Luận văn: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM PHÁT TRIỂN ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG CÁC DOANH NGHIỆP NÔNG LÂM NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN
lượt xem 101
download
Trong bối cảnh công nghệ thông tin đang phát triển như vũ bão trên toàn thế giới; từng ngày làm thay đổi và tác động mạnh vào mọi lĩnh vực đời sống, kinh tế - xã hội của con người và đang giữ một vai trò hết sức quan trọng cho sự tăng trưởng của nền kinh tế toàn cầu thì các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức của Việt Nam mới chỉ đứng ở ngưỡng cửa của công nghệ thông tin. Nói thế có nghĩa phần lớn các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức của ta chưa sử dụng công nghệ thông tin một cách...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM PHÁT TRIỂN ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG CÁC DOANH NGHIỆP NÔNG LÂM NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH NGUYỄN THÀNH CHUNG THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM PHÁT TRIỂN ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG CÁC DOANH NGHIỆP NÔNG LÂM NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ Thái Nguyên, năm 2007 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH NGUYỄN THÀNH CHUNG THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM PHÁT TRIỂN ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG CÁC DOANH NGHIỆP NÔNG LÂM NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp Mã số: 60.31.10 LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: T.S Nguyễn Thị Minh Thọ Thái Nguyên, năm 2007 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- i Lời cam đoan Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là hoàn toàn trung thực, và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Mọi sự giúp đỡ cho việc hoàn thành luận văn đều đã được cám ơn. Các thông tin, tài liệu trình bày trong luận văn đã được ghi rõ nguồn gốc. TÁC GIẢ LUẬN VĂN Nguyễn Thành Chung Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- ii Lời cảm ơn Trong quá trình học tập và thực hiện đề tài, tôi đã nhận được sự giúp đỡ quý báu của tập thể và các cá nhân. Trước hết tôi xin chân thành c ám ơn các giảng viên khoa Kinh tế, khoa Sau Đại học trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh Thái Nguyên, đặc biệt là sự hướng dẫn của Tiến sỹ Bùi Đình Hòa và Tiến sỹ Nguyễn Thị Minh Thọ trong suốt thời gian thực hiện đề tài. Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ và tạo điều kiện của các đồng chí lãnh đạo và chuyên viên sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn; sở Kế hoạch và Đầu tư; Phòng Tài chính – Kế hoạch 9 huyện, thành tỉnh Thái Nguyên. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Trung tâm Hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Thái Nguyên; Hội Doanh nghiệp vừa và nhỏ tỉnh Thái Nguyên; Hội Doanh nghiệp trẻ tỉnh Thái Nguyên, các quý Ông, Bà lãnh đạo các doanh nghiệp nông lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đã tạo điều kiện, góp ý và giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài này. Xin chân thành cảm ơn các đồng chí lãnh đạo sở Tài chính, lãnh đạo các phòng, ban trong sở cùng các đồng nghiệp, bạn bè đã cổ vũ động viên và tạo điều kiện cho tôi trong suốt thời gian học tập và thực hiện Luận văn này. T¸c gi¶ luËn v¨n Nguyễn Thành Chung Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- iii MỤC LỤC Trang Lời cam đoan ................................................................................. i Lời cảm ơn ..................................................................................... ii Mục lục .......................................................................................... iii Danh mục các chữ viết tắt ............................................................. vi Danh mục các bảng ....................................................................... vii Danh mục các hình vẽ, đồ thị ....................................................... viii MỞ ĐẦU............................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài ................................ 1 2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................. 3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................ 3 4. Đóng góp mới của Luận văn .................................................... 4 5. Bố cục của Luận văn ................................................................. 4 Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU VÀ 5 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1.1. Doanh nghiệp 1.1.1. Khái niệm doanh nghiệp .................................................... 5 1.1.2. Khái niệm doanh nghiệp nông lâm nghiệp ....................... 6 1.1.3. Vai trò của các doanh nghiệp nông lâm nghiệp trong nền kinh tế của tỉnh ............................................................................... 7 1.1.4. Phân loại doanh nghiệp nông lâm nghiệp ......................... 10 1.2. Công nghệ thông tin - vai trò và các ứng dụng trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp ....................................... 13 1.2.1. Khái niệm công nghệ thông tin .......................................... 13 1.2.2. Vị trí, vai trò của công nghệ thông tin ............................... 14 1.2.3. Các ứng dụng của công nghệ thông tin trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp ................................. 16 1.2.4. Những lợi ích của công nghệ thông tin trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp ................................. 19 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- iv 1.3. Tình hình ứng dụng công nghệ thông tin trên thế giới ........ 22 1.3.1. Hiện trạng phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin trên thế giới ................................................................................... 22 1.3.2. Kinh nghiệm của Mỹ ......................................................... 22 1.3.3. Kinh nghiệm của Nhật Bản ............................................... 25 1.3.4. Kinh nghiệm của Sinhgapore ............................................ 25 1.3.5. Kinh nghiệm của Trung Quốc ........................................... 27 1.4. Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp ở Việt Nam ........................... 28 1.4.1. Thực trạng 28 1.4.2. Hiệu quả ứng dụng CNTT của các doanh nghiệp 30 1.5. Phương pháp nghiên cứu ...................................................... 33 1.5.1. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................ 33 1.5.2. Các phương pháp nghiên cứu ........................................... 33 1.5.3. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá và phương pháp phân tích ..... 34 Chƣơng 2: THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG CÁC DOANH NGHIỆP NÔNG 37 LÂM NGHIỆP TỈNH THÁI NGUYÊN 2.1. Đặc điểm Tự nhiên - Kinh tế - Xã hội của tỉnh Thái Nguyên .................................................................................. 37 2.2. Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp Nông Lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh ................................. 38 2.2.1. Tình hình lao động và trình độ lao động ........................... 38 2.2.2. Tình hình thu nhập bình quân của người lao động ........... 41 2.2.3. Đánh giá về hiệu quả kinh tế các loại hình doanh nghiệp nông lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên ........................ 42 2.3. Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong các doanh nghiệp Nông Lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên .......... 47 2.3.1. Cơ sở vật chất về công nghệ thông tin ............................... 47 2.3.2. Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý doanh nghiệp ............................................................................................ 50 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- v 2.3.3. Ứng dụng công nghệ thông tin trong sản xuất ................. 53 2.3.4. Internet và ứng dụng trong thương mại ............................ 53 2.3.5. Đánh giá chung việc ứng dụng công nghệ thông tin trong các doanh nghiệp nông lâm nghiệp tỉnh Thái Nguyên................. 54 2.3.6. Thực trạng về các chính sách của Nhà nước ảnh hưởng đến ứng dụng công nghệ thông tin của các doanh nghiệp nông 57 lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên 2.3.7. Đánh giá hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nông lâm nghiệp 58 tỉnh Thái Nguyên 2.3.8 Nguyên nhân của việc ứng dụng công nghệ thông tin còn hạn chế trong các doanh nghiệp nông lâm nghiệp tỉnh Thái 60 Nguyên Chƣơng 3: CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM PHÁT TRIỂN ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG 62 CÁC DOANH NGHIỆP NÔNG LÂM NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN. 3.1. Bối cảnh hiện nay của các doanh nghiệp.............................. 62 3.2. Quan điểm, mục tiêu phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trong doanh nghiệp 3.2.1. Quan điểm phát triển công nghệ thông tin ........................ 64 3.2.2. Mục tiêu tổng quát phát triển công nghệ thông tin ........... 65 3.3. Các giải pháp nhằm phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trong các doanh nghiệp Nông Lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh 66 3.3.1. Các giải pháp của tỉnh ........................................................ 67 3.3.2. Các giải pháp đối với các doanh nghiệp nông lâm nghiệp tỉnh Thái Nguyên .......................................................................... 70 3.3.3. Các giải pháp đối với các doanh nghiệp công nghiệp công nghệ thông tin ....................................................................... 79 KẾT LUẬN ................................................................................... 81 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................... 83 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- vi PHỤ LỤC ...................................................................................... 86 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Ký hiệu Gốc tiếng Anh Nghĩa của từ CAD Computerized Aided Design Thiết kế với sự trợ giúp của máy tính điện tử CAM Computerized Aided Chế tạo với sự trợ giúp của Manufacture máy tính điện tử CIO Chief Information Officer Giám đốc thông tin CSDL Cơ sở dữ liệu CNTT Công nghệ thông tin CNTT&TT Công nghệ thông tin và truyền thông DN Doanh nghiệp MIS Managerment Information Hệ thống thông tin quản lý Systems DSS Decision Support Systems Hệ thống thông tin hỗ trợ ra quyết định ES Expert Systems Các hệ chuyên gia EPR Enterprise Resource Planning Hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp CRM Customor Relationship Hệ thống quản lý quan hệ với Management khách hàng ITU International Telecommunication Liên minh viễn thông quốc tế Union IRS Information Reporting Systems Hệ thống thông tin thông báo LAN Local Area Network Mạng nội bộ NLN Nông lâm nghiệp SCM Supply Chain Management Hệ thống quản lý chuối cung ứng PCS Process Control Systems Hệ thống điều khiển các quá trình PC Personal Computer Máy vi tính TPS Transaction Processing Systems Hệ thống xử lý giao dịch Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- vii DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG LUẬN VĂN Trang Bảng 1.1: Phân loại doanh nghiệp nông lâm nghiệp theo ngành nghề sản xuất kinh doanh năm 2006 ............................ 11 Bảng 1.2: Phân loại doanh nghiệp nông lâm nghiệp tỉnh Thái Nguyên năm 2006 theo hình thức sở hữu vốn ............... 13 Bảng 2.1: Thực trạng trình độ người lao động trong các doanh nghiệp nông lâm nghiệp tỉnh Thái Nguyên năm 2006 .. 39 Bảng 2.2: Số lượng lao động tại các doanh nghiệp nông lâm nghiệp tỉnh Thái Nguyên năm 2006 .............................. 40 Bảng 2.3: Thực trạng thu nhập bình quân của người lao động tại doanh nghiệp nông lâm nghiệp tỉnh Thái Nguyên ........ 41 Bảng 2.4: Hiệu quả kinh tế loại hình doanh nghiệp sản xuất sản phẩm nông lâm nghiệp tỉnh Thái Nguyên ..................... 42 Bảng 2.5: Hiệu quả kinh tế loại hình doanh nghiệp chế biến nông sản trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên................................. 43 Bảng 2.6: Hiệu quả kinh tế loại hình doanh nghiệp kinh doanh thương mại, dịch vụ trong lĩnh vực nông lâm nghiệp ... 45 Bảng 2.7: Hiệu quả kinh tế loại hình doanh nghiệp nông lâm nghiệp khác trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên .................. 46 Bảng 2.8: Cơ sở vật chất cho công nghệ thông tin của các doanh nghiệp nông lâm nghiệp tỉnh Thái Nguyên năm 2006 .. 48 Bảng 2.9: Tình hình đầu tư hạ tầng CNTT trong các doanh nghiệp nông lâm nghiệp tỉnh Thái Nguyên năm 2006 50 Bảng 2.10: Tình hình sử dụng các loại phần mềm ở các doanh nghiệp nông lâm nghiệp tỉnh Thái Nguyên năm 2006 .. 50 Bảng 2.11: Các khó khăn lớn nhất trong việc đầu tư và ứng dụng công nghệ thông tin trong các doanh nghiệp nông lâm 55 nghiệp tỉnh Thái Nguyên năm 2006 ............................. Bảng 2.12: Một số ứng dụng công nghệ thông tin có nhu cầu lớn trong thời gian tới của các doanh nghiệp nông lâm 56 nghiệp tỉnh Thái Nguyên ............................................... Bảng 2.13: Đánh giá hiệu quả ứng dụng CNTT tại các doanh Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- viii nghiệp nông lâm nghiệp tỉnh Thái Nguyên năm 2006 59 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ TRONG LUẬN VĂN Trang Biểu đồ 1.1: Phân loại doanh nghiệp nông lâm nghiệp theo ngành nghề sản xuất kinh doanh năm 2006 ............................ 12 Biểu đồ 1.2: Cơ cấu các loại hình doanh nghiệp nông lâm nghiệp tỉnh Thái Nguyên đến 31/12/2006 ................................ 12 Biểu đồ 2.1: Doanh nghiệp nông lâm nghiệp tỉnh Thái Nguyên đánh giá hiệu quả mà Internet mang lại ........................... 55 Biểu đồ 2.2: Doanh nghiệp nông lâm nghiệp tỉnh Thái Nguyên đánh giá lợi ích do công nghệ thông tin mang lại.......... 59 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài Trong bối cảnh công nghệ thông tin đang phát triển như vũ bão trên toàn thế giới; từng ngày làm thay đổi và tác động mạnh vào mọi lĩnh vực đời sống, kinh tế - xã hội của con người và đang giữ một vai trò hết sức quan trọng cho sự tăng trưởng của nền kinh tế toàn cầu thì các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức của Việt Nam mới chỉ đứng ở ngưỡng cửa của công nghệ thông tin. Nói thế có nghĩa phần lớn các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức của ta chưa sử dụng công nghệ thông tin một cách có hiệu quả trừ những khu vực kinh tế có yêu cầu hội nhập và cạnh tranh cao như ngân hàng, viễn thông, hàng không v.v… việc ứng dụng công nghệ thông tin đã trở thành yếu tố sống còn. Trong nhiều năm qua các doanh nghiệp nông lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đã cơ bản thực hiện tốt vai trò nhiệm vụ của mình, song cũng bộc lộ nhiều tồn tại khó khăn như: năng lực quản lý kinh doanh yếu kém, công nghệ máy móc lạc hậu, chất lượng sản phẩm hạn chế, sức cạnh tranh chưa cao, dẫn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh còn thấp. Điều đó là tất yếu và tự nhiên đối các doanh nghiệp nông lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong điều kiện hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu dựa vào quy trình sản xuất thủ công truyền thống nên đã chi phối hầu hết các quy trình, tác nghiệp quản lý. Các quy trình sản xuất kinh doanh được thực hiện thủ công và vì vậy đã làm ảnh hưởng lớn đến năng suất, chất lượng sản phẩm. Các thông tin quản lý được lưu trữ tách biệt, không thể chia sẻ, khai thác và sử dụng một cách có hiệu quả. Các mối quan hệ (bao gồm cả quan hệ ngang và dọc) trong quá trình quản lý sản xuất đều chưa được liên kết, liên thông một cách chặt chẽ để trao đổi, chia sẻ thông tin nhằm phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 2 Quy trình sản xuất kinh doanh thủ công là một trong những nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nông lâm nghiệp tỉnh như: Doanh thu đạt thấp, chi phí kinh doanh không tương ứng với doanh thu, đặc biệt lãng phí chi phí nhân công, chi phí nguyên vật liệu ... làm cho hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nông lâm nghiệp tỉnh còn thấp… Để phát triển, hội nhập, nâng cao vị thế của mình, các doanh nghiệp nông lâm nghiệp tỉnh phải nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh trên cơ sở cải thiện các bất cập nêu trên. Điều đó có nghĩa phải thay đổi phương thức quản lý sản xuất kinh doanh từ thủ công sang phương thức quản lý hiện đại, chuyên nghiệp hơn. Và ứng dụng công nghệ thông tin là lựa chọn tất yếu để xây dựng quy trình sản xuất kinh doanh hiện đại, chuyên nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Xuất phát từ thực tế đó, tôi đã chọn đề tài: "Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trong các doanh nghiệp Nông Lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên". Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 3 2. Mục đích nghiên cứu: 2.1. Mục đích chung: Đánh giá thực trạng tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình ứng dụng công nghệ thông tin trong các doanh nghiệp nông lâm nghiệp. Thông qua phân tích thấy được những tồn tại, nguyên nhân. Từ đó tìm ra những giải pháp khả thi nhằm phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trong các doanh nghiệp Nông Lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh. 2.2. Mục đích cụ thể: - Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn trong v iệc ứng dụng công nghệ thông tin trong các doanh nghiệp trong giai đoạn hiện nay; - Đánh giá thực trạng tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nông lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. - Đánh giá tình hình ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nông lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. - Đề xuất các giải pháp chủ yếu tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong các doanh nghiệp nông lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu: 3.1. Đối tượng nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu tình hình ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nông lâm nghiệp, đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, bao gồm: - Doanh nghiệp sản xuất sản phẩm nông lâm nghiệp. - Doanh nghiệp kinh doanh thương mại, dịch vụ nông lâm nghiệp. - Doanh nghiệp chế biến nông lâm sản. - Doanh nghiệp khác (xây dựng trong nông lâm nghiệp). 3.2. Phạm vi nghiên cứu: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 4 - Về không gian: Đề tài nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông tin của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông lâm nghiệp, trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Bao gồm 29 doanh nghiệp. - Về thời gian: Phần tổng quan được thu thập từ các tài liệu đã công bố trong khoảng thời gian từ năm 2004-2006. 4. Đóng góp mới của Luận văn - Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn trong việc ứng dụng công nghệ thông tin trong các doanh nghiệp; - Đánh giá thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nông lâm nghiệp; - Đề xuất các giải pháp phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trong các doanh nghiệp nông lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên ; - Khẳng định được vai trò quan trọng của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong doanh nghiệp Nông Lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh; - Thông qua thu thập và phân tích số liệu, luận văn đã đánh giá được thực trạng tình hình ứng dụng công nghệ thông tin của các doanh nghiệp nông lâm nghiệp. Từ đó có thể giúp cho các cấp chính quyền địa phương xây dựng cơ chế, giải pháp khoa học nhằm phát triển doanh nghiệp Nông Lâm nghiệp góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương phát triển. 5. Bố cục: Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài được kết cấu thành 3 chương: Chương 1: Tổng quan tài liệu nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu . Chương 2:Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong các doanh nghiệp Nông Lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái nguyên. Chương 3: Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trong các doanh nghiệp Nông Lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 5 Chƣơng I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1.1. Doanh nghiệp 1.1.1. Khái niệm Doanh nghiệp Hiện nay có nhiều quan niệm khác nhau về doanh nghiệp, nhưng có thể nhận định doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế, được thành lập để thực hiện các hoạt động kinh doanh với mục tiêu thu lợi nhuận. Doanh nghiệp được coi là chủ thể kinh doanh chủ yếu trong nền kinh tế thị trường bởi một số lý do sau đây [13], [17]: - Doanh nghiệp là một tổ chức được đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật, vì thế cơ sở pháp lý và ràng buộc của doanh nghiệp là chặt chẽ và ổn định; - Doanh nghiệp có mức vốn đầu tư và quy mô hoạt động đủ lớn, vượt ra khỏi quy mô của cá nhân và hộ gia đình kinh doanh, vì vậy có thể phát huy ưu thế về quy mô trong hoạt động sản xuất kinh doanh; - Doanh nghiệp có cơ cấu tổ chức quản lý nội bộ khá chặt chẽ và bền vững, vì vậy có nhiều điều kiện để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh; - Doanh nghiệp lấy việc kinh doanh thu lợi nhuận làm mục tiêu cơ bản nhất, vì vậy có thể coi doanh nghiệp là một chủ thể chủ lực, đi đầu trong việc tổ chức các hoạt động sản xuất kinh doanh thu lợi nhuận của toàn bộ nền kinh tế. Để thống nhất, Doanh nghiệp được định nghĩa như sau [13]: Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh . Trên thực tế các doanh nghiệp ở Việt Nam chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, chỉ trừ các Tổng Công ty 90, 91 nên đối tượng nghiên cứu của đề tài là những doanh nghiệp nông lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên thực chất là Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 6 các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Doanh nghiệp vừa và nhỏ là cơ sở sản xuất, kinh doanh độc lập, đăng ký kinh doanh theo pháp luật hiện hành, có vốn đăng ký kinh doanh không quá 10 tỷ đồng hoặc số lao động trung bình năm không quá 300 người [12]. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ nhìn chung có những đặc điểm chủ yếu sau đây [4], [12]: Thứ nhất: bộ máy quản lý gọn nhẹ, có tính linh hoạt cao, đáp ứng nhanh với tình hình biến đổi của thị trường trong và ngoài nước, có thể thay đổi kịp thời số lượng và chất lượng theo yêu cầu của khách hàng trên cơ sở quan hệ trực tiếp giữa người cung ứng và khách hàng Thứ hai: vốn ít nên dễ chuyển đổi ngành nghề kinh doanh, ít khi bị tổn thất lớn khi thị trường biến động mạnh. Thứ ba: vốn đầu tư cho sản xuất kinh doanh thiếu, nhất là giai đoạn đầu tư ban đầu nên ít có điều kiện đầu tư vào công nghệ, nếu có, chỉ dừng lại ở mức cải tiến kỹ thuật giản đơn Thứ tư: do tiềm lực về tài chính yếu nên các doanh nghiệp vừa và nhỏ có xu hướng sử dụng nhiều lao động Thứ năm: các doanh nghiệp vừa và nhỏ có mặt trong hầu hết các lĩnh vực sản xuất của nền kinh tế, tuy nhiên chủ yếu trong các ngành nông, lâm, ngư nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, gia công may mặc, da giầy, công nghiệp nhẹ, cơ khí. 1..1.2. Khái niệm Doanh nghiệp nông lâm nghiệp: Hiện nay có nhiều cách hiểu khác nhau về doanh nghiệp Nông Lâm nghiệp tuỳ thuộc vào cách tiếp cận và nội dung nghiên cứu, nhưng nhìn chung đều đồng nhất với ý kiến cho rằng [17]: Doanh nghiệp Nông Lâm nghiệp là đơn vị kinh doanh cơ sở của nền sản xuất xã hội trong lĩnh vực nông lâm nghiệp, được Nhà nước bảo hộ, không phân biệt hình thức sở hữu vốn. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 7 Ngoài ra cũng có ý kiến cho rằng có thể tách bạch khái niệm doanh nghiệp nông nghiệp và doanh nghiệp lâm nghiệp khi thực hiện mục đích nghiên cứu riêng, do vậy ta có khái niệm sau [17]: Doanh nghiệp nông nghiệp là tổ chức thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp, với các hoạt động khai thác vận chuyển, chế biến các loại nông sản, xây dựng cơ bản và thực hiện dịch vụ trong lĩnh vực nông nghiệp. Doanh nghiệp lâm nghiệp là tổ chức thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu trong lĩnh vực lâm nghiệp, với các hoạt động xây dựng rừng, khai thác vận chuyển và chế biến các loại lâm sản, thực hiện dịch vụ trong lĩnh vực lâm nghiệp, đáp ứng nhu cầu về lâm sản đối với toàn bộ nền kinh tế. Tuy nhiên, trong nền kinh tế thị trường tồn tại nhiều thành phần kinh tế, tất yếu có nhiều loại hình doanh nghiệp tổ chức sản xuất kinh doanh ở nhiều lĩnh vực khác nhau, có những doanh nghiệp đa ngành nghề như: Sản xuất vật liệu xây dựng - Xây dựng cơ bản; Kinh doanh thương mại - Du lịch; Nông Lâm nghiệp ... hoặc cũng có những doanh nghiệp chỉ tổ chức sản xuất kinh doanh trong một lĩnh vực như: Xây dựng; Sản xuất vật liệu xây dựng; Nông nghiệp hay Lâm nghiệp ... Do vậy việc định nghĩa loại hình doanh nghiệp theo ngành nghề kinh doanh phục vụ công tác nghiên cứu là điều cần thiết. 1.1.3. Vai trò của các doanh nghiệp Nông lâm nghiệp trong nền kinh tế của tỉnh 1.1.3.1. Tăng thu cho Ngân sách: Doanh nghiệp có vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, là động lực thúc đẩy hình thành các trung tâm kinh tế, văn hoá khoa học kỹ thuật, đổi mới cho toàn bộ nền kinh tế, đào tạo bồi dưỡng đội ngũ công nhân lành nghề và tạo thêm điều kiện hạ tầng cho quá trình phát triển, là lực lượng thường xuyên và lâu dài của công cuộc phát triển kinh tế trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Hiện nay, trên thế giới đặc biệt là các Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 8 nước đang phát triển đều thấy rõ vai trò quan trọng của doanh nghiệp trong phát triển kinh tế của đất nước. Đối với Việt Nam đang ở giai đoạn đầu của thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, trình độ công nghệ còn lạc hậu, công tác quản lý điều hành còn nhiều yếu kém, năng suất và trình độ lao động chưa cao. Tuy nhiên các doanh nghiệp Việt Nam hiện đang đóng góp đáng kể là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước, đã tạo công ăn việc làm và thu nhập cho hàng triệu người lao động [4]. Đối với doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực Nông Lâm nghiệp, đóng vai trò quan trọng đối với nền kinh tế ở nước ta như tăng thu nhập cho nền kinh tế quốc dân, tạo nhiều việc làm và thu nhập cho người lao động, góp phần xoá đói giảm nghèo, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao của xã hội, thúc đẩy đổi mới công nghệ sản xuất, khai thác nguồn tài nguyên và thế mạnh tiềm tàng trong lĩnh vực Nông Lâm nghiệp, kích thích và mở mang giao lưu thương mại quốc tế. Doanh nghiệp Nông Lâm nghiệp phát triển làm tăng khả năng cung ứng sản phẩm cho xã hội, và tăng thu cho ngân sách Nhà nước. Doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp Nông Lâm nghiệp nói riêng đã và đang có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế của nước ta. 1.1.3.2 Tạo việc làm và tăng thu nhập cho người lao động ở khu vực nông thôn: Doanh nghiệp Nông Lâm nghiệp tạo việc làm và thu nhập cho người lao động ở khu vực nông thôn, ngoài việc thực hiện chính sách phát triển kinh tế - xã hội miền núi còn phải thực hiện tốt chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước. Doanh nghiệp Nông Lâm nghiệp là mắt xích quan trọng trong việc triển khai một số chương trình có mục tiêu để hỗ trợ, tạo điều kiện cho nhân dân các dân tộc hoà cùng vào tiến trình phát triển của cả nước như chương trình xoá đói giảm nghèo, có thể nói chương trình này đã giúp cho đại bộ phận nhân dân và bộ mặt nông thôn miền núi nhất là vùng cao, vùng sâu, vùng căn cứ cách mạng, biên giới hải đảo, vùng an toàn khu đã được cải thiện một cách rõ rệt, góp phần Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 9 ổn định kinh tế chính trị, văn hoá xã hội, thực hiện công bằng văn minh cùng với các thành phần kinh tế khác giải quyết các vấn đề về việc làm, thu nhập cho người lao động, xoá đói giảm nghèo, phát triển văn hoá y tế giáo dục, làm cơ sở và nền tảng cho công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và đảm bảo an ninh quốc phòng. 1.1.3.3 Vai trò trong việc ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào khu vực nông thôn [30]: Doanh nghiệp Nông Lâm nghiệp có vai trò tích cực trong việc triển khai ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào khu vực nông nghiệp nông thôn, góp phần nâng cao năng suất chất lượng của sản phẩm. Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, nhất là thực hiện các chương trình có mục tiêu đối với khu vực nông thôn miền núi, việc áp dụng công nghệ chế biến hàng nông lâm sản là cơ sở nâng cao giá trị sản phẩm sau thu hoạch, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. Việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng hợp lý với tiềm năng và thế mạnh của từng vùng, từng địa phương. Đây là vấn đề có ý nghĩa quan trọng để thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nông thôn. 1.1.3.4 Vai trò trong việc bảo vệ môi trường sinh thái Doanh nghiệp Nông Lâm nghiệp góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường đã đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế của Việt Nam, việc giải phóng sức sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, cũng như việc phát triển nền kinh tế dịch vụ, mở cửa đầu tư nước ngoài và tham gia vào nền thương mại khu vực và Quốc tế đã đem lại nhiều thành tựu kinh tế - xã hội to lớn, nền kinh tế phát triển tương đối nhanh nhưng cũng phải đương đầu với một số vấn đề gay cấn như bảo vệ môi trường sinh thái và tài nguyên, đây là vấn đề khó giải quyết bởi tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường thường mâu thuẫn trực tiếp với nhau. ở nước ta, đồi núi chiếm khoảng 3/4 diện tích, miền núi là Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 10 vùng hiện còn trên 90% diện tích rừng cả nước, là nơi cung cấp nguồn động thực vật và nhiều tài nguyên khoáng sản quan trọng cho cả nước, nhưng hiện nay hệ sinh thái đang bị suy giảm nghiêm trọng, cuộc sống của cư dân miền núi gặp nhiều khó khăn, các doanh nghiệp Nông Lâm nghiệp đã và đang là cầu nối giúp Nhà nước thực hiện các chính sách nhằm gìn giữ và bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ môi trường, chống lũ lụt, hạn hán, ngăn chặn xói mòn đất, bảo tồn thảm thực vật xanh chống lại sự biến đổi khí hậu, bảo tồn nguồn nước mặt và nước ngầm, giảm mức độ ô nhiễm không khí và nước, tạo điều kiện cho loại hình du lịch sinh thái phát triển [12],[30]. 1.1.4. Phân loại doanh nghiệp Nông Lâm nghiệp 1.1.4.1. Phân loại theo ngành nghề kinh doanh Phân loại doanh nghiệp theo lĩnh vực sản xuất, kinh doanh thương mại, dịch vụ và chế biến nông lâm sản trong giai đoạn hiện nay chỉ mang tính tương đối, việc tổ chức sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp không chỉ bó hẹp trong phạm vi một khâu hoặc một công đoạn nào đó từ sản xuất đến tiêu dùng. Trong giai đoạn hiện nay nhiều doanh nghiệp thực hiện theo mô hình sản xuất kinh doanh tổng hợp, đa ngành đa nghề. Các ngành nghề hỗ trợ cho nhau cùng phát triển và giảm tính rủi ro cho doanh nghiệp. Việc phân loại doanh nghiệp Nông Lâm nghiệp theo ngành nghề kinh doanh phục vụ nghiên cứu là cần thiết và tập trung cơ bản các loại sau [4]: - Đối với doanh nghiệp sản xuất sản phẩm nông lâm nghiệp: Là doanh nghiệp được Nhà nước giao đất, thuê đất, đảm bảo thực hiện quy trình khép kín từ tổ chức trồng và chăm sóc, thu hoạch chế biến và đưa sản phẩm tiêu thụ ra thị trường. - Doanh nghiệp kinh doanh thương mại, dịch vụ trong lĩnh vực nông lâm nghiệp: Là doanh nghiệp thực hiện một công đoạn mua sản phẩm nông lâm nghiệp của doanh nghiệp này và bán cho doanh nghiệp khác nhằm thu được lợi nhuận. Hoặc thực hiện dịch vụ môi giới mua bán hàng hoá, thực hiện xuất nhập Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn: Thực trạng và một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị bán hàng ở Công ty Thực phẩm Hà Nội
98 p | 929 | 210
-
Luận văn :Thực trạng và biện pháp về hiệu quả sử dụng vốn cố định tại nhà khách Tổng liên đoàn lao động
27 p | 430 | 191
-
Luận văn: Thực trạng và giải pháp đối với tín dụng trung - dài hạn tại chi nhánh Ngân Hàng No&PTNT Đông Hà Nội
68 p | 399 | 171
-
LUẬN VĂN: Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu nông sản Việt Nam sang thị trường các nước ASEAN của công ty xuất nhập khẩu INTIMEX
72 p | 437 | 115
-
Luận văn “Thực trạng và một số giải pháp nhằm thực hiện tốt hoạt động của BHXH thành phố Vinh”
71 p | 618 | 110
-
Luận văn - Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quy trình sản xuất và xuất khẩu tại công ty sản xuất và xuất khẩu PROSIMEX
45 p | 231 | 99
-
Luận văn - Thực trạng và những giải pháp góp phần thúc đẩy hoạt động xuất khẩu
42 p | 298 | 95
-
Luận văn: Thực trạng và một số kiến nghị nhằm hoàn thiện mạng lưới kênh phân phối ở Công ty Giấy Bãi Bằng
66 p | 266 | 80
-
Luận văn - Thực trạng và một số giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống phân phối tại công ty cổ phần vật tư BVTV Hoà Bình
62 p | 301 | 64
-
Luận văn: Thực trạng và một số kiến nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ở Công ty Xây Lắp Hải Long
41 p | 184 | 63
-
Luận văn: Thực trạng và các giải pháp nâng cao hiệu quả xuất khẩu gạo cho công ty cổ phần du lịch An Giang
83 p | 320 | 59
-
LUẬN VĂN: Thực trạng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ tại Công ty xuất nhập khẩu Tạp phẩm Hà nội
68 p | 307 | 37
-
Luận văn: Thực trạng và một số ý kiến đề xuất để xây dựng, hoàn thiện chiến lược kinh doanh của Công ty Vật tư Thiết bị Alpha
62 p | 182 | 36
-
LUẬN VĂN: Thực trạng và giải pháp trong phân bổ hạn ngạch
51 p | 142 | 25
-
Luận văn: Thực trạng và đề xuất biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ Phần Cơ Điện Hà Nội
79 p | 136 | 21
-
Luận văn: Thực trạng và biện pháp hoàn thiện hoạt động xuất khẩu gạo ở Công ty Lương Thực Cấp I Lương Yên
67 p | 124 | 18
-
LUẬN VĂN: Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh kinh doanh xuất khẩu tại Công ty hoá chất – Bộ thương mại
92 p | 138 | 18
-
Luận văn:Thực trạng và một số giải pháp nhằm thực hiện tốt hoạt động của BHXH thành phố Vinh
54 p | 122 | 10
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn