Luận văn Thạc sĩ Kiểm soát và Bảo vệ môi trường: Đánh giá tình hình sử dụng đất tại Khu kinh tế Vân Phong, tỉnh Khánh Hoà
lượt xem 5
download
Mục đích của đề tài nhằm phân tích thấy rõ tình hình sử dụng đất trong Khu kinh tế Vân Phong tỉnh Khánh Hoà, Trên cơ sở đó, đề xuất những giải pháp phù hợp để nâng cao hiệu quả sử dụng đất. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kiểm soát và Bảo vệ môi trường: Đánh giá tình hình sử dụng đất tại Khu kinh tế Vân Phong, tỉnh Khánh Hoà
- ÂAÛI HOÜC HUÃÚ TRÆÅÌNG ÂAÛI HOÜC NÄNG LÁM NGUYÃÙN TÁÚN QUÄÚC VYÎ ÂAÏNH GIAÏ TÇNH HÇNH SÆÍ DUÛNG ÂÁÚT TAÛI KHU KINH TÃÚ VÁN PHONG, TÈNH KHAÏNH HOÌA LUÁÛN VÀN THAÛC SÉ KIÃØM SOAÏT VAÌ BAÍO VÃÛ MÄI TRÆÅÌNG CHUYÃN NGAÌNH: QUAÍN LYÏ ÂÁÚT ÂAI MAÎ SÄÚ: 60.85.01.03 NGÆÅÌI HÆÅÏNG DÁÙN KHOA HOÜC TS. NGUYÃÙN HÆÎU NGÆÎ CHUÍ TËCH HÄÜI ÂÄÖNG CHÁÚM LUÁÛN VÀN HUẾ - 2016 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Tất cả các số liệu trong vùng nghiên cứu của luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ luận văn nào khác. Tôi xin cảm ơn mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này và tôi xin cam đoan các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc. Học viên Nguyễn Tấn Quốc Vỹ PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành đề tài này, ngoài sự nỗ lực của bản thân tôi xin cảm ơn Ban giám hiệu Trường Đại Học Nông Lâm Huế, Ban chủ nhiệm Khoa Tài nguyên đất và Môi trường nông nghiệp và các thầy cô giáo đã truyền đạt những kiến thức quý báu cho tôi. Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy TS Nguyễn Hữu Ngữ người đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo và luôn tạo điều kiện để cho tôi hoàn thành được luận văn này. Xin chân thành cảm ơn Ban Quản lý khu kinh tế Vân Phong tỉnh Khánh Hòa các doanh nghiệp, tổ chức... đã luôn tạo điều kiện thuận lợi để cho tôi trong việc thu thập số liệu để phục vụ cho đề tài. Sau cùng, tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến gia đình, bạn bè đã luôn tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt quá trình học tập cũng như thực hiện Luận văn. Tuy nhiên, do kiến thức của bản thân và thời gian thực tập còn hạn chế nên nội dung đề tài không tránh khỏi những sai sót và khiếm khuyết, kính mong nhận được sự giúp đỡ, góp ý, chỉ dẫn thêm của các thầy cô giáo và các bạn để luận văn được hoàn thiện hơn. Huế, ngày 30 tháng 5 năm 2016 Học viên Nguyễn Tấn Quốc Vỹ PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- iii TÓM TẮT Nghiên cứu đề tài: : “Đánh giá tình hình sử dụng đất tại Khu kinh tế Vân Phong, tỉnh Khánh Hoà”. Mục đích của đề tài nhằm phân tích thấy rõ tình hình sử dụng đất trong Khu kinh tế Vân Phong tỉnh Khánh Hoà, Trên cơ sở đó, đề xuất những giải pháp phù hợp để nâng cao hiệu quả sử dụng đất. Đề tài đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu như phương pháp điều tra, thu thập số liệu, tài liệu; phương pháp thu thập số liệu thứ cấp, sơ cấp; phương pháp so sánh; phương pháp xử lý số liệu và phân tích. Kết quả nghiên cứu cho thấy: - Về mặt kinh tế Mặc dù chưa có những sự đột biến rõ nét, nhưng cùng với sự hình thành và phát triển của KKT, các địa phương trong địa bàn KKT đã có những chuyển biến tích cực, GDP luôn tăng trưởng ở mức cao, thu ngân sách tăng TB 7,4%/năm, giá trị sản xuất công nghiệp tăng 12,1%/năm, số cơ sở kinh doanh thương mại dịch vụ cũng như số lao động thương mại dịch vụ tăng 7,5-8,5%/năm và số lượng khách du lịch đến địa bàn tăng 11,6%/năm từ 376.000 – đạt gần 1 triệu lượt trong năm 2015. Tính đến nay, KKT Vân Phong đã thu hút 151 dự án (119DA ĐTTN và 32DA ĐTNN) với tổng vốn đăng ký 1,49 tỷ USD, vốn thực hiện là 623 triệu USD đạt 42% vốn đăng ký. Ngoài ra, đang thực hiện thủ tục đăng ký cấp giấy chứng nhận đầu tư thu hút mới cho 15 dự án đầu tư (đã được thỏa thuận chủ trương đầu tư) với tổng số vốn 11,16 tỷ USD.Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 2015: doanh thu đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt 393,73 triệu USD, doanh nghiệp trong nước đạt 510,86 tỷ đồng; nộp ngân sách đạt 14,2 tỷ đồng và 4,86 triệu USD - Về mặt xã hội Sự phát triển của KKT Vân Phong giai đoạn 2006 – 2015 đã có tác động rất tích cực đến các mặt kinh tế xã hội của tỉnh Khánh hòa. Đối với vấn đề giải quyết việc làm, giai đoạn này Vân Phong đã giải quyết hàng ngàn việc làm thường xuyên cho người lao động, góp phần tích cực trong chuyển dịch cơ cấu lao động của tỉnh, thu nhập bình quân đầu người tăng lên, góp phần tích cực vào việc xóa đói giảm nghèo trên địa bàn. - Về mặt môi trường Các dự án đầu tư trên địa bàn Khu kinh tế đã thực hiện tốt chính sách, pháp luật về môi trường, tất cả các dự án mới, dự án đã đi vào hoạt động đều đảm bảo các thủ tục về bảo vệ môi trường; trong quá trình hoạt động, triển khai xây dựng đều được kiểm tra, giám sát đầy đủ. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- iv MỤC LỤC Lời cam đoan .......................................................................................................... i Lời cảm ơn............................................................................................................. ii Tóm tắt ........................................................................................................................... iii Mục lục ...........................................................................................................................iv Danh mục các từ viết tắt ............................................................................................... vii Danh mục các bảng...................................................................................................... viii Danh mục các biểu đồ ...................................................................................................ix Danh mục các hình ..........................................................................................................x MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1 1. Đặt vấn đề ....................................................................................................................1 2. Mục đích đề tài ............................................................................................................2 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn .....................................................................................2 3.1. Ý nghĩa khoa học ......................................................................................................2 3.2. Ý nghĩa thực tiễn ......................................................................................................2 Chương 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .......................................3 1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .......................................3 1.1.1. Khu kinh tế ............................................................................................................3 1.1.2. Điều kiện thành lập Khu kinh tế ............................................................................4 1.1.3. Những đặc trưng của Khu kinh tế .........................................................................4 1.1.4. Khái niệm về hiệu quả sử dụng đất .......................................................................5 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .................................10 1.2.1. Tình hình phát triển các Khu kinh tế trên thế giới ..............................................10 1.2.2. Tình hình phát triển các Khu kinh tế ven biển ở Việt Nam ................................ 13 1.2.3. Quá trình hình thành và phát triển của Khu kinh tế Vân Phong .........................19 1.2.4. Các chính sách ưu đãi áp dụng tại Khu kinh tế Vân Phong ................................ 20 1.2.5. Quy hoạch của Khu kinh tế Vân Phong .............................................................. 21 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- v CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................................................................................................42 2.1. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU .......................................................42 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ..........................................................................................42 2.1.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................. 42 2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ..................................................................................42 2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..........................................................................42 2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu .................................................................42 2.3.2. Phương pháp xử lý số liệu ...................................................................................43 2.3.3. Phương pháp so sánh ...........................................................................................43 2.3.4. Một số chỉ tiêu đánh giá ......................................................................................43 Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.......................................45 3.1. KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA KHU KINH TẾ VÂN PHONG ............................................................................................... 45 3.1.1 Khái quát về đặc điểm điều kiện tự nhiên Khu kinh tế Vân Phong .....................45 3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội Khu kinh tế Vân Phong..............................................52 3.2. TÌNH HÌNH SỬ DỤNG ĐẤT TRONG KHU KINH TẾ VÂN PHONG .............66 3.2.1. Hiện trạng sử dụng các loại đất ...........................................................................66 3.2.2. Biến động sử dụng đất của Khu kinh tế Vân Phong từ khi thành lập đến nay ......67 3.2.3. Hiện trạng quản lý, sử dụng đất các dự án tại Khu kinh tế Vân Phong ..............71 3.3. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT TRONG KHU KINH TẾ VÂN PHONG .........................................................................................................................79 3.3.1. Hiệu quả kinh tế...................................................................................................79 3.3.2. Hiệu quả xã hội ....................................................................................................83 3.3.3. Hiệu quả môi trường............................................................................................ 85 3.4. ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT TRONG KHU KINH TẾ VÂN PHONG .....................................................................................86 3.4.1. Giải pháp về đất đai ............................................................................................. 87 3.4.2. Giải pháp về chính sách .......................................................................................87 3.4.3. Giải pháp về xúc tiến và kêu gọi đầu tư .............................................................. 88 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- vi 3.4.4. Giải pháp hành chính ...........................................................................................89 3.4.5. Giải pháp tuyên truyền, vận động nhân dân ........................................................90 3.4.6. Nhóm giải pháp phát triển nguồn nhân lực .........................................................90 3.4.7. Nhóm giải pháp quản lý quy hoạch và bảo vệ môi trường sinh thái ...................90 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .....................................................................................92 I. KẾT LUẬN ................................................................................................................92 II. KIẾN NGHỊ ..............................................................................................................93 TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................95 PHỤ LỤC PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- vii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BQL : Ban quản lý CCN : Cụm công nghiệp CNH,ĐTH : Công nghiệp hoá, đô thị hoá CP : Cổ phần CSSX : Cơ sở sản xuất DT : Diện tích DTSD : Diện tích sử dụng FDI : Đầu tư trực tiếp nước ngoài KCN : Khu công nghiệp KKT : Khu kinh tế HQKT : Hiệu quả kinh tế MTV : Một thành viên NSNN : Ngân sách Nhà nước QHSDĐ : Quy hoạch sử dụng đất QCVN : Quy chuẩn Việt Nam SDĐ : Sử dụng đất TNHH : Trách nhiệm hữu hạn TNMT ; Tài nguyên môi trường UBND : Uỷ ban nhân dân tỉnh PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- viii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Các khu kinh tế biển ở Việt Nam tính đến tháng 12/2015và quy hoạch đến năm 2020 ....................................................................................................14 Bảng 3.1. Dòng chảy bình quân nhiều năm theo tần suất thiết kế ............................. 50 Bảng 3.2. Mực nước triều tại một số vị trí .................................................................50 Bảng 3.3. Hiện trạng dân số .......................................................................................53 Bảng 3.4. Một số chỉ tiêu hiện trạng phát triển kinh tế của Huyện Vạn Ninhvà TX. Ninh Hòa ....................................................................................................54 Bảng 3.5. Hệ thống đường tỉnh khu vực Vịnh Vân Phong ........................................55 Bảng 3.6. Các ga đường sắt trong khu vực khu kinh tế Vân Phong ..........................57 Bảng 3.7. Hệ thống bến cảng khu vực Vịnh Vân Phong ...........................................58 Bảng 3.8. Các công trình thuỷ lợi hồ đập hiện trạng trong khu vực ..........................61 Bảng 3.9. Tổng hợp hiện trạng sử dụng đất (phần đất liền và các đảo) .....................66 Bảng 3.10. Hiện trạng đất đai có liên quan đến các dự án ...........................................68 Bảng 3.11. Tổng hợp đồ án quy hoạch.........................................................................73 Bảng 3.12. Hiệu quả kinh tế của các dự án giai đoạn 2010 – 2015 ............................ 79 Bảng 3.13. Giá trị sản xuất kinh doanh (doanh thu) giai đoạn 2010-2015 ..................80 Bảng 3.14. Lợi nhuận của các dự án giai đoạn 2010-2015 ..........................................82 Bảng 3.15. Giá trị nộp ngân sách của các dự án giai đoạn 2010 – 2015 .....................82 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- ix DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1. Giá trị sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong nước..................80 giai đoạn 2010 -2015 ...........................................................................80 Biểu đồ 3.2. Giá trị sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài giai đoạn 2010 -2015 .................................................................81 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- x DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1. Vị trí các Khu kinh tế ven biểntheo định hướng Quy hoạch phát triển đến 2020............................................................................................................18 Hình 1.2. Ranh giới Khu kinh tế Vân Phong ............................................................. 22 Hình 1.3. Vị trí khu trung tâm Bán đảo Hòn Gốm trong KKT..................................24 Hình1.4. Hiện trạng khu vực Tuần Lễ - Hòn Ngang ................................................25 Hình 1.5. Minh họa tôn tạo cảnh quan sinh thái tự nhiênvà khai thác khu vực Tuần Lễ - Hòn Ngang cho du lịch cắm trại, du lịch cộng đồngvà dịch vụ nghỉ dưỡng quy mô nhỏ, ẩn trong rừng ............................................................. 26 Hình 1.6. Vị trí khu vực Đại Lãnh trong KKT ..........................................................27 Hình1.7. Vị trí khu vực từ Tu Bông đến đèo Cổ Mã trong KKT ............................. 28 Hình1.8. Hiện trạng sử dụng đất khu vực từ Nam Tu bông đến Nam đèo Cổ Mã ...29 Hình1.9. Định hướng tổ chức không gian Khu vực Tu Bông đến đèo Cổ Mã .........29 Hình1.10. Vị trí khu vực Vạn Giã và vùng phụ cận trong KKT ................................ 30 Hình1.11. Hiện trạng sử dụng đất khu vực thị trấn Vạn Giã và vùng phụ cận .........31 Hình 1.12. Cấu trúc quy hoạch giao thông hướng biển và hệ thống trung tâmgắn với không gian mặt nước..................................................................................32 Hình1.13. Định hướng phát triển không gian khu vực thị trấn Vạn Giãvà vùng phụ cận ..............................................................................................................32 Hình 1.14. Vị trí khu vực Đông Bắc Ninh Hòa và Lạc An trong KKT .......................33 Hình 1.15. Hiện trạng sử dụng đất và cấu trúc mặt nước khu vực Đông Bắc Ninh Hòa ....................................................................................................................33 Hình 1.16. Hiện trạng sử dụng đấtkhu vực Lạc An .....................................................34 Hình1.17. Vị trí khu vực Dốc Lết trong KKT ............................................................ 35 Hình 1.18. Hiện trạng khu vực Dốc Lết – Hòn Khói...................................................36 Hình 1.19. Hiện trạng và giải pháp cải tạo làng chài ...................................................37 Hình1.20. Vị trí khu vực trung tâm cũ của TX Ninh Hòa và phụ cận trong KKT .....37 Hình1.21. Hiện trạng khu đô thị trung tâm Ninh Hòa cũ ...........................................38 Hình 1.22. Định hướng phát triển không gian khu đô thị trung tâm Ninh Hòa cũvà phụ cận .......................................................................................................39 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- xi Hình1.23. Vị trí khu vực khu công nghiệp Ninh Phước trong KKT ..........................39 Hình1.24. Các mô hình cải tạo và xây dựng các điểm dân cư nông thôn ..................41 Hình 3.1. Khu vực Vịnh Vân Phong từ bản đồ vệ tinh..............................................45 Hình 3.2. Sơ đồ nhận diện các vùng cảnh quan địa hình đặc trưng ..........................46 Hình 3.3. Sơ đồ hiện trạng hệ thống giao thông khu kinh tế Vân Phong ..................59 Hình 3.4. Sơ đồ hiện trạng các dự án theo tiến độ thực hiện .....................................69 Hình 3.5. Sơ đồ hiện trạng các dự án và chủ trương đầu tư theo chức năng .............70 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 1 MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Trong những năm gần đây, để phát huy tối đa những lợi thế về địa lý, điều kiện tự nhiên, nguồn nội lực thì chúng ta đã bắt đầu hình thành hệ thống các khu kinh tế ven biển (KKT). Các khu kinh tế ven biển là nơi có không gian kinh tế riêng biệt với môi trường đầu tư và kinh doanh đặc biệt thuận lợi cho các nhà đầu tư. Là nơi có trục giao thông huyết mạch của quốc gia và quốc tế, dễ kiểm soát và giao lưu thuận tiện với trong nước và nước ngoài; có điều kiện thuận lợi và nguồn lực để đầu tư và phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật. Theo thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư thì tính đến nay đã có 15 KKT ven biển được thành lâp với tổng diện tích 697.800 ha, bao gồm2 KKT ở vùng Đồng bằng sông Hồng là: Vân Đồn (tỉnh Quảng Ninh) và Đình Vũ – Cát Hải (thành phố Hải Phòng); 10 KKT ở vùng Duyên hải miền Trung là Nghi Sơn (tỉnh Thanh Hóa), Đông Nam Nghệ An (tỉnh Nghệ An), Vũng Áng (tỉnh Hà Tĩnh), Hòn La (tỉnh Quảng Bình), Chân Mây-Lăng Cô (tỉnh Thừa Thiên Huế), Chu Lai (tỉnh Quảng Nam), Dung Quất (tỉnh Quảng Ngãi), Nhơn Hội (tỉnh Bình Định), Vân Phong (tỉnh Khánh Hòa) và Nam Phú Yên (tỉnh Phú Yên); 2 KKT ở miền Nam là KKT đảo Phú Quốc và cụm đảo Nam An Thới (tỉnh Kiên Giang) và Định An (tỉnh Trà Vinh); Năm Căn (Cà Mau)[3]. Thực tiễn phát triển Khu công nghiệp, KKT đã khẳng định chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước, chứng tỏ tính chủ động, sáng tạo của địa phương trong việc phát huy lợi thế, lựa chọn khâu trọng điểm, đột phá phát triển kinh tế xã hội theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá. KKT là mô hình mới có tính đột phá cho phát triển kinh tế vùng nhằm khai thác các lợi thế về điều kiện tự nhiên, về vị trí địa kinh tế, thí điểm áp dụng những thể chế và chính sách kinh tế mới để huy động tối đa nguồn nội lực, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, kết hợp phát triển kinh tế với giữ vững an ninh, quốc phòng. Phát triển có hiệu quả các KKT gắn liền với việc thực thi cơ chế chính sách mới đã góp phần ngày càng hoàn thiện môi trường đầu tư của Việt Nam. Đây là giải pháp hữu hiệu nhất để thu hút mạnh vốn đầu tư và công nghệ, nhất là nguồn vốn nước ngoài và công nghệ tiên tiến của các nước phát triển, từng bước hội nhập nền kinh tế khu vực và thế giới. Theo Quyết định số 51/2005/QĐ-TTg ngày 11/3/2005 của Thủ tướng Chính phủ, Khu kinh tế Vân Phong có diện tích 150.000 ha, trong đó diện tích phần mặt nước khoảng 80.000ha, phần đất liền khoảng 70.000ha thuộc huyện Vạn Ninh và thị xã Ninh Hoà nằm ở phía Bắc tỉnh Khánh Hoà – Việt Nam. Khu vực vịnh Vân Phong được thiên nhiên ban tặng nhiều ưu đãi, với vùng vịnh gần đường hàng hải quốc tế, kín gió, nước sâu, nhiều bờ biển đẹp,… rất thuận lợi để xây dựng và phát triển thành khu PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 2 kinh tế tổng hợp, trong đó cảng trung chuyển quốc tế giữ vai trò chủ đạo, kết hợp phát triển kinh tế tổng hợp đa ngành, đa lĩnh vực với trọng tâm là phát triển công nghiệp, du lịch, dịch vụ, nuôi trồng hải sản, các ngành kinh tế khác và xây dựng các khu đô thị. Với vai trò là Khu kinh tế trung tâm, hạt nhân của vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung, Khu kinh tế Vân Phong hội đủ các điều kiện thuận lợi về tiềm năng phát triển đầu tư cùng với các Khu kinh tế mở trong Vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung phát huy tối đa lợi thế để liên kết phát triển bền vững theo chiến lược phát triển kinh tế của cả nước đã được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm trong giai đoạn đầu của thế kỷ 21. Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng Khu kinh tế Vân Phong đã nảy sinh nhiều vấn đề trong sử dụng đất làm ảnh hưởng đến công tác quản lý của nhà nước về đất đai. Do vậy, cần thiết phải đánh giá tình hình sử dụng đất, từ đó có những giải pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng đất trong KKT. Từ những vấn đề trên, tôi thực hiện đề tài: “Đánh giá tình hình sử dụng đất tại Khu kinh tế Vân Phong, tỉnh Khánh Hoà”. 2. Mục đích đề tài Thấy rõ tình hình sử dụng đất trong Khu kinh tế Vân Phong tỉnh Khánh Hoà, từ đó đề xuất những giải pháp phù hợp để nâng cao hiệu quả sử dụng đất. 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 3.1. Ý nghĩa khoa học Luận văn góp phần làm sáng tỏ các quan điểm và lý luận về KKT cũng như các vấn đề sử dụng đất của KKT. 3.2. Ý nghĩa thực tiễn Luận văn cung cấp những dữ liệu về đất đai và sử dụng đất đai trong Khu kinh tế Vân Phong. Từ đó, giúp cho các cơ quan hữu quan có thông tin và những quyết định đúng đắn trong quá trình sử dụng đất nhằm thực hiện tốt các mục tiêu của KKT. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 3 Chương 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.1. Khu kinh tế 1.1.1.1. Khái niệm về Khu kinh tế - Khu kinh tế là một khu vực không gian kinh tế có ranh giới địa lí xác định, mà ở đó thiết lập một chế độ ưu tiên riêng, do Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ thành lập. Chế độ ưu tiên này được hình thành nhờ một loạt các điều kiện ưu đãi nhất định (như được miễn giảm các loại thuế, nới lỏng qui tắc thuế quan và ngoại hối…), nhằm thúc đẩy các hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc nghiên cứu khoa học trong khu vực. - Khu kinh tế được tổ chức thành các khu chức năng gồm: khu phi thuế quan, khu chế xuất, khu công nghiệp, khu du lịch, khu đô thị, khu dân cư, khu hành chính và các khu chức năng khác phù hợp với đặc điểm từng khu kinh tế[4]. 1.1.1.2. Các loại hình khu kinh tế a. Đặc khu kinh tế Đặc khuKT (còn gọi là KKT tự do) là tên gọi chung cho các KKT được thành lập trong một quốc gia nhằm thu hút đầu tư trong và ngoài nước bằng các biện pháp khuyến khích đặc biệt. Các biện pháp khuyến khích đặc biệt thường được áp dụng để thu hút đầu tư vào đặc KKT gồm: - Tạo môi trường kinh doanh thuận lợi (miễn giảm thuế, ít quy chế nhất có thể, chính sách linh hoạt về lao động). - Cơ sở hạ tầng tiện lợi, điều kiện sống thật tốt cho những người làm việc trong KKT này (dịch vụ giáo dục, dịch vụ y tế, vui chơi - giải trí đạt đẳng cấp quốc tế). - Vị trí địa lý chiến lược (gắn với cảng biển, cảng hàng không quốc tế, gần thị trường tiêu dùng lớn) cùng các hỗ trợ và ưu đãi khác. Việc thành lập các đặc KKT còn nhằm mục tiêu kích thích phát triển kinh tế tại một số địa phương kém phát triển hơn của quốc gia. b. Khu kinh tế ven biển KKT ven biển là KKT hình thành ở khu vực ven biển, có cảng biển nước sâu và được thành lập theo các điều kiện, trình tự và thủ tục quy định. Hiện nay ở Việt Nam đã có 15 KKT ven biển được thành lập, theo định hướng đến năm 2020 Việt Nam sẽ có 18 KKT ven biển[22]. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 4 c. Khu kinh tế cửa khẩu KKT cửa khẩu là một không gian kinh tế xác định, gắn với cửa khẩu quốc tế hay cửa khẩu chính của quốc gia, có dân cư sinh sống và được áp dụng những cơ chế, chính sách phát triển đặc thù, phù hợp với đặc điểm từng địa phương sở tại nhằm mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao nhất dựa trên việc qui hoạch, khai thác, sử dụng, phát triển bền vững các nguồn lực, do Chính phủ hoặc Thủ tướng quyết định thành lập. Hiện nay, Việt Nam đã có 27 KKT cửa khẩu được thành lập, theo quy hoạch đến năm 2020 Việt Nam sẽ còn 26 KKT cửa khẩu (các KKTCK Tà lùng, Trà Lĩnh, Sóc Giang được sáp nhập thành KKTCK tỉnh Cao Bằng)[23]. 1.1.2. Điều kiện thành lập Khu kinh tế Theo quy định tại Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 3 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ quy định điều kiện để thành lập KKT và KKT cửa khẩu cần phải thỏa mãn những điều kiện nhất định: - Khi thành lập KKT phải thỏa mãn các điều kiện: Phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển KKT đã được phê duyệt; Có vị trí địa lý thuận lợi cho phát triển kinh tế khu vực (có cảng biển nước sâu hoặc gần sân bay), kết nối thuận lợi với các trục giao thông huyết mạch của quốc gia và quốc tế, dễ kiểm soát và giao lưu thuận tiện với trong nước và nước ngoài, có điều kiện thuận lợi và nguồn lực để đầu tư và phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật; Có quy mô diện tích từ 10.000 ha trở lên và đáp ứng yêu cầu phát triển tổng hợp của KKT; Có khả năng thu hút dự án, công trình đầu tư với quy mô lớn, quan trọng và có tác động tới sự phát triển kinh tế - xã hội của cả khu vực; Có khả năng phát huy tiềm năng tại chỗ và tạo ảnh hưởng phát triển lan tỏa đến các khu vực xung quanh; Không tác động tiêu cực đến các khu bảo tồn thiên nhiên, không gây ảnh hưởng xấu và làm tổn hại đến các di sản văn hóa vật thể, danh lam thắng cảnh, các quần thể kiến trúc có giá trị lịch sử, thẩm mỹ, khoa học, phù hợp với bố trí quốc phòng và đảm bảo quốc phòng, an ninh, có điều kiện đảm bảo yêu cầu về môi trường, môi sinh và phát triển bền vững. 1.1.3. Những đặc trưng của Khu kinh tế KKT thường là KKT tổng hợp hay KKT chuyên ngành gắn với cảng biển hoặc một hải đảo có tiềm năng kinh tế lớn, có những đặc trưng như sau: PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 5 - Là khu vực có vị trí địa lý thuận lợi cho giao thương với các khu vực khác và hội tụ được những yếu tố phát triển cơ bản. Đó là một bộ phận lãnh thổ của đất nước, được Chính phủ cho phép xây dựng và phát triển, vận hành bởi khung pháp lý có tính ưu đãi, mở cửa theo các thông lệ quốc tế. - Môi trường đầu tư, kinh doanh, buôn bán trong KKT phù hợp với cơ chế thị trường, được hưởng quy chế ưu đãi hơn các vùng khác. - Giao lưu kinh tế giữa KKT với nước ngoài thông thoáng, không bị hạn chế, ưu tiên hướng xuất khẩu, thu hút vốn đầu tư nước ngoài. - Mục đích chung của việc xây dựng các KKT là tạo nên sự giao thương thông thoáng, nên thu hút mạnh đầu tư và công nghệ tiên tiến của nước ngoài và thông qua đó thúc đẩy kinh tế nước mình phát triển nhanh. 1.1.4. Khái niệm về hiệu quả sử dụng đất 1.1.4.1. Vấn đề hiệu quả và các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất a. Về hiệu quả sử dụng đất Theo trung tâm từ điển ngôn ngữ, hiệu quả chính là kết quả như yêu cầu của việc làm mang lại. Kết quả hữu ích là một đại lượng vật chất tạo ra do mục đích của con người, được biểu thị bằng những chỉ tiêu cụ thể, xác định. Do tính chất mâu thuẫn giữa nguồn tài nguyên hữu hạn với nhu cầu ngày càng cao của con người mà ta phải xem xét kết quả được tạo ra như thế nào? chi phí bỏ ra để tạo ra kết quả đó là bao nhiêu? có đưa lại kết quả hữu ích không? Chính vì thế khi đánh giá hoạt động sản xuất không chỉ dừng lại ở việc đánh giá kết quả mà còn phải đánh giá chất lượng các hoạt động sản xuất kinh doanh tạo ra sản phẩm đó. Đánh giá chất lượng của hoạt động sản xuất kinh doanh là nội dung đánh giá hiệu quả. Việc xác định bản chất và khái niệm hiệu quả cần xuất phát từ những luận điểm triết học của Mác và những luận điểm lý thuyết hệ thống sau đây[8]: • Thứ nhất: bản chất của hiệu quả là sự thực hiện yêu cầu tiết kiệm thời gian, biểu hiện trình độ sử dụng nguồn lực của xã hội. Các Mác cho rằng quy luật tiết kiệm thời gian là quy luật có tầm quan trọng đặc biệt tồn tại trong nhiều phương thức sản xuất. Mọi hoạt động của con người đều tuân theo quy luật đó, nó quyết định động lực phát triển của lực lượng sản xuất, tạo điều kiện phát triển văn minh xã hội và nâng cao đời sống của con người qua mọi thời đại. • Thứ hai: theo quan điểm của lý thuyết hệ thống thì nền sản xuất xã hội là một hệ thống các yếu tố sản xuất và các quan hệ vật chất hình thành giữa con người với con người trong quá trình sản xuất. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 6 Hệ thống sản xuất xã hội bao gồm trong nó các quá trình sản xuất, các phương tiện bảo tồn và tiếp tục đời sống xã hội, đáp ứng các nhu cầu xã hội, nhu cầu của con người là những yếu tố khách quan phản ánh mối quan hệ nhất định của con người đối với môi trường bên ngoài. Đó là quá trình trao đổi vật chất, năng lượng giữa sản xuất xã hội và môi trường. • Thứ ba: hiệu quả kinh tế là mục tiêu nhưng không phải là mục tiêu cuối cùng mà là mục tiêu xuyên suốt mọi hoạt động kinh tế. Trong kế hoạch và quản lý kinh tế nói chung hiệu quả là quan hệ so sánh tối ưu giữa đầu vào và đầu ra, là lợi ích lớn hơn thu được với một chi phí nhất định, hoặc một kết quả nhất định với chi phí nhỏ hơn. * Hiệu quả kinh tế Theo Các Mác thì quy luật kinh tế đầu tiên trên cơ sở sản xuất tổng thể là quy luật tiết kiệm thời gian và phân phối một cách có kế hoạch thời gian lao động theo các ngành sản xuất khác nhau. Theo nhà khoa học kinh tế Samuelson Nordhuas "Hiệu quả có nghĩa là không lãng phí". Nghiên cứu hiệu quả sản xuất phải xét đến chi phí cơ hội, "Hiệu quả sản xuất diễn ra khi xã hội không thể tăng sản lượng một hàng hoá này mà không cắt giảm sản lượng một loại hàng hoá khác". Theo các nhà khoa học Đức như: StenICn, Hanau, Rusteruyer, Simmerman, hiệu quả kinh tế là chỉ tiêu so sánh mức độ tiết kiệm chi phí trong một đơn vị kết quả hữu ích và mức tăng kết quả hữu ích của hoạt động sản xuất vật chất trong một thời kỳ, góp phần làm tăng thêm lợi ích của xã hội[6]. Hiệu quả kinh tế phải đáp ứng được ba vấn đề: • Một là: mọi hoạt động sản xuất của con người đều tuân theo quy luật "tiết kiệm thời gian". • Hai là: hiệu quả kinh tế phải được xem xét trên quan điểm lý thuyết hệ thống • Ba là: hiệu quả kinh tế là một phạm trù phản ánh mặt chất lượng của các hoạt động kinh tế bằng quá trình tăng cường các nguồn lực sẵn có phục vụ cho lợi ích của con người. Hiệu quả kinh tế được hiểu là mối tương quan so sánh giữa lượng kết quả đạt được và lượng chi phí bỏ ra trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Kết quả đạt được là phần giá trị thu được của sản phẩm đầu ra, lượng chi phí bỏ ra là phần giá trị của các nguồn lực đầu vào. Mối tương quan cần xét cả về phần so sánh tuyệt đối và tương đối cũng như xem xét mối quan hệ chặt chẽ giữa hai đại lượng đó. Từ những vấn đề trên, có thể kết luận rằng bản chất của phạm trù kinh tế sử dụng đất là: với một diện tích đất đai nhất định sản xuất ra một khối lượng của cải vật chất nhiều nhất với một lượng đầu tư chi phí về vật chất và lao động thấp nhất nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về vật chất của xã hội[6]. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 7 * Hiệu quả xã hội Phản ánh mối tương quan giữa kết quả thu được về mặt xã hội mà sản xuất mang lại với các chi phí sản xuất xã hội bỏ ra. Loại hiệu quả này đánh giá chủ yếu về mặt xã hội do hoạt động sản xuất đem lại. Hiệu quả về mặt xã hội được xem xét trên các mặt như: khả năng bố trí lao động như thế nào? Giải quyết việc làm ở mức độ nào? Đáp ứng bao nhiêu công lao động/ha/năm, có khả năng thu hút được nguồn lực và cơ sở vật chất phục vụ sản xuất tại chổ nhằm đảm bảo cho đời sống dân cư trong vùng và góp phần phát triển kinh tế xã hội hay không? Xem xét một loại hình sử dụng đất trên cơ sở đánh giá về mặt xã hội sẽ cho phép tìm ra những ưu điểm cũng như những bất cập trong việc giải quyết việc làm cho lao động địa phương, để từ đó có hướng điều chỉnh hoặc nhân rộng loại hình sản xuất. * Hiệu quả môi trường Hiệu quả môi trường là môi trường được sản sinh do tác động của sinh vật, hoá học, vật lý,... chịu ảnh hưởng tổng hợp của các yếu tố môi trường của các loại vật chất trong môi trường. Hiệu quả môi trường phân theo nguyên nhân gây nên gồm: hiệu quả hoá học môi trường, hiệu quả vật lý môi trường và hiệu quả sinh vật môi trường. Hiệu quả sinh vật môi trường là hiệu quả khác nhau của hệ thống sinh thái do sự phát sinh biến hoá của các loại yếu tố môi trường dẫn đến. Hiệu quả hoá học môi trường là hiệu quả môi trường do các phản ứng hoá học giữa các vật chất chịu ảnh hưởng của điều kiện môi trường dẫn đến. Hiệu quả vật lý môi trường là hiệu quả môi trường do tác động vật lý dẫn đến[1]. b. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá + Chỉ tiêu hiệu quả về mặt kinh tế, bao gồm các chỉ tiêu sau[1]: - Giá trị sản xuất (GO): là toàn bộ giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ được tạo ra trong một thời kỳ nhất định ( thường là một năm). - Chi phí trung gian (IC): là khoản chi phí vật chất thường xuyên bằng tiền mà chủ thể bỏ ra để thuê và mua các yếu tố đầu vào và dịch vụ sử dụng trong quá trình sản xuất. - Giá trị gia tăng (VA): là hiệu số giữa giá trị sản xuất (GO) và chi phí trung gian (IC), là giá trị sản phẩm xã hội được tạo ra thêm trong thời kỳ sản xuất đó: VA=GO - IC - Hiệu quả kinh tế trên một đồng chi phí trung gian (IC): GO/IC; VA/IC. - Hiệu quả kinh tế trên một ngày công lao động (LĐ) quy đổi: GO/ LĐ; VA/LĐ. Các chỉ tiêu phân tích được đánh giá định lượng (giá trị) bằng tiền theo thời giá hiện hành và định tính (phân cấp) được tính bằng mức độ cao, thấp. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 8 Các chỉ tiêu đạt mức càng cao thì hiệu quả kinh tế càng lớn. + Chỉ tiêu hiệu quả về mặt xã hội, bao gồm các chỉ tiêu: - Bình quân diện tích đất nông nghiệp trên đầu người. - Thu hút lao động, giải quyết công ăn việc làm. - Thu nhập bình quân trên đầu người ở vùng nông thôn. - Đảm bảo an toàn lương thực và gia tăng lợi ích của nông dân. - Trình độ dân trí, trình độ hiểu biết xã hội. + Chỉ tiêu hiệu quả về môi trường, bao gồm các chỉ tiêu: DT đất LN có rừng + DT đất trồng cây lâu năm - Độ che phủ (%) = ------------------------------------------------------- x100 DT đất tự nhiên Tổng DT gieo trồng trong năm - Hệ số SDĐ (lần) = ------------------------------------------------- Tổng DT đất trồng cây hàng năm (đất canh tác) - Đánh giá hệ thống sản xuất cây trồng. - Sự thích hợp với môi trường đất khi thay đổi loại hình sử dụng đất. - Đánh giá về quản lý và bảo vệ tự nhiên. 1.1.4.2. Những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đất Phạm vi sử dụng đất, cơ cấu và phương thức sử dụng đất,... một mặt bị chi phối bởi các điều kiện và quy luật sinh thái tự nhiên, mặt khác bị kiềm chế bởi các điều kiện, quy luật kinh tế, xã hội và các yếu tố kỹ thuật. Vì vậy, có thể khái quát những điều kiện và nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng đất theo bốn nội dung sau đây: * Nhóm các yếu tố về điều kiện tự nhiên Điều kiện tự nhiên (đất, nước, khí hậu, thời tiết,...) là yếu tố cơ bản để xác định công dụng của đất đai, có ảnh hưởng trực tiếp, cụ thể và sâu sắc, nhất là đối với sản xuất nông - lâm nghiệp. Đặc thù của điều kiện tự nhiên mang tính khu vực, vị trí địa lý của vùng với sự khác biệt về điều kiện ánh sáng, nhiệt độ, nguồn nước và các điều kiện tự nhiên khác sẽ quyết định đến khả năng, công dụng và hiệu quả sử dụng đất. Vì vậy, trong thực tiễn sử dụng đất cần tuân thủ quy luật tự nhiên, tận dụng các lợi thế nhằm đạt hiệu quả cao nhất về kinh tế, xã hội và môi trường. Theo Mác, điều kiện tự nhiên là cơ sở hình thành địa tô chênh lệch. Theo N.Borrlang - người được giải Nobel về hoà bình về giải quyết lương thực cho các PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ: Kiểm soát chi phí xây lắp tại Công ty Cổ phần Vinaconex 25
26 p | 159 | 38
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ: Kiểm soát thuế TNCN đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công tại các tổ chức chi trả thu nhập do cục thuế TP Đà Nẵng thực hiện
13 p | 136 | 31
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ: Tăng cường kiểm soát nội bộ chi phí sản xuất tại công ty cổ phần thép Đà Nẵng
26 p | 142 | 24
-
Luận văn Thạc sĩ: Kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh Vũng Tàu
89 p | 33 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Kiểm soát và Bảo vệ môi trường: Xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai tại thành phố Nha Trang: Trường hợp nghiên cứu tại Phường Phước Hòa
73 p | 67 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Kiểm soát và Bảo vệ môi trường: Đánh giá công tác kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2015 của huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định
95 p | 58 | 10
-
Tóm tài luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay hộ sản xuất nông nghiệp tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam Chi nhánh Krông Năng - Buôn Hồ
26 p | 52 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Kiểm soát và Bảo vệ môi trường: Thực trạng và đề xuất giải pháp giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai tại thành phố Đà Nẵng
94 p | 30 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Kiểm soát và Bảo vệ môi trường: Ảnh hưởng của việc chuyển đổi đất nông nghiệp sang phi nông nghiệp đến đời sống và việc làm của người dân tại một số dự án trên địa bàn quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng
88 p | 36 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Kiểm soát và Bảo vệ môi trường: Đánh giá thực trạng quản lý đất đai tại các mỏ khai thác đất sét và đất đồi trên địa bàn huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng
128 p | 43 | 6
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ: Kiểm soát rủi ro trong hoạt động thẻ tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam
8 p | 28 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kiểm soát và Bảo vệ môi trường: Nghiên cứu chính sách tài chính về đất đai tác động đến thu ngân sách trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa
153 p | 39 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Hoàn thiện công tác kiểm soát chi vốn đầu tư tại Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Sơn Tây
112 p | 5 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Hoàn thiện kiểm soát chi thường xuyên Ngân sách nhà nước quan Kho bạc nhà nước Nam Giang, tỉnh Quảng Nam
94 p | 3 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua Kho bạc nhà nước Điện Bàn tỉnh Quảng Nam
121 p | 11 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Hoàn thiện công tác kiểm soát thuế thu nhập doanh nghiệp tại Chi cục Thuế quận Thanh Khê - Thành phố Đà Nẵng
103 p | 7 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Tăng cường kiểm soát chi phí tại Chi cục Quản lý thị trường thành phố Đà Nẵng
102 p | 3 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước đối với đơn vị sự nghiệp công lập tại Kho bạc Nhà nước Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi
108 p | 3 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn