intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn tiến sĩ Lịch sử: Thuỷ nông vùng Tây Nam Bộ từ năm 1802 đến năm 1945

Chia sẻ: Phong Tỉ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:231

40
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của luận án là khảo sát nguồn tài liệu tin cậy, luận án tập trung nghiên cứu về mục đích và quá trình thi công các công trình thuỷ nông ở Tây Nam Bộ từ thời nhà Nguyễn (1802 - 1867) đến thời thuộc Pháp (1867 - 1945). Từ đó, luận án rút ra một số nhận xét về phương thức đào kênh qua hai hình thái kinh tế, xã hội khác nhau.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn tiến sĩ Lịch sử: Thuỷ nông vùng Tây Nam Bộ từ năm 1802 đến năm 1945

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH  TRẦN HỮU THẮNG THUỶ NÔNG VÙNG TÂY NAM BỘ TỪ NĂM 1802 ĐẾN NĂM 1945 LUẬN ÁN TIẾN SỸ LỊCH SỬ NGHỆ AN, 5 – 2018
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH  TRẦN HỮU THẮNG THUỶ NÔNG VÙNG TÂY NAM BỘ TỪ NĂM 1802 ĐẾN NĂM 1945 LUẬN ÁN TIẾN SỸ CHUYÊN NGÀNH LỊCH SỬ VIỆT NAM MÃ SỐ: 9229013 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN TRỌNG VĂN NGHỆ AN, 5 – 2018
  3. Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu sử dụng trong luận án do chính tôi khai thác từ nhiều nguồn. Đề tài nghiên cứu và các kết luận của luận án chưa được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. TÁC GIẢ TRẦN HỮU THẮNG
  4. DANH MỤC TỪ TIẾNG VIỆT VIẾT TẮT Từ viết tắt Cụm từ tiếng Việt ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long KHXH Khoa học xã hội NCLS Nghiên cứu lịch sử TTLT QG II Trung tâm lưu trữ quốc gia II UBND Uỷ ban nhân dân TK Thế kỷ TNB Tây Nam Bộ
  5. DANH MỤC CÁC BẢNG SỬ DỤNG TRONG LUẬN ÁN Trang Bảng 2.1.. Nhiệt độ trung bình một thành phố ở Đông Dương .............................. 36 Bảng 3.1. Khối lượng đào đất của Xáng múc tính trung bình trong một năm ....... 75 Bảng 4.1. Kết quả khai hoang lập làng ở Nam Kỳ tính đến năm 1836 ............... 107 Bảng 4.2. Khối lượng đất đào kênh và diện tích lúa trong những năm 1880 – 1930 ............................................................................................................................... 121 Bảng 4.5. Năng suất lúa ở các Xứ của Liên bang Đông Dương (tạ/ha) ............... 126 Bảng 4.6: Vận chuyển nông sản trên hệ thống kênh đào ở Tây Nam Bộ ............. 133 Bảng 4.8: Diễn biến sản xuất lúa ở Đông Dương (tấn)......................................... 135
  6. DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, LƯỢC ĐỒ SỬ DỤNG TRONG LUẬN ÁN Trang Lược đồ 3.1. Chiều dài kênh đào ở Nam Kỳ những năm 1880 – 1930 ................ 96 Lược đồ 4.1. Sự chiếm hữu ruộng đất của người Pháp và địa chủ thân Pháp ..... 141 Lược đồ 4.2. Tăng dân số ở Nam Kỳ trong những năm 1880 - 1937 ................. 145 Biểu đồ 4.1. Năng suất lúa ở Việt Nam và một số quốc gia trên thế giới đầu thế kỉ XX ......................................................................................................................... 124 Biểu đồ 4.2. Lượng gạo xuất khẩu (tấn) ở Nam Kỳ từ cảng Sài Gòn giai đoạn 1860 – 1919 .................................................................................................................... 136
  7. MỤC LỤC MỞ ĐẦU ................................................................................................................... 1 1. Ý nghĩa thực tiễn và khoa học ............................................................................. 1 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu...................................................................... 3 2.1. Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................... 3 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ......................................................................................... 4 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................... 4 3.1. Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................... 4 3.2. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................... 5 3.2.1. Về không gian địa lý ......................................................................................... 5 3.2.2. Về thời gian ...................................................................................................... 7 3.2.3. Nội dung nghiên cứu ........................................................................................ 7 4. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu ....................................................... 8 4.1. Nguồn tài liệu ..................................................................................................... 8 4.2. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 9 5. Đóng góp của Luận án ......................................................................................... 9 6. Bố cục của luận án.............................................................................................. 10 NỘI DUNG.............................................................................................................. 11 Chương 1 ................................................................................................................. 11 TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ................................................ 11 1.1. Các công trình nghiên cứu của tác giả trong nước ...................................... 11 1.2. Những công trình nghiên cứu của tác giả nước ngoài ................................. 22 1.3. Nhận xét về tình hình nghiên cứu vấn đề...................................................... 31 1.4. Những vấn đề luận án cần tiếp tục nghiên cứu ............................................ 33 Chương 2 ................................................................................................................. 34 THỦY NÔNG VÙNG TÂY NAM BỘ THỜI NHÀ NGUYỄN (1802 - 1867).. 34
  8. 2.1. Khái quát điều kiện tự nhiên.......................................................................... 34 2.2. Khái quát tình hình khai hoang và thủy lợi vùng Tây Nam Bộ trước thế kỷ XIX ........................................................................................................................... 37 2.3. Công cuộc đào, vét kênh rạch ........................................................................ 41 2.3.1. Mục đích của nhà Nguyễn trong việc đào, vét kênh rạch ........................... 41 2.3.2. Phương thức đào, vét kênh rạch .................................................................. 43 2.4. Một số kênh đào tiêu biểu ............................................................................... 50 Tiểu kết chương 2 ................................................................................................... 60 Chương 3 ................................................................................................................. 62 THỦY NÔNG VÙNG TÂY NAM BỘ THỜI THUỘC PHÁP (1867 – 1945)... 62 3.1. Thực dân Pháp đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - kỹ thuật phục vụ cho công cuộc khai thác Nam Kỳ .......................................................................... 62 3.2. Mục đích của thực dân Pháp trong việc đào, vét kênh rạch ....................... 65 3.3. Công cuộc đào, vét kênh rạch ........................................................................ 68 3.3.1. Tổ chức đấu thầu .......................................................................................... 68 3.3.2. Phương thức đào, vét kênh rạch .................................................................. 71 3.3.3. Hệ thống kênh đào tiêu biểu ......................................................................... 75 3.4. Tổ chức quản lý các công trình thủy nông.................................................... 96 3.5. Một số nhận xét về công cuộc đào, vét kênh rạch của thực dân Pháp ..... 100 Tiểu kết chương 3 ................................................................................................. 103 Chương 4 ............................................................................................................... 104 TÁC ĐỘNG CỦA THỦY NÔNG ĐỐI VỚI KINH TẾ VÀ XÃ HỘI ............. 104 VÙNG TÂY NAM BỘ (1867 - 1945) .................................................................. 104 4.1. Tác động của thủy nông đối với kinh tế, xã hội thời nhà Nguyễn (1802 - 1867) ....................................................................................................................... 104 4.1.1. Đối với kinh tế ............................................................................................. 104
  9. 4.1.1.1. Góp phần khai hoang, mở rộng diện tích đất canh tác ............................ 104 4.1.1.2. Cải thiện giao thông đường thuỷ............................................................... 107 4.1.1.3. Thúc đẩy hoạt động trao đổi, mua bán hàng hoá ..................................... 110 4.1.2. Đối với xã hội............................................................................................... 112 4.2. Tác động của kênh đào đối với kinh tế, xã hội vùng Tây Nam Bộ thời thuộc Pháp (1867 - 1945) ..................................................................................... 117 4.2.1. Đối với kinh tế ............................................................................................. 117 4.2.1.1. Đẩy mạnh khai hoang và tăng nhanh diện tích trồng lúa ........................ 117 4.2.1.2. Góp phần cải thiện chất lượng nước, tăng năng suất cây lúa .................. 122 4.2.1.3. Kênh đào góp phần tạo nên con đường lúa gạo Tây Nam Bộ - Sài Gòn – Chợ Lớn .................................................................................................................. 127 4.2.2. Đối với xã hội............................................................................................... 139 4.2.2.1. Vài nét chính về sở hữu ruộng đất ............................................................ 139 4.2.2.2. Thúc đẩy quá trình di cư tăng nhanh dân số ở Nam Kỳ ........................... 143 Tiểu kết chương 4 ................................................................................................. 147 KẾT LUẬN ........................................................................................................... 149 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ......................................... 156 ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN .................................................. 156 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 157 Tiếng Việt .............................................................................................................. 157
  10. MỞ ĐẦU 1. Ý nghĩa thực tiễn và khoa học 1.1. Trong khoảng một phần tư thế kỷ trở lại đây, đã có nhiều công trình nghiên cứu về kinh tế, chính trị và xã hội thời Nguyễn từ nhiều ngành khoa học khác nhau, nhất là khoa học lịch sử. Tuy nhiên, số công trình khoa học nghiên cứu về thủy lợi, thủy nông mà cụ thể nghiên cứu về việc tổ chức, thực hiện đào vét kênh rạch, đắp đê để ngăn chặn lũ lụt, chống triều dâng,... giải quyết việc tưới tiêu cho đồng ruộng, nhằm đẩy mạnh chính sách trọng nông của các chúa Nguyễn nhất là dưới triều Nguyễn từ đầu thế kỷ XVIII đến giữa thế kỷ XIX chưa nhiều, và cũng mới dừng lại ở ghi chép. Trong bối cảnh chung đó, việc nghiên cứu riêng về thuỷ nông ở vùng Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ1 cũng chưa nhận được sự quan tâm đúng mức của các nhà sử học trong và ngoài nước. Như vậy, đây thực sự còn là một khoảng trống khi nghiên cứu về tình hình kinh tế nông nghiệp nói chung và thuỷ nông nói riêng dưới thời nhà Nguyễn. Do đó, việc chọn đề tài “Thuỷ nông vùng Tây Nam Bộ từ năm 1802 đến năm 1945”, là nhằm góp phần vào việc nghiên cứu về nhà Nguyễn nói chung và chính sách thuỷ nông của nhà Nguyễn nói riêng ít nhất từ năm 1802 cho đến khi người Pháp đánh chiếm toàn bộ vùng đất Nam Kỳ lục tỉnh (1867). 1.2. Đầu năm 1862, quân Pháp đã đánh chiếm được 3 tỉnh miền Đông Nam Kỳ, triều Nguyễn buộc phải ký với thực dân Pháp hiệp ước Nhâm Tuất (1862). Cũng từ thời gian này, người Pháp với chủ trương “vừa đánh vừa khai thác”, vì thế, bên cạnh gấp rút xây dựng một bộ máy thống trị kiểu thực dân, để duy trì 1 . Trong mục Phạm vi nghiên cứu, cụ thể là Về không gian địa lý, chúng tôi đã lý giải về sử dụng danh xưng là "Tây Nam Bô”. Từ nghiên cứu này, chúng tôi cho rằng: trãi qua nhiều giai đoạn lịch sử vùng Nam Bộ có nhiều tên gọi khác nhau, mà đáng lưu ý là sau năm 1945 cho đến nay danh xưng Nam Bộ thường được dùng rộng rãi, và nó đã phán ánh tương đối đầy đủ những nét văn hóa, lịch sử, đặc biệt là xu thế phát triển của lịch sử dân tộc, đồng thời còn thể hiện tình cảm của con người đối với vùng đất này,... Vì thế, trong luận án chúng tôi nhiều lần dùng xưng danh Nam Bộ thay cho danh xưng Nam Kỳ cũng là lý do đó. 1
  11. quyền thống trị thì họ còn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật nhằm thực hiện mục đích khai thác thật nhanh, thật hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên, bóc lột nguồn nhân công dồi dào ở vùng đất Nam Kỳ. Trong đó, phải kể đến nguồn lợi từ việc chuyển nhượng đất trồng lúa; mua bán, xuất khẩu lúa gạo đã thu về cho các tập đoàn tư bản Pháp siêu lợi nhuận. Trong điều kiện mới đó, chính quyền thuộc địa ở Nam Kỳ mà trực tiếp là Thống đốc Nam Kỳ và Tham biện ở các tỉnh cần phải đầu tư ngân sách cho việc cải tạo các công trình thuỷ nông có từ thời Nguyễn cũng như xây dựng các công trình thuỷ nông mới. Từ việc đầu tư ngân sách, tổ chức cải tạo hệ thống thuỷ nông cũ, quy hoạch khảo sát và xây dựng hệ thống thuỷ nông mới giai đoạn 1867 - 1945, đã có tác động đến nhiều mặt trong đời sống kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội ở Nam Bộ nói chung và vùng Tây Nam Bộ nói riêng. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có một công trình nghiên cứu nào từ góc độ Sử học nghiên cứu một cách có hệ thống, tương đối toàn diện từ chủ trương, chính sách, cách thức tổ chức đấu thầu, xây dựng hay cải tạo các công trình thuỷ nông, cho đến việc nêu lên sự tác động của thủy nông đối với kinh tế và xã hội trong khoảng thời gian trên. Trong khi đó, phương thức, phương tiện thi công, cách thức quản lý, khai thác,....thuỷ nông của người Pháp suốt thời kỳ thống trị ở vùng Tây Nam Bộ vẫn còn đặt ra nhiều vấn đề cần nghiên cứu từ góc độ Sử học và một số ngành khoa học khác. Do đó, việc chọn đề tài “Thuỷ nông vùng Tây Nam Bộ từ năm 1802 đến năm 1945”, chúng tôi hy vọng sẽ tái hiện lại một cách sinh động về bức tranh thuỷ nông ở vùng này dưới thời thuộc Pháp. 1.3. Một vấn đề đáng quan tâm khác là: cho đến nay vẫn chưa có một công trình nghiên cứu sử học nào nghiên cứu một cách tương đối toàn diện về tác động của thuỷ nông ở Tây Nam Bộ từ khi Nguyễn Ánh lên ngôi hoàng đế (1802) cho đến năm 1945. Trước công cuộc đổi mới của đất nước, không ít công trình nghiên cứu Sử học ở trong nước thường chú trọng đến việc phê phán nhà Nguyễn duy trì chính 2
  12. sách trọng nông hay “bế quan toả cảng”. Nhưng trên thực tế, suốt từ năm 1802 đến trước khi Pháp đánh chiếm Nam Kỳ lục tỉnh thì chính sách trọng nông mà Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức thực thi ở vùng đất này đã mang lại nhiều lợi ích to lớn cả về kinh tế, chính trị, xã hội, đặc biệt là an ninh - quốc phòng. Để có được những thành quả đó, các công trình thuỷ nông nhà Nguyễn xây dựng suốt gần bảy thập kỷ đã góp phần không nhỏ giúp triều đại này giữ vững độc lập và chủ quyền vùng đất Nam Bộ. Mặt khác, tuy đã có một số công trình nghiên cứu về chính sách thống trị của người Pháp ở vùng Tây Nam Bộ, trong đó có đề cập ít nhiều đến chính sách thuỷ nông của họ. Song, việc đánh giá những tác động từ hệ thống thuỷ nông này đối với kinh tế, xã hội lại chưa được đánh giá một cách thỏa đáng. 1.4. Đó là chưa kể kinh nghiệm trong việc đấu thầu, tổ chức thi công, sử dụng kỹ thuật tiên tiến, khai thác, quản lý, hoặc có thể là những hậu quả do thủy nông mang lại trong thời thuộc Pháp. Qua đó, đưa ra những bài học kinh nghiệm đối với việc xây dựng hệ thống thuỷ nông ở Nam Bộ trong bối cảnh hiện nay. Từ những ý nghĩa thực tiễn và khoa học trên, chúng tôi quyết định chọn tên đề tài: “Thuỷ nông vùng Tây Nam Bộ từ năm 1802 đến năm 1945”, làm đề tài luận án Tiến sỹ để nghiên cứu. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục tiêu nghiên cứu Trên cơ sở khảo sát nguồn tài liệu tin cậy, luận án tập trung nghiên cứu về mục đích và quá trình thi công các công trình thuỷ nông ở Tây Nam Bộ từ thời nhà Nguyễn (1802 - 1867) đến thời thuộc Pháp (1867 - 1945). Từ đó, luận án rút ra một số nhận xét về phương thức đào kênh qua hai hình thái kinh tế, xã hội khác nhau. Một nội dung trọng tâm khác là nêu ra và đánh giá những tác động của thuỷ nông đối với kinh tế, xã hội ở Tây Nam Bộ trong khoảng thời gian đề tài xác định. 3
  13. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục tiêu trên, luận án tập trung giải quyết một số nhiệm vụ cụ thể sau đây: Thứ nhất, hệ thống các tư liệu, tài liệu nghiên cứu về thủy nông vùng Tây Nam Bộ. Thứ hai, khái quát tình hình khai hoang và thuỷ lợi ở vùng Tây Nam Bộ trước thế kỷ XIX. Thứ ba, trình bày một cách có hệ thống chính sách thuỷ lợi, hoạt động đào vét kênh rạch và nghiên cứu phương thức đào kênh ở Tây Nam Bộ của nhà Nguyễn từ năm 1802 đến năm 1867 . Thứ tư, tập trung trình bày hệ thống kênh đào vùng Tây Nam Bộ thời thuộc Pháp (1867 - 1945) trên các phương diện: mục đích thi công các công trình thuỷ nông, quá trình đào vét kênh rạch, phương thức đào kênh, và rút ra một số nhận xét về hoạt động đào, vét kênh rạch. Thứ năm, đi sâu nghiên cứu tác động của kênh đào đối với kinh tế, xã hội vùng Tây Nam Bộ từ năm 1802 đến năm 1945. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Thủy nông là bao gồm hệ thống sông, kênh rạch, ao hồ nước,... thiên nhiên và các công trình nhân tạo như kênh đào, đê, đập, cống, hồ chứa nước ngọt,... dùng trong thủy lợi, tưới tiêu phục vụ trong nông nghiệp, giao thông vận tải. Nhưng trong khuôn khổ của luận án, chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu hệ thống kênh đào, vì kênh đào là một hoạt động nổi bật nhất của hệ thống thủy nông ở Nam Bộ, khác với Trung Bộ và Bắc Bộ thủy nông là các công trình chủ yếu là đê, đập, cống, hồ chứa nước. Hơn nữa, hệ thống kênh đào ở Tây Nam Bộ trong quá khứ cũng như hiện tại đã và đang góp phần quan trọng trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của vùng đất phương Nam, để lại nhiều dấu ấn lịch sử nơi đây. 4
  14. 3.2. Phạm vi nghiên cứu 3.2.1. Về không gian địa lý Năm 1698, Thống suất Nguyễn Hữu Cảnh vâng lệnh chúa Nguyễn Phúc Chu vào kinh lược đất phương Nam, lấy “xứ Sài Côn làm huyện Tân Bình, dựng dinh Phiên Trấn” [19; 12]. Vùng đất phương Nam, nay là Nam Bộ thuộc phủ Gia Định. Năm 1802, Nguyễn Ánh đổi phủ Gia Định thành trấn Gia Định. Đứng đầu trấn Gia Định là các quan lưu trấn thống quản cả 4 dinh và 1 trấn: dinh Phiên Trấn, dinh Trấn Biên, dinh Trấn Định, dinh Vĩnh Trấn và trấn Hà Tiên. Đến năm 1808, vua Gia Long lại cho đổi Gia Định trấn thành Gia Định thành và dinh Phiên Trấn thành trấn Phiên An, dinh Trấn Biên thành trấn Biên Hòa, dinh Trấn Định thành trấn Định Tường, dinh Vĩnh Trấn thành trấn Vĩnh Thanh, trấn Hà Tiên vẫn giữ như cũ. Năm 1832, giải thể Gia Định thành, đổi 5 trấn thành 6 tỉnh: trấn Biên Hòa đổi thành tỉnh Biên Hòa, trấn Phiên An đổi thành tỉnh Phiên An, trấn Vĩnh Thanh đổi ra 2 tỉnh Vĩnh Long và An Giang, trấn Định Tường đổi thành tỉnh Định Tường, trấn Hà Tiên đổi thành tỉnh Hà Tiên. Đến năm 1834, gọi chung 6 tỉnh là Nam Kỳ Lục tỉnh. Năm 1836, đổi tên tỉnh Phiên An thành tỉnh Gia Định. Ba tỉnh Gia Định, Biên Hòa, Định Tường thuộc Đông Nam Kỳ; 3 tỉnh Vĩnh Long, An Giang và Hà Tiên thuộc Tây Nam Kỳ. [22, 610 - 613]. Năm 1867, Pháp chia Nam Kỳ thành 24 hạt thanh tra. Năm 1868, Nam Kỳ chia thành 27 hạt tham biện. Đến năm 1872, Nam Kỳ còn lại 18 hạt tham biện. Năm 1876, Nam Kỳ có 19 hạt tham biện [22; 617]. Ngày 20/12/1899, Toàn quyền Đông Dương ra nghị định đổi tên “hạt” (arrondissement) thành “tỉnh” (province), Nam Kỳ chia thành 3 miền: Miền Đông gồm 4 tỉnh: Bà Rịa, Biên Hòa, Tây Ninh, Thủ Dầu Một; Miền Trung gồm 9 tỉnh: Chợ Lớn, Gia Định, Mỹ Tho, Gò Công, Tân An, Trà Vinh, Vĩnh Long, Bến Tre, Sa 5
  15. Đéc; Miền Tây gồm 7 tỉnh: Bạc Liêu, Cần Thơ, Châu Đốc, Long Xuyên, Hà Tiên, Rạch Giá, Sóc Trăng. Nghị định này có hiệu lực từ ngày 1/1/1900 [61; 44]. Từ giữa năm 1945, địa danh Nam Bộ được thay cho địa danh Nam Kỳ, để chỉ một phần của đất nước ở phía Nam. Năm 1946, khi Pháp trở lại chiếm Nam Bộ, họ đã sử dụng lại tên gọi Nam Kỳ. Năm 1948, Nam Kỳ được Pháp gọi là Nam Phần. Đến năm 1949 thì đổi thành Nam Việt. Năm 1956, chính quyền Việt Nam Cộng hòa đổi tên Nam Việt thành Nam Phần. Sau 30/4/1975, tên gọi “miền Nam” theo nghĩa rộng được đổi thành “các tỉnh phía Nam”, còn “miền Nam” theo nghĩa hẹp thì thay bằng Nam Bộ [82; 63]. Hiện nay, Nam Bộ gồm 19 tỉnh/thành, từ Bình Phước xuống đến Kiên Giang, chia thành 2 khu vực địa lý: Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ. Đông Nam Bộ gồm 6 tỉnh /thành: Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, TP. Hồ Chí Minh. Tây Nam Bộ gồm 13 tỉnh/thành: Long An1, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Đồng Tháp, An Giang, Trà Vinh, Sóc Trăng, Cần Thơ, Hậu Giang, Bạc Liêu, Kiên Giang, Cà Mau. Trong luận án, chúng tôi sử dụng khái niệm vùng "Tây Nam Bộ” theo cách gọi ngày nay. Địa danh này sẽ phản ánh đầy đủ hơn hệ thống kênh đào từ sông Vàm Cỏ Tây, Vàm Cỏ Đông (trừ tỉnh Tây Ninh), sông Vàm Cỏ đến sông Tiền, sông Hậu. Như vậy, chúng tôi tập trung nghiên cứu hệ thống kênh đào nằm trong vùng Tây Nam Bộ của 13 tỉnh/thành ngày nay, đó là: Long An, Tiền Giang, Đồng Tháp, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, An Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang và thành phố Cần Thơ. 1 . Trong thời gian 1954-1975, dưới thời Việt Nam Cộng hòa, tỉnh Long An luôn được xếp vào Đông Nam Bộ (lúc ấy gọi là “Miền Đông Nam Phần”. Từ sau năm 1975, Long An mới nhập vào Tây Nam Bộ. Tuy nhiên, xét về mặt địa lý, Long An gần hơn với Tây Nam Bộ hơn là Đông Nam Bộ; do có địa hình thấp dần từ đông bắc xuống tây nam, ở giữa là khu vực đồng bằng, phía tây nam là khu vực trũng Đồng Tháp Mười khá rộng lớn [82; 67- 68]. 6
  16. 3.2.2. Về thời gian Thời gian nghiên cứu của đề tài là từ năm 1802 đến năm 1945. Trong đó, chúng tôi chia thời gian nghiên cứu làm hai giai đoạn, cụ thể như sau: - Thuỷ nông vùng Tây Nam Bộ từ năm 1802 đến năm 1867, tương ứng với khoảng thời gian nhà Nguyễn khẳng định độc lập và chủ quyển ở vùng đất này. - Thuỷ nông vùng Tây Nam Bộ từ năm 1867 đến năm 1945, tương ứng với thời gian người Pháp thôn tính và duy trì nền thống trị. Tuy nhiên, để có sự nhận định toàn cảnh về thuỷ lợi và thuỷ nông, chúng tôi có dành một phần nội dung trình bày ngắn gọn về thuỷ lợi ở vùng Tây Nam Bộ trước thế kỷ XIX. 3.2.3. Nội dung nghiên cứu Luận án tập trung nghiên cứu các nội dung chính sau đây: - Giới thiệu khái quát về điều kiện tự nhiên, hoạt động khai hoang và làm thuỷ lợi ở vùng Tây Nam Bộ cuối thế kỷ XIX. - Tập trung phục dựng một cách có hệ thống về thuỷ nông vùng Tây Nam Bộ thời nhà Nguyễn (1802 - 1867) và thời thuộc Pháp (1867 - 1945). - Trên cơ sở những nội dung đã được trình bày trong luận án, chúng tôi dành chương 4 để phân tích, đánh giá tác động của thuỷ nông vùng Tây Nam Bộ đối với kinh tế, xã hội. Sự tác động của thủy nông trong kinh tế, chúng tôi chỉ giới hạn trong kinh tế nông nghiệp, đó là: tăng diện tích canh tác lúa, thau chua rửa phèn làm thay đổi chất lượng nước, tăng năng suất và sản lượng lúa, lợi ích trong giao thông thương mại, hình thành con đường lúa gạo Tây Nam Bộ - Sài Gòn – Chợ Lớn. Về xã hội, chúng tôi chú trọng nghiên cứu sự ra đời các khu vực dân cư theo những tuyến kênh đào, thay đổi trong sở hữu đất đai và những biến động về dân số. Cuối cùng, chúng tôi rút ra một số bài học kinh nghiệm về quá trình đấu thầu, xây dựng, sử dụng, quản lý hệ thống thuỷ nông ở vùng Tây Nam Bộ để làm 7
  17. tài liệu tham khảo cho các cấp chính quyền địa phương trong công cuộc xây dựng và phát triển hệ thống thuỷ nông hiện nay. 4. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu 4.1. Nguồn tài liệu Để hoàn thành luận án, chúng tôi dựa trên các nguồn tài liệu chủ yếu sau: Tài liệu tiếng Việt, chúng tôi sử dụng chủ yếu các bộ chính sử của Quốc sử quán triều Nguyễn như: Châu bản triều Nguyễn, Đại Nam thực lục, Đại Nam nhất thống chí.v.v..v.. Về tài liệu tiếng Pháp, chúng tôi chủ yếu tiếp cận và khai thác nguồn tư liệu lưu tại TTLT QG I (Hà Nội), Thư viện Quốc gia Việt Nam (Hà Nội), TTLT QG II (TP. HCM), Thư viện Viễn Đông Bác Cổ (Elcole Francaise d’Extrême – Orien – EFEO, Tp. HCM), Thư viện Quốc gia Pháp (Bibliothèque Nation de France - BnF). Phần lớn trong đó là tài liệu gốc liên quan trực tiếp và gián tiếp đến đề tài. Bên cạnh đó là nguồn tài liệu được ghi chép bằng tiếng Pháp và tiếng Việt, đó là Địa chí, có đề cập trực tiếp đến một số vấn đề như thống kê tên các kênh đào, hệ thống những tuyến giao thông kênh đào, cung cấp số liệu diện tích ruộng đất ở nhiều tỉnh Tây Nam Bộ. Tất cả nguồn tài liệu này, sẽ giúp cho chúng tôi nghiên cứu chi tiết hơn và đưa ra những kết luận làm sáng tỏ thực trạng phát triển thuỷ nông thời nhà Nguyễn cũng như thời thuộc Pháp. Nguồn tài liệu nghiên cứu: Chúng tôi tham khảo các công trình nghiên cứu của nhiều tác giả, đó là: Luận án và Luận văn về thuỷ lợi, về tác động của thuỷ lợi trong phát triển kinh tế, xã hội của giai đoạn từ năm 1802 đến năm 1945. Một nguồn tài liệu khác mà chúng tôi cho rằng rất quan trọng cần phải được khai thác là sách chuyên khảo, công trình nghiên cứu, các bài viết đã được công bố trên các tạp chí chuyên ngành kinh tế - xã hội thời nhà Nguyễn và thời thuộc Pháp như: Buletin économique de L’indochine, Eveil Économque de L’indochine, các 8
  18. tạp chí chuyên ngành lịch sử hiện nay ở Việt Nam là Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, tạp chí Xưa và nay.v.v..v.. Tài liệu điền dã: Tác giả đã thực hiện nhiều lần điền dã và nhiều chuyến khảo sát trên một số tuyến kênh đào và tuyến dân cư ở tỉnh Long An, Tiền Giang và tỉnh An Giang, đến các bảo tàng như: Long An, Sóc Trăng, An Giang,.. để sưu tập thêm tư liệu. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Để giải quyết các nhiệm vụ khoa học đặt ra, chúng tôi sử dụng phương pháp lịch sử và phương pháp lôgic. Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng phương pháp liên ngành, thống kê, tổng hợp, hệ thống hoá, so sánh, điền dã khảo sát thực địa, phỏng vấn,...để tìm ra nhiều nguồn tư liệu khác nhau. 5. Đóng góp của Luận án Trên cơ sở sưu tầm, lựa chọn, xử lý các nguồn tài liệu khác nhau, đặc biệt là các bộ Quốc sử của nước ta và nguồn tài liệu được lưu giữ tại TTLT QG II tại Tp. HCM, luận án đã góp phần hệ thống hóa và làm phong phú thêm khối tư liệu liên quan đến công tác thủy nông cũng như về kinh tế, xã hội của Tây Nam Bộ trong giai đoạn 1802 -1945. Thông qua việc trình bày khái quát về chính sách khai hoang, thuỷ lợi ở Tây Nam Bộ trước thế kỷ XIX và tập trung làm rõ chính sách, biện pháp, phương thức đào kênh,...thời nhà Nguyễn từ năm 1802 đến năm 1867, luận án góp phần thiết thực vào việc nghiên cứu đánh giá về vương triều Nguyễn nói chung và chính sách phát triển nông nghiệp của triều đại phong kiến cuối cùng trong lịch sử nước ta ở Tây Nam Bộ nói riêng. Trên cơ sở nguồn tài liệu, luận án nghiên cứu về chính sách, biện pháp cải tạo, xây dựng hệ thống thuỷ nông, đồng thời nêu lên sự tác động của thủy nông trong một số phương diện của kinh tế và xã hội ở vùng Tây Nam Bộ suốt hơn tám thập kỷ (1867 - 1945) của người Pháp, từ góc độ Sử học. 9
  19. Luận án là công trình nghiên cứu lịch sử đầu tiên ở Việt Nam phục dựng lại bức tranh toàn cảnh, tương đối chi tiết về thuỷ nông ở vùng Tây Nam Bộ qua hai hình thái kinh tế và xã hội khác nhau, đó là: thời nhà Nguyễn phong kiến (1802 - 1867) và thời kỳ thuộc Pháp (1867 - 1945). Tuy mới chỉ là những phân tích, đánh giá bước đầu về tác động của thuỷ nông đối với kinh tế, xã hội trong khoảng thời gian 1802 – 1945, nhưng luận án đã góp phần khỏa lấp khoảng trống trong nghiên cứu về Tây Nam Bộ nói chung và hướng nghiên cứu tiếp cận về thuỷ nông trong không gian địa lý ấy nói riêng. Kết quả nghiên của đề tài giúp thế hệ người Việt Nam hôm nay hiểu được vấn đề thuỷ nông ở Tây Nam Bộ từ năm 1802 đến năm 1945. Đồng thời, từ kết quả nghiên cứu của đề tài có thể là tài liệu để các nhà hoạch định chính sách, các cấp chính quyền địa phương tham khảo khi quy hoạch, xây dựng, phát triển thuỷ nông vùng này trong công cuộc xây dựng nông thôn mới hiện nay. Cùng đó, luận án còn là tài liệu tốt đối với việc biên soạn và giảng dạy lịch sử địa phương, ở các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học phổ thông. 6. Bố cục của luận án Ngoài phần mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung chính của luận án gồm 4 chương: Chương 1. Tổng quan về tình hình nghiên cứu đề tài Chương 2. Thuỷ nông vùng Tây Nam Bộ thời nhà Nguyễn (1802 - 1867) Chương 3. Thuỷ nông vùng Tây Nam Bộ thời thuộc Pháp (1867 - 1945) Chương 4. Tác động của thuỷ nông đối với kinh tế, xã hội vùng Tây Nam Bộ từ năm 1802 đến năm 1945 10
  20. NỘI DUNG Chương 1 TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Liên quan tới đề tài này, từ trước đến nay đã có một số công trình nghiên cứu đề cập về thuỷ nông; nghiên cứu về kinh tế, xã hội ở Việt Nam nói chung cũng như ở vùng Tây Nam Bộ nói riêng trong hai giai đoạn: nhà Nguyễn (1802 - 1867) và thời thuộc Pháp (1867 - 1945). 1.1. Các công trình nghiên cứu của tác giả trong nước * Các sách nghiên cứu: Có nhiều tác giả trong nước quan tâm và nghiên cứu về các lĩnh vực: thủy lợi, địa lý, lịch sử, chính trị, kinh tế, xã hội v.v. Với năng lực có hạn, chúng tôi đã tiếp cận một số nội dung tài liệu có đề cập đến đề tài của luận án, gồm có: Tác giả Đào Trinh Nhất với tác phẩm Thế lực khách trú và vấn đề di dân vào Nam Kỳ, do tác giả xuất bản năm 1924 ở Hà Nội. Về nội dung tác phẩm, ngoài việc đề cập đến vai trò của người Hoa trong lĩnh vực thương mại, công nghệ trong buổi đầu Nam Kỳ mới khai hoang, phục hóa. Tác phẩm còn cung cấp những thông tin về chủ trương và biện pháp của chính quyền thực dân Pháp trong việc khai thác đất đai ở Nam Kỳ như vấn đề thủy lợi, di dân từ Bắc Kỳ, Trung Kỳ vào Nam Kỳ, sản xuất lúa gạo v.v. Tác giả Phan Khánh là một kỹ sư cao cấp trong ngành thuỷ lợi, sau ngày thống nhất đất nước, ông được cử vào Miền Nam công tác. Bằng nhiệt huyết, đam mê nghề, ông đã từng tham gia phác hoạ, thiết kế nhiều công trình thuỷ lợi ở ĐBSCL. Là một người hay ghi chép, viết sách nên Phan Khánh đã xuất bản nhiều sách liên quan đến kênh đào như: Sơ thảo lịch sử thuỷ lợi Việt Nam từ tháng 8 – 1945 đến tháng 12 năm 1995, nhà xuất bản Chính Trị Quốc gia – Hà Nội – 1997; Đồng bằng sông Cửu Long - Lịch sử và lũ lụt, nhà xuất bản Nông nghiệp – Hà Nội – 2001; 300 năm Nam Bộ làm thủy lợi, nhà xuất bản Nông nghiệp – Tp.HCM – 11
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0