Luận văn tiến sĩ Lịch sử: Rèn luyện kỹ năng dạy học cho sinh viên đại học sư phạm ngành giáo dục thể chất
lượt xem 10
download
Mục đích của luận án nhằm làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về kỹ năng dạy học và rèn luyện kỹ năng dạy học, đề xuất các biện pháp rèn luyện kỹ năng dạy học cho sinh viên đại học sư phạm ngành giáo dục thể chất, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên trong tình hình mới.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn tiến sĩ Lịch sử: Rèn luyện kỹ năng dạy học cho sinh viên đại học sư phạm ngành giáo dục thể chất
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, tài liệu được trích dẫn đúng quy định và được ghi đầy đủ trong danh mục tài liệu tham khảo. TÁC GIẢ LUẬN ÁN Nguyễn Thu Nga
- MỤC LỤC Trang TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ MỞ ĐẦU 5 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 12 1.1. Các công trình nghiên cứu về kỹ năng dạy học và rèn luyện kỹ năng dạy học 12 1.2. Các công trình nghiên cứu về kỹ năng dạy học cho sinh viên đại học sư phạm ngành giáo dục thể chất 24 1.3. Khái quát kết quả của các công trình khoa học đã công bố và những vấn đề đặt ra luận án cần tiếp tục giải quyết 30 Chương CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA RÈN LUYỆN KỸ NĂNG DẠY HỌC 2 CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGÀNH GIÁO DỤC THỂ CHẤT 34 2.1. Các khái niệm cơ bản 34 2.2. Kỹ năng dạy học của sinh viên đại học sư phạm ngành giáo dục thể chất 46 2.3. Rèn luyện kỹ năng dạy học cho sinh viên đại học sư phạm ngành giáo dục thể chất 76 2.4. Các yếu tố tác động tới việc rèn luyện kỹ năng dạy học cho sinh viên đại học sư phạm ngành giáo dục thể chất 87 Chương 3 CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA RÈN LUYỆN KỸ NĂNG DẠY HỌC CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGÀNH GIÁO DỤC THỂ CHẤT 98 3.1. Đặc điểm của các trường đại học sư phạm ngành giáo dục thể chất 98 3.2. Tổ chức nghiên cứu thực trạng 100 3.3 Kết quả khảo sát thực trạng 101 Chương 4 BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG DẠY HỌC CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGÀNH GIÁO DỤC THỂ CHẤT 123 4.1. Giáo dục nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho các lực lượng sư phạm về rèn luyện kỹ năng dạy học cho sinh viên đại học sư phạm ngành giáo dục thể chất 123 4.2. Xây dựng và thực hiện quy trình rèn luyện kỹ năng dạy học cho sinh viên đại học sư phạm ngành giáo dục thể chất 128 4.3. Phát huy tính tự giác, tích cực và sáng tạo của sinh viên đại học sư phạm ngành giáo dục thể chất trong quá trình rèn luyện kỹ năng dạy học 139 4.4. Tăng cường rèn luyện kỹ năng dạy học cho sinh viên đại học sư phạm ngành giáo dục thể chất thông qua thực tập sư phạm 143 Chương 5 THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 150
- 5.1. Những vấn đề chung của thực nghiệm 150 5.2. Xử lý và phân tích kết quả sau tác động thực nghiệm 161 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 174 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 177 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 178 PHỤ LỤC 186
- DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ Tên TT bảng, Nội dung Trang biểu đồ Bảng tiêu chí đánh giá kỹ năng thiết kế bài giảng bài 1 2.1 giảng, kỹ năng thực hiện bài giảng và kỹ năng kiểm tra đánh giá bài giảng 74 Bảng tổng hợp kết quả điều tra các kỹ năng dạy học 2 3.1 cần rèn luyện cho sinh viên đại học sư phạm ngành giáo dục thể chất 200 Bảng tổng hợp kết quả tự đánh giá của sinh viên về 3 3.2 trình độ kỹ năng dạy học 201 Bảng tổng hợp kết quả đánh giá của cán bộ, giảng 4 3.3 viên về trình độ kỹ năng dạy học của sinh viên 202 Bảng tổng hợp kết quả điều tra nhận thức về sự 5 3.4 quan tâm của sinh viên và cán bộ, giảng viên về rèn luyện kỹ năng dạy học 108 Bảng tổng hợp kết quả đánh giá của sinh viên về tổ 6 3.5 chức các hoạt động sư phạm nhằm rèn luyện kỹ năng dạy học 203 Bảng tổng hợp kết quả đánh giá của cán bộ, giảng 7 3.6 viên về tổ chức các hoạt động rèn luyện kỹ năng dạy học cho sinh viên 204 Bảng tổng hợp kết quả đánh giá của sinh viên về các 8 3.7 yếu tố tác động đến việc rèn luyện kỹ năng dạy học 205 Bảng tổng hợp kết quả đánh giá của cán bộ, giảng 9 3.8 viên về các yếu tố tác động đến việc rèn luyện kỹ năng dạy học 206 Bảng các tiêu chí đánh giá và thang đánh giá kỹ năng 10 5.1 thiết kế bài giảng, kỹ năng thực hiện bài giảng và kỹ năng kiểm tra đánh giá bài giảng của sinh viên 155 Bảng phân phối tần số điểm đánh giá trình độ đầu vào 11 5.2 kỹ năng dạy học nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng 159 Bảng kết quả khảo sát trình độ đầu vào kỹ năng dạy 12 5.3 học của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng 159 Bảng thống kê kết quả sau thực nghiệm về sự tiến 13 5.4 bộ của kỹ năng dạy học 162
- Bảng phân phối tần suất về sự tiến bộ của kỹ năng 14 5.5 dạy học 162 Bảng phân phối tần suất tích luỹ kết quả về sự tiến 15 5.6 bộ của kỹ năng dạy học của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng 162 Bảng mức độ tiến bộ về kỹ năng dạy học sau thực 16 5.7 nghiệm 163 Bảng phân phối các tham số đặc trưng về sự tiến bộ 17 5.8 của các nhóm thực nghiệm và đối chứng 165 Bảng so sánh kết quả đánh giá về tính tích cực rèn 18 5.9 luyện kỹ năng dạy học của sinh viên nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng 171 Biểu đồ so sánh nhận thức về sự cần thiết của các 19 3.1 kỹ năng dạy học giữa sinh viên và cán bộ, giảng viên 104 Biểu đồ nhận thức của sinh viên và cán bộ giảng 20 3.2 viên về rèn luyện kỹ năng dạy học 108 Biểu đồ kết quả đánh giá của sinh viên về tổ chức 21 3.3 các hoạt động sư phạm nhằm rèn luyện kỹ năng dạy học 110 Biểu đồ kết quả đánh giá của cán bộ, giảng viên về 22 3.4 tổ chức các hoạt động sư phạm nhằm rèn luyện kỹ năng dạy học cho sinh viên 111 Biểu đồ kết quả đánh giá của sinh viên về các yếu 23 3.5 tố tác động đến việc rèn luyện kỹ năng dạy học 114 Biểu đồ kết quả đánh giá của cán bộ, giảng viên về 24 3.6 các yếu tố tác động đến việc rèn luyện kỹ năng dạy học 115 Biểu đồ so sánh kết quả kiểm tra đầu vào trình độ 25 5.1 kỹ năng dạy học của nhóm thực nghiệm và nhóm 159 đối chứng Biểu đồ so sánh về sự tiến bộ của các kỹ năng dạy 26 5.3 học ở nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm 164
- DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ Tên đồ thị, TT Nội dung Trang Sơ đồ Sơ đồ hệ thống các kỹ năng dạy học cần rèn luyện 1 2.1 cho sinh viên đại học sư phạm ngành giáo dục thể chất 73 Sơ đồ các yếu tố tác động đến việc rèn luyện kỹ năng 2 2.2 dạy học cho sinh viên 96 Sơ đồ quy trình rèn luyện kỹ năng thiết kế, kỹ năng 3 4.1 thực hiện và kỹ năng kiểm tra đánh giá bài giảng của sinh viên 139 5 5.1 Sơ đồ khái quát quá trình thực nghiệm 208 Đồ thị biểu diễn tần suất tích luỹ về sự tiến bộ của 4 5.1 kỹ năng dạy học ở nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng 163
- 5 MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài luận án Sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia luôn gắn liền với sự phát triển của giáo dục và đào tạo. Nhận thức rõ vai trò của giáo dục và đào tạo Nghị quyết Trung ương 8 khóa XI của Đảng cộng sản Việt Nam đã khẳng định: Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển, được ưu tiên đi trước trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội. Trong nghị quyết hội nghị Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đã chỉ rõ tình hình và nguyên nhân: “Tuy nhiên, chất lượng hiệu quả giáo dục và đào tạo còn thấp so với yêu cầu, nhất là giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp... Còn nặng về lý thuyết, nhẹ thực hành... Chưa chú trọng đúng mức việc giáo dục đạo đức, lối sống và kỹ năng làm việc” [20]. Do vậy, mục tiêu cụ thể đã nêu: “Đối với giáo dục đại học, tập trung đào tạo nhân lực trình độ cao, bồi dưỡng nhân tài, phát triển phẩm chất và năng lực tự học, tự làm giàu tri thức, sáng tạo của người học” [20]. Nhiệm vụ, giải pháp được đề ra: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học” [20] Ngày 28 tháng 4 năm 2011, Thủ tướng Chính phủ ra quyết định 641/QĐ TTg:“ Về việc phê duyệt Đề án tổng thể phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam giai đoan 2011 – 2030”, đã chỉ rõ mục tiêu tổng quát: “Phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam trong 20 năm tới để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” [73]. Ở chương trình 3 của Đề án: Phát triển thể lực, tầm
- 6 vóc bằng giải pháp tăng cường giáo dục thể chất đối với học sinh từ 03 tuổi đến 18 tuổi. Trong đó, nhóm giải pháp huy động nguồn nhân lực đã chỉ rõ: “ Huy động nguồn nhân lực phục vụ Đề án từ Viện Khoa học Thể dục Thể thao, các trường đại học thể dục thể thao, đại học sư phạm thể dục thể thao, khoa giáo dục thể chất thuộc các trường đại học và cao đẳng sư phạm; đội ngũ cán bộ, giáo viên thể dục thể thao các trường học...” [73]. Để thực hiện tốt Đề án thì sứ mệnh cao cả của các trường sư phạm đào tạo giáo viên giáo dục thể chất đó chính là giáo dục và đào tạo đội ngũ giáo viên trong tương lai có trình độ chuyên môn tốt, tay nghề vững vàng, trong đó việc rèn luyện để có kỹ năng dạy học là một trong những vấn đề then chốt. Thời gian gần đây các trườ ng sư phạm nói chung và sư phạm ngành giáo dục thể chất nói riêng đã có rất nhiều cố gắng trong vi ệc giáo dục đào tạo sinh viên những thầy, cô giáo tương lai có đầy đủ phẩm chất và năng lực đáp ứng yêu cầu của công cuộc“ đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo” [20] và thực hiện Đề án 641 [73]. Tuy nhiên so với yêu cầu đào tạo giáo viên trong tình hình mới thì đội ngũ giáo viên giáo dục thể chất tỷ lệ đạt chuẩn còn thấp. Kỹ năng dạy học của một số giáo viên còn hạn chế thể hiện sự lúng túng, thiếu thành thạo... trong hoạt động nghề nghiệp. Vì vậy, việc rèn luyện kỹ năng dạy học cho sinh viên đại học sư phạm ngành giáo dục thể chất cần đượ c triển khai một cách có kế hoạch, khoa học, tổ ch ức, ch ỉ đạo chặt chẽ. Ngoài ra, cần đòi hỏi cao ở sự tự rèn luyện thườ ng xuyên, liên tục, của bản thân sinh viên đại học sư phạm ngành giáo dục thể chất. Rèn luyện kỹ năng dạy học là nhiệm vụ quan trọng của các trường sư phạm nói chung và trường sư phạm đào tạo giáo viên giáo dục thể chất nói
- 7 riêng. Bởi vì, giáo dục thể chất là một trong những nội dung giáo dục cơ bản góp phần giáo dục con người phát triển toàn diện ở nước ta. Muốn nâng cao chất lượng giáo dục thể chất ở trường phổ thông thì thầy, cô giáo phải yêu nghề, có trình độ, kỹ năng dạy học thành thạo, biết động viên, khuyến khích học sinh tích cực tập luyện thể dục thể thao, rèn luyện sức khỏe vì điều đó gắn liền với hạnh phúc của mỗi con người. Sứ mệnh cao cả của các trường đại học sư phạm ngành giáo dục thể chất, đó là giáo dục, đào tạo đội ngũ giáo viên giáo dục thể chất tương lai có trình độ chuyên môn tốt, tay nghề vững vàng, trong đó kỹ năng dạy học thành thạo là một trong những vấn đề then chốt. Tuy nhiên, so với yêu cầu đào tạo giáo viên trong tình hình mới thì đội ngũ giáo viên giáo dục thể chất, tỷ lệ đạt chuẩn còn thấp. Kỹ năng dạy học của một bộ phận giáo viên còn hạn chế, biểu hiện hiện ở sự thiếu thành thạo... trong hoạt động nghề nghiệp. Vì vậy, đòi hỏi việc rèn luyện kỹ năng dạy học cho sinh viên đại học sư phạm ngành giáo dục thể chất cần được tổ chức một cách khoa học, có kế hoạch, theo quy trình chặt chẽ. Mặt khác, cũng cần đòi hỏi cao ở sự tự rèn luyện thường xuyên, liên tục của mỗi sinh viên đại học sư phạm ngành giáo dục thể chất. Vấn đề rèn luyện kỹ năng nói chung và kỹ năng dạy học nói riêng đã được nhiều tác giả, nhà khoa học trên thế giới và Việt Nam nghiên cứu, đề cập tới ở các góc độ khác nhau. Tuy nhiên, việc nghiên cứu quá trình rèn luyện kỹ năng dạy học cho sinh viên sư phạm ngành giáo dục thể chất còn ít đề tài luận án đi sâu nghiên cứu, hoặc chỉ dừng lại nghiên cứu ở góc độ năng lực sư phạm nói chung
- 8 Với lý do trên, nghiên cứu sinh lựa chọn đề tài: “Rèn luyện kỹ năng dạy học cho sinh viên đại học sư phạm ngành giáo dục thể chất ” làm luận án tiến sĩ, chuyên ngành Lý luận và Lịch sử giáo dục. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu * Mục đích nghiên cứu Làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về kỹ năng dạy học và rèn luyện kỹ năng dạy học, đề xuất các biện pháp rèn luyện kỹ năng dạy học cho sinh viên đại học sư phạm ngành giáo dục thể chất, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên trong tình hình mới. * Nhiệm vụ nghiên cứu Xây dựng cơ sở lý luận về rèn luyện kỹ năng dạy học cho sinh viên đại học sư phạm ngành giáo dục thể chất. Khảo sát, đánh giá thực trạng kỹ năng dạy học, rèn luyện kỹ năng dạy học và các yếu tố tác động đến việc rèn luyện kỹ năng dạy học cho sinh viên đại học sư phạm ngành giáo dục thể chất. Đề xuất các biện pháp rèn luyện kỹ năng dạy học cho sinh viên đại học sư phạm ngành giáo dục thể chất. Tiến hành thực nghiệm sư phạm để kiểm chứng tính khả thi của các biện pháp rèn luyện kỹ năng dạy học cho sinh viên đại học sư phạm ngành giáo dục thể chất. 3. Khách thể, đối tượng, phạm vi nghiên cứu và giả thuyết khoa học * Khách thể nghiên cứu Quá trình đào tạo sinh viên đại học sư phạm ngành giáo dục thể chất. * Đối tượng nghiên cứu
- 9 Rèn luyện kỹ năng dạy học cho sinh viên đại học sư phạm ngành giáo dục thể chất. * Phạm vi nghiên cứu Luận án tập trung nghiên cứu về rèn luyện kỹ năng dạy học cho sinh viên đại học sư phạm ngành giáo dục thể chất. Sinh viên được đào tạo, sau khi tốt nghiệp ra trường, họ sẽ là những giáo viên dạy môn giáo dục thể chất ở các trường phổ thông. Luận án nghiên cứu, khảo sát ở các trường: Trường Đại học Sư phạm Thể dục Thể thao Hà Nội, Khoa Giáo dục Thể chất Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Khoa Giáo dục Thể chất Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên thuộc Trường Đại học Thái Nguyên. * Giả thuyết khoa học Kỹ năng dạy học chỉ có thể được hình thành, phát triển vững chắc thông qua quá trình rèn luyện và trải nghiệm thực tiễn hoạt động sư phạm. Nếu trong quá trình đào tạo, các lực lượng sư phạm được nâng cao ý thức trách nhiệm, thực hiện quy trình rèn luyện kỹ năng dạy học hợp lý, sinh viên được tổ chức rèn luyện kỹ năng một cách khoa học, đồng thời phát huy được tính tích cực tự rèn luyện của sinh viên, thì kỹ năng dạy học của sinh viên đại học sư phạm ngành giáo dục thể chất sẽ được hình thành, phát triển vững chắc, đáp ứng mục tiêu, yêu cầu đào tạo của nhà trường trong bối cảnh đổi mới giáo dục và đào tạo. 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu * Phương pháp luận nghiên cứu Luận án được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quán triệt quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về giáo dục và đào tạo.
- 10 Tiếp cận hệ thống: Quá trình đào tạo ở trường đại học sư phạm là một hệ thống toàn vẹn bao gồm các thành tố có quan hệ mật thiết với nhau như: Mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện, hình thức tổ chức, người dạy, người học, môi trường và kết quả đào tạo. Quá trình rèn luyện kỹ năng dạy học cho sinh viên đại học sư phạm ngành giáo dục thể chất phải được tiếp cận nghiên cứu trong hệ thống các mối quan hệ của cấu trúc quá trình đào tạo. Tiếp cận lịch sử logic: Kế thừa những thành quả cũng như các bài học kinh nghiệm từ nhiều nghiên cứu về kỹ năng dạy học để đưa ra những biệp pháp rèn luyện kỹ năng dạy học cho sinh viên theo tuần tự logic chặt chẽ. Tiếp cận thực tiễn: Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn về kỹ năng dạy học môn giáo dục thể chất ở trường phổ thông và rèn luyện kỹ năng dạy học cho sinh viên đại học sư phạm ngành giáo dục thể chất. Thể hiện sự thống nhất, gắn kết chặt chẽ giữa thực tiễn đào tạo ở trường sư phạm và yêu cầu công việc trong tương lai của giáo viên giáo dục thể chất ở trường phổ thông trong bối cảnh đổi mới giáo dục. * Phương pháp nghiên cứu Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết Sử dụng phối hợp các phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh… Các công trình nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam có liên quan đến đề tài, nhằm xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài nghiên cứu. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn Phương pháp quan sát: Trong quá trình thực hiện đề tài, thông qua quan sát, theo dõi, dự giờ giảng dạy của giảng viên các bộ môn chuyên sâu và sinh viên, kết hợp với giờ dạy của giáo viên trung học phổ thông và sinh viên qua đợt thực tập sư phạm
- 11 Phương pháp điều tra: Thiết kế hệ thống bảng hỏi nhằm điều tra kỹ năng dạy học của sinh viên và hoạt động rèn luyện kỹ năng dạy học cho sinh viên tại các trường đại học sư phạm ngành giáo dục thể chất . Bao gồm: Cán bộ, giảng viên (Số lượng 243) và sinh viên (Số lượng 426). Phương pháp tọa đàm: Trao đổi với cán bộ, giảng viên, sinh viên về kỹ năng dạy học và rèn luyện kỹ năng dạy học. Phương pháp phỏng vấn: Thiết kế hệ thống câu hỏi để phỏng vấn trực tiếp đội ngũ cán bộ giảng viên, sinh viên về những vấn đề liên quan đến kỹ năng dạy học và rèn luyện kỹ năng dạy học. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục: Tổng kết kinh nghiệm rèn luyện kỹ năng dạy học ở các trường đại học sư phạm ngành giáo dục thể chất. Phương pháp chuyên gia: Xin ý kiến chuyên gia về hệ thống các kỹ năng dạy học cần rèn luyện cho sinh viên và các biện pháp rèn luyện kỹ năng dạy học đã được đề xuất. Phương pháp thực nghiệm sư phạm Tiến hành thực nghiệm sư phạm nhằm kiểm tra tính hiệu quả của quy trình rèn luyện kỹ năng dạy học cho sinh viên đã đề xuất. Phương pháp hỗ trợ Phương pháp toán học: Bằng việc sử dụng một số thuật toán của toán học thống kê với mục đích phân tích số liệu khảo sát thực trạng và thực nghiệm sư phạm. 5. Những đóng góp mới của luận án Luận giải làm sáng tỏ cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của rèn luyện kỹ năng dạy học cho sinh viên đại học sư phạm ngành giáo dục thể chất. Xây dựng được các nhóm và hệ thống các kỹ năng dạy học cụ thể cần rèn
- 12 luyện cho sinh viên đại học sư phạm ngành giáo dục thể chất, khái quát những yếu tố tác động tới việc rèn luyện kỹ năng dạy học cho sinh viên đại học sư phạm ngành giáo dục thể chất. Trên cơ sở đó đề xuất các biện pháp rèn luyện kỹ năng dạy học cho sinh viên đại học sư phạm ngành giáo dục thể chất, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo giáo viên trong tình hình mới. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ góp phần bổ sung, phát triển làm phong phú thêm lý luận, thực tiễn về kỹ năng dạy học và hoạt động rèn luyện kỹ năng dạy học cho sinh viên đại học sư phạm ngành giáo dục thể chất. Trên cơ sở đề xuất 4 biện pháp rèn luyện kỹ năng dạy học cho sinh viên, luận án còn có ý nghĩa nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho cán bộ, giảng viên cũng như sinh viên trong hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm, giáo dục và đào tạo đội ngũ giáo viên giáo dục thể chất ở trường phổ thông. Luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo phục vụ cho công tác giảng dạy, nghiên cứu và rèn luyện kỹ năng dạy học cho sinh viên đại học sư phạm ngành giáo dục thể chất. 7. Kết cấu của luận án Luận án kết cấu gồm: Mở đầu, 5 chương (16 tiết), kết luận, kiến nghị, danh mục các công trình khoa học của tác giả đã công bố, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục. Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
- 13 1.1. Các công trình nghiên cứu về kỹ năng dạy học và rèn luyện kỹ năng dạy học 1.1.1. Các công trình nghiên cứu trên thế giới Ngay từ thời cổ đại, các nhà giáo dục tiêu biểu đã quan tâm đề cập đến vấn đề năng lực và phẩm hạnh của người giáo viên. Đại diện cho các nhà giáo dục tiêu biểu như: Socrate, Platon, Aristote, Khổng Tử, Mạnh Tử… Khổng Tử (551 479 TCN), người được tôn vinh là "Vạn thế sư biểu" (Người thầy của muôn đời) đã chỉ rõ: Trong giảng dạy, người thầy phải biết cách (kỹ năng) để truyền thụ kiến thức cho học trò như: Dụ: Ví von. Đạo: Hướng dẫn. Trợ: Giúp đỡ. Khải: Mở mang. Phát: Khêu gợi. "Tuần tuần thiện dụ nhân" (Thầy khéo dẫn dắt người từng bước, mở rộng tri thức ta bằng văn chương, ước thúc hành vi ta bằng lễ tiết, khiến ta muốn ngừng hoạt động cũng không thể được). Cách dạy học của Khổng Tử là sự gợi mở để trò tự tìm ra chân lý, thầy không bao giờ làm thay, bày sẵn cho người học mà phải bằng sự khéo léo, hướng dẫn, khêu gợi, mở mang tạo nên ở người học sự hứng thú, tích cực, độc lập nhận thức trong quá trình dạy học [8, tr.813]. Đồng thời Khổng Tử đã chỉ ra vai trò quan trọng của việc tu dưỡng, rèn luyện những phẩm chất và năng lực của người thầy giáo. Người thầy phải trở thành hình ảnh mẫu mực nhất, toàn diện nhất trước học trò. Socrate (469 399 TCN), đã sáng tạo ra phương pháp tranh luận (Thuật đỡ đẻ) trong dạy học với những kỹ năng gợi mở cần thiết của người thầy giúp cho người học tự suy nghĩ, tự tìm tòi và tự tìm ra chân lý. Ở mức độ nào đó, Socrate đã đưa ra được các yêu cầu trong tổ chức quá trình nhận thức của người học với cách thức, phương pháp dạy học, kỹ
- 14 thuật dạy học hướng tới phát huy đượ c sự sáng tạo của học sinh, làm cho họ tích cực, chủ động nhận thức nhằm nâng cao hiệu quả dạy học [68, tr.40]. Từ thời kỳ phục hưng trở đi, vấn đề kỹ năng dạy học và việc rèn luyện kỹ năng dạy học của người thầy giáo trong các nhà trường được quan tâm nghiên cứu nhiều hơn với những quan điểm khoa học và những hoạt động cụ thể được tiến hành nhằm nâng cao chất lượng dạy học của giáo viên, các nghiên cứu gắn với tên tuổi của các nhà sư phạm nổi tiếng như: Môngtenhơ (Pháp), Kômenxki (Cộng hòa Séc), Rútxô (Pháp), Usin xki (Nga), Đitexvec (Đức)... Trong đó, nổi bật là tư tưởng của Kômenxki (1592 1670), người được mệnh danh là “Ông tổ của nền sư phạm cận đại” cho rằng: Người thầy phải có phương pháp giảng dạy thích hợp với từng đối tượng và sáng tạo nhiều phương pháp phong phú như: Trực quan, Đàm thoại, kể chuyện, luyện tập; Người giáo viên phải quan tâm tìm tòi tất cả mọi con đường dẫn tới việc mở mang trí tuệ và tận dụng hợp lý những con đường đó. Kômenxki luôn quý trọng, tôn vinh nghề dạy học và vai trò người thầy giáo. Với vị trí, chức năng của nghề dạy học, ông yêu cầu người thầy phải mẫu mực, trong sáng về đạo đức và tác phong, có lòng nhân ái: “Không thể trở thành người thầy nếu không phải là một người cha” [68, tr.88]. Cũng đề cao vai trò của người thầy giáo, theo Usinxki (1824 1870) người thầy giáo là cầu nối giữa quá khứ và tương lai, sự nghiệp của người thầy giáo là sự nghiệp vĩ đại nhất trong lịch sử. Trong dạy học và giáo dục, ông cho rằng: “Điều chủ yếu là nhân cách của người giáo viên trực tiếp làm việc với học sinh. Nhân cách của nhà giáo dục có sức mạnh giáo dục to lớn
- 15 đến mức không thể thay thế bằng sách giáo khoa, bằng lời khuyên bảo về đạo đức, bằng hệ thống khen thưởng và kỷ luật nào cả” [16, tr.75]. Đánh giá cao vai trò, tầm quan trọng của người thầy trong giáo dục, Usinxki là người đầu tiên trong lịch sử giáo dục thế giới đã đề xuất ý tưởng thành lập trường sư phạm, trường chuyên làm nhiệm vụ đào tạo giáo viên. Qua môi trường chuyên biệt đó, các phẩm chất và năng lực sư phạm của người giáo viên được hình thành, rèn luyện và phát triển một cách có hệ thống và khoa học. Đây là cơ sở quan trọng giúp người giáo viên tự hoàn thiện tay nghề trước những yêu cầu của thực tiễn sư phạm. Nhưng phải đến thế kỷ XX, vấn đề kỹ năng dạy học và rèn luyện kỹ năng dạy học cho người thầy giáo mới được đề cập một cách chi tiết và khoa học. John Dewey (1859 1952) người Mỹ với chủ trương là dựa vào kinh nghiệm thực tế của người học, việc giảng dạy của thầy giáo phải kích thích được sự hứng thú, phải để người học độc lập tìm tòi, thầy giáo là người thiết kế, cố vấn. Từ những năm 30 của thế kỷ XX, hầu hết các nước trên thế giới đều rất quan tâm đến việc nâng cao chất lượng đào tạo, rèn luyện kỹ xảo, kỹ năng nghề nghiệp sư phạm. Đặc biệt, ở Liên Xô (trước đây) và các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu, hàng loạt các công trình nghiên cứu về vấn đề này đã ra đời. Dựa trên nền tảng của chủ nghĩa duy vật biện chứng, nhiều nhà giáo dục đã tiếp tục khẳng định sự cần thiết và tầm quan trọng của các kỹ năng dạy học và việc rèn luyện kỹ năng dạy học của người giáo viên nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học. Đặc biệt, các nghiên cứu về kỹ năng dạy học, rèn luyện kỹ năng dạy học không chỉ hướng tới mục đích giúp sinh
- 16 viên sau khi ra trường có thể thích ứng nhanh với nghề nghiệp mà còn hướng tới cho họ khả năng tự hoàn thiện, tự đào tạo mình trong cuộc sống. Đầu những năm 60 của thế kỷ XX, O.A.Apdullina với công trình: “Bàn về kỹ năng sư phạm”, đã nêu rõ từng loại kỹ năng sư phạm của giáo viên, đồng thời đi sâu phân tích kỹ năng chung và kỹ năng chuyên biệt trong hoạt động giảng dạy và giáo dục của họ. Cùng quan điểm đó, Ph.N.Gônôbôlin (1976) trong tác phẩm: “Những phẩm chất tâm lý của người giáo viên” đã đưa ra những năng lực sư phạm, mà sinh viên cần rèn luyện và phát triển. Theo ông, phát triển và hoàn thiện các năng lực cho sinh viên phải được tổ chức thường xuyên ở trên lớp và trong thực tập sư phạm, đây là các cơ hội để "lần đầu tiên" "lựa chọn", "lắp ráp", "ứng dụng" các thuộc tính tâm lý của giáo viên vào những yêu cầu hoạt động sư phạm" [24, tr.111], từng bước giúp sinh viên rèn luyện và tự hoàn thiện năng lực sư phạm của mình. Năm 1961, N.V.Cudơminna trong công trình nghiên cứu “Hình thành các năng lực sư phạm” đã xác định năng lực sư phạm cần có của giáo viên, mối quan hệ giữa năng lực chuyên môn và năng lực nghiệp vụ, giữa năng khiếu sư phạm và việc bồi dưỡng năng khiếu sư phạm thành năng lực sư phạm. Đặc biệt, công trình nghiên cứu của X.I.Kixêgôp: “Hình thành các kỹ năng, kỹ xảo sư phạm trong điều kiện giáo dục đại học” [41], trong đó đã nêu ra hơn 100 kỹ năng nghiệp vụ sư phạm, trong đó tập trung vào 50 kỹ năng cần thiết nhất, được phân chia luyện tập theo từng thời kỳ t hực hành, thực tập sư phạm cụ thể. Công trình này đồng thời nghiên cứu sự hình thành kỹ năng sư phạm của sinh viên dưới góc độ là một quá trình có tổ chức trong nhà trường sư phạm và chia quá trình này thành 5 giai đoạn.
- 17 Những năm 70, nhiều công trình nghiên cứu về kỹ năng dạy học và rèn luyện kỹ năng dạy học cho giáo viên ra đời nhằm nâng cao chất lượng quá trình dạy học, đào tạo nguồn nhân lực. Tiêu biểu có các tác giả như: M.Ia. Côvaliôv, Iu.K.Babanxki, N.I.Bônđưrev… Nổi bật là công trình nghiên cứu của X.I.Kixegop: “Hình thành các kỹ năng, kỹ xảo sư phạm trong điều kiện giáo dục đại học”. Tác giả đã khẳng định kỹ năng dạy học được hình thành thông qua luyện tập, qua rèn luyện nghiệp vụ trong nhà trường sư phạm. Tuy nhiên, việc rèn luyện để hoàn thiện các kỹ năng dạy học đó như thế nào sau khi họ ra trường thì chưa được bàn đến. Cùng với X.I.Kixegop, O.A.Apđulinna cũng đã luận chứng đưa ra một hệ thống các kỹ năng giảng dạy và các kỹ năng giáo dục riêng biệt, các kỹ năng được mô tả cụ thể theo thứ bậc. Trung Quốc là quốc gia gần gũi với Việt Nam, công cuộc cải cách giáo dục của họ đang được tiến hành rất mạnh mẽ, nhất là trong lĩnh vực phương pháp giảng dạy. Những cách dạy học trước đây được các nhà sư phạm làm mới lại theo tinh thần coi người học là trung tâm, một trong những nghiên cứu về kỹ năng dạy học và rèn luyện kỹ năng dạy học nổi bật là “Bộ sách bồi dưỡng kỹ năng dạy học môn Ngữ văn cho giáo viên Trung học cơ sở, Trung học phổ thông”. Theo các tác giả, thông qua việc bồi dưỡng nâng cao các kỹ năng dạy học này: Sinh viên sư phạm có thể có được trình độ cơ bản để đảm nhiệm công việc dạy học của giáo viên; Giáo viên mới vào nghề có thể làm cho kỹ năng dạy học của mình được chuẩn hoá, thuần thục hơn, nhanh chóng đáp ứng được những yêu cầu trong công tác giảng dạy; Giáo viên lâu năm thì có thể tôi luyện kỹ năng dạy học của mình thành thạo, điêu luyện hơn, đồng thời kết hợp giữa kinh nghiệm dạy học phong phú của bản thân với kiến thức chuyên ngành để
- 18 hình thành được phong cách và màu sắc độc đáo trong giảng dạy [77,tr.7]. Đây là những cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn sinh động để tiến hành hoàn thiện các kỹ năng dạy học cho giảng viên đại học. Theo UNESCO: Người thầy giáo thế kỷ XXI phải là một nhà chuyên môn nắm vững khoa học cơ bản, thấm nhuần một khoa học sư ph ạm m ới dựa trên cơ sở liên ngành, có khả năng đối thoại với sinh viên, chuẩn bị cho sinh viên lựa chọn và sử dụng một cách có phê phán các thông tin công cộng và làm quen với một vài nguyên tắc cơ bản về giáo dục người lớn. Khi bàn về xã hội tương lai là “xã hội dựa vào tri thức”, “kiến thức là sức mạnh”, với mục tiêu đào tạo những con người hiếu học, một “xã hội học tập”, R. Singh đã yêu cầu cần nhận thức lại vai trò của người giáo viên trong dạy học. Ông cho rằng: Giáo viên không chỉ là người truyền thụ những phần tri thức rời rạc, giáo viên phải là người cố vấn, hướng dẫn, người mẫu mực của người học. Để có được điều đó, giáo viên phải có các kỹ năng tương ứng, và muốn như vậy không có cách nào tốt hơn giáo viên phải được thường xuyên bồi dưỡng về mọi mặt, phải là người học tập suốt đời [62, tr.90115]. Ngoài ra, còn rất nhiều tác giả và các công trình nghiên cứu khác đề cập đến vấn đề kỹ năng dạy học, rèn luyện để hoàn thiện kỹ năng dạy học. Các nghiên cứu đều rất quan tâm đến việc hoàn thiện tay nghề cho sinh viên, đặc biệt là hình thành và rèn luyện kỹ năng dạy học cho sinh viên sư phạm. Ở các nước như Canada, Australia, Hoa kỳ... Dựa trên cơ sở các thành tựu tâm lý học hành vi và tâm lý học chức năng để tổ chức rèn luyện các kỹ năng thực hành giảng dạy cho sinh viên. Những luận điểm của J.Watson 1926, A.Pojoux 1926, F.Skinner 1963... Những công trình: Quá trình giảng dạy của J.B. Bigs và R.Tellfer 1987 [107], Bắt đầu giảng dạy
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Tiến trình quan hệ kinh tế Hoa Kỳ - Việt Nam giai đoạn 2000 - 2012
209 p | 269 | 77
-
Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Cơ cấu tổ chức và cơ chế hoạt động của các cơ quan giám sát triều Nguyễn giai đoạn 1802 - 1885
222 p | 270 | 76
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Tiến trình văn hóa của các dân tộc Khmer, Chăm, Hoa ở vùng Tây Nam bộ từ năm 1802 đến nay
162 p | 253 | 68
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ trong nền nghệ thuật cổ Champa
97 p | 241 | 66
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Đông Nam bộ trong tiến trình mở đất phương Nam (thế kỉ XVII - XVIII)
178 p | 197 | 56
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Lịch sử hình thành và phát triển của thương cảng Hà Tiên (Thế kỷ XVII - XIX)
132 p | 154 | 36
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Vùng đất Hà Tiên thế kỷ XVIII - XIX
164 p | 154 | 35
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Tiến trình quan hệ kinh tế Hoa Kỳ - Việt Nam giai đoạn 2000 - 2012
60 p | 223 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Chính sách của Hoa Kỳ đối với Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa trong cuộc chiến tranh Triều Tiên (1950 – 1953)
116 p | 150 | 28
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Cuộc đấu tranh chống, phá ấp chiến lược ở Mỹ Tho (Tây Tiền Giang) 1961 - 1965
162 p | 133 | 24
-
Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở các tỉnh Bắc Trung Bộ
189 p | 103 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Giáo dục - Đào tạo Tiền Giang hai mươi năm đổi mới (1986 - 2006)
98 p | 104 | 14
-
Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Quan hệ Ấn Độ - Indonesia giai đoạn từ năm 1991 đến năm 2018
212 p | 36 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Đô thị hóa ở thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An từ năm 1974 đến năm 2008
206 p | 22 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam: Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên - Tổ chức tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam
217 p | 19 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Đảng bộ Quân chủng Phòng không - Không quân lãnh đạo công tác xây dựng tổ chức cơ sở đảng từ năm 2005 đến năm 2015
242 p | 24 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Quan hệ Ấn Độ - Indonesia giai đoạn từ năm 1991 đến năm 2018
28 p | 15 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Quan hệ Nhật Bản - Việt Nam giai đoạn 2002-2018
59 p | 49 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn