Luận văn tiến sĩ Khoa học giáo dục: Quản lý thực tập sư phạm trong đào tạo giáo viên mầm non của các trường Cao đẳng khu vực Tây Bắc đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục
lượt xem 4
download
Mục đích nghiên cứu của luận án nhằm nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn TTSP, quản lý TTSP từ đó đề xuất các biện pháp quản lý TTSP trong đào tạo giáo dục mầm non phù hợp với đặc thù khu vực, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên Mầm non ở các trường cao đẳng khu vực Tây Bắc đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn tiến sĩ Khoa học giáo dục: Quản lý thực tập sư phạm trong đào tạo giáo viên mầm non của các trường Cao đẳng khu vực Tây Bắc đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM LÊ THỊ HÀ GIANG QUẢN LÝ THỰC TẬP SƢ PHẠM TRONG ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN MẦM NON Ở CÁC TRƢỜNG CAO ĐẲNG KHU VỰC TÂY BẮC ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC HÀ NỘI - 2018
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM LÊ THỊ HÀ GIANG QUẢN LÝ THỰC TẬP SƢ PHẠM TRONG ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN MẦM NON Ở CÁC TRƢỜNG CAO ĐẲNG KHU VỰC TÂY BẮC ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC Chuyên ngành: Quản lí giáo dục Mã số: 9.14.01.14 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. PHẠM VĂN SƠN 2. PGS.TS. NGUYỄN XUÂN THANH HÀ NỘI - 2018
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu và thử nghiệm trong luận án là hoàn toàn trung thực, chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào. Tác giả Lê Thị Hà Giang
- ii LỜI CẢM ƠN Sau những ngày nghiên cứu miệt mài và nghiêm túc, luận án đã đƣợc hoàn thành tại Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam. Tôi xin trân trọng cảm ơn lãnh đạo Viện, trung tâm Đào tạo - Bồi dƣỡng, các thầy cô trong hội đồng bảo vệ các chuyên đề, seminar, hội đồng bảo vệ cấp bộ môn đã luôn quan tâm, định hƣớng, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng, biết ơn sâu sắc và chân thành nhất tới PGS.TS Phạm Văn Sơn, PGS.TS Nguyễn Xuân Thanh, PGS.TS Nguyễn Xuân Thức, những ngƣời thầy đã tận tình hƣớng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian nghiên cứu, thực hiện luận án. Tôi xin trân trọng cảm ơn sự các đơn vị giáo dục, các trƣờng cao đẳng, trƣờng mầm non khu vực miền núi Tây Bắc, quý thầy cô, đồng nghiệp đã luôn quan tâm, giúp đỡ, cung cấp số liệu, tài liệu và thông tin hữu ích trong quá trình nghiên cứu. Bên cạnh đó, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, ngƣời thân, bạn bè thân hữu đã luôn bên cạnh động viên, chia sẻ, hỗ trợ và tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận án. Trân trọng! Hà Nội, ngày tháng năm 2018 Tác giả Lê Thị Hà Giang
- iii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT CBQL : Cán bộ quản lý CĐSP : Cao đẳng sƣ phạm ĐHSP : Đại học sƣ phạm GD&ĐT : Giáo dục và đào tạo GDMN : Giáo dục mầm non GV : Giáo viên GVMN : Giáo viên mầm non HS : Học sinh RLNVSPTX : Rèn luyện nghiệp vụ sƣ phạm thƣờng xuyên SV : Sinh viên TTSP : Thực tập sƣ phạm
- iv MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT................................................................................. iii DANH MỤC BẢNG SỐ ........................................................................................... ix DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ .............................................................................. xi MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1 1. Lí do chọn đề tài ...................................................................................................1 2. Mục đích nghiên cứu ............................................................................................4 3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu .....................................................................5 4. Giả thuyết khoa học .............................................................................................5 5. Nhiệm vụ nghiên cứu ...........................................................................................5 6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu ...............................................................................5 7. Cách tiếp cận và phƣơng pháp nghiên cứu ..........................................................6 8. Luận điểm cần bảo vệ ..........................................................................................8 9. Đóng góp mới của đề tài ......................................................................................9 10. Cấu trúc của luận án ...........................................................................................9 Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ THỰC TẬP SƢ PHẠM TRONG ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN MẦM NON Ở CÁC TRƢỜNG CAO ĐẲNG KHU VỰC TÂY BẮC ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC.............................11 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề .........................................................................11 1.1.1. Quản lý đào tạo trong các trƣờng Đại học, cao đẳng đào tạo giáo viên ..........11 1.1.2. Thực tập sƣ phạm và quản lý Thực tập sƣ phạm trong các trƣờng đại học, cao đẳng.......................................................................................................17 1.2. Vài nét đặc thù trong đào tạo GVMN ở các trƣờng Cao đẳng khu vực miền núi có nhiều dân tộc ...............................................................................................24 1.2.1. Sứ mệnh của các trƣờng cao đẳng khu vực miền núi có nhiều dân tộc đối với sự phát triển Kinh tế - xã hội địa phƣơng ...............................................24 1.2.2. Đặc thù trong đào tạo GVMN ở các trƣờng Cao đẳng khu vực miền núi có nhiều dân tộc ..................................................................................................25
- v 1.3. Đổi mới giáo dục mầm non và những yêu cầu đặt ra đối với năng lực ngƣời GVMN, đối với TTSP và quản lý TTSP trong đào tạo GVMN ..................27 1.3.1. Đổi mới giáo dục, giáo dục mầm non và những yêu cầu đặt ra đối với năng lực ngƣời GVMN trong xu thế hiện nay ....................................................27 1.3.2. Hoạt động giáo dục và những yêu cầu đặt ra đối với ngƣời GVMN miền núi có nhiều dân tộc ...................................................................................32 1.3.3. Những yêu cầu đặt ra đối với TTSP và quản lý TTSP trong đào tạo GVMN ở khu vực miền núi có nhiều dân tộc .....................................................37 1.4. Thực tập sƣ phạm trong đào tạo giáo viên mầm non ......................................41 1.4.1. Khái niệm Thực tập và Thực tập sƣ phạm ................................................41 1.4.2. Vị trí của Thực tập sƣ phạm trong đào tạo giáo viên Mầm non ...............43 1.4.3. Mục tiêu TTSP trong đào tạo giáo viên mầm non ....................................45 1.4.4. Nội dung Thực tập sƣ phạm trong đào tạo giáo viên mầm non..................45 1.4.5. Các khâu TTSP trong đào tạo giáo viên mầm non ...................................47 1.5. Quản lý Thực tập Sƣ phạm trong đào tạo giáo viên mầm non đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục ..............................................................................................49 1.5.1. Khái niệm Quản lý thực tập sƣ phạm .......................................................49 1.5.2. Nội dung quản lí TTSP trong đào tạo GVMN ..........................................51 1.5.3. Phân cấp quản lý TTSP trong đào tạo GVMN .........................................59 1.6. Các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý Thực tập Sƣ phạm trong đào tạo GVMN đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục .........................................................................62 1.6.1. Các yếu tố chủ quan ..................................................................................62 1.6.2. Các yếu tố khách quan ..............................................................................63 Kết luận chƣơng 1 .....................................................................................................65 Chƣơng 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÍ THỰC TẬP SƢ PHẠM TRONG ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN MẦM NONCỦA CÁC TRƢỜNG CAO ĐẲNG KHU VỰC TÂY BẮC .................................................................................................................66 2.1. Tổ chức khảo sát thực trạng quản lý thực tập sƣ phạm ..................................66 2.1.1. Mục đích khảo sát .....................................................................................66 2.1.2. Nội dung khảo sát .....................................................................................66
- vi 2.1.3. Đối tƣợng khảo sát ....................................................................................66 2.1.4. Phạm vi khảo sát .......................................................................................66 2.1.5. Phƣơng pháp khảo sát ...............................................................................67 2.1.6. Xử lý kết quả khảo sát ..............................................................................67 2.2. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội các tỉnh khu vực miền núi có nhiều dân tộc ở Tây Bắc và tình hình giáo dục đào tạo của các trƣờng cao đẳng trong khu vực.................................................................................................69 2.2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội khu vực miền núi có nhiều dân tộc .......69 2.2.2. Tình hình giáo dục và đào tạo của các trƣờng cao đẳng khu vực Tây Bắc .....72 2.3. Thực trạng hoạt động đào tạo GVMN và hoạt động thực tập sƣ phạm ở các trƣờng khu vực miền núi có nhiều dân tộc.............................................................74 2.3.1. Thực trạng hoạt động đào tạo GVMN ở các trƣờng khu vực miền núi có nhiều dân tộc ..................................................................................................74 2.3.2. Thực trạng hoạt động thực tập sƣ phạm trong đào tạo GVMN ở các trƣờng Cao đẳng khu vực miền núi có nhiều dân tộc .........................................78 2.4. Thực trạng quản lý Thực tập sƣ phạm trong đào tạo GVMN ở các trƣờng Cao đẳng khu vực Tây Bắc ....................................................................................99 2.4.1. Thực trạng lập kế hoạch TTSP .................................................................99 2.4.2.Thực trạng tổ chức TTSP .........................................................................102 2.4.3. Thực trạng chỉ đạo TTSP ........................................................................104 2.4.4. Thực trạng việc kiểm tra thực hiện kế hoạch TTSP trong đào tạo giáo viên mầm non ....................................................................................................106 2.4.5. Thực trạng các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý Thực tập sƣ phạm trong đào tạo GVMN ở các trƣờng Cao đẳng khu vực Tây Bắc ................................108 2.5. Đánh giá chung về thực trạng và các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lí TTSP trong đào tạo GVMN ở các trƣờng Cao đẳng khu vực miền núi có nhiều dân tộc .........................................................................................................................112 2.5.1. Thành công ..............................................................................................112 2.5.2. Hạn chế ...................................................................................................114 Kết luận chƣơng 2 ...................................................................................................117
- vii Chƣơng 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÍ THỰC TẬP SƢ PHẠM TRONG ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN MẦM NON Ở CÁC TRƢỜNG CAO ĐẲNG KHU VỰC TÂY BẮC ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC..............................................118 3.1. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp .................................................................118 3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu .........................................................118 3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống, thứ bậc và toàn diện .......................118 3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính phối hợp và phù hợp với đối tƣợng ...............119 3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn .........................................................119 3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi ............................................................119 3.2. Các biện pháp quản lý Thực tập sƣ phạm trong đào tạo GVMN đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục .....................................................................................120 3.2.1. Tổ chức xây dựng hệ thống cơ sở thực hành, thực tập trong đào tạo giáo viên mầm non đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục ....................................120 3.2.2. Tổ chức đánh giá kết quả TTSP trong đào tạo GVMN theo định hƣớng Chuẩn đầu ra về NLSP của sinh viên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục ........124 3.2.3. Chỉ đạo xây dựng nội dung Thực tập sƣ phạm trong đào tạo GVMN phù hợp với đặc thù khu vực miền núi có nhiều dân tộc ..................................128 3.2.4. Chỉ đạo hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sƣ phạm thƣờng xuyên đáp ứng yêu cầu đặt ra đối với ngƣời GVMN khu vực miền núi có nhiều dân tộc ........131 3.2.5. Chỉ đạo tăng cƣờng giảng dạy Tiếng Việt trong chƣơng trình đào tạo GVMN đáp ứng yêu cầu của địa phƣơng .........................................................136 3.2.6. Hoàn thiện quy trình TTSP trong đào tạo GVMN đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục ......................................................................................................140 3.3. Mối quan hệ của các biện pháp quản lí Thực tập sƣ phạm ...........................146 3.4. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý Thực tập sƣ phạm ..........................................................................................................148 3.4.1. Mục đích khảo nghiệm............................................................................148 3.4.2. Đối tƣợng khảo nghiệm ..........................................................................149 3.4.3. Cách đánh giá kết quả khảo nghiệm .......................................................149
- viii 3.5. Thử nghiệm biện pháp: Chỉ đạo hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sƣ phạm thƣờng xuyên đáp ứng yêu cầu đặt ra đối với ngƣời GVMN khu vực miền núi có nhiều dân tộc ...................................................................................................156 3.5.1. Mục đích thử nghiệm ..............................................................................156 3.5.2. Giả thuyết thử nghiệm ............................................................................156 3.5.3. Mẫu thử nghiệm và địa bàn thử nghiệm .................................................156 3.5.4. Các giai đoạn thử nghiệm .......................................................................156 3.5.5. Phƣơng pháp đánh giá thử nghiệm .........................................................157 3.5.6. Tiêu chí và thang đánh giá thử nghiệm ...................................................157 3.5.7. Kết quả thử nghiệm .................................................................................159 3.5.8. Kết luận thử nghiệm ................................................................................168 Kết luận chƣơng 3 ...................................................................................................169 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.................................................................................170 1. Kết luận ............................................................................................................170 2. Kiến nghị ..........................................................................................................171 2.1. Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo ................................................................171 2.2. Đối với chính quyền các tỉnh khu vực Tây Bắc .........................................172 2.3. Đối với các trƣờng Cao đẳng khu vực Tây Bắc.........................................172 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
- ix DANH MỤC BẢNG SỐ Bảng 2.1. Một số đặc điểm nổi bật của các tỉnh khu vực miền núi có nhiều dân tộc ....71 Bảng 2.2. Khái quát tình hình giáo dục của các trƣờng cao đẳng khu vực miền núi có nhiều dân tộc ..................................................................................................73 Bảng 2.3. Số liệu đào tạo GVMN ở các trƣờng cao đẳng khu vực miền núi Tây Bắc (tính đến hết năm học 2015-2016) .....................................................................74 Bảng 2.4. Số liệu TTSP tốt nghiệp trong các năm gần đây ......................................75 Bảng 2.5. Kết quả thực tập tốt nghiệp ngành GDMN (năm học 2015-2016) ...........77 Bảng 2.6. Các mức độ nhận thức về tầm quan trọng của TTSP trong đào tạo GVMN .......................................................................................................................78 Bảng 2.7. Kết quả nhận thức của CBQL và GVHD về từng vị trí của TTSP trong đào tạo GVMN ..........................................................................................................79 Bảng 2.8. Kết quả thực hiện các mục tiêu TTSP ......................................................82 Bảng 2.9. Kết quả thực hiện các nội dung TTSP của sinh viên ngành GDMN ........84 Bảng 2.10. Kết quả thực hiện nội dung Tìm hiểu thực tiễn giáo dục .......................85 Bảng 2.11. Kết quả thực hiện nội dung Thực tập giáo dục .......................................85 Bảng 2.12. Kết quả thực hiện nội dung Thực tập giảngdạy ......................................87 Bảng 2.13. Kết quả thực hiện nội dung Viết báo cáo thu hoạch ...............................88 Bảng 2.14. Nhận thức của CBQL và GVHD về mức độ thực hiện các khâu trong quá trình TTSP ..........................................................................................................90 Bảng 2.15. Kết quả thực hiện các nội dung kiểm tra, đánh giá TTSP ......................92 Bảng2.16. Những thuận lợi trong TTSP ngành GDMN ...........................................94 Bảng 2.17. Những khó khăn trong TTSP ngành GDMN..........................................96 Bảng 2.18. Kết quả thực hiện các nội dung lập kế hoạch TTSP .............................100 Bảng 2.19. Kết quả thực hiện các nội dung tổ chức TTSP .....................................102 Bảng 2.20. Kết quả thực hiện các nội dung chỉ đạo TTSP .....................................104 Bảng 2.21. Kết quả thực hiện các nội dung kiểm tra TTSP ....................................106 Bảng 2.22. Mức độ ảnh hƣởng của các yếu tố chủ quan đến quản lí TTSP ...........108 Bảng 2.23. Mức độ ảnh hƣởng của các yếu tố khách quan đến quản lí TTSP .......110
- x Bảng 3.1. Kiểm chứng tính cần thiết của các biện pháp quản lý TTSP ..................149 Bảng 3.2. Kiểm chứng tính khả thi của các biện pháp quản lý TTSP ....................151 Bảng 3.3. Mối quan hệ giữa tính cần thiết và tính khả thi của các BPQL TTSP ...154 Bảng 3.4. Tiêu chí và chỉ báo đo kết quả thử nghiệm.............................................157 Bảng 3.5. Kết quả khảo sát biểu hiện trong việc đáp ứng những yêu cầu riêng đặt ra đối với ngƣời GVMN miền núi có nhiều dân tộc trƣớc thử nghiệm ..................160 Bảng 3.6. Kết quả khảo sát biểu hiện đáp ứng những yêu cầu riêng đặt ra đối với ngƣời GVMN miền núi có nhiều dân tộc sau thử nghiệm ......................................161 Bảng 3.7. Kết quả khảo sát kỹ năng tổ chức các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ em lứa tuổi mầm non ngƣời DTTS trƣớc thử nghiệm ............................................163 Bảng 3.8. Kết quả khảo sát kỹ năng tổ chức các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ em lứa tuổi mầm non ngƣời DTTS sau thử nghiệm ...............................................164 Bảng 3.9. Kết quả đo kỹ năng chuẩn bị và lên lớp dạy học của sinh viên ngành GDMN đối với lớp học có trẻ ngƣời DTTS trƣớc thử nghiệm ..............................166 Bảng 3.10. Kết quả đo kỹ năng chuẩn bị và lên lớp dạy học của sinh viên ngành GDMN đối với lớp học có trẻ ngƣời DTTS sau thử nghiệm .................................167
- xi DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ Sơ đồ 2.1. Đặc điểm tự nhiên khu vực miền núi có nhiều dân tộc ở Tây Bắc ..........70 Biểu đồ 2.1. Kết quả nhận thức về vị trí của TTSP trong thực tiễn ..........................81 Biểu đồ 2.2. Kết quả thực hiện các nội dung TTSP của sinh viên ngành GDMN ....84 Biểu đồ 2.3. Mức độ thực hiện các khâu trong TTSP ...............................................92 Sơ đồ 3.1. Mô hình đảm bảo chất lƣợng TTSP trong đào tạo GVMN ...................141 Biểu đồ 3.1. Tƣơng quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý TTSP...........................................................................................................155
- 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Thực tập sư phạm và quản lý Thực tập sư phạm có vai trò quan trọng nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên Giáo dục và đào tạo có sứ mệnh nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dƣỡng nhân tài góp phần quan trọng phát triển đất nƣớc, xây dựng nền văn hóa và con ngƣời Việt Nam. Mục tiêu cuối cùng của giáo dục là đào tạo nguồn nhân lực có chất lƣợng mà trong đó nhà giáo giữ vai trò quyết định trong việc đảm bảo chất lƣợng giáo dục [83]. Chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020 khẳng định:“Phát triển đội ngũ nhà giáo là một trong những nhiệm vụ hết sức cấp thiết của ngành GD&ĐT nói chung và của từng cấp học, bậc học nói riêng”, bên cạnh đó báo cáo chính trị tại Đại hội Đảng lần thứ XI của Đảng tiếp tục định hƣớng: “Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo theo nhu cầu phát triển của xã hội. Tập trung nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, coi trọng giáo dục đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, khả năng lập nghiệp. Xây dựng đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, đáp ứng yêu cầu về chất lượng. Quan tâm hơn tới phát triển giáo dục, đào tạo ở vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn”[138]. Trong bối cảnh mới, phát triển nhân lực là phát triển nhân cách con ngƣời với năng lực hành nghề, năng lực sáng tạo, năng lực tạo lập nghề nghiệp và năng lực tự phát triển [66]. Đội ngũ giáo viên là lực lƣợng giữa vai trò quan trọng trong việc phát huy nguồn nhân lực đồng thời là nhân tố quyết định chất lƣợng của giáo dục và đào tạo. Một trong những nhiệm vụ quan trọng của các trƣờng ĐTGV trong bối cảnh hiện nay là phát triển đội ngũ giáo viên, đồng thời “chuyển mạnh quá trình giáo dục chủ yếu từ trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học, học đi đôi với hành, lí luận gắn liền với thực tiễn” [138]. Nhƣ vậy, đào tạo nghề giáo viên chính là việc phát triển hệ thống năng lực nghề nghiệp cho sinh viên thông qua việc định hƣớng cho họ lĩnh hội tri thức và thực hành các kỹ năng nghề sƣ phạm. Và nhƣ vậy TTSP trong đào tạo là phƣơng thức quan trọng nhằm tạo cho ngƣời học đƣợc nghiên cứu và trải nghiệm thực tiễn. Thông qua quá trình TTSP sinh viên đƣợc trau dồi kiến thức, nâng cao nhận thức và lòng yêu nghề
- 2 dạy học, củng cố và hình thành những kỹ năng nghề nghiệp cơ bản phục vụ cho công tác của ngƣời giáo viên trong tƣơng lai. TTSP giúp sinh viên nắm đƣợc các quy định về nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của ngƣời giáo viên, đƣợc tiếp xúc với thực tế giáo dục, đƣợc hòa mình với tập thể sƣ phạm ở các nhà trƣờng; đƣợc thƣờng xuyên thực hành, luyện tập các kỹ năng sƣ phạm, làm quen với công tác giảng dạy, chủ nhiệm và các hoạt động giáo dục ngoại khóa khác. Điều đó tạo cơ sở, tiền đề hình thành cho sinh viên những phẩm chất và năng lực sƣ phạm của ngƣời giáo viên thực thụ, phát huy tính chủ động, sáng tạo và giá trị nghề nghiệp. Bên cạnh đó, TTSP còn gắn kết, cộng đồng trách nhiệm giữa trƣờng ĐTGV với các cơ sở THTT, nơi sử dụng lao động sƣ phạm trong việc nâng cao chất lƣợng sản phẩm sƣ phạm. TTSP chính là phƣơng tiện, công cụ nhanh và hiệu quả nhất góp phần nâng cao chất lƣợng đào tạo nghề và quá trình rèn luyện nghiệp vụ sƣ phạm cho sinh viên. Do đó, việc tổ chức TTSP một cách hiệu quả sẽ là yếu tố quyết định đến chất lƣợng quá trình đào tạo giáo viên. Trên cơ sở đó, đặt ra những yêu cầu đối với quản lí TTSP trong đào tạo giáo viên phải là công cụ góp phần quán triệt, tổ chức thực hiện tốt các nguyên lý và mục tiêu giáo dục “học đi đôi với hành”, đồng thời chỉ đạo thực hiện “phương pháp giáo dục nghề nghiệp phải biết kết hợp rèn luyện kỹ năng thực hành với giảng dạy lí thuyết để người học có khả năng hành nghề và phát triển nghề nghiệp theo yêu cầu của từng công việc” [83]. Quản lí TTSP với việc thực hiện tốt các chức năng lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra quá trình TTSP sẽ đi đúng hƣớng, thu thập và xử lý thông tin để đánh giá và điều chỉnh hoạt động TTSP, có cơ sở đánh giá chất lƣợng và sản phẩm đào tạo, từ đó đề xuất phƣơng hƣớng nâng cao chất lƣợng đào tạo, sử dụng và bồi dƣỡng đội ngũ GV; xây dựng và đổi mới chƣơng trình, nội dung, phƣơng pháp dạy và học, RLNVSP và TTSP nhằm đào tạo con ngƣời có phẩm chất, kỹ năng và phát triển năng lực nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và các yêu cầu xã hội. Quản lý TTSP hiệu quả còn là cơ sở, động lực giúp sinh viên có tâm thế, yên tâm với nghề nghiệp đã chọn và tạo dựng đƣợc uy tín, thƣơng hiệu của trƣờng đào tạo đối với các địa phƣơng và cộng đồng xã hội.
- 3 Nhƣ vậy, Thực tập sƣ phạm và quản lý TTSP có vị trí và vai trò rất quan trọng trong nâng cao chất lƣợng đào tạo giáo viên. 1.2. Thực tiễn hoạt động TTSP và quản lý TTSP trong đào tạo GVMN ở các trường Cao đẳng khu vực miền núi có nhiều dân tộc ở Tây Bắc Đào tạo GVMN luôn chiếm ƣu thế và là thế mạnh của các trƣờng cao đẳng khu vực miền núi có nhiều dân tộc ở Tây Bắc. Trƣớc bối cảnh đổi mới giáo dục nói chung và đổi mới GDMN nói riêng, các nhà trƣờng đã thƣờng xuyên chú trọng rèn luyện nghiệp vụ sƣ phạm cho sinh viên GDMN, đặc biệt chú trọng đến công tác tổ chức cho sinh viên ngành GDMN tham gia đợt TTSP cuối khóa. Hoạt động TTSP trong đào tạo GVMN có vị trí hết sức quan trọng bởi tính đặc thù nghề nghiệp và tính đặc thù khu vực miền núi có nhiều dân tộc. Các nội dung TTSP trong đào tạo GVMN đƣợc thực hiện đầy đủ. Tuy nhiên quá trình TTSP trong những năm qua còn bộc lộ nhiều tồn tại và hạn chế nhƣ: nội dung lên lớp giảng dạy và thực tập giáo dục (chăm sóc, giáo dục trẻ) có hiệu quả chƣa cao và chƣa sát thực với đặc thù khu vực miền núi có nhiều dân tộc dẫn đến sinh viên chƣa chủ động, sáng tạo trong các hoạt động chăm sóc trẻ, tìm hiểu học sinh cá biệt, lập kế hoạch giáo dục cho nhóm lớp; việc tổ chức các hoạt động lên lớp dạy học còn lúng túng, việc đặt câu hỏi và gợi ý trẻ lời câu hỏi cho trẻ chƣa linh hoạt; kỹ năng nghề nghiệp, kỹ năng giao tiếp và các kỹ năng mềm của sinh viên còn rất hạn chế, vốn tiếng Việt của sinh viên chƣa phong phú. Bên cạnh đó, một số khâu trong TTSP còn hình thức, thực hiện chƣa bài bản và chu đáo. Công tác kiểm tra, đánh giá kết quả TTSP chƣa thực sự phản ánh đúng năng lực của sinh viên, chƣa gắn với các Chuẩn đầu ra và chuẩn nghề nghiệp hiện hành. Trong quản lí TTSP, chủ thể quản lý TTSP là phòng Đào tạo đã chủ động tham mƣu cho Ban giám hiệu trƣờng ĐTGV và các Ban chỉ đạo TTSP quản lí TTSP theo đúng các chức năng, nhiệm vụ; quán triệt đầy đủ và nghiêm túc các nội quy, quy chế thực hành, thực tập trong đào tạo GVMN; xây dựng các văn bản hƣớng dẫn các nội dung thực hành thực tập riêng đối với ngành GDMN; cử giảng viên đi khảo sát để lựa chọn địa điểm TTSP phù hợp, đƣa đoàn đến cơ sở thực tập và trực tiếp hƣớng dẫn mọi hoạt động TTSP. Phối kết hợp với các ban chỉ đạo TTSP trong kiểm
- 4 tra đánh giá, kết quả. Tuy nhiên, trong quản lí TTSP cũng còn bộc lộ nhiều hạn chế nhƣ: Công tác quản lí TTSP trong đào tạo GVMN còn chƣa thật sự khoa học, mỗi trƣờng có cách thức quản lí và tổ chức khác nhau; việc đổi mới mục tiêu, nội dung, chƣơng trình TTSP còn chung chung, chƣa cụ thể, sát thực, chƣa tăng cƣờng và chú trọng rèn luyện các phẩm chất, năng lực và kỹ năng nghề nghiệp cho ngƣời học, việc tiếp cận chƣơng trình giáo dục mầm non mới còn mờ nhạt; tổ chức một số khâu TTSP còn phiến diện, chƣa linh hoạt; công tác tổ chức RLNVSP, trang bị kỹ năng sƣ phạm phục vụ cho nghề nghiệp của ngƣời GVMN chƣa thƣờng xuyên, còn hình thức và chƣa có chiều sâu.Việc kiểm tra, đánh giá TTSP nói chung của một số cơ sở thực tập còn lỏng lẻo, còn hình thức và chƣa khách quan, chƣa định hƣớng theo Chuẩn đầu ra về NLSP trong đào tạo GVMN; Một số Ban chỉ đạo TTSP chƣa thực hiện hết chức năng, nhiệm vụ trong công tác điều hành, chỉ đạo. Công tác xây dựng kế hoạch chƣa cụ thể, chi tiết; công tác phối hợp giữa một số BCĐ TTSP chƣa kịp thời và chƣa thống nhất; kinh nghiệm quản lí, hƣớng dẫn TTSP ở một số ban chỉ đạo, một bộ phận giảng viên, GVHD còn hạn chế,... Xuất phát từ yêu cầu xã hội, yêu cầu đổi mới GDMN trong bối cảnh hiện nay, chuẩn hóa nội dung đào tạo GVMN kết hợp với chăm sóc, nuôi dƣỡng với giáo dục trẻ phù hợp với đặc điểm tâm lý, sinh lý, yêu cầu phát triển thể lực và hình thành nhân cách. Xuất phát từ vị trí, vai trò và thực tiễn của TTSP, quản lí TTSP trong ĐTGV mầm non, nhằm nâng cao chất lƣợng hoạt động TTSP, nâng cao chất lƣợng ĐTGV mầm non của các trƣờng cao đẳng khu vực miền núi có nhiều dân tộc ở khu vực Tây Bắc trong những năm tiếp theo, tác giả đã chọn vấn đề: “Quản lý Thực tập sư phạm trong đào tạo giáo viên mầm non của các trường Cao đẳng khu vực Tây Bắc đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục” làm đề tài nghiên cứu. 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn TTSP, quản lý TTSP từ đó đề xuất các biện pháp quản lý TTSP trong đào tạo GVMN phù hợp với đặc thù khu vực, góp phần nâng cao chất lƣợng đào tạo giáo viên Mầm non ở các trƣờng cao đẳng khu vực Tây Bắc đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.
- 5 3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu: Thực tập sƣ phạm trong đào tạo GVMN ở các trƣờng Cao đẳng khu vực Tây Bắc. 3.2. Đối tượng nghiên cứu: Quản lý TTSP trong đào tạo GVMN ở các trƣờng Cao đẳng khu vực Tây Bắc trong bối cảnh hiện nay. 4. Giả thuyết khoa học TTSP trong đào tạo GVMN là hình thức học tập quan trọng nhằm tạo cho ngƣời học đƣợc nghiên cứu và trải nghiệm thực tiễn. Trƣớc bối cảnh đổi mới giáo dục, quản lí TTSP trong đào tạo GVMN là một yêu cầu hết sức cần thiết. Tuy nhiên, quản lí TTSP ở các trƣờng cao đẳng khu vực Tây Bắc những năm gần đây còn bộc lộ một số hạn chế trong công tác tổ chức,chỉ đạo, đánh giá kết quả TTSP dẫn đến chất lƣợng đào tạo GVMN chƣa đảm bảo, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu về năng lực nghề GVMN tại các cơ sở giáo dục mầm non. Đề xuất và áp dụng thực hiện các biện pháp quản lý TTSP một cách đồng bộ, phù hợp với đặc thù khu vực góp phần nâng cao chất lƣợng giáo dục và đào tạo ở các trƣờng cao đẳng khu vực miền núi Tây Bắc trong bối cảnh hiện nay. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Nghiên cứu cơ sở lí luận về quản lý TTSP ở các trƣờng đào tạo giáo viên. 5.2. Khảo sát và đánh giá thực trạng TTSP và quản lý TTSP trong đào tạo GVMN ở các trƣờng Cao đẳng khu vực Tây Bắc. 5.3. Đề xuất các biện pháp quản lý TTSP trong đào tạo GVMN ở các trƣờng cao đẳng khu vực Tây Bắc phù hợp với đặc thù khu vực đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục trong bối cảnh hiện nay. 5.4. Khảo nghiệm và thử nghiệm các biện pháp quản lý TTSP đã đề xuất. 6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu 6.1. Giới hạn về đối tượng nghiên cứu Luận án xác định chủ thể chính thực hiện các biện pháp quản lí TTSP trong đào tạo GVMN là BGH các trƣờng cao đẳng ĐTGV mầm non khu vực Tây Bắc.
- 6 Các trƣờng Cao đẳng ở khu vực Tây Bắc hầu hết đào tạo ở hai trình độ Cao đẳng và Trung cấp chuyên nghiệp. Luận án nghiên cứu biện pháp quản lý TTSP tốt nghiệp trong đào tạo trình độ cao đẳng cho sinh viên ngành Giáo dục Mầm non theo chuẩn đầu ra về năng lực sƣ phạm mà GVMN cần đạt đƣợc đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục ở khu vực miền núi có nhiều dân tộc trong bối cảnh hiện nay. 6.2. Giới hạn về địa bàn nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu công tác quản lí TTSP trong đào tạo GVMN của các trƣờng cao đẳng công lập khu vực Tây Bắc, trong đó tập trung chủ yếu ở các trƣờng: Cao đẳng Sƣ phạm Điện Biên, Cao đẳng Cộng đồng Lai Châu, Cao đẳng Sơn La. Đây là các trƣờng thuộc 3 tỉnh đại diện cho khu vực miền núi Tây Bắc có nhiều dân tộc thiểu số cùng sinh sống gồm Điện Biên, Lai Châu và Sơn La. 6.3. Giới hạn về khách thể khảo sát Đề tài khảo sát 590 ngƣời, gồm các khách thể: Lãnh đạo và chuyên viên Sở Giáo dục và Đào tạo, Phòng Giáo dục và Đào tạo các huyện/thị xã/thành phố; Ban giám hiệu; cán bộ phòng đào tạo; Ban chủ nhiệm/lãnh đạo khoa; tổ trƣởng bộ môn, giảng viên thuộc các khoa quản lý ngành Giáo dục Mầm non (Khoa sƣ phạm/khoa Tiểu học - mầm non/khoa Giáo dục mầm non) ở các trƣờng cao đẳng trong khu vực miền núi có nhiều dân tộc; Ban giám hiệu, GVHD ở các trƣờng Mầm non có sinh viên tham gia TTSP. 7. Cách tiếp cận và phƣơng pháp nghiên cứu 7.1. Cách tiếp cận 7.1.1. Tiếp cận hệ thống Đào tạo trình độ Cao đẳng là một bộ phận của bậc giáo dục đại học nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân. Xuất phát từ mục đích, yêu cầu của quá trình đào tạo mà TTSP là khâu quan trọng cuối cùng trong quá trình đào tạo nghề giáo viên, quản lí TTSP là một nội dung trong quản lí quá trình đào tạo và quản lí hoạt động học tập của SV do đó trong quá trình nghiên cứu đề tài phải xác định TTSP và quản lí TTSP là những thành tố cấu thành quá trình đào tạo. Tiếp cận hệ thống giúp luận
- 7 án lựa chọn các thành tố chủ yếu và xác định đƣợc mối quan hệ biện chứng giữa các yếu tố cấu thành đó. 7.1.2. Tiếp cận chức năng Vận dụng các chức năng quản lý (bốn chức năng: lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra) vào quản lí TTSP. Tiếp cận chức năng giúp cho luận án xác định đƣợc hƣớng nghiên cứu và đi sâu vào các chức năng trong quản lí TTSP. Tuy nhiên luận án vận dụng, khai thác các góc độ của các chức năng quản lí gắn với các vấn đề thực tiễn trong hoạt động TTSP. 7.1.3. Tiếp cận chuẩn đầu ra về NLSP Đó là các yêu cầu tối thiểu về phẩm chất, kiến thức, năng lực với hệ thống kỹ năng mà sinh viên tốt nghiệp và ngƣời GVMN phải đạt đƣợc. Đào tạo theo hƣớng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của ngƣời học; hài hòa đức, trí, thể, mỹ; dạy ngƣời, dạy chữ và dạy nghề là một trong những nhiệm vụ và giải pháp nhằm đổi mới đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục. Lấy Chuẩn đầu ra về NLSP làm đích đến giúp cho luận án đề xuất đƣợc những giải pháp quản lí TTSP phù hợp đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục mầm non trong bối cảnh hiện nay. 7.1.4. Tiếp cận năng lực Quản lí TTSP hƣớng đến rèn luyện năng lực cho SV sau khi tốt nghiệp (phẩm chất, năng lực chung, năng lực sƣ phạm). Đào tạo theo hƣớng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của ngƣời học; hài hòa đức, trí, thể, mỹ; dạy ngƣời, dạy chữ và dạy nghề là một trong những nhiệm vụ và giải pháp nhằm đổi mới đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục. 7.1.5. Tiếp cận thực tiễn TTSP là học phần mang tính thực hành, giáo sinh phải thể hiện đƣợc năng lực thực tiễn của ngƣời GVMN trong tất cả các hoạt động ở trƣờng mầm non. Qua hoạt động thực tiễn trong thời gian TTSP, giáo sinh mới hiểu rõ lí luận về quy trình dạy học của ngƣời GVMN một cách sâu sắc. Đó là con đƣờng tốt nhất, phƣơng thức hay nhất để giáo sinh biến lí luận dạy học thành năng lực thực tiễn của bản thân. 7.2. Phương pháp nghiên cứu 7.2.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Đánh giá năng lực giải quyết vấn đề của học sinh trong dạy học Toán lớp 11 Trung học phổ thông
203 p | 412 | 108
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Khoa học chính trị: Tư tưởng Hồ Chí Minh về những đặc trưng chủ nghĩa xã hội và sự vận dụng của Đảng cộng sản Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới
26 p | 197 | 29
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Rèn luyện NL GQVĐ cho HS trong dạy học phần DTH ở trường THPT chuyên
121 p | 169 | 28
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Phát triển năng lực giao tiếp toán học cho học sinh cuối cấp Tiểu học thông qua dạy học giải toán có lời văn
202 p | 142 | 24
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Vận dụng quan điểm sư phạm tương tác vào dạy học Sinh học 9 trường THCS
165 p | 158 | 23
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học Ngữ văn: Diễn ngôn về người phụ nữ trong văn xuôi nghệ thuật Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX (Khảo sát qua một số tác giả tiêu biểu)
171 p | 54 | 17
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Giáo dục kĩ năng giải quyết vấn đề cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi trong hoạt động giáo dục STEAM
283 p | 23 | 15
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Quản lý kiểm định chất lượng giáo dục trường trung học cơ sở trên địa bàn tỉnh Hải Dương
234 p | 30 | 15
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Sử dụng di sản văn hóa vùng ĐBSCL trong dạy học Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến năm 1918 ở trường THPT Thành phố Cần Thơ
290 p | 28 | 13
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Tổ chức hoạt động dạy học vật lí "xây dựng và sử dụng thiết bị thí nghiệm tĩnh điện" nhằm bồi dưỡng năng lực giải quyết vấn đề
224 p | 50 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học Ngữ văn: Thân thể trong thơ trữ tình Việt Nam sau 1986
181 p | 19 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Dạy học trên cơ sở vấn đề bài học STEM chủ đề các thể của chất môn Khoa học tự nhiên 6
275 p | 16 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Tổ chức hoạt động dạy học Vật lí - Xây dựng và sử dụng thiết bị thí nghiệm tĩnh điện nhằm bồi dưỡng năng lực giải quyết vấn đề của học sinh lớp 11
224 p | 17 | 7
-
Luận án tiến sĩ khoa học giáo dục: Nghiên cứu xây dựng hệ thống tiêu chuẩn và thang điểm đánh giá trình độ tập luyện của nam vận động viên đua xe đạp lứa tuổi 13-15 một số tỉnh miền bắc Việt Nam (giai đoạn chuyên môn hóa ban đầu)
128 p | 52 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Quản lý kiểm định chất lượng giáo dục trường trung học cơ sở trên địa bàn tỉnh Hải Dương
27 p | 15 | 5
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Dạy học môn mạng cung cấp điện trình độ cao đẳng định hướng phát triển năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề thực tiễn
27 p | 21 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Khoa học Ngữ văn: Thân thể trong thơ trữ tình Việt Nam sau 1986
25 p | 16 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Dạy học trên cơ sở vấn đề bài học STEM chủ đề các thể của chất môn Khoa học tự nhiên 6
27 p | 6 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn