intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Văn học: Ý thức nữ quyền trong thơ nữ Việt Nam giai đoạn từ 1986 đến nay (qua một số trường hợp tiêu biểu)

Chia sẻ: Phan Phan | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

110
lượt xem
17
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án với mục tiêu nghiên cứu để làm rõ thêm những vấn đề lý thuyết về nữ quyền, việc tiếp nhận ý thức nữ quyền phương Tây vào thực tiễn nghiên cứu đời sống văn học Việt Nam; việc các tác giả Việt Nam (trong trường hợp này là thơ nữ giai đoạn từ 1986 đến nay) tiếp nhận và thể hiện ý thức nữ quyền ra sao trong sáng tạo nghệ thuật trên cả hai phương diện nội dung và nghệ thuật, từ đó hướng đến sự hình. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Văn học: Ý thức nữ quyền trong thơ nữ Việt Nam giai đoạn từ 1986 đến nay (qua một số trường hợp tiêu biểu)

VIỆN HÀN LÂM<br /> KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM<br /> HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI<br /> KHẢM<br /> <br /> NGUYỄN THỊ HƢỞNG<br /> <br /> Ý THỨC NỮ QUYỀN TRONG THƠ NỮ<br /> VIỆT NAM GIAI ĐOẠN TỪ 1986 ĐẾN NAY<br /> (QUA MỘT SỐ TRƢỜNG HỢP TIÊU BIỂU)<br /> <br /> Chuyên ngành: Văn học Việt Nam<br /> Mã số<br /> <br /> : 62 22 01 21<br /> <br /> TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC<br /> PGS.<br /> <br /> HÀ NỘI, 2016<br /> <br /> Công trình đƣợc hoàn thành tại:<br /> HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI<br /> <br /> Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS. Lƣu Khánh Thơ<br /> <br /> Phản biện 1: GS. TS. Trần Đình Sử<br /> <br /> Trường Đại học Sư phạm Hà Nội<br /> Phản biện 2: PGS. TS. Trần Khánh Thành<br /> <br /> Trường Đại học KHXH&NV, Đại học Quốc gia Hà Nội<br /> Phản biện 3: PGS. TS. Ngô Văn Giá<br /> <br /> Trường Đại học Văn hóa Hà Nội<br /> Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học<br /> viện tại: Học viện khoa học xã hội<br /> <br /> Vào hồi ...... giờ, ngày ....... tháng ...... năm 2016<br /> <br /> Có thể tìm hiểu luận án tại:<br /> - Thư viện Quốc gia Việt Nam<br /> - Thư viện Học viện Khoa học xã hội<br /> <br /> DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ<br /> 1. Nguyễn Thị Hưởng (2014), “Hình ảnh thơ Phan Huyền Thư và<br /> Vi Thùy Linh”, Tạp chí Nhân lực khoa học xã hội, (5), tr.63-68.<br /> 2. Nguyễn Thị Hưởng (2015), “Ngôn ngữ thơ Phan Huyền Thư và<br /> Vi Thùy Linh”, Kỷ yếu Ngữ học trẻ 2015, Hà Nội, tr.912-915.<br /> 3. Nguyễn Thị Hưởng (2016), “Ý thức nữ quyền trong thơ ca cổ<br /> điển Việt Nam”, Tạp chí Nhân lực khoa học xã hội, (1), tr.8087.<br /> 4. Nguyễn Thị Hưởng (2016), “Vấn đề giải phóng nhu cầu bản<br /> năng trong thơ nữ đương đại”, Tạp chí Nghiên cứu văn học, (1),<br /> tr.108-114.<br /> <br /> MỞ ĐẦU<br /> 1. Tính cấp thiết của đề tài<br /> 1.1. Trong bối cảnh của thời đại mới, văn học nói chung, thơ nói<br /> riêng đã có những chuyển biến mạnh mẽ, trong đó, không thể không nhắc<br /> tới sự xuất hiện và khẳng định tiếng nói của đội ngũ tác giả nữ trẻ. Đặc biệt,<br /> điều kiện giao lưu và hội nhập quốc tế, đời sống xã hội, tư tưởng, văn hóa<br /> khá cởi mở đã giúp cho họ được thể hiện bản ngã, cá tính sáng tạo độc đáo<br /> của mình.<br /> 1.2. Trong sáng tạo nghệ thuật nói chung và thơ ca nói riêng, thế hệ<br /> các nhà thơ nữ trẻ giai đoạn từ 1986 đến nay đã mang đến cho đời sống văn<br /> học một tiếng nói mới mẻ, đầy đam mê và nhiệt huyết. Trong sáng tác của họ,<br /> chúng tôi nhận thấy vấn đề ý thức nữ quyền được đề cập tới một cách khá<br /> trực diện, với muôn sắc điệu. Nghiên cứu về ý thức nữ quyền trong thơ của<br /> họ, chúng tôi cũng muốn hướng đến việc khẳng định tài năng, vị trí, bản lĩnh<br /> và phong cách thơ của các tác giả nữ giai đoạn từ 1986 đến nay, góp phần<br /> vào việc khái quát diện mạo thơ đương đại nói chung.<br /> 1.3. Số lượng những bài viết, bài nghiên cứu về thơ trẻ và ý thức nữ<br /> quyền trong thơ trẻ nói chung khá phong phú. Tuy nhiên, hầu hết các công trình<br /> nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở một vài khía cạnh nội dung, nghệ thuật và cũng<br /> mới chỉ đề cập đến một, hai hiện tượng đơn lẻ. Đôi khi, vẫn còn nhiều những ý<br /> kiến khen, chê khá chủ quan, thiên về cảm tính. Việc khảo sát trên diện rộng về ý<br /> thức nữ quyền và việc thể hiện ý thức nữ quyền trong thơ trẻ giai đoạn từ 1986<br /> đến nay sẽ giúp chúng tôi có được một cách nhìn, một phương diện đánh giá<br /> khách quan hơn, chân xác hơn về những đóng góp của họ cho văn học dân tộc.<br /> 2. Mục đích và nghiệm vụ nghiên cứu của luận án<br /> 2.1. Mục đích nghiên cứu<br /> Thực hiện đề tài nghiên cứu này, chúng tôi hướng đến việc làm rõ<br /> thêm những vấn đề lý thuyết về nữ quyền, việc tiếp nhận ý thức nữ quyền<br /> phương Tây vào thực tiễn nghiên cứu đời sống văn học Việt Nam; việc các<br /> tác giả Việt Nam (trong trường hợp này là thơ nữ giai đoạn từ 1986 đến<br /> nay) tiếp nhận và thể hiện ý thức nữ quyền ra sao trong sáng tạo nghệ thuật<br /> trên cả hai phương diện nội dung và nghệ thuật, từ đó hướng đến sự hình<br /> 1<br /> <br /> dung trên những nét tiêu biểu và đặc trưng nhất của một hệ hình thơ ca nữ<br /> Việt Nam giai đoạn hiện nay.<br /> 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu<br /> - Giới thiệu tổng quan về vấn đề nữ quyền, nữ quyền luận của<br /> phương Tây và sự du nhập lí thuyết nữ quyền luận vào văn học Việt Nam<br /> đương đại; - Khái lược về nữ quyền và sự thể hiện ý thức nữ quyền trong văn<br /> xuôi và trong thơ Việt Nam; - Sự thể hiện ý thức nữ quyền trong thơ nữ Việt<br /> Nam giai đoạn trước 1986; - Các cấp độ thể hiện ý thức nữ quyền trong thơ<br /> nữ Việt Nam giai đoạn từ 1986 đến nay; - Một số phương thức nghệ thuật thể<br /> hiện ý thức nữ quyền trong thơ nữ Việt Nam giai đoạn từ 1986 đến nay.<br /> 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án<br /> 3.1. Đối tượng nghiên cứu là ý thức nữ quyền trong thơ của đội ngũ<br /> các tác giả nữ sau đây: (1) Dư Thị Hoàn, (2) Phạm Thị Ngọc Liên, (3) Tuyết<br /> Nga, (4) Đinh Thị Như Thúy, (5) Lê Ngân Hằng, (6) Phan Huyền Thư , (7) Ly<br /> Hoàng Ly, (8) Bình Nguyên Trang, (9) Vi Thùy Linh và (10) Trương Quế Chi.<br /> 3.2. Phạm vi nghiên cứu<br /> Trong khuôn khổ đề tài, chúng tôi lựa chọn phạm vi nghiên cứu của luận<br /> án là thơ của 10 tác giả nữ tiêu biểu được nhắc đến ở tiểu mục 3.1. trên đây.<br /> 4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận án<br /> 4.1. Phương pháp luận nghiên cứu của luận án<br /> Ngoài phương pháp luận chung của nghiên cứu khoa học xã hội<br /> nhân văn, thực hiện đề tài nghiên cứu này, chúng tôi xác định việc triển<br /> khai trên nguyên tắc phương pháp luận riêng sau đây:<br /> - Đặt văn học nghệ thuật trong chỉnh thể kiến trúc thượng tầng, cụ thể<br /> là đặt văn học mang nội dung ý thức nữ quyền trong mối quan hệ với cơ sở<br /> kinh tế cùng với hệ ý thức xã hội cũng như các thiết chế chính trị - xã hội tương<br /> ứng để thấy được nguyên nhân xuất hiện cũng như quá trình phát triển của văn<br /> học mang nội dung ý thức nữ quyền trong nền văn học dân tộc;<br /> - Vận dụng linh hoạt lý thuyết phương Tây, cụ thể là lý thuyết nữ<br /> quyền trong nghiên cứu thực tiễn đời sống văn học Việt Nam.<br /> - Nhìn nhận các cấp độ nội dung cũng như những phương thức nghệ<br /> thuật thể hiện ý thức nữ quyền trong thơ nữ Việt Nam giai đoạn từ 1986 đến<br /> nay từ thực tiễn đời sống văn hóa, chính trị - xã hội của dân tộc.<br /> 2<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2