Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Dạy học viết văn bản thuyết minh dựa trên tiến trình viết cho học sinh trung học phổ thông theo tiếp cận phát triển năng lực
lượt xem 9
download
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục "Dạy học viết văn bản thuyết minh dựa trên tiến trình viết cho học sinh trung học phổ thông theo tiếp cận phát triển năng lực" trình bày các nội dung chính sau: Cơ sở khoa học của việc dạy học viết văn bản thuyết minh dựa trên tiến trình cho học sinh trung học phổ thông theo tiếp cận phát triển năng lực; tổ chức dạy học viết văn bản thuyết minh dựa trên tiến trình cho học sinh trung học phổ thông theo tiếp cận phát triển năng lực;... Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Dạy học viết văn bản thuyết minh dựa trên tiến trình viết cho học sinh trung học phổ thông theo tiếp cận phát triển năng lực
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM LÊ THỊ NGỌC CHI DẠY HỌC VIẾT VĂN BẢN THUYẾT MINH DỰA TRÊN TIẾN TRÌNH CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THEO TIẾP CẬN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC HÀ NỘI, 2024
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM LÊ THỊ NGỌC CHI DẠY HỌC VIẾT VĂN BẢN THUYẾT MINH DỰA TRÊN TIẾN TRÌNH CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THEO TIẾP CẬN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC Chuyên ngành: Lí luận và Phương pháp dạy học bộ môn Mã số: 9 14 01 11 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Nguyễn Thị Hồng Vân 2. PGS.TS. Nguyễn Thị Hồng Nam HÀ NỘI, 2024
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kì công trình nào khác. Kết quả nghiên cứu và ý tưởng của các tác giả khác, nếu có đều được trích dẫn và có chú thích rõ ràng về nguồn gốc. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về những điều tôi đã cam đoan ở trên. Hà Nội, ngày 20 tháng 5 năm 2024 Tác giả Lê Thị Ngọc Chi
- LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành, sâu sắc nhất đến PGS.TS. Nguyễn Thị Hồng Vân và PGS.TS. Nguyễn Thị Hồng Nam đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ để tôi hoàn thành luận án này. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các nhà khoa học, Ban Giám hiệu, giáo viên và học sinh của một số trường trung học phổ thông tại Thành phố Hồ Chí Minh đã hỗ trợ tôi trong quá trình thực hiện luận án. Tôi xin gửi lời cảm ơn đến Ban lãnh đạo, quý Thầy Cô, quý Phòng, Ban tại Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam; Ban Giám hiệu Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh; Ban Chủ nhiệm Khoa Ngữ Văn - Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh cùng gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi, động viên, giúp đỡ để tôi hoàn thành tốt nhiệm vụ nghiên cứu, học tập của mình. Tác giả Lê Thị Ngọc Chi
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Viết tắt Viết đầy đủ CT Chương trình ĐTB Điểm trung bình GDPT Giáo dục phổ thông GV Giáo viên GVTN Giáo viên thực nghiệm HS Học sinh NL Năng lực PP Phương pháp PPTM Phương pháp thuyết minh SGK Sách giáo khoa THCS Trung học cơ sở THPT Trung học phổ thông TM Thuyết minh TN Thực nghiệm TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh VB Văn bản VBTM Văn bản thuyết minh
- DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ DANH MỤC BẢNG TRANG Bảng 0.1. Mô tả một số tiêu chí đánh giá kĩ năng viết VB thông tin ở 15 lớp 4-5 Bảng 0.2. Mô tả một số tiêu chí đánh giá kĩ năng viết VB thông tin ở 16 lớp 11-12 Bảng 1.1. Khái niệm VBTM, VB thông tin và một số khái niệm liên 24 quan Bảng 1.2. Bảng mô tả về một số PPTM 28 Bảng 1.3. Bảng mô tả các kiểu cấu trúc cơ bản của VBTM 32 Bảng 1.4. Các phương tiện hỗ trợ trình bày thông tin thường được sử 36 dụng trong VBTM Bảng 1.5. Vai trò cụ thể của các phương tiện hỗ trợ trình bày thông tin 37 thường được sử dụng trong VBTM Bảng 1.6. Các yêu cầu cần đạt về thực hành viết VBTM ở cấp THPT 39 trong CT Ngữ văn 2018 Bảng 1.7. Tóm tắt các yêu cầu cần đạt về quy trình viết trong CT Ngữ 43 văn 2018 Bảng 1.8. Thành tố của năng lực viết VBTM của HS THPT 56 Bảng 1.9. Chỉ số hành vi NL viết VBTM của HS THPT 58 Bảng 1.10. Cấu trúc của phần viết trong bài học của SGK Ngữ văn 67 (theo CT Ngữ văn 2018) Bảng 1.11. Đối tượng GV tham gia khảo sát 70 Bảng 1.12. Kết quả khảo sát ý kiến GV về một số hoạt động cần thực 74 hiện khi dạy viết VBTM dựa trên tiến trình Bảng 1.13. Đối tượng HS tham gia khảo sát 82 Bảng 2.1. Câu hỏi gợi ý hướng dẫn HS THPT đọc hiểu hình thức VB 94 thông tin Bảng 2.2. Câu hỏi gợi ý hướng dẫn HS THPT phân tích ngữ liệu 97 VBTM tổng hợp Bảng 2.3. Tóm tắt các biện pháp chuẩn bị cho HS THPT tham gia vào 98 tiến trình viết VBTM Bảng 2.4. Ví dụ việc sử dụng kĩ thuật 5W1H để xác định ý tưởng về 104 đối tượng TM Bảng 2.5. Phiếu thu thập thông tin cho bài văn TM về một tập thơ 105
- Bảng 2.6. Tóm tắt các biện pháp tổ chức hoạt động lập kế hoạch cho 115 bài văn TM Bảng 2.7. Ví dụ minh hoạ một số PPTM phổ biến 116 Bảng 2.8. Tóm tắt biện pháp tổ chức hoạt động viết bài văn TM 122 Bảng 2.9. Cách thức hướng dẫn HS chỉnh sửa bài viết 123 Bảng 2.10. Tóm tắt biện pháp tổ chức hoạt động chỉnh sửa bài viết 125 Bảng 2.11. Tóm tắt biện pháp tổ chức hoạt động công bố bài viết 127 Bảng 2.12. Ví dụ về bảng kiểm đánh giá kĩ năng viết đoạn văn TM của 129 HS THPT Bảng 2.13. Ví dụ về bảng kiểm đánh giá kĩ năng viết bài văn TM của 131 HS THPT Bảng 2.14. Rubric đánh giá kĩ năng viết bài văn TM của HS THPT 131 Bảng 2.15. Tóm tắt biện pháp xây dựng công cụ đánh giá NL viết VBTM của HS THPT Bảng 3.1. Tóm tắt thông tin về trường, lớp, giáo viên và bài TN 139 Bảng 3.2. Kết quả đánh giá bài văn hoàn chỉnh trước và sau TN 157 Bảng 3.3. Kết quả đánh giá tiêu chí 1 158 Bảng 3.4. Kết quả đánh giá tiêu chí 2 158 Bảng 3.5. Kết quả đánh giá tiêu chí 3 159 Bảng 3.6. Kết quả đánh giá tiêu chí 4 160 Bảng 3.7. Kết quả đánh giá tiêu chí 5 160 Bảng 3.8. Kết quả đánh giá tiêu chí 6 161 DANH MỤC HÌNH Hình 1.1. Mô hình tảng băng về cấu trúc năng lực 52 Hình 1.2. Một số bảng kiểm bài văn TM 68 Hình 1.3. Ví dụ về phiếu học tập dạy viết VBTM trong sách giáo viên 69 Hình 2.1. Sơ đồ khái quát của các kiểu cấu trúc cơ bản của VBTM 113 Hình 2.2. Ví dụ về việc HS tương tác để nhận xét bài viết của bạn học 124 Hình 2.3. Ví dụ về việc công bố bài viết bằng Padlet 126 Hình 3.1. Ví dụ về một số đoạn văn trong bài văn sau TN 162 Hình 3.2. Ví dụ về việc sử dụng phương tiện hỗ trợ trình bày thông tin 162 trong bài văn sau TN Hình 3.3. Ví dụ về phiếu thu thập thông tin 166 Hình 3.4. Ví dụ về một số dàn ý trước thực nghiệm 167
- Hình 3.5. Ví dụ về dàn ý sau thực nghiệm 168 DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1. Tóm tắt cấu trúc VBTM “Ý tưởng làm mưa sao băng nhân 35 tạo” Sơ đồ 1.2. Mô hình tiến trình viết của Hayes và Flower (1981) 42 Sơ đồ 1.3. Mô hình tiến trình viết của Harmer (2004) 43 Sơ đồ 1.4. Các bước của tiến trình viết 45 Sơ đồ 1.5. Quy trình dạy học viết dựa trên tiến trình 47 Sơ đồ 2.1. Sơ đồ trình bày ý tưởng về đối tượng TM là một tập thơ 103 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 1.1. Sự quan tâm của GV đối với tiến trình viết 71 Biểu đồ 1.2. GV đánh giá về việc vận dụng quan điểm dạy viết dựa 72 trên tiến trình Biểu đồ 1.3. Một số thuận lợi của GV khi dạy học viết VBTM dựa trên 75 tiến trình Biểu đồ 1.4. Một số khó khăn GV thường gặp khi dạy học viết VBTM 76 dựa trên tiến trình Biểu đồ 1.5. Kết quả khảo sát ý kiến GV về những nội dung cần chú 78 trọng khi dạy học viết VBTM tổng hợp Biểu đồ 1.6. Kết quả tổng hợp ý kiến đánh giá của HS về vai trò của 83 các bước trong tiến trình viết Biểu đồ 1.7. Những hình thức HS thường được GV hướng dẫn trong 84 tiến trình viết Biểu đồ 1.8. Kết quả khảo sát hiểu biết của HS về đặc điểm của 85 VBTM Biểu đồ 1.9. Kết quả khảo sát những khó khăn HS thường gặp khi viết 86 VBTM Biểu đồ 1.10. Kết quả khảo sát những việc HS thường làm trong bước 87 lập kế hoạch Biểu đồ 3.1. Kết quả đánh giá kĩ năng phân tích đề trước và sau TN 164 Biểu đồ 3.2. Kết quả đánh giá kĩ năng thu thập thông tin trước và sau 165 TN Biểu đồ 3.3. Kết quả đánh giá dàn ý chi tiết trước và sau TN 167 Biểu đồ 3.4. Kết quả khảo sát ý kiến HS về việc sử dụng bảng kiểm 170 trong bước chỉnh sửa
- MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ NỘI DUNG MỞ ĐẦU ........................................................................................................................ 1 1. Lí do chọn đề tài .................................................................................................................... 1 2. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu........................................................................................ 3 2.1. Những nghiên cứu về khái niệm văn bản thuyết minh và dạy học viết văn bản thuyết minh .......................................................................................................................................... 3 2.1.1. Ở nước ngoài .............................................................................................................. 3 2.1.2. Ở trong nước .............................................................................................................. 6 2.2. Những nghiên cứu về dạy học viết dựa trên tiến trình .................................................. 10 2.2.1. Ở nước ngoài ............................................................................................................ 10 2.2.2. Ở trong nước ............................................................................................................ 13 2.3. Những nghiên cứu về năng lực viết văn bản thuyết minh ............................................ 15 2.3.1. Ở nước ngoài ............................................................................................................ 15 2.3.2. Ở trong nước ............................................................................................................ 17 2.4. Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu .......................................................................... 18 3. Mục đích nghiên cứu ............................................................................................................. 19 4. Đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................. 19 5. Phạm vi nghiên cứu........................................................................................................... 20 6. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................................. 20 7. Giả thuyết khoa học .......................................................................................................... 22 8. Dự kiến đóng góp của luận án .......................................................................................... 22 9. Bố cục của luận án ............................................................................................................ 22 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC DẠY HỌC VIẾT VĂN BẢN THUYẾT MINH DỰA TRÊN TIẾN TRÌNH CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THEO TIẾP CẬN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC .......... 24 1.1. Cơ sở lí luận .................................................................................................................... 24 1.1.1.Văn bản thuyết minh ................................................................................................. 24 1.1.1.1. Khái niệm văn bản thuyết minh ........................................................................... 24 1.1.1.2. Đặc điểm của bản thuyết minh ............................................................................. 26 1.1.1.3. Phân loại văn bản thuyết minh............................................................................. 38
- 1.1.1.4. Kiểu văn bản thuyết minh được dạy viết ở cấp trung học phổ thông trong Chương trình Ngữ văn 2018.............................................................................................. 39 1.1.2. Tiến trình viết và quan điểm dạy học viết dựa trên tiến trình ................................ 41 1.1.2.1. Các bước của tiến trình viết .................................................................................. 41 1.1.2.2. Quan điểm dạy học viết dựa trên tiến trình.......................................................... 45 1.1.2.3. Đặc điểm của dạy học viết dựa trên tiến trình ..................................................... 48 1.1.3. Năng lực và năng lực viết văn bản thuyết minh của học sinh trung học phổ thông ............................................................................................................................................. 50 1.1.3.1. Quan niệm về năng lực ......................................................................................... 50 1.1.3.2. Năng lực viết văn bản thuyết minh của học sinh trung học phổ thông .............. 53 1.1.4. Định hướng dạy học viết văn bản thuyết minh dựa trên tiến trình cho học sinh trung học phổ thông theo tiếp cận năng lực ..................................................................... 60 1.1.4.1. Chú trọng dạy viết kiểu văn bản thuyết minh tổng hợp ...................................... 61 1.1.4.2. Hướng dẫn HS thu thập thông tin bằng các hình thức đa dạng ........................ 62 1.1.4.3. Kết hợp đa dạng và linh hoạt các phương pháp, kĩ thuật dạy học viết ............... 63 1.1.4.4. Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học viết............................................... 64 1.1.4.5. Sử dụng đa dạng các hình thức và công cụ đánh giá ......................................... 64 1.2. Cơ sở thực tiễn................................................................................................................ 65 1.2.1. Định hướng và hướng dẫn dạy học viết văn bản thuyết minh cho học sinh trung học phổ thông trong Chương trình Ngữ văn 2018 và một số tài liệu dạy học ................ 65 1.2.1.1. Định hướng dạy học viết văn bản thuyết minh cho học sinh trung học phổ thông trong Chương trình Ngữ văn 2018 .................................................................................... 65 1.2.1.2. Hướng dẫn dạy học viết văn bản thuyết minh cho học sinh trung học phổ thông trong một số tài liệu dạy học dùng cho Chương trình Ngữ văn 2018 ............................. 66 1.2.2. Thực trạng dạy học viết văn bản thuyết minh ở trường trung học phổ thông ...... 70 1.2.2.1. Thực trạng dạy viết văn bản thuyết minh............................................................. 70 1.2.2.2. Thực trạng viết văn bản thuyết minh của học sinh trung học phổ thông .......... 82 Tiểu kết Chương 1 ...................................................................................................... 88 CHƯƠNG 2: TỔ CHỨC DẠY HỌC VIẾT VĂN BẢN THUYẾT MINH DỰA TRÊN TIẾN TRÌNH CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THEO TIẾP CẬN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC .................................................. 90 2.1. Nguyên tắc tổ chức dạy học viết văn bản thuyết minh dựa trên tiến trình cho học sinh trung học phổ thông theo tiếp cận năng lực. .............................................................. 90 2.1.1. Đảm bảo mục tiêu và yêu cầu cần đạt về viết văn bản thuyết minh ở cấp trung học phổ thông trong Chương trình Ngữ văn 2018. ................................................................. 90 2.1.2. Đảm bảo cấu trúc năng lực viết văn bản thuyết minh của học sinh trung học phổ thông ................................................................................................................................... 91
- 2.1.3. Phát huy tính sáng tạo của học sinh trung học phổ thông trong hoạt động viết .. 92 2.2. Biện pháp tổ chức dạy học viết văn bản thuyết minh dựa trên tiến trình cho học sinh trung học phổ thông theo tiếp cận phát triển năng lực.............................................. 93 2.2.1. Xây dựng kiến thức nền và động cơ, hứng thú cho học sinh trung học phổ thông để chuẩn bị tham gia vào tiến trình viết văn bản thuyết minh ......................................... 93 2.2.1.1. Tích hợp dạy đọc văn bản thông tin với dạy viết .................................................. 93 2.2.1.2. Hướng dẫn tìm hiểu cách viết từ ngữ liệu văn bản thuyết minh trong sách giáo khoa .................................................................................................................................... 96 2.2.2. Tổ chức hoạt động thực hành rèn luyện kĩ năng viết văn bản thuyết minh theo tiến trình cho học sinh trung học phổ thông .................................................................... 98 2.2.2.1. Tổ chức hoạt động lập kế hoạch cho bài viết ....................................................... 98 2.2.2.2. Tổ chức hoạt động viết bài .................................................................................. 115 2.2.2.3. Tổ chức hoạt động chỉnh sửa bài viết ................................................................ 122 2.2.2.4. Tổ chức hoạt động công bố bài viết .................................................................... 125 2.2.3. Xây dựng công cụ đánh giá năng lực viết văn bản thuyết minh của học sinh trung học phổ thông dựa trên tiến trình viết ............................................................................. 127 2.2.3.1. Xây dựng công cụ đánh giá ................................................................................ 127 2.2.3.2. Hướng dẫn sử dụng công cụ đánh giá ............................................................... 134 2.3. Một số lưu ý khi vận dụng các biện pháp tổ chức dạy học viết văn bản thuyết minh dựa trên tiến trình cho học sinh trung học phổ thông theo tiếp cận phát triển năng lực ............................................................................................................................ 135 Tiểu kết Chương 2 .................................................................................................... 136 CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM ............................................................................ 138 3.1. Mục đích thực nghiệm ................................................................................................. 138 3.2.Nội dung, đối tượng và địa bàn thực nghiệm ............................................................. 138 3.2.1. Nội dung thực nghiệm ........................................................................................... 138 3.2.2. Đối tượng và địa bàn thực nghiệm ........................................................................ 138 3.3. Thời gian thực nghiệm ................................................................................................. 139 3.4. Quy trình thực nghiệm ................................................................................................ 140 3.4.1. Trao đổi với giáo viên trước khi thực nghiệm ...................................................... 140 3.4.2. Tổ chức kiểm tra đánh giá năng lực đầu vào ....................................................... 140 3.4.3. Thiết kế kế hoạch bài dạy thực nghiệm................................................................. 141 3.4.3.1. Cách thức lựa chọn yêu cầu cần đạt để thiết kế kế hoạch bài dạy thực nghiệm ........................................................................................................................................... 141 3.4.3.2. Nội dung bài học thực nghiệm ........................................................................... 142 3.4.3.3. Kế hoạch bài dạy thực nghiệm minh hoạ .......................................................... 143 3.4.4. Tổ chức dạy học thực nghiệm và đánh giá năng lực đầu ra ................................ 156
- 3.4.5. Xử lí kết quả thực nghiệm ..................................................................................... 156 3.4.5.1. Về mặt định lượng ............................................................................................... 156 3.4.5.2. Về mặt định tính .................................................................................................. 157 3.5. Phân tích kết quả thực nghiệm ................................................................................... 157 3.5.1. Kết quả thực nghiệm về mặt định lượng ............................................................... 157 3.5.1.1. Kết quả bài văn hoàn chỉnh ............................................................................... 157 3.5.1.2. Kết quả đánh giá từng tiêu chí .......................................................................... 158 3.5.2. Kết quả thực nghiệm về mặt định tính .................................................................. 162 3.5.2.1. Kết quả đánh giá một số sản phẩm khác của học sinh trong tiến trình viết ................ 162 3.5.2.2. Kết quả ý kiến đánh giá của học sinh lớp thực nghiệm về cách thức giáo viên tổ chức hoạt động học để hướng dẫn trong tiến trình viết ................................................................. 168 3.5.2.3. Kết quả ý kiến đánh giá của giáo viên tham gia thực nghiệm .................................... 171 3.5.2.4. Kết quả quan sát lớp học thực nghiệm ..................................................................... 173 3.5.3. Đánh giá chung về kết quả thực nghiệm..................................................................... 175 3.6. Kết luận thực nghiệm ...................................................................................................... 176 Tiểu kết Chương 3..................................................................................................... 176 KẾT LUẬN ................................................................................................................ 178 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI................................................................................................ 181 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 182 PHỤ LỤC ................................................................................................................... 191 Phụ lục 1............................................................................................................................... 191 Phụ lục 2............................................................................................................................... 196 Phụ lục 3............................................................................................................................... 197 Phụ lục 4............................................................................................................................... 201 Phụ lục 5............................................................................................................................... 206 Phụ lục 6............................................................................................................................... 212 Phụ lục 7............................................................................................................................... 213 Phụ lục 8............................................................................................................................... 217 Phụ lục 9............................................................................................................................... 227
- 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Viết là một hoạt động quan trọng đối với mỗi cá nhân trong học tập cũng như trong cuộc sống. Xét riêng về vai trò của hoạt động viết, một số tài liệu nghiên cứu về điều này đã khẳng định: phần lớn các hoạt động ở trường của HS đều dựa trên việc viết (McHale và Cermak, 1992); HS dành tới 50% thời gian trong ngày học để thực hiện các bài tập viết (Mackenzie, Scull, và Munsie, 2013); gần 70% công việc trong xã hội có liên quan đến viết, viết là một thành phần quan trọng để có thể giao tiếp hiệu quả với nhiều đối tượng khác nhau (Graham, Bollinger, Booth Olson, D’Aoust, MacArthur, McCutchen và Olinghouse, 2012). (Dẫn theo [116, tr.108]). Có thể thấy, giao tiếp bằng ngôn ngữ viết là một nội dung rất cần thiết mà HS cần phải được rèn luyện thường xuyên trong quá trình học tập. Kĩ năng viết của một người không chỉ cho thấy phong cách ngôn ngữ của người viết, mà còn thể hiện vốn sống, khả năng logic trong tư duy và lĩnh vực tri thức người viết am hiểu. Trong khi viết, người viết đồng thời thực hiện nhiều thao tác như sắp xếp ý tưởng; lựa chọn từ ngữ, kiểu câu; viết đúng chính tả, ngữ pháp, sử dụng hệ thống từ ngữ liên kết; sử dụng dấu câu; trình bày VB… Tất cả những điều nói trên cho thấy tính chất phức tạp của kĩ năng viết. Ở Việt Nam cũng như hầu hết các nước trên thế giới, việc dạy học viết ở trường phổ thông đã và đang đặt ra nhiều vấn đề có tính chất thử thách đối với GV cũng như các nhà nghiên cứu về giáo dục ngôn ngữ. Trong CT môn Ngữ văn năm 2018 (sau đây gọi là CT Ngữ văn 2018), dạy viết được xác định như là một trong những nội dung quan trọng của quá trình dạy học Ngữ văn, có mối liên hệ mật thiết với việc dạy đọc, nói và nghe. Mục tiêu của việc dạy viết được xác định rõ là nhằm “rèn luyện tư duy và cách viết” [8, tr.84]. Mục tiêu này đã góp phần cho thấy rõ định hướng dạy học phát triển NL người học. Trọng tâm của hoạt động dạy học viết không phải là bài văn mà là quá trình người học suy nghĩ và thực hiện các thao tác để viết được bài văn hoàn chỉnh. Qua quá trình đó, người học được rèn luyện để hình thành và phát triển NL viết. Mục tiêu trên sẽ tạo ra những thay đổi tích cực trong việc tổ chức hoạt động dạy học viết ở trường phổ thông. Sự thay đổi này đòi hỏi GV cần có nhận thức thấu đáo hơn về bản chất của hoạt động viết, quan điểm dạy học viết cũng như cách thức tổ chức dạy học viết theo tiếp cận phát triển NL. 1.2. Để có thể dạy học viết theo tiếp cận phát triển NL, đáp ứng yêu cầu của CT Ngữ văn 2018, bên cạnh tri thức về đặc điểm kiểu VB, người dạy cần chú trọng tiến
- 2 trình của hoạt động viết. Tiến trình viết cho thấy toàn bộ quá trình tư duy phức tạp mà người viết thực hiện trong khi viết, từ lúc hình thành ý tưởng đến khi viết được một VB hoàn chỉnh. Dạy học viết dựa trên tiến trình đã trở thành một cách tiếp cận được nhiều nhà khoa học giáo dục trên thế giới nghiên cứu và ứng dụng vào việc dạy học viết ở trường phổ thông. CT Ngữ văn 2018 cũng đã đặt ra yêu cầu cần đạt về việc đảm bảo HS viết đúng tiến trình viết, dựa trên một số bước cơ bản như: chuẩn bị trước khi viết, tìm ý và lập dàn ý, viết bài, xem lại, chỉnh sửa và rút kinh nghiệm. Điều đó cho thấy, GV cần xem xét hoạt động viết của HS trong cả một tiến trình chứ không phải chỉ nhìn nhận dựa trên kết quả là một bài viết đã hoàn thành. Để thực hiện được yêu cầu cần đạt trên, GV cần hiểu bản chất tư duy của người viết trong từng bước của tiến trình viết, từ đó, tìm hiểu cách thức hướng dẫn người học trải qua mỗi bước đó một cách hiệu quả. 1.3. Thế kỉ 21 còn được gọi là thế kỉ của thông tin vì nhiều lí do. Một trong số những lí do đó là sự phát triển của công nghệ thông tin và viễn thông, thông tin được truyền tải, chia sẻ một cách nhanh chóng và có tính toàn cầu hơn bao giờ hết. Internet, mạng xã hội, điện thoại di động và các công nghệ khác đã giúp con người trao đổi thông tin một cách hiệu quả, chính xác, kịp thời. Mỗi thông tin đều được thể hiện qua một hình thức VB thông tin cụ thể. Cùng với sự phát triển của công nghệ, các VB thông tin trong đời sống cũng được công bố ở những dạng thức đa dạng, có thể là bản in, có thể ở dạng kĩ thuật số với sự kết hợp của ngôn ngữ và nhiều phương tiện giao tiếp khác. Trong bối cảnh như thế, việc dạy học VB thông tin ở trường phổ thông có vai trò rất quan trọng. Nội dung dạy học này góp phần hỗ trợ cho việc học tập của HS, đồng thời tạo cơ hội để HS đọc, viết các kiểu VB thông tin thông dụng thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau trong đời sống xã hội. 1.4. Ở Việt Nam, dạy học viết VBTM (VBTM là một kiểu VB thuộc VB thông tin) đã được triển khai trong CT Ngữ văn năm 2006 (sau đây gọi là CT Ngữ văn 2006), và tiếp tục được chú trọng trong CT Ngữ văn 2018. Biết cách viết VBTM giúp người viết truyền đạt thông tin bằng ngôn ngữ, có thể kết hợp với phương tiện phi ngôn ngữ, một cách hiệu quả và thuyết phục, phù hợp với mục đích, phương thức và đối tượng giao tiếp. Đây cũng là một trong những yêu cầu phổ biến của nhiều ngành nghề trong xã hội. So với việc viết các kiểu VB khác, viết VBTM đòi hỏi người viết phải có kĩ năng tìm kiếm, đánh giá, chọn lọc thông tin; đồng thời phải biết tổ chức thông tin trong VB sao cho đảm bảo tính rõ ràng, khoa học, khách quan và thuyết phục, phù hợp với đối tượng tiếp nhận và mục đích viết. Để có thể trở nên thành thạo trong viết VBTM, HS không chỉ phải rèn luyện nhiều mà còn cần được trang bị nhiều tri thức về kiểu VB
- 3 này, đặc biệt là những tri thức về PPTM, cấu trúc VBTM, cách lồng ghép các phương thức biểu đạt khác vào VBTM, cách trình bày VBTM khi kết hợp phương tiện ngôn ngữ với các phương tiện phi ngôn ngữ. Trong CT Ngữ văn 2018, ở cấp THPT, các yêu cầu cần đạt về viết VBTM cho thấy rõ HS phải sử dụng tổng hợp rất nhiều kĩ năng, trong đó có kĩ năng xử lí, trình bày thông tin và kĩ năng diễn đạt ngôn ngữ để tăng tính hấp dẫn, thuyết phục của VBTM. Có thể nói, viết VBTM là một kĩ năng viết có mức độ phức tạp cao đối với HS, đặc biệt là HS THPT. Trên đây là những lí do chủ yếu khiến chúng tôi quyết định lựa chọn nghiên cứu về đề tài “Dạy học viết VBTM dựa trên tiến trình cho HS THPT theo tiếp cận phát triển NL”; với mong muốn kết quả nghiên cứu có thể hỗ trợ cho GV và HS THPT trong việc dạy và học viết VBTM, làm cho quá trình dạy học này trở nên hiệu quả hơn. 2. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu 2.1. Những nghiên cứu về khái niệm văn bản thuyết minh và dạy học viết văn bản thuyết minh 2.1.1. Ở nước ngoài 2.1.1.1. Nghiên cứu về khái niệm văn bản thuyết minh Xét về mặt nội dung, trong CT giáo dục ngôn ngữ cũng như các công trình nghiên cứu về VB trong dạy đọc và viết ở nước ngoài, đề cập đến loại VB với chức năng chủ yếu là cung cấp thông tin thì có một số thuật ngữ đã được sử dụng như factual text, non-fiction text (Wray và Lewis, 1997, 1999), Stead và Hoyt, 2011) informational text (Chương trình Ngôn ngữ Anh, Bang Atlantic- Canada [74], Duke 2000, 2003, 2004), expository text (Slater và Graves, 1989; Moss, 2004;, Smith, Busch, và Guo, 2015; Roehling, Hebert, Nelson và Bohaty, 2017; explanatory text (Sanders và Wijk, 1996; Palupi, Subiyantoro, Rukayah và Triyanto, 2020). Theo Duke (2003), VB thông tin (informational text) là “VB được viết với mục đích chính là truyền đạt thông tin về thế giới tự nhiên và xã hội (thường là từ một người được cho là hiểu biết hơn về chủ đề này tới một người được cho là kém hiểu biết hơn)” [78, tr.1]; Sierra Smith cho rằng: “VB trình bày (expository text) hoặc VB thông tin (informational text) là VB phi hư cấu (non- fiction text) cung cấp thông tin và sự kiện về một chủ đề. Những VB học thuật này (academic texts) phổ biến trong các môn học như Khoa học, Lịch sử và Khoa học xã hội.” [115, tr.3] Xét về mặt hình thức thể hiện, những VB trên còn có liên quan đến khái niệm VB đa phương thức (multimodal text), vì chúng đều có thể thể hiện thông tin
- 4 bằng cách kết hợp ngôn ngữ với những phương tiện phi ngôn ngữ khác như hình ảnh, sơ đồ, bản đồ, bảng biểu v.v.. Như vậy, qua một số nghiên cứu ở nước ngoài, kiểu văn bản có chức năng chính là truyền đạt thông tin về một chủ đề trong thế giới tự nhiên hoặc xã hội được gọi bằng một số thuật ngữ khác nhau; phổ biến trong đó là thuật ngữ informational text và expository text. VB này thường được trình bày theo một số kiểu cấu trúc phổ biến; thường có sự kết hợp với các phương tiện giao tiếp khác, ngoài ngôn ngữ, để biểu đạt thông tin một cách sinh động. Các nghiên cứu trên cũng cho thấy không có sự phân biệt về tên gọi của loại VB này trong dạy đọc và trong dạy viết. 2.1.1.2. Nghiên cứu về dạy học viết văn bản thuyết minh Khảo sát những nghiên cứu về dạy học viết VBTM, chúng tôi nhận thấy có một số định hướng như sau: a. Định hướng dạy học viết VBTM tập trung vào tiến trình viết Tiến trình viết được đánh giá như là “trái tim và linh hồn, là khuôn khổ thiết yếu” [117, tr.18] của bất cứ hoạt động viết nào. Đối với việc viết VB phi hư cấu, Stead và Hoyt (2011) cho rằng tiến trình viết kiểu VB này “chỉ độc đáo ở chỗ giai đoạn trước khi viết bao gồm một số loại nghiên cứu hoặc thu thập các thông tin thực tiễn; và tính chính xác của những thông tin đó có vai trò quan trọng trong suốt quá trình viết và chỉnh sửa”. [117, tr.18]. Với định hướng trên, Stead và Hoyt (2011) nhấn mạnh việc GV cần tập trung hướng dẫn, hỗ trợ HS thông qua các bài học nhỏ (minilesson) trong từng bước của tiến trình viết, nói cách khác, đó là những hướng dẫn nhanh của GV về các thao tác cụ thể. Việc hướng dẫn này có thể thể hiện ở nhiều hình thức như giải thích, mô tả, nêu ví dụ, làm mẫu, tái hiện lại (nói lại) quá trình tư duy trong lúc thực hiện thao tác (think- aloud). Chẳng hạn như trong bước lập kế hoạch cho VBTM, GV có thể hướng dẫn HS những bài học nhỏ như: sử dụng công cụ tìm kiếm thông tin, sử dụng thuật ngữ liên quan đến chủ đề TM, tạo sơ đồ, viết ghi chú, xác định mục đích viết, người đọc và kiểu văn bản. b. Định hướng dạy viết VBTM dựa trên các kiểu cấu trúc Năm kiểu cấu trúc phổ biến của VBTM (expository text), bao gồm cấu trúc mô tả (description), trình tự thời gian (sequence), so sánh/ đối chiếu (comparison/contrast), nguyên nhân- kết quả (cause-effect) và vấn đề - giải pháp (problem-solution) đã được trình bày trong các công trình nghiên cứu của Meyer và các cộng sự (Meyer, 1985; Meyer và Poon, 2001; Meyer và các cộng sự, 2010, [Dẫn theo [84]).
- 5 Gagnon và Ziarko (2012) đã nghiên cứu về những từ ngữ đặc trưng (hay dấu hiệu (signal marks)) liên kết các thông tin trong bài văn TM của HS viết theo kiểu cấu trúc so sánh và vấn đề- giải pháp. Qua đó, hai tác giả này đã khẳng định, bên cạnh việc quan tâm đến tiến trình viết thì người viết VBTM phải quyết định trình bày thông tin nào trước, thông tin nào sau trong câu và giữa các câu, từ đó, quan tâm đến nội dung từ ngữ được sử dụng và mục tiêu của VB để có thể liên kết các ý tưởng thành một tổng thể mạch lạc [84]. Cũng nhấn mạnh vào kiểu cấu trúc của VBTM, nghiên cứu của Wray và Lewis (1997) đã giới thiệu một hình thức hỗ trợ HS viết VBTM bằng cách kết hợp đặc điểm kiểu cấu trúc với hoạt động bắc giàn (scaffolded activity) thông qua những “khung viết” (writing frame). “Một khung viết bao gồm một khung phác thảo để tạo nền tảng cho bài viết phi hư cấu của học sinh. Khung xương bao gồm các từ hoặc cụm từ khoá khác nhau, tùy theo thể loại cụ thể”.[123, tr.47]. Trong mỗi khung viết sẽ có sẵn những từ mẫu thường dùng để bắt đầu và kết thúc bài văn, từ nối dùng để dẫn dắt, kết nối thông tin trong bài. Các tác giả cho rằng việc sử dụng những khung viết này cung cấp cho HS một kiểu cấu trúc cụ thể để truyền đạt những gì HS muốn viết, đồng thời cũng có tác dụng giúp HS ngày càng trở nên quen thuộc với hình thức đặc trưng của từng kiểu cấu trúc. c. Định hướng dạy học viết VBTM tích hợp với dạy đọc và gắn với tình huống thực tiễn VBTM là kiểu VB được xây dựng dựa trên những dữ kiện xác thực, việc dạy viết VBTM cũng nên bắt đầu từ việc cho HS đọc VB minh hoạ, sau đó thực hiện nhiệm vụ viết gắn với các tình huống thực tiễn. Đó là quan niệm được thể hiện trong các nghiên cứu của Duke (2003), Duke, Purcell-Gates, Hall, Tower (2006), Palupi, Subiyantoro, Rukayah, và Triyanto (2020). Các tác giả này đặc biệt chú ý đến PP dạy viết dựa trên dự án. “Một trong những điều quan trọng cần lưu ý về các dự án viết này là chúng có tính xác thực. Đó là, HS được viết văn bản tương tự như văn bản mà mọi người đọc và viết bên ngoài trường học.” [81]. Qua các nghiên cứu cụ thể, Duke đã khẳng định những lợi ích của việc dạy viết VB thông tin dựa trên dự án: “Chúng tôi ngày càng có nhiều dữ liệu cho thấy rằng HS sẽ viết hiệu quả hơn nhiều nếu chúng viết cho người khác chứ không phải cho GV của mình. […] Viết cho mục đích thực sự và cho độc giả thực sự rất hữu ích để khuyến khích việc viết lách.” [Dẫn theo 72, tr.20]. Tóm lại, một số nghiên cứu ở nước ngoài đã chỉ ra tính hiệu quả việc vận dụng các PP và kĩ thuật trong dạy học viết VBTM như PP tiếp cận tiến trình viết, PP dựa trên dự án, kĩ thuật bắc giàn. Ngoài ra, việc dạy viết VBTM còn được
- 6 định hướng là cần tích hợp với dạy đọc VB thông tin để giúp HS nhận ra kiểu cấu trúc đặc trưng, đồng thời bám sát đặc điểm của từng kiểu cấu trúc để thực hiện các hoạt động hỗ trợ cần thiết cho HS trong quá trình viết. 2.1.2. Ở trong nước 2.1.2.1. Nghiên cứu về khái niệm văn bản thuyết minh Ở Việt Nam, khái niệm VBTM được sử dụng trong việc dạy HS làm văn (theo CT Ngữ văn 2006), hoặc dạy kĩ năng viết (theo CT Ngữ văn 2018). Trong một số quyển SGK Ngữ văn viết cho CT Ngữ văn 2006 (Ngữ văn 8, Tập 1 (2004), Ngữ văn 10, Tập 1, (Cơ bản) (2006), Ngữ văn 10 Nâng cao, Tập 2, (2006)), khái niệm của VBTM được xem xét trên ba khía cạnh sau đây: Thứ nhất, vai trò của VBTM được xác định là “cung cấp tri thức (kiến thức) về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân… của các hiện tượng và sự vật trong tự nhiên, xã hội” [1, tr.117]. Do đó, đây cũng là kiểu VB “thông dụng trong mọi lĩnh vực của đời sống” [1, tr.117]. Thứ hai, thông tin trong VBTM phải có tính “chính xác, khách quan” [3, (2006), tr.165; 6, tr.11] và “hữu ích cho con người” [1, tr.117]. Thứ ba, mục đích của VBTM thường là để “trình bày, giới thiệu, giải thích” [3, tr.165; 6, tr.11] làm rõ về đối tượng TM. Cùng quan điểm với các SGK trên về khái niệm VBTM còn có một số tài liệu tham khảo khác như Trần Thị Thành (2012), Đỗ Ngọc Thống, Phạm Minh Diệu, Nguyễn Thành Thi (2017), Lê Thị Mỹ Trinh, Trần Lê Hân, Lê Ly Na (2019). Trong CT Ngữ văn 2018 VBTM được giới thiệu trước hết là một “kiểu VB” (“dạng VB dùng trong viết, được phân chia theo phương thức biểu đạt chính như văn bản tự sự, miêu tả, biểu cảm, TM, nghị luận” [1, tr.87]). VBTM là “VB chủ yếu được dùng để giới thiệu một sự vật, hiện tượng” [8, tr.88]; đồng thời CT cũng xác định VBTM là VB thuộc VB thông tin: “VB thông tin gồm VBTM và VB nhật dụng” [8, tr.91]. Trên cơ sở những nội dung giải thích về VBTM của CT Ngữ văn 2018, SGK viết cho CT Ngữ văn 2018, so với sách viết cho CT Ngữ văn 2006, đã bổ sung thêm vào khái niệm VBTM hai nội dung quan trọng. Đó là xác định rõ kiểu VB này thuộc VB thông tin, và giới thiệu thêm VBTM là kiểu bài mà người viết có thể sử dụng phương tiện giao tiếp ngôn ngữ hoặc kết hợp ngôn ngữ với phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ. Ví dụ: “TM thuật lại một sự kiện thuộc thể loại VB thông tin” [53, tr.81], “TM thuật lại một sự kiện là kiểu bài người viết dùng lời văn và một số phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ để thuật lại một sự kiện theo đúng diễn biến của sự kiện trong thực tế [...]”. [53, tr.91].
- 7 Tiếp nối về vấn đề sử dụng phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ trong VBTM, khái niệm VBTM ở Việt Nam lại được xem xét mở rộng hơn nữa, trong mối quan hệ với VB đa phương thức. Theo CT Ngữ văn 2018, “VB đa phương thức là văn bản có sự phối hợp phương tiện ngôn ngữ và các phương tiện khác như kí hiệu, sơ đồ, biểu đồ, hình ảnh, âm thanh” [8, tr.88]. Như vậy, những VBTM nào có sự kết hợp giữa ngôn ngữ với các phương tiện khác như hình ảnh, sơ đồ… thì cũng có thể được xếp vào loại VB đa phương thức. Tuy nhiên, đó chỉ là biểu hiện ở khía cạnh hình thức. Do phạm vi thể hiện của VB đa phương thức rất rộng, nên cần xem xét kĩ vị trí của VBTM trong VB đa phương thức. Trần Thị Ngọc (2020) đã mô tả rõ vấn đề này dựa trên nội dung của VB thông tin. Từ khái niệm VB thông tin là VB “không sử dụng yếu tố hư cấu, tưởng tượng và mục đích chính là cung cấp thông tin. VB thông tin tồn tại dưới nhiều dạng khác nhau (SGK, báo chí, tạp chí, áp phích, tờ rơi quảng cáo, bảng chỉ dẫn công cộng, phiếu thanh toán, trang mạng hay đĩa CD,…) [63, tr.26], Trần Thị Ngọc (2020) xác định VB đa phương thức thuộc lĩnh vực thông tin “có mục đích chủ yếu là cung cấp thông tin cho người đọc. […] VB đa phương thức nói chung và VB đa phương thức thuộc lĩnh vực thông tin nói riêng là loại VB mang tính trực quan, mọi đặc điểm về hình thức của VB đều thể hiện rõ mục đích của người sử dụng, giúp người đọc tìm thông tin chính một cách rõ ràng, sáng sủa.” [58, tr.42]. Như vậy, trong dạy học viết, VBTM nếu có sử dụng thêm một hoặc nhiều phương tiện giao tiếp khác, ngoài ngôn ngữ, thì cũng được xem là một dạng của VB đa phương thức thuộc lĩnh vực thông tin. Nội dung của dạng VB đa phương thức này phải dựa trên các thông tin chính xác, khách quan chứ không phải những sự việc hư cấu. Ngoài những nội dung trình bày quan niệm về VBTM như trên, SGK Ngữ văn 10, Tập 1, (Cơ bản), (2006) còn đề cập các hình thức kết cấu của VBTM, gồm có: kiểu kết cấu theo trình tự thời gian, trình tự không gian, trình tự logic (nguyên nhân-kết quả, chung-riêng, liệt kê các mặt, các phương diện…), trình tự hỗn hợp. [3, tr.165 - 168]. Các hình thức kết cấu này cũng có thể được gọi theo cách khác là các kiểu cấu trúc của VBTM. Bàn về vấn đề này, Lý Trần A Khương (2021) cũng đã tổng hợp và giới thiệu 5 kiểu cấu trúc phổ biến của VB thông tin, bao gồm: mô tả, trình tự thời gian, nguyên nhân-kết quả, so sánh/ đối chiếu; vấn đề- giải pháp [94]. Tóm lại, các tài liệu nghiên cứu trong nước đã trực tiếp hoặc gián tiếp đề cập VBTM và đã cho thấy: VBTM thuộc VB thông tin; là khái niệm được dùng để chỉ kiểu VB trong dạy viết, cung cấp thông tin chính xác, khách quan về thế giới tự nhiên và xã hội bằng cách trình bày, giải thích, giới thiệu; có thể kết hợp với
- 8 các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ; thông tin trong VBTM được tổ chức theo một số hình thức kết cấu đặc trưng của kiểu VB này. 2.1.2.2. Nghiên cứu về dạy học viết văn bản thuyết minh a. Trong sách giáo khoa Ngữ văn SGK Ngữ văn lớp 8, 9, 10 (CT Ngữ văn 2006) có các bài học viết VBTM như: Đề văn TM và cách làm bài văn TM, PPTM, Viết đoạn văn trong VBTM, TM về một PP (cách làm), TM về một danh lam thắng cảnh, Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản TM, Sử dụng yếu tố miêu tả trong VBTM, Lập dàn ý bài văn TM, Tính chuẩn xác, hấp dẫn của bài văn TM. Nội dung của các bài học này tập trung vào việc hướng dẫn HS một số kĩ năng cụ thể để viết VBTM, chẳng hạn như kĩ năng phân tích đề; lập dàn ý; viết đoạn; viết bài theo bố cục của VBTM; tóm tắt VBTM; lồng ghép một số yếu tố khác để làm cho bài văn trở nên sinh động, hấp dẫn hơn. Khá nhiều PPTM được giới thiệu cho HS ở cấp THCS (Ngữ văn 8, Tập 1, 2004), và một số PP tiếp tục được giới thiệu ở cấp THPT (Ngữ văn 10, Tập 2, Cơ bản, 2006). Đó là các PP như: nêu định nghĩa, giải thích; liệt kê; nêu ví dụ; dùng số liệu; so sánh; phân loại, phân tích [1, tr.126-128]; chú thích; giảng giải nguyên nhân-kết quả [3 tr.48-51]. Ngoài ra, có một số kiểu bài VBTM cụ thể được giới thiệu thành các bài học phân biệt, chẳng hạn như TM về một PP (cách làm), TM về một danh lam thắng cảnh, TM văn học ([1], [3]). Trong các SGK Ngữ văn viết cho CT Ngữ văn 2018, đối với mỗi kiểu bài TM, các tác giả thường nêu định nghĩa và các yêu cầu, hướng dẫn cụ thể về việc viết kiểu bài đó. Ví dụ, với kiểu bài TM thuật lại một sự kiện, SGK Ngữ văn 6, tập 1, (Bộ sách Cánh diều), hướng dẫn HS như sau: “Muốn viết bài văn TM thuật lại một sự kiện, các em cần: (1) Xác định sự kiện cần thuật lại; (2) Tìm thông tin về sự kiện ở nhiều nguồn khác nhau (sách báo, internet, thực tế đời sống…), chọn lọc những thông tin quan trọng; (3) Lựa chọn trật tự sắp xếp các thông tin về sự kiện; (4) Sử dụng chữ viết kèm theo hình ảnh để thuật lại sự kiện; (5) Trình bày theo cách truyền thống hoặc đồ hoạ thông tin, có thể viết tay hoặc thiết kế VB trên máy tính”. [39, tr.100] Nội dung của mỗi bài học đều được thiết kế trên cơ sở kết nối với VB thông tin ở phần đọc, có phần hướng dẫn HS đọc một VBTM tham khảo để tìm hiểu cách viết và hướng dẫn HS thực hành viết theo các bước của quy trình viết.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Xây dựng và sử dụng E-learning vào dạy học các kiến thức Hạt nhân nguyên tử Vật lí 12 THPT theo mô hình lớp học đảo ngược
204 p | 348 | 79
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Giáo dục kỹ năng giao tiếp cho học sinh khuyết tật trí tuệ học hòa nhập ở tiểu học
251 p | 326 | 63
-
Luận án tiến sĩ Khoa học giáo dục: Sử dụng phương tiện trực quan trong dạy học một số khái niệm hóa học cơ bản ở trường Trung học Cơ sở nhằm phát triển năng lực thực nghiệm cho học sinh
260 p | 263 | 54
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học máy tính: Khai phá dữ liệu chuỗi thời gian dựa vào rút trích đặc trưng bằng phương pháp điểm giữa và kỹ thuật xén
32 p | 278 | 41
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Giáo dục môi trường dựa vào trải nghiệm trong dạy học môn Khoa học ở Tiểu học
216 p | 226 | 41
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: “Công nghệ dạy học trực tuyến dựa trên phong cách học tập
172 p | 224 | 39
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học Giáo dục: Phát triển năng lực tự học trong dạy học Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin ở các trường Đại học, Cao đẳng khu vực Tây Bắc
227 p | 192 | 38
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học Giáo dục: Quản lý hoạt động tự học của lưu học sinh Nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào tại Việt Nam
224 p | 167 | 31
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học Giáo dục: Giáo dục hòa nhập ở trường tiểu học cho trẻ em mồ côi sống tại các cơ sở bảo trợ xã hội
244 p | 215 | 29
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Rèn luyện NL GQVĐ cho HS trong dạy học phần DTH ở trường THPT chuyên
121 p | 168 | 28
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Quản lí hoạt động thực hành - thực tập của sinh viên ngành Quản lí giáo dục theo tiếp cận chuẩn đầu ra
222 p | 167 | 28
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học Giáo dục: Quản lý đội ngũ giáo viên trường THPT tỉnh Lâm Đồng trong bối cảnh đổi mới giáo dục
216 p | 148 | 28
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Vận dụng quan điểm sư phạm tương tác vào dạy học Sinh học 9 trường THCS
165 p | 156 | 23
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Nghiên cứu đặc điểm và giá trị xã hội của thể thao giải trí ở Hà Nội
40 p | 239 | 22
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học Giáo dục: Hình thành cho sinh viên kĩ năng đánh giá năng lực khoa học của học sinh theo quan điểm PISA trong dạy học Sinh học ở trường phổ thông
167 p | 162 | 18
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Xây dựng mô hình tổ chức xêmina định hướng phát triển năng lực trong đào tạo giáo viên Địa lí bậc đại học
170 p | 130 | 15
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Tổ chức hoạt động khám phá khoa học nhằm phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi
203 p | 69 | 12
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Tổ chức hoạt động dạy học vật lí "xây dựng và sử dụng thiết bị thí nghiệm tĩnh điện" nhằm bồi dưỡng năng lực giải quyết vấn đề
224 p | 49 | 10
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn