Luận văn Tình hình sử dụng nguồn nhân lực và các chínhsách phát triểnở Việt Nam
lượt xem 41
download
Tham khảo luận văn - đề án 'luận văn tình hình sử dụng nguồn nhân lực và các chínhsách phát triểnở việt nam', luận văn - báo cáo, kinh tế - thương mại phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Tình hình sử dụng nguồn nhân lực và các chínhsách phát triểnở Việt Nam
- MỤC LỤC Phần 1: TẦM QUAN TRỌNG CỦA ĐỀ TÀI............................................................................3 Phần 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ SỬ DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC......................5 2.1 Khái niệm nguồn nhân lực.................................................................................................5 2.2 Chính sách phát triển nguồn nhân lực là gì?....................................................................8 2.3 Đặc trưng cơ bản về nguồn nhân lực..............................................................................8 2.3.1. Đặc trưng về sinh học........................................................................................................8 2.3.2 Đặc trưng về số lượng.......................................................................................................9 2.3.3 Đặc trưng về chất lượng ...................................................................................................9 2.4 Phân loại nguồn nhân lực...................................................................................................10 2.4.1 Căn cứ vào nguồn gốc hình thành ......................................................................................10 2.4.2 Căn cứ vào vai trò của từng bộ phận nguồn nhân lực .....................................................11 Phần 3: THỰC TRẠNG VỀ VẤN ĐỀ SỬ DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC CỦA VIỆT NAM NĂM 2011.....................................................................................................................................13 3.1 Đặc điểm về dân số Việt Nam...........................................................................................13 3.1.1 Về mặt số lượng (Quy mô)................................................................................................13 3.1.2 Cơ cấu dân số theo giới tính...............................................................................................13 3.1.3 Cơ cấu nguồn dân số theo nhóm tuổi.................................................................................14 3.1.4 Về tình hình phân bố...........................................................................................................18 3.2 Thực trạng về nguồn nhân lực VN và vấn đề sử dụng nguồn nhân lực năm 2011..........................................................................................................19 3.2.1 Thực trạng về nguồn nhân lực VN.....................................................................................19 3.2.2 Vấn đề sử dụng nguồn nhân lực Việt Nam.......................................................................24 3.2.2.1 Quy mô và phân bố lực lượng lao động..........................................................................24 3.2.2.2 Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động..................................................................................25 3.2.2.3 Đặc trưng của lực lượng lao động..................................................................................29 3.2.2.3.1 Tuổi................................................................................................................................29 3.2.2.3.2 Theo trình độ chuyên môn kỹ thuật..............................................................................29 3.2.3 Chỉ số phát triển con người HDI của Việt Nam...............................................................31 3.2.4 Tình hình xuất nhập khẩu lao động ở Việt Nam năm 2011..............................................32 3.3 Chính sách đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của Việt Nam.................................33 3.3.1 Chính sách đối với các nguồn lực trong đào tạo, phát triển nguồn nhân lực ..................33 3.3.2 Chính sách đối với các trường học.....................................................................................35 3.3.3.Chính sách đối với nhà giáo................................................................................................38 3.3.4 Chính sách đối với người học.............................................................................................38 3.3.5 Chính sách quản lý giáo dục...............................................................................................39 Phần 4: KẾT LUẬN...................................................................................................................41 4.1 Nhận xét chung về chính sách đào tạo và phát triển nguồn nhân lực Việt Nam......41 4.1.1 Thành tựu và ưu điểm.........................................................................................................41 4.1.2 Những hạn chế, tiêu cực.....................................................................................................42 4.2 Phương hướng và giải pháp chung cho vấn đề nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực năm 2011-2020............................44 4.2.1 Phương hướng.....................................................................................................................44 4.1.2 Giải pháp..............................................................................................................................48 Nguồn lực Việt Nam
- Phần 1: TẦM QUAN TRỌNG CỦA ĐỀ TÀI Bất cứ một chương trình phát triển kinh tế xã hội nào của một đất nước, một địa phương, hay một doanh nghiệp thì sự thành hay bại thường xuất phát t ừ một số yếu tố cơ bản như: tài nguyên thiên nhiên, vốn, công nghệ và lao động. Trong các yếu tố cơ bản quan trọng này thì việc quyết định sự phát triển kinh tế xã hội đó chính là nhân tố con người. Đây cũng là yếu tố đầu vào quan trọng đối với mọi doanh nghiệp hiện nay. Nếu trình độ nghề nghiệp của người lao động thấp thì tài nguyên, vốn và công nghệ cũng sẽ trở thành lãng phí và t ất y ếu d ẫn đến hiệu quả kinh tế thấp. Do tính quan trọng này, để làm rõ vấn đề em chọn đề tài “Tình hình sử dụng nguồn nhân lực và các chính sách phát triển ở Việt Nam ”. Mục tiêu chung của tiêu luận là : đánh giá thực trạng sử dụng nguồn nhân lực ở Việt nam hiện nay. Mục tiêu cụ thể: Tổng quát về tình hình lao động ở Việt nam hiện nay; Phân tích thực trạng sử dụng nguồn nhân lực. Để đạt mục tiêu nêu trên, phương pháp nghiên cứu được áp dụng là : phương pháp thu thập số liệu, thông tin từ t ạp chí, internet; ph ương pháp th ống kê và phân tích định tính. Ngày nay với sự phát triển của nền kinh tế thị trường thì đòi h ỏi phải có đội ngũ lao động kỹ thuật với số lượng và chất lượng ngày càng cao. Ở nước ta lực lượng lao động khá dồi dào, có trình độ học vấn căn bản làm cơ sở cho vi ệc đào tạo nghề nghiệp và nhanh chóng tiếp thu khoa học kỹ thuật mới, sẵn sàng để được tham gia vào các chương trình kinh tế xã hội của địa phương, kể cả tham gia xuất khẩu lao động và người lao động hầu h ết h ọ đ ều c ần cù, ch ịu khó làm việc, có ý thức học hỏi và chấp hành n ội quy, ch ấp hành lu ật pháp khá nghiêm túc. Đây chính là nguồn lực ban đầu cần thiết cho những quy ết định đ ầu tư trong nước cũng như kêu gọi hợp tác đầu tư của nước ngoài vào các dự án phát triển kinh tế. Nhưng để nguồn nhân lực đó trở thành nội l ực th ực s ự m ạnh cho việc gọi vốn, thu hút công nghệ, khai thác tiềm năng thiên nhiên thì ph ải đẩy mạnh hơn nữa sự nghiệp đào tạo nghề nghiệp cho người lao động. Vì hi ện nay trình độ qua đào tạo lành nghề ở nước ta còn thấp như vậy thì khó có th ể tạo ra hiệu quả trong việc sử dụng vốn, công nghệ và khai thác ti ềm năng, càng khó khăn để cạnh tranh về chất lượng hàng hóa và càng khó cho việc gi ải quy ết việc làm. Ở nước ta mỗi năm có khoảng có 1,2 triệu người đến tuổi lao động và được bổ sung vào lực lượng lao động của đất nước. Thế nhưng số lượng lao động thì được bổ sung mà chất lượng thì lại hạn chế. Phần lớn lao động xuất thân từ nông thôn, chưa qua học nghề bài bản, thiếu tác phong công nghiệp..v.v.v, nên nhiều doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng nhiều lao động l ại Nguồn lực Việt Nam
- không tuyển được hoặc tuyển dụng rồi mà chưa hài lòng về chất lượng. Mặc khác, hiện nay Việt Nam chính thức đã gia nh ập Tổ chức Th ương mại Th ế gi ới (WTO), và sẽ mở cửa thị trường rộng rãi trong nhiều lĩnh vực. Đối với lao động Việt Nam thì hiện nay mới chỉ có 25% trong số 42 triệu lao động qua đào tạo; khoảng 80% thanh niên (18 – 23 tuổi) bước vào thị trường lao đ ộng ch ưa qua đào tạo nghề; dư thừa lao động phổ thông, thiếu lao động kỹ thuật lành nghề, thiếu chuyên gia, doanh nhân, nhà quản lý, cán bộ hành chính, cán b ộ qu ản lý chất lượng cao, cán bộ khoa học và công nghệ có trình độ cao. Chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam chỉ đạt 3,79/10 so với 5,78/10 của Trung Qu ốc và 4,04/10 của Thái Lan, đây là những thách thức đối với nguồn nhân lực Việt Nam. Bên cạnh đó gia nhập WTO đồng nghĩa việc Vi ệt Nam gia nh ập chu ỗi phân công lao động toàn cầu. Do có nguồn nhân lực trẻ, d ồi dào và giá nhân công rẻ, trong ngắn hạn, Việt Nam có lợi thế so sánh về việc làm ở các lĩnh vực sử dụng nhiều lao động. Tuy nhiên, nếu chỉ dừng ở yếu tố lao động rẻ thì sẽ không thể biến thế mạnh đó thành cơ hội. Ngoài ra yếu tố lao động rẻ chỉ có lợi thế đối những ngành kinh tế sử dụng nhiều lao động, không là lợi thế đối với những ngành kinh tế sử dụng công nghệ cao hoặc ngành sử dụng nhiều vốn. Đối với doanh nghiệp, gia nhập WTO buộc các doanh nghiệp của Việt Nam phải không ngừng nâng cao tính cạnh tranh, cải tiến trang thiết bị, nâng cao năng suất, sử dụng hợp lý và có hiệu quả các nguồn lực, kể cả nguồn lực lao động. Sức ép sẽ ngày càng tăng, nhất là đối với khu vực kinh tế quốc doanh. Vi ệc phát triển nguồn nhân lực là một trong những vấn đề quan tâm hàng đầu. Các ch ủ doanh nghiệp đều cảm nhận được rằng, nền kinh tế ngày càng phát triển quá trình hội nhập quốc tế ngày càng rộng mở thì việc thu hút nhân lực có trình đ ộ càng cạnh tranh gay gắt nhất là trong tình hình hiện nay khi Việt Nam gia nh ập WTO những tập đoàn quốc gia với lợi thế cạnh tranh về chính sách đãi ng ộ, s ẽ thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước vào chỗ khó khăn hơn, phải đương đầu với cuộc chiến giành giật nhân tài. Chúng ta đang bước vào thế kỷ XXI, với dự báo là trình đ ộ khoa h ọc k ỹ thuật thế giới sẽ phát triển như vũ bão và đất nước ta cũng trên đ ường ti ến mạnh lên công nghiệp hóa hiện đại hóa. Để giành được m ục tiêu đó, có l ẽ m ột trong những việc phải được ưu tiên đầu tư đó là xây dựng nguồn nhân l ực trong đó cần thiết phải trang bị và không ngừng nâng cao trình độ ngh ề nghiệp cho người lao động, xem đó là điểm tựa của hệ thống đòn bẩy đ ể th ực hi ện các chương trình phát triển kinh tế xã hội. Tóm lại, “việc phát triển nguồn nhân lực”, một việc làm hết sức cần thiết trong giai đoạn hiện nay và cho lâu dài về sau. Có th ể nói, trình đ ộ lao động hay chất lượng của nguồn nhân lực là y ếu tố quy ết định nh ất cho s ự phát triển kinh tế xã hội nói chung và cho doanh nghiệp nói riêng. Nguồn lực Việt Nam
- Phần 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ SỬ DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC 2.1 Khái niệm nguồn nhân lực Theo giáo trình kinh tế lao động, Nguồn nhân lực l à nguồn lực về con người được nghi ên cứu dưới nhiều khía cạnh. Theo nghĩa hẹp nó bao gồm các nhóm dân cư trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động, như vậy nguồn nhân lực tương đương với nguồn lao động. Theo nghĩa rộng nguồn nhân lực gồm những người từ đủ 15 tuổi trở l ên, nó là tổng hợp những cá nhân, những con người cụ thể tham gia vào quá trình lao động. Theo thuật ngữ trong lĩnh vực lao động của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội “nguồn nhân lực là tiềm năng về lao động trong một thời kỳ xác định của một quốc gia, suy rộng ra có thể được xác đinh trên một địa phương, một ngành hay một vùng. Đây là nguồn nhân lực quan trọng nhất để phát triển kinh tế xã hội.” Ở nhiều nơi còn hiểu rằng nguồn nhân lực đồng nhất với lực lượng lao động. Theo ILO, lực lượng lao động là một bộ phận dân số trong độ tuổi quy định, thực tế có tham gia lao động và những người không có việc làm đang tích cực tìm kiếm việc làm. Khái niệm nguồn lao động rộng hơn khái niệm lực lượng lao động. Nó không ch ỉ bao g ồm c ả lực lượng lao động mà còn bao gồm cả bộ phận dân số từ đủ 15 tu ổi trở lên có khả năng lao động, nhưng chưa tham gia gia hoạt động kinh tế như: đang đi h ọc, n ội tr ợ gia đình, không có nhu cầu làm việc hoặc trong tình trạng khác (nghỉ hưởng chế độ nhưng vẫn có khả năng lao động). Như vậy, ở một không gian và thời gian xác định, khái niệm nguồn nhân lực đồng nghĩa với nguồn lao động. Nguồn lực Việt Nam
- Sơ đồ 2.1 : Mối quan hệ giữa quy mô dân số từ đủ 15 tuổi trở lên với lực lượng lao động và nguồn lao động ở Việt Nam Nguồn nhân lực được xem xét dưới 2 giác độ là số lượng và chất lượng: + Số lượng nguồn nhân lực: Đo lường thông qua chỉ ti êu quy mô và tốc độ tăng. Các chỉ tiêu này có liên quan mật thiết với quy mô và tốc độ tăng dân số. Quy mô v à tốc độ tăng dân số càng lớn thì quy mô và tốc độ tăng nguồn nhân lực c àng lớn và ngược lại. Tuy nhi ên sự tác động đó phải sau một khoảng thời gian nhất định mới có biểu hiện rõ (vì con người phải phát triển đến một mức độ nhất định mới trở thành người có sức lao động, có khả năng lao động). + Chất lượng nguồn nhân lực: là trạng thái nhất định của nguồn nhân lực, thể hiện mối quan hệ giữa các yếu tố cấu th ành nên bản chất bên trong của nguồn nhân lực. Chất lượng nguồn nhân lực là chỉ tiêu phản ánh trình độ phát triển kinh tế và đời sống người dân trong m ột x ã hội nhất định. Chất lượng nguồn nhân lực thể hiện thông qua một hệ thống các chỉ tiêu, trong đó có các chỉ tiêu chủ yếu sau: Chỉ tiêu biểu hiện trạng thái sức khỏe của nguồn nhân lực: Sức khỏe là trạng thái thoải mái về thể chất cũng như tinh thần c ủa con người, và đ ược bi ểu hiện thông qua nhiều chuẩn mức đo lường về chiều cao, cân nặng, các giác quan nội khoa, ngoại khoa… Bên cạnh việc đánh giá trạng thái sức khỏe của người lao động, người ta c òn nêu ra các chỉ tiêu đánh giá của một quốc gia như tỷ lệ sinh, chết, tăng tự nhiên… Chỉ tiêu biểu hiện trình độ văn hóa của Nguồn nhân lực: Trình độ văn hóa của nguồn nhân lực là trạng thái hiểu biết của người lao động đối với những kiến thức phổ thông về tự nhi ên và xã hội. Trong chừng mực nhất định, trình độ văn Nguồn lực Việt Nam
- hóa dân cư biểu hiện mặt bằng dân trí của một quốc gia. Trình độ văn hóa của nguồn nhân lực được lượng hóa qua các quan hệ tỷ lệ. - Số lượng và tỷ lệ biết chữ. - Số lượng và tỷ lệ người qua các cấp học như tiểu học (cấp I), phổ thông c ơ sở (c ấp II), trung học phổ thông (cấp III), cao đẳng, đại học, trên đại học… Trình độ văn hóa của nguồn nhân lực là chỉ tiêu hết sức quan trọng phản ánh chất lượng nguồn nhân lực và có tác động mạnh mẽ tới quá trình phát triển kinh tế xã hội. Trình độ văn hóa cao tạo khả năng tiếp thu và vận dụng một cách nhanh chóng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào thực tiễn. Chỉ tiêu biểu hiện trình độ chuyên môn kỹ thuật nguồn nhân lực Trình độ chuyên môn kỹ thuật là trạng thái hiểu biết, khả năng thực hành về một chuyên môn nghề nghiệp nào đó được biểu hiện thong qua các chỉ tiêu: - Số lượng lao động được đào tạo và chưa qua đào tạo; - Cơ cấu lao động được đào tạo: + Cấp đào tạo (sơ cấp, trung cấp, cao cấp). + Công nhân kỹ thuật và cán bộ chuyên môn; + Trình độ đào tạo (cơ cấu bậc thợ, cơ cấu ngành nghề…) Chỉ tiêu trình độ chuyên môn kỹ thuật của nguồn nhân lực là chỉ tiêu quan trọng nhất phản ánh chất lượng nguồn nhân lực, thông qua chỉ tiêu quan trọng này cho thấy nâng lực sản xuất của con người trong ngành, trong một quốc gia, một vùng lãnh thổ, khả năng sử dụng khoa học hiện đại vào sản xuất. Chỉ số phát triển con người (HDI – Human development index) chỉ số này được tính theo ba chỉ tiêu chủ yếu: - Tuổi thọ bình quân; - Thu nhập bình quân GDP/người. - Trình độ học vấn (tỷ lệ biết chữ và số năm đi học trung bình dân cư). Chỉ tiêu HDI là chỉ tiêu đánh giá sự phát triển con người về kinh tế có tính đến chất lượng cuộc sống và công bằng, tiến bộ xã hội. Ngoài những chỉ tiêu trên, người ta còn xem xét năng lực phẩm chất nguồn nhân lực thông qua các chỉ tiêu: truyền thống lịch sử, nền văn hóa, văn minh, phong tục tập quán của dân tộc… Chỉ tiêu này nhấn mạnh đến ý chí, năng lực tinh thần của người lao động. 2.2 Chính sách phát triển nguồn nhân lực là gì? Theo nghĩa rộng: chính sách phát triển nguồn nhân lực là những chủ trương đường lối liên quan đến sự vận động và phát triển nguồn nhân lực. Theo nghĩa hẹp: chính sách phát triển nguồn nhân lực bao gồm các bi ện pháp m ục tiêu phát triển của nhà nước nhằm hoàn thiện và nâng cao ch ất l ượng ngu ồn nhân l ực (trí tuệ, thể chất, phẩm chất tâm lý) đáp ứng đòi hỏi về nguồn nhân lực cho sự phát tri ển kinh t ế - xã h ội trong từng giai đoạn khác nhau. Nguồn lực Việt Nam
- 2.3 Đặc trưng cơ bản về nguồn nhân lực 2.3.1. Đặc trưng về sinh học : Triết học Mác lê nin cho rằng, lao động là hoạt động b ản ch ất c ủa con ng ười. Con ng ười bằng hoạt động lao động của mình đã làm biến đổi bản chất tự nhiên và t ạo ra b ản ch ất xã hội của chính mình. Con người không chỉ sống trong môi trường tự nhiên, mà còn s ống trong môi trường xã hội, nên tự nhiên và xã hội trong m ỗi con người gắn bó khăng khít v ới nhau. Yếu tố sinh học trong mỗi con người không phải tồn tại bên c ạnh yếu t ố xã h ội, mà chúng hòa quyện vào nhau và tồn tại trong yếu tố xã hội. B ản tính t ự nhiên c ủa con ng ười chuy ển vào bản tính xã hội của con người và được cải tiến ở trong đó. Theo quan điểm của triết học của Mác lê nin, ho ạt động của con người ch ủ yếu là ho ạt đ ộng sản xuất, hoạt động cải tạo tự nhiên, cải tạo xã hội và thông qua nh ững ho ạt đ ộng này, con người cải tạo chính bản thân mình, làm cho con người ngay càng hoàn thi ện. Chính nh ững hoạt động này đã làm biến đổi mặt sinh học của con người và làm cho nó mang tính người tính xã hội, và cũng chính hoạt động thực tiễn ấy đã làm cho nhu cầu sinh vật ở con người trở thành nhu cầu xã hội. Ph.Ăng ghen đã viết: lao động là điều ki ện c ơ bản đ ầu tiên c ủa toàn b ộ đời sống loài người và như thế đến mức mà trên một ý nghĩa nào đó, chúng ta ph ải nói: lao động đã sáng tạo ra bản thân con người. 2.3.2 Đặc trưng về số lượng : Được xác định dựa trên quy mô, cơ cấu tuổi, giới tính và sự phân bố theo khu vực và vùng lãnh thổ của dân cư. Ở nước ta, số lượng nguồn nhân lực được xác định bao gồm t ổng s ố người trong độ tuổi lao động (nam 15-60, n ữ 15-55) vì người lao đ ộng ph ải “ít nh ất đ ủ 15 tuổi” (Điều 6 Bộ luật lao động) và được hưởng chế độ hưu trí hàng năm khi có đ ủ đi ều ki ện về tuổi đời (nam: 60, nữ: 55) và thời gian đóng bảo hiểm xã h ội (20 năm tr ở lên) (đi ều 45), đây là lực lượng lao động tiềm tàng của nền kinh tế xã hội. Luật lao động đã quy định giới hạn trên c ủa độ tu ổi lao đ ộng đ ối v ới nam là 60, đ ối v ới n ữ là 55. Việc quy định này xuất phát từ tính ưu việt của chế độ xã hội nước ta, ưu tiên phụ n ữ được quyền nghỉ hưu sớm hơn nam giới 5 tuổi do phait sinh đẻ nuôi dạy và chăm sóc tr ẻ em mà thể lực bị giảm sút ( cũng như sự ưu tiên đối với lao đ ộng trong m ột s ố ngành vùng đ ặc biệt…) trong điều kiện nền kinh tế chưa phát triển mạnh. Sau hơn 50 năm thực hiện, đến nay chính sách ưu tiên này đã bộc lộ một số nhược điểm làm h ạn ch ế đi ều ki ện phát tri ển và nâng cao năng lực địa vị của phụ nữ trong xã hội vì th ời gian v ề h ưu s ớm h ơn nên nhi ều c ơ quan đơn vị đã ngừng việc đào tạo, bồi dưỡng đề bạt… đối với lao động nữ. Do đó, số lượng và tỷ lệ phụ nữ đạt trình độ cao trong đào tạo cũng như trong các v ị trí lãnh đ ạo bi h ạn ch ế. Trong thực tế, tuổi thọ của phụ nữ cao hơn nam giới, do sinh đẻ ít h ơn ở đô tu ổi sau 40, khi con đã lớn, gia đình ổn định, người phụ nữ co điều kiện học tập nâng cao trình độ và làm việc tốt hơn. Nhiều kết quả nghiên cứu y học lao động đã khẳng định, khả năng lao đ ộng c ơ b ắp Nguồn lực Việt Nam
- của phụ nữ luôn luôn kém hơn nam giới ở mọi lứa tuổi nhưng lao động trí tuê thì không kém hơn… Nhờ tiến bộ kỹ thuật của thời đai, lao động trí tuệ ngày càng phát tri ển, lao động cơ bắp ngày càng giảm xuống cùng với sự phát triển nhanh chóng của ngành d ịch v ụ… cho phép phu n ữ tham gia ngày càng nhiều hơn vào các hoạt động sản xuất xã hội. Vì vậy, nếu coi đây là m ột sự ưu tiên thì nên quy định “ Phụ nữ được quyền nghỉ hưu sớm hơn nam gi ới 5 tu ổi khi có nguyện vọng (không bắt buộc)”. Đây cũng là m ột biên pháp đảm bảo quy ền bình đ ẳng và phát triển vì sự tiến bộ của phụ nữ nói riêng và phát triển nguồn nhân lực nói chung. Sự gia tăng tổng dân số là cơ sở hình thành và gia tăng ngu ồn nhân l ực, có nghĩa là s ự gia tăng dân số sau 15 năm sẽ kéo theo sự gia tăng nguồn nhân lực. Nhưng nhịp đ ộ tăng dân s ố ch ậm lại cũng không làm giảm ngay lập tức nhịp độ tăng nguồn nhân lực. 2.3.3 Đặc trưng về chất lượng : Chất lượng nguồn nhân lực thể hiện trạng thái nhất định của nguồn nhân lực với tư cách v ừa là một khách thể vật chất đặc biệt, vừa là chủ thể của m ọi ho ạt đ ộng kinh t ế và các quan h ệ xã hội. Chất lượng nguồn nhân lực là tổng thể những nét đặc trưng, phản ánh bản ch ất, tính đặc thù liên quan trực tiếp tới hoạt động sản xuất và phát triển con người. Do đó chất lượng nguồn nhân lực là khái niệm tổng hợp, bao gồm những nét đặc tr ưng v ề trạng thái thể lực, trí lực, năng lực, phong cách đạo đức, lối sống và tinh thần c ủa nguồn nhân lực: trạng thái sức khỏe, trình độ học vấn, trình độ chuyên môn k ỹ thu ật, c ơ c ấu nghề nghiệp, thành phần xã hội… Trong đó, trình độ học vấn là yếu tố quan trọng nhất vì nó không chỉ là cơ sở để đào tạo kỹ năng nghề nghiệp mà còn là yếu tố hình thành nhân cách và l ối sống của mỗi con người. Chất lượng nguồn nhân lực liên quan tr ực ti ếp đ ến nhi ều lĩnh v ực như đảm bảo dinh dưỡng và chăm sóc sức khỏe, giáo dục và đào tạo, lao đ ộng và vi ệc làm gắn với tiến bộ kỹ thuật, trả công lao động và các mối quan hệ xã hội khác, ch ất l ượng nguồn nhân lực cao có tác động làm tăng năng suất lao động. Trong thời đại tiến bộ kỹ thuật, một nước cần và có thể đưa chất lượng ngu ồn nhân l ực vượt trước trình độ phát triển của cơ sở vật chất trong nước để sẵn sàng đón nh ận ti ến b ộ kỹ thuật công nghệ, hòa nhập với nhịp độ phát triển nhân loại. 2.4 Phân loại nguồn nhân lực Tùy theo giác độ nghiên cứu mà người ta phân chia nguồn nhân l ực theo các tiêu th ức khác nhau: 2.4.1 Căn cứ vào nguồn gốc hình thành : Một là, nguồn nhân lực có sẵn trong dân số, bao gồm những người trong đ ộ tu ổi lao đ ộng có khả năng lao động. Theo thống k ê của liên hợp quốc nhóm này là dân số hoạt động (Active population). Độ tuổi lao động là giới hạn về tâm sinh lý mà theo đó con người có đủ điều ki ện tham gia vào quá trình lao động. Việc quy định giới hạn độ tuổi lao động phụ thuộc vào điều ki ện kinh Nguồn lực Việt Nam
- tế xã hội của từng nước và trong từng thời kỳ. Ở nước ta quy định giới hạn độ tuổi lao động là từ tròn 15 tuổi đến tròn 55 tuổi (đối với nữ) và 60 tuổi (đối với nam giới). Nguồn nhân lực có sẵn trong dân số chiếm tỷ lệ cao (thường là 50%). Trên thế giới căn cứ vào quan hệ tỷ lệ trên, trong và tuổi lao động, người ta chia dân số v à nguồn nhân lực ra 3 dạng sau: - Tỷ lệ lao động cao (gần 50% dân số), tỷ lệ trên tuổi lao động thấp (khoảng 10%). Đây là dân số trẻ thời gian ở các nước đang phát triển. Dạng này hầu hết khả năng tăng dân số và nguồn nhân lực cao hoặc quá cao. - Tỷ lệ dân số trên tuổi và dưới tuổi lao động vừa phải. Đây là dân sô tương đối ổn định. - Tỷ lệ dân số thấp hơn tỷ lệ tr ên tuổi lao động. Đây là dạng dân số già (thoái triển) báo hơn trong tỷ lệ dân số thấp hoặc rất thấp. Hai là, nguồn nhân lực tham gia hoạt động kinh tế c òn gọi là dân số hoạt động kinh tế. Đây là số người có công ăn việc làm, đang hoạt động trong các ngành kinh tế quốc dân. Như vậy nguồn nhân lực này không bao gồm những người trong độ tuổi lao động có khả năng hoặc động kinh tế nhưng thực tế không tham gia hoạt động kinh tế (thất nghiệp, có khả năng l àm việc song không muốn làm việc, đang học tập…). Ba là, nguồn nhân lực dự trữ. Nguồn nhân lực này bao gồm những người trong độ tuổi lao động nhưng vì những lí do khác nhau chưa tham gia hoạt động kinh tế song khi cần có thể huy động được. Cụ thể là: - Những người làm công việc nội trợ trong gia đình. Đây là nguồn nhân lực đáng kể bao gồm đại bộ phận lao động nữ. Họ l àm những việc phục vụ gia đình, những công việc thường đa dạng và khá vất vả đặc biệt ở những nước đang phát triển. Công việc nội trợ l à những hoạt động có ích và cần thiết, khi có thuận lợi, loại lao động n ày có thể gia nhập vào hoạt động kinh tế xã hội. - Những người tốt nghiệp ở các trường phổ thông trung học v à chuyên nghiệp song chưa có việc làm, được coi là nguồn nhân lực dự trữ quan trọng và có chất lượng. Đây là nguồn nhân lực ở độ tuổi thanh niên có học vấn có trình độ cao. Tuy nhiên đối với nguồn nhân lực n ày cần được phân chia tỷ mỉ hơn để có thể sử dụng hợp lý hơn (số tốt nghi ệp phổ thông trung học, số tốt nghiệp trung học chuyên nghiệp, đại học, công nhân kỹ thuật, cao đẳng…). - Những người hoàn thành nghĩa vụ quân sự. - Những người trong độ tuổi lao động đang bị thất nghiệp… 2.4.2 Căn cứ vào vai trò của từng bộ phận nguồn nhân lực : - Nguồn lao động chính: Đây là bộ phận nguồn nhân lực nằm trong độ tuổi lao động và là bộ phận quan trọng nhất. - Nguồn lao động phụ: Đây là bộ phận dân cư nằm ngoài độ tuổi lao động có thể v à cần tham gia vào nền sản xuất xã hội đặc biệt ở các nước kém phát triển. Ở nước ta quy định số người dưới tuổi lao động thiếu từ 1 – 3 tuổi và trên tuổi lao động vượt từ 1 – 5 tuổi thực tế có tham gia lao động được quy ra lao động chín h với hệ số quy đổi là 1/3 và ½ ứng với người dưới và Nguồn lực Việt Nam
- trên tuổi. Hiện nay có ý kiến cho rằng không n ên tính số trẻ em dưới tuổi lao động vào nguồn nhân lực. - Nguồn lao động bổ sung: là bộ phận nguồn nhân lực được bổ sung từ các nguồn khác (số người hết hạn nghĩa vụ quân sự, số người trong độ tuổi thôi học ra tr ường, số người lao động ở nước ngoài trở về…). Sơ đồ 2.2: Hệ thống phân loại nguồn nhân lực Nguồn lực Việt Nam
- Phần 3: THỰC TRẠNG VỀ VẤN ĐỀ SỬ DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC CỦA VIỆT NAM NĂM 2011 3.1 Đặc điểm về dân số Việt Nam 3.1.1 Về mặt số lượng (Quy mô) Dân số Việt Nam có đến 1/4/2011 là 87.610.947 người (tăng 863.140 người so v ới 1/4/2010). Dân số thành thị là 26.779.978 người, chiếm 30,6% và dân số nam là 43.347.731 người, chi ếm 49,5% tổng dân số. Vùng có quy mô dân số lớn nhất là Đ ồng b ằng sông H ồng (19.883.325 người), tiếp đến là Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung (18.994.709 người). Tây Nguyên là vùng có số dân ít nhất (5.278.679 người). Bảng 3.1: Quy mô dân số chia theo giới tính, thành thị/nông thôn và vùng kinh tế -xã h ội, 1/4/2011 3.1.2 Cơ cấu dân số theo giới tính Cơ cấu nguồn nhân lực theo giới tính được đo bằng tỷ số gi ới tính, đ ược đ ịnh nghĩa là s ố lượng nam giới trên 100 nữ giới. Tỷ số giới tính của toàn bộ dân số n ước ta t ừ tr ước đ ến nay luôn nhỏ hơn 100. Ngoài nguyên nhân chủ yếu (nam gi ới có m ức t ử vong tr ội h ơn n ữ gi ới), hiện tượng này của Việt Nam còn bị ảnh hưởng của các cuộc chi ến tranh trong th ế k ỷ 20. Tuy nhiên, tỷ số giới tính có xu hướng tăng liên tục sau khi Vi ệt Nam th ống nh ất vào năm 1975. Cụ thể, tỷ số giới tính thu thập được của các cuộc Tổng điều tra dân s ố năm 1989, 1999, 2009 và Điều tra biến động dân số năm 2010 và 2011 tương ứng là 94,7; 96,4; 97,6; 97,7 và 97,9 nam/100 nữ. Nguồn lực Việt Nam
- Hình 3.1: Tỷ số giới tính của dân số Việt Nam, thời kỳ 1960-2011 3.1.3 Cơ cấu nguồn dân số theo nhóm tuổi Cơ cấu nguồn nhân lực theo giới tính và nhóm tuổi phản ánh b ức tranh t ổng quát v ề m ức sinh, mức chết và tốc độ gia tăng dân số của các thế hệ sinh cho đ ến th ời đi ểm đi ều tra. M ột công cụ hữu ích để mô tả cơ cấu dân số theo gi ới tính và nhóm tu ổi là tháp dân s ố, hay còn gọi là tháp tuổi. Hình 3.2 trình bày Tháp dân số Vi ệt Nam theo s ố li ệu Đi ều tra bi ến đ ộng dân số năm 2011. Nguồn lực Việt Nam
- Hình 3.2: Tháp dân số Việt Nam, 1/4/2011 Nguồn lực Việt Nam
- Do mức độ sinh gần đây đã giảm đáng kể trong khi tuổi thọ trung bình ngày càng tăng đã làm cho dân số nước ta có xu hướng già hoá với tỷ trọng dân s ố tr ẻ gi ảm và t ỷ tr ọng ng ười già ngày càng tăng. Sự thu hẹp của ba thanh ở đáy tháp đối với c ả nam và n ữ chứng t ỏ r ằng m ức sinh của dân số nước ta giảm liên tục và nhanh. Bảng 3.2: Phân bố dân số theo giới tính và tỷ số giới tính chia theo nhóm tuổi, 1/4/2011 Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi còn được sử dụng để tính tỷ s ố ph ụ thu ộc, m ột ch ỉ tiêu bi ểu thị gánh nặng của dân số trong tuổi lao động. Chỉ tiêu này phản ánh tác đ ộng c ủa m ức đ ộ sinh và mức độ chết đến cơ cấu tuổi và lực lượng lao động. Tỷ số phụ thuộc chung biểu thị phần trăm số người dưới 15 tuổi (0-14) và từ 65 tuổi tr ở lên trên 100 người ở nhóm tuổi 15-64. Bảng 3.3: Tỷ số phụ thuộc, thời kỳ 1989 – 2011 Nguồn lực Việt Nam
- Số liệu trong Bảng 3.3 cho thấy, tỷ số phụ thu ộc chung của n ước ta có xu h ướng gi ảm nhanh qua các năm, giảm từ 78,2% (năm 1989) xuống 63,6% (năm 1999) và 45,0% vào năm 2011. S ự giảm này chủ yếu là do hiệu quả của công tác dân số và kế hoạch hoá gia đình đã làm gi ảm tỷ lệ sinh dẫn đến tỷ số phụ thuộc trẻ em giảm mạnh nên mặc dù tuổi thọ tăng và ng ười già sống lâu hơn đã làm cho tỷ lệ phụ thuộc người già tăng lên nhưng t ỷ s ố ph ụ thu ộc chung v ẫn giảm. Điều đó chứng tỏ gánh nặng của dân số trong độ tuổi có khả năng lao đ ộng c ủa n ước ta ngày càng giảm đi. Do kết quả của quá trình già hoá dân số, tỷ số ph ụ thu ộc người già tăng kể từ năm 1989 và còn tiếp tục tăng trong những năm tới. Bảng 3.4 phản ánh rõ hơn xu hướng già hoá dân s ố nh ư đã nói ở trên. T ỷ tr ọng dân s ố d ưới 15 tuổi giảm từ 33,1% năm 1999 xuống còn 24,0% năm 2011. Tuổi thọ trung bình của dân số ngày càng cao đã làm cho tỷ trọng người từ 65 tuổi trở lên tăng. Năm 1999, tỷ tr ọng nh ững người từ 65 tuổi trở lên là 5,8%, con số này của năm 2011 đạt 7,0%. Nguồn lực Việt Nam
- Bảng 3.4: Tỷ trọng dân số dưới 15 tuổi, 15-64 tuổi, 65 tuổi trở lên và chỉ số già hóa, thời kỳ 1989-2011 Một trong những chỉ tiêu quan trọng biểu thị xu hướng già hoá của dân số là chỉ số già hoá, đó là tỷ số giữa dân số từ 60 tuổi trở lên so với dân số dưới 15 tuổi tính theo phần trăm. Ch ỉ s ố này phản ánh cấu trúc của dân số phụ thuộc. Chỉ số già hoá đã tăng t ừ 18,2% năm 1989 lên 24,3% năm 1999 và đạt 41,1% năm 2011. Điều đó cho thấy xu hướng già hoá dân số ở nước ta diễn ra khá nhanh trong hai thập kỷ qua. 3.1.4 Về tình hình phân bố Với mật độ dân số 265 người/km2, Việt Nam là một trong những n ước có m ật đ ộ dân s ố cao trong khu vực cũng như trên thế giới. Mật độ dân số Việt Nam đứng thứ ba ở khu v ực Đông Nam Á, chỉ sau Phi-líp-pin (319 người/km2) và Xinga- po (7.565 người/km2) và đ ứng th ứ 16 trong số 51 quốc gia và vùng lãnh thổ ở Châu Á. Mật độ dân số c ủa vùng Đ ồng b ằng sông Hồng cao nhất nước, đạt 944 người/km2, tiếp theo là vùng Đông Nam B ộ, v ới m ật đ ộ dân s ố 631 người/km2, 2 vùng này tập trung tới 39,7% dân số cả n ước nhưng chỉ chiếm 13,5% diện tích lãnh thổ. Tây Nguyên là vùng có mật độ dân số thấp nhất cả n ước (97 người/km2). Đi ều này cho thấy, nguồn nhân lực Việt Nam phân bố không đều và có sự khác biệt lớn theo vùng. Nguồn lực Việt Nam
- Bảng 3.5: Phân bố diện tích đất, dân số và mật độ dân số chia theo vùng kinh tế - xã hội, 1/4/2011 3.2 Thực trạng về nguồn nhân lực VN và vấn đề sử dụng nguồn nhân lực năm 2011 3.2.1 Thực trạng về nguồn nhân lực VN Vấn đề nguồn nhân lực thực chất là vấn đề con người. Xây dựng ngu ồn nhân l ực Vi ệt Nam tức là xây dựng con người Việt Nam có đủ tầm vóc, tố chất, tiêu chuẩn, tài đ ức, đ ủ s ức đ ảm đương công việc được giao. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vừa công bố dân số Việt Nam là 87 tri ệu ng ười, x ếp th ứ 13 trên thế giới về dân số. Theo tính toán của Quỹ Dân số Liên hiệp qu ốc, đ ến gi ữa th ế k ỷ XXI, dân số Việt Nam có thể đạt ngưỡng 100 triệu người. Ngân hàng thế giới (WB) đánh giá chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam hiện nay đạt 3,79 đi ểm (thang đi ểm 10), x ếp th ứ 11 trong số 12 nước ở châu Á tham gia xếp hạng. Chỉ s ố cạnh tranh ngu ồn nhân l ực Vi ệt Nam đạt 3,39/10 điểm và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Vi ệt Nam xếp thứ 73/133 n ước được xếp hạng. Tuổi thọ trung bình của người Việt Nam hiện nay là 75. Nguồn nhân lực từ nông dân (Nông-lâm-ngư nghiệp) : Nông dân Việt Nam chiếm khoảng hơn 61 triệu 433 nghìn người, bằng khoảng 73% dân số của cả n ước. Cả nước có khoảng 113.700 trang trại, 7.240 hợp tác xã nông, lâm nghi ệp, th ủy sản; có 217 làng ngh ề, 40% sản phẩm từ các ngành, nghề của nông dân được xuất khẩu đ ến h ơn 100 n ước. Nh ư vậy, so với trước đây, nông thôn nước ta đã có những chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, nguồn nhân lực trong nông dân ở nước ta vẫn chưa đ ược khai thác, ch ưa được tổ chức đầy đủ. Người nông dân chẳng có ai dạy nghề trồng lúa. Họ đều tự làm. Đ ến lượt con cháu họ cũng tự làm. Có người nói rằng, nghề trồng lúa là ngh ề d ễ nh ất, không c ần phải hướng dẫn cũng có thể làm được. Ở các nước phát triển, họ không nghĩ nh ư v ậy. M ọi người dân trong làng đều được hướng dẫn tỷ mỷ về nghề tr ồng lúa tr ước khi l ội xu ống Nguồn lực Việt Nam
- ruộng. Hiện có từ 80 đến 90% lao động nông, lâm, ngư nghiệp và nh ững cán b ộ qu ản lý nông thôn chưa được đào tạo. Điều này phản ánh chất lượng nguồn nhân lực trong nông dân còn rất yếu kém. Sự yếu kém này đẫ dẫn đến tình trạng sản xuất nông nghi ệp n ước ta vẫn còn đang trong tình trạng sản xuất nhỏ, manh mún, sản xuất theo kiểu truyền thống, hiệu quả sản xuất thấp. Việc liên kết "bốn nhà" (nhà nước, nhà nông, nhà khoa học, nhà doanh nghi ệp) hiện đang còn là hình thức. Tình trạng đất nông nghiệp ngày càng thu hẹp, làm cho m ột bộ phận lao động ở nông thôn dôi ra, không có việc làm. Từ năm 2000 đến năm 2007, m ỗi năm nhà n ước thu h ồi khoảng 72 nghìn ha đất nông nghiệp để phát triển công nghiệp, xây dựng đô thị. Chính vì nguồn nhân lực trong nông thôn chưa được khai thác, đào t ạo, cho nên m ột b ộ phận nhân dân ở nông thôn không có việc làm ở các khu công nghiệp, công trường. Tình tr ạng hiện nay là các doanh nghiệp đang thiếu nghiêm trọng thợ có tay nghề cao, trong khi đó, l ực lượng lao động ở nông thôn lại dư thừa rất nhiều; chất lượng lao động rất thấp. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do khâu tổ chức lao động và quy hoạch lao động trong nông thôn chưa tốt. Chính sách đối với nông nghi ệp, nông dân, nông thôn ch ưa đ ồng b ộ, chưa mang tính khuyến khích và tính cạnh tranh. Nguồn nhân lực từ công nhân (Công nghiệp) : Về số lượng giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay có khoảng 10 triệu người (kể cả khoảng 500 nghìn công nhân đang làm việc ở nước ngoại, tại trên 40 nước và vùng lãnh thổ với hơn 30 nhóm ngành nghề ở n ước ngoài và 2 tri ệu hộ lao động kinh doanh cá thể). Số công nhân có trình độ cao đẳng, đại học ở Vi ệt Nam có khoảng 150 nghìn người. Nhìn chung, công nhân có tay nghề cao chiếm tỷ lệ thấp so v ới đ ội ngũ công nhân nói chung. Cả nước, tính đến năm 2007, có 262 trường dạy nghề, 599 trung tâm d ạy ngh ề. Tr ường trung cấp công nghiệp đến năm 2008 là 275. Theo số li ệu m ới th ống kê đ ược, tính đ ến cu ối năm 2010, cả nước có 123 trường cao đẳng dạy nghề, 303 trường trung cấp nghề; 810 trung tâm dạy nghề; hơn 1.000 cơ sở khác có tham gia dạy nghề. Dạy ngh ề trình đ ộ trung c ấp t ừ 75,6 nghìn tăng lên 360 nghìn người; có khoảng 600 nghề có nhu cầu đào t ạo. Đ ến cu ối năm 2010, cả nước có 123 trường cao đẳng dạy nghề; 303 trường trung cấp ngh ề; 810 trung tâm dạy nghề, hơn 1.000 cơ sở khác có tham gia dạy nghề. Dạy nghề trình đ ộ trung c ấp t ừ 75,6 nghìn tăng lên 360 nghìn người. Trong các ngành nghề của công nhân, tỷ lệ công nhân cơ khí và công nhân làm việc trong các nhà máy, xí nghiệp công nghiệp nặng còn rất thấp , khoảng 20% trong tổng số công nhân của cả nước, trong khi đó, công nhân trong các ngành công nghi ệp nhẹ, ch ế bi ến th ực ph ẩm lại chiếm tỷ lệ cao, khoảng 40%. Vì đồng lương còn thấp, công nhân không thể sống trọn đời v ới ngh ề, mà phải kiêm thêm nghề phụ khác như đi làm xe ôm trong buổi tối và ngày nghỉ, làm ngh ề th ủ công, buôn bán thêm, cho nên đã dẫn đến tình trạng nhiều người vừa là công nhân, v ừa không phải là công nhân. Nguồn lực Việt Nam
- Nhìn chung, qua hơn 25 năm đổi mới, cùng với quá trình công nghi ệp hóa, hi ện đại hóa đất nước, giai cấp công nhân nước ta đã có những chuyển biến tích c ực, tăng nhanh v ề s ố l ượng, đa dạng về cơ cấu, chất lượng được nâng lên từng bước. Trong quá trình phát tri ển kinh t ế - xã hội Việt Nam, việc làm và đời sống của giai cấp công nhân ngày càng được c ải thi ện . Bên cạnh đó, sự phát triển của giai cấp công nhân chưa đáp ứng được yêu cầu về số lượng, chất lượng, kỹ năng nghề nghiệp; thiếu nhiều các chuyên gia kỹ thuật, công nhân lành ngh ề; tác phong công nghiệp và kỷ luật lao động còn nhiều hạn chế; phần lớn công nhân xu ất thân t ừ nông dân, chưa được đào tạo cơ bản và có hệ thống. "Địa vị chính trị c ủa giai cấp công nhân chưa thể hiện đầy đủ". Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do quá trình phát triển kinh tế - xã hội trong quá trình đổi mới đã mở ra một giai đoạn lịch sử mới trong sự phát tri ển c ủa giai c ấp công nhân Việt Nam. Bên cạnh đó, những hạn chế, yếu kém trong phát triển kinh tế - xã h ội ảnh h ưởng không nhỏ đến việc làm, đời sống, tâm tư, tình cảm của công nhân; nh ững chính sách v ề giai cấp công nhân tuy đã ban hành, nhưng chưa sát hợp với tình hình th ực t ế c ủa giai c ấp công nhân. Trong các doanh nghiệp và người sử dụng lao đ ộng, không ít tr ường h ợp còn vi ph ạm chính sách đối với công nhân và người lao động. Nguồn nhân lực từ trí thức, công chức, viên chức: Nếu tính sinh viên đại học và cao đẳng trở lên được xem là trí thức, thì đội ngũ trí thức Việt Nam trong những năm gần đây tăng nhanh. Riêng sinh viên đại học và cao đẳng phát tri ển nhanh: năm 2000, c ả n ước có 899,5 nghìn người; năm 2002: 1.020,7 nghìn người; năm 2003: 1.131 nghìn người; năm 2004: 1.319,8 nghìn người. Năm 2005: 1,387,1 nghìn người; năm 2006 (m ới tính s ơ bộ: prel): 1,666, 2 nghìn người,… Cả nước có khoảng 14 nghìn tiến sĩ và tiến sĩ khoa học; 1.131 giáo sư; 5.253 phó giáo sư; 16 nghìn người có trình độ thạc sĩ; 30 nghìn cán bộ ho ạt động khoa h ọc và công nghệ; 52.129 giảng viên đại học, cao đẳng, trong đó có 49% c ủa số 47.700 có trình đ ộ th ạc sĩ trở lên, gần 14 nghìn giáo viên trung cấp chuyên nghiệp, 11.200 giáo viên dạy nghề và 925 nghìn giáo viên hệ phổ thông; gần 9.000 tiến sĩ được điều tra, thì có khoảng 70% giữ chức vụ quản lý và 30% thực sự làm chuyên môn. Đội ngũ trí thức Vi ệt Nam ở nước ngoài, hi ện có khoảng 300 nghìn người trong tổng số gần 3 tri ệu Vi ệt ki ều, trong đó có kho ảng 200 giáo s ư, tiến sĩ đang giảng dạy tại một số trường đại học trên thế giới. Số trường đại học tăng nhanh. Tính đến đầu năm 2007, Vi ệt Nam có 143 tr ường đ ại h ọc, đại học, học viện2; 178 trường cao đẳng; 285 trường trung cấp chuyên nghiệp và 1.691 c ơ s ở đào tạo nghề. Cả nước hiện có 74 trường và khối trung học phổ thông chuyên với t ổng số 47,5 nghìn học sinh tại 63/64 tỉnh, thành phố trực thu ộc trung ương và 7 tr ường đ ại h ọc chuyên. Tỷ lệ học sinh trung học phổ thông chuyên so với t ổng dân số c ủa c ả n ước đ ạt 0,05%, còn chiếm rất thấp so với thế giới. Các cơ sở giáo dục ngoài công lập ngày càng phát triển. Vào năm h ọc 2007-2008, c ả n ước có gần 6 nghìn cơ sở giáo dục mầm non, 95 trường tiểu học, 33 trường trung h ọc c ơ s ở, 651 trường trung học phổ thông, 308 cơ sở dạy nghề, 72 trường trung cấp chuyên nghi ệp và 64 trường cao đẳng, đại học là các cơ sở giáo dục ngoài công lập. Nguồn lực Việt Nam
- Số học sinh, sinh viên học tại các cơ sở giáo dục ngoài công l ập ngày càng tăng. Năm h ọc 2007-2008, tỷ lệ học sinh, sinh viên ngoài công lập là 15,6% (năm 2000 là 11,8%), trong đó, t ỷ lệ học sinh phổ thông là 9%, học sinh trung cấp chuyên nghi ệp là 18,2%, học ngh ề là 31,2%, sinh viên cao đẳng, đại học là 11,8%. Cả nước có 1.568/3.645 học sinh đọat giải trong kỳ thi h ọc sinh gi ỏi qu ốc gia trung h ọc phổ thông năm học 2007-2008. Đầu năm 2008, Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam đã trình lên Th ủ t ướng Chính ph ủ Vi ệt Nam dự án đào tạo 20 nghìn tiến sĩ trong giai đoạn 2007-2020 ở cả trong nước và ngoài n ước. Nhà nước đã dành một khoản ngân sách chi cho giáo dục và đào tạo là 76.200 t ỷ đ ồng, chiếm 20% tổng chi ngân sách nhà nước, tăng 14,1% so với thực hiện năm 2007. Bên cạnh nguồn nhân lực là trí thức trên đây, nguồn nhân lực là công chức, viên chức (cũng xuất thân từ trí thức) công tác tại các ngành của đất nước cũng tăng nhanh: Tổng số công chức, viên chức trong toàn ngành xuất bản là gần 5 nghìn ng ười làm vi ệc tại 54 nhà xuất bản trong cả nước. Tổng số nhà báo của cả nước là 14 nghìn phóng viên chuyên nghi ệp và hàng nghìn cán b ộ, kỹ sư, nghệ sĩ, nhân viên làm việc trong các cơ quan báo chí và hàng chục nghìn người khác là cộng tác viên, nhân viên, lao động tham gia các công đoạn in ấn, ti ếp thị qu ảng cáo, phát hành, làm việc tại 687 cơ quan báo chí, hơn 800 báo, tạp chí, báo đi ện t ử, đài phát thanh, truy ền hình. Đội ngũ công chức, viên chức của ngành thuế Việt Nam hi ện có gần 39 nghìn ng ười; ngành hải quan của Việt Nam là 7.800 người, ngành kho bạc là 13.536 người. Tính đến tháng 6-2005, đội ngũ cán bộ nghiên c ứu, ho ạch đ ịnh chính sách pháp lu ật c ủa các cơ quan trung ương là 824 người, trong đó có 43 ti ến sĩ lu ật (chi ếm 5,22%), 35 ti ến sĩ khác (chiếm 4,25%), 89 thạc sĩ luật (chiếm 10,08%), 43 thạc sĩ khác (chi ếm 5,22%), 459 đại học luật (chiếm 55,70%), 223 đại học khác (chiếm 27,06%), 64 người có 2 bằng vừa chuyên môn luật, vừa chuyên môn khác (chiếm 7,77%),… Cả n ước có 4.000 luật sư (tính ra c ứ 1 lu ật sư trên 24 nghìn người dân). Trí thức, công chức, viên chức trong các ngành ngh ề khác c ủa các c ơ quan trung ương và địa phương cũng tăng nhanh. Tổng nhân lực các hội, liên hiệp hội, viện, trung tâm (NGO) hiện có 52,893 người. Bên cạnh sự tăng nhanh từ nguồn nhân lực trí thức, công ch ức, viên ch ức đã d ẫn ra trên đây, thấy rằng, ở Việt Nam hiện nay, chất lượng nguồn nhân lực từ trí thức, công ch ức, viên chức còn yếu kém và bất cập. Đa số công chức, viên chức làm vi ệc trong các c ơ quan công quyền chưa hội đủ những tiêu chuẩn của một công chức, viên chức như trình đ ộ chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học, ảnh hưởng nhiều đến chất lượng công việc. Có 63% t ổng s ố sinh viên tốt nghiệp ra trường chưa có việc làm; không ít đơn vị nhận người vào làm, phải mất 1-2 năm đào tạo lại. Trong số 37% sinh viên có vi ệc làm, thì cũng không đáp ứng đ ược công việc. Bằng cấp đào tạo ở Việt Nam chưa được thị trường lao động qu ốc tế th ừa nhận. Năm 2007, số sinh viên tốt nghiệp đại học là 161.411 người. Theo ước tính, m ỗi tấm bằng Nguồn lực Việt Nam
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP: “Phân tích tình hình sử dụng lao động của công ty TNHH sản xuất và dịch vụ Mai Lâm”
80 p | 504 | 123
-
Luận văn Thạc sĩ Chuyên khoa cấp I: Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) tại khoa nội B bệnh viện đa khoa tỉnh Thái Bình năm 2010
72 p | 378 | 92
-
Tiểu luận tin học quản lý: Tình hình sử dụng internet của giới trẻ trình độ cao
21 p | 328 | 37
-
Luận văn Tình hình sử dụng nguồn nhân lực và các chính sách phát triểnở Việt Nam
51 p | 126 | 31
-
Khóa luận tốt nghiệp: Phân tích tình hình sử dụng lao động tạị công ty Scavi Huế giai đoạn 2011-2013
66 p | 169 | 23
-
Luận văn Dược sĩ Chuyên khoa cấp I: Khảo sát tình hình sử dụng thuốc arv và tuân thủ điều trị của bệnh nhân tại phòng khám ngoại trú điều trị HIV/AIDS Trung tâm y tế Trấn Yên - Yên Bái
0 p | 105 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Phân tích tình hình sử dụng vốn lưu động tại Công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại Dược phẩm Vi Bảo Ngọc
129 p | 24 | 14
-
Khóa luận tốt nghiệp ngành Tài chính - Ngân hàng: Phân tích tình hình sử dụng và huy động vốn tại công ty TNHH XNK Thương mại vận tải Khánh Hà
59 p | 69 | 13
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Phân tích tình hình sử dụng vốn lưu động tại Công ty Cổ phần Lương thực Đà Nẵng
27 p | 47 | 11
-
Luận văn thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Phân tích tình hình sử dụng vốn tại công ty TNHH Công nghệ ITIM
82 p | 71 | 7
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Phân tích tình hình sử dụng vốn lưu động tại CT cổ phần FPT
22 p | 11 | 7
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Phân tích tình hình sử dụng vốn lưu động tại Công ty TNHH Thương mại Dược phẩm Vi Bảo Ngọc
27 p | 33 | 6
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Phân tích tình hình sử dụng vốn lưu động tại Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Thương mại Dược phẩm Vi Bảo Ngọc
27 p | 73 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Kiểm soát và Bảo vệ môi trường: Đánh giá tình hình sử dụng đất tại Khu kinh tế Vân Phong, tỉnh Khánh Hoà
123 p | 45 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Phân tích tình hình sử dụng vốn lưu động tại Công ty cổ phần Lương thực Đà Nẵng
109 p | 9 | 4
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Phân tích tình hình sử dụng vốn tại Công ty cổ phần Thủy điện Vĩnh Sơn - Sông Hinh
27 p | 9 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Phân tích tình hình sử dụng vốn tại chi nhánh Công ty cổ phần thương mại và xây dựng Hồng Lam - Khách sạn Mường Thanh Luxury Sông Hàn
125 p | 4 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn