LUẬN VĂN: Thực trạng xuất khẩu hàng hàng hoá trong thời kỳ đổi mới ở Việt nam
lượt xem 16
download
Trong thời đại ngày nay, cuộc cách mạng khoa học công nghệ trên thế giới đang phát triển như vũ bão với tốc độ nhanh trên tất cả các lĩnh vực. Sự phát triển của khoa học công nghệ đã làm cho nền kinh tế thế giới có những biến đổi to lớn và sâu sắc đồng thời đẩy nhanh quá trình quốc tế hoá đời sống kinh tế thế giới. Chính vì vậy ngày nay hợp tác quốc tế đã trở thành yêu cầu tất yếu đối với sự phát triển đi lên của mỗi quốc gia. Hoà...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: LUẬN VĂN: Thực trạng xuất khẩu hàng hàng hoá trong thời kỳ đổi mới ở Việt nam
- LUẬN VĂN: Thực trạng xuất khẩu hàng hàng hoá trong thời kỳ đổi mới ở Việt nam
- Lời nói đầu Trong thời đại ngày nay, cuộc cách mạng khoa học công nghệ trên thế giới đang phát triển như vũ bão với tốc độ nhanh trên tất cả các lĩnh vực. Sự phát triển của khoa học công nghệ đã làm cho nền kinh tế thế giới có những biến đổi to lớn và sâu sắc đồng thời đẩy nhanh quá trình quốc tế hoá đời sống kinh tế thế giới. Chính vì vậy ngày nay hợp tác quốc tế đã trở thành yêu cầu tất yếu đối với sự phát triển đi lên của mỗi quốc gia. Hoà nhập với xu thế này, trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là từ khi tiến hành đổi mới kinh tế - xã hội, Đảng và Nhà nước ta rất coi trọng các hoạt động kinh tế đối ngoại. Trong báo cáo chính trị của ban chấp hành trung ương Đảng tại đại hội Đảng VIII đã nhấn mạnh: “. . . Tiếp tục thực hiện đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, mở rộng đa phương hoá và đa dạng hoá các quan hệ đối ngoại với tinh thần Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hoà bình, độc lập phát triển. Hợp tác nhiều mặt, song phương và đa phương với các nước, các tổ chức quốc tế và khu vực. . . ”. Từ tháng 7/1995, ta đã trở thành thành viên chính thức của Hiệp hội các nước Đông Nam (ASEAN) ;từ tháng 3/1996, ta là một trong những thành viên sáng lập của diễn đàn Hợp tác á-ÂU (ASEM). Từ tháng 11/1998, ta đã trở thành thành viên chính thức của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu á Thái Bình Dương (APEC)và đang trong quá trình đàm phán để gia nhập vào tổ chức thương mại thế giới (WTO). Tham gia vào các tổ chức này sẽ tạo điều kiện cho việt Nam sánh vai với các nước trên diễn đàn quốc tế, mở rộng khả năng hợp tác kinh tế và đầu tư cũng như tạo thêm điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng thương mại giữa nước ta với các nước Tuy nhiên, chúng ta tham gia hội nhập vào nền kinh tế thế giới nghĩa là chúng ta phải chấp nhận xu hướng hợp tác trong cạnh tranh. Đây vừa là thời cơ mà ta có thể tận dụng để phát triển đất nước đồng thời cũng là thách thức trước nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế so với các nước xung quanh và trên thế giới. Hơn bao giờ hết xuất khẩu đóng vai trò hết sức quan trọng đối với phát triển kinh tế. Việc mở rộng xuất khẩu để tăng thu nhập ngoại tệ cho tài chính và cho nhu cầu nhập khẩu cũng như tạo cơ sở cho phát triển cơ sở hạ tầng là mục tiêu quan trọng. Nhà nước ta đã và đang thực hiện các
- chính sách và các biện pháp thúc đẩy các ngành kinh tế theo hướng xuất khẩu, khuyến khích khu vực tư nhân mở rộng xuất khẩu để giải quyết công ăn việc làm, tăng thu ngoại tệ cho đất nước. Do vậy, xây dựng được các chính sách và biện pháp thúc đẩy xuất khẩu như thế nào để ta có thể tận dụng được những thuận lợi vượt qua những khó khăn trong sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hoá đất nước, đưa kinh tế đất nước phát triển bền vững đang là một vấn đề được Nhà nước ta đưa nên hàng đầu. Nội dung của đề án bao gồm : ChươngI: Những lý luận cơ bản về xuất khẩu hàng hoá trong thời kỳ đổi mới ở Việt Nam Chương II: Thực trạng xuất khẩu hàng hàng hoá trong thời kỳ đổi mới ở Việt nam Chương III: Biện pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá nước ta hiện nay
- Chương I: những lý luận cơ bản về xuất khẩu hàng hoá trong thời kỳ đổi mới ở Việt Nam I Bản chất và vai trò của xuất khẩu hàng hoá 1- Thương mại quốc tế đối với sự phát triển của mỗi quốc gia. 1. 1 Khái niệm thương mại quốc tế Thương mại quốc tế là sự trao đổi hàng hoá, dịch vụ giữa các nước thông qua mua bán. Sự trao đổi đó là một hình thức của mối quan hệ xã hội và phản ánh sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế giữa những người sản suất hàng hoá riêng biệt của các quốc gia. 1. 2 vai trò của thương mại quốc tế Quốc gia cũng như cá nhân không thể sống riêng rẽ mà vẫn đầy đủ được. Thương mại quốc tế có tính chất sống còn vì một lý do cơ bản là ngoại thương mở rộng khả năng sản suất và tiêu đùng trong nước khi thực hiện chế độ tự, cung tự cấp, không buôn bán. Thương mại quốc tế có vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển của mỗi quốc gia, không chỉ do nó cho phép mở rộng khả năng tiêu dùng của mỗi quốc gia mà nó còn giúp quốc gia đó phát triển. Bên cạnh đó có nhiều lý do khác khiến thương mại quốc tế trở nên vô cùng quan trọng. Thương mại quốc tế cần thiết cho việc thực hiện chuyên môn hoá sâu để có hiệu quả kinh tế trong nhiều ngành công nghiệp hiện đại. Chuyên môn hoá quy mô lớn làm cho chi phí sản xuất giảm và hiệu quả kinh tế theo quy mô sẽ được thực hiện ở từng nước trong các nước khác nhau. Sự khác nhau về sở thích hay mức cầu cũng là một nguyên nhân khác để có thể buôn bán. Ngay cả trong trường hợp hiệu quả tuyệt đối trong hai nơi giống hệt nhau, buôn bán vẫn có thể diễn ra do khác nhau về sở thích. Có thể nói nhu cầu trao đổi xuất hiện từ thời cổ đại nhưng chỉ từ khi ra đời của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa mới phá vỡ tính chất đóng kín của từng đơn vị kinh tế trong từng quốc gia và của từng nước.
- Chế độ tư bản chủ nghĩa gắn chặt thị trường dân tộc với thị trường thế giới, gắn chặt phân công lao động trong nước với phân công lao động quốc tế. Ngoại thương trở nên không thể thiếu được với phương thức sản xuất đó, như Lê-Nin đã nhận xét: “ không có thị trường bên ngoài thì một số nước tư bản không thể sống được . Thực tế chứng minh rằng không một quốc gia nào có thể bằng chính sách đóng cửa với nước ngoài lại phát triển nhanh và có hiệu quả kinh tế cao được. Muốn phát triển nhanh, mỗi nước không thể đơn độc dựa vào nguồn lực của mình mà phải biết tận dụng có hiệu quả tất cả các thành tựu kinh tế, khoa học kỹ thuật của nhân loại đã đạt được. Nền kinh tế mở cửa sẽ mở ra những tiềm năng sẵn có của một nước nhằm sử dụng phân công lao động quốc tế một cách có lợi nhất. Mở rộng thương mại quốc tế và các mối quan hệ kinh tế đối ngoại là vận dụng một trong những bài học kinh nghiệm quý báu rút ra từ thực tiễn nước ta trong những năm qua. Đại hội VIII đảng ta đã khẳng định chúng ta chủ trương hợp tác bình đẳng và cùng có lợi với tất cả các nước không phân biệt thể chế chính trị, xã hội trên nguyên tắc cùng tồn tại hoà bình ”. Cho đến nay dù thành tựu đã đạt được xong chưa có thể giúp chúng ta thoát khỏi vị trí là một trong những nước nghèo trên thế giới nhưng cũng có những kết quả đáng mừng từ chính sách mở rộng thương mại, giao lưu kinh tế với bên ngoài. Nước ta đang từng bước chuyển mình với nhịp độ sản xuất mới bằng những công nghệ khoa học tiên tiến. Tin tưởng rằng, với những hướng đi đúng dắn, với những ưu thế của mình và sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, Việt nam sẽ trở thành một mắt xích quan trọng trong nền kinh tế thế giới. Báo cáo chính trị của ban chấp hành tw đảng tại đại hội lầnVI đã nhấn mạnh:" Nhiệm vụ ổn định và phát triển kinh tế trong chặng đường đầu tiêncũng như sự phát triển khoa học,kỹ thuậtvà công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa của nước ta tiến hành nhanh hay chậm phụ thuộc một phần quan trọng vào việc mở rộngvà nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại". 2. vị trí và vai trò của xuất khẩu hàng hoá trong thời kỳ đổi mới ở Việt Nam. 2. 1 Vị trí của xuất khẩu hàng hoá. Xuất khẩu hàng hoá là những việc mua bán trao đổi hàng hoá, dịch vụ của một nước này với các nước khác và dùng ngoại tệ làm phương tiện trao đổi. Hoạt động
- xuất khẩu diễn ra trong nền kinh tế có thương mại quốc tế mở rộng bao gồm cả việc bán sản phẩm hàng hoá ra nước ngoài và nhập khẩu sản phẩm từ nước khác. Kinh doanh xuất khẩu hàng hoá là hoạt động kinh doanh buôn bán thuộc phạm vi quốc tế và là hoạt động kinh tế thương mại rất phức tạp. Do đó nó không chỉ là một hành vi bán riêng lẻ mà là cả một quá trình kinh doanh phức tạp bao gồm nhiều khâu khác nhau. Trong thời đại ngày nay, thời đại của cùng tồn tại hoà bình, cùng vươn tới ấm no hạnh phúc và cũng là thời đại của việc vươn tới mở cửa và mở rộng giao lưu kinh tế. Do đó xu hướng phát triển của nhiều nước trong những năm gần đây là thay đổi chiến lược kinh tế từ “đóng cửa” sang “mở cửa” và từ “thay thế nhập khẩu” sang “hướng vào xuất khẩu”. Có thể nói đây là con đường đúng đắn cho sự phát triển vượt bậc giúp cho nền kinh tế của mỗi quốc gia ngày càng phát triển. Đối với những nước mà nền kinh tế chưa phát triển cao như nước ta thì những nhân tố thuộc về tiềm năng như lao động và tài nguyên thiên nhiên là rất lớn trong khi các nhân tố như vốn, kỹ thuật - công nghệ, và kinh nghiệm quản lý còn thiếu. Vì vậy, chiến lược hướng vào xuất khẩu thực chất là giải pháp “mở cửa ” nền kinh tế nhằm tranh thủ vốn và kỹ thuật của nước ngoài kết hợp với những tiềm năng bên trong về lao động và tài nguyên thiên nhiên sẽ giúp cho nền kinh tế Việt nam tăng trưởng nhanh, rút ngắn khoảng cáchchênh lệch giàu nghèo. Mặt khác, Việt nam cũng phải ra sức phát triển sản xuất, xuất khẩu hàng hoá, nhập khẩu những công nghệ mới tiên tiến nhằm thực hiện tốt các mục tiêu kinh tế đã đặt ra. Xuất khẩu hàng hoá nằm trong lĩnh vực phân phối và lưu thông hàng hoá của quá trình tái sản xuất mở rộng, nhằm mục đích liên kết sản xuất với tiêu dùng của nước này với nước khác. Ngoài ra, xuất khẩu hàng hoá ra nước ngoài cho phép chúng ta khai thác được tiềm năng, thế mạnh về sức lao động và tài nguyên thiên nhiên. Vì vậy, nền sản xuất xã hội phát triển như thế nào trong giai đoạn hiện nay phụ thuộc rất lớn vào hoạt động xuất khẩu. Xuất khẩu không những được thừa nhận là hoạt động cơ bản của hoạt động kinh tế đối ngoại mà nó còn là một phương tiện thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Do vậy, các Chính phủ ở các quốc gia trong chiến lược phát triển kinh tế của mình đều coi hoạt
- động xuất khẩu là một hoạt động trọng tâm để thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế. 2. 2 vai trò của xuất khẩu hàng hoá đối với nền kinh tế quốc dân trong thời kỳ đổi mới ở Việt Nam Trên thực tế ta thấy, bất cứ một ngành sản xuất hay kinh doanh nào muốn thu hút được kết quả cao đều phải biết khai thác và phát huy triệt để những lợi thế sẵn có ở bên trong cũng như bên ngoài một cách đúng đắn và hợp lý. Đối với hoạt động xuất khẩu của Việt nam cần phải tận dụng các nguồn tiềm năng để mang lại hiệu quả ngày càng cao. Chúng ta có những điều kiện thuận lợi: nước ta là một nước Đông nam á nằm ở khu vực Châu á - Thái Bình Dương - khu vực được coi là phát triển “năng động”, có tầm chiến lược ngày càng quan trọng trên bản đồ chính trị và kinh tế thế giới. Vị trí của Việt nam nằm trên tuyến đường giao lưu hàng hải quốc tế từ các nước SNG, Trung Quốc, Nhật bản, Nam Triều Tiên sang các nước Nam á, Trung Đông, và Châu phi. Với một vị trí thuận lợi như vậy tạo điều kiện cho Việt nam tham gia vào phân công lao động quốc tế và trong sự hợp tác với các nước trong khối ASEAN, trong khu vực, và các nước trên thế giới một cách dễ dàng. Mặt khác, nó cũng góp phần đẩy mạnh hoạt động thương mại nói chung và hoạt động xuất nhập khẩu nói riêng. Không những thế, Việt nam còn có biển chạy dọc theo chiều dài đất nước, nhất là từ Phan Thiết trở vào còn có cảng nước sâu, khí hậu tốt, không có sương mù, tàu bè nước ngoài có thể cập bến an toàn quanh năm. Điều này rất thuận lợi cho việc giao lưu buôn bán giữa các nước. Mặt khác, về vận tải hàng không, tuy chúng ta chưa có nhiều sân bay nhưng chúng ta có sân bay Tân Sơn Nhất nằm ở vị trí lý tưởng cách đều thủ đô các thành phố quan trọng trong vùng như Băng cốc (Tháilan), Giacacta (Indonexia), Mamila (Philipin). Thông qua đó cho phép chúng ta mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại cũng như hoạt động xuất nhập khẩu. Cùng với vị trí địa lý thuận lợi, nguồn tài nguyên thiên nhiên ở nước ta cũng là một trong những nguồn tiềm năng góp phần vào việc đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu.
- Bên cạnh những cơ hội, chúng ta cũng còn gặp rất nhiều khó khăn trong sự nghiệp công nghiệp hoá đất nước. Vì xuất phát điểm của chúng ta quá thấp. Thách thức gay gắt nhất là nguy cơ “tụt hậu ” xa hơn về kinh tế so với nhiều nước trong khu vục và trên thế giới. Mỹ và phương tây tiếp tục mưu toan thực hiện chiến lược “diễn biến hoà bình”. Gây áp lực đối với chúng ta về vấn đề “dân chủ”, “nhân quyền”, đa nguyên đa đảng. Nguy cơ đi chệch hướng XHCN. Nền kinh tế trong nước còn nhiều yếu kém. Vẫn hiện trạng tham ô, tham nhũng nhiều. Bộ máy quản lý còn quan liêu, thủ tục hành chính còn dườm dà. Đội ngũ cán bộ vừa thiếu lại vừa yếu, đặc biệt đối với cán bộ thuộc lĩnh vực ngoại thương. Nhận thức rõ những điều kiện thuận lợi và khó khăn trên Đảng và Nhà nước ta đã đề ra phương hướng chiến lược ổn định và phát triển kinh tế xã hội. Phát huy lợi thế tương đối, không ngừng nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá. Đáp ứng tốt nhu cầu của sản xuất và đời sống. Hướng mạnh vào xuất khẩu, thay thế nhập khẩu những mặt hàng trong nước sản xuất có hiệu quả. Mở rộng quan hệ kinh tế đối với các nước, các tổ chức quốc tế, các công ty và các tư nhân nước ngoài, trên nguyên tắc giữ vững độc lập chủ quyền bình đẳng và cùng có lợi, phù hợp với cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Vậy đẩy mạnh xuất khẩu có vị trí, vai trò quan trọng trong đổi mới cơ cấu kinh tế, thực hiện thành công công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Vai trò của xuất khẩu được thể hiện ở các mặt sau: 2. 2. 1 Xuất khẩu tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá. ở nước ta, để thực hiện thành công công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nước trong thời gian ngắn, đòi hỏi chúng ta phải có nguồn vốn lớn để nhập khẩu máy móc thiết bị kỹ thuật và công nghệ tiên tiến. Nguồn vốn để nhập khẩu có thể được hình thành từ các nguồn sau: đầu tư nước ngoài, vay nợ hoặc viện trợ, ngoại tệ thu được từ các nguồn khác. Trong các nguồn trên thì các nguồn như vay nợ và đầu tư nước ngoài tuy quan trọng nhưng cũng phải trả sau này. Và việc sử dụng chúng một cách thái quá sẽ gây hậu quả cho việc trả nợ về sau. Vì vậy, nguồn từ xuất khẩu là nguồn thu ngoại tệ quan trọng phục vụ cho quá trình nhập khẩu, phục vụ cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
- Trong tương lai, nguồn vốn bên ngoài sẽ tăng nên nhưng mọi cơ hội đầu tư và vay nợ của nước ngoài và các tổ chức quốc tế chỉ thuận lợi khi các chủ đầu tư và người cho vay thấy được khả năng của việc xuất khẩu bởi xuất khẩu - nguồn vốn duy nhất để trả nợ. 2. 2. 2 Xuất khẩu đóng góp vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế và thúc đẩy sản xuất phát triển. Cơ cấu sản xuất và tiêu dùng trên thế giới đã và đang thay đổi mạnh mẽ. Đó là thành quả của cuộc cách mạng khoa học hiện đại. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong quá trình công nghiệp hoá phù hợp với xu hướng phát triển của kinh tế thế giới là tất yếu đối với nước ta. Có hai cách nhìn nhận về tác động của xuất khẩu đối với sản xuất và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Một là, xuất khẩu chỉ là việc tiêu thụ những sản phẩm thừa do sản xuất vượt quá nhu cầu nội địa. Trong trường hợp nền kinh tế còn lạc hậu và chậm phát triển như nước ta, sản xuất về cơ bản là chưa đủ cho nhu cầu tiêu dùng nếu chỉ thụ động chờ sự “thừa ra” của sản xuất thì xuất khẩu sẽ vẫn cứ nhỏ bé và tăng trưởng chậm chạp. Sản xuất và thay thế cơ cấu kinh tế cũng sẽ rất chậm chạp. Hai là, coi thị trường đặc biệt là thị trường thế giới là hướng quan trọng để tổ chức sản xuất. Quan điển thứ hai chính là xuất phát từ nhu cầu của thị trường thế giới để tổ chức sản xuất. Điều đó có tác động tích cực đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển. Sự tác động này nên sản xuất thể hiện ở các mặt sau: Xuất khẩu tạo điều kiện cho các ngành có cơ hội phát triển thuận lợi. Ví dụ khi phát triển ngành dệt may xuất khẩu sẽ tạo điều kiện thuận lợi và cơ hội đầy đủ cho việc phát triển các ngành sản xuất nguyên liệu như bông, vải sợi. . . Sự phát triển của ngành công nghiệp chế biến thực phẩm xuất khẩu gạo, chè, cà phê. . . sẽ thúc đẩy sự phát triển của các ngành sản xuất nông nghiệp và các ngành chế biến có liên quan. Xuất khẩu tạo khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ góp phần cho sản xuất phát triển ổn định. Khi sản xuất bắt đầu lớn mạnh thị trường trong nước không đủ khả năng làm cho sản xuất phát triển mạnh được, chỉ có thị trường rộng lớn ở bên ngoài mới có
- thể đảm bảo cho sự phát triển mạnh mẽ và không ngừng của các ngành nghề trong nước và đảm bảo sản xuất phát triển ổn định. Xuất khẩu tạo điều kiện mở rộng khả năng cung cấp đầu vào cho sản xuất, nâng cao năng lực sản xuất trong nước. Xuất khẩu tạo ra những tiền đề kinh tế, kỹ thuật nhằm cải tạo và nâng cao năng lực sản xuất trong nước. Điều này muốn nói đến xuất khẩu là phương tiện quan trọng tạo ra vốn, kỹ thuật và công nghệ từ thế giới bên ngoài vào Việt nam nhằm hiện đại hoá nền kinh tế của đất nước tạo ra một năng lực sản xuất mới. Thông qua xuất khẩu, hàng hoá của ta sẽ tham gia vào cuộc cạnh tranh trên thị trường thế giới về giá cả, chất lượng. Cuộc cạnh tranh này đòi hỏi chúng ta phải tổ chức lại sản xuất hình thành cơ cấu sản xuất thích nghi với thị trường. Xuất khẩu còn đòi hỏi các doanh nghiệp phải luôn đổi mới và không ngừng phát triển trong hoạt động kinh doanh của mình để có thể đứng vững trong cạnh tranh trên thị trường thế giới. 2. 2. 3 Xuất khẩu có tác động tích cực đến việc giải quyết công ăn việc làm và cải thiện đời sống của nhân dân. Tác động của xuất khẩu đến đời sống của nhân dân bao gồm rất nhiều mặt: Trước hết sản xuất hàng xuất khẩu là nơi tiêu thu hút hàng triệu lao động vào làm việc với thu nhập không nhỏ. Hơn nữa, xuất khẩu còn tạo ra nguồn vốn để nhập khẩu các vật phẩm tiêu dùng thiết yếu phục vụ đời sống và đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người dân hiện nay. 2. 2. 4 Xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại của đất nước. Chúng ta thấy rõ xuất khẩu và các quan hệ kinh trế đối ngoại có tác động qua lại phụ thuộc lẫn nhau. Xuất khẩu là hoạt động kinh tế đôi ngoại, khi xuất khẩu phát triển nó cũng thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại khác phát triển theo như quan hệ về chính trị và ngoại giao. Mặt khác các quan hệ chính tri, kinh tế, ngoại giao phát triển mạnh lại tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu phát triển. 2. 2. 5 vai trò của xuất khẩu đối với một doanh nghiệp
- Xuất khẩu đem lại cho doanh nghiệp rất nhiều lợi thế. Xu thế toàn cầu hoá nền kinh tế, sự mở cửa của nhiều thị trường mới, các hiệp định thương mại song phương,sự hình thành các tổ chức kinh tế và thương mại khu vực và sự hình thành của tổ chức thương mại thế giới đã tạo ra những cơ hội chưa từng có cho các doanh nghiệp muốn xuất khẩu. Do việc áp dụng công nghệ mới,nhiều nước có khả năng tạo ra các sản phẩm rẻ hơn,tốt hơn, với thời gian sản xuất nhanh hơn. Rất nhiều nươc đang phát triển đã trở thành đối thủ cạnh tranh đối với các nước phát triển nhờ vào sự nắm bắt hệ thống viễn thông toàn cầu, sự phát triển của ti vi,máy tính,mạng internet. Đây là lúc thích hợp nhất cho các doanh nghiệp tận dụng những biến chuyển của thị trường để tiến hành xuất khẩu. Những lợi ích mà xuất khẩu có thể mang lại cho doanh nghiệp là : -Tăng doanh số và lợi nhuận. Nếu một công ty hoạt động tốt trên thị trường nội địa thì việc mở rộng ra thị trường nước ngoài sẽ làm tăng lợi nhuận. - Giành được thị phần ở nước ngoài nhờ vào việc xuát khẩu,công ty sẽ học hỏi được từ đối thủ cạnh tranh, từ các chiến lược của họ và những việc mà đối thủ cạnh tranh, từ các chiến lược của họ và những việc mà đối thủ cạnh tranh đã thực hiện để giành được thị phần ở nước ngoài. -Giảm sự phụ thuộc vào thị trường nội địa hiện có. Nhờ mở rộng hoạt động ra thị trường nước ngoài,công ty sẽ phát triển các cơ sở bán hàng và giảm sự phụ thuộc vào khách hàng trong nước ổn định doanh nghiệp trước sự biến động của thị trường trong nước. Bằng cách khai thác thị trường thế giới,công ty sẽ khai thác thị trường thế giới,công ty sẽ không bị bó tay trước những thay đổi về kinh tế, về nhu cầu của khách hàng và những biến động theo thời vụ trên thị trường trong nước. - Tận dụng năng lực sản xuất dư thừa. nhờ xuất khẩu mà có thể tận dụng năng lực sản xuất và thời gian sản xuất,do đó làm giảm chi phí của một đơn vị sản phẩm,và tăng hiệu quả kinh tế. - Nâng cao năng lực cạnh tranh. Do xuất khẩu mà có thể tăng thêm năng lực cạnh tranh của một nước, của một doanh nghiệp. Khi một doanh nghiệp có lợi do việc sử
- dụng công nghẹ mới,các phương pháp và sản xuất mới thì năng lực của doanh nghiệp được nâng lên và cán cân thương mại trong nước dược phát triển II. Chính sách thúc đẩy xuất khẩu. 1. Vì sao phải có chính sách thúc đẩy xuất khẩu. Khác với hoạt động thương mại trong nước, xuất khẩu thuộc phạm vi của thương mại quốc tế, do vậy nó chịu sự chi phối và điều khiển của các quy luật vượt ra khỏi phạm vi biên giới của một quốc gia. Chính vì thế mà hoạt động xuất khẩu thường phức tạp hơn nhiều so với các hoạt động thương mại trong nước. Nếu để hoạt động xuất khẩu tự do không có các biện pháp điều chỉnh và thúc đẩy thì hoạt động xuất khẩu sẽ không hiệu quả và gặp nhiều khó khăn bởi các lý do sau đây: 1. 1 Những khó khăn của hoạt động xuất khẩu. Hoạt động xuất khẩu phụ thuộc vào rất nhiều các điều kiện khác nhau, đồng thời trong quá trình tiến hành hoạt động xuất khẩu cũng nảy sinh nhiều vấn đề có tính chất đặc thù của loại hình này. Một trong những điều kiện để có được các sản phẩm có khả năng cạnh tranh quốc tế là sự tồn tại của một hệ thống các điều kiện khung về chính sách thích hợp cho sản xuất, tạo điều kiện cho sản xuất doanh nghiệp sản xuất ra các sản phẩm thích hợp cho xuất khẩu. Các điều kiện khung này bao gồm các điều kiện về pháp lý, thuế và các thủ tục hành chính. Ngoài ra còn phải kể đến các điều kiện để tiến hành hoạt động nhập khẩu cũng như triển khai đầu tư trực tiếp của nước ngoài để tận dụng các khả năng chuyển giao công nghệ. Nhân tố thứ hai gây khó khăn cho hoạt động xuất khẩu là vấn đề về thông tin của thị trường xuất khẩu. Các thông tin này thường khó thu nhận hơn là các thông tin ở thị trường trong nước. Các thông tin này bao gồm cả thông tin về thị trường như: khả năng tiêu thụ, yêu cầu chất lượng, tình hình cạnh tranh, các quy định về hạn chế nhập khẩu, những hiểu biết riêng về khách hàng và độ tin cậy của khách hàng. Do tính năng động của thị trường mà ngoài những hiểu biết riêng, cơ bản còn cần phải tiếp tục theo dõi diễn biến của thị trường để có thể phản ứng linh hoạt trước những thay đổi của tình hình.
- Khi đã có những thông tin cần thiết, cần triển khai các hoạt động xúc tiến xuất khẩu và marketing xuất khẩu. Do sự xa cách về mặt địa lý với các thị trường xuất khẩu và sự hiểu biết thường là ít ỏi về các thị trường này nên công việc tiến hành các hoạt động này khó hơn đối với thị trường trong nước. Những công việc xúc tiến ở đây là giới thiệu sản phẩm, lựa chọn và áp dụng các phương pháp tiếp thị thích hợp, hỗ trợ tiêu thụ và trong trường hợp cần thiết xây dựng hệ thống dịch vụ và các hệ thống kho phân phối. Yếu tố thứ tư gây khó khăn cho hoạt động xuất khẩu là hoạt động này đòi hỏi những kiến thức và kinh nghiệm. Các thủ tục cần thiết trong xuất khẩu bao gồm cả các quy định cần chú ý và việc sử dụng các loại hồ sơ và giấy tờ khác nhau và điều này thì khác rất nhiều với kinh doanh trong nước. Để duy trì các mối quan hệ với nước ngoài lại cần các chuyến đi ra nước ngoài hết sức tốn kém hoặc phải xây dựng và đảm bảo kinh phí cho các cơ sở đại diện ở nước ngoài. Thứ năm là việc đảm bảo tài chính cho xuất khẩu: một hoạt động mà ở đó thường áp dụng các thời hạn thanh toán dài hơn và các thủ tục đặc biệt đòi hỏi phải có sự phối phợp với các tổ chức tài chính chuyên môn. Cần đặc biệt lưu ý ở đây là các rủi ro trong thanh toán cũng như rủi do tín dụng thông thường là các rủi do đặc thù của mỗi quốc gia hoặc các rủi do kinh tế luôn đi kèm với các hoạt động kinh doanh với nước ngoài. Những điều khác nhau về hệ thống pháp luật, quan niệm về pháp luật cũng như những khó khăn trong việc bảo vệ quyền lợi của mình ở nước ngoài cũng rất quan trọng và cần phải được đặc biệt lưu ý. Tất cả những khó khăn trên làm cho hoạt động xuất khẩu cần có sự hỗ trợ và thúc đẩy để nó có thể tiến hành được rễ dàng. 1. 2 Những yêu cầu đặt ra cho hoạt động xuất khẩu. Để tránh nguy cơ tụt hậu so với các nước trong khu vực và trên thế giới, chúng ta cần phải xây dựng những chính sách về kinh tế cho phù hợp, đặc biệt chính sách xuất khẩu. Tuy nhiên, để có thể có được những chính sách phát triển xuất khẩu đúng đắn, có hiệu quả, đòi hỏi chúng ta cần phải nghiên cứu về những yêu cầu mà xuất khẩu cần phải đáp ứng những đòi hỏi của nền kinh tế Việt nam.
- 1. 2. 1 Xuất khẩu phải ra sức khai thác có hiệu quả nguồn lực của đất nước. Thế mạnh lớn nhất của Việt nam là có lực lượng lao động dồi dào. Lực lượng lao động của Việt nam được đánh giá là có khả năng tiếp thu kỹ thuật cộng nghệ nhanh lại cần cù, siêng năng, có nhiều ngành nghề truyền thống, nhạy cảm với cái mới, hơn nữa giá nhân công lại rẻ. Xuất khẩu phát triển có nghĩa là chúng ta đã giải quyết được việc làm cho một số lượng lớn người lao động. Ngoài ra, Việt nam còn có một quỹ tài nguyên thiên nhiên phong phú và đa dạng như đất, rừng, biển, khoáng sản, thuỷ sản. . . . Yêu cầu đặt ra là phải khai thác được nguồn lực trong nước, thúc đẩy xuất khẩu có hiệu quả. 1. 2. 2 Xuất khẩu phải mở rộng thị trường, nguồn hàng và đối tác kinh doanh xuất khẩu nhằm tạo thành cao trào xuất khẩu, coi xuất khẩu là mũi nhọn đột phá cho sự giàu có. Xuất khẩu phải mạnh và có hiệu quả để tạo thế đứng cho nước ta trên thương trường quốc tế. Trong điều kiện hiện nay, muốn gia nhập các tổ chức kinh tế quốc tế thì nước ta phải có được các quan hệ kinh tế bền vững với các trung tâm kinh tế chủ yếu của thế giới như Mỹ, Nhật bản và Châu âu. Chính những mối quan hệ này là giá đỡ cho một quốc gia có thể tham gia có hiệu quả váo các khối kinh tế khu vực. Xuất khẩu muốn hiệu quả trước tiên ta phải nghiên cứu nhu cầu trên thị trường đồng thời đánh giá khả năng sản xuất của ta. Từ đó, tìm các đối tác liên doanh, liên kết tạo nguồn hàng xuất khẩu. 1. 2. 3 Nâng cao năng lực sản xuất hàng xuất khẩu để tăng nhanh khối lượng kim ngạch xuất khẩu. Hiện nay, xuất khẩu của ta còn manh mún, thường xuất khẩu với khối lượng nhỏ. Trong xu thế khu vực hoá ngày nay đòi hỏi năng lực xuất khẩu của nước ta phải được nâng cao để thu ngoại tệ về cho đất nước đồng thời vươn lên chiếm lĩnh ngày càng nhiều thị trường xuất khẩu. 1. 2. 4 Tạo ra những mặt hàng xuất khẩu chủ lực đáp ứng những đòi hỏi của thị trường thế giới và của khách hàng, với chất lượng cao khối lượng lớn và có khả năng cạnh tranh cao.
- Nước ta có cơ cấu hàng xuất khẩu tương đối giống với các nước trong khối ASEAN. Do kỹ thuật sản xuất những mặt hàng này của ta hiện còn lạc hậu, chất lượng chưa cao, số lượng chưa lớn nên hàng hoá của ta có sức cạnh tranh kém hơn so với các nước trong khu vực. Để có thể phát triển kinh tế dựa vào xuất khẩu đòi hỏi phải có sự thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu sang những mặt hàng có hàm lượng kỹ thuật cao, chế biến sâu, tương đối mới và có nhu cầu lớn trên thị trường như dịch vụ phần mềm máy tính, hàng nông sản tinh chế. . . 1.2.5 Những lý do khác. + Vì lý do bảo hộ cần khuyến khích xuất khẩu để mở rộng cơ hội tiêu thụ các sản phẩm công nghiệp trong nước, đặc biệt của các doanh nghiệp Việt nam trên trường quốc tế. + Khuyến khích xuất khẩu để lập lại thế cân bằng trong cạnh tranh cho các nhà sản xuất trong nước, tránh việc họ bị thiệt thòi do chính sách khuyến khích xuất khẩu của các nước khác gây ra. + Cuối cùng do những nguyên nhân về cán cân thanh toán cần thiết phải áp dụng các biện pháp khuyến khích xuất khẩu để thông qua tăng xuất khẩu mà giảm thâm hụt trong cán cân thanh toán. 2. Mục tiêu của chính sách thúc đẩy xuất khẩu. Để thực hiện chiến lược ổn định và phát triển kinh tế xã hội, chính sách thúc đẩy xuất khẩu nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ một nước nông nghiệp thành một nước công nghiệp, từ công nghiệp chế biến dựa trên lao động thủ công, kỹ thuật giản đơn đến công nghiệp chế tạo dựa trên vốn cao và kỹ thuật hiện đại. Theo đó sự chuyển dịch cơ cấu hàng chế tạo và tỷ lệ hàng chế tạo xuất khẩu có xu hướng tăng nhanh. Công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu không phải là mục đích tự thân mà nó là phạm trù lịch sử cho nên mục tiêu trực tiếp cụ thể không thể nào khác là nhằm phát triển kinh tế xã hội nhanh, bền vững, có hiệu quả. Phấn đấu vượt qua tình trạng nước nghèo và kém phát triển, cải thiện đời sống nhân dân củng cố quốc phòng và an ninh, tạo điều kiện cho đất nước phát triển nhanh hơn vào thế kỷ 21. Thực hiện chính sách thúc đẩy xuất khẩu nhằm đặt nền kinh tế quốc gia trong quan hệ cạnh tranh trên thị trường quốc tế nhằm phát huy lợi thế so sánh, buộc sản
- xuất trong nước phải luôn đổi mới công nghệ, không thể tồn tại với năng suất thấp kém, mau chóng nâng cao khả năng mở rộng thị trường và xúc tiến thương mại. Đích cuối cùng là làm thoả mãn nhu cầu của thị trường, kể cả thị trường trong nước và thị trường quốc tế. Thúc đẩy xuất khẩu không có nghĩa là xem nhẹ nhu cầu trong nước, không chú ý thay thế nhập khẩu. Chính sách thúc đẩy xuất khẩu nhằm: + Đảm bảo kim ngạch nhập khẩu phục vụ cho quá trình Công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. + Gắn sản xuất vì nền kinh tế trong nước với các hoạt động của nền kinh tế thế giới, nối kết các nền kinh tế với nhau và tạo ra một không gian kinh tế rộng lớn hơn nhờ hiệu quả và buôn bán quốc tế. + Tăng kim ngạch xuất khẩu nhanh hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế và tạo ra ngoại tệ để nhập khẩu. Khai thác có hiệu quả lợi thế tuyệt đối và tương đối của đất nước kích thích các ngành kinh tế phát triển Góp phần tăng tích luỹ và sử dụng vốn trong nước tạo dựng được nguồn vốn của nước ngoài có tính đến kinh nghiệm của các nước đi trước. + Năng cao sức cạnh tranh của hàng hoá sản xuất trong nước. + Thúc đẩy quan hệ đối ngoại giữa các nước, nâng cao uy tín của Việt nam trên thị trường quốc tế và khu vực. * Đánh giá vai trò của xuất khẩu : Xuất khẩu đóng một vai trò quan trọng vi nó là hoạt động duy nhất có thể làm cho những mặt hàng sản xuất trong nước dồi dào có thể được cân đối. cũng chính nhờ nó mà các nước đang phát triển,có thể thực hiện chuyên môn hoá và quy mô sản xuất hiệu quả, trên cơ sở đó nâng cao khả năng cạnh tranh. Do vậy môt trong những thành tựu nổi bật của công cuộc đổi mới ở nước ta là sự phát triển nhanh mạnh của ngành xk. rút ra kinh nghiệm từ các con Rồng,ta không chủ trương xây dựng một nền kinh tế hướngvề xuất khẩu, nhưng vẫn xem xuất khẩu là rất quan trọng trong quá trình phát triển Nếu năm 1986, kim ngạch xk của ta chỉ đạt dưới 1tỷ Rúp và USD thì 10 năm sau, trong quá trình đổi mới con số này đã lên tới 7. 3 tỷUSD năm 1996 đạt 15. 1 tỷ USD năm 2001,chưa kể xk dịch vụ đạt khoảng 2. 4 tỷ USD. kim ngạch xuất khẩu
- thường đạt khoảng 50%GDP, nói lên tác động quan trọng của xk đối với quá trình phát triển và tốc độtăng trưởng của nền kinh tế nước ta. Với kim ngạch tăng trung bình hơn 20% năm trong năm qua, không kể tình hình đặc biệt năm 2001, XK đã góp phần quan trọng vào việc cân bằng cán cân thanh toán quốc tế. Hiện nay, xuất khẩu là đầu ra của 60-70%sản phẩm của các ngành công nghiệp, nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, sản phẩm của các làng nghề đang được phục hồi. Qua đó thấy rõ xuất khẩu cá tác dụng không những kích thích,đẩy mạnh hàng hoá trong nước mà còn giải quyết việc làm trong khi vấn đề việc làm đang là một sức ép lớn đối với nhiều nước. Suy cho cùng, tạo nguồn hàng và tiến hành xuất khẩu chính là phát huy nội lực tài nguyên,lao động đến khả năng quản lý, kinh doanh trong quá trình phát triển. Với vai trò cầu nối,từ sự gắn két trong nước, với thị trường bên ngoài, xuất khẩu đã làm xuất hiện những xu hướng tích cực trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu đầu tư đối với từng ngành , từng vùng và cả nước. nguồn thu do xuất khẩu mang lại cho phép trang trải nhập khẩu vật tư, thiết bị công nghệ nhằm tạo dựng cơ sở vật chất và kỹ thuật của nền kinh tế theo định hướng xhcn. Nếu như trước đây chúng ta chủ yếu xk hàng nguyên liệu thô và hàng tiểu thủ công nghiệp đơn giản, thì nay hoạt động đã khơi thông được nhiều nguồn hàng mới, với nhiều chủng loại,mặt hàng phong phú và đa dạng. XKmở rộng đã phát huy các lợi thế so sánh của chúng ta, góp phần giải phóng mọi nguồn lực của tất cả các thành phần kinh tế để đầu tư sản xuất, sử dụng nhiều hơn nguồn nguyên liệu, vật tư khai thác trong nước,đồng thời tạo ra hàng triệu chỗ làm mới trong nhiều khu vực kinh tế. Trong thời kỳ kinh tế tập trung bao cấp hoạt động XK của ta chỉ bó hẹp trong phe XHCN và mọt vài nước khác,được thực hiện chủ yéu bằng phương thức hàng đổi hàng với Liên Xô và các nước đông âu khác nay xk đã được mở rộng phong phú linh hoạt với trên 100 nước, bao gồm cả trung tâm kinh tế lớn của thế giới XK ngày càng tăng và đối tác ngày càng nhiều theo hướng đa phương hoá đã giúp ta vượt qua cú sốc thị trường do thị trường truyền thống bị gián đoạn đầu những năm 90, tránh cho ta khỏi bị ảnh hưởng tiêu cực do phụ thuộc vào một vài thị trường đơn lẻ khi cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ cuối những năm 90 xảy ra và cả sau sự kiện 11/9/2001, giữ vững sự ổn định của nền kinh tế nước ta.
- Quá trình phát triển tích cực và có hiệu quả của hoạt động xuất khẩu không tách rời sự phát triển của thị trường trong nước theo định hướng XHCN. trong hơn 10 năm qua, lưu thông hàng hoá trong nước diễn ra sôi động ,cơ bản đáp ứng được các nhu cầu sản xuất tiêu dùng trong nước ngày càng đa dạng, góp phần thực hiện công bằng xã hội Chương II Thực trạng xuất khẩu hàng hoá trong thời kỳ đổi mới ở Việt nam I-Kim ngạch và khối lượng hàng hoá xuất khẩu hàng hoá từ năm 1986 đến nay Sau 15 năm đổi mới, với chính sách đa phương hoá các hoạt động kinh tế quốc tế và ththực hiện chủ trương khuyến khích xuất khẩu của Đảng và nhà nước, hoạt động xuất khẩu của Việt Nam đã có nhữngbước tiến vượt bậc. Đến nay sản phẩm hàng hoá và dịch vụ của Việt Nam đã có mặt trên thị trường của hơn 100 nước thuộc khắp các châu lục. Trong 10 năm 1991-2000, Việt Nam đã ký thêm 60 hiệp định thương mại với các nước. Năm 2000, kim mgạch xuất khẩu tăng gấp 6 lần so với năm 1990, giai đoạn 1991-2000,tốc độ tăng bình quân 19,6%/năm. kim ngạch ngạch xuất khẩu tính trên đầu người năm 1992 khoảng 30USD, đến năm 2000 đã đạt184USD/người / năm -là mức của một quốc gia có nền ngoại thưong tương đối phát triển. Một số sản phẩm của việt nam đã chiếm vị trí cao trên trường quốc tế :hàng thứ hai về gạo (sau Thái Lan ), nhân điều (sau Ân Độ ),hàng thứ 3 về cà phê nói chung (sau Braxin, Clombia, nhiều khả năng vượt Clumbia) và hàng đầu về cà phê Robusta, hàng thứ 2 về hạt tiêu(sau Ân Đô). Cơ cấu xuất nhập khẩu đã được cải thiện theo hướng tăng các mặt hàng chế biến, giảm tỷ trọng các sản phẩm thô, tạo một số mặt hàng có khối lượng lớn và thị trường tương đối ổn định. Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu sản phảm đã qua chế biến tăng từ khoảng 8%năm 1991lên 40%năm 2000 trong tổng kim ngạch xuất khẩu. Đã đổi mới một cách cơ bản cơ chế xuất khẩu, nhập khẩu theo hướng xoá bỏ chế độ độc quyền của nhà nước, mở rộng quyền kinh doanh xuất nhập khẩu sang tất cả các thành phần kinh tế. Tóm lại tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu cao đã góp phần quan trọng vào tốc độ tăng trưởng kinh tế. Kim ngạch xuất khẩu tăng không những tạo nguồn thu ngoại tệ cần thiết cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, góp phần tích cực tiến
- tới cân bằng cán cân vãng lai, nâng cao uy tín và vị thế của Việt nam trên trường quốc tế kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt nam qua những năm đổi mới 1986 - 1998 Đơn vị tính: Tr. USD Năm Xuất khẩu Nhập khẩu Tổng kim ngạch XNK 1986 789 2155 2944 1987 854 2455 3309 1988 1038 2756 3794 1989 1946 2566 4512 1990 2402 2752 5154 1991 2087 2388 4475 1992 2581 2641 5125 1993 2985 3924 6904 1994 3600 4500 8100 1995 5300 6500 11800 1996 7255 11144 18399 1997 9268 11742 21011 1998 9300 11200 20500 1999 11540 11622 23162 2000 14308 15201 29509 2001 15100 16000 31100 Nguồn:Bộ kế hoạch và đầu tư Nhìn chung trong thời kỳ đổi mới, kim ngạch xuất khẩu của Việt nam tăng nhanh. Năm 1988, một năm sau khi thực hiện cơ chế chuyển sang kinh tế thị trường,
- khối lượng xuất khẩu tăng 80% so với năm 1987. Bắt đầu từ đó, Việt nam duy trì mức tăng trưởng xuất khẩu bình quân hơn 20% một năm. Hoạt động nhập khẩu trong 10 năm qua ( 1986-1996) cũng đi theo một xu hướng tương tự: gia tăng đều đặn nhưng tốc độ chậm hơn tăng trưởng xuất khẩu. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu thời kỳ 1991-1995 đạt 39,14 tỷ USD, tăng 2,31 lần so với thời kỳ 1986-1990, trong đó xuất khẩu là 17,01 tỷ USD, nhập khẩu là 22,13 tỷ USD. Xuất khẩu đã tăng với tốc độ bình quân 26%/ năm, gấp hơn 3 lần mức tăng bình quân của GDP và là một trong những yếu tố quan trọng góp phần duy trì tốc độ tăng trưởng cao của GDP. Tuy nhiên, mức tăng này chưa đủ để bù đắp mức tăng nhập khẩu (bình quân 34% / năm ). Năm 1996, tổng kim ngạch XNK đạt 18,399 tỷ USD, bằng 46,4% tổng kim ngạch của cả thời kỳ 1991-1995 và tăng 35% so với riêng năm 1995. Xuất khẩu dã đạt 7,255 tỷ, tăng 33,2% so với năm 1995 và chiếm xấp xỉ 30% GDP nhưng tốc độ tăng trưởng vẫn thấp hơn mức độ tăng nhập khẩu( 36,6%). Kim ngạch xuất khẩu tính theo đầu người đã đạt mức trên dưới 95 USD vào năm 1996, gấp hơn 3 lần so với năm 1994 (30 USD) và gần 9 lần so với năm 1986 (11 USD). Tuy nhiên, con số này còn khá khiêm tốn so với mức 170 USD được thế giới thừa nhận là mức của một nước có nền ngoại thương tương đối phát triển. Hoạt động xuất khẩu năm 1998 đã diễn ra trong hoàn cảnh hết sức khó khăn, chủ yếu là do tác động của khủng khoảng kinh tế và khủng khoảng tài chính trong khu vực. Trước tác động to lớn của cuộc khủng khoảng, mặc dù chính phủ đã dành sự quan tâm đặc biệt và áp dụng khá nhiều biện pháp khuyến khích nhưng xuất khẩu vẫn chỉ tăng ở mức đáng kể sau nhiều năm tăng trưởng với tốc độ cao, gây ảnh hưởng không nhỏ đến tốc độ tăng của tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trong năm 1998 và mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu chung cho cả thời kỳ 1996-2000. Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu năm 1998 đạt 9,361 tỷ USD, bằng 91,8% kế hoạch đề ra và chỉ tăng có 0. 9% so với năm 1997, đây chính là lần đầu tiên kể từ năm 1992 kim ngạch xuất khẩu tăng ở mức dưới 2 chữ số. Trong số này, khối doanh nghiệp Việt nam xuất 7,332 tỷ USD, chiếm 78,3% tổng kim ngạch và giảm 1% so với năm 1997. Khối các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt 1. 938 tỷ USD, chiếm 21,2%
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
LUẬN VĂN: Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu nông sản Việt Nam sang thị trường các nước ASEAN của công ty xuất nhập khẩu INTIMEX
72 p | 437 | 115
-
Luận văn: Thực trạng xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường EU
41 p | 382 | 113
-
Luận văn “Thực trạng và các giải pháp kinh tế chủ yếu nhằm mở rộng thị trường xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam tại Mỹ”.
27 p | 96 | 111
-
Luận văn: Thực trạng hoạt động xuất khẩu và một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng may mặc tại công ty cổ phần may Lê Trực
88 p | 392 | 101
-
Luận văn - Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quy trình sản xuất và xuất khẩu tại công ty sản xuất và xuất khẩu PROSIMEX
45 p | 232 | 99
-
Luận văn: Thực trạng và giải pháp trong hoạt động xuất khẩu hàng TCMN tại công ty Artex –Hà Nội
41 p | 231 | 90
-
Luận văn: Thực trạng xuất khẩu và một số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường Mỹ trong thời gian tới
115 p | 241 | 74
-
Luận văn: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU SẢN PHẨM NÔNG SẢN VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG MỸ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
41 p | 559 | 71
-
Luận văn: Thực trạng xuất khẩu và một số ý kiến về hoàn thiện chính sách thúc đẩy xuất khẩu các sản phẩm rau quả ở Việt Nam
70 p | 192 | 49
-
LUẬN VĂN: Thực trạng xuất khẩu gạo Việt Nam theo quan điểm Marketing-mix
119 p | 186 | 47
-
Luận văn: Thực trạng và một số giải pháp mở rộng hoạt động xuất khẩu và khái quát về xuất khẩu chè của công ty xuất nhập khẩu Nông Sản Hà Nội
89 p | 191 | 46
-
LUẬN VĂN: Thực trạng - Giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng nông sản của Tổng công ty Thương mại Hà Nội trong bối cảnh kinh tế hiện nay
101 p | 152 | 41
-
LUẬN VĂN: Thực trạng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ tại Công ty xuất nhập khẩu Tạp phẩm Hà nội
68 p | 310 | 37
-
Luận văn: Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu nông sản Việt Nam sang thị trường ASEAN của công ty xuất nhập khẩu INTIMEX
78 p | 211 | 33
-
LUẬN VĂN: Thực trạng và giải pháp trong phân bổ hạn ngạch
51 p | 142 | 25
-
Luận văn: Thực trạng và biện pháp hoàn thiện hoạt động xuất khẩu gạo ở Công ty Lương Thực Cấp I Lương Yên
67 p | 126 | 18
-
LUẬN VĂN: Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh kinh doanh xuất khẩu tại Công ty hoá chất – Bộ thương mại
92 p | 139 | 18
-
Luận văn: Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm nông sản Việt Nam vào thị trường Mỹ
40 p | 159 | 9
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn