Luận văn "Thực trạng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang EU trong những năm qua "
lượt xem 56
download
Ngày nay, với mọi quốc gia, dù trình độ phát triển kinh tế và khoa học kỹ thuật đạt đến mức độ nào đi chăng nữa, dù tài nguyên thiên nhiên phong phú và giàu có đến đâu thì hoạt động xuất khẩu vẫn giữ vai trò hết sức quan trọng. Có thể nói, xuất khẩu đã trở thành yếu tố sống còn và không thể thiếu của mỗi quốc gia. Đối với Việt Nam, xuất khẩu thực sự có ý nghĩa chiến lược trong sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế. Xuất khẩu là tiền đề vững chắc để công nghiệp hoá...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn "Thực trạng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang EU trong những năm qua "
- Khoá luận tốt nghiệp Khóa luận tốt nghiệp Thực trạng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang EU trong những năm qua Đỗ Thị Kim Thoa - Lớp Anh 6-K38_Khoa Kinh Tế Ngoại Thương
- Khoá luận tốt nghiệp MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG BIỂU ................................................................................. 1 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ..................................................................... 2 LỜI NÓI ĐẦU .................................................................................................... 3 CHƯƠNG I ....................................................................................................... 5 Tổng quan về ngành thủy sản và các thị trường xuất khẩu lớn của thủy sản Việt nam I. Đặc điểm và vai trò của ngành thủy sản Việt Nam ......................................... 5 1. Lợi thế của ngành thủy sản Việt Nam ............................................................. 5 2. Vai trò của ngành thủy sản trong nền kinh tế quốc dân ................................... 7 II. Tình hình xuất khẩu thuỷ sản của Việt nam trong thời gian gần đây. ..... 14 1. Về giá trị và tốc độ phát triển ........................................................................ 14 2. Về cơ cấu sản phẩm xuất khẩu ...................................................................... 15 3. Giá cả và hiệu quả xuất khẩu của thủy sản Việt Nam .................................... 17 4. Các quy định hiện hành liên quan đến xuất khẩu thuỷ sản ............................. 18 III. Một số thị trường xuất khẩu thủy sản lớn của Việt Nam ..................... 26 1. Thị trường Nhật Bản .................................................................................... 27 2. Thị trường Mỹ .............................................................................................. 29 3. Thị trường Đông Á ....................................................................................... 31 4. Thị trường Châu Âu ...................................................................................... 33 CHƯƠNG II .................................................................................................... 35 Thực trạng xuất khẩu của thuỷ sản Việt nam sang EU trong những năm qua I. Giới thiệu chung về thị trường EU ..................................................... 35 1. Đặc điểm chung về kinh tế, chính trị và mức sống dân cư ............................. 35 2. Các đặc điểm chung liên quan đến việc tiêu dùng mặt hàng thủy sản ............ 37 3. Những yêu cầu của EU về chất lượng sản phẩm thuỷ sản nhập khẩu ........... 43 4. Giới thiệu về các thị trường nhập khẩu thuỷ sản của EU ............................... 50 Đỗ Thị Kim Thoa - Lớp Anh 6-K38_Khoa Kinh Tế Ngoại Thương
- Khoá luận tốt nghiệp II - Thực trạng XKTS của Việt nam sang EU giai đoạn 1997 - 2002 ............. 54 1. Về giá trị và tốc độ phát triển ........................................................................ 54 2. Về cơ cấu thị trường EU nhập khẩu thuỷ sản của Việt nam ........................... 55 3. Về cơ cấu mặt hàng thủy sản Việt nam xuất khẩu vào EU ........................... 57 4. Về tình hình thực hiện các quy định của EU về an toàn thực phẩm. .............. 59 III. Đánh giá kết quả hoạt động XKTS sang EU giai đoạn 1997 -2000 ........... 62 1. Những kết quả đạt được ................................................................................ 62 2. Những khó khăn, tồn tại cần khắc phục ......................................................... 64 3. Các vấn đề đặt ra với hàng thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam sang EU .......... 67 CHƯƠNG III .................................................................................................. 70 Định hướng và những giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang EU trong những năm tới. I. Định hướng và mục tiêu phát triển XKTS ................................................... 72 1. Định hướng phát triển xuất khẩu thuỷ sản ..................................................... 72 2. Mục tiêu phát triển xuất khẩu thủy sản .......................................................... 75 II. Những giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu thuỷ sản sang EU trong những năm tới. ............................................................................................................ 79 1. Những giải pháp chủ yếu đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản sang EU .................. 79 2. Một số giải pháp tài chính tín dụng khuyến khích XKTS sang EU ................ 84 3. Các giải pháp khác nhằm đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản sang EU .................. 87 KẾT LUẬN ...................................................................................................... 91 PHỤ LỤC 01 ................................................................................................... 92 Danh mục tài liệu tham khảo............................................................................. 96 Đỗ Thị Kim Thoa - Lớp Anh 6-K38_Khoa Kinh Tế Ngoại Thương
- Khoá luận tốt nghiệp DANH MỤC BẢNG BIỂU Số trang Tên Bảng Bảng 1: Cơ cấu đóng góp của các ngành trong GDP qua các năm 8 Bảng 2: Kim ngạch XKTS của Việt Nam qua một số năm 10 Bảng 3: Kết quả thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch chủ yếu năm 2002 11 Bảng 4: Lao động nghề cá 12 Bảng 5: Số lượng lao động trong ngành thủy sản giai đoạn 1996-2010 12 Bảng 6: Tốc độ tăng trưởng XKTS của Việt Nam từ 1997 đến 2002 14 Bảng 7: Các sản phẩm XKTS chính năm 2001 – 2002 16 Bảng 8: So sánh một số chỉ tiêu của ngành tôm XK của Việt Nam với 18 Thái Lan năm 2000 Bảng 9: Thị trường XKTS chính của Việt Nam (2001-2002) 26 Bảng 10: Các chỉ số kinh tế quan trọng của EU 36 Bảng 11: Giá trị NKTS của một số nước Châu Âu (1998-2000) 54 Bảng 12: Cơ cầu thị trường EU NKTS của Việt Nam từ 1998-2002 55 Bảng 13: Cơ cấu sản phẩm thủy sản Việt Nam xuất sang EU năm 2002 58 Bảng 14: Các chỉ tiêu kế hoạch chủ yếu năm 2003 72 Bảng 15: Các chỉ tiêu quy hoạch cơ bản đến 2010 75 Bảng 16: Chỉ tiêu quy hoạch các lĩnh vực khai thác hải sản đến năm 76 2010 Bảng 17: Các chỉ tiêu quy hoạch chế biến thủy sản giai đoạn 1996- 77 2010 Biểu 1: Cơ cấu thị trường NKTS của Việt Nam 10 tháng đầu năm 2003 27 Biểu 2: Cơ cấu các nhóm sản phẩm chính XK sang Mỹ năm 2002 30 Biểu 3: Cơ cấu nhập khẩu thủy sản của Tây Ban Nha thời kì 1996- 51 2000 Biểu 4: Cơ cấu nhóm hàng thủy sản NK của Pháp thời kì 1996-2000 52 Biểu 5: Cơ cấu nhóm hàng nhập khẩu của Italia thời kì 1996-2000 53 Sơ đồ 1: Kênh phân phối thủy sản cho nhu cầu công nghiệp 41 Đỗ Thị Kim Thoa - Lớp Anh 6-K38_Khoa Kinh Tế Ngoại Thương
- Khoá luận tốt nghiệp Sơ đồ 2: Kênh phân phối thủy sản cho người tiêu dùng và bán lẻ 42 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 1 EU European Uninon- Liên minh Châu Âu European Communication – Cộng đồng Châu Âu 2 EC Association of South Eest Asia Nations- Hiệp hội các quốc gia Đông Nam á 3 ASEAN World Trade Organisation- Tổ chức thương mại thế giới 4 WTO Danish International Development Agency- Cơ quan tài trợ phát triển chính phủ Đan Mạch 5 DANIDA Asia- Pacific Economic Cooperation – Tổ chức kinh tế Châu á - Thái Bình Dương 6 APEC Asean Free Trade Area – Khu vực mậu dịch tự do Asean 7 AFTA Gross Domestic Product – Tổng sản phẩm quốc nội 8 GDP Official Development Assistance – Quỹ hỗ trợ phát triển chính thức 9 ODA Foreign Direct Invesment - Đầu tư trực tiếp nước ngoài 10 FDI The national Fisheries Inspection and Quanlity Assurance Center – Trung tâm kiểm tra chất lượng và vệ sinh thủy sản. 11 NAFIQACEN 12 GMP Good Hygiene Pratices 13 HACCP Hazard Analysis Critical Control Point Individually Quick Freeze- Phương pháp làm đông lạnh riêng rẽ 14 IQF Afican, Caribbean and Pacific Group – các nước Châu Phi, vùng biển Caribe và Thái Bình Dương 15 ACP Generalised Scheme of Tariff Preference- Chế độ ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung 16 GSP Cơ quan quản lý thực phẩm EU 17 EFA Xuất khẩu thủy sản 18 XKTS Nuôi trồng thủy sản 19 NTTS Đỗ Thị Kim Thoa - Lớp Anh 6-K38_Khoa Kinh Tế Ngoại Thương
- Khoá luận tốt nghiệp Xây dựng cơ bản 20 XDCB Nhập khẩu thủy sản 21 NKTS Tỷ giá hối đoái 22 TGHD Đỗ Thị Kim Thoa - Lớp Anh 6-K38_Khoa Kinh Tế Ngoại Thương
- Khoá luận tốt nghiệp LỜI NÓI ĐẦU Ngày nay, với mọi quốc gia, dù trình độ phát triển kinh tế và khoa học kỹ thuật đạt đến mức độ nào đi chăng nữa, dù tài nguyên thiên nhiên phong phú và giàu có đến đâu thì hoạt động xuất khẩu vẫn giữ vai trò hết sức quan trọng. Có thể nói, xuất khẩu đã trở thành yếu tố sống còn và không thể thiếu của mỗi quốc gia. Đối với Việt Nam, xuất khẩu thực sự có ý nghĩa chiến lược trong sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế. Xuất khẩu là tiền đề vững chắc để công nghiệp hoá đất nước và là mũi nhọn ưu tiên trong nền kinh tế quốc dân. Đảng ta đã nhiều lần khẳng định tầm quan trọng đặc biệt của hoạt động xuất khẩu và coi đó là một trong ba chương trình kinh tế lớn. Có đẩy mạnh xuất khẩu, mở cửa ra thị trường thế giới mới có điều kiện thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội và ổn định đời sống nhân dân. Trong nhiều năm trở lại đây, thủy sản luôn là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Giá trị xuất khẩu của ngành này đóng góp không nhỏ vào tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước nói riêng và sự tăng trưởng kinh tế của cả đất nước nói chung. Văn kiện đại hội đảng IX đã khẳng định rõ: “Phát huy lợi thế về thủy sản, tạo thành một ngành kinh tế mũi nhọn của cả nước trong thế kỉ 21, vươn lên hàng đầu trong khu vực..”. Với phương trâm đa dạng hoá mặt hàng, đa phương hoá thị trường trong xuất khẩu, thì việc đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản sang thị trường EU là một vấn đề tất yếu. Bởi Liên minh châu Âu đã và đang chứng minh cho thế giới thấy sự liên kết ngày càng sâu sắc của toàn khối cùng những thành tựu kinh tế, chính trị, xã hội rõ nét. 01/05/2004, EU sẽ kết nạp thêm 10 thành viên mới và khi đó EU sẽ trở thành khu vực kinh tế lớn nhất thế giới với 25 thành viên và 450 triệu dân cư. Chính vì thế, EU được coi là thị trường chiến lược trong hoạt động xuất khẩu của Việt Nam nói chung và mặt hàng thủy sản nói riêng. Hơn thế nữa, trong tình hình hiện nay khi mà nhập khẩu thủy sản của thị trường Nhật Bản có dấu hiệu chững lại và Mỹ đặt ra những quy định pháp lý không thống nhất gây khó khăn cho hàng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường này thì việc đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản sang thị trường rộng lớn EU sẽ là một giải pháp mang tính chiến lược. Đỗ Thị Kim Thoa - Lớp Anh 6-K38_Khoa Kinh Tế Ngoại Thương
- Khoá luận tốt nghiệp Xuất khẩu thủy sản sang EU là một nhân tố cần thiết để chúng ta tận dụng các nguồn lực trong nước một cách triệt để và có hiệu quả hơn, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Xuất phát từ nhận thức trên đây, cũng như vai trò to lớn của xuất khẩu thủy sản trong cơ cấu xuất khẩu của nước ta, tôi đã chọn đề tài “EU, thị trường tiềm năng cho xuất khẩu thủy sản Việt nam trong những năm tới” để viết khoá luận tốt nghiệp. Khoá luận này nghiên cứu một cách tổng thể về tình hình xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trong thời gian vừa qua, đánh giá những tiềm năng to lớn của thị trường này và trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp thiết thực nhằm nâng cao hiệu quả xuất khẩu của hàng thủy sản Việt Nam sang EU. Khoá luận được thực hiện dựa trên phương pháp so sánh, tổng hợp và phân tích, kết hợp những kết quả thống kê với vận dụng lý luận làm sáng tỏ các vấn đề nghiên cứu. Đồng thời, khoá luận vận dụng các quan điểm, đường lối, chính sách phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước nhằm khái quát hoá, hệ thống hoá các kết quả nghiên cứu. Khoá luận kết cấu gồm có 3 chương: Chương 1: Tổng quan về ngành thủy sản và các thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam. Chương 2: Thực trạng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang EU trong những năm qua. Chương 3: Định hướng và những giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang EU trong những năm tới. Do trình độ cũng như thời gian nghiên cứu có hạn, nên khoá luận khó tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong có được sự đóng góp của các thầy cô giáo cùng bạn đọc để khoá luận được hoàn thiện hơn. Tôi xin bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc tới tập thể cán bộ Ban nghiên cứu thị trường thuộc Viện nghiên cứu Thương mại đã tạo mọi điều kiện để tôi hoàn thành khoá luận này, đặc biệt là sự hướng dẫn, giúp đỡ, chỉ bảo nhiệt tình, qúy báu của Thạc sĩ – Phạm Thị Hồng Yến để khoá luận được hoàn chỉnh hơn. Đỗ Thị Kim Thoa - Lớp Anh 6-K38_Khoa Kinh Tế Ngoại Thương
- Khoá luận tốt nghiệp Ngày 15 tháng 12 năm 2003 CHƯƠNG I : TỔNG QUAN VỀ NGÀNH THỦY SẢN VÀ CÁC THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU LỚN CỦA THỦY SẢN VIỆT NAM I. ĐẶC ĐIỂM VÀ VAI TRÒ CỦA NGÀNH THỦY SẢN VIỆT NAM 1. Lợi thế của ngành thủy sản Việt Nam Việt Nam có bờ biển dài 3260 km, 112 cửa sông lạch, vùng đặc quyền kinh tế rộng khoảng 1triệu km2 với 4000 hòn đảo lớn nhỏ tạo nên, nhiều eo, vịnh, vụng, đầm, phá và nhiều ngư trường, trữ lượng hải sản gần 3 triệu tấn. Thềm lục địa nước ta rộng hơn 1 triệu km2 (gấp 3 lần diện tích đất liền), diện tích mặt nước 1triệu km2, trong đó diện tích khai thác đạt 553.000 km, nhưng hiện tại mới chỉ khai thác được khoảng 65% nguồn lực hải sản cho phép. Theo đánh giá của Bộ Thủy Sản, tiềm năng phát triển nuôi trồng thủy sản nước ta rất lớn với 1,4 triệu ha mặt nước nội địa, 300.000 ha bãi triều, 400.000 ha hồ chứa, sông suối, 600.000 ha ao hồ nhỏ ruộng trũng, có thể đưa vào sử dụng để nuôi trồng thủy sản. Năng suất nuôi trồng thủy sản mới chỉ bằng 10%- 25% năng suất của các nước trong khu vực. Đội tàu thuyền đánh bắt có khoảng 75.000 chiếc với công suất là 1,8 triệu CV, bình quân 20- 25 CV/tàu, 187 nhà máy chế biến được xây dựng từ những năm thập kỷ 80. Cũng theo Bộ Thủy sản, Việt Nam có trên 2000 loài cá, trong đó có khoảng 130 loài có giá trị kinh tế cao. Bước đầu đánh giá trữ lượng cá biển trong vùng thềm lục địa khoảng trên 4,2 triệu tấn. Khả năng khai thác hàng năm khoảng 1,7 triệu tấn/năm. Tình hình cụ thể của các loài cá: - Cá tầng đáy: 856.000 tấn, chiếm 51,3%. - Cá nổi nhỏ: 694.000 tấn, chiếm 41,5%. - Cá nổi đại dương (chủ yếu là cá ngừ): 120.000 tấn, chiếm 7,2%. Đỗ Thị Kim Thoa - Lớp Anh 6-K38_Khoa Kinh Tế Ngoại Thương
- Khoá luận tốt nghiệp Ngoài cá biển, Việt Nam còn có nhiều nguồn lợi tự nhiên khác như: trên 1600 loài giáp xác, sản lượng cho phép khai thác 50-60 nghìn tấn/năm, có giá trị cao là tôm biển, tôm hùm, tôm mũ ni, cua, ghẹ… và khoảng 2500 loài động vật thân mềm, trong đó có ý nghĩa cao nhất là mực và bạch tuộc, cho phép khai thác 60-70 nghìn tấn/năm. Hằng năm, biển còn có thể cho phép khai thác từ 45-50 nghìn tấn rong biển có giá trị kinh tế như rong câu, rong mơ. Bên cạnh có, còn có rất nhiều loài đặc sản quý như bào ngư, vích, đồi mồi, tổ yến, chim biển và có thể khai thác vây cá, bóng cá, ngọc trai... Việt Nam tuy có vùng biển trải dài khắp cả nước nhưng sản lượng khai thác không đồng đều ở các vùng. Theo ước tính, vùng biển đặc quyền kinh tế của Việt Nam có tổng trữ lượng trên 3 triệu tấn cá, 50.000- 60.000 tấn tôm, 30.000- 40.000 tấn mực. Trong đó, phân bố trữ lượng và khả năng khai thác thủy sản giữa các vùng như sau: - Vịnh Bắc Bộ: trữ lượng 681.166 tấn, khả năng khai thác 271.467 tấn (16,3%) - Biển Trung Bộ: trữ lượng 606.399 tấn, khả năng khai thác 242.560 tấn(14,3%) - Biển Đông Nam Bộ: trữ lượng 2.075.889 tấn, khả năng khai thác 830.456 tấn (chiếm 49,3%). - Biển Tây Nam Bộ: trữ lượng: 506.679 tấn, khả năng khai thác 202.272 tấn (chiếm 12,1%). Từ tính chất đặc thù của vùng biển Việt Nam, là vùng biển nhiệt đới, nguồn lợi thủy sản rất đa dạng, phong phú về chủng loại với nhiều loài thủy sản quý hiếm có giá trị kinh tế cao. Hơn nữa, với vị trí địa lý nằm gần những thị trường tiêu thụ thủy sản lớn như Trung Quốc, Nhật Bản.. lại có khả năng giao lưu bằng đường bộ, đường thủy, đường không đều rất thuận lợi nên ngành kinh tế thủy sản Việt Nam có điều điều kiện để phát triển nhanh và bền vững. Đỗ Thị Kim Thoa - Lớp Anh 6-K38_Khoa Kinh Tế Ngoại Thương
- Khoá luận tốt nghiệp Theo ước tính ở Việt Nam, phần diện tích vùng biển có khả năng tiềm tàng lớn để gia tăng khai thác trong giai đoạn 1999- 2000 là 414.436 km2, chiếm 42,6% diện tích vùng đặc quyền kinh tế nước ta. Trong đó: - Vùng Bắc Bộ có diện tích: 47.119 km2. - Miền Trung: 133.380 km2. - Biển Nam Bộ: 233.937 km2. Nhìn chung, với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và đa dạng như đã nêu trên, trong thời gian hơn một thập kỷ qua, ngành thủy sản Việt Nam, đứng trước nhu cầu mạnh mẽ của thị trường thế giới cũng như nhu cầu về thực phẩm của đất nước đã có những bước phát triển ngoạn mục và trở thành một trong những ngành kinh tế then chốt của đất nước. 2. Vai trò của ngành thủy sản trong nền kinh tế quốc dân Thủy sản là một ngành kinh tế- kỹ thuật đặc trưng gồm có các lĩnh vực: khai thác, nuôi trồng, chế biến, cơ khí hậu cần, dịch vụ thương mại, là một trong những ngành kinh tế biển quan trọng của đất nước. Sản xuất kinh doanh thủy sản dựa trên khai thác có hiệu quả, lâu bền nguồn lợi thủy sinh, tiềm năng các vùng nước, do vậy có mối liên ngành rất chặt chẽ với sản xuất nông nghiệp, vận tải, dầu khí, hải quan... Xuất phát từ tiềm năng thiên nhiên to lớn, vai trò quan trọng của ngành thủy sản trong sự phát triển kinh tế- xã hội, nhất là trong 20 năm qua, với tốc độ phát triển kinh tế nhanh chóng về sản lượng và giá trị xuất khẩu. Ngành kinh tế thủy sản ngày càng được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn và là một trong những hướng ưu tiên của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay. Ngành thủy sản được xác định là giữ vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế- xã hội của đất nước, bởi vì nó khai thác và phát triển một trong những nguồn tài nguyên có thể tái sinh của đất nước. Đỗ Thị Kim Thoa - Lớp Anh 6-K38_Khoa Kinh Tế Ngoại Thương
- Khoá luận tốt nghiệp 2.1. Đóng góp c ủa ngành thủy sản trong tổng sản phẩm quốc dân và sự tăng trưởng kinh tế. Hiện nay, thủy sản được coi là một ngành hàng thiết yếu và được ưa chuộng ở khắp nơi trên thế giới. Với tiềm năng thiên nhiên rộng lớn, ngành thủy sản Việt nam đã đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế xã hội của nước ta. Theo thống kê của Bộ Thương Mại, thì sự đóng góp của ngành Nông Lâm Nghiệp và Thủy sản trong GDP qua các năm như sau: Bảng 1. Cơ cấu đóng góp của các ngành trong GDP qua các năm Năm Cơ cấu (tính theo giá thực tế) Nông lâm Công nghiệp- nghiệp – Tổng số thủy sản Xây dựng Dịch vụ 1990 100,00 38,74 22,67 38,59 1991 100,00 40,49 23,79 35,27 1992 100,00 33,94 27,29 38,80 1993 100,00 29,87 28,90 41,23 1994 100,00 27,43 28,87 43,70 1995 100,00 27,18 28,76 44,06 1996 100,00 27,76 29,73 42,51 1997 100,00 25,77 32,08 42,15 1998 100,00 25,78 32,49 41,73 1999 100,00 25,43 34,49 40,08 2000 100,00 24,53 36,73 38,74 2001 100,00 23,25 38,12 38,63 2002 100,00 22,99 38,55 38,46 Nguồn: Thống kê của Bộ Thương Mại năm 2002 Đỗ Thị Kim Thoa - Lớp Anh 6-K38_Khoa Kinh Tế Ngoại Thương
- Khoá luận tốt nghiệp Qua bảng số liệu 1 ta thấy, mặc dù tỉ trọng đóng góp của của ngành Nông Lâm Nghiệp và Thủy Sản trong GDP có giảm đi qua các năm, từ 40,49% năm 1991 xuỗng còn 22,99% năm 2002 nhưng nhìn chung vẫn chiếm một tỉ trọng tương đối lớn tạo nên sự tăng trưởng đều đặn của GDP trong thập niên vừa qua. Sự đóng góp của ngành thủy sản đối với sự tăng trưởng kinh tế của đất nước được thể hiện cụ thể như sau: - Nghề nuôi trồng thủy sản từ tự cung tự cấp đã đáp ứng được nhu cầu cho tiêu dùng trong và ngoài nước, đáng kể là sản lượng tôm sú nuôi phục vụ xuất khẩu của nước ta đứng vào khoảng thứ 3 trên thế giới (sản lượng năm 2001 đạt 105 nghìn tấn) xếp sau Thái Lan (năm 2001 đạt 250 nghìn tấn) và Indonexia (năm 2001 đạt 110 nghìn tấn); thủy sản xuất khẩu cũng đã được xác định là đối tượng chủ yếu để phát triển nuôi trồng. - Công nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu mà chủ yếu là công nghiệp đông lạnh thủy sản đã đóng vai trò to lớn hàng đầu về công nghiệp chế biến thực phẩm trong cả nước và thu hút nguyên liệu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu. - Sự đóng góp đáng kể của khoa học công nghệ, trước hết phải kể đến kỹ thuật sinh sản nhân tạo để tạo nguồn tôm giống vào cuối những năm 80, cung cấp hơn 1 tỷ tôm giống các cỡ. Trong công nghiệp đánh cá, dần dần tạo ra các công nghệ để chuyển dịch cơ cấu nghề khai thác theo hướng hiệu quả cao, du nhập nghề mới từ nước ngoài để có thể vươn ra khai thác xa bờ. - Hoạt động hợp tác quốc tế trên cả ba mặt: thị trường xuất khẩu, nguồn vốn nước ngoài và chuyển giao công nghệ đều đạt những kết quả khích lệ. Từ cơ chế “lấy phát triển xuất khẩu để tự cân đối, tự trang trải, tạo vốn đầu t ư cho khai thác và nuôi trồng”, qua các thời kỳ Nhà nước thực hiện chính sách mở cửa đến nay, sản phẩm thủy sản nước ta đã có mặt tại hơn 60 nước và vùng lãnh thổ với một số sản phẩm bắt đầu có uy tín trên các thị trường quan trọng. Đỗ Thị Kim Thoa - Lớp Anh 6-K38_Khoa Kinh Tế Ngoại Thương
- Khoá luận tốt nghiệp Theo Bộ Thủy sản, dự tính toàn bộ sự đóng góp của ngành thủy sản đối với nền kinh tế quốc dân sẽ tăng từ mức hiện nay năm 2003 là 30.628 tỷ đồng lên 40.000 tỷ đồng vào năm 2010 với tốc độ phát triển trên dưới 20%/năm. Tỷ trọng tương ứng của ngành thủy sản trong GDP sẻ giảm do có sự tăng trưởng mạnh trong các ngành khác của nền kinh tế. Song sự đóng góp của ngành thủy sản đối với ổn định xã hội và an toàn quốc gia là quan trọng vì tiềm năng phân phối thu nhập của ngành thủy sản ở các vùng nông thôn. Một bộ phận dân cư ở nông thôn, thường là các vùng nghèo vẫn tiếp tục sống dựa vào nghề cá và nuôi trồng thủy sản, bao gồm cả thiểu số ở vùng cao. Việc đẩy mạnh hiện đại hóa và công nghiệp hóa nghề cá và nuôi trồng thủy sản sẽ tăng cường năng lực của ngành này. Bằng cách đó sẽ tăng cường sự đóng góp của ngành đối với xã hội. Hiện đại hóa và phát triển sẽ giúp thiết lập các ngành công nghiệp mới và những ngành công nghiệp đã hoàn thiện tại các vùng ven biển mà sẽ nâng cao vai trò của ngành thủy sản đối với việc phát triển kinh tế - xã hội. 2.2. Vai trò của ngành thủy sản đối với hoạt động xuất khẩu Xuất khẩu thủy sản đã trở thành động lực thúc đẩy kinh tế thủy sản phát triển, tăng cường cơ sở vật chất và năng lực sản xuất của khu vực sản xuất nguyên liệu, bước đầu làm chuyển dịch cơ cấu nông thôn ven biển, góp phần bảo đảm việc làm, nâng cao đời sống cho hàng triệu người dân sống bằng nghề cá và quan trọng hơn cả, kinh tế ngành đã góp phần ổn định và phát triển kinh tế đất nước. Xuất khẩu thủy sản đã có sự đóng góp đáng kể vào kim ngạch xuất khẩu cả nước. Kim ngạch xuất khẩu thủy sản nước ta qua các năm đã không ngừng tăng lên, điều đó thể hiện rõ nét qua bảng số liệu 2: Bảng 2. Kim ngạch XKTS của Việt Nam qua một số năm 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 Năm Đỗ Thị Kim Thoa - Lớp Anh 6-K38_Khoa Kinh Tế Ngoại Thương
- Khoá luận tốt nghiệp Giá trị XK cả nước 7255,9 8900 9356 10930 14483 15027 16530 (triệu USD) Giá trị XK thủy sản (tr 670 776,46 858,68 971,12 1480 1479 2021 USD) Tỷ trọng XK thủy sản 9,23 8,72 9,18 8,9 10,3 10,24 12,22 so với cả nước (%) Nguồn: Báo cáo tổng kết Bộ Thuỷ Sản năm 2002 Qua bảng số liệu 2 ta thấy rằng: kim ngạch xuất khẩu thủy sản nước ta đã tăng rất đáng kể qua các năm, trung bình mỗi năm tăng gần 100 triệu USD. Từ năm 1996 đến 2002, năm nào kim ngạch xuất khẩu thủy sản cũng chiếm tỷ trọng trên dưới 10% so với tổng giá trị xuất khẩu, đặc biệt là trong năm 2002, giá tr ị xuất khẩu thủy sản đã tăng lên một con số đáng kể 12,22% , đóng vai trò là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam trong một số năm qua và trong nhiều năm tiếp theo. Bảng 3. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch chủ yếu năm 2002 I. Tổng sản lượng Thủy Sản 2410900 tấn - Khai thác thủy sản 1434800 tấn - NTTS và khai thác nội địa 976100 tấn II. Kim ngạch XKTS 2.021 triệu USD III. Diện tích mặt nước NTTS 955.000 ha IV. Vốn đầu từ XDCB 5.870 tỷ đồng V. Nộp ngân sách nhà nước 1.400 tỷ đồng Nguồn: Trung tâm thông tin Bộ Thủy Sản Chỉ tính riêng năm 2002, tổng sản lượng thủy sản khai thác đạt 2.410.900 tấn bằng 104,82% kế hoạch, tăng 5,4% so với năm 2001. Xuất khẩu thủy sản tiếp túc tăng trưởng và lần đầu tiên, kim ngạch xuất khẩu thủy sản vượt mức 2 tỷ đô la, đạt 2.021 triệu đô la, bằng 101,05% kế hoạch và tăng 13,7% so với thực hiện năm 2001. Đỗ Thị Kim Thoa - Lớp Anh 6-K38_Khoa Kinh Tế Ngoại Thương
- Khoá luận tốt nghiệp Tóm lại, qua các năm, ngành thủy sản đã góp phần không nhỏ vào tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước, tăng thu ngoại tệ cho nước ta. Việc thực hiện nghiêm chỉnh các chính sách bảo vệ môi trường và khai thác hợp lý các nguồn lợi tự nhiên của đất nước cùng với việc sử dụng hợp lý về mặt sinh thái môi trường sinh sống, sẽ đảm bảo việc đóng góp bền vững của nghề cá. Điều đó có tác dụng rất lớn trong việc tăng sản lượng đánh bắt và sản lượng nuôi trồng thủy sản, nhờ đó mà tăng được kim ngạch xuất khẩu thủy sản trong những năm tới. 2.3. Vai trò của ngành thủy sản trong việc tạo công ăn việc làm Theo thống kê của Bộ Thủy Sản, công nghiệp đánh bắt và nuôi trồng thủy sản đảm bảo việc làm thường xuyên cho khoảng hơn 3 triệu lao động chiếm 10% tổng lao động xã hội, lao động nghề cá nhiều nhất là nuôi trồng thủy sản có khoảng 2.219 nghìn người, đánh bắt 435 nghìn người, chế biến khoảng hơn 250 nghìn người. Đặc biệt là năm 1996, số lao động thủy sản tăng lên là 3,03 triệu người. Khoảng 3,8 triệu người sống trong các hộ gia đình làm nghề đánh bắt và nuôi trồng thủy sản. Như vậy, khoảng 6,8 triệu người chiếm 8,7% dân số sống phụ thuộc vào ngành thủy sản như một nguồn sinh sống. Số lao động làm việc trong ngành này không ngừng tăng lên qua các năm được thể hiện rõ qua Bảng 5 dưới đây: Bảng 4. Lao động nghề cá Đơn vị: 1000 người Năm 1987 1991 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 Số LD 1.270 1.860 3.030 3.120 3.210 3.320 3.390 3.450 3.550 Nguồn: Tạp chí Thông tin khoa học và công nghiệp thủy sản - số 3/2002 Tổng số lao động có thu nhập từ đánh bắt và nuôi trồng thủy sản cũng như từ các ngành và các hoạt động hỗ trợ thủy sản ước tính lên tới hơn 8 triệu người. Ngoài ra, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản còn đảm bảo việc làm không thường xuyên và thu nhập phụ cho hơn 20 triệu người. Đỗ Thị Kim Thoa - Lớp Anh 6-K38_Khoa Kinh Tế Ngoại Thương
- Khoá luận tốt nghiệp Bảng 5. Số lượng lao động trong ngành thủy sản giai đoạn 1996 – 2010 Các lĩnh vực sản 1995 2000 2005 2010 xuất thủy sản Khai thác hải sản 420.000 484.000 449.600 414.500 (người) Nuôi trồng thủy 559.364 668.000 816.000 1.001.500 sản (người) Chế biến thủy 58.768 77.000 93.000 128.000 sản (người) Lao động dịch vụ 1991.868 2.171.000 2.541.400 2.855.700 nghề cá (người) Tổng 3.030.000 3.400.000 3.900.000 4.400.000 Nguồn: Trung tâm khoa học kỹ thuật và kinh tế thủy sản – Bộ Thủy sản Theo dự tính của Bộ Thủy Sản, số lao động trong ngành thủy sản năm 2003 sẽ là 3,6 triệu người. Do vậy, số dân số dựa vào nghề cá sẽ tăng lên khoảng 8,1 triệu người vào năm 2000 và 10 triệu người vào năm 2010. Hơn nữa, thu nhập trực tiếp của những người lao động thường xuyên trong nghề cá và nuôi trồng thủy sản dự tính sẽ tăng trung bình 16%/năm trong thời gian nêu trên. Trên 1,2 triệu người trong các hộ gia đình phụ thuộc vào nghề cá và nuôi trồng thủy sản sẽ có thêm thu nhập vào năm 2000. Điều đó có nghĩa là số dân được ngành thủy sản hỗ trợ sẽ tăng 3 triệu người. 2.4. Vai trò của ngành thủy sản trong việc cung cấp thực phẩm Sự đóng góp của ngành Thủy Sản với mục tiêu dinh dưỡng quốc gia cũng không ngừng tăng lên. Hiện nay, gần 95% khối lượng thủy sản và các sản phẩm thủy sản được tiêu thụ trong nước. Trong số các sản phẩm này thì 50% được chế biến thành nước mắm, bột cá và các loại thực phẩm; 25% được tiêu thụ ở dạng tươi sống. Việc cung cấp cá và các sản phẩm thủy sản cả nước tăng từ mức 11,5 Đỗ Thị Kim Thoa - Lớp Anh 6-K38_Khoa Kinh Tế Ngoại Thương
- Khoá luận tốt nghiệp kg nă m 1999 lên 13,5 kg/người năm 2001. So sánh với mức cung cấp và tiêu thụ thủy sản tại các nước Đông Nam Á khác Ma-lai-xi-a: 55,7 kg/ người, Thái Lan: 32,4 kg/ người, In-đô-nê-xi-a: 18 kg/ người, Xingapo; 32,5 kg/người, Philipin 31 kg/người... thì mức cung cấp và tiêu thụ này là tương đối thấp. Tuy nhiên, nó đã chiếm khoảng hơn 30% toàn bộ nguồn cung cấp đạm động vật cho người dân Việt Nam. Hiện nay, khi mà đời sống nhân dân đang được cải thiện đáng kể thì nhu cầu của người dân Việt Nam đối với các loại thủy hải sản có giá trị dinh dưỡng cao, ít chất béo ngày càng tăng. Việc cung cấp và tiêu thụ thủy sản chênh lệch nhiều giữa các vùng, cao nhất ở vùng ven biển và thấp nhất ở các vùng núi cao của đất nước. Số liệu sau đây cho thấy các hình thức cung cấp và tiêu thụ thủy sản nước ta: Miền Bắc 6 - 8 kg/ người/ năm, các huyện thị ven biển Miền Nam 50 - 60 kg/ người/ năm, khu vực miền núi 2 - 3 kg/ người/ năm. Mức tiêu thụ bình quân toàn quốc hàng năm thường được sử dụng cho mục đích lập kế hoạch là khoảng 12 - 14 kg/ người/ năm. Dự kiến việc cung cấp cá và các sản phẩm thủy sản toàn quốc sẽ tăng từ hiện nay là khoảng 13,5 kg lên 16 kg/ đầu người vào năm 2010. Mức tăng trưởng này có tính đến nhu cầu dinh dưỡng của số dân sẽ tăng mà dự kiến sẽ tăng khoảng 1,2 triệu người vào năm 2010. II. TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN GẦN ĐÂY Trong hơn mười năm qua, thủy sản luôn giữ được xu thế tăng trưởng không ngừng về sản xuất và giá trị xuất khẩu. Mặt hàng này luôn nằm trong nhóm những mặt hàng xuất khẩu chủ lực bên cạnh gạo, cà phê, dệt may, giày dép và đã có những đóng góp không nhỏ trong tổng kim ngạch xuất khẩu chung của cả nước với mức tăng kim ngạch xuất khẩu tương đối cao (22-23%/năm). Sự tăng trưởng này được biểu hiện cụ thể về một số mặt như sau: 1. Về giá trị và tốc độ phát triển Đỗ Thị Kim Thoa - Lớp Anh 6-K38_Khoa Kinh Tế Ngoại Thương
- Khoá luận tốt nghiệp Trong những năm qua, sản lượng cũng như giá trị xuất khẩu thủy sản của Việt Nam tăng nhanh . Bảng 6. Tốc độ tăng trưởng XKTS của Việt Nam từ 1997-2002 Sản lượng Giá trị (Triệu Tốc độ tăng trưởng về Năm (tấn) USD) giá trị (%) 1997 206.398 761.457.413 - 1998 200.556 817.989.276 7,42 1999 229.944 938.871.697 14,8 2000 291.923 1.478.609.549 57,5 2001 375.491 1.777.485.754 20,2 2002 458.658 2.022.820.916 13,8 Nguồn: Số liệu thống kê - http://www.vneconomy.com Năm 1990, kim ngạch xuất khẩu thủy sản nước ta chỉ đạt 109,2 triệu USD thì đến 1996 xuất khẩu thủy sản đạt 670 triệu USD, tăng hơn 5 lần. Đến năm 1997, giá trị xuất khẩu thủy sản đạt 761 triệu USD, năm 1998 là 818 triệu USD và năm 1999 đạt 938,87 triệu USD. Như vậy, trong vòng 10 năm 1986-1996 xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đã tăng lên 5,13 lần, mức tăng xuất khẩu trung bình hàng năm đạt 19,5%, còn nếu so với mức xuất khẩu năm 1991 là 285 triệu USD thì xuất khẩu năm 1996 tăng 1,35 lần và mức tăng trung bình hàng năm thời kỳ 1991-1996 là 18,5%, đây quả là một tốc độ tăng trưởng ngoạn mục. Đặc biệt là 3 năm trở lại đây, giá trị xuất khẩu thủy sản đã tăng lên một con số đáng kể. So với năm 1996 thì giá trị XKTS năm 2002 đã tăng lên gấp gần 3 lần. Trong cả nước đã hình thành một ngành công nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu mà chủ yếu là công nghiệp đông lạnh. Theo số liệu thống kê của Bộ Thủy Sản thì cho đến nay, toàn ngành đã có trên 320 nhà máy chế biến công nghiệp. Công suất chế biến theo thiết kế vào khoảng 1000 tấn thành phẩm mỗi ngày, tăng gấp 2,5 lần về số lượng nhà máy và gấp 3 lần về công suất so với năm 2000. Đỗ Thị Kim Thoa - Lớp Anh 6-K38_Khoa Kinh Tế Ngoại Thương
- Khoá luận tốt nghiệp Lĩnh vực đánh bắt đã dần tạo ra các công nghệ để chuyển dịch cơ cấu nghề khai thác, du nhập nghề mới từ nước ngoài để có thể vươn ra khai thác xa bờ. Hoạt động hợp tác quốc tế bao gồm: thị trường xuất khẩu, nguồn vốn nước ngoài và chuyển giao công nghệ đều đạt kết quả khích lệ. Từ cơ chế lấy phát triển xuất khẩu để tự cân đối, trang trải, tạo vốn đầu tư cho khai thác và nuôi trồng qua thời kỳ nhà nước thực hiện chính sách mở cửa, đến nay, sản phẩm thủy sản của nước ta đã có mặt ở nhiều nước trên thế giới, có uy tín ở một số thị trường khó tính. 2. Về cơ cấu sản phẩm xuất khẩu Trong hơn một thập kỷ qua, Việt Nam đã có những cố gắng rất lớn trong việc đa dạng hóa sản phẩm thủy sản xuất khẩu từ mức hầu như chỉ xuất khẩu tôm và mực (năm 1986, trong tổng số 24,89 nghìn tấn thủy sản xuất khẩu thì riêng tôm đã chiếm 15,9 nghìn tấn-khoảng 64%) thì đến năm 1997, xuất khẩu tôm tuy vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất nhưng đã giảm đi tương đối (115 nghìn tấn trên tổng số 459 nghìn tấn thủy sản xuất khẩu-khoảng 25%)). Ngoài ra, các mặt hàng mới xuất khẩu ngày càng nhiều như: cá phi lê đông lạnh, cá hộp, cứ ngừ tươi, các thủy sản chế biến ăn ngay... Bảng số liệu sau cho thấy cơ cấu, dạng sản phẩm thủy sản xuất khẩu của nước ta trong 2 năm 2001 và 2002. Bảng 7. Các sản phẩm XKTS chính năm 2001-2002 Số lượng: tấn; Kim ngạch: USD Thực hiện năm 2001 Thực hiện năm 2002 Tốc độ tăng, Tên hàng Kim ngạch giảm về giá trị Số lượng Kim ngạch Số lượng (±%) Tôm đông 87.151,18 777.820.214 114.579,98 949.418.477 + 18,2 lạnh Đỗ Thị Kim Thoa - Lớp Anh 6-K38_Khoa Kinh Tế Ngoại Thương
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn tốt nghiệp “Thực trạng xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam vào thị trường Mỹ thời gian qua”
78 p | 2023 | 885
-
Luận văn: Thực trạng xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường EU
41 p | 382 | 113
-
Luận văn: Thực trạng hoạt động xuất khẩu và một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng may mặc tại công ty cổ phần may Lê Trực
88 p | 390 | 101
-
Luận văn: Thực trạng và giải pháp trong hoạt động xuất khẩu hàng TCMN tại công ty Artex –Hà Nội
41 p | 231 | 90
-
Luận văn: Thực trạng xuất khẩu và một số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường Mỹ trong thời gian tới
115 p | 238 | 74
-
Luận văn: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU SẢN PHẨM NÔNG SẢN VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG MỸ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
41 p | 559 | 71
-
Đề tài: Thực trạng xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường Mỹ
39 p | 314 | 66
-
Luận văn: Thực trang xuất khẩu hàng giai đoạn 1998 - 2001 và một số giải pháp chủ yếu đẩy mạnh xuất khẩu hàng may mặc của tổng Công ty trong thời gian tới
90 p | 208 | 62
-
Luận văn: Thực trạng xuất khẩu và một số ý kiến về hoàn thiện chính sách thúc đẩy xuất khẩu các sản phẩm rau quả ở Việt Nam
70 p | 191 | 49
-
LUẬN VĂN: Thực trạng xuất khẩu gạo Việt Nam theo quan điểm Marketing-mix
119 p | 184 | 47
-
Luận văn: Thực trạng và một số giải pháp mở rộng hoạt động xuất khẩu và khái quát về xuất khẩu chè của công ty xuất nhập khẩu Nông Sản Hà Nội
89 p | 190 | 46
-
Luận văn: Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến việc xuất khẩu của thủy sản Việt Nam sang thị trường Mỹ. Phân tích và đánh giá thực trạng xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam vào thị trường Mỹ trong thời gian qua
85 p | 201 | 43
-
LUẬN VĂN: Thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng gạo của Việt Nam đến năm 2020
126 p | 207 | 43
-
Luận văn: Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu nông sản Việt Nam sang thị trường ASEAN của công ty xuất nhập khẩu INTIMEX
78 p | 210 | 33
-
Luận văn: Phân tích thực trạng xuất khẩu và một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu ở Công ty Cung ứng Dịch Vụ Hàng Không
47 p | 178 | 32
-
Luận văn Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu nông sản của công ty TNHH NN một thành viên XNK và đầu tư Hà Nội – UNIMEX HANOI sang thị trường ASEAN
78 p | 139 | 26
-
Luận văn: Thực trạng và biện pháp hoàn thiện hoạt động xuất khẩu gạo ở Công ty Lương Thực Cấp I Lương Yên
67 p | 123 | 18
-
Luận văn: Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm nông sản Việt Nam vào thị trường Mỹ
40 p | 158 | 9
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn