Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Đông Nam bộ trong tiến trình mở đất phương Nam (thế kỉ XVII - XVIII)
lượt xem 56
download
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Đông Nam bộ trong tiến trình mở đất phương Nam (thế kỉ XVII - XVIII) nêu lên tổng quan về “đất và người” Đông Nam bộ cho đến thế kỉ XVII; quá trình mở đất Đông Nam bộ trong thế kỉ XVII - XVIII; vai trò của Đông Nam bộ trong tiến trình mở đất phương Nam.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Đông Nam bộ trong tiến trình mở đất phương Nam (thế kỉ XVII - XVIII)
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Nguyễn Ngọc Chúc ĐÔNG NAM BỘ TRONG TIẾN TRÌNH MỞ ĐẤT PHƯƠNG NAM (THẾ KỈ XVII – XVIII) LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ Thành phố Hồ Chí Minh – 2014
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Nguyễn Ngọc Chúc ĐÔNG NAM BỘ TRONG TIẾN TRÌNH MỞ ĐẤT PHƯƠNG NAM (THẾ KỈ XVII – XVIII) Chuyên ngành : Lịch sử Việt Nam Mã số : 60 22 03 13 LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. LÊ HUỲNH HOA Thành phố Hồ Chí Minh – 2014
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này là của riêng tôi do TS. Lê Huỳnh Hoa hướng dẫn. Những tư liệu, trích dẫn trong luận văn là trung thực và có nguồn gốc. TP. Hồ Chí Minh, ngày tháng 9 năm 2014 Tác giả Nguyễn Ngọc Chúc
- LỜI CẢM ƠN Em xin chân thành cám ơn Ban Giám Hiệu, Ban Chủ Nhiệm Khoa Lịch Sử, phòng Sau Đại Học và quý Thầy, Cô trong khoa Lịch Sử của trường Đại Học Sư Phạm thành phố Hồ Chí Minh đã giúp đỡ và dạy dỗ em trong suốt quá trình học tập ở trường. Để hoàn thành luận văn này em xin bày tỏ sự tri ân và lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Lê Huỳnh Hoa, người đã tận tình hướng dẫn cho em trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn tới thư viện trường ĐHSP TP. HCM, Thư viện Khoa Học Xã Hội, thư viện tỉnh Bình Dương, thư viện tỉnh Đồng Nai đã giúp đỡ tôi trong quá trình tìm kiếm tư liệu để phục vụ cho việc nghiên cứu và hoàn thành đề tài. Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới gia đình, những người thân quen, bạn hữu, đồng nghiệp đã dành tình cảm, động viên và giúp đỡ tôi trong những ngày học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này. Với khả năng hiểu biết còn có hạn, chắc chắn nội dung của luận văn khó tránh khỏi những hạn chế, khiếm khuyết, kính mong nhận được sự hướng dẫn, góp ý từ quý Thầy, Cô. Xin trân trọng cảm ơn ! Nguyễn Ngọc Chúc
- MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1 Chương 1. TỔNG QUAN VỀ “ĐẤT VÀ NGƯỜI” ĐÔNG NAM BỘ CHO ĐẾN THẾ KỈ XVII ............................................................. 13 1.1. Về địa danh và điều kiện địa lý – tự nhiên................................................... 13 1.1.1. Về địa danh “Đông Nam Bộ” ......................................................... 13 1.1.2. Về điều kiện địa lý, tự nhiên ........................................................... 17 1.2. Về lịch sử - dân cư ....................................................................................... 21 1.2.1. Đông Nam Bộ trước công nguyên .................................................. 21 1.2.2. Đông Nam Bộ từ công nguyên đến trước thế kỉ XVII ................... 29 Tiểu kết chương 1 .............................................................................................. 42 Chương 2. QUÁ TRÌNH MỞ ĐẤT ĐÔNG NAM BỘ TRONG THẾ KỈ XVII - XVIII ............................................................................ 44 2.1. Bối cảnh lịch sử ............................................................................................ 44 2.1.1.Tình hình trong nước ....................................................................... 44 2.1.2. Tình hình khu vực ........................................................................... 56 2.2. Quá trình khai mở vùng đất Đông Nam Bộ ................................................. 65 2.2.1. Sự có mặt của người Việt trên vùng đất Nam Bộ ........................... 65 2.2.2. Công cuộc mở đất Đông Nam Bộ ................................................... 78 Tiểu kết chương 2 .............................................................................................. 96 Chương 3. VAI TRÒ CỦA ĐÔNG NAM BỘ TRONG TIẾN TRÌNH MỞ ĐẤT PHƯƠNG NAM ........................................................... 99 3.1. Đông Nam Bộ là nơi dừng chân đầu tiên của lưu dân, di dân người Việt....... 99
- 3.2. Đông Nam Bộ là nơi trung chuyển di dân trên con đường khai phá vùng đất Nam Bộ ...................................................................................... 106 3.3. Đông Nam Bộ, là điểm xuất phát của việc xác lập chủ quyền lãnh thổ và lãnh hải của Đại Việt trên vùng đất phương Nam................................ 108 3.4. Đông Nam Bộ là cửa ngõ thông thương của Đàng Trong với nước ngoài ...... 125 3.5. Đông Nam Bộ là nơi hội nhập của cộng đồng các dân tộc trên vùng đất phương Nam ........................................................................................ 136 Tiểu kết chương 3 ............................................................................................ 141 KẾT LUẬN ...................................................................................................... 144 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 151 PHỤ LỤC
- 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Đông Nam Bộ hiện nay là một trong những vùng kinh tế phát triển nhất của nước ta, khu vực này nằm như gần trọn trong vùng kinh tế trọng điểm phía nam, trên hành lang kinh tế Đông – Tây, nối với Campuchia và các nước Đông Nam Á, khá thuận lợi để phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa và giao lưu quốc tế. Khu vực này có 5 tỉnh và 1 thành phố gồm: “Thành phố Hồ Chí Minh, Tây Ninh, Bình Phước, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu” [144]. Đây là vùng có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao liên tục trong nhiều năm “GDP đạt hơn 10% mỗi năm, đóng góp khoảng 40% sản lượng công nghiệp, hơn 30 % GDP và hơn 30 % ngân sách cả nước” [14, tr.8], đời sống vật chất và tinh thần của người dân không ngừng được nâng cao. Nói cách khác, Đông Nam Bộ hiện nay có vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển của đất nước. Còn trong quá khứ, đặc biệt trong buổi đầu khai phá, mở cõi vùng đất phương Nam, khu vực Đông Nam Bộ đã giữ vai trò gì, biểu hiện cụ thể ra sao? Là một người được sinh ra và lớn lên ở Bình Dương, một trong sáu tỉnh thành của Đông Nam Bộ, hiện tại là một giáo viên dạy Lịch Sử ở tỉnh nhà và là một học viên cao học ngành Lịch Sử Việt Nam; tôi luôn muốn tìm lời giải cho câu hỏi nêu trên của mình. Vì khi có câu trả lời, tôi có thể giảng những bài lịch sử địa phương cũng như những bài có liên quan đến lịch sử Đông Nam Bộ cho học sinh của mình một cách mạch lạc hơn, sinh động hơn, hấp dẫn hơn, giúp học sinh hứng thú hơn khi học Lịch Sử, từ đó góp phần nâng cao chất lượng bộ môn Lịch Sử ở nhà trường THPT. Nghiên cứu Đông Nam Bộ trong tiến trình mở đất phương Nam vào các thế kỷ XVII – XVIII, không chỉ nhằm phục dựng bức tranh của quá khứ mà còn mở rộng hiểu biết, tạo cơ sở lịch sử để hiểu và lý giải những vấn đề của hiện tại ở Đông Nam Bộ.
- 2 Ngoài ra, nghiên cứu lịch sử từng miền, từng khu vực, từng địa phương còn có vai trò hết sức quan trọng, góp phần bổ sung sử liệu cho việc xây dựng lịch sử của từng địa phương, từng khu vực và của cả miền Nam. Chính vì những lí do trên nên tôi đã chọn đề tài “Đông Nam Bộ trong tiến trình mở đất phương Nam (thế kỉ XVII – XVIII)” làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Liên quan đến chủ đề nghiên cứu của đề tài đã có các công trình sau đã được công bố: -Tác phẩm “Phủ Biên tạp lục” của Lê Quý Đôn là nguồn thư tịch viết vào năm 1776. Thời điểm này rất gần cuộc khai khẩn, mở rộng vùng đất phía Nam nên đã cung cấp những sử liệu quý về cảnh quan, môi trường thiên nhiên, về diện tích canh tác, về thuế khóa…của xứ Đàng Trong, trong đó có vùng Đông Nam Bộ nói riêng và Nam Bộ nói chung. - Tác phẩm “Gia Định thành thông chí” của Trịnh Hoài Đức (1765 – 1825), được viết vào đầu thế kỉ XIX dưới triều Gia Long với những ghi chép tỉ mỉ về quá trình khai phá, mở mang vùng đất cực nam của đất nước. Đây là nguồn tư liệu quý đề cập nhiều đến quá trình mở đất phương Nam trong đó có Đông Nam Bộ. - Tác phẩm “Đại Nam thực lục” của quốc sử quán triều Nguyễn được biên soạn vào năm 1821 dưới triều Minh Mạng. Sách ghi chép các sự kiện từ khi Nguyễn Hoàng vào trấn thủ vùng Thuận Hóa (1558) đến đời vua Khải Định (1925). Phần đầu của Đại Nam thực lục gọi là Tiền biên (Đại Nam thực lục Tiền biên), ghi chép các sự kiện lịch sử của 9 chúa Nguyễn ở Đàng Trong từ chúa Nguyễn Hoàng đến chúa Nguyễn Phúc Thuần. Đại Nam thực lục chính biên là phần thứ hai viết về triều đại của các vua Nguyễn, từ khi Nguyễn Ánh làm chúa (1778) đến đời Đồng Khánh (1887) và sau này được viết thêm đến đời vua Khải
- 3 Định. Nội dung của sách, đặc biệt là phần tiền biên đã cung cấp nhiều tư liệu về lịch sử khai phá vùng Đông Nam Bộ ngày nay. - “Đại Nam nhất thống chí” là bộ sách địa lý - lịch sử được biên soạn vào năm 1875, thời Tự Đức. Đây là bộ sách trình bày về vị trí địa lý, lịch sử, hành chính, kinh tế, núi sông, thành trì, văn hóa…của nhiều tỉnh thành trong cả nước trong đó có 2 tỉnh Biên Hòa, Gia Định xưa (nay thuộc Đông Nam Bộ) - Tác giả Phan Khoang với công trình “Việt sử xứ Đàng Trong”, là một công trình nghiên cứu lịch sử được xuất bản năm 1967, có tính chất là một bản “lược đồ” vẽ lại đường đi của tiền nhân trong khoảng hơn 400 năm trước trong công cuộc khẩn hoang lập ấp ở miền đất mới Đàng Trong. Tác giả đã dành khá nhiều nội dung cho quá trình “Nam tiến của dân tộc”; đặc biệt đã đề cập đến công cuộc mở đất ở vùng Biên Hòa, việc lập dinh Trấn Biên (Biên Hòa) và dinh Phiên Trấn, thuộc phủ Gia Định nay là khu vực Đông Nam Bộ. - Tác phẩm “Lịch sử khẩn hoang miền Nam” của tác giả Sơn Nam đã nghiên cứu tiến trình lịch sử của miền Nam trong việc mở mang đất đai canh tác, củng cố chính quyền, xác định biên giới, xây dựng các cơ sở vật chất...Tác giả đã cung cấp cho người đọc một cách khái quát quá trình thiên di, sinh cơ lập nghiệp của lưu dân Việt trên vùng đất mới phía Nam gần ba thế kỷ qua trong đó có vùng Đông Nam Bộ ngày nay, tác giả cũng đã khẳng định vùng Cù Lao Phố là “nòng cốt” của Biên Hòa và Bến Nghé là “nòng cốt” của Gia Định. - Tác phẩm “Lịch sử khai phá vùng đất Nam bộ” do phó giáo sư Huỳnh Lứa chủ biên, Nhà xuất bản (Nxb) Thành phố Hồ Chí Minh ấn hành, đã trình bày một cách công phu quá trình khai phá vùng đất Nam Bộ trong các thế kỉ XVII, XVIII, XIX. Năm 2000, Phó giáo sư tiếp tục công bố tập hợp các bài viết của mình trong quyển: “Góp phần tìm hiểu vùng đất Nam Bộ trong thế kỉ XVII, XVIII, XIX”. Tác phẩm đã bổ sung một số tư liệu như: chính sách thúc đẩy khẩn hoang của Chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn ở vùng Đồng Nai – Gia Định từ cuối thế kỉ XVII đến giữa thế kỉ XIX; sự ra đời của các đô thị ở Nam
- 4 Bộ; sự hình thành làng xã và vai trò của thôn ấp trong cuộc khẩn hoang, công cuộc khai phá ở một số địa phương cụ thể như Bình Dương, Hà Tiên…Ngoài ra, tác phẩm đã đưa ra nhận thức về vai trò của nhà nước và nhân dân trong công cuộc khai phá Nam Bộ trong đó có vùng Đông Nam Bộ. - Như Hiên Nguyễn Ngọc Hiền có công trình “Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh với công cuộc khai sáng miền nam nước Việt cuối thế kỉ XVII” đã trình bày việc kinh lược và thiết lập tổ chức hành chính ở xứ Đồng Nai, lập ra dinh Phiên Trấn và dinh Trấn Biên tương đương khu vực Đông Nam Bộ ngày nay. - Tác phẩm “Lược sử vùng đất Nam Bộ - Việt Nam” do GS. TSKH Vũ Minh Giang chủ biên, Nxb Thế Giới ấn hành vào năm 2008 đã trình bày khái quát lịch sử phát triển của vùng đất Nam Bộ. Tác phẩm không chỉ trình bày các mốc quan trọng trong việc xác lập chủ quyền của chúa Nguyễn trên vùng đất Nam Bộ (trong đó có vùng Đông Nam Bộ) mà còn dành một phần thích đáng trình bày về cuộc sống cộng đồng dân cư Nam Bộ, về mối quan hệ đoàn kết, giao thoa văn hóa mật thiết giữa các dân tộc Việt, Khơme, Hoa, Chăm, Mạ… - Năm 2013, Tiến sĩ Đỗ Quỳnh Nga công bố luận văn tiến sĩ “Công cuộc mở đất Tây Nam Bộ thời Chúa Nguyễn” do nhà xuất bản Chính Trị Quốc Gia phát hành. Luận án đã dành 8 trang nói về công cuộc mở đất Đông Nam Bộ. Trước đó, tác giả cũng có bài viết đăng trên tạp chí Nghiên cứu lịch sử tháng 5 năm 2012 với tựa đề “Chúa Nguyễn với công cuộc mở đất Đông Nam Bộ thế kỉ XVII” đề cập việc mở đất Đông Nam Bộ trong thế kỉ XVII. - Trong kỷ yếu hội thảo khoa học “Một số vấn đề lịch sử vùng đất Nam Bộ đến cuối thế kỉ XIX”, tại thành phố Hồ Chí Minh đã có nhiều bài viết về lịch sử, về kinh tế, về văn hóa… của Nam Bộ (trong đó có vùng Đông Nam Bộ), điển hình như: + Bài “Kinh tế hàng hóa và đô thị ở Nam Bộ (từ thế kỉ XVII đến thế kỉ XIX)” của PGS. Lê Xuân Diệm. Tác giả trình bày những biểu hiện được coi là
- 5 đặc thù của nền kinh tế hàng hóa ở Nam Bộ, hoạt động thương mại ở vùng này chủ yếu gắn với sản phẩm nông nghiệp do nông dân làm ra. Tác giả đã khẳng định Nam Bộ có 4 đô thị nổi tiếng, trong đó Đông Nam Bộ có 2 đó là Nông Nại Đại Phố và Bến Nghé – Sài Gòn. + PGS.TS Đỗ Bang có bài “Chính quyền Đàng Trong với công cuộc mở mang lãnh thổ và phát triển kinh tế ở Nam Bộ thế kỉ XVII – XVIII”, tác giả đã trình bày một số sự kiện chính của quá trình mở rộng lãnh thổ ở Nam Bộ và có kết luận về vai trò của Đông Nam Bộ như sau: “…Đông Nam Bộ trở thành một trung tâm kinh tế nông nghiệp và thương nghiệp của xứ Đàng Trong. Một miền đất hấp dẫn không những đối với nông dân vùng Thuận Quảng mà cả đối với người Hoa và nhiều thương khách nước ngoài khác” [42, tr.251]. Hoặc như bài “Các bước phát triển của công cuộc khai phá vùng đất Nam Bộ từ thế kỉ XVIII đến giữa thế kỉ XIX” của PGS.TS Trần Đức Cường đã khẳng định với việc hoạch định vùng đất Sài Gòn – Gia Định thành các đơn vị hành chính của Thống suất chưởng cơ Nguyễn Hữu Cảnh vào năm 1698 thì chính quyền chúa Nguyễn đã xác định vai trò quản lý mang tính nhà nước đối với vùng đất này. - Trong hội thảo “Từ xứ Mô Xoài xưa tới Bà Rịa – Vũng Tàu ngày nay”, tác giả Đỗ Bang với bài “Mô Xoài trong tiến trình mở đất Đông Nam Bộ thời chúa Nguyễn, những khoảng trống lịch sử cần được khám phá và những vấn đề cần được xác minh” đã cung cấp những tư liệu làm rõ vị trí quan trọng của Mô Xoài trong tiến trình lịch sử di dân, khẩn hoang của nhiều thế hệ lao động Việt Nam, đây là điểm đầu mở đất Nam Bộ của chúa Nguyễn, có tác dụng to lớn trong việc hình thành vùng đất (Đàng Trong) trù phú, giàu mạnh. + Tác giả Nguyễn Đình Thống với bài “Xứ Mô Xoài và hành trình khai phá vùng đất Nam Bộ” đã trình bày về vị trí địa lý của Mô Xoài, về một số tên gọi xưa ở vùng đất Mô Xoài cũng như việc bảo tồn các tên gọi này trong giai đoạn hiện nay, tham luận cũng đưa ra nhận định về vai trò của Mô Xoài trong
- 6 quá trình mở đất phương Nam. + Tác giả Nguyễn Bạch Long với tham luận “Lý do người Việt chọn xứ Mô Xoài làm nơi dừng chân đầu tiên trong tiến trình mở cõi phương Nam” đã cho biết nguyên nhân lưu dân Việt chọn Mô Xoài làm điểm định cư đầu tiên là vì nơi đây xưa kia vốn là vùng tranh chấp giữa Chân Lạp và Champa và cả hai đều không kiểm soát được nên trở thành vùng đệm. Chính vì thế, vùng này trở thành nơi lý tưởng cho những người dân đang muốn thoát khỏi sự kiểm soát, ràng buộc của các chúa Nguyễn. Ngoài ra, do vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên ở đây có những nét tương đồng với miền Trung nên họ quyết định chọn Mô Xoài làm điểm dừng chân đầu tiên của mình. Tác giả Nguyễn Hữu Hiếu với bài “Từ cuộc hôn nhân Ngọc Vạn – Chey Chetta II đến sự kiện Mô Xoài” đã trình bày và phân tích cuộc hôn nhân mang màu sắc chính trị giữa Ngọc Vạn – Chey Chetta II, từ đó tác giả khẳng định công lao to lớn của chúa Nguyễn Phúc Nguyên và công chúa Ngọc Vạn trong tiến trình khai phá vùng đất mới Nam Bộ. Nhìn chung, 83 tham luận trong hội thảo đã thể hiện trên 4 nội dung: Mô Xoài là vùng đất địa đầu của Nam Bộ; Mô Xoài những vấn đề hình thành, phát triển dân cư, quân sự, kinh tế, văn hóa; Mô Xoài nguồn gốc địa danh, nhân vật lịch sử; Mô Xoài những dấu tích khảo cổ, kiến trúc, di tích lịch sử văn hóa. Như vậy, có thể nói, các tham luận trong kỷ yếu hội thảo đã thể hiện được một bức tranh khá trọn vẹn về toàn cảnh vùng đất Mô Xoài gần 400 năm, giúp người đọc biết được nguồn gốc điạ danh, nhân vật lịch sử của Mô Xoài, cũng như thấy được vị trí, vai trò của vùng đất này trong tiến trình mở đất phương Nam. - Ngoài ra, với 9 tập Nam Bộ Đất và Người, do PGS.TS Võ Văn Sen chủ biên đã cung cấp những tư liệu quý giá về điều kiện tự nhiên, về lịch sử hình thành và phát triển của vùng đất Nam Bộ chung cũng như Đông Nam Bộ nói riêng. Các bài viết của nhiều tác giả đã cung cấp cho người đọc những hiểu biết về lịch sử - dân cư của vùng; về thời gian, về nguyên nhân người Việt có mặt
- 7 trên vùng đất này theo cách nhìn mới; về tiểu sử, vai trò của một số cá nhân có công lớn trong công cuộc mở đất Đông Nam Bộ như công chúa Ngọc Vạn, Trần Thượng Xuyên, Nguyễn Hữu Cảnh…; về sự có mặt của người Hoa và vai trò của họ trong việc mở mang và phát triển kinh tế của vùng… - Hiện nay hầu hết các tỉnh Đông Nam Bộ đều đã tiến hành biên soạn điạ chí cho tỉnh mình như: + Địa chí văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh do cố giáo sư Trần Văn Giàu chủ biên, xuất bản năm 1987 tại Nxb Thành Phố Hồ Chí Minh. + Địa chí tỉnh Tây Ninh do Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh, Sở văn hóa thông tin Tây Ninh và viện Khoa Học Xã Hội Nhân văn TP Hồ Chí Minh thực hiện, xuất bản vào năm 2006 tại Nxb Tây Ninh. + Địa chí tỉnh Bình Dương xuất bản năm 2010, do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương chịu trách nhiệm và xuất bản tại Nxb Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội. + Địa chí tỉnh Đồng Nai gồm 5 tập, do Ban Thường Vụ tỉnh Ủy tỉnh Đồng Nai chịu trách nhiệm chính, với sự chủ biên của các tác giả: Huỳnh Ngọc Trảng (tập 1), Nguyễn Yên Tri (tập 2), Đỗ Bá Nghiệp (tập 3), Thái Doãn Mười (tập 4), Huỳnh Văn Tới (tập 5), nhà xuất bản Tổng Hợp Đồng Nai xuất bản. + Địa chí tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu do Nxb Khoa Học Xã Hội Hà Nội xuất bản vào năm 2005, Thạch Phương - Nguyễn Trọng Ninh làm chủ biên. Khu vực này chỉ còn tỉnh Bình Phước là chưa biên soạn địa chí, tuy nhiên trước đây vào năm 1991, Địa chí tỉnh Sông Bé đã được biên soạn với sự chủ biên của Trần Bạch Đằng, Nxb Tổng Hợp Sông Bé xuất bản. Nội dung bao gồm cả tỉnh Bình Dương và tỉnh Bình Phước. Nhìn chung, trên đây là những công trình khảo cứu công phu cung cấp những hiểu biết rất quý về lịch sử, tự nhiên, văn hóa và con người ở mỗi tỉnh thành cụ thể trong khu vực Đông Nam Bộ. Ngoài ra còn nhiều bài viết về Đông Nam Bộ trong các kỷ yếu hội thảo về Nam Bộ, trong các tạp chí như Tạp chí Xưa Và Nay, Tạp chí Nghiên Cứu Lịch Sử…. Ví dụ như:
- 8 + Tạp chí Xưa và Nay số 52 năm 1998 có bài “Cù Lao Phố cảng biển đầu tiên của Nam Bộ” của tác giả Sơn Nam. Bài viết đã trình bày khái quát về sự ra đời, hoạt động cũng như nguyên nhân suy sụp của Cù Lao Phố; tác giả cũng khẳng định: Cù Lao Phố là một cảng quan trọng và đầu tiên của Nam Bộ. + Tạp chí Xưa và Nay, số 473 năm 1998 có bài “Nguyễn Hữu Cảnh với sự sắp đặt nền hành chính tại Đồng Nai - Gia Định” của Nguyễn Đình Tư. Thông qua việc trình bày việc sắp đặt nền hành chính đầu tiên tại vùng đất Đồng Nai – Gia Định của Nguyễn Hữu Cảnh, tác giả không những giúp người đọc biết được vùng đất Đông Nam Bộ đã được chúa Nguyễn xác lập chủ quyền vào năm 1698, mà còn giúp cho hậu thế thấy được tài năng, đức độ, công lao của bậc khai quốc công thần này. + Tác giả Trần Thị Bích Ngọc với bài “Vị trí chính trị - kinh tế của Sài Gòn – Gia Định đối với Đông Dương, Đông Nam Á và thế giới ở thế kỉ XVII – XIX”, đăng trên tạp chí Nghiên Cứu Lịch Sử số 6 năm 1985. Bài viết đã nêu lên vị trí và vai trò về chính trị và kinh tế của Sài Gòn – Gia Định trong các thế kỉ kỉ XVII – XIX. Có thể nói, hầu hết các tác phẩm, các bài viết đều nói về quá trình khai phá vùng đất Đông Nam Bộ, hoặc về lịch sử khai phá, hoặc về những nhân vật có công trong quá trình khai phá, hoặc về vị trí, vai trò của một địa điểm nào đó trong khu vực Đông Nam Bộ … nhưng chưa có tác phẩm nào đề cập một cách tập trung, toàn diện và hệ thống về Đông Nam Bộ trong tiến trình mở đất phương Nam. Vì vậy, việc chọn đề tài “Đông Nam Bộ trong tiến trình mở đất phương Nam (thế kỉ XVII – XVIII)” để nghiên cứu, sẽ góp phần làm phong phú thêm những đóng góp về quá trình mở đất, về vai trò của vùng đất đầu tiên khi người Việt đến và định cư. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu
- 9 Đối tượng nghiên cứu của luận văn là vùng đất Đông Nam Bộ trong quá trình mở đất về phương Nam vào các thế kỉ XVII – XVIII 3.2. Phạm vi nghiên cứu Không gian nghiên cứu của đề tài là Đông Nam Bộ gồm các tỉnh thành: thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Tây Ninh và Bình Phước, ngoài ra còn có một phần của tỉnh Long An hiện nay. Thời gian nghiên cứu của đề tài là: từ thế kỉ XVII cho đến nửa đầu thế kỉ XVIII. Thế kỉ XVII là mốc người Việt có mặt ở Đông Nam Bộ tương đối nhiều do cuộc hôn nhân ngoại giao của công chúa Ngọc Vạn với vua Chân Lạp Chey Chettha II (năm 1620). Thế kỉ XVIII, là mốc công cuộc mở đất phương Nam hoàn tất với sự kiện Nặc Tôn hiến đất Tầm Phong Long (An Giang) cho chúa Nguyễn (năm 1757). Với phạm vi và thời gian đã xác định như trên, đề tài tập trung giải quyết các vấn đề sau: tổng quan về “Đất và Người” Đông Nam Bộ, quá trình khai phá Đông Nam Bộ trong thế kỉ XVII - XVIII và vai trò của Đông Nam Bộ trong tiến trình mở đất phương Nam. 4. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu 4.1. Nguồn tài liệu phục vụ cho đề tài nghiên cứu - Nguồn tài liệu gốc bằng chữ Hán đã được dịch sang chữ quốc ngữ như Đại Nam thực lục, Đại Nam nhất thống chí của Quốc Sử Quán Triều Nguyễn, Phủ Biên tạp lục của Lê Quý Đôn, Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức. - Các công trình khoa học nghiên cứu về Đông Nam Bộ nói riêng và Nam Bộ nói chung từ cổ trung đại đến hiện đại đã được các nhà xuất bản: như Nxb Chính trị Quốc gia, Nxb Thời Đại, Nxb Tổng Hợp TP Hồ Chí Minh…xuất bản trên cả nước.
- 10 - Các khóa luận tốt nghiệp của sinh viên, luận văn thạc sĩ của học viên của trường ĐHSP thành phố Hồ Chí Minh và trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh. - Các tham luận trong kỷ yếu của các hội thảo khoa học về Nam Bộ và Nam Trung Bộ. - Bài giảng chuyên đề “Lịch sử khai phá vùng đất Nam Bộ” và đề tài khoa học cấp bộ: Chuyên đề “Những vấn đề lịch sử cần bổ sung, cập nhật cho chuyên đề “ Lịch sử khai phá vùng đất Nam Bộ từ thế kỉ XVII đến trước Cách mạng tháng Tám 1945” của TS. Lê Huỳnh Hoa. - Các bài viết trên các tạp chí: Nghiên Cứu Lịch Sử, Lịch Sử Đảng, Khoa Học Xã Hội, Nghiên cứu Đông Nam Á, Xưa và Nay… - Ngoài ra còn có các bài viết để tham khảo từ các website: Lịch Sử Đảng, Sử Gia, Sử học Bình Dương, Khoa Sử ĐHSP TP Hồ Chí Minh, Trường ĐH Xã hội và Nhân văn…. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử. Từ đó vận dụng các phương pháp nghiên cứu cơ bản của khoa học lịch sử, là phương pháp lịch sử kết hợp chặt chẽ với phương pháp logic, thể hiện cụ thể ở các mặt sau đây: - Thu thập, sưu tầm, nghiên cứu, xử lí các nguồn tài liệu thành văn để rút ra các sự kiện, những tư liệu cần thiết cho đề tài. - Trên cơ sở đó, khôi phục, miêu tả lại bức tranh tương đối đầy đủ, có hệ thống về Đông Nam Bộ vào các thế kỷ XVII – XVIII, làm cơ sở nghiên cứu vai trò của khu vực này trong tiến trình mở đất phương Nam. Ngoài ra, luận văn cũng sử dụng một số phương pháp khác như: phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp so sánh...và đặc biệt là phương pháp liên ngành, kế thừa thành tựu nghiên cứu khảo cổ học để từ đó có cái nhìn toàn diện về vùng đất Đông Nam Bộ trong tiến trình mở đất về phương
- 11 Nam. 5. Đóng góp của luận văn Kết quả nghiên cứu của luận văn bước đầu có những đóng góp sau: - Phục dựng bức tranh tương đối đầy đủ và hệ thống về công cuộc khai mở Đông Nam Bộ vào các thế kỷ XVII – XVIII; qua đó thấy được vị trí và vai trò của khu vực này trong tiến trình mở đất về phương Nam. - Tập hợp, hệ thống hoá các nguồn tư liệu viết về Đông Nam Bộ vào các thế kỉ XVII – XVIII. - Đề tài nghiên cứu theo hướng chuyên đề, nên có thể sử dụng làm nguồn tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, giảng dạy và học tập phần lịch sử dân tộc, lịch sử địa phương trong trường phổ thông trung học (nhất là lịch sử địa phương các tỉnh Đông Nam Bộ) cũng như ở đại học. 6. Cấu trúc luận văn Ngoài Phần mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, luận văn cơ cấu làm 3 chương: Chương 1. Tổng quan về “Đất và Người” Đông Nam Bộ 1.1. Về địa danh và điều kiện địa lý – tự nhiên 1.1.1. Về địa danh Đông Nam Bộ 1.1.2. Về điều kiện địa lý - tự nhiên 1.2. Về lịch sử - dân cư 1.2.1. Đông Nam Bộ trước công nguyên 1.2.2. Đông Nam Bộ từ công nguyên đến trước thế kỉ XVII Chương 2. Quá trình mở đất Đông Nam Bộ trong thế kỉ XVII - XVIII 2.1. Bối cảnh lịch sử 2.1.1. Tình hình trong nước 2.1.1.1. Công cuộc mở đất về phía Nam trước thời chúa Nguyễn 2.1.1.2. Trịnh - Nguyễn phân tranh 2.1.1.3. Công cuộc mở đất Nam Trung Bộ thời chúa Nguyễn
- 12 2.1.2. Tình hình khu vực 2.1.2.1. Sự suy yếu của Chân Lạp và mối quan hệ giữa Xiêm La – Chân Lạp – Đàng Trong của Đại Việt/ 2.1.2.2. Ảnh hưởng từ luồng thương mại quốc tế biển Đông và chính sách mở cửa của chúa Nguyễn ở Đàng Trong 2.2. Quá trình khai mở vùng đất Đông Nam Bộ 2.2.1. Sự có mặt của người Việt trên vùng đất Nam Bộ 2.2.2. Công cuộc mở đất Đông Nam Bộ 2.2.2.1. Những cột mốc quan trọng từ 1620 đến năm 1698 2.2.2.2. Những cột mốc quan trọng từ 1698 đến năm 1757 Chương 3. Vai trò của Đông Nam Bộ trong tiến trình mở đất phương Nam 3.1. Đông Nam Bộ là nơi dừng chân đầu tiên của lưu dân, di dân người Việt. 3.2. Đông Nam Bộ là nơi trung chuyển di dân trên con đường khai phá vùng đất Nam Bộ. 3.3. Đông Nam Bộ là điểm xuất phát của việc xác lập chủ quyền của Đại Việt trên vùng đất phương Nam. 3.4. Đông Nam Bộ là cửa ngõ thông thương của Nam Bộ, của Đàng Trong với nước ngoài. 3.5. Đông Nam Bộ là nơi nơi hội nhập của cộng đồng các dân tộc trên vùng đất phương Nam.
- 13 Chương 1 TỔNG QUAN VỀ “ĐẤT VÀ NGƯỜI” ĐÔNG NAM BỘ CHO ĐẾN THẾ KỈ XVII Thông thường khi tìm hiểu về vùng miền nào đó, nhà nghiên cứu thường bắt đầu tìm hiểu về “đất và người” của vùng đất đó. Đối với vùng Đông Nam Bộ trong tiến trình mở đất về phương Nam cũng vậy. Luận văn trước hết xin trình bày về “đất và người” Đông Nam Bộ bao gồm các nội dung cơ bản như: địa danh Đông Nam Bộ, điều kiện địa lý – tự nhiên và lịch sử - dân cư của vùng Đông Nam Bộ. 1.1. Về địa danh và điều kiện địa lý – tự nhiên 1.1.1. Về địa danh “Đông Nam Bộ” Tên gọi Đông Nam Bộ không xuất hiện cùng lúc với sự xuất lộ của vùng đất này, tên gọi này xuất hiện trong lịch sử dân tộc ta đã mấy thế kỉ và cũng đã có biết bao thay đổi về đơn vị hành chính và phạm vi lãnh thổ. Theo thư tịch cổ, vào đầu thế kỉ XIX, ở Việt Nam xuất hiện tên đất Nam Kỳ với nghĩa là đất kỳ phụ (gần kinh kỳ) ở phía Nam. Nó xuất hiện bằng văn tự khi nhà Nguyễn định lệ treo cờ và bắn súng ở đài Trấn Hải, nằm ở phía bắc cửa biển Thuận An, xây năm Gia Long thứ 12 “Các hạng thuyền ghe công sai vận tải tầm thường như Nam Kỳ tự Quảng Nam đến Bình Thuận, Bắc Kỳ tự Quảng Trị đến Ninh Bình, bang thuyền đi lại đều không phải treo cờ bắn súng” [80, tr.21]. Lúc đầu nhà Nguyễn chia Nam Kỳ từ Quảng Nam đến Gia Định thành 12 tỉnh hạ. Đến năm Minh Mạng thứ 13 (1832), Nam Kỳ gồm 6 tỉnh (Phiên An, Biên Hòa, Vĩnh Long, Định Tường, An Giang, Hà Tiên) nên gọi là Nam Kỳ Lục tỉnh hay Lục Tỉnh. [80, tr.393-394, 418-419]. Về sau thời Pháp thuộc, địa danh Nam Kỳ được người Pháp quan niệm khác. Nam Kỳ bắt nguồn từ tiếng Pháp là Cochinchine, tên này được giải thích theo nhiều nghĩa khác nhau. Tuy nhiên, giả thuyết phổ biến nhất là tên gọi Cochin hay Cocin gốc từ Coci là phiên âm của chữ Giao
- 14 Chỉ. Để tránh nhầm lẫn với thành phố cảng Cochi của Ấn Độ, người phương Tây thêm hậu tố chine/china (Trung Hoa), ý nói Cochin gần Trung Hoa. Từ Cochinchine (hoặc các biến thể Cocinchina, Cauchinchina, Cochinchina) ban đầu dùng để gọi toàn bộ Việt Nam. Đến đầu thế kỉ XVII, khi Trịnh - Nguyễn phân tranh, nước Việt Nam phân đôi thành Đàng Trong, Đàng Ngoài, thì Cochinchine được dùng để chỉ Đàng Trong, còn Tokin chỉ Đàng Ngoài. Về sau Cochinchine được dùng để chỉ Nam Kỳ, khi đó An Nam dùng để chỉ Trung Kỳ. Tên Nam Kỳ được Pháp dùng lại khi thực hiện chính sách cai trị, chia cắt Việt Nam thành ba miền và áp đặt bộ máy hành chính thuộc địa. Theo đó tên Đông Nam Kỳ cũng xuất hiện dùng để chỉ vùng đất thuộc Nam Kỳ của Việt Nam, sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, tên gọi Nam Kỳ được thay thế bằng Nam Bộ [14, tr.156]. Tên gọi Đông Nam Bộ lần lượt dùng để chỉ các vùng đất khác nhau, theo sách Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức (1765 -1825) thì Gia Định thuộc khu vực sao Khiên Ngưu, sao này có 6 ngôi, có lẽ vì thế mà triều Nguyễn chia Nam Bộ làm 6 tỉnh và thường gọi là Nam Kỳ lục tỉnh. Trong quá trình Pháp thực hiện cuộc xâm chiếm Việt Nam, Nam Bộ có 6 tỉnh: Biên Hòa, Gia Định, Định Tường (Miền Đông), Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên (Miền Tây). Sau khi chiếm được Nam Kỳ, thực dân Pháp đã xóa bỏ cách phân chia địa giới hành chính cũ của triều Nguyễn, đặc biệt là sau khi xác lập sự thống trị hoàn toàn trên phạm vi toàn cõi Việt Nam. Việc gọi Nam Kỳ (và Trung Kỳ, Bắc Kỳ) theo một nghĩa hoàn toàn khác, gắn với việc Pháp thực thi chính sách thuộc địa đối với Nam Kỳ và chế độ bảo hộ đối với Trung Kỳ và Bắc Kỳ. Việc phân chia Nam Kỳ thành Miền Đông, Miền Tây lúc này mới trở thành chính thức. Trong thời kỳ Pháp thuộc, Biên Hòa được chia thành ba tỉnh là: Biên Hòa, Bà Rịa và Thủ Dầu Một; Gia Định chia làm bốn tỉnh là: Gia Định, Chợ Lớn, Long An và Tây Ninh [14, tr.158].
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ trong nền nghệ thuật cổ Champa
97 p | 241 | 66
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Yếu tố địa - chính trị trong chiến lược toàn cầu của Mỹ từ sau chiến tranh lạnh đến nay (12/1989 - 5/2008)
144 p | 250 | 66
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Quá trình giao lưu và hội nhập văn hóa Việt – Chăm trong lịch sử
130 p | 181 | 56
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Quá trình lịch sử của chữ quốc ngữ trong quan hệ văn hóa của vùng đất Nam kỳ với phương Tây đến đầu thế kỉ XX
167 p | 204 | 52
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Vùng đất An Giang trong chính sách quốc phòng của chính quyền chúa Nguyễn và vua Nguyễn thời kì 1757 - 1867
216 p | 151 | 43
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Lịch sử kênh đào Nam bộ thời nhà Nguyễn từ thế kỷ XVIII đến giữa thế kỷ XIX
69 p | 173 | 40
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Thủy Xá, Hỏa Xá trong lịch sử Việt Nam
125 p | 153 | 39
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Thực trạng đời sống kinh tế - xã hội - văn hóa của cộng đồng người Chăm ở An Giang từ sau năm 1975 đến nay
101 p | 188 | 37
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Lịch sử hình thành và phát triển của thương cảng Hà Tiên (Thế kỷ XVII - XIX)
132 p | 153 | 36
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Vùng đất Hà Tiên thế kỷ XVIII - XIX
164 p | 154 | 35
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Lịch sử hình thành và phát triển nghề truyền thống của người Khmer ở Tịnh Biên – An Giang
108 p | 211 | 30
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Quan hệ đối ngoại của Nhật Bản từ năm 1868 đến năm 1912
144 p | 153 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Lịch sử đồn điền cao su ở miền Đông Nam bộ thời kỳ Pháp thuộc giai đoạn (1898 - 1939)
113 p | 177 | 28
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Yếu tố Melayu trong văn hóa Chăm - Quá trình định hình và phát triển
118 p | 138 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Quá trình đô thị hóa ở thành phố Long Xuyên (tỉnh An Giang) giai đoạn 1986-2010 - Huỳnh Thị Thấm
141 p | 181 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Chính sách đối ngoại của Đức quốc xã trước chiến tranh thế giới thứ hai (1933 - 1939)
144 p | 138 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Kinh tế du lịch huyện Sóc Sơn, Hà Nội (1986-2016)
98 p | 69 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Kinh tế - Xã hội Quảng Ngãi dưới Triều Nguyễn (1802-1885)
101 p | 18 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn