intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn tốt nghiệp Hóa học: Nghiên cứu và thử nghiệm một số biện pháp nâng cao kết quả học tập cho học sinh trung bình yếu môn Hoá học lớp 10 THPT

Chia sẻ: Lavie Lavie | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:124

192
lượt xem
27
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn tốt nghiệp Hóa học: Nghiên cứu và thử nghiệm một số biện pháp nâng cao kết quả học tập cho học sinh trung bình yếu môn Hoá học lớp 10 THPT giới thiệu tới các bạn những nội dung về cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài; một số biện pháp nâng cao kết quả học tập cho học sinh trung bình yếu môn Hoá học lớp 10 THPT; thực nghiệm sư phạm.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn tốt nghiệp Hóa học: Nghiên cứu và thử nghiệm một số biện pháp nâng cao kết quả học tập cho học sinh trung bình yếu môn Hoá học lớp 10 THPT

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH …..…. KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN HOÁ HỌC Chuyên ngành : PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY Đề tài NGHIÊN CỨU VÀ THỬ NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO KẾT QUẢ HỌC TẬP CHO HỌC SINH TRUNG BÌNH YẾU MÔN HOÁ HỌC LỚP 10 THPT GVHD : PGS.TS TRỊNH VĂN BIỀU SVTH : LÊ THỊ THANH TRUYỀN TP. HỒ CHÍ MINH, THÁNG 05 năm 2013
  2. LỜI CẢM ƠN Trong suốt thời gian thực hiện khoá luận , do chưa quen việc, tôi đã gặp không ít khó khăn. Được sự hướng dẫn nhiệt tình, quan tâm, động viên của PGS.TS Trịnh Văn Biều – người thầy trực tiếp hướng dẫn đề tài này, tôi đã hoàn thành công việc đúng như dự kiến. Do vậy, tôi xin gởi lời cảm ơn chân thành nhất đến với thầy, chúc thầy sức khoẻ và luôn thành công trong cuộc sống. Tôi cũng xin gởi lời cảm ơn đến các thầy cô ở các trường THPT trên địa bàn tỉnh Kiên Giang đã nhiệt tình đóng góp ý kiến cho đề tài. Cảm ơn các thầy cô và các em học sinh lớp 10 trường THPT Vĩnh Thuận, huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang đã giúp tôi thực nghiệm đề tài này. Tôi cũng gởi lời cảm ơn các bạn sinh viên lớp Hoá Kiên Giang đã giúp tôi thực hiện phiếu điều tra một cách nhanh chóng. Tôi xin trân trọng gửi đến quý thầy cô cùng tất cả mọi người lòng biết ơn sâu sắc nhất. Dù đã hết sức cố gắng, chắc chắn đề tài không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong được sự góp ý của quý thầy cô và bạn bè để đề tài hoàn thiện hơn. TP.HCM 05/2013
  3. MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cảm ơn Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục các bảng Danh mục các hình MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ............................4 1.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu ......................................................................4 1.2. Một số vấn đề về dạy học ................................................................................6 1.2.1. Khái niệm học ............................................................................................6 1.2.2. Khái niệm dạy ............................................................................................6 1.2.3. Khái niệm về quá trình dạy học .................................................................7 1.2.4. Nhiệm vụ của quá trình dạy học ...............................................................8 1.2.5. Nhiệm vụ của việc dạy học hoá học ở trường THPT ................................8 1.2.6. Các quy luật học tập ..................................................................................9 1.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến kết quả dạy học ...............................................10 1.3.1. Kiến thức nền ...........................................................................................10 1.3.2. Hứng thú học tập......................................................................................10 1.3.3. Trí nhớ .....................................................................................................13 1.3.4. Phương pháp dạy học .............................................................................22 1.3.5. Phương tiện dạy học ...............................................................................26 1.3.6. Bài tập và việc sử dụng bài tập hóa học ..................................................27 1.3.7. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập ..........................................................30 1.4. Một số vấn đề liên quan đến HSTBY môn Hoá học THPT ...........................45 1.4.1. Khái niệm học sinh trung bình-yếu .........................................................45 1.4.2. Những biểu hiện học sinh trung bình-yếu ...............................................46 1.4.3. Những nguyên nhân dẫn đến học sinh học trung bình-yếu môn Hóa .....47 1.5. Thực trạng việc dạy học hoá họcvà HSTBY ở một số trường THPT ...........53 1.6. Tổng quan về chương trình hoá học lớp 10 ...................................................56 Chương 2: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO KẾT QUẢ HỌC TẬP CHO HỌC SINH TRUNG BÌNH YẾU MÔN HOÁ HỌC LỚP 10 THPT .................58 2.1. Cơ sở khoa học của việc xây dựng các biện pháp ..........................................58 2.1.1. Các kiến thức và quy luật của triết học duy vật biện chứng ....................58 2.1.2. Các kiến thức về tư duy và sự phát triển tư duy,tư duy hệ thống ............59 2.1.3. Các kiến thức về giáo dục học .................................................................62 2.1.4. Đặc điểm tâm sinh lí đặc trưng của HSTBY ...........................................62 2.1.5. Dựa vào đặc trưng môn hoá học ..............................................................64 2.2. Các biện pháp nâng cao kết quả học tập cho HSTBY môn hoá học lớp 10 .64
  4. 2.2.1. Biện pháp 1: Giáo dục ý thức học tập cho HS .........................................64 2.2.2. Biện pháp 2: Sử dụng các quy luật trí nhớ ..............................................66 2.2.3. Biện pháp 3: Kiểm tra một cách thường xuyên liên tục ..........................67 2.2.4. Biện pháp 4: Lấp lỗ hổng và hệ thống hoá kiến thức ..............................68 2.2.5. Biện pháp 5: Gây hứng thú học tập .........................................................69 2.2.6. Biện pháp 6: Sử dụng bài tập một cách có hiệu quả ................................70 2.2.7. Biện pháp 7: Sử dụng các phương pháp dạy học tích cực .......................71 2.2.8. Biện pháp 8: Hướng dẫn học sinh phương pháp học ..............................72 2.2.9. Biện pháp 9: Lên kế hoạch phụ đạo.........................................................72 2.3. Vận dụng các biện pháp trong một số bài lên lớp hóa học 10 THPT ............74 2.3.1. Giáo án bài : LUYỆN TẬP:PHẢN ỨNG OXI HOÁ-KHỬ ............................74 2.3.2. Giáo án bài : CLO................................78Error! Bookmark not defined. 2.3.3. Giáo án bài : HIĐROCLORUA-AXIT CLOHIĐRIC-MUỐI CLORUA ..........81 2.3.4. Giáo án bài : LƯU HUỲNH .......................................................................84 2.3.5. Giáo án bài : HIDRO SUNFUA – LƯU HUỲNH ĐIOXIT – LƯU HUỲNH TRIOXIT ............................................................................................................89 2.3.6. Giáo án bài : AXIT SUNFUARIC –MUỐI SUNFAT ....................................92 Chương 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ..............................................................97 3.1. Mục đích thực nghiệm ....................................................................................97 3.2. Nhiệm vụ thực nghiệm ...................................................................................97 3.3. Đối tượng thực nghiệm...................................................................................97 3.4. Tiến hành thực nghiệm ...................................................................................97 3.5. Phương pháp xử lý kết quả thực nghiệm ........................................................98 3.6. Kết quả thực nghiệm ......................................................................................99 3.7. Phân tích kết quả thực nghiệm .................................................................... 102 KẾT LUẬN ...........................................................................................................103 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  5. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BP : Biện pháp BTH : Bảng tuần hoàn CTe : Công thức electron CTCT : Công thức cấu tạo CNH : Công nghiệp hóa CNTT : Công nghệ thông tin ĐC : Đối chứng GV : Giáo viên HS : Học sinh HSTBY : Học sinh trung bình yếu LLDH : Lý luận dạy học NXB : Nhà xuất bản PP : Phương pháp PPDH : Phương pháp dạy học PTDH : Phương tiện dạy học QTDH : Quá trình dạy học SBT : Sách bài tập SGK : Sách giáo khoa THPT : Trung học phổ thông TN : Thực nghiệm TNSP : Thực nghiệm sư phạm VD : Ví dụ
  6. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1: Các phương pháp dạy học hóa học cơ bản... ............................................. 21 Bảng 1.2: So sánh trắc nghiệm khách quan và tự luận..... ......................................... 35 Bảng 1.3 : Danh sách giáo viên tham gia thực hiện phiếu điều tra ........................... 49 Bảng 1.4 :Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập môn hoá học .......................... 50 Bảng 1.5:Đặc điểm của HSTBY môn hoá ................................................................. 51 Bảng 1.6 :Nguyên nhân dẫn đến học yếu môn hoá học ............................................. 52 Bảng 1.7 :Các biện pháp để tăng hiệu quả dạy học ................................................... 53 Bảng 1.8: Ý kiến của HS về sự yêu thích đối với việc học môn hóa học.... .............. 53 Bảng 1.9: Mức độ yêu thích của HS đối với việc giải bài tập môn hóa học.............. 54 Bảng 1.10: Mức độ yêu thích của HS đối với các môn học tự nhiên.... .................... 54 Bảng 1.11: Khả năng hiểu lý thuyết và vận dụng giải bài tập hóa học của HS..... .... 55 Bảng 1.12: Mức độ tập trung chú ý của HS khi thầy cô giải bài tập hóa học............ 55 Bảng 2.1 : Mẫu danh sách học sinh phụ dao...... ....................................................... 73 Bảng 3.1: Danh sách các lớp thực nghiệm – đối chứng……..................................... 97 Bảng 3.2: Bảng phân phối điểm số của các lớp TN-ĐC... ....................................... 100 Bảng 3.3: Bảng phân phối tần suất ..... .................................................................... 100 Bảng 3.4: Bảng phân phối tần suất tích luỹ...... ....................................................... 100 Bảng 3.5: Bảng phân loại kết quả kiểm tra..... ......................................................... 101 Bảng 3.6: Bảng tổng hợp các tham số đặc trưng..... ................................................ 102
  7. DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 3.1: Biểu đồ phân loại kết quả kiểm tra cặp ĐC1 – TN2 ............................... 101 Hình 3.2: Biểu đồ phân loại kết quả kiểm tra cặp ĐC2 – TN2 ............................... 102 Hình 3.3: Đồ thị đường lũy tích bài kiểm tra cặp ĐC1 – TN1… .......................... 103 Hình 3.4: Đồ thị đường lũy tích bài kiểm tra cặp ĐC2 – TN2… .......................... 103
  8. 1 MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Đất nước ta cùng thế giới đang bước vài giai đoạn toàn cầu hóa, giai đoạn mà tri thức và kĩ năng của con người được xem là yếu tố quyết định sự phát triển của xã hội. Báo cáo chính trị Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định: “Đổi mới toàn diện giáo dục và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao thực sự là quốc sách hàng đầu”. Tuy nhiên trong giáo dục hiện nay, tình trạng HSTBY xuất hiện ngày càng nhiều ở các cấp học, ở nhiều bộ môn trong đó có bộ môn hóa học. Đặc biệt ở các vùng ven, nông thôn, những vùng có kinh tế kém phát triển, xa xôi thì tình trạng này lại càng phổ biến. Trước thực trạng đó, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ GD& ĐT Nguyễn Thiện Nhân đã phát biểu “Lâu nay chúng ta chỉ thưởng cho học sinh giỏi, xuất sắc mà quên đi các em trung bình yếu có tiến bộ .Bên cạnh đó phải nghiên cứu phương pháp bồi dưỡng cho học sinh trung bình yếu .(Báo Tuổi trẻ thứ 4, ngày 7/3/2007). Là một giáo viên tương lai, tôi luôn băn khoăn làm sao để những HSTBY đó có một phương pháp, một cách học phù hợp hơn với khả năng của mình, để các em tự tin, vững bước vào đời. Vì vậy tôi đã chọn đề tài “NGHIÊN CỨU VÀ THỬ NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO KẾT QUẢ HỌC TẬP CHO HỌC SINH TRUNG BÌNH YẾU MÔN HOÁ HỌC LỚP 10 - THPT ” với hy vọng mang lại những kết quả học tập cao hơn cho những HSTBY về bộ môn hóa nói riêng và các bộ môn khác nói chung, góp phần nâng cao hiệu quả dạy học ở các trường trung học phổ thông. 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Nghiên cứu và thử nghiệm một số biện pháp nhằm nâng cao kết quả học tập cho HSTBY môn hoá học lớp 10 ở các trường THPT. 3. NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI - Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn liên quan đến đề tài. -Tìm hiểu thực trạng việc dạy học môn hoá và HSTBY ở một số trường phổ thông. - Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao kết quả học tập cho HSTBY môn
  9. 2 hoá học lớp 10 ở các trường phổ thông. - Vận dụng các biện pháp trong một số bài lên lớp hóa học 10 THPT. - Thực nghiệm sư phạm ở trường phổ thông để chứng minh tính khả thi và hiệu quả của đề tài; từ đó rút ra những kinh nghiệm trong việc nâng cao kết quả học tập cho HSTBY môn hoá học lớp 10 ở các trường phổ thông. 4. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC Nếu có những biện pháp khoa học và phù hợp sẽ giúp HSTBY môn Hóa học lớp 10 đạt kết quả học tập tốt hơn. 5. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 5.1. Khách thể nghiên cứu Quá trình dạy học hóa học ở trường THPT. 5.2. Đối tượng nghiên cứu Những biện pháp nâng cao kết quả học tập cho HSTBY môn hoá học lớp 10 ở trường THPT. 6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Trong khoá luận này, tác giả đã sử dụng những phương pháp nghiên cứu cơ bản sau: 6.1. Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận - Đọc và nghiên cứu các tài liệu liên quan đến đề tài. - Phương pháp phân tích và tổng hợp. - Phương pháp diễn dịch và quy nạp. 6.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Phương pháp quan sát. - Phương pháp trò chuyện, phỏng vấn. - Phương pháp điều tra thu thập thông tin bằng phiếu hỏi. - Phương pháp chuyên gia. - Phương pháp thực nghiệm. - Phương pháp tổng hợp kinh nghiệm thực tiễn. 6.3. Nhóm các phương pháp toán học Sử dụng toán thống kê và một số phần mềm để xử lí số liệu.
  10. 3 7. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 7.1. Về nội dung: chương trình hóa học lớp 10 ở trường trung học phổ thông. 7.2. Về địa bàn nghiên cứu: trường THPT Vĩnh Thuận- huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang 7.3. Về thời gian: học kì 2 năm học 2012 - 2013 8. ĐIỂM MỚI CỦA ĐỀ TÀI - Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao kết quả học tập cho HSTBY môn hóa lớp 10 THPT. - Thiết kế một số giáo án vận dụng các biện pháp nhằm nâng cao kết quả học tập cho HSTBY môn hoá học lớp 10.
  11. 4 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu Về vấn đề bồi dưỡng nâng cao chất lượng dạy học môn hóa học cho học sinh THPT đã có nhiều khóa luận tốt nghiệp, luận văn, luận án nghiên cứu. Các hướng đi của các tác giả rất đa dạng: tìm hiểu nguyên nhân thực trạng, áp dụng các biện pháp về tâm lí, sử dụng các phương pháp và phương tiện dạy học, phụ đạo bồi dưỡng ... Sau đây là một vài công trình nghiên cứu: 1. Trần Thị Hoài Phương (1996), Phương pháp bồi dưỡng học sinh yếu môn hóa lấy lại căn bản, Khóa luận tốt nghiệp, Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh. 2. Nguyễn Thị Thanh Hương (1998), Xây dựng và giải quyết tình huống có vấn đề nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy hóa học chương “Sự điện li” lớp 11 PTTH chuyên ban, Luận văn thạc sĩ, Đại học Sư phạm Vinh. 3. Văn Vi Hồng (2005), Những sai lầm mà học sinh trung học phổ thông thường mắc phải khi giải bài tập hóa học, Khóa luận tốt nghiệp, Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh. 4. Trần Đức Hạ Uyên (2002), Phụ đạo học sinh yếu môn hóa lấy lại căn bản, Khóa luận tốt nghiệp, Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh. 5. Lê Văn Năm (2001), Sử dụng dạy học nêu vấn đề - ơrixtic để nâng cao hiệu quả dạy học chương trình hoá đại cương và hoá vô cơ ở trường phổ thông, Luận án tiến sĩ, Đại học Sư phạm Hà Nội. 6. Nguyễn Thị Thu Hiền (2001), Tạo không khí lớp học trong giảng dạy hóa học ở trường phổ thông, Khóa luận tốt nghiệp, Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh. 7. Lê Trọng Tín (2002), Nghiên cứu các biện pháp nâng cao chất lượng bài lên lớp hoá học ở trường trung học phổ thông, Luận án tiến sĩ, Đại học Sư phạm Hà Nội. 8. Phan Văn An (2002) Sử dụng các phương pháp dạy học phức hợp nhằm phát huy cao độ tính tích cực, tự lực của học sinh khi nghiên cứu tài liệu mới môn hóa học ở trường THPT, Luận văn thạc sĩ, Đại học Sư phạm Huế. 9. Bùi Mạnh Tài (2003), Xây dựng hệ thống bài tập về các phản ứng hóa học trong dung dịch dùng bồi dưỡng học sinh giỏi và dạy lớp chuyên hóa, Luận văn thạc sĩ, Đại học Sư phạm Hà Nội.
  12. 5 10. Phạm Thế Nhân (1999), Nội dung và biện pháp bồi dưỡng học sinh giỏi hóa học ở trường phổ thông trung học một số tỉnh miền núi, Luận văn thạc sĩ, Đại học Sư phạm Hà Nội. 11. Đặng Thị Thanh Bình (2006), Tuyển chọn và xây dựng hệ thống bài tập hóa học bồi dưỡng học sinh khá giỏi lớp 10 THPT, Luận văn thạc sĩ, Đại học Sư phạm Hà Nội. 12. Nguyễn Vũ Cẩm Thạch (2008), Nâng cao chất lượng dạy học môn hóa học lớp 11 thông qua việc xây dựng blog hóa học, Luận văn thạc sĩ, Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh. 13. Lê Tấn Diện (2009), Nội dung và biện pháp bồi dưỡng HS giỏi hóa học hữu cơ THPT, Luận văn thạc sĩ, Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh. 14. Phạm Thị Thanh Nhàn (2009), Vận dụng phương pháp dạy học phức hợp để thiết kế bài lên lớp nhằm nâng cao chất lượng dạy học những nội dung mới Hóa học 12 THPT, Luận văn thạc sĩ, Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh. 15. Trần Thị Thanh Hà (2011), Thiết kế tài liệu tự học có hướng dẫn theo môđun nhằm nâng cao năng lực tự học cho HSG hóa lớp 12, Luận văn thạc sĩ, Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh. 16. Trương Thị Lâm Thảo (2011), Xây dựng hệ thống bài tập hóa học nhằm nâng cao hiệu quả dạy học phần hiđrocacbon lớp 11 THPT, Luận văn thạc sĩ, Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh. 17. Nguyễn Anh Duy (2011), Những biện pháp bồi dưỡng học sinh yếu môn hoá lớp 10 trung học phổ thông, Luận văn thạc sĩ , Đại Học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh. 18. Nguyễn Thị Tuyết Trang (2012), Một số biện pháp giúp học sinh trung bình yếu học tốt môn hoá học phần hidrocacbon lớp 11- ban cơ bản, Luận văn thạc sĩ, Đại Học Sư Phạm TP. Hồ Chí Minh. Nhìn chung các tác giả đã đưa ra rất nhiều biện pháp phong phú, đa dạng để bồi dưỡng học sinh, nâng cao hiệu quả dạy học. Tuy nhiên trong các đề tài theo hướng nghiên cứu trên, phần lớn là về học sinh giỏi hoặc trung bình, số nói về HSTBY thì vẫn còn ít.
  13. 6 1.2. Một số vấn đề về dạy học 1.2.1. Khái niệm học Tác giả Phan Trọng Ngọ trong tài liệu “Dạy học và phương pháp dạy học trong nhà trường” [31] đã nêu một số ý kiến về việc “học” như sau: Để tồn tại và phát triển, cá nhân cần có khả năng thích nghi với sự thay đổi của môi trường sống. Muốn vậy, cá nhân đó phải chuyển hóa được những kinh nghiệm xã hội thành những nghiệm riêng của mình, tức là phải học. Vậy học là gì? Học là quá trình tương tác giữa cá thể với môi trường, kết quả là dẫn đến sự biến đổi bền vững về nhận thức, thái độ hay hành vi của cá thể đó. Học có cả ở người và động vật. Nó là phương thức để sinh vật có khả năng thích ứng với môi trường sống, qua đó tồn tại và phát triển. Học của cả người và động vật được đặc trưng bởi hai dấu hiệu cơ bản: Thứ nhất: học là quá trình tương tác giữa cá thể với môi trường, tức là có sự tác động qua lại, tương ứng giữa các kích thích từ bên ngoài với các phản ứng đáp lại của cá thể. Đây chính là điều kiện cần của việc học. Vì nếu chỉ có sự tác động của các yếu tố bên ngoài mà không có sự phản ứng của cá thể thì việc học không diễn ra. Thứ hai: hệ quả của tương tác dẫn đến sự biến đổi bền vững về nhận thức, thái độ hay hành vi của cá thể. Nói cụ thể tương tác phải tạo ra ở cá thể một kinh nghiệm mới (hoặc củng cố nó), mà trước đó không có trong kinh nghiệm của loài. Điều này giúp phân biệt tương tác làm thay đổi có tính sinh học (trời nắng thì có thể ra mồ hôi, trời rét nổi da gà, hay tương tác làm bộc lộ trưởng thành của cơ thể, v.v… con chim biết bay, trẻ em biết đứng, biết đi. Nói tóm lại là những tương tác gây ra phản ứng tất yếu mang tính loài) với những thay đổi tâm lý, tự tạo của cá thể. Những tương tác dẫn đến sự thay đổi có tính sinh học, bẩm sinh, mang tính loài không được coi là sự học. 1.2.2. Khái niệm dạy Mỗi cá nhân, muốn tồn tại và phát triển thì phải học. Mặt khác, để tồn tại và phát triển, xã hội cũng phải truyền lại cho thế hệ sau những kinh nghiệm đã được các thế hệ trước sáng tạo và tích lũy, tức là phải dạy. Cùng với sản xuất, để dạy các thế hệ sau là hai phương pháp cơ bản để xã hội tồn tại và phát triển. Dạy là sự truyền lại của các thế hệ trước cho các thế hệ sau những kinh
  14. 7 nghiệm mà xã hội đã sáng tạo và tích lũy được qua các thế hệ. Dạy và học là hai mặt không thể tách rời của phương thức tồn tại và phát triển của xã hội và cá nhân. Một mặt là sự tiếp nhận và chuyển hóa những kinh nghiệm đã có của xã hội thành kinh nghiệm của cá nhân, còn mặt kia là sự chuyển giao những kinh nghiệm đó từ thế hệ trước đến thế hệ sau. 1.2.3.. Khái niệm về quá trình dạy học [1, tr.11] Quá trình dạy học là hệ thống những hành động của GV và HS, dưới sự hướng dẫn của GV, HS tự giác nắm vững những hệ thống cơ sở khoa học, phát triển được năng lực nhận thức, năng lực hành động, hình thành thế giới quan khoa học và phẩm chất nhân cách. Dạy và học là một hoạt động kép bao gồm dạy (do thầy đảm nhận) và học (do trò đảm nhận) nhằm thực hiện các nhiệm vụ dạy và học. GV giữ vai trò lãnh đạo, tổ chức, điều khiển hoạt động học tập của HS. HS giữ vai trò tự giác, tích cực, chủ động, tự tổ chức, tự điều khiển hoạt động học của bản thân. Hoạt động dạy và học là một hệ thống toàn vẹn gồm 4 nhân tố: Học (HS) – Dạy (GV) – Kiến thức (nội dung) – Mội trường (những điều kiện dạy học cụ thể). Các nhân tố thuộc cấu trúc hoạt động dạy học không tồn tại rời rạc bên nhau mà luôn có tác động qua lại lẫn nhau, quy định lẫn nhau, tạo điều kiện cho nhau để mỗi yếu tố hoàn thành chức năng của mình trong tác động dạy học. HỌC (học sinh) DẠY (giáo viên) MÔI TRƯỜNG KIẾN THỨC Hình 1.1. Sơ đồ cấu trúc hoạt động dạy học 1.2.4. Nhiệm vụ của quá trình dạy học [1, tr.19] Dựa trên những cơ sở chủ yếu như mục tiêu đào tạo, sự tiến bộ của khoa học công nghệ, đặc điểm tâm sinh lí HS và đặc điểm hoạt động dạy học có thể đề ra 3 nhiệm vụ dạy học sau:
  15. 8 - Nhiệm vụ thứ nhất: Tổ chức, điều khiển học sinh lĩnh hội hệ thống tri thức khoa học phổ thông cơ bản, hiện đại, phù hợp với thực tiễn của đất nước về tự nhiên, xã hội - nhân văn, đồng thời rèn luyện cho họ hệ thống kĩ năng, kĩ xảo tương ứng. - Nhiệm vụ thứ hai: Tổ chức, điều khiển HS phát triển năng lực nhận thức, năng lực hành động. - Nhiệm vụ thứ ba: Hình thành thế giới quan khoa học, những phẩm chất đạo đức và phát triển nhân cách cho HS. 1.2.5. Nhiệm vụ của việc dạy học hóa học ở THPT [2, tr.40, 41] • Nhiệm vụ trí dục của môn hóa học là cung cấp cho HS hệ thống các kiến thức, kĩ năng cơ bản về hóa học, hình thành cho các em phương pháp nghiên cứu khoa học. − Hệ thống các kiến thức cơ bản về hóa học: + Các khái niệm hóa học cơ bản và ngôn ngữ hóa học. + Hệ thống kiến thức về cấu tạo chất. + Hệ thống kiến thức về phản ứng hóa học. + Các định luật hóa học cơ bản. + Kiến thức về dung dịch và các quá trình xảy ra trong dung dịch. + Kiến thức về sự phân loại các chất và các chất cụ thể. + Trang bị cho HS những kiến thức kỹ thuật tổng hợp. − Hệ thống các kĩ năng cơ bản về hóa học: + Kĩ năng tiến hành thí nghiệm. + Kĩ năng vận dụng kiến thức. + Kĩ năng phân tích, tổng hợp. + Kĩ năng giải bài tập. − Hình thành cho các em phương pháp nghiên cứu khoa học.  Nhiệm vụ đức dục của môn hóa học là phát triển năng lực nhận thức, góp phần giáo dục tư tưởng, đạo đức, thế giới quan cho HS. − Giúp HS hình thành thế giới quan. − Nâng cao nhận thức của HS về vai trò, nhiệm vụ của hóa học.
  16. 9 − Góp phần giáo dục tư tưởng, đạo đức, lao động. 1.2.6. Các quy luật học tập Trong quá trình xây dựng các mô hình dạy học, các nhà tâm lý học hành vi đã xác định được khá nhiều quy luật học tập. Trong đó có bốn quy luật quan trọng: quy luật tâm thế, quy luật luyện tập, quy luật di chuyển và quy luật hiệu quả. 1.2.6.1. Quy luật tâm thế Tâm thế là khi cá thể người và động vật sẵn sàng hình thành các mối liên hệ là điều gì đó, một cách dễ chịu hay không làm điều gì đó khó chịu. Sự sẵn sàng tâm lý (tâm thế) là điều kiện quan trọng của việc học, vì sự hài lòng hay hẫng hụt phụ thuộc vào trạng thái sẵn sàng của cá nhân. Nhà trường không thể buộc học viên học, nếu chúng không được chuẩn bị về mặt tâm lý hay sinh lý. 1.2.6.2. Quy luật luyện tập Bất kỳ một phản ứng nào được hình thành, cũng cần có luyện tập. Tuy nhiên, trong các nhà hành vi có nhiều cách hiểu về quy luật này. E.L.Thorndike và các nhà hành vi cổ điển coi trọng việc luyện tập các phản ứng bằng cách củng cố các mối liên hệ giữa S (kích thích) với R (phản ứng). Mối liên hệ nào cũng được tăng cường tỷ lệ thuận với số lượng thời gian nó xuất hiện và tỷ lệ thuận với sức mạnh trung bình và khoảng thời gian liên hệ. Ngược lại, khi mối liên hệ không được thực hiện giữa kích thích và phản ứng (giữa S và R) trong một khoảng thời gian thì sức mạnh của mối lien hệ giảm sút. E.C.Tolman quan tâm tới việc luyện tập các mốc, các sơ đồ nhận thức: A.Bandura quan tâm củng cố nhận thức các mô hình biểu tượng về hành vi mẫu. Còn B.Skinner hướng việc luyện tập các phản ứng thông qua hệ thống củng cố tinh vi: khen thưởng và trách phạt. 1.2.6.3. Quy luật di chuyển liên tưởng Nếu trong điều kiện hành động đồng thời của các tác nhân kích thích, một trong số đó gây ra tác nhân phản ứng thì những kích thích khác cũng có khả năng gây ra chính những phản ứng đó. 1.2.6.4. Quy luật hiệu quả E.L.Thorndike đã phát biểu quy luật hiệu quả như sau: “Bất kỳ hành động nào trong tình huống đã cho gây ra sự thỏa mãn gắn liền với tình huống đó, nếu tình huống lại xuất hiện, thì sự xuất hiện hành động đó có xác suất lớn hơn so với trước
  17. 10 đây. Ngược lại, bất kỳ hành động nào trong trường hợp đã cho gây ra sự khó chịu, khi tình huống đó lại xuất hiện thì hành động có xác suất xuất hiện ít hơn”. Từ “quy luật hiệu quả”suy ra, không phải tự thân những “phép thử và sai”mà là những trạng thái phân cực bên trong cơ thể (thỏa mãn – không thỏa mãn) được coi là các yếu tố quyết định việc học tập. 1.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến kết quả dạy học Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến kết quả dạy học, sau đây là một số yếu tố chính: 1.3.1. Kiến thức nền Kiến thức nền là những kiến thức điểm tựa, nhờ những kiến thức này học sinh mới có thể học và tiếp thu được các kiến thức khác của chương trình. Mỗi môn học, trong từng giai đoạn nhất định có một hệ thống các kiến thức nền tương ứng. Đối với môn hóa học lớp 10 hệ thống các kiến thức nền là: - Hóa trị các nguyên tố. - Các khái niệm, biểu thức dùng trong tính toán như: nồng độ mol, nồng độ %. - Cấu tạo nguyên tử, các bài toán về hạt mang điện, không mang điện, ion âm, ion dương. - Bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa (giúp học sinh biết xác định vị trí của nguyên tử các nguyên tố, nguyên tử khối, độ âm điện, năng lượng ion hóa...vv). - Phản ứng oxi hóa khử (để giải bài toán có cân bằng phản ứng, học sinh phải biết cân bằng phản ứng hóa học và quan trọng là phản ứng có sự thay đổi số oxi hóa). - Tính chất vật lý, tính chất hóa học, điều chế của các chất như nhóm halogen, oxi...H 2 SO 4 (để HS giải được các bài tập liên quan). 1.3.2. Hứng thú học tập[61], [62] 1.3.2.1. Khái niệm hứng thú Theo Từ điển tiếng Việt - Nhà xuất bản Xã hội 1992: “hứng thú là sự ham thích, hào hứng với công việc”. • Theo Đại Từ điển tiếng Việt 1999: Hứng thú có hai nghiã: “biểu hiện của một nhu cầu, làm cho chủ thể tìm cách thoả mãn, tạo ra khoái cảm, thích thú và huy động sinh lực để cố gắng thực hiện”và “sự ham thích”.
  18. 11 • Miaxisep: “Hứng thú chính là thái độ nhận thức tích cực”. • Sukina: “Hứng thú là xu hướng của ý nghĩa, tư tưởng…muốn hiểu biết sự vật”. Hứng thú nhận thức là xu hướng lựa chọn của cá nhân nhằm vào lĩnh vực nhận thức, nhằm vào nội dung của nó và quá trình tiếp thu kiến thức. Hứng thú có tính chất lự̣a chọn. - Đặc điểm đặc trưng của hứng thú nhận thức là xu thế con người đi sâu vào bản chất của đối tượng nhận thức mà không dừng lại ở bề ngoài của hiện tượng. - Hứng thú nhận thức là cái tạo ra động cơ quan trọng nhất của hoạt động. - Hứng thú đòi hỏi con người phải hoạt động tích cực, tìm tòi hoặc sáng tạo. • Carroll-E.lzad: - Hứng thú là hình thức biểu hiện thường xuyên nhất của xúc động. Hứng thú là một trong những cảm xúc nền tảng của con người: hứng thú, vui sướng, ngạc nhiên, đau khổ, căm giận, ghê tởm, khinh bỉ, khiếp sợ, xấu hổ, tội lỗi. Hứng thú là cảm xúc tích cực được trải nghiệm thường xuyên nhất. - Hứng thú là một trong những cảm xúc bẩm sinh cơ bản và là cảm xúc chiếm ưu thế trong tất cả các cảm xúc của con người. Hứng thú là nguồn quan trọng của hệ động cơ. Hứng thú là nền tảng của hệ động cơ có tính chất cực kỳ quan trọng đối với các hoạt động nói chung và hoạt động nhận thức nói riêng. 1.3.2.2. Tác dụng của hứng thú - Hứng thú duy trì trạng thái tỉnh táo của cơ thể. Hứng thú làm cho con người phấn chấn vui tươi, làm việc lâu mệt mỏi. Chỉ khi nào có hứng thú thì sự cố gắng mới được bền bỉ. Hứng thú làm cho quá trình dạy học trở nên hấp dẫn. - Hứng thú cho phép con người duy trì sự chú ý thường xuyên. - Hứng thú làm chỗ dựa cho sự ghi nhớ (quy luật hướng đích và quy luật ưu tiên). - Hứng thú tạo ra và duy trì tính tích cực nhận thức, tích cực hoạt động. Theo Alecxêep:”Chỉ có hứng thú đối với một hoạt động nào đó mới đảm bảo cho hoạt động ấy được tích cực. - Hứng thú là động cơ chiếm ưu thế trong hoạt động hàng ngày của con người. Hứng thú là hệ động cơ duy nhất có thể duy trì được công việc hàng ngày một cách
  19. 12 bình thường. Hứng thú ảnh hưởng đến tính chất, diễn biến và kết quả của hoạt động. Hứng thú làm cho hiệu quả của hoạt động được nâng cao. - Cảm xúc hứng thú tham gia điều khiển tri giác và tư duy. Hứng thú điều khiển hoạt động định hướng. Chính cảm xúc hứng thú cùng với các cấu trúc và định hướng nhận thức quyết định phương hướng của tri giác, nhận thức và hành động. - Hứng thú tạo cơ sở động cơ cho hoạt động nghiên cứu và sáng tạo. Hứng thú có vai trò trung tâm trong các hoạt động sáng tạo. - Hứng thú là hệ động cơ cực kỳ quan trọng trong sự phát triển các kỹ năng, kỹ xảo và trí tuệ. - Hứng thú rất cần thiết với sự phát triển nhân cách, phát triển tri giác và nhận thức. - Hứng thú có vai trò quan trọng trong sự phát triển cuộc sống xã hội và duy trì các quan hệ giữa các cá nhân. Hứng thú cũng giúp duy trì các quan hệ tình dục và gia đình. 1.3.2.3. Một số biện pháp gây hứng thú trong dạy học • Gây hứng thú bằng cái mới lạ: - Những điều mới lạ, những khác biệt với cái thông thường của nội dung kiến thức. - Cách nhìn mới đối với kiến thức. Một kiến thức quen thuộc nhưng có thể phát hiện ra trong đó những nét mới nếu chúng ta quan sát nó dưới một góc độ khác, một cách nhìn khác, hoặc nghiên cứu nó một cách sâu sắc hơn. • Gây hứng thú bằng sự phong phú đa dạng, luôn thay đổi: - Sự đa dạng về phương pháp dạy học. - Sự đa dạng về hình thức tổ chức dạy học … • Gây hứng thú bằng sự bất ngờ, ngạc nhiên. • Gây hứng thú bằng tính chất phức tạp, khó khăn, mạo hiểm, có vấn đề của kiến thức. Cho học sinh tham gia những hoạt động sáng tạo: nghiên cứu, tìm tòi, khám phá kiến thức. • Gây hứng thú bằng sự bí ẩn, bí mật, kích thích tính tò mò (ví dụ: khi kể lại lịch sử của các tên gọi, phát minh…).
  20. 13 • Gây hứng thú bằng sự lợi ích, thiết thực, những hình ảnh tưởng tượng đến kết quả của công việc. Theo Bruner thì: “Chúng ta hứng thú với những công việc nào mà chúng ta thực hiện có kết quả tốt”. Học sinh hứng thú sau khi giải xong một bài tập khó. • Gây hứng thú bằng sự thỏa mãn nhu cầu, đem lại cảm giác thú vị, dễ chịu. • Gây hứng thú bằng cách tác động vào ý thức, tình cảm. - Cảm xúc và thái độ của giáo viên. - Quan hệ thầy - trò, trò – trò. 1.3.3. Trí nhớ [12] 1.3.3.1. Khái niệm về trí nhớ - “Trí nhớ: khả năng lưu giữ trong óc những điều đã biết, đã trải qua, có thể nhắc lại, nói lại được”. Đại từ điển tiếng Việt [61], Nguyễn Như Ý chủ biên. - “Trí nhớ là quá trình tâm lý phản ánh những kinh nghiệm của cá nhân dưới hình thức biểu tượng bao gồm sự ghi nhớ, giữ gìn và tái tạo sau đó ở trong óc cái mà con người đã cảm giác, tri giác, rung động, hành động hay suy nghĩ trước đây.”Tâm lý học Đại cương[22] – Phạm Minh Hạc chủ biên. - “Trí nhớ là năng lực tái hiện kinh nghiệm đã qua, một trong các tính chất cơ bản của hệ thần kinh, biểu hiện ở khả năng lưu giữ lâu dài thông tin về các sự kiện của thế giới bên ngoài và các phản ứng của cơ thể, nhiều lần đưa thông tin đó vào phạm vi ý thức và hành vi.”Đại Bách khoa toàn thư Xô viết - Phát triển trí nhớ của học sinh phổ thông - Nia Tsut-co. Như vậy ta có thể nói một cách ngắn gọn “Trí nhớ là khả năng lưu giữ và tái hiện thông tin”. 1.3.3.2. Vai trò của trí nhớ Các nhà tâm lí học đã tổng kết rằng trí nhớ có vai trò đặc biệt quan trọng đối với con người: - Nhờ có trí nhớ con người mới có thể hoạt động được bình thường. Trí nhớ là điều kiện không thể thiếu để con người có đời sống tâm lí bình thường, ổn định, lành mạnh. - Trí nhớ giúp con người tích luỹ vốn kinh nghiệm sống và sử dụng vốn kinh
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2