intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Giáo dục - Đào tạo Tiền Giang hai mươi năm đổi mới (1986 - 2006)

Chia sẻ: Lavie Lavie | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:98

105
lượt xem
14
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Giáo dục - Đào tạo Tiền Giang hai mươi năm đổi mới (1986 - 2006) được thực hiện nhằm góp phần phục dựng bức tranh giáo dục – đào tạo Tiền Giang trong khoảng thời gian 20 năm từ 1986 đến 2006, trên cơ sở đó rút ra những bài học kinh nghiệm của chặng đường đã qua, khắc phục những hạn chế nhằm đẩy mạnh sự nghiệp giáo dục - đào tạo của tỉnh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Giáo dục - Đào tạo Tiền Giang hai mươi năm đổi mới (1986 - 2006)

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Lê Thái Thị Cẩm Tâm Chuyên ngành : Lịch sử Việt Nam Mã số : 60 22 54 LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS LÊ HUỲNH HOA Thành phố Hồ Chí Minh – 2010
  2. MỞ ĐẦU 1.Lý do chọn đề tài Đảng và nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam xem giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu trong công cuộc xây dựng một nước Việt Nam ngày càng giàu mạnh. Từ Đại hội VI (12.1986), Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề ra và thực hiện công cuộc đổi mới trên tất cả các lĩnh vực; kết quả là những khó khăn, thử thách dần được khắc phục, công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta ngày càng thu được những thành tựu đáng kể. Trong đó, công tác giáo dục - đào tạo luôn giữ vai trò trọng tâm. Tỉnh Tiền Giang nằm trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long, vùng đất mà từ những ngày đầu khai hoang mở đất cho đến hiện nay, dù chống ngoại xâm hay lao động sáng tạo; con người nơi đây vẫn kiên trì làm nên những trang sử vẻ vang mang đậm dấu ấn anh hùng mà chất phác của người đồng bằng, góp phần làm nên bản sắc rất riêng của người Việt phương Nam. Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước thống nhất, dù còn nhiều khó khăn trên các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội… nhưng Đảng bộ và nhân dân tỉnh Tiền Giang đã từng bước khắc phục, vượt qua khó khăn đưa tỉnh nhà hòa cùng nhịp phát triển với các tỉnh bạn, đóng góp vào sự phát triển chung của cả nước. Nghiên cứu Giáo dục- đào tạo Tiền Giang hai mươi năm đổi mới (1986- 2006), tác giả mong muốn tái hiện lại bức tranh giáo dục – đào tạo Tiền Giang trong khoảng thời gian tỉnh nhà cùng cả nước bước vào công cuộc đổi mới đến giai đoạn đi vào công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Đóng góp bước đầu trong việc rút ra những bài học kinh nghiệm của chặng đường đã qua, khắc phục những hạn chế, đẩy mạnh sự nghiệp giáo dục - đào tạo tỉnh nhà, hòa vào dòng chảy của giáo dục đào tạo cả nước. 2.Lịch sử nghiên cứu vấn đề Sau ngày đất nước thống nhất, đặc biệt là khi cả nước bước vào công cuộc đổi mới; cùng với các lĩnh vực khác, hoạt động giáo dục - đào tạo đã được quan tâm nghiên cứu. Trong số đó có các công trình, tác phẩm sau: - Các định hướng chiến lược phát triển giáo dục - đào tạo từ nay đến năm 2020, Bộ Giáo dục và Đào tạo (1995).
  3. - Các chủ trương đổi mới giáo dục trong mười năm (1986 - 1996), Bộ Giáo dục và Đào tạo (1996). - Tổng kết đánh giá mười năm đổi mới giáo dục đào tạo (1986 - 1996), Bộ Giáo dục và Đào tạo (1996). - Giáo dục Việt Nam trước ngưỡng cửa thế kỉ XXI, Phạm Minh Hạc, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội (1998) - Phát triển giáo dục và đào tạo nhân tài, Nghiêm Đình Vỳ - Nguyễn Đắc Hưng, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội (2002). - Bàn về giáo dục Việt Nam, Nguyễn Cảnh Toàn, Nxb Lao Động 2002. - Chiến lược phát triển giáo dục trong thế kỉ XXI kinh nghiệm của các quốc gia, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. - Lịch sử giản lược hơn 1000 năm nền giáo dục Việt Nam, Lê Văn Giạng, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội (2003). - Nhân tài trong chiến lược phát triển quốc gia, Nguyễn Đắc Hưng - Phan Xuân Dũng, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội (2003). Những công trình trên tuy không viết riêng về Tiền Giang nhưng ít nhiều cung cấp cho người đọc những thông tin, những nhận định chung về tình hình giáo dục và đào tạo của Việt Nam, trong đó có giáo dục - đào tạo tỉnh Tiền Giang. Riêng về tình hình giáo dục - đào tạo của Tiền Giang có thể tìm thấy trong các công trình sau: - Lịch sử giáo dục Tiền Giang (sơ thảo), Nguyễn Phúc Nghiệp - Phạm Duy Tư, Sở Giáo dục – Đào tạo Tiền Giang - tài liệu lưu hành nội bộ (1995). - Những trang ghi chép về lịch sử văn hoá Tiền Giang, Nguyễn Phúc Nghiệp, Nxb Trẻ (1998). - Tiền Giang bước vào thế kỉ 21, Nhiều tác giả, Nxb Văn Nghệ TP. HCM (2001). - Giáo dục Việt Nam 1945 - 2005, T2 - Hội khoa học kinh tế Việt Nam – Trung tâm thông tin và tư vấn phát triển, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội (2005). - Địa chí Tiền Giang, Tập 1- Tỉnh uỷ - Uỷ ban nhân dân tỉnh Tiền Giang, Nxb Văn nghệ TP. HCM (2005). Tác phẩm Lịch sử giáo dục Tiền Giang bước đầu dựng lại bức tranh lịch sử về sự hình thành và phát triển của ngành giáo dục Tiền Giang từ khi Tiền Giang được khai phá (đầu thế
  4. kỉ XVII) đến năm 1995, đặc biệt là 50 năm hình thành, phát triển của nền giáo dục cách mạng Tiền Giang. Trong Những trang ghi chép về lịch sử văn hoá Tiền Giang và Tiền Giang bước vào thế kỉ 21, các tác giả cũng đề cập đến nội dung giáo dục - đào tạo của tỉnh nhà với mục đích ôn lại các sự kiện lịch sử, văn hoá đã diễn ra trên mảnh đất quê hương nhằm góp phần giáo dục thế hệ trẻ Tiền Giang lòng tự hào, tình cảm yêu mến quê hương đất nước. Tác phẩm Giáo dục Việt Nam 1945 - 2005, đã khái quát lịch sử hình thành và phát triển của giáo dục - đào tạo Tiền Giang, nêu bật những thành tựu đã đạt được trong những năm gần đây, đồng thời đưa ra chiến lược phát triển đến năm 2010 và các giải pháp phát triển giáo dục - đào tạo Tiền Giang trong thời gian tới. Còn trong Địa chí Tiền Giang, các tác giả đã nêu khái quát tình hình giáo dục - đào tạo Tiền Giang từ thế kỉ XVII đến năm 2005 qua các giai đoạn cụ thể: + Từ thế kỉ XVII đến năm 1861 + Từ năm 1862 đến năm 1945 + Từ năm 1945 đến năm 1954 + Từ năm 1954 đến năm 1975 và từ năm 1975 đến năm 2005. Về tổng quan, có thể nhận định, những công trình nghiên cứu về giáo dục – đào tạo Tiền Giang còn rất ít, tuy có thể tái hiện phần nào giáo dục - đào tạo Tiền Giang thông qua các công trình vừa nêu, song chưa có tác phẩm hoặc công trình nào đi sâu và trình bày đầy đủ về giáo dục - đào tạo Tiền Giang trong một giai đoạn cụ thể. Xuất phát từ thực tế đó, trên cơ sở tiếp thu những thành quả nghiên cứu của các công trình đi trước; kết hợp tổng hợp, nghiên cứu từ nguồn báo cáo tổng kết của ngành giáo dục – đào tạo tỉnh nhà, luận văn sử học mang tên Giáo dục- đào tạo Tiền Giang hai mươi năm đổi mới (1986- 2006) được tiến hành. 3.Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của đề tài Giáo dục- đào tạo Tiền Giang hai mươi năm đổi mới (1986- 2006) là : - Góp phần phục dựng bức tranh giáo dục – đào tạo Tiền Giang trong khoảng thời gian 20 năm từ 1986 đến 2006. - Trên cơ sở đó rút ra những bài học kinh nghiệm của chặng đường đã qua, khắc phục những hạn chế nhằm đẩy mạnh sự nghiệp giáo dục - đào tạo của Tỉnh
  5. - Qua nghiên cứu, bước đầu kiến nghị một số giải pháp nhằm thực hiện hiệu quả hơn mục tiêu phát triển giáo dục - đào tạo tỉnh nhà trong tương lai. 4.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu chủ yếu của luận văn là hoạt động giáo dục - đào tạo của tỉnh Tiền Giang trong chặng đường 20 năm đổi mới (1986-2006). Khoảng thời gian đủ để có thể nhìn nhận những thành quả, những hạn chế của các ngành, các bậc học trong hệ thống giáo dục – đào tạo tỉnh nhà. Phạm vi nghiên cứu chủ yếu là sự nghiệp giáo dục - đào tạo tỉnh Tiền Giang trong bối cảnh đặc thù của vùng đồng bằng sông Cửu Long trong 20 năm đổi mới từ 1986 – 2006. 5.Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu Cơ sở phương pháp luận của luận văn là lý luận của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục và quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về tìm hiểu và nghiên cứu lịch sử. Luận văn sử dụng các phương pháp sau đây để tiến hành nghiên cứu: - Phương pháp lịch sử và phương pháp logic - Phương pháp nghiên cứu liên ngành như phương pháp nghiên cứu giáo dục; phương pháp phân tích; phương pháp hệ thống hoá (tư liệu); phương pháp tổng hợp, thống kê (số liệu) và phương pháp so sánh để giải quyết các vấn đề khoa học của đề tài. Ngoài ra, tác giả còn thực hiện khảo sát bằng phương pháp điền dã, trực tiếp tiếp cận các bộ phận lưu giữ nguồn tài liệu có liên quan đến giáo dục – đào tạo tỉnh nhà để thu thập tài liệu, số liệu; đến một số địa phương có cơ sở giáo dục điển hình để ghi chép, cập nhật thông tin một cách cụ thể và chính xác. 6. Cấu trúc của luận văn Luận văn gồm có: phần dẫn luận ( 5 trang), 3 chương nội dung chính ( 90 trang ), phần kết luận ( 12 trang) và một số hình ảnh phụ lục. - Chương I: Khái quát giáo dục - đào tạo Tiền Giang thời kì trước đổi mới từ 1975 đến 1985 - Chương II: Giáo dục – đào tạo Tiền Giang sau mười năm đổi mới từ 1986 đến 1996. - Chương III: Giáo dục – đào tạo Tiền Giang từ 1996 đến 2006.
  6. Chương 1 TỪ HAI HỆ THỐNG GIÁO DỤC SONG SONG TỒN TẠI – GIÁO DỤC CỦA CHÍNH QUYỀN CÁCH MẠNG VÀ GIÁO DỤC CỦA CHÍNH QUYỀN THỰC DÂN – ĐẾN MỘT HỆ THỐNG GIÁO DỤC CỦA NƯỚC VIỆT NAM THỐNG NHẤT (1945 – 1985) 1.1.Khái quát về điều kiện tự nhiên, lịch sử, xã hội của tỉnh Tiền Giang 1.1.1. Điều kiện tự nhiên Tiền Giang là một tỉnh nằm ở phía Bắc đồng bằng sông Cửu Long có diện tích tự nhiên là 2.326,09km2 với 32 km bờ biển, địa hình toàn tỉnh tương đối bằng phẳng nhưng bị cắt xẻ nhiều bởi hệ thống kênh rạch chằng chịt. Theo số liệu thống kê năm 2001, dân số toàn tỉnh là 1.770.019 người, mật độ dân số 760 người/ km2 . Đây là tỉnh có diện tích nhỏ nhưng mật độ dân số cao nhất khu vực đồng bằng sông Cửu Long [36, 12]. Điều này phản ánh trong thực tế sức thu hút của vùng đất này đối với các thành phần cư dân. Toàn tỉnh có 9 Huyện, Thành, Thị gồm: Cái Bè, Cai Lậy, Tân Phước, Châu Thành, Chợ Gạo, Mỹ Tho, Gò Công Tây, Gò Công Đông, Thị xã Gò Công, và 169 Xã, Phường, Thị trấn, trong đó có 46 xã vùng sâu; giữa phường và xã rất khác biệt về hoàn cảnh kinh tế xã hội, hạ tầng cơ sở và trình độ dân trí. Vì vậy đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự chênh lệch, khác biệt của hoạt động giáo dục giữa các địa phương khác nhau của tỉnh. Về giao thông, tỉnh Tiền Giang nằm trên các trục lộ giao thông quan trọng như: - Đường bộ qua Quốc lộ 1A và Quốc lộ 50. - Đường thuỷ qua sông Tiền và biển Đông ; đặc biệt đây là tỉnh nằm liền kề với địa bàn kinh tế trọng điểm phía Nam - cách TP. Hồ Chí Minh 72km về hướng Nam, vì vậy có nhiều điều kiện thuận lợi cho tỉnh trong sản xuất, buôn bán và mở rộng giao lưu kinh tế, văn hoá, xã hội với bên ngoài; nhất là với Thành phố Hồ Chí Minh – trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá – khoa học kỹ thuật lớn của Nam Bộ nói riêng và cả nước nói chung. Với toạ độ địa lí 10011’43” và 10035’19” vĩ tuyến Bắc, 105049’12” và 106048’32” kinh tuyến Đông, Tiền Giang nằm gọn trong khu vực nhiệt đới Bắc bán cầu, tiêu biểu cho chế độ nhiệt và có độ cao mặt trời lớn, ít thay đổi trong năm, do vậy, tỉnh có khả năng tiếp nhận một lượng bức xạ rất dồi dào. Lượng bức xạ đó quyết định khí hậu Tiền Giang là khí
  7. hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, nền nhiệt cao, ít bão, thuận lợi cho phát triển nông nghiệp và không gây trở ngại nhiều cho hoạt động giáo dục – đào tạo. Tổng quỹ đất tự nhiên của tỉnh là 232.609 ha, trong đó có các loại đất chính: - Đất phù sa chiếm 52.99%, phân bố dọc bờ sông Tiền và sông Vàm Cỏ Tây, chiếm phần nhiều diện tích của các huyện Cái Bè, Cai Lậy, Châu Thành, Chợ Gạo, thành phố Mỹ Tho và một phần huyện Gò Công Tây. Với nguồn nước ngọt dồi dào đã hình thành ở Tiền Giang vùng lúa năng suất cao và vườn cây ăn trái, rau màu hàng đầu của đồng bằng sông Cửu Long. - Nhóm đất phèn chiếm 19,36 %, phân bố chủ yếu ở khu vực phía Bắc huyện Cai Lậy và Châu Thành, mặn ít nằm rải rác phía bắc và tây bắc huyện Cái Bè thuộc vùng Đồng Tháp Mười, Tiền Giang. - Nhóm đất mặn khoảng 14,59 % chiếm phần lớn diện tích các huyện Gò Công Đông, Gò Công Tây và một phần huyện Chợ Gạo. - Nhóm đất cát độ 1.44 % (chủ yếu là đất cát giồng) phân bố rải rác các huyện Cai Lậy, Châu Thành, Gò Công Tây và tập trung nhiều nhất ở Gò Công Đông thành từng dải hình vòng cung song song với bờ biển và nhô cao hơn so với vùng đất phù sa xung quanh. Các giồng cát giữ được nước ngọt cho mùa khô, địa hình lại cao nên những nơi này thường là những điểm tụ cư đông đúc. Tiền Giang có hai con sông lớn chảy qua, sông Vàm Cỏ ở phía Bắc và sông Tiền ở phía Nam. Cùng với các chi lưu của nó đã tạo nên một hệ thống thuỷ vận sống động, đa dạng không những góp phần làm giàu, đẹp thêm cho vùng đất Tiền Giang mà còn là mạch máu giao thông nối liền các địa phương. Địa hình sông nước ít nhiều hình thành ở Tiền Giang hoạt động giáo dục – đào tạo vùng sông nước. Ở đó thầy và trò đều trải qua những khó khăn nhất định vì vậy để đạt được những mục tiêu chung, những thành tích cụ thể là cả một sự cố gắng nổ lực của cả ngành giáo dục – đào tạo tỉnh nhà. Tóm lại, tuy có một ít khó khăn nhưng Tiền Giang có vị thế khá thuận lợi cộng với những yếu tố “thiên thời, địa lợi” như trên, Tiền Giang từ lâu đã là một trong những trung tâm văn hoá, giáo dục của toàn Nam bộ, ít nhất là từ đầu thế kỉ XIX trở đi [33,176] 1.1.2. Điều kiện lịch sử, xã hội Vùng đất Tiền Giang có lịch sử tồn tại lâu đời gắn liền với lịch sử khẩn hoang, lịch sử các cuộc kháng chiến và xây dựng đất nước của cộng đồng dân cư trên vùng đất này.
  8. Vùng đồng bằng sông Cửu Long nói chung, trong đó có Tiền Giang, cho đến cuối thế kỉ XVI, về cơ bản vẫn còn là một vùng đất hoang vu. Đầu thế kỉ XVII, trên vùng đất Tiền Giang xuất hiện lớp cư dân mới, chủ yếu là người Việt từ miền ngoài di cư vào. Ban đầu, người Việt đến vùng đất này theo dạng di dân tự do, họ đi lẻ tẻ, gồm những thanh niên khoẻ mạnh đến khai hoang rồi đưa gia đình vào sau hoặc là nhiều gia đình cùng đi, thấy đất mới sống được liền tìm cách liên lạc, lôi kéo người thân vào tiếp tục khai hoang. Những nơi như giồng Sơn Qui, giồng Kiến Định, Ba Giồng, ven sông Tiền là những nơi người Việt đến khai hoang và định cư sớm. Tiến trình nhập cư của lưu dân người Việt vào Tiền Giang ngày càng lớn, nhất là sau khi các chúa Nguyễn đã tạo nên ảnh hưởng của mình trên vùng đất từng là miền ác địa vô chủ này [50, 214]. Trong đoàn người di dân có cả những thầy đồ, tuy không nhiều lắm nhưng có người biết đọc, biết viết; đôi khi cũng có những người đỗ đạt từng ra làm quan lại cấp thấp nhưng bị thất cơ lỡ vận ở quê hương, vào Tiền Giang tìm chốn nương thân. Trên vùng đất mới, những thầy đồ này mở lớp dạy học hoặc được nhân dân rước về nhà dạy cho con em mình. Trong số đó, có trường hợp cụ Phạm Đăng Xương, gốc người Huế đã dẫn cả gia đình vào định cư ở giồng Sơn Qui - Gò Công. Cụ chiêu tập dân chúng khai hoang, sản xuất và dạy học; cụ được dân chúng trong vùng tôn là “Kiến Hoà tiên sanh”. Các lớp con cháu của cụ kế tục công việc của cha ông nên tiếng tăm dòng họ Phạm Đăng ngày càng lừng lẫy, nhiều người hiển đạt được đào tạo từ đây như: Võ Văn Lượng, Mạc Văn Tô, Nguyễn Hoài Quỳnh, Phạm Đăng Hưng…[33, 173-174]. Năm 1679, dư đảng của Trịnh Thành Công ở Đài Loan là Dương Ngạn Địch, Hoàng Tiến và Trần Thượng Xuyên đem theo binh lính và quyến thuộc trình chúa Nguyễn xin tị nạn chính trị do chống Thanh phục Minh. Chúa Nguyễn đã cho người hướng dẫn Trần Thượng Xuyên vào định cư xứ Đồng Nai, Dương Ngạn Địch cùng hơn 1.000 người vào cửa Tiểu, lên định cư tại Mỹ Tho. Như vậy, ngoài nhóm người Miên tại chỗ, một bộ phận đông đảo người Việt di dân từ miền ngoài vào, từ năm 1679, vùng Mỹ Tho có thêm nhóm người Hoa đến sống ở khu vực chợ Cũ ngày nay. Họ lập Mỹ Tho Đại Phố, có tàu thuyền tới lui buôn bán đông đúc, nhóm họp người Tàu, người Miên, người Việt, vỡ đất làm ruộng, chia lập trang trại, thôn ấp. Đến năm 1698, khi Chưởng cơ Nguyễn Hữu Cảnh vào kinh lược đất Nam Bộ, Tiền Giang đặt dưới sự quản lí hành chánh của hai dinh Phiên Trấn và Long Hồ.
  9. Năm 1772, chúa Nguyễn Phúc Thuần cho lập đạo Trường Đồn, đây là đơn vị hành chánh đầu tiên ở Tiền Giang. Đến năm 1779, đạo Trường Đồn đổi thành dinh Trường Đồn. Năm 1781 dinh Trường Đồn đổi thành dinh Trấn Định. Năm 1792 thành Mỹ Tho được dựng lên tại lị sở của dinh Trấn Định. Năm 1808, dinh Trấn Định đổi thành trấn Định Tường. Đến năm 1832, trấn Định Tường đổi thành tỉnh Định Tường. Năm 1861 thực dân Pháp đánh chiếm Tiền Giang. Sau khi hoàn tất quá trình xâm chiếm Nam Kì, thực dân Pháp đã sắp xếp lại các đơn vị hành chính, do đó, năm 1889 Tiền Giang chia làm 2 tỉnh là Mỹ Tho và Gò Công. Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, thành phố Mỹ Tho, tỉnh Mỹ Tho và tỉnh Gò Công hợp nhất thành tỉnh Tiền Giang. Trong đấu tranh chống ngoại xâm, nhân dân Tiền Giang đã góp phần làm nên những trang sử vẻ vang cho dân tộc. Đó là những chiến công mang đậm dấu ấn của đất và người Tiền Giang như: -Trận Rạch Gầm - Xoài Mút diễn ra vào cuối thế kỉ XVIII, khi quân Xiêm lợi dụng sự cầu viện của Nguyễn Ánh đã cho 5 vạn quân cùng 300 chiến thuyền tràn vào vùng đất phương Nam của Tổ quốc. Đầu năm 1785, nhân dân Tiền Giang đã dũng cảm đảm nhận sứ mệnh nặng nề cùng khởi nghĩa với nghĩa quân Tây Sơn. Chỉ trong ngày 20.01.1785, toàn bộ chiến thuyền Xiêm đã bị nhấn chìm xuống dòng sông Tiền, đoạn từ Rạch Gầm đến rạch Xoài Mút. Với thắng lợi này, nhân dân Tiền Giang đã thực hiện một cách trọn vẹn nghĩa vụ bảo vệ độc lập của tổ quốc và thành quả khai hoang của mình. - Năm 1861, thực dân Pháp xâm chiếm Tiền Giang, ngay lập tức nhân dân Tiền Giang đã cầm vũ khí đứng lên chống lại kẻ thù. Đông đảo các tầng lớp nhân dân, trong đó có thành phần sĩ phu, trí thức - kể cả trí thức khoa bảng cao cấp ở Tiền Giang – cũng đã kiên quyết đứng lên chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Đáng trân trọng là các sĩ tử bao năm ăn học đều tạm gác chuyện thi cử, xếp bút nghiên lên đường đánh giặc. Có lẽ vì thế mà giai đoạn nửa sau thế kỉ XIX, Tiền Giang được xem là một trong những trung tâm kháng chiến mạnh nhất ở Nam Kì - nơi tập trung các cuộc khởi nghĩa có qui mô lớn như: - Cuộc khởi nghĩa Trương Định với căn cứ Tân Hoà (1861-1864).
  10. - Cuộc khởi nghĩa Thủ Khoa Huân với căn cứ Bình Cách - Chợ Gạo (1861-1875). - Cuộc khởi nghĩa Võ Duy Dương với căn cứ Ba Giồng – Đồng Tháp Mười (1861- 1866). - Cuộc khởi nghĩa Tứ Kiệt ở Cai Lậy (1861-1870)… Đến khởi nghĩa Nam Kì năm 1940, Tiền Giang đã ghi một dấu son rực rỡ trong lịch sử chống Pháp của dân tộc vì lần đầu tiên ở nước ta lá cờ đỏ sao vàng xuất hiện; Tiền Giang từ đó được cả nước xem là quê hương, là cái nôi của cuộc khởi nghĩa Nam Kì long trời lở đất. Đuổi Pháp xong, nhân dân Tiền Giang tiếp tục cùng cả nước kháng chiến chống Mĩ. Ngay từ năm 1959, hoà cùng khí thế “Đồng Khởi”, chiến lược “Chiến tranh một phía” của Mĩ - Nguỵ bị nhân dân Tiền Giang giáng những đòn chí tử và đi đến phá sản. Tuy nhiên với bản chất ngoan cố, chúng đã chuyển sang chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”, dùng chiến thuật “Trực thăng vận” và “Thiết xa vận” hòng tiêu diệt quân giải phóng miền Nam. Ngày 2.1.1963 quân dân Tiền Giang đã làm nên chiến thắng Ấp Bắc vang dội, làm rung chuyển cả Nhà Trắng và Lầu Năm Góc của Mĩ. Cũng chỉ trong một ngày, với lực lượng và trang bị kém hơn địch hàng chục lần, quân dân Tiền Giang đã đánh bại chiến thuật “Trực thăng vận” và “Thiết xa vận” mở ra cao trào “Thi đua Ấp Bắc giết giặc lập công” trong cả nước. Có thể nói, trên vùng đất nằm ở bờ Bắc sông Tiền, cộng đồng cư dân nơi đây đã tạo nên những trang sử vẻ vang từ buổi đầu khẩn hoang đến quá trình chống ngoại xâm, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, góp phần tô đậm lịch sử hào hùng của dân tộc. Phát huy truyền thống Rạch Gầm - Xoài Mút oanh liệt, Trương Định, Thủ Khoa Huân kiên cường, Nam Kì khởi nghĩa bất khuất, Ấp Bắc anh hùng, nhân dân Tiền Giang ngày càng chung tay góp sức xây dựng quê hương Tiền Giang ngày càng giàu đẹp, văn minh và hiện đại. Trong quá trình đó, giáo dục – đào tạo đã đóng góp phần quan trọng. 1.2.Tình hình giáo dục - đào tạo Tiền Giang những năm trước đổi mới 1.2.1.Giáo dục – đào tạo ở Tiền Giang trước giải phóng (1945 – 1975) 1.2.1.1.Tình hình giáo dục của chính quyền thực dân và hệ thống giáo dục kháng chiến (1945 – 1954)
  11. Trong 9 năm kháng chiến chống Pháp, vùng Tiền Giang cũng như các tỉnh khác ở Nam Bộ đã hình thành hai khu vực quản lý khác nhau nên có hai hệ thống giáo dục khác nhau: - Hệ thống giáo dục của chính quyền thực dân. Hệ thống này giới hạn trong vùng bị địch tạm chiếm ở các thị xã, thị trấn và ven các trục lộ chính do quân đội Pháp và bọn tay sai chiếm đóng. Hệ thống giáo dục này bao gồm các trường công, trường tư thục của người Việt, người Hoa và người Ấn. + Trường công lập: gồm hệ thống trường tiểu học và trường trung học. Số lượng trường tiểu học không nhiều do thiếu giáo viên, thiếu kinh phí nên chỉ có những làng, xã nằm ở ven trục giao thông hoặc ở địa bàn trung tâm mới có trường học. Trường trung học giai đoạn này vẫn chỉ có Trường Trung học Mỹ Tho (năm 1942, trường có tên Collège Le Myre de Vilers, từ năm 1953, đổi tên thành Trường Trung học Nguyễn Đình Chiểu) đào tạo học sinh trung học đệ nhất cấp (tương đương cấp trung học cơ sở hiện nay) của các tỉnh: Mỹ Tho, Gò Công, Bến Tre, Cao Lãnh, Sa Đéc, Tân An… + Trường tư: gồm có trường của người Việt, người Hoa, người Ấn và trường của đạo Thiên Chúa. Trường người Việt có trường tư thục của ông Đốc Ngữ, đây là trường tư thục nội trú ra đời trước năm 1945, dạy chương trình trung học đệ nhất cấp theo chương trình của Trường Trung học Mỹ Tho. Các thầy cô giáo của trường đều có tinh thần yêu nước nên họ đã khéo léo đưa nội dung tiến bộ, yêu nước vào giảng dạy các môn khoa học xã hội, tạo ảnh hưởng tốt đến nhận thức và tư tưởng cho học sinh theo học nơi đây. Bên cạnh đó, còn có Trường tư thục Phật Ân – Vĩnh Tường do phần lớn các giáo viên của Trường Trung học Mỹ Tho về hưu và một số giáo viên từ vùng kháng chiến trở về lập ra sau năm 1950. Ở trường này, tiếng Việt được coi trọng và trở thành ngôn ngữ chính trong giảng dạy và học tập. Trường tư của đạo Thiên Chúa ở Mỹ Tho ra đời từ trước năm 1945, có tên gọi là Trường Dòng. Lúc đầu, trường dạy chương trình tiểu học rồi trung học đệ nhất cấp. Trường còn có kí túc xá dành cho học sinh có nhu cầu. Sau đó, trường được đổi tên thành Trường LaSan dạy cho học sinh là con em giáo dân, giáo viên là các thầy Dòng người Pháp hoặc người Việt. Về sau, để cạnh tranh với các trường tư thục khác, trường lấy thêm học sinh
  12. không theo đạo Thiên Chúa vào học. Tại thị xã Gò Công, trường đạo cũng ra đời nhưng có qui mô nhỏ hơn Trường LaSan. Hệ thống các trường tư của Ấn kiều, Hoa kiều cũng xuất hiện ở Mỹ Tho từ trước năm 1945. Do sự ưu đãi của chính quyền thực dân nên các trường này phát triển với số lượng ngày càng đông. Tại chùa Chà (nay tọa lạc đường Trịnh Hoài Đức, phường 2, Thành phố Mỹ Tho) có mở lớp dạy giáo lí đạo Hồi cho con em Ấn kiều. Trường của Hoa kiều được thành lập theo từng bang, như ở đường Trịnh Hoài Đức, phường 2, Thành phố Mỹ Tho có trường Tân Dân (nay là Trường trung học cơ sở Phường 2) dành cho con em bang Phước Kiến và bang Triều Châu. Trên đường Phan Thanh Giản có trường Sùng Chính (nay là Trung tâm bồi dưỡng thường xuyên Thành phố Mỹ Tho) dành cho con em bang Hẹ. Mỗi trường là một trung tâm sinh hoạt văn hoá, giáo dục, thể thao của các sắc tộc người Hoa định cư tại Mỹ Tho. Nội dung giảng dạy của các trường này vẫn phải theo chương trình do Bộ Gíao dục của chính quyền Bảo Đại ban hành, ngoài ra còn dạy thêm tiếng mẹ đẻ cũng như khái quát lịch sử văn hoá của dân tộc họ. Đội ngũ giáo viên các cấp thời kì này còn thiếu nhiều, chỉ có một số ít được đào tạo qua sư phạm. Cụ thể như ở Trường Trung học Mỹ Tho, phần đông giáo viên là người Pháp và có cả một số người ngoài ngành được mời tham gia giảng dạy như: luật sư Nguyễn Văn Huyền dạy tiếng Pháp, luật sư Nguyễn Lâm Sanh dạy Sử Địa.. Chương trình học do Bộ trưởng Giáo dục của chính quyền Bảo Đại ban hành với mục tiêu chủ yếu là giáo dục học sinh có tinh thần “quốc gia” để chống lại ảnh hưởng của nền giáo dục cách mạng. Tại Mỹ Tho - Gò Công cũng như các tỉnh khác ở Nam Bộ, từ những năm 1940 trở về trước tiếng Pháp được học từ lớp Đồng ấu (học sinh 7 tuổi), lớp Nhì (tương đương lớp 2 hiện nay) trở lên; tiếng Pháp được coi như chuyên ngữ trong nhà trường. Còn tiếng Việt và Văn học dân tộc phải có sự đấu tranh quyết liệt của thầy cô giáo và học sinh mới được đưa dần vào chương trình học, nhưng chỉ thi vấn đáp và điểm thi tính hệ số 1 như một cột điểm kiểm tra bình thường – tức là chưa được coi trọng. Nói về nội dung đấu tranh này phải kể đến vai trò của một số thày cô giáo và học sinh ở các trường Collège de Mỹ Tho (nay là trường trung học phổ thông Nguyễn Đình Chiểu), trường Nam tiểu học và trường Nữ trung học Lê Ngọc Hân…
  13. Cùng với sự thất thế của Pháp ở Việt Nam, từ khoá học 1951-1952, tiếng Việt mới chính thức thay thế tiếng Pháp trong các trường công thuộc hệ thống giáo dục của địch ở Mỹ Tho. Ngay đến tên trường phổ thông trung học Nguyễn Đình Chiểu mặc dù Trường ra đời ngày 17.03.1879 nhưng đến 74 năm sau (22.02.1953), khi cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta vào giai đoạn kết thúc, phong trào đòi quyền độc lập tự chủ lên mạnh và phong trào đấu tranh của học sinh phát triển, trường mới vinh dự được mang tên nhà thơ yêu nước Nguyễn Đình Chiểu (trước đó trường mang tên Thống đốc Nam Kì Collège le Myre de Vilers) [34, 38]. Sau khi thực dân Pháp tái chiếm Nam Kì, tại tỉnh Mỹ Tho, tỉnh Gò Công cũ, các trường công ra đời trước đó được tăng cường củng cố nhằm đào tạo lớp người phục vụ âm mưu chiếm đóng lâu dài đất nước ta. Nhìn chung, số lượng trường công và trường tư trong vùng địch tạm chiếm còn rất ít , không đáp ứng được nhu cầu học tập của nhân dân. Tình trạng thất học trở nên phổ biến. Đại đa số con em nhân dân lao động đều mù chữ. Một điểm rất đáng lưu ý là các trường công, tư trong hệ thống giáo dục của chính quyền địch được kiểm soát gắt gao nhưng tại Tiền Giang, dưới nhiều hình thức khác nhau, phong trào yêu nước, cách mạng của học sinh vẫn được duy trì và phát triển. Không ít thầy giáo tuy được Pháp đào tạo nhưng lại có tinh thần yêu nước, có nhân cách tốt, thường ủng hộ phong trào đấu tranh của học sinh. Có thầy, thông qua giảng dạy đã giáo dục lòng yêu nước và nhân cách cho học sinh. Có thầy còn rời thành thị thoát li gia đình vào bưng biền tham gia chống Pháp như thầy Trụ, thầy Nguyên... Các thầy đã nêu tấm gương sáng của người trí thức chân chính. Đối với học sinh, phần lớn họ tuy sống trong vùng tạm chiếm nhưng đều có lòng yêu nước, sẵn sàng tham gia các cuộc đấu tranh chống Pháp và tay sai. Trước và sau năm 1945, tại trường trung học Nguyễn Đình Chiểu, nhiều học sinh đã bí mật tham gia Mặt trận Việt minh, số khác thoát li tham gia cách mạng. Đầu tháng 5.1950, hơn 100 học sinh của Mỹ Tho, Cai Lậy và Tân An (Long An) đã rời đô thị vào vùng căn cứ Bao Ngạn - Chà Là (Thạnh Phú, Cai Lậy), để gia nhập bộ đội, chiến đấu chống Pháp. Tuy bị đàn áp khốc liệt nhưng nhiều học sinh trường Collège de Mỹ Tho không ngại hiểm nguy trốn vào bưng biền tham gia kháng chiến, trong đó, tiêu biểu là
  14. các ông Huỳnh Văn Niềm (Bí thư Tỉnh uỷ Tiền Giang), ông Cao Văn Sáu, ông Thái Sanh Hạnh. Ngày 9.1.1950, hưởng ứng cuộc đấu tranh tưởng niệm học sinh Trần Văn Ơn của trường Petrust Ký bị Pháp bắn chết; học sinh toàn tỉnh mà nòng cốt là học sinh tại Mỹ Tho, bất chấp sự khủng bố đe dọa của địch đã xuống đường biểu tình đấu tranh. Đoàn biểu tình đi từ nhiều hướng đến tập kết tại ga xe lửa (nay là khu vực công viên Thủ Khoa Huân), rồi theo đường Clémenceau (nay là đường 30 tháng 4) đến dinh Tỉnh trưởng đưa yêu sách với nội dung phản đối chính quyền Pháp khủng bố đàn áp học sinh, lên án hành động giết chết học sinh Trần Văn Ơn và đòi nhà cầm quyền xét xử những kẻ giết người. Sau đó, đoàn đi tuần hành trên một số đường phố chính và giải tán tại chợ Mỹ Tho. Bên cạnh cuộc đấu tranh sôi nổi tại Mỹ Tho, lực lượng học sinh còn cử đại biểu lên Sài Gòn viếng tang học sinh Trần Văn Ơn và tham gia biểu tình cùng hàng ngàn học sinh và quần chúng tại Sài Gòn – Chợ Lớn. Từ năm 1951-1953, phong trào thanh niên học sinh ở Tiền Giang bùng lên mạnh mẽ có sự liên kết với phong trào học sinh ở Sài Gòn và Cần Thơ tạo nên một làn sóng đấu tranh rầm rộ của học sinh ở các đô thị miền Nam. Tại trường Nguyễn Đình Chiểu, phong trào đấu tranh diễn ra rất sôi nổi, buộc thực dân Pháp Pháp phải chấp nhận một số yêu sách của học sinh. Thông qua các phong trào đấu tranh, lòng yêu nước của học sinh được khích lệ, nhiều người trong số họ đã bỏ học ra bưng biền hoạt động cách mạng, trong đó có những nữ sinh như Lý Thị Thảo, Trần Tường Châu… Năm 1954 Pháp thất bại ở Đông Dương, Hiệp định Giơ-ne-vơ được kí kết, phong trào đấu tranh đòi hoà bình, tổng tuyển cử, thống nhất đất nước phát triển mạnh mẽ trong các trường học trong tỉnh, tiêu biểu nhất là phong trào đấu tranh của học sinh và thầy giáo ở một số trường tại huyện Cái Bè, Cai Lậy, thị xã Mỹ Tho. - Hệ thống giáo dục của chính quyền kháng chiến: Trước tình hình thất học phổ biến trong tỉnh, tại các vùng kháng chiến, chính quyền cách mạng vừa lãnh đạo nhân dân đánh giặc vừa tổ chức xây dựng hệ thống giáo dục kháng chiến từ cấp tỉnh đến xã, ấp vùng sâu nhằm đáp ứng nhu cầu học hành của nhân dân, cán bộ, chiến sĩ, phục vụ cuộc kháng chiến lâu dài. Xuất phát từ quan điểm “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu” của Bác Hồ, Đảng bộ Mỹ Tho đã chủ trương xoá mù chữ cho nhân dân trong
  15. tỉnh. Các lớp bình dân học vụ ra đời khắp nơi được nhân dân hưởng ứng nhiệt liệt. Trường tiểu học kháng chiến Phan Lương Trực và trường Bổ túc Văn hoá đã ra đời ở Hậu Mỹ (Cái Bè) đặt nền móng ban đầu cho sự hình thành và phát triển của nền giáo dục cách mạng ở Mỹ Tho – Gò Công. Tại các vùng căn cứ, vùng sâu thuộc huyện Cái Bè, Cai Lậy, trường lớp của ta được dựng lên bằng cây tre, lá dừa; bàn ghế đóng bằng cây hoặc tre ghép lại rất đơn giản nhưng không khí thi đua học tập rất sôi nổi. Thành quả lớn nhất của nền giáo dục cách mạng tỉnh nhà trong thời kì này là việc đẩy mạnh phong trào Bình dân học vụ và Bổ túc văn hoá. Trong hoàn cảnh chính quyền cách mạng ở Mỹ Tho còn non trẻ, vừa xây dựng vừa củng cố chính quyền vừa lãnh đạo nhân dân kháng chiến chống Pháp, việc đào tạo đội ngũ giáo viên chính qui là điều chưa thể thực hiện ngay được, nhưng Ty giáo dục Mỹ Tho dưới sự lãnh đạo của trưởng Ty Nguyễn Thanh Cần – thời gian đầu - sau đó là Thầy Trần Hữu Khối và phó Ty Bảy Nhơn đã chủ trương nghiên cứu soạn thảo chương trình và kịp thời đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên cho các trường, lớp kháng chiến. Ty giáo dục Mỹ Tho còn kịp thời mở các lớp tập huấn ngắn hạn ở vùng căn cứ Cái Bè để bồi dưỡng, đào tạo giáo viên phục vụ nền giáo dục kháng chiến tỉnh nhà. Mặt khác, với chính sách trí vận, một số trí thức yêu nước trong vùng địch tạm chiếm đã được giác ngộ cách mạng, thoát li ra vùng kháng chiến tham gia dạy học. Một số cán bộ, chiến sĩ và thương bệnh binh có trình độ học vấn cũng đã trở thành những người thầy chống giặc dốt. Đây chính là đội ngũ giáo viên cách mạng đầu tiên của tỉnh nhà. Đồng thời, Sở Gíao dục Nam Bộ đã mở các lớp sư phạm cấp tốc trong năm 1948 và Trường Sư phạm Nam Bộ năm 1949 để đào tạo giáo viên tiểu học và bình dân học vụ cho các tỉnh Nam Bộ, trong đó có Mỹ Tho – Gò Công. Trong vùng tranh chấp, ta đã tranh thủ những giáo viên có tinh thần dân tộc hoặc cài người vào bộ máy quản lí nhà trường của địch nhằm đưa những quan điểm tiến bộ về lịch sử, văn hoá, đạo đức để cổ vũ lòng yêu nước và tinh thần đấu tranh bất khuất của học sinh. Có thể nói, trong giai đoạn kháng chiến chống Pháp, thành quả lớn nhất của nền giáo dục cách mạng ở Tiền Giang là phát triển phong trào Bổ túc văn hoá, Bình dân học vụ trong nhân dân, cán bộ, chiến sĩ trong tỉnh. Trong hoàn cảnh đầy gian nan, nguy hiểm ngành giáo dục đã góp phần cho sự lớn mạnh của cuộc kháng chiến, sức mạnh ấy làm cho địch phải hoang mang lo sợ. Theo báo cáo của Ty công an tỉnh Mỹ Tho ngày 25.1.1955, địch đã thú
  16. nhận:…Lấy dân làm căn bản cho cuộc đấu tranh chính trị, Việt Minh đã thu được nhiều kết quả khả quan, đáng chú ý hơn hết là việc lãnh đạo phong trào quần chúng, việc thành lập các cơ quan y tế và các lớp bình dân học vụ trong các hương thôn.[26, 1134] Đội ngũ giáo viên cách mạng trong thời kì này đã nêu những tấm gương sáng vì sự nghiệp giáo dục và giải phóng dân tộc như: Thầy Nguyễn Thanh Cần- Trưởng Ty giáo dục đã có nhiều công lao đặt nền móng cho nền giáo dục cách mạng của tỉnh, thầy bị địch sát hại năm 1954; thầy Phan Lương Trực, Nguyễn Văn Tiếp, Phan Đình Lân đều nêu cao khí tiết anh dũng, tô thắm truyền thống tốt đẹp của nhà giáo tỉnh Mỹ Tho. Như vậy, trong thời kì kháng chiến chống Pháp (1945-1954), ngành giáo dục Mỹ Tho - Gò Công đã có những đóng góp to lớn trong việc nâng cao dân trí và bồi dưỡng tinh thần cách mạng cho nhân dân, nhất là lực lượng thanh niên - học sinh, góp phần quan trọng vào thắng lợi của công cuộc đánh đuổi thực dân Pháp. Đồng thời tạo điểm tựa để giáo dục – đào tạo tỉnh nhà phát huy, nâng cao hiệu quả gíao dục – đào tạo trong các giai đoạn kế tiếp, đặc biệt là góp phần quan trọng vào thắng lợi của nhân dân ta trong 9 năm kháng chiến chống Pháp. 1.2.1.2. Hoạt động giáo dục ở vùng tạm chiếm và hệ thống giáo dục Cách mạng (1954 – 1975) Trong giai đoạn 1954 - 1975, ở Tiền Giang tồn tại song song hai hệ thống giáo dục có mục đích, nội dung và chương trình học hoàn toàn khác nhau. Trong đó, hệ thống giáo dục cách mạng mặc dù hoạt động trong hoàn cảnh chiến tranh khốc liệt nhưng ngày càng phát triển và tác động mạnh đến một bộ phận không nhỏ giáo chức và học sinh trong hệ thống giáo dục thuộc vùng tạm chiếm của Mỹ - ngụy. Sự vận hành của hai hệ thống giáo dục nhìn chung chịu ảnh hưởng, chi phối của các giai đoạn chiến tranh trong toàn miền và sự chi phối của các thời kì chiến tranh ở Tiền Giang. Những năm 1954 - 1975, chiến trường Tiền Giang trải qua 4 giai đoạn: - Giai đoạn đấu tranh giữ gìn, phát triển lực lượng cách mạng và cao trào nổi dậy (7.1954 - 3.1961). - Giai đoạn phát động chiến tranh nhân dân, góp phần đánh bại chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (4.1961 - 4.1965).
  17. - Giai đoạn đẩy mạnh chiến tranh nhân dân, góp phần đánh bại chiến lược “Chiến tranh cục bộ” (5.1965 - 10.1968). - Giai đoạn kiên cường bám trụ, đánh bại các cuộc phản kích, góp phần làm thất bại chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh” (11.1968 - 30.4.1975). Trước 30.4.1975, Tiền Giang bao gồm hai đơn vị hành chính cấp tỉnh của Mỹ - ngụy (tỉnh Định Tường, tỉnh Gò Công) cũng là địa bàn Mỹ - ngụy âm mưu thông qua hệ thống giáo dục phản cách mạng tìm mọi cách giành giật, lôi kéo thế hệ trẻ và mọi tầng lớp nhân dân. - Hệ thống giáo dục ở vùng tạm chiếm. Bộ máy giáo dục của chính quyền Sài Gòn được tổ chức trên nền tảng tổ chức giáo dục của Pháp dần dần có sự cải tiến theo mô hình Mỹ. Tại Tiền Giang từ sau 1954 có Ty Tiểu học Định Tường, Ty Tiểu học Gò Công do Nha trung học Sài Gòn quản lí chứ không thuộc tỉnh. Về chương trình, cơ bản áp dụng chương trình Hoàng Xuân Hãn (tên Bộ trưởng Bộ Giáo Dục và Mỹ thuật trong chính phủ Trần Trọng Kim) có từ năm 1945. Sau năm 1954, chương trình có nhiều lần cải tiến. Từ năm học 1970 - 1971, các lớp được gọi theo thứ tự số: - Tiểu học có các lớp 1,2,3,4,5 - Trung học là các lớp 6,7,8,9,10,11,12. Sự phân chia này áp dụng đến năm 1975. Nội dung giảng dạy được cải tiến cập nhật nhiều lần, bên cạnh giáo dục tri thức còn có giáo dục hướng nghiệp. Trường lớp bố trí chủ yếu ở thành phố, thị xã, thị trấn, ven trục lộ và các ấp chiến lược. Đội ngũ giáo chức lúc này có 5.230 giáo viên tiểu học, 1.120 giáo viên ở các trường trung học. Bên cạnh đó, địch thành lập hai trường sư phạm đào tạo giáo viên 12+2 cho các trường tiểu học với qui mô trên dưới 120 giáo sinh một khoá, một Viện Đại học cộng đồng (Viện Đại học Cộng đồng Tiền Giang) đào tạo giáo viên trung học đệ nhất cấp cho các tỉnh Định Tường, Gò Công, Trúc Giang, Tân An, Cao Lãnh với qui mô 150 giáo sinh một khoá.[26, 1134]. Tại Mỹ Tho, Gò Công, Mỹ - Diệm cho xây dựng bộ máy thống trị, đào tạo đội ngũ tay sai, đưa tay chân vào nắm các chức vụ then chốt ở tỉnh, quận, các ngành quan trọng trong đó có giáo dục. Cuối năm 1954, Mỹ và chính quyền Sài Gòn đưa về Mỹ Tho hơn 30.000 đồng
  18. bào công giáo miền Bắc bị ép di cư vào Nam và một số cha cố bố trí trên các địa bàn xung yếu của Tỉnh như khu vực từ xã Long Định đến chùa Phật Đá xã Mỹ Phước, khu vực từ Xoài Hột đến xã Bình Đức – Châu Thành và nhiều khu vực khác trong thị xã Mỹ Tho làm hậu thuẫn chính trị và công cụ chống phá cách mạng. Hệ thống giáo dục của chính quyền địch ra sức tô vẽ, tuyên truyền tư tưởng chống cộng, đề cao tư tưởng quốc gia. Sách giáo khoa và chương trình học các bậc học phổ thông có sự thay đổi đáng kể, do các đoàn cố vấn văn hoá giáo dục Mĩ biên soạn. Thông qua nội dung chương trình, chúng tuyên truyền văn hoá, giáo dục chống cộng, truyền bá lối sống Mĩ, tuyên truyền cho mối quan hệ “Việt – Mĩ”, loại bỏ dần ảnh hưởng của Pháp trong thanh niên học sinh. Ngoài các trường công, Ngô Đình Diệm khuyến khích mở trường tư thục, trường học của đạo Thiên Chúa. Sau năm 1954, giáo dân di cư từ miền Bắc vào đã mở trường tư thục Châu Phúc Liêm, lúc đầu trường đặt cuối đường Hùng Vương, thành phố Mỹ Tho do linh mục Nguyễn Văn Hoà làm hiệu trưởng, trường dạy chương trình văn hoá cấp hai. Sau đó trường Châu Phúc Liêm đổi tên là Rạng Đông và dời về gần cổng chào thành phố hiện nay. Khi đế quốc Mĩ có mặt ở Mỹ Tho, Gò Công, chúng mua lại khu đất của trường, trường bắt đầu chuyển về phường 5 (khu đất hiện là trường Đại học Tiền Giang - Cao đẳng Sư phạm trước đây) với tên mới là Zoan 23. Trường này được chính quyền địch hết sức nâng đỡ nên cạnh tranh gay gắt với các trường tư thục khác. Lúc mới ra đời trường chỉ có 20 học sinh, khi dời về phường 5 (thành phố Mỹ Tho) có tới hàng ngàn học sinh và tồn tại đến năm 1975.[34, 45-46]. Sau 1954, một số cán bộ kháng chiến về mở lại Trường Trung học tư thục Nguyễn Công Trứ (tại đầu cầu bạch Nha, phường 5, Thành phố Mỹ Tho), trường thường xuyên có khoảng 500 học sinh theo học. Ở các huyện trong tỉnh cũng lần lượt hình thành các trường tư thục như Cai Lậy có 2 trường, giáo viên là các thầy giáo từ vùng kháng chiến trở về hoặc đội ngũ giáo chức về hưu, giáo viên thỉnh giảng từ Mỹ Tho về dạy. Giai đoạn 1961 - 1965, nhiều trường tư thục mới ra đời như: Đức Trí, Tin Lành, Phục Hưng, Trường bán công Trương Công Định, Trường bán công ban đêm ở Nguyễn Đình Chiểu (trong thành phố Mỹ Tho) và một số trường tư thục ở thị xã Gò Công, thị trấn Cai Lậy, Cái Bè với qui mô trung bình, chịu sự quản lí, kiểm soát của địch, phục vụ âm mưu dồn
  19. quân bắt lính. Ở các trường phổ thông trung học trong toàn tỉnh, địch đưa chương trình huấn luyện quân sự vào học chính khoá. Tóm lại có thể phục dựng, phác thảo lại hệ thống giáo dục ở vùng tạm chiếm của tỉnh Tiền Giang thời gian này thông qua mạng lưới các cơ sở giáo dục sau: Tính đến 30.4.1975, tại Tiền Giang có các cơ sở nằm trong hệ thống giáo dục ở vùng tạm chiếm sau:  Tư thục: 42 trường  Trường và điểm trường: công lập, tỉnh hạt, bán công, phổ thông, nghề có 470 điểm trường được chia ra các cấp học: + 6 trường mẫu giáo + 273 điểm trường sơ cấp cộng đồng + 110 trường tiểu học cộng đồng + 51 điểm trường trung học đệ nhất cấp (từ lớp 6 đến lớp 9). + 20 điểm trường trung học toàn cấp (cấp 2 - 3). + 9 trường nông lâm súc và kỹ thuật và 1 trường dạy nghề. Trong vùng tạm chiếm, phong trào đấu tranh của giáo viên, học sinh Mỹ Tho - Gò Công ngày càng lên cao. Sôi nổi nhất là các phong trào của học sinh trường Trung học Nguyễn Đình Chiểu, Trung học Lê Ngọc Hân. Hình thức đấu tranh ngày càng phong phú. Ngày 30.4.1975, khi Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng, học sinh trường Trung học Nguyễn Đình Chiểu, Trung học Lê Ngọc Hân đã dùng loa phóng thanh gắn lên xe đạp chạy khắp thành phố để thông báo. Cùng khi đó, lá cờ của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam được kéo lên cao giữa sân trường Nguyễn Đình Chiểu - lá cờ cách mạng đầu tiên báo hiệu Mỹ Tho được giải phóng. - Hệ thống giáo dục cách mạng. Sau khi Hiệp định Giơ-ne-vơ được kí kết, hệ thống giáo dục cách mạng ở Mỹ Tho, Gò Công là nơi có nhiều điều kiện thuận lợi hoạt động hợp pháp. Nội dung yêu nước được đưa vào giảng dạy, qua đó giành lại con tim khối óc của học sinh, đồng thời lôi kéo giáo viên ở vùng địch kiểm soát hướng về cách mạng. Phong trào đấu tranh của học sinh, giáo chức ở Mỹ Tho, Gò Công ngày càng lên cao, mặt khác, do tác động tích cực của hệ thống giáo dục cách mạng và những nhân tố tích cực
  20. tiến bộ trong hệ thống giáo dục địch nên tinh thần cách mạng của nhân dân Mỹ Tho, Gò Công tiếp tục được hun đúc, góp phần tạo nên sức mạnh của cuộc kháng chiến. Năm 1963, Tiểu ban Giáo dục tỉnh Mỹ Tho thành lập nhằm xây dựng, mở rộng hệ thống trường lớp cách mạng ở vùng giải phóng, nâng cao trình độ cho dân chúng và cung cấp cán bộ cho phong trào cách mạng. Những năm 1961 - 1965, nền giáo dục cách mạng ở Tiền Giang phát triển khá vững chắc. Ngoài việc ra đời và phát triển ngành học sư phạm, ngành học phổ thông và bổ túc văn hoá đạt nhiều thành tích lớn; góp phần đào tạo nhiều thanh thiếu niên ưu tú cung cấp cho các ngành trong tỉnh, nhiều học viên các trường bổ túc văn hoá đã trở thành những cán bộ chiến sĩ trung kiên của Đảng hay những cán bộ chủ chốt trong các ban ngành của tỉnh, huyện. Cuối 1965, Tiểu ban giáo dục Khu được củng cố rất vững chắc về chuyên môn và tổ chức. Lúc này, tại rừng Nhum (Long An), Khu đã mở Trường sư phạm trung cấp đào tạo giáo viên cấp II cho các tỉnh. Cuối 1968, trường dời về Tà Nu (biên giới Campuchia) và mở thêm hai khoá sư phạm đào tạo giáo viên cho Mỹ Tho, Kiến Tường, Kiến Phong, An Giang. Nhờ vậy, Mỹ Tho, Gò Công có lực lượng giáo viên khá mạnh; góp phần duy trì hoạt động giảng dạy ở các trường, lớp ngay cả những lúc ác liệt nhất. Từ 1969, phong trào thanh niên học sinh ở Tiền Giang phát triển với chất lượng mới, thành đoàn Mỹ Tho đã đưa được lực lượng thanh niên nòng cốt tham gia vào Ban đại diện học sinh ở các trường lớn trong thị xã. Trường Nguyễn Đình Chiểu lúc này đã thành lập được một Chi bộ Đảng, một Chi đoàn thanh niên nhân dân cách mạng hoạt động tích cực trong các phong trào văn, thể mỹ của Trường. Trong hoàn cảnh khó khăn, phức tạp, địch có nhiều thủ đoạn chống phá cách mạng, nhiều giáo viên dạy ở trường vùng địch vẫn hướng về cách mạng, ít nhiều có những hành động cụ thể để giữ gìn truyền thống tốt đẹp của nhà giáo Tiền Giang. Những năm 1971 - 1974, công tác giáo dục tiếp tục được đẩy mạnh. Cuối 1974, toàn tỉnh Tiền Giang có 10.500 học sinh phổ thông, gần 1.000 học sinh bổ túc văn hoá, một số xã ấp cơ bản xoá mù chữ [34, 58]. Tổng kết thành tích giáo dục trong thời kì kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam đã tặng thưởng ngành giáo dục Tiền
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2