intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Tiến sĩ Văn học: Tiểu thuyết của các nhà văn dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc sau 1986 từ góc nhìn văn hóa

Chia sẻ: Thi Thui | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:164

68
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu: Luận án nghiên cứu tiểu thuyết của các nhà văn DTTS MNPB sau 1986 từ góc nhìn văn hóa nhằm chỉ ra cái nhìn độc đáo và dấu ấn văn hóa tộc người trong tư duy nghệ thuật của họ. Mời các bạn tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Tiến sĩ Văn học: Tiểu thuyết của các nhà văn dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc sau 1986 từ góc nhìn văn hóa

VIỆN HÀN LÂM<br /> KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM<br /> HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI<br /> <br /> BẾ THỊ THU HUYỀN<br /> <br /> TIỂU THUYẾT CỦA CÁC NHÀ VĂN DÂN TỘC<br /> THIỂU SỐ MIỀN NÚI PHÍA BẮC SAU 1986<br /> TỪ GÓC NHÌN VĂN HÓA<br /> Ngành: Văn học Việt Nam<br /> Mã số: 9. 22. 01. 21<br /> <br /> LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC<br /> <br /> NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:<br /> PGS.TS. NGUYỄN ĐĂNG ĐIỆP<br /> <br /> HÀ NỘI - 2018<br /> <br /> LỜI CAM ĐOAN<br /> <br /> Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu trong<br /> luận án đều được trích dẫn nguồn trung thực. Những kết luận khoa học của luận án<br /> chưa được ai công bố trong bất kỳ công trình nào.<br /> Tác giả luận án<br /> <br /> BẾ THỊ THU HUYỀN<br /> <br /> DANH MỤC CÁC TỪ NGỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN<br /> <br /> DTTS: dân tộc thiểu số<br /> MNPB: miền núi phía Bắc<br /> GNVH: góc nhìn văn hóa<br /> <br /> MỤC LỤC<br /> <br /> MỞ ĐẦU .......................................................................................................................... 1<br /> CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU .................................. 6<br /> 1.1. Tình hình nghiên cứu về tiểu thuyết của các tác giả DTTS MNPB sau 1986 ........... 6<br /> 1.2. Tình hình nghiên cứu văn học từ góc nhìn văn hóa ................................................. 14<br /> 1.3. Đánh giá tình hình nghiên cứu và hướng tiếp cận của đề tài .................................. 21<br /> CHƯƠNG 2. NHỮNG TIỀN ĐỀ TỰ NHIÊN, LỊCH SỬ, VĂN HÓA, XÃ HỘI VÀ<br /> DIỆN MẠO TIỂU THUYẾT CỦA CÁC NHÀ VĂN DTTS MNPB SAU 1986 ...... 26<br /> 2.1. Những tiền đề tự nhiên lịch sử, văn hóa, xã hội khu vực MNPB......................... ... 26<br /> 2.2. Diện mạo tiểu thuyết của các nhà văn DTTS MNPB sau 1986 ............................... 46<br /> CHƯƠNG 3. HỆ BIỂU TƯỢNG TRONG TIỂU THUYẾT CỦA CÁC NHÀ VĂN<br /> DTTS MNPB SAU 1986 ................................................................................................ 60<br /> 3.1. Giới thuyết về biểu tượng................................................ ....................................... .60<br /> 3.2. Hệ biểu tượng về thiên nhiên............................................................................... ... .64<br /> 3.3. Hệ biểu tượng về con người................................................................................. ... .77<br /> 3.4. Hệ biểu tượng về văn hóa xã hội.......................................................................... .. .92<br /> CHƯƠNG 4. MỘT SỐ PHƯƠNG THỨC BIỂU ĐẠT VĂN HÓA TRONG TIỂU<br /> THUYẾT CỦA CÁC NHÀ VĂN DTTS MNPB SAU 1986 ..................................... 111<br /> 4.1. Nghệ thuật sử dụng huyền thoại ............................................................................. 111<br /> 4.2. Nghệ thuật sử dụng các motif................................................................................. 119<br /> 4.3. Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ ................................................................................ 130<br /> KẾT LUẬN .................................................................................................................. 146<br /> DANH MỤC CÔNG TRÌNH TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 150<br /> DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................... 151<br /> <br /> MỞ ĐẦU<br /> 1. Tính cấp thiết của đề tài<br /> 1.1. Sau 1986, đất nước bước vào thời kì Đổi mới trên nhiều lĩnh vực trong đó có<br /> văn học nghệ thuật. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền văn học nước nhà, văn học<br /> các DTTS Việt Nam với tư cách là một bộ phận cấu thành và không thể thiếu của nền văn<br /> học ấy, đã đạt được một bước tiến dài cả về số lượng và chất lượng. Trong đội ngũ nhà<br /> văn DTTS Việt Nam hiện đại, khu vực MNPB là khu vực có sự phát triển nổi bật hơn cả,<br /> với nhiều gương mặt các nhà văn thuộc nhiều DTTS khác nhau, có những đóng góp đáng<br /> kể ở thể loại tiểu thuyết: Vi Hồng, Triều Ân, Ma Trường Nguyên, Hoàng Luận, Hữu Tiến,<br /> Hoàng Quảng Uyên, Cao Duy Sơn, Chu Thanh Hương (dân tộc Tày), Vương Trung, Cầm<br /> Hùng, Thái Tâm (dân tộc Thái), Hà Trung Nghĩa (dân tộc Mường), Địch Ngọc Lân (dân<br /> tộc Nùng), Lù Dín Siềng (dân tộc Giáy), Mã Anh Lâm (dân tộc Mông)…<br /> 1.2. Khu vực MNPB là khu vực đặc sắc trong bản đồ các vùng văn hóa Việt<br /> Nam, ở đây có những đặc trưng của một vùng văn hóa hội tụ đầy đủ những tinh hoa<br /> văn hóa độc đáo, dễ khu biệt với các vùng miền khác trên cả nước. Đó là khu vực sinh<br /> sống của đồng bào các DTTS: Tày, Thái, Mông, Nùng, Dao, Mường, Giáy…. với bản<br /> sắc văn hóa riêng biệt, độc đáo mang dấu ấn đặc trưng của mỗi tộc người. Mỗi nhà văn<br /> là con đẻ của một nền văn hóa, vừa tiếp nhận, hấp thụ vừa bồi đắp, tô điểm thêm cho<br /> nền văn hóa mà họ thuộc về. Bởi vậy, một cách tự nhiên, đời sống văn hóa của đồng<br /> bào đã in dấu vào sáng tác tiểu thuyết của các nhà văn DTTS MNPB đậm nét và vô<br /> cùng độc đáo. Đây là vùng văn hóa có sự giao thoa, tiếp biến và tích hợp khá rõ giữa<br /> văn hóa của các tộc người cùng sinh sống, giữa văn hóa truyền thống và văn hóa hiện<br /> đại. Đây cũng là nơi đánh dấu sự ra đời của tác phẩm đầu tiên thuộc thể loại tiểu<br /> thuyết của đồng bào các DTTS (tiểu thuyết Muối lên rừng của nhà văn dân tộc Tày<br /> Nông Minh Châu) – có ý nghĩa đánh một dấu mốc hoàn thiện trong hành trình phát<br /> triển về mặt thể loại của văn học DTTS; là khu vực tập trung đông nhất những người<br /> cầm bút là đồng bào dân tộc, cũng là khu vực có nhiều kết tinh nghệ thuật nhất cả<br /> nước ở thể loại tiểu thuyết. Nghiên cứu tiểu thuyết của các nhà văn DTTS MNPB sau<br /> 1986 là một việc làm cần thiết một mặt nhằm khẳng định sự nỗ lực vượt bậc của đội<br /> ngũ các nhà văn DTTS MNPB trên hành trình hoàn thiện về thể loại đồng thời khám<br /> phá những nét riêng đặc sắc làm nên gương mặt văn hóa của đồng bào các DTTS<br /> MNPB trong tiểu thuyết của chính họ.<br /> <br /> 1<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2