Chuyên đề tốt nghiệp<br />
<br />
CHƯƠNG I<br />
NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ TUYỂN MỘ, TUYỂN CHỌN<br />
<br />
I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM<br />
<br />
1. Khái niệm tuyển mộ<br />
- Khái niệm tuyển mộ: Tuyển mộ là quá trình thu hút những người xin việc có<br />
trình độ từ lực lượng lao động xã hội và lực lượng lao động bên trong tổ chức, và lựa<br />
chọn trong số họ những người phù hợp nhất với yêu cầu của công việc.<br />
- Yêu cầu của tuyển mộ: các tổ chức, doanh nghiệp chỉ tuyển mộ khi thực sự<br />
cần thiết, việc tuyển mộ phải gắn với nhu cầu thực tế.<br />
- Mục tiêu của tuyển mộlà tìm những người có đạo đức nghề nghiệp, có đủ<br />
năng lực chuyên môn để hoàn thành tốt công việc được giao, đồngthời cũng là tuyển<br />
những người trung thực có nguyện vọng gắn với công việc, trung thành với công ty.<br />
- Tác dụng của tuyển mộ: quá trình tuyển mộ sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hiệu<br />
quả của quá trình tuyển chọn, ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực trong tổ<br />
chức, các chức năng khác của quản trị nguồn nhân lực như: thù lao lao động, đào tạo<br />
và phát triển lao động, các mối quan hệ lao động…<br />
- Ý nghĩa của tuyển mộ: tuyển mộ tốt sẽ giúp cho doanh nghiệp trong tương<br />
lai có đội ngũ lao động hợp với yêu cầu công việc và mang lại hiệu quả cao cho<br />
doanh nghiệp, cho phép nâng cao chất lượngnguồn nhân lực, đồng thời sẽ tạo cơ hội<br />
cho những người thực sự có năng lực được làm việc làm động lực rất lớn cho người<br />
là và làm tốt công tác tuyển mộ là cơ sở, tiền đề để thực hiện các quản lý công việc<br />
khác như: đề bạt cán bộ, bố trí sử dụng lao động …<br />
2. Khái niệm tuyển chọn<br />
<br />
1<br />
Đặng Đình Tòng - QTNL 45<br />
<br />
1<br />
<br />
Chuyên đề tốt nghiệp<br />
<br />
- Tuyển chọn là một quy trình gồm nhiều bước, mỗi bưởctong quá trình được<br />
xem như là một hàng rào chắn để sàng lọc, loại bỏ những ứng viên không đủ các điều<br />
kiện đi tiếp vào các bước sau.<br />
- Mục tiêu của tuyển chọn chính là tìm được đúng người cho công việc, bản<br />
chất của việc sử dụng đúng người, đúng chỗ chính là nâng cao năng lực của doanh<br />
nghiệp, làm cho doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả hơn, tiết kiệm chi phí sản xuất,<br />
nâng cao doanh thu, cải thiện đời sống cho người lao động, có thể nói rằng cũng như<br />
các hoạt động quản trị nhân lực khác tuyển chọn nhân lực hướng tới sự hoạt động có<br />
hiệu quả của doanh nghiệp.<br />
- Ý nghĩa của tuyển chọn: từ tập hợp người xin việc này, các nhà quản trị nhân<br />
sự sẽ chọn ra ứng cử viên phù hợp với vị trí còn trống trong tổ chức tuyển chọn là<br />
khâu quan trọng giúp các nhà quản trị nhân lực đưa ra được các quyết định tuyển<br />
dụng tốt nhất. Một quá trình tuyển chọn hợp lý và chính xác sẽ tìm ra các ứng viên<br />
đáp ứng được yêu cầu đặt ra của công việc do đó nó là điều kiện trung tâm cho thắng<br />
lợi trong hoạt động kinh doanh của tổ chức, tuyển chọn tốt sẽ giúp tổ chức tránh<br />
được những thiệt hại, rủi ro gây ảnh hưởng tới tài chính và uy tín của công ty, tuyển<br />
chọn tốt cũng giúp cho các hoạt động nhân sự khác có hiệu quả hơn và ít tốn chi phí<br />
hơn do phải tuyển chọn lại hay đào tạo lại.<br />
II. NGUỒN TUYỂN MỘ<br />
<br />
1. Nguồn tuyển mộ bên trong tổ chức<br />
- Đối với tuyển mộ này chúng ta có thể thông báo tuyển mộ, đây là bản thông<br />
báo về các vị trí công việc cần tuyển người, bản thông báo này được gửi đến tất cả<br />
các nhân viên trong tổ chức, thông báo này bao gồm các thông tin về nhiệm vụ thuộc<br />
công việc và các yêu cầu về trình độ cần tuyển mộ.<br />
- Việc tuyển mộ bên trong tổ chức có thể thông qua sự giới thiệu của cán bộ,<br />
công nhân viên trong tổ chức. Qua kênh thông tin này chúng ta có thể phát hiện được<br />
những người có năng lực phù hợp với yêu cầu của công việc, một cách cụ thể và<br />
nhanh.<br />
<br />
2<br />
Đặng Đình Tòng - QTNL 45<br />
<br />
2<br />
<br />
Chuyên đề tốt nghiệp<br />
<br />
- Có thể tuyển mộ bên trong tổ chức thông qua các thông tin trong "Danh mục<br />
các kỹ năng", mà các tổ chức thường lập về từng cá nhân người lao động, lưu trữ<br />
trong phần mềm nhân sự của các tổ chức, trong bảng này thường bao gồm các thông<br />
tin như: các kỹ năng hiện có, trình độ giáo dục và đào tạo, quá trình làm việc đã trải<br />
qua, kinh nghiệm nghề nghiệp và các yếu tố liên quan khác đến phẩm chất cá nhân<br />
người lao động cần tuyển mộ.<br />
2. Nguồn tuyển mộ bên ngoài tổ chức<br />
- Đối với nguồn tuyển mộ này chúng ta có thể tuyển mộ qua quảng cáo trên<br />
các phương tiện truyền thông như: trên các kênh của các đài truyền hình, đài phát<br />
thanh, trên các báo, tạp chí và các ấn phẩm khác: nội dung quảng cáo tuỳ thuộc vào<br />
số lượng cũng như chất lượng lao động cần tuyển mộ và tính chất của công việc mà<br />
có thể tập trung thành chiến dịch quảng cáo với sự kết hợp của nhiều phương tiện<br />
khác nhau hay quảng cáo riêng biệt. Đối với phương pháp thu hút này nên chú ý nội<br />
dung quảng cáo để người xin việc khẩn trương liên lạc với cơ quan tuyển mộ, ngoài<br />
ra ta có thể thông qua các trung tâm môi giới và giới thiệu việc làm. Đây là phương<br />
pháp thu hút đang áp dụng phổ biến ở nước ta nhất là đối với các doanh nghiệp hay<br />
tổ chức không có bộ phận chuyên trách về quản trị nhân lực. Các trung tâm này<br />
thường được đặt trong các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và các<br />
tổ chức quần chúng như các cơ quan quản lý lao động ở địa phương và trung ương.<br />
- Với nguồn tuyển mộ từ bên ngoài tổ chức ta có thể thông qua các cơ hội việc<br />
làm. Đây là phương pháp mới đang được nhiều các tổ chức áp dụng. Phương pháp<br />
thu hút này cho phép các ứng viên được tiếp xúc trực tiếp với nhiều nhà tuyển dụng,<br />
mở ra khả năng lựa chọn rông hơn với quy mô lớn hơn cùng với một thời điểm các<br />
ứng viên và các nhà tuyển dụng sẽ nhận được nhiều thông tin hơn, tạo ra những căn<br />
cứ xác đáng hơn để đi tới những quyết định đúng nhất cho các ứng viên và các nhà<br />
tuyển dụng, ta thu hút các ứng viên thông qua cử cán bộ của phòng nhân sự tới tuyển<br />
mộ trực tiếp tại các trường đại học, cao đẳng, dạy nghề.<br />
III. CÁC BƯỚC CỦA QUÁ TRÌNH TUYỂN MỘ, TUYỂN CHỌN<br />
<br />
3<br />
Đặng Đình Tòng - QTNL 45<br />
<br />
3<br />
<br />
Chuyên đề tốt nghiệp<br />
<br />
1. Các bước của quá trình tuyển mộ<br />
1.1. Xây dựng chiến lược tuyển mộ<br />
1.1.1. Lập kế hoạch tuyển mộ<br />
Trong hoạt động tuyển mộ, một tổ chức cần xác định xem cần tuyển mộ bao<br />
nhiêu người cho từng vị trí cần tuyển. Do có một số người nộp đơn không đủ điều<br />
kiện hoặc một số người khác không chấp nhận các điều kiện về công việc nên tổ<br />
chức cần tuyển mộ được số người nộp đơn nhiều hơn số nười họ cần thuê mướn. Các<br />
tỷ lệ sàng lọc giúp cho các tổ chức quyết định được bao nhiêu nưgời cần tuyển mộ<br />
cho từng vị trí cần tuyển. Các tỷ lệ sàng lọc thể hiện mối quan hệ về số lượng các ứng<br />
viên còn lại ở từng bước trong quá trình tuyển chọn và số người sẽ được chấp nhận<br />
vào các bước tiếp theo. Trong kế hoạch tuyển mộ, chúng ta phải xác định được các tỷ<br />
lệ sàng lọc chính xác và hợp lý.<br />
1.1.2. Xác định nguồn và phương pháp tuyển mộ<br />
Để tuyển mộ được đủ số lượng và chất lượng người lao động vào các vị trí<br />
làm việc còn thiếu người, tổ chức cần cân nhắc, lựa chọn xem ở vị trí công việc nào<br />
nên lấy người từ bên trong tổ chức và vị trí nào nên lấy người từ bên ngoài tổ chức và<br />
đi kèm với nó là phương pháp tuyển phù hợp.<br />
Tuyển mộ từ bên ngoài hay đề bạt người lao động từ vị trí công việc thấp hơn<br />
lên vị trí công việc cao hơn là một vấn đề phải xem xét kỹ vì các lý do sau:<br />
- Nguồn nhân lực bên trong tổ chức, bao gồm những người dang làm việc cho<br />
tổ chức đó.<br />
Đối với những người đang làm việc trong tổ chức, khi ta tuyển mộ những<br />
người này vào làm tại các vị trí cao hơn vị trí mà họ đang đảm nhận là ta đã tạo ra<br />
được động cơ tốt cho tất cả những người làm việc trong tổ chức. Vì khi họ biết sẽ có<br />
cơ hội được đề bạt họ sẽ làm việc với động lực mới là họ sẽ thúc đẩy quá trình làm<br />
việc tốt hơn, sẽ làm tăng sự thoả mãn đối với công việc, sẽ tăng được tình cảm, sự<br />
trung thành của mọi người đối với tổ chức.<br />
<br />
4<br />
Đặng Đình Tòng - QTNL 45<br />
<br />
4<br />
<br />