PTNT chi nhánh Thăng Long
63 p | 177 | 44
-
Luận văn: Thực trạng hoạt động đầu tư và một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực quản lý Nhà nước đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài trong lĩnh vực Dệt- may
89 p | 129 | 22
-
Luận văn: Thực trạng hoạt động và nghiên cứu một số biện pháp nhằm thúc đẩy hoạt động tiêu thụ sản phẩm ở Xí nghiệp kính Long Giang
57 p | 151 | 20
-
LUẬN VĂN: Thực trạng hoạt động đầu tư nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty Cao su Sao vàng
95 p | 108 | 19
-
Luận văn: Thực trạng hoạt động đầu tư và một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh của Công ty Cao su Sao vàng trong những năm tiếp theo
106 p | 110 | 18
-
Luận văn: Thực trạng hoạt động Phương hướng và giải pháp góp phần thúc đẩy hoạt động xuất khẩu ở Tổng công ty cà phê Việt nam
39 p | 155 | 18
-
Luận văn: Thực trạng hoạt động nhập khẩu thiết bị toàn bộ ở Việt Nam.
18 p | 149 | 18
-
LUẬN VĂN:Thực trạng hoạt động trong lĩnh vực đầu tư của Công ty Vinaconex
43 p | 127 | 14
-
Luận văn: Thực trạng hoạt động kinh doanh dịch vụ tại NHCT-CN
71 p | 119 | 12
-
Luận văn: Thực trạng hoạt động và một số biện pháp thúc đẩy hoạt động Xuất khẩu ở Công ty XNK Hà Tây
62 p | 86 | 10
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn