intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn: Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gạo của nước ta giai đoạn 2008-2010

Chia sẻ: Nguyen Duc Sang | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:34

287
lượt xem
104
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sự nghiệp đổi mới kinh tế Việt Nam đã và đang đạt được những thắng lợi rất khả quan, trước hết phải kể đến thắng lợi của mặt trận nông nghiệp. Trong nông nghiệp, thắng lợi lớn nhất là sản xuất và xuất khẩu lúa gạo. Từ một nước nông nghiệp thiếu đói kéo dài, Việt Nam không chỉ tự túc được lương thực ổn định, mà còn vươn lên đẩy mạnh xuất khẩu và trở thành nước xuất khẩu gạo đứng thứ hai thế giới. Đó là một kỳ tích mà cả thế giới biết đến....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn: Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gạo của nước ta giai đoạn 2008-2010

  1. Chuyên đề kinh tế Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gạo của nước ta giai đoạn 2008-2010 Luận văn Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gạo của nước ta giai đoạn 2008-2010 1 SVTH: Nguyễn Đức Sang GVHD: Ths Nguyễn Giác Trí Lớp: ĐHQTKD09B
  2. Chuyên đề kinh tế Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gạo của nước ta giai đoạn 2008-2010 MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa ................................ ................................ ................................ ............ i Lời cam đoan................................ ................................ ................................ ............. ii Lời cảm ơn ................................ ................................ ................................ ................ iii Mục lục ................................ ................................ ................................ ..................... 1 Danh mục các bảng, hình................................ ................................ ........................... 3 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề nghiên cứu: ................................ ................................ .......................... 4 2. Mục tiêu nghiên cứu: ................................ ................................ ............................. 5 3. Phạm vi nghiên cứu: ................................ ................................ .............................. 5 4. Phương pháp nghiên cứu: ................................ ................................ ...................... 5 5. Giả thuyết nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu (nếu sử dụng số liệu sơ cấp) ............ 5 6. Lược khảo tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu ................................ ............ 6 PHẦN 2 NỘI DUNG Chương 1 GIỚI THIỆU NGÀNH XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM 1. Thực chất và vai trò của xuất khẩu................................ ................................ ......... 7 1.1 Thực chất xuất khẩu ................................ ................................ ....................... 7 1.1.1 Khái niệm xuất khẩu ................................ ................................ .............. 7 1.1.2 Các loại hình xuất khẩu ................................ ................................ .......... 7 1.2. Đặc điểm xuất khẩu gạo ................................ ................................ ............... 7 1.2.1 Đặc điểm về sản xuất................................ ................................ .............. 7 1.2.2 Đặc điểm về xuất khẩu gạo ................................ ................................ ..... 8 1.3. Vai trò của xuất khẩu gạo ................................ ................................ ............ 10 2. Các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu gạo ................................ ............................. 11 2.1 Nhân tố thị trường ................................ ................................ ......................... 12 2.2 Nhân tố về cơ sở vật chất kỹ thuật và công nghệ của sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. ................................ ................................ ................................ ........................ 12 2.3 Nhóm nhân tố về chính sách vĩ mô ................................ ........................... 12 Chương 2 THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2008-2011 2.1. Thực trạng về xuất khẩu gạo của Việt Nam ................................ ........................ 14 2.1.1 Sản xuất lúa gạo ................................ ................................ .......................... 14 2 SVTH: Nguyễn Đức Sang GVHD: Ths Nguyễn Giác Trí Lớp: ĐHQTKD09B
  3. Chuyên đề kinh tế Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gạo của nước ta giai đoạn 2008-2010 2.1.2 Kim ngạch xuất khẩu ................................ ................................ .................. 15 2.1.3 Thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam ................................ ..................... 16 2.3. Những đánh giá chung và nhân tố ảnh hưởng khả năng xuất khẩu gạo ở Việt Nam trên thị trường Thế giới ................................ ................................ ............................. 18 Chương 3 GIẢI PHÁP ĐẶT RA CHO XUẤT KHẨU GẠO VIỆT NAM 3.1. Hoàn thiện việc tổ chức khâu trồng lúa cung cấp cho xuất khẩu .......................... 22 3.2. Hoàn thiện khâu tổ chức nguồn hàng cho xuất khẩu ................................ ........... 25 3.3 Đẩy mạnh hoạt động marketing trong xuất khẩu gạo ................................ ........... 28 3.4. Đổi mới một số chính sách vĩ mô ................................ ................................ ........ 31 PHẦN 3. KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................ ................................ ......................... 33 PHỤ LỤC................................ ................................ ................................ .................. P1 3 SVTH: Nguyễn Đức Sang GVHD: Ths Nguyễn Giác Trí Lớp: ĐHQTKD09B
  4. Chuyên đề kinh tế Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gạo của nước ta giai đoạn 2008-2010 DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH Bảng 1 ................................ ................................ ................................ ...................... 14 Bảng 2 ................................ ................................ ................................ ...................... 15 Bảng 3 ................................ ................................ ................................ ...................... 16 Bảng 4 ................................ ................................ ................................ ...................... 17 4 SVTH: Nguyễn Đức Sang GVHD: Ths Nguyễn Giác Trí Lớp: ĐHQTKD09B
  5. Chuyên đề kinh tế Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gạo của nước ta giai đoạn 2008-2010 PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề nghiên cứu 1.1. Lý do chọn đề tài: Sự nghiệp đổi mới kinh tế Việt Nam đã và đang đạt được những thắng lợi rất khả quan, trước hết phải kể đến thắn g lợi của mặt trận nông nghiệp. Trong nông nghiệp, thắng lợi lớn nhất là sản xuất và xuất khẩu lúa gạo. Từ một nước nông nghiệp thiếu đói kéo dài, Việt Nam không chỉ tự túc được lương thực ổn định, mà còn vươn lên đẩy mạnh xuất khẩu và trở thành nước xuất khẩu gạo đứng thứ hai thế giới. Đó là một kỳ tích mà cả thế giới biết đến. Tuy nhiên, chuyển sang kinh tế thị trường, trong điều kiện tình hình kinh tế, chính trị thế giới và khu vực có nhiều biến đổi, cuộc chạy đua và cạnh tranh kinh tế toàn cầu diễn ra hết sức gay gắt, thì vấn đề sản xuất và xuất khẩu một sản phẩm nào đó, đòi hỏi phải có một chiến l ược phát triển khôn, có sự tính toán kỹ càng, cẩn trọng trong một tổng thể chiến lựơc phát triển chung mới dành được thắng lợi và đạt được hiệu quả tối ưu. Đối với nước ta xuất khẩu gạo có vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, ngoại tệ thu được từ xuất khẩu là nguồn vốn cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, tăng thu nhập đặc biệt đối với người nông dân. Những năm qua xuất khẩu gạo của Việt Nam đã thu được những thành tựu nhất định, bên cạnh đó còn nhiều bất cập cần giải quyết như vấn đề thị trường, giá cả, chất lượng gạo, vấn đề đầu ra… Nếu những vấn đề trên được giải quyết một cách hợp lý thì xuất khẩu gạo Việt Nam sẽ có bước phát triển cao hơn trong thời gian tới. Nhận thấy được tầm quan trọng của vấn đề trên, tôi đã tiến hành một cuộc nghiên cứu với đề tài: “Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gạo của nước ta giai đoạn 2008-2010” nhằm tìm hiểu tình hình cũng như đề ra giải pháp để thúc đẩy xuất khẩu gạo của nước ta. 5 SVTH: Nguyễn Đức Sang GVHD: Ths Nguyễn Giác Trí Lớp: ĐHQTKD09B
  6. Chuyên đề kinh tế Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gạo của nước ta giai đoạn 2008-2010 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1 Mục tiêu chung Nhằm phân tích đánh giá những thuận lợi và khó khăn đối với xuất khẩu gạo ở Việt Nam. Từ đó đưa ra những giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gạo, góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu cho quốc gia cũng như mang về lợi nhuận cho người nông dân. 2.2 Mục tiêu cụ thể - Tìm hiểu tình hình hoạt động xuất khẩu gạo của nước ta hiện nay. - Phân tích hoạt động xuất khẩu gạo và những ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu. - Đưa ra giải pháp phù hợp để đẩy mạnh việc xuất khẩu gạo. 3. Phạm vi nghiên cứu 3.1 Không gian Đề tài nghiên cứu về xuất khẩu gạo ở Việt Nam. 3.2 Thời gian Thời gian số liệu được thống kê từ năm 2008-2010. Thời gian thực hiện đề tài từ ngày 10 tháng 04 năm 2012 đến ngày 27/05/2012. 3.3 Đối tượng nghiên cứu Đề tài được giới hạn phậm vi nghiên cứu trong lĩnh vực xuất khẩu gạo của nước ta. 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1 Phương pháp thu thập số liệu Số liệu được đọc, nghiên cứu, tham khảo từ sách, báo, trên internet có liên quan đến đề tài sau đó rút ra kết luận. 4.2 Phương pháp phân tích số liệu - Mục tiêu cụ thể 1: sử dụng phương pháp thống kê mô tả để mô tả thực trạng xuất khẩu gạo của Việt Nam. - Mục tiêu cụ thể 2: sử dụng phương pháp phân tích số liệu để tìm hiểu các nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả xuất khẩu gạo của Việt Nam. 6 SVTH: Nguyễn Đức Sang GVHD: Ths Nguyễn Giác Trí Lớp: ĐHQTKD09B
  7. Chuyên đề kinh tế Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gạo của nước ta giai đoạn 2008-2010 - Mục tiêu cụ thể 3: Từ mô tả và phân tích trên sử dụng phương pháp tự luận để đề ra các giải pháp để thúc đẩy xuất khẩu gạo của Việt Nam. 5. Lược khảo tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu “Phân tích tình hình xuất khẩu gạo của Công ty MêKong” của Đoàn thị Hồng Vân, lớp Ngoại thương khóa 29 – Trường Đại học Cần Thơ thực hiện tháng 5/2007. Mục tiêu của đề tài là nhằm phân tích đánh giá tình hình xuất khẩu gạo của công ty và đưa ra giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu gạo cho các doanh nghiệp xuất khẩu gạo của Việt Nam nói chung và của Công ty Mêkong nói riêng. “Phân tích tình hình xuất khẩu gạo và giải pháp phát triển cho công ty cổ phần xuất nhập khẩu An Giang ANGIMEX” của Trần Thị Ngọc Giàu-Đai học Cần Thơ. Mục tiêu của đề tài phân tích tình hình xuất khẩu gạo của công ty cổ phần xuất nhập khẩu An Giang ANGIMEX và đưa ra một số giải phấp thúc đẩy xuất khẩu gạo của công ty phát triển. 7 SVTH: Nguyễn Đức Sang GVHD: Ths Nguyễn Giác Trí Lớp: ĐHQTKD09B
  8. Chuyên đề kinh tế Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gạo của nước ta giai đoạn 2008-2010 PHẦN 2. NỘI DUNG CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU NGÀNH XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM 1. Thực chất và vai trò của xuất khẩu 1.1 Thực chất xuất khẩu 1.1.1 Khái niệm xuất khẩu Xuất khẩu là hoạt động trao đổi hàng hoá, dịch vụ với nước ngoài và với các khu chế xuất làm giảm nguồn vật chất trong nước. Bao gồm xuất khẩu mậu dịch và phi mậu dịch Cơ sở của xuấtt khẩu là hoạt động mua bán, trao đổi hàng hoá. Mục đích của hoạt động xuất khẩu là khai thác lợi thế của từng vùng, từng quốc gia trong phân phối lao động quốc tế. Hoạt động xuất khẩu diễn ra trên mọi lĩnh vực, trong mọi nền kinh tế từ xuất khẩu hàng hoá tiêu dùng cho đến tư liệu sản xuất máy móc thiết bị công nghệ cao. Tất cả hoạt động trao đổi đó đều nhằm mục tiêu đem lại lợi ích cho các quốc gia tham gia vào hoạt động xuất khẩu. 1.1.2 Các loại hình xuất khẩu - Xuất khẩu trực tiếp: Các nhà sản xuất giao hàng trực tiếp cho người tiêu dùng nước ngoài. Phần lớn hàng hoá ở thị trường thế giới qua xuất khẩu trực tiếp (trên 2/3 kim nghạch) - Xuất khẩu gián tiếp là xuất khẩu qua khâu trung gian. - Chuyển khẩu: Mua hàng của nước này bán cho nước khác, không làm thủ tục xuất nhập khẩu. 1.2. Đặc điểm xuất khẩu gạo 1.2.1 Đặc điểm về sản xuất Về mặt sinh thái, sức đề kháng sâu bệnh và khả năng chịu đựng của lúa kém do vậy sản xuất lúa phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên. Điều này có ảnh hưởng nhất định đến xu hướng phát triển chung cũng như mùa màng thu hoạch trong từng thời điểm cụ thể. 8 SVTH: Nguyễn Đức Sang GVHD: Ths Nguyễn Giác Trí Lớp: ĐHQTKD09B
  9. Chuyên đề kinh tế Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gạo của nước ta giai đoạn 2008-2010 Do sản xuất lúa gạo phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên do đó lúa chỉ được trồng phổ biến ở các nước có đồng bằng châu thổ, khí hậu nhiệt đới ẩm và mưa nhiều, những nước này chủ yếu là các nước đang phát triển như: Thái Lan, Việt Nam, Ấn Độ, Pakistan…Hiện nay do trình độ đô thị hoá, việc tăng dân số quá nhanh cũng như việc xây dựng các khu công nghiệp ồ ạt nên diện tích nông nghiệp hay diện tích trồng lúa ngày càng bị thu hẹp. Do đó việc tăng sản lượng lúa phụ thuộc vào khả năng tăng năng suất, vì thế mà yêu cầu cần có trình độ thâm canh cao, khoa học tiến bộ trong sản xuất lúa. Việt Nam nằm trong khu vực có khí hậu nhiệt đới ẩm với hai đồng bằng châu thổ rộng lớn, với lượng dân số tập trung ở nông thôn khá cao (80% dân số) do đó rất thuận lợi cho phát triển lúa nước. Nhưng đồng thời với những thuận lợi là các khó khăn như: bão, lũ lụt, hạn hán, hay các biến động bất thường của thời tiết luôn đe doạ tới hoạt động sản xuất. Hiện nay lúa gạo đã trở thành mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam do đó sản xuất lúa gạo rất được chú trọng cả về tăng năng suất và diện tích bằng các biện pháp như thâm canh, xen canh, gối vụ hay áp dụng các biện pháp khoa học trong khâu gieo trồng, chăm sóc, thu hoạch và tạo giống chất lượng tốt… 1.2.2 Đặc điểm về xuất khẩu gạo - Tính thời vụ trong trao đổi: Sản xuất lúa gạo mang đặc điểm cố hữu của sản xuất nông nghiệp tính thời vụ do vậy mà hình thành tính thời vụ trong trao đổi sản phẩm trên thị trường. Tức là số lượng lúa gạo cung cấp trên thị trường là không đều vào mỗi thời điểm trong nă m, điều này phụ thuộc vào thời gian gieo trồng. Để khắc phục đặc điểm này yêu cầu các nước xuất khẩu phải luôn có kế hoạch bảo quản, dự trữ hợp lý tránh t ình trạng lúc thừa lúc thiếu sẽ dẫn tới bị ép giá. - Phần lớn gạo được tiêu thụ tại chỗ: Tình hình đó là do một mặt, năng lực sản xuất của các nước này bị hạn chế mặt khác do quy mô dân số và tốc độ tăng dân số nhanh. Vì vậy phần lớn lúa gạo còn lại đem trao đổi trên thị trường gạo thế giới chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ. Các nước đang phát 9 SVTH: Nguyễn Đức Sang GVHD: Ths Nguyễn Giác Trí Lớp: ĐHQTKD09B
  10. Chuyên đề kinh tế Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gạo của nước ta giai đoạn 2008-2010 triển sản xuất 53-55% sản lượng gạo thế giới, các nước Châu Á, Châu Phi sản xuất nhiều nhất chiếm 85% sản lượng gạo tiêu thụ trên thế giới. Trong khi đó các n ước này chỉ cung cấp 4-5% lượng gạo được trao đổi trên thế giới, Châu Á là khu vực sản xuất nhiều nhất và cũng tiêu thụ lượng gạo lớn nhất. - Buôn bán giữa các chính phủ là phương thức chủ yếu vì thế xuất khẩu sản phẩm lúa gạo ổn định hơn so với hàng công nghiệp. Thứ nhất, là do yếu tố chính trị của quốc gia. Mỗi nước đều phải đảm bảo an ninh lương thực, nếu lương thực không được đảm bảo sẽ có ảnh hưởng rất lớn tới chính trị quốc gia đó. Vì thế buốn bán chủ yếu được ký kết giữa các chính phủ với nhau thông qua các hiệp định, các hợp đồng có tính nguyên tắc, dài hạn và định lượng cụ thể hàng năm vào đầu các niên vụ. Thứ hai, một số nước dùng xuất khẩu gạo để thực hiện các ý đồ chính trị thông qua viện trợ, cho không, bán chịu dài hạn… điều này được thực hiện giữa các chính phủ là chủ yếu. - Các nước lớn đóng vai trò chi phối thị trường gạo thế giới: Trên thế giới chỉ một vài nước là xuất khẩu với một lượng gạo lớn và có uy tín: Thái Lan, Mỹ, Trung Quốc, Việt Nam…. Nếu lượng gạo xuất khẩu của các nước này có sự biến động có thể ảnh h ưởng đến giá cả của gạo dẫn tới những biến động trong cung – cầu gạo, hay có thể ảnh hưởng đến tình hình sản xuất đến các loại hàng hoá khác. - Trong mậu dịch gạo thế giới, có rất nhiều loại gạo khác nhau của các nước xuất khẩu gạo trên thị trường thế giới. Tương ứng với mỗi loại gạo, tuỳ thuộc chất lượng, phẩm cấp khác nhau lại hình thành một mức giá cụ thể phù thuộc vào các tiêu chuẩn cụ thể về chọn giá quốc tế mà trong nhiều thập kỷ qua, người ta vẫn lấy giá gạo xuất khẩu của Thái Lan làm giá gạo quốc tế. Vì gạo có rất nhiều loại nên khi nói giá gạo xuất khẩu thường nói rõ cấp loại nào (5% tấm, 10% tấm…) vào điều kiện giao hàng nào (FOB. CIF,C&F…) Tuy có giá gạo quốc tế nhưng giá gạo của một cấp gạo cụ thể, giữa các nước xuất khẩu là không đồng nhất: như giá gạo của Việt Nam thường thấp hơn của Thái 10 SVTH: Nguyễn Đức Sang GVHD: Ths Nguyễn Giác Trí Lớp: ĐHQTKD09B
  11. Chuyên đề kinh tế Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gạo của nước ta giai đoạn 2008-2010 Lan hoặc của một số nước khác mặc dù cùng cấp. Điều này là do chất lượng của từng loại, do uy tín sản phẩm, do điều kiện tự nhiên, nguồn giống tạo nên loại gạo đó. 1.3. Vai trò của xuất khẩu gạo 1.3.1 Tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu phục vụ công nghiệp hoá đất nước. Quá trình công nghiệp hoá cần một lượng vốn lớn để nhập khẩu máy móc, thiết bị kĩ thuật công nghệ cao để có thể theo kịp nền công nghiệp hiện đại của các nước đã phát triển.Nguồn vốn cho nhập khẩu đ ược hình thành từ rất nhiều nguồn vốn khác nhau: - Đầu tư nước ngoài - Vay nợ, viện trợ - Thu từ hoạt động du lịch - Xuất khẩu… Các nguồn vốn khác quan trọng nh ưng rồi cũng phải trả bằng cách này hay cách khác ở thời kỳ sau. Nguồn vốn quan trọng nhất vẫn là xuất khẩu , xuất khẩu quyết định quy mô và tốc độ tăng của nhập khẩu. Hiện nay các nước xuất khẩu gạo với khối lượng lớn chủ yếu là các nước đang phát triển: Thái Lan, Việt Nam, Trung Quốc, Pakistan…Chính vì thế nguồn ngoại tệ thu về từ xuất khẩu gạo đối các nước này là rất quan trọng. 1.3.2 Xuất khẩu đóng vai trò chuyển dịch cơ cấu kinh tế thúc đẩy sản xuất phát triển. Ngày nay với xu thế hội nhập, cơ hội và thách thức rất nhiều, các nước đều phải phát triển kinh tế theo hướng xuất khẩu những sản phẩm mà mình có lợi thế và nhập khẩu những sản phẩm không có lợi thế hoặc lợi thế so với các sản phẩm khác nhỏ h ơn. Khi gạo đã trở thành một lợi thế trong xuất khẩu của một nước thì các nước đó sẽ tập chung vào sản xuất lúa gạo với quy mô lớn, trình độ thâm canh cao, khoa học kỹ thuật tiến bộ nhằm tăng năng xuất, sản lượng và chất lượng gạo. Từ sự tập chung sản xuất đó sẽ kéo theo sự phát triển của các ngành có liên quan và dẫn tới sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế. 11 SVTH: Nguyễn Đức Sang GVHD: Ths Nguyễn Giác Trí Lớp: ĐHQTKD09B
  12. Chuyên đề kinh tế Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gạo của nước ta giai đoạn 2008-2010 - Xuất khẩu tạo điều kiện thuận lợi cho các ngành khác có cơ hội phát triển. - Xuất khẩu tạo điều kiện mở rộng khả năng cung cấp yếu tố đầu vào cho sản xuất, nâng cao năng lực sản xuất trong nước. - Tạo tiền đề kinh tế, kỹ thuật nhằm nâng cao năng lực sản xuất trong nước. - Thông qua xuất khẩu nước ta có thể tham gia vào công cuộc cạnh tranh trên thị trường thế giới về giá cả, chất lượng từ đó hình thành cơ cấu sản xuất luôn thích ghi với thị trường. - Đòi hỏi các doanh nghiệp luôn phải đổi mới hoàn thiện công việc sản xuất kinh doanh. 1.3.3 Xuất khẩu có tác động tích cực tới giải quyết công ăn việc làm, cải thiện đời sống nhân dân Xuất khẩu gạo trước hết làm tăng thu nhập của người nông dân đặc biệt ở các vùng chuyên canh lúa nước, đời sống người dân phụ thuộc chủ yếu vào cây lúa. Sau nữa, xuất khẩu giúp giải quyết một l ượng lớn lao động dư thừa trong nước. Khi thực hiện tăng cường xuất khẩu thì kéo theo nó là vấn đề xay xát, chế biến phát triển, vấn đề vận chuyển hàng hoá …những công tác trên thu hút khá nhiều lao động từ không có trình độ kỹ thuật, quản lý đến có trình độ cao. Việc tạo việc làm ổn định cũng chính là một biện pháp hữu hiệu để tăng thu nhập, ổn định x ã hội. Đối với các nước đang phát triển, đặc biệt là Việt Nam thì xuất khẩu gạo là một lợi thế lớn. Bởi sản xuất và xuất khẩu gạo có những lợi thế căn bản như: đất đai, khí hậu, nguồn nước, nguồn nhân lực … Và đặc biệt yêu cầu về vốn kỹ thuật trung bình, với các lợi thế như vậy tăng cường xuất khẩu gạo là hướng đi đúng đắn nhất. Xuất khẩu gạo hay xuất khẩu hàng hoá nông sản nói chung có tác động to lớn đến nền kinh tế nước ta, giúp khai thác được tất cả các lợi thế tương đối cũng như tuyệt đối của Việt Nam trong quá trình hội nhập. Trong quá trình sản xuất lúa gạo, Việt Nam đã thu đước những kết quả to lớn từ một nước nhập khẩu trở thành một nước xuất khẩu thứ hai thế giới. Tuy nhiên xuất khẩu gạo Việt Nam còn chưa tương xứng với tiềm năng sẵn có. 2. Các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu gạo 12 SVTH: Nguyễn Đức Sang GVHD: Ths Nguyễn Giác Trí Lớp: ĐHQTKD09B
  13. Chuyên đề kinh tế Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gạo của nước ta giai đoạn 2008-2010 2.1 Nhân tố thị trường Nhân tố thị trường có ảnh hưởng rất lớn chi phối toàn bộ hoạt động xuất khẩu gạo của mỗi quốc gia tham gia xuất khẩu. Trong đ ó có thể xét trên các yếu tố cơ bản sau: - Nhu cầu của thị trường về sản phẩm gạo: Gạo là hàng hoá thiết yếu, cũng giống như các loại hàng hoá khác nó cũng phụ thuộc vào thu nhập, cơ cấu dân cư, thị hiếu… Khi thu nhập cao thì cầu về số lượng gạo giảm nhưng trong đó cầu về gạo chất lượng cao có xu hướng tăng lên (ở các nước phát triển: Nhật, Châu âu, ..) ngược lại cầu đối với gạo chất lượng thấp giảm đi chính vì thế tỷ trọng tiêu dùng cho gạo trong tổng thu nhập vẫn tăng. - Cung gạo trên thị trường là một nhân tố quan trọng trong xuất khẩu. Các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu cần phải tìm hiểu kỹ về khả năng xuất khẩu từng loại gạo của mình cũng như khả năng của các đối thủ cạnh tranh. Trên thị trường thế giới sản phẩm gạo rất đa dạng, phong phú, nhu cầu về gạo co giãn ít so với mức giá do đó nếu lượng cung tăng quá nhiều có thể dẫn tới d ư cung điều đó là bất lợi cho các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu. - Giá cả là một yếu tố quan trọng là thước đo sự cân bằng cung – cầu trong nền kinh tế thị trường. Tuy cầu về gạo là ít biến động nhưng với những sản phẩm đặc sản thì có quyết định khá lớn. 2.2 Nhân tố về cơ sở vật chất kỹ thuật và công nghệ của sản xuất và tiêu thụ sản phẩm - Các nhân tố về cơ sở vật chất – kỹ thuật đó là hệ thống vận chuyển, kho tàng, bến bãi, hệ thống thông tin liên lạc… Hệ thống này bảo đảm việc lưu thông nhanh chóng kịp thời, đảm bảo cung cấp nguồn hàng một cách nhanh nhất, tiết kiệm thời gian và chi phí lưu thông. - Các nhân tố về kỹ thuật, công nghệ sản xuất và tiêu thụ đặc biệt quan trọng trong việc tăng khả năng tiếp cận và mở rộng thị trường tiêu thụ gạo. Hệ thống chế biến với công nghệ dây truyền hiện đại sẽ gốp phần tăng chất lượng và giá trị của gạo. 2.3 Nhóm nhân tố về chính sách vĩ mô Nhóm nhân tố này thể hiện sự tác động của nhà nước tới hoạt động xuất khẩu gạo. Trong điều kiện hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam mới tham gia thị trường 13 SVTH: Nguyễn Đức Sang GVHD: Ths Nguyễn Giác Trí Lớp: ĐHQTKD09B
  14. Chuyên đề kinh tế Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gạo của nước ta giai đoạn 2008-2010 xuất khẩu rất cần tới sự quan tâm hướng dẫn của nhà nước. Đặc biệt hiện nay khả năng marketing tiếp cận thị trường, sự am hiểu luật kinh doanh, khả năng quản lý của doanh nghiệp còn hạn chế, vì thế việc đào tạo cán bộ quản lý, cán bộ làm công tác tiêu thụ là rất quan trọng. Hơn nữa hiện nay xuất khẩu gạo gốp phần rất lớn vào phát triển nền kinh tế nhưng đời sống của người nông dân còn gặp nhiều khó khăn yêu cầu nhà nước cần có sự điều tiết lợi ích giữa nhà nước – doanh nghiệp – người nông dân sao cho thoả đáng và hợp lý nhất. 14 SVTH: Nguyễn Đức Sang GVHD: Ths Nguyễn Giác Trí Lớp: ĐHQTKD09B
  15. Chuyên đề kinh tế Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gạo của nước ta giai đoạn 2008-2010 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2008-2011 2.1. Thực trạng về xuất khẩu gạo của Việt Nam 2.1.1 Sản lượng lúa gạo Bảng 1- SẢN LƯỢNG XUẤT KHẨU GẠO VIỆT NAM TỪ NĂM 2007 ĐẾN NĂM 2010 Năm Khối lượng xuất Chênh lệch khẩu( 1000 tấn) +/- % 2007 4.558 - - 2008 4.830 272 5,97 2009 6.052 1.222 25,32 2010 6.890 838 13,85 Nguồn AGROINFO, 2010 Từ bảng thống kê sản lượng xuất khẩu gạo trên cho thấy sản lượng xuất khẩu gạo nước ta liên tục tăng trong giai đoạn 2008-2010. Xuất khẩu lúa gạo nước ta ngày càng tăng trước hết là do sự phát triển của khoa học công nghệ đã cải thiện công tác giống, chăm sóc lúa, phòng ngừa sâu bệnh…giúp tăng năng suất lúa, nâng cao nguồn cung lúa gạo trong n ước. Việc giữ vững và gia tăng sản lượng lúa của cả nước là tiền đề tốt cho việc đảm bảo an ninh lương thực quốc gia cũng như đẩy mạnh xuất khẩu gạo trên thị trường trong khu vực và thế giới. Bên cạnh đó, do quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá diễn ra nhanh chóng ở nhiều quốc gia đang phát triển trên thế giới làm cho diện tích đất canh tác bị thu hẹp, điển hình như ở ẤN ĐỘ, PHILIPINES từng là những nước xuất khẩu gạo lớn trên thế giới cũng trở thành nước nhập khẩu gạo. Nguồn cung trên thế giới bị thu hẹp đã tạo cơ hội cho ngành xuất khẩu gạo việt nam phát triển. 15 SVTH: Nguyễn Đức Sang GVHD: Ths Nguyễn Giác Trí Lớp: ĐHQTKD09B
  16. Chuyên đề kinh tế Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gạo của nước ta giai đoạn 2008-2010 2.1.2 Kim ngạch xuất khẩu Trong nhiều năm qua, giá ttrị hạt gạo của Việt Nam thị trường thế giới được nâng cao. Gía gạo được cải thiện và có xu hương tăng qua các năm, dẫn đến kim ngạch xuất khẩu gạo cũng có xu hướng tăng theo. Sản lượng xuất khẩu và giá xuất khẩu bình quân có xu hướng tăng giảm trái ngược nhau. Khối lượng tăng thì giá giảm, giá tăng thì khối lượng giảm. Trong khi đó kim ngạch xuất khẩu gạo lại phụ thhuộc vào hai yêu tố trên, dẫn đến kim ngạch xuất khẩu trong tứng năm không thể tăng cao do luôn chịu sự ảnh hhngr từ sự sụt ggiảm của một trong hai yếu tố đó. Chỉ riêng năm 2008, vừa đat mức tăng về khôi lượng và giá xuất khẩu nên trong năm nay kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh. Bảng 2- KIM NGẠCH XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM TỪ NĂM 2007 ĐẾN 2010 Kim ngạch xuất Chênh lệch Năm khẩu( triệu USD) +/- % 2007 1.490 - - 2008 2.910 1.420 95,30 2009 2.463 -447 -15,36 2010 3.000 537 21,80 6th/2010 1.730 - - Năm 2008 kim ngạch xuất khẩu tăng từ 1.490 triệu USD (năm 2007) lên 2.910 triệu USD, tăng 95,3% tương ứng 1.420 triệu USD đem về nguồn thu ngoại tệ không nhỏ cho ngành xuất khẩu gạo nói riêng, xuất khẩu cả nước nói chung. Đạt được sự tăng trưởng cao như vậy là do khối lượng xuất khẩu trong năm tăng, cùng với mức tăng giá xuất khẩu. Năm 2007 giá xuất khẩu bình quân chỉ đạt 295 USD/tấn,thì đến năm 2008 giá xuất khẩu là 614 USD/tấn, tăng hơn 2 lần so với mức giá xuất khẩu năm trước. Nếu năm 2007 có khối l ượng xuất khẩu giảm nhưng kim ngạch xuất khẩu tăng, thì ngược lại năm 2009 là năm đạt kỉ lục về xuất khẩu gạo so với những năm trước, nhưng 16 SVTH: Nguyễn Đức Sang GVHD: Ths Nguyễn Giác Trí Lớp: ĐHQTKD09B
  17. Chuyên đề kinh tế Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gạo của nước ta giai đoạn 2008-2010 kim ngạch lại giảm 15,36% so cùng kì với năm 2008. Nguyên nhân chủ yếu là do giá xuất khẩu binh quân sau khi tăng đột biến năm 2008 đã hạ nhiệt, giảm xuống còn 400 USD/tấn. với mức giảm 214 USD/tấn so với năm 2008. Kim ngạch 6 tháng đầu năm 2010 đạt 1730 ttriệu USD, giảm 1,0% so với 6 tháng đầu năm 2009. Nguyên nhân của sụt giảm này là do giá sàn gạo liên tục tăng trong thời gian qua theo sự điều tiết của chính phủ để đảm bảo nông dân có lãi, trong khi đó chất lượng gạo nước ta còn thấp nên khi tăng giá cao, các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong kí hợp đồng với đối tác làm giảm khối lượng gạo xuất khẩu. 2.1.3 Thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam - Năm 2008 Năm 2008 được xem là năm xuất khẩu gạo gặt hái được thành công nhất trong giai đoạn này. Nếu năm 2007, gạo nước ta xuất khẩu hơn 70 quốc gia và vùng lãnh thổ thì năm 2008 con số này đã tăng lên 128 quốc gia và vùng lãnh thổ. Philipines vẫn là nước nhập khẩu gạo lớn nhất của nước ta. Năm 2008, nước này nhập khẩu 1.800 nghìn tấn, với kim ngạch 1.400 triệu USD, chiế m gần 40% lượng gạo xuất khẩu của nước ta. Trong TOP 10 thị trường có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất năm 2008 thì có 3 thị trường đứng đầu bảng là thị trường truyền thống, chiếm 63,8% về giá trị và 23,3% về lượng, có tốc độ tăng trưởng kim ngạch nhập khẩu lớn nhất. - Năm 2009 Năm 2009 gạo Việt Nam xuất khẩu sang 20 thị trường chính, nhưng chủ yếu vẫn là xuất sang philipines, Malaysia, Cuba, Singapore. Bảng 3- THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU GẠO LỚN NHẤT CỦA VIỆT NĂM 2009 Thị trường xuất khẩu Kim ngạch( USD) Khôi lượng( tấn) Philippines 1.707.994 917.129.956 Malaysia 613.213 272.193.107 Cuba 449.950 191.035.678 Singapore 327.533 133.594.368 17 SVTH: Nguyễn Đức Sang GVHD: Ths Nguyễn Giác Trí Lớp: ĐHQTKD09B
  18. Chuyên đề kinh tế Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gạo của nước ta giai đoạn 2008-2010 Đài loan 204.959 81.616.149 Iraq 171.000 68.947.000 Nga 84.646 37.089.136 Hồnh kông 44.599 20.214.664 Nam phi 37.253 16.367.271 Ucrain 37.562 15.748.969 Nguồn: AGROINFO Xuất khẩu gạo sang thị trưòng Philipines vẫn giữ vị trí đầu với khối lượng hơn 1,7 triệu tấn, giá trị hơn 917 triệu USD, đóng góp hơn một nửa thị phần của toàn khu vực Châu Á, chiếm tới 35% tổng kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam năm 2009. Tiếp theo la Malaysia, Cuba, Singapore, Đài loan và Iraq. Năm 2009 gạo vẫn là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang châu Phi, đạt kim ngạch 587 triệu USD, chiếm 44% tổng kim ngạch xuất khẩu, tăng gấp đôi so với 22% của năm 2008. - Năm 2010 BẢNG 4: CHÊNH LỆCH KIM NGẠCH KHẨU NĂM 2010 SO VỚI NĂM 2009 Thị trường xuất Khối lượng (tấn) Kim ngạch Chênh lệch kim ngạch khẩu so với năm 2009(%) (USD) Philippines 1.278.759 819.989.741 -3,42 Singapore 339.046 138.864.526 110,59 Đài loan 288.874 111.491.086 213,36 Maylaisia 181.181 81.578.665 -47,77 Cuba 148.400 66.326.176 -42,22 Hồng kông 71.077 31.286.701 281,19 Nga 30.941 13.384.939 -30,76 Indonesia 16.545 10.023.520 45,61 Nam phi 17.031 6.893.452 -48,69 Ucraina 8.259 3.809.423 -62,24 18 SVTH: Nguyễn Đức Sang GVHD: Ths Nguyễn Giác Trí Lớp: ĐHQTKD09B
  19. Chuyên đề kinh tế Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gạo của nước ta giai đoạn 2008-2010 Các thị trường xuất khẩu gạo của nước ta 6 tháng đầu năm 2010 nhìn chung không thay đổi nhiều so với năm 2009. Nhưng có sự thay đổi về vị trí giữa các thị trường. Philipines vẫn là thị trường xuất khẩu gạo lớn nhất của nước ta với khối lượng 1.278 nghìn tấn, trị giá gần 820 triệu USD, giảm 18,26% về khối l ượng và giảm 3,42% về kim ngạch so với cùng kì năm trước. Tiếp đến là Singapore với khối lượng 339.046 tấn, kim ngạch đạt gần 139 triệu USD, Đài Loan với khối lượng 288.874 tấn đạt kim ngạch hơn 111 triệu USD. Mặt khác, khối lượng và kim ngạch xuất khẩu sang 2 nước Malaysia va Cuba lại sụt giảm so với cùng ki năm trước. Malaysia giảm 47,77% về giá trị, Cuba giảm 42,22%. Nhìn năm 2010, khối lượng và kim ngạch xuất khẩu gạo ở hầu hết các thị trường đều giảm. Chỉ có Singapre, Đài loan, Hồng Công là tăng mạnh. 2.3. Những đánh giá chung và nhân tố ảnh hưởng khả năng xuất khẩu gạo ở Việt Nam trên thị trường Thế giới 2.3.1 Những đánh giá chung 2.3.1.1 Về sản xuất chế biến 2.3.1.1.1 Về sản xuất Trong nhưng năm vừa qua sản xuất lúa gạo Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn nhưng bên cạnh đó còn rất nhiềt bất cập tồn tại: - Sản xuất chưa thực sự trở thành ngành sản xuất hàng hoá lớn,chưa có quy hoạch tổng thể và kế hoạch cụ thể về sản xuất lúa gạo xuất khẩu (vùng nào, địa phương, nào bao nhiêu, cơ cấu giống, đầu tư thâm canh). Một sốvùng và địa phương đã hình thành vùng quy hoạch và kế hoạch nhưng vẫn nặng tính tự phát, cục bộkể cả vùng Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng bằng sông Hồng. - Trong vài năm vừa qua diện tích gieo trồng có xu h ướng giảm đi, năng xuất , sản lượngtăng nhưng chưa tương xứng với tiềm năng vốn có. - Sản xuất lúa gạo đặc sản chưa đước chú trọng một cách thoả đáng. Nguyên nhân: 19 SVTH: Nguyễn Đức Sang GVHD: Ths Nguyễn Giác Trí Lớp: ĐHQTKD09B
  20. Chuyên đề kinh tế Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gạo của nước ta giai đoạn 2008-2010 - Mặc dù đã có nhiều cố gắng khắc phục nhưng tình trạng không ổn định của thời tiết cũng đã có ảnh hưởng lớn tới sản xuất nông nghiệp đặc biệt cho sản xuất lúa gạo. - Hiện nay với trình độ đo thị hoá cao đ ã làm giảm một lượng lớn diện tích gieo trồng lúa gạo. - Do sự dịch chuyển cơ cấu gieo trồng nên những diện tích trồng lúa kém hiệu quả được chuyển sang gieo trồng các loại cây trồng hiệu quả h ơn hoặc nuôi trồng thuỷ sản. - Trình độ thâm canh của nước ta còn thấp, năng suất lao động chưa cao; công nghệ sản xuất giống lạc hậu do đó giống lúa chất lượng kém, năng xuất thấp còn phổ biến; trình độ cơ giới hoá thấp chủ yếu là lao động thủ công (đặc biệt vùng Đồng bằng sông Hồng). - Với sự ảnh hưởng của một thời gian dài chiến tranh, rồi sang thời kỳ kế hoạch hoá tập trung nước ta không chú trọng tới việc giữ gìn và phát triển các giống lúa đắc sản nên hiện nay lúa ác sản của n ước ta chất lượng không cao, năng xuất thấp do đó không được chú trọng trong trông lúa xuất khẩu. 2.3.1.1.2 Công nghệ sau thu hoạch - Cơ sở vật chất phục vụ chế biến, bảo quản xuất khẩu c òn yếu kém lại phân bố không đều. Hệ thống nhà máy xay xát, đánh bóng gạo xuất khẩu hiện nay tuy có đước trang bị thêm máy móc, thiết bị hiện đại hơn nhưng số lượng còn ít, chủ yếu được bố chí ở thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Mỹ Tho. Trpng khi đó, những vùng và địa phương có nhiều lúa hàng hoá phục vụ xuất khẩu như An Gianh, Đồng Tháp, Sóc Trăng…lại không có các nhà máy chế biến và đánh bóng gạo xuất khẩu hiện đại. Đầu mối xuất khẩu gạo tập chung quá lớn ở thành phố Hồ Chí Minh, trong khi đó nguồn gạo là ở Đồng bằng sông Cửu Long, làm tăng chí phí vận chuyển và chí phí trung gian khác. Vùng Đồng bằng sông Hồng và Duyên Hải Nam Trung Bộ tuy có thừa lúa gạo nhưng thu gom, chế biến rất khó khăn nên xuất khẩu không đáng kể. - Tỷ lệ tổn thất sau thu hoạch khá cao 10 – 12%, trong khi ở các nước tiên tiến như Nhật Bản tỷ lệ này là 3.9 – 5.6%. Nếu lấy mức tổn thất trung bình là 10% và sản 20 SVTH: Nguyễn Đức Sang GVHD: Ths Nguyễn Giác Trí Lớp: ĐHQTKD09B
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2