intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn tốt nghiệp: KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH (Financial Crisis).

Chia sẻ: Sdsd Dsds | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:37

160
lượt xem
42
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tài chính là một lĩnh vực vô cùng quan trọng trong nền kinh tế quốc dân của một quốc gia. Nền tài chính của một quốc gia là cơ sở để đánh giá trình độ phát triển của quốc gia đó. Sự phát triển của hệ thống tài chính toàn cầu bên cạnh việc mang lại những cơ hội lớn cho mỗi quốc gia, mỗi dân tộc thì đồng thời cũng tiềm ẩn những nguy cơ khủng hoảng. Sự thay đổi của các thị trường tài chính cùng với mức độ mở cửa thương mại - tài chính của các nước và những điều...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn tốt nghiệp: KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH (Financial Crisis).

  1. ĐỀ TÀI : KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH (Financial Crisis). GVHD: Hoà Thò Hoàng Minh. SV : Nguyễn Văn Thanh Vi. MSSV : K105041663
  2. Lý thuyết tài chính tiền tệ - Gv : Hồ Thị Hồng Minh. 1. Lí do chọn đề tài : Tài chính là m ột lĩnh vự c vô cùng quan trọng trong nền kinh tế quốc dân của một quốc gia. Nền tài chính của một quốc gia là cơ sở để đánh giá trình độ phát triển của quốc gia đó. Sự phát triển của hệ thống tài chính toàn cầu bên cạnh việc mang lại những cơ hội lớn cho mỗi quốc gia, mỗi dân tộc thì đ ồng thời cũng tiềm ẩn những nguy cơ kh ủng hoảng. Sự thay đ ổi của các thị trường tài chính cùng với mức độ m ở cửa thương mại - tài chính của các nước và những điều kiện bên trong của mỗi quốc gia đều có thể dẫn đến nguy cơ khủng hoảng. Trong những năm gần đây, khủng hoảng tài chính đã diễn ra ngày càng liên tục với cường độ mạnh và diễn biến ngày càng phức tạp, gây ra những hậu quả nặng nề đối với các quốc gia và toàn thế giới . Nhiều thị trường mới nổi đã trải qua những cuộc khủng hoảng tài chính, có thể nhắc đến như khủng hoảng Mexico 1994, khủng hoả ng tài chính Châu Á 1997, khủng hoảng Acgentina 2001, và cuộc đại khủng hoảng 2008-2009.Cả thế giới đang phải chao đảo gánh chịu hậ u quả của cơn bão khủng hoảng tài chính. Khủng hoả ng đem tới thách thức và cơ hội cho những ai biết nắm bắt thời cơ . Hiện nay, chúng ta ngày càng nhận thức rõ đươc tầm quan trọng của việc nghiên cứ u khủng hoảng, triển vọng và tác động của nó trong bối cảnh đất nước đang tham gia ngày càng sâu rộng hơn vào liên kết khu vực, hội nhập quốc tế. Đó cũng là động lực thúc đẩy tôi chọn đề tài nghiên cứu : “Khủng hoảng tài chính” (Financial crisis). 2. Mục đích nghiên cứu : Nghiên cứu làm rõ m ột s ố khái niệm, vấn đề cơ bản về khủng hoảng tài chính trước sự biến động phức tạp của nền kinh tế. Tập trung phân tích những nguyên nhân, tác động của khủng hoả ng tài chính để từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam về chính sách phát triển kinh tế và chính sách kinh tế đối ngoại. 3. Đối tượng và phạ m vi nghiên cứu : Phần cơ s ở l ý luận, đề tài sẽ đi vào tìm hiểu khái niệm, nguyên nhân, phân loại, hệ quả và các phương pháp dự báo, ngăn ngừa khủng hoảng tài chính. Phần tìm hiểu về 2 cuộc khủng hoảng tài chính lớn trên Thế Giới, đề tài sẽ giới thiệu sơ lư ợc về nguyên nhân, tính chất, tác động của nó đến toàn bộ nền kinh tế. Phần vận dụng thực tiễn, đề tài sẽ rút ra bài học kinh nghiệm, đồng thời đề xuất m ột số giải pháp cho chính sách phát triển kinh tế của Việt Nam. Ngoài ra do có sự gi ới hạn nên trong khuôn khổ của đề tài nghiên cứ u sẽ không đi sâu vào phân tích những vấn đề như : chi tiết về đặc điểm của từng loại khủng hoảng tài chính, các loại mô hình khủng hoảng tài chính… 4. Phương pháp nghiên cứu : Đề tài sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu như thống kê – mô tả, phân tích – tổng hợp, so sánh – đối chiếu, diễn dịch – quy nạ p và phương pháp quan sát thực tiễn để khái quát bản chất của các vấ n đề cần nghiên cứ u. Đề tài dựa vào cơ s ở lý thuyết chuyên ngành tài chính doanh nghiệp, lý thuyết tài chính tiền tệ kết hợp với nguồn dữ liệu thông tin sưu tầm, tập hợp từ các sách báo, tạp chí và các webside có liên quan… 5. Kết cấ u của đề tài : Với phạm vi nghiên cứ u như trên, nội dung chính của đề tài gồm 04 chương : Chương I : Lý thuyết về khủng hoảng tài chính. Chương II : Khủng hoảng tài chính Đông Nam Á 1997. Chương III : Khủng hoảng tài chính Mỹ 2008. Chương IV : Bài học rút ra cho Việt Nam và các doanh nghiệp. MSSV : K105041663 – KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH Page 2
  3. Lý thuyết tài chính tiền tệ - Gv : Hồ Thị Hồng Minh. CHƯƠNG I : LÝ THUYẾT VỀ KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH 1. Tổng quan về thị trường tài chính : * Xung quanh vấn đề tài chính có rất nhiều quan niệm khác nhau. Nhưng tổng kết lại, tài chính mang những đặc điểm sau : tài chính chỉ ra đời và tồn tại trong những đi ều kiện lị ch sử nhất định, khi mà ở đó có những hiện tượng kinh tế xã hội khách quan nhất định xuất hiện và tồn tại. Có thể xem những hi ện tượng kinh tế xã hội khách quan đó như ti ền đề khách quan quyết định sự ra đời, tồn tại và phát triển của tài chính với tư cách là phạm trù lị ch sử. Tài chính thuộc lĩnh vực phân phối dưới hình thái giá trị . Nó là tổng thể các quan hệ kinh tế trong quá trình hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ trong nền kinh tế quốc dân, nó gắn li ền với sự ra đời và tồn tại và hoạt động của nhà nước, phát triển trong các mối quan hệ hữu cơ với nền sản xuất hàng hoá và quan hệ hàng hoá tiền tệ. Hay nói cách khác tài chính là quá trình phân phối các nguồn lực tài chính có hạn nhằm đáp ứng nhu cầu các chủ thể trong nền kinh tế. * Bản chất của tài chính thể hiện ở những khía cạnh sau : tài chính là những quan hệ kinh tế nhưng không phải mọi quan hệ kinh tế trong xã hội đều thuộc phạm trù tài chính. Tài chính chỉ bao gồm những quan hệ phân phối dưới hình thái giá trị. Tài chính là những quan hệ phân phối phát sinh trong quá trình hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ. Đây là một đặc trưng quan trọng của tài chính. Tài chính là những quan hệ kinh tế chịu sự tác động trực ti ếp của nhà nước, của pháp luật, nhưng tài chính không phải là luật lệ tài chính. Luật tài chính là công cụ của nhà nước để đi ều tiết các quan hệ tài chính nhằm đáp ứng yêu cầu của nhà nước. * Trong nền kinh tế các quan hệ tài chính xuất hiện đan xen nhau liên hệ, tác động ràng buộc l ẫn nhau trong một thể thống nhất tạo nên hệ thống tài chính. Có thể chia hệ thống tài chính làm 2 kênh dẫn vốn : kênh dẫn vốn qua thị trường tài chính (trực tiếp), kênh dẫn vốn qua các trung gian tài chính như ngân hàng thương mại, quỹ bảo hiểm, quỹ tín dụng… (gián tiếp). Nhờ 2 kênh này mà vốn được lưu chuyển thuận lợi, giảm được rất nhi ều chi phí giao dị ch giữa hai bên cung và cầu vốn. 2. Khái niệm khủng hoảng tài chính : * Khủng hoảng tài chính xảy ra trong các mối quan hệ tài chính và các kênh dẫn vốn trong nền kinh tế. Khủng hoảng tài chính nảy sinh khi các mối quan hệ này đạt tới mức thấp có nghĩa l à bên cung vốn không muốn tài sản tài chính mà mình có cho bên cầu vốn nữa. Và đi ều này tác động lên các kênh dẫn vốn, làm cho nó bị tê liệt không phát huy được tác dụng và do đó sẽ làm sụp đổ hoặc suy yếu các tổ chức, đị nh chế tài chính. Các tổ chức định chế tài chính này không bao gi ờ biệt l ập với nhau mà chúng có quan hệ mật thiết, do đó khủng hoảng tài chính thường làm sụp đổ hàng loạt tổ chức, đị nh chế, gây thiệt hại to lớn. * Khủng hoảng tài chính là vấn đề có liên quan đến một phạm trù, đó là chu kì kinh doanh. Quy luật chung của con đường phát tri ển được miêu tả như đồ thị hình sin. Đó là bất kì một lĩnh vực nào cũng có thời kì phát triển rực rỡ, huy hoàng, có lúc ổn đị nh và có thời gian thoái trào. Nghiên cứu kinh tế Mỹ đã chỉ ra rằng tiền tệ -tài chính đóng góp một vai trò quan trọng trong việc tạo ra chu kì kinh doanh. Mỗi cơn suy thoái trong thế kỉ XX đã đứng liền sau một sự suy giảm tỉ lệ tăng trưởng tiền tệ. Ngược lại nếu nền kinh tế lâm vào suy thoái cũng là nguyên nhân không nhỏ dẫn đến các cuộc khủng hoảng tài chính. Đi ều này được giải thích bởi quan hệ tài chính có mối liên hệ hữu cơ, mật thiết với nền sản xuất hàng hoá và quan hệ hàng hoá tiền tệ.  Các khái niệm về khủng hoảng tài chính : Khủng hoảng tài chính là sự đổ  Frederic Mishkin, tác vỡ của thị trường tài chính mà trong đó những giả cuốn sách The lưa chọn bất lợi và tâm lý hoang mang đã trở Economics of Money, nên xấu đi, dẫn đến hậu quả thị trường tài chính Banking and Financial không thể có những quỹ hiệu quả cũng như cơ Markets. hội đầu tư tốt nhất. (Đị nh nghĩa của Mishkin).
  4. Lý thuyết tài chính tiền tệ - Gv : Hồ Thị Hồng Minh. Khủng hoảng tài chính là tình trạng mà trong đó một bộ phận của nền tài chính có  những khoản nợ lớn hơn giá trị tài sản thực có trên thị trường gây ảnh hưởng tới các cán cân đầu tư khác, dẫn tới sự sụp đổ của không ít công ty tài chính, dẫn tới vi ệc Chính phủ bắt buộc phải có những can thi ệp. (Định nghĩa của Sundarajan và Balino năm 1991). Khủng hoảng tài chính là vi ệc mất niềm tin vào giá trị của đồng ti ền hoặc những tài  sản tài chính khác khi ến cho các nhà đầu tư quốc tế thu hồi quỹ đầu tư của họ ra khỏi quốc gia bị khủng hoảng. 3. Dấu hiệu của khủng hoảng tài chính : Tùy theo mức độ và phạm vi, khủng hoảng tài chính thể hi ện qua các đi ểm sau đây : Sự giảm giá dây chuyền của các đồng ti ền. - Tỷ giá hối đoái tăng đột biến và dây chuyền. - Lãi suất tín dụng gia tăng : lãi suất tăng kéo theo cầu ti ền tệ, cầu tín dụng sụt giảm làm cho - hoạt động sản xuất kinh doanh bị suy giảm. Hệ thống ngân hàng bị tê liệt. - Thị trường cổ phi ếu sụt giá nhanh chóng. - Các hoạt động kinh tế bọ suy giảm. - 4. Phân loại khủng hoảng tài chính : 4.1 Khủng hoả ng tiền tệ (Currency crisis) : Khủng hoảng ti ền tệ còn được gọi là khủng hoảng tỷ giá hối đoái nổ ra khi hoạt động đầu cơ ti ền tệ dẫn đến sự giảm giá một cách đột ngột của đồng nội tệ hoặc trường hợp buộc các cơ quan có trách nhiệm phải bảo vệ đồng tiền của nước mình bằng cách nâng cao lãi suất hay chi ra một khối lượng lớn dự trữ ngoại hối. 4.2 Khủng hoả ng ngân hàng (Banking Crisis) : Khủng hoảng ngân hàng rất hay gặp do ngân hàng là trung gian tài chính nhận tiền gửi của các cá nhân và pháp nhân cho vay nên rủi ro dồn cả về mặt số l ương, thời hạn cũng như chùng loại ti ền. Ngân hàng có thể lâm vào khủng hoảng do cho vay quá mức và không thu hồi l ại được dẫn đến tỷ l ệ nợ quá hạn cao làm cho ngân hàng không thể thanh toán các nghĩa vụ khi đến hạn. Ngân hàng là một hệ thống chặt chẽ nên khủng hoảng rất dễ l ây lan và tạo khủng hoảng cả hệ thống. Trong trường hợp khủng hoảng, các ngân hàng thương mại thường có xu hướng si ết chặt các đi ều kiện tín dụng hay nâng lãi suất để bù đắp rủi ro và kết quả là đẩy các doanh nghiệp vào tình thế khó khăn do thiếu nguồn tài chính để hoạt động. MSSV : K105041663 – KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH Page 4
  5. Lý thuyết tài chính tiền tệ - Gv : Hồ Thị Hồng Minh. Dòng người ồ ạt đến rút tiền tại ngân hàng Northern Rock (Anh) 1 ngày sau khi ngân hàng này yêu cầu và được tài trợ khẩn cấp từ Bank of England do khủng hoảng ngân hàng. (Nguồn : BBC News) 4.3 K hủng hoả ng kép (Twin Crisis) : Khủng hoảng kép xảy ra khi khủng hoảng ti ền tệ và khủng hoảng ngân hàng xảy ra đồng thời với nhau. 4.4 K hủng hoả ng nợ quố c gia (National Debt Crisis) : Trường hợp một quốc gia vay nợ nước ngoài (vay chính thức, vay thương mại) quá nhi ều, sử dụng không hiệu quả vốn nên không trả được nợ đúng hạn, lâm vào khủng hoảng buộc phải xin hoãn nợ, xóa nợ thậm chí phải tuyên bố vỡ nợ (như trường hợp của CHDCND Triều Tiên). Có nhiều tiêu chí đánh giá khả năng thanh toán nguồn vay nước ngoài của một quốc gia, trong đó chỉ tiêu quan trọng nhất là tỷ lệ giữa nguồn vay nước ngoài cả gốc và lãi mà quốc gia đó trả trong một năm trên tổng kin ngạch xuất khẩu của quốc gia đó trong năm đó hoặc năm trước đó. Bình thương chỉ tiêu này nằm dưới 20%, nếu chỉ tiêu này lớn hơn 20% chứng tỏ l ượng vốn vay nước ngoài của quốc gia đó quá l ớn. Khủng hoảng nợ xảy ra khá nhiều (Argentina, hay nhiều nước châu Phi vừa qua) cùng với ti ến trình toàn cần hóa kinh tế do các điều kiện vay nợ nước ngoài trở nên dễ dàng hơn. Cuộc khủng hoảng Argentina 2001- 2002 đã nhấn chìm một trong những trung tâm kinh tế năng động nhất Nam Mỹ vào cảnh đói nghèo, tình hình xã hội hết sức hỗn độn. Chỉ trong vòng 1 tuần, có tới 5 vị Tổng thống lên và xuống chức. Người dân, công nhân, viên chức liên tục xuống đường biểu tình. Trong hình, người dân Argentina xuống đường biểu tình khi nước này rơi vào cảnh phá sản. (Nguồn : vnexpress.net) 4.5 K hủng hoả ng thị trường chứng khoán (Crisis of Security Market) :
  6. Lý thuyết tài chính tiền tệ - Gv : Hồ Thị Hồng Minh. Với tư cách là đỉnh cao của kinh tế thị trường, thị trường chứng khoán rất ngạy cảm và phức tạp nên cũng dễ đổ vỡ. Khủng hoảng thị trường chứng khoáng xảy ra khi giá chứng khoán biến động mạnh (“tuột dốc” hay “giảm không phanh” quá nhanh) ngoài t ầm ki ểm soát và do hi ệu ứng “bầy đàn” làm cho chứng khoán bị “bán đổ”, “bán tháo” hay thị trường bị “đông cứng” vì không có giao dịch tạo ra sự thâm hụt giữa tiền (chứng khoán) vào so với tiền ra thị trường chứng khoán (quỹ chứng khoán). 4.6 K hủng hoả ng cán cân thanh toán/ Cán cân vãng lai/ Cán cân vốn (Crisis of Balance of Payment/ Crisis of Current Account/ Crisis of Capital Account) : Khủng hoảng xảy ra khi cán cân này thâm hụt quá nặng trong thời gian dài và không có nguồn bù đắp. Khủng hoảng cán cân vãng lai thường xảy ra khi cán cân thương mại (nhập trừ đi xuất) bị thâm hụt. Khủng hoảng cán cân thanh toán khi t ổng các luồng ngoại tệ ra lớn hơn ngoại tệ vào gây nên thâm hụt nặng nề. 4.7 K hủng hoả ng khả năng tính thanh khoản (Crisis of Liquidity) : Nếu các loại khủng hoảng tài chính ở trên liên quan tới cả ba mặt : số lượng, thời hạn và chủng loại ti ển thì khủng hoảng tính thanh khoản là sự mất cân đối chủ yếu liên quan tới thời hạn và chủng loại của tài sản “giống như tiền” và một số l oại tài sản đặc thù. 4.8 K hủng hoả ng ngân sách (Budget Crisis) : Ngân sách nhà nước thâm hụt nặng và kéo dài trong khi các nguồn thu bù đắp thâm hụt (in ti ền, vay nợ trong và ngoài nước) bị hạn chế hay không thể lạm dụng hơn nữa nếu muốn tránh hậu quả như vỡ nợ hay bùng nổ l ạm phát. Người vô gia cư ở Tây Ban Nha tăng vọt sau khi nước này “gia nhập” cuộc khủng hoảng nợ công ở khu vực đồng euro cùng với các nước Hy Lạp, Bồ Đào Nha và Ireland. (Nguồn : euobserver.com) Trên đây là những dạng khủng hoảng tài chính cơ bản và trong tương lai có thể x uất hiện thêm nhiều dạng nữa cùng với sự phát triển của thị trường tài chính trong tiến trình phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế. 5. Các nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng tài chính : 5.1 Nguyên nhân bên ngoài :
  7. Lý thuyết tài chính tiền tệ - Gv : Hồ Thị Hồng Minh. * Như đã đề cập ở trên, các quan hệ tài chính là một phần của quan hệ kinh tế, có mối quan hệ mật thiết, hữu cơ với nền sản xuất hàng hoá và quan hệ hàng hoá tiền tệ. Hệ thống tài chính được coi như huyết mạch trong nền kinh tế. Khi nền kinh tế suy thoái, tức là nền sản xuất hàng hoá gi ảm sút, không thu được lợi nhuận. Để đảm bảo an toàn cho tiền của mình bên cung vốn muốn rút vốn lại hoặc không muốn cho vay vì sợ không thu hồi được nợ. Do đó các ngân hàng, tổ chức tài chính sẽ phải đối mặt với một lượng tiền mặt lớn để trả cho người gửi, dẫn đến nguy cơ phá sản. Trên thị trường chứng khoán lúc này giá trị thực của các công ty niêm yết sẽ tụt dốc làm xuất hi ện tình trạng bán tháo cổ phi ếu, trái phiếu… * Ngoài ra các tài sản do các tổ chức định chế tài chính nắm giữ cũng bị mất giá nghiêm trọng làm giá trị thực của chúng bị giảm, gây nên tình trạng khủng hoảng. Tính thanh khoản của thị trường theo đó cũng đi xuống. * Chẳng những thế, tình trạng làm ăn thua lỗ, phá sản của các công ty, tập đoàn sản xuất cũng kéo theo những khoản đền bù khổng lồ từ các công ty bảo hi ểm làm cho các công ti này cũng bị sụp đổ theo do không đủ khả năng chi trả. * Suy thoái kinh tế là vấn đề mang tính chu kì do đó khủng hoảng tài chính bắt nguồn từ suy thoái kinh tế cũng mang tính chu kì. Nền kinh tế suy thoái chứng kiến sự thua lỗ, phá sản của hàng loạt không những của hãng sản xuất mà còn cả sự sụp đổ trong lĩnh vực tài chính. Suy cho cùng tài chính cũng là một bộ phận của kinh tế. 5.2 Nguyên nhân bên trong : Trên thị trường tài chính, khủng hoảng có thể do nguyên nhân từ hoạt động bên trong của chính nền tài chính ấy. Trong nền tài chính của bất kì một quốc gia nào dù phát triển đến đâu cũng phải đối mặt với những vấn đề như: thông tin không cân xứng, chọn lựa đối nghị ch, rủi ro đạo đức… 6. H ệ quả của khủng hoảng tài chính : * Khủng hoảng tài chính, nói chung, thường gây ra những tác động lớn đối với xã hội. Bởi kinh tế đóng vai trò then chốt trong việc ổn định trật tự xã hội, nên khi nền kinh tế bị tác động mạnh, nó sẽ kéo theo những ảnh hưởng (cả tích cực lẫn tiêu cực) trong mọi l ĩng vực, mọi khía cạnh của đời sống. * Xét về mặt tiêu cực, khủng hoảng tài chính góp phần không nhỏ làm đảo lộn trật tự xã hội. Trong tất cả các doanh nghi ệp, tài chính luôn là vấn đề cốt lõi nhằm duy trì sự hoạt động của doanh nghiệp và cuộc sống của người lao động. Khi gặp phải khủng hoảng tài chính, các doanh nghi ệp khó có khả năng mở rộng đầu tư và phát triển, gây sự đình trệ trong công việc, thậm chí phá sản. Theo hiệu ứng dây chuyền, sự phá sản của doanh nghiệp này sẽ tác động tới các doanh nghi ệp khác và cao hơn nữa là toàn bộ nền kinh tế (tùy theo quy mô của doanh nghi ệp). Không những thế, khủng hoảng tài chính còn góp phần gây ra những bất ổn về xã hội do lượng người thất nghi ệp gia tăng. * Bên cạnh đó, khủng hoảng tài chính cũng có những tác động tích cực lên nền kinh tế. Nó báo hiệu sự chấm dứt thể độc tôn của các “ông lớn” trên thị trường tài chính, góp phần làm thay đổi diện mạo của nền kinh tế. Đồng thời, khủng hoảng tài chính cũng buộc người ta phải xem xét, sửa đổi các nguyên tắc đã quy đị nh lên hệ thống tài chính từ trước tới nay, loại bỏ những nguyên tắc đã không còn thích hợp để thích ứng với những bi ến đổi trong xã hội, từ đó có cái nhìn đúng đắn hơn và chủ động ứng phó với những cuộc khủng hoảng trong tương lai. MSSV : K105041663 – KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH Page 7
  8. Lý thuyết tài chính tiền tệ - Gv : Hồ Thị Hồng Minh. 7. Các phương pháp dự báo khủng hoảng tài chính : 7.1 Phương pháp chỉ tiêu : Di ễn biến của tỉ giá thực, cán cân thương mại hoạc cán cân vãng lai, ti ền lương thực tế và lãi suất là những chỉ số quan trọng cảnh báo về một cuộc khủng hoảng. Ví dụ : Thái lan – Một số chỉ tiêu kinh tế vĩ mô Chỉ tiêu 1992 1993 1994 1995 1996 8.1 8.3 8.7 8.7 6.7 Tốc độ tăng GD (%) 4.1 3.4 5.2 5.7 5.8 Chỉ số giá CPI (%) -6.3 -6.4 -8.1 -13.6 -15.3 Thâm hụt cán cân thương mại (tỉ USD) 13.7 13.4 22.2 24.7 -1.8 Tốc độ tăng xuất khẩu (%) 6.0 12.2 18.5 31.6 3.1 Tốc độ tăng nhập khẩu (%) 39.6 45.8 60.1 75.6 83.0 Nợ nước ngoài (tỉ USD) 7.2 Phương pháp dự báo dựa trên các nguy cơ : * Dựa trên thực tế cuộc khủng hoảng diễn ra năm 1997 ảnh hưởng nặng nề tới Thái Lan và Hàn Quốc các nhà kinh tế học đã xây dựng mô hình “Các nguy cơ khủng hoảng và cơ chế phát sinh khủng hoảng kinh tế - tài chính”. * Bốn nguy cơ tích lũy khủng hoảng : Sự kém hi ệu quả của các doanh nghi ệp. - Sự kém hi ệu quả của các ngân hàng, công ty tài chính. - Sự lên giá của đồng nội tệ. - Nguy cơ quốc gia mất khả năng thanh toán. - MSSV : K105041663 – KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH Page 8
  9. Lý thuyết tài chính tiền tệ - Gv : Hồ Thị Hồng Minh. Tác động mang tính quyết đị nh từ bên ngoài đó là sự rút vốn tài chính cùa các nhà đầu tư nước ngoài. * Phương pháp xác định các chỉ số cảnh báo chủ chốt : Theo ý kiến của Kaminsky, Lizodo và Reinhart đã chọn ra những chỉ số có khả năng cảnh báo tốt nhất. Cả ba người đều cho rằng : Một hệ thống cảnh báo tin cậy cần bao quát nhiều chỉ số khác nhau bởi l ẽ khủng hoảng tiền - tệ thường là hậu quả của nhiều vấn đề kinh tế - xã hội, tâm lý và đôi khi còn mang tính chất chính trị phức tạp. Những bi ến số thường được sử dụng với danh nghĩa l à những chỉ số cảnh báo về một cuộc - khủng hoảng ti ền tệ có thể là : dự trữ ngoại tệ giảm dần, nội tệ lên giá, tăng trưởng tín dụng quá mức và lạm phát gia tăng, tính trạng tồi tệ của cán cân thương mại kết quả của xuất khẩu và tốc độ tăng trưởng của GDP thực tế cũng như sự gia tăng t rong lượng ti ền cung ứng, tỉ lệ khối tiền tệ mở rộng (M2 hoạc M3) so với tổng dự trữ quốc gia và thâm hụt ngân sách cũng là những chỉ số quan trọng cần được tính đến. Đối với các chỉ số khác thì những kết luận chỉ mang tính chất thử nghi ệm vì chúng chỉ được - rút ra chủ yếu từ một hoặc hai công trình nghiên cứu trên l ĩnh vực này. Như vậy một biên số tài chính, thể chế và chính trị cũng ít nhiều có hiệu lực trong dự báo các cuộc khủng hoảng tài chính. Các bi ến số liên quan tới nợ nước ngoài không có ý nghĩa l ắm. Mặt khác, trái với thông lệ, - cán cân vãng lai không nhận được nhiều sự đồng tình trong vai trò một chỉ số cảnh báo tin cậy về một cuộc khủng hoảng. Điều này có thể là do những thay đổi của tỷ giá hối đoái đã phản ánh diễn biến của cán cân vãng lai trong phần l ớn các công trình nghiên cứu, người ta thấy rằng khi mà ảnh hưởng của cán cân vãng lai không nhi ều lắm thì ở đó các tỷ giá hối đoái thực cũng không có tác dụng. 8. Một số phương pháp ngăn ngừa cơ bản : * Tại cuộc họp các bộ trưởng tài chính tại Washington tháng 5 năm 1999, người ta thông qua bản kế hoạch ngăn ngừa khủng hoảng như sau : Tránh tác động qua l ại gi ữa mất cân đối bảng cân đối tài chính của ngân hàng với tỷ giá cố - định. Nhiều ý ki ến cho rằng chính ngân hàng ở các thị trường mới nổi cần phải ngăn cản những - khoản vay ngoại tệ ngắn hạn nhi ều rủi ro. Tránh áp dụng chế độ tỷ giá cố định là một biện pháp quan trọng làm cho rủi ro tiền tệ không - được bảo hiểm trở nên rõ ràng và đơn giản hơn, song vẫn chưa đủ về những biến động ti ền tệ vẫn xảy ra cả khi đã áp dụng chế độ tỷ giá thả nổi. Áp dụng bi ện pháp ki ểm soát vốn nghĩa là sử dụng các hình thức cấm đoán song phải đặc - biệt chú ý để không dẫn tới sự lạm dụng, tham nhũng hay tạo ra những kẽ hở. Thuế có vẻ như là bi ện pháp được ưa chuộng, chẳng hạn Chilê đã thành công trong vi ệc - đánh thuế những khoản vay bằng ngoại tệ mặc dù biện pháp này khá thô bạo. * Nhiều nhà kinh tế đề xuất các giải pháp ngăn ngừa như sau : Nền kinh tế quốc gia không thể dựa chủ yếu vào vốn bên ngoài đặc bi ệt là vốn vay ngắn hạn - và đầu tư vào thị trường cổ phiếu. Nhà nước cần theo dõi và có chính sách hạn chế vay mượn nước ngoài dù tư nhân hay Nhà nước ở mức độ nền kinh tế có thể chị u đựng được. Xác định đúng t ỷ giá hối đoái nhằm tạo tính cạnh tranh cho xuất khẩu, tăng hiểu quả sử dụng - hàng nhập khẩu. Cân bằng cán cân thương mại đồng thời có biện pháp ngăn chặn dòng vốn ngắn hạn có tính chất đầu cơ. Cần có biện pháp gi ảm áp lực tăng giá bất động sản tránh tình trạng nền kinh tế “bong bóng” - nhằm tạo môi trường ổn định cho đầu tư và đời sống nhân dân. Tăng thuế thu nhập do mua đi bán lại trong thời gian ngắn là biện pháp hữu hi ệu nhằm giảm bớt nhu cầu đầu cơ. MSSV : K105041663 – KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH Page 9
  10. Lý thuyết tài chính tiền tệ - Gv : Hồ Thị Hồng Minh. Ngăn chặn tình trạng “bong bóng” trên thị thường cổ phiếu, cần hạn chế người nước ngoài - mua cổ phi ếu và vay tín dụng ngân hàng để mua cổ phiếu cũng như dùng chứng khoán để thế chấp vay mượn. Kết luậ n : Theo như trên thì kiểm soát vốn là công cụ ngăn ngừa khủng hoảng tài chính – ti ền tệ hữu hiệu nhất vì : Ki ểm soát vốn có thể được sử dụng như một phương pháp để đảm bảo sự độc l ập của chính - sách ti ền tệ. Ki ểm soát vốn có thể được biện minh như một công cụ nhằm cải thi ện an ninh kinh t ế. Sự - đảm bảo tuyệt đối của Chính phủ đối với các khoản nợ nước ngoài đi kèm với hệ thống thông tin tương xứng gi ữa ngân hàng và các cổ đông (những người gửi ti ết kiệm) cũng đưa đến an sinh xã hội. Tự do hóa tài chính là tất yếu khách quan với một quốc gia mong muốn tăng lợi ích đầu tư, - đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng, nâng cao mức sống. Tuy nhiên, với các thị trường tài chính chưa hoàn thiện, các dòng chuyển dịch vốn không ổn đị nh thì vi ệc kiểm soát vốn sẽ giảm bớt những rủi ro đạo đức, lựa chọn nghịch, đối xử không công bằng… nếu có các chính sách hợp lý như thuế, giám sát ngân hàng sự đảm bảo của Chính phủ và pháp luật… CHƯƠNG II : KHỦNG HO ẢNG TÀI CHÍNH ĐÔNG Á 1997 Khủng hoảng tài chính Đông Á là cuộc khủng hoảng tài chính bắt đầu từ tháng 7 năm 1997 ở Thái Lan rồi ảnh hưởng đến các thị trường chứng khoán, trung tâm tiền tệ lớn, và giá cả của những tài sản khác ở vài nước châu Á, nhiều quốc gia trong đó được coi như là "những con Hổ Đông Á". Cuộc khủng hoảng này còn thường được gọi là Cuộc khủng hoảng tiền tệ Đông Á, hoặc cục bộ, là Cuộc khủng hoảng quỹ tiền tệ quốc tế, tuy nhiên, ở một điểm nào đấy, cái tên sau còn gây nhiều tranh cãi. Indonesia, Hàn Quốc và Thái Lan là những nước bị ảnh hưởng mạnh nhất bởi cuộc khủng hoảng này. Hồng Kông, Malaysia, Lào, Philippines cũng bị ảnh hưởng bởi sự sụt giá bất thình lình. Còn Đại lục Trung Hoa, Đài Loan, Singapore và Việt Nam không bị ảnh hưởng mấy. Nhật Bản cũng không bị ảnh hưởng nhiều bởi sự khủng hoảng, song nền kinh tế Nhật phải kinh qua những khó khăn kinh tế dài hạn của chính bản thân mình. Mặc dù được gọi là cơn khủng hoảng "Đông Á" bởi vì nó bắt nguồn từ Đông Á, nhưng ảnh hưởng của nó lại lan truyền toàn cầu và gây nên sự khủng hoảng tài chính trên toàn cầu, với những tác động lớn lan rộng đến cả các nước như Nga, Brazin và Hoa Kỳ. 1. Nguyên nhân : Cuộc khủng hoảng tài chính Đông Á, xét theo cả cấp độ quốc gia lẫn khu vực, chính là kết quả “hợp lực” của sự tác động qua l ại giữa ba nhóm nguyên nhân ch ủ yếu : từ phía các chính sách vĩ mô của Chính phủ, các nhà đầu tư trong nước và các nhân tố bên ngoài vượt khỏi tầm kiểm soát của các nước trong khu vực. 1.1 Nhóm nguyên nhân thứ nhất : Nền tảng kinh tế vĩ mô yếu kém của Chính phủ. MSSV : K105041663 – KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH Page 10
  11. Lý thuyết tài chính tiền tệ - Gv : Hồ Thị Hồng Minh. Trong một thời gian dài, các nước châu Á đã đạt được những thành tựu kinh tế mà các nhà kinh tế đã gọi là hi ện tượng châu Á hay một “châu Á diệu kỳ”. Từ gi ữa những năm 1960 đến giữa những năm 1990, thu nhập bình quân đầu người tăng hơn 4 l ần ở Malaysia, Indonesia và Thái Lan; 7 lần ở Hàn Quốc. Nhìn chung trong giai đoạn này cho đến trước khủng hoảng, chúng ta thấy một Đông Á được quản lí tốt, tốc độ tăng trưởng cao liên tục, lạm phát thấp, ngân sách cân đối về cơ bản, nền kinh tế được tự do hóa ở một mức độ cao. Không có gì cho ta thấy là các nước này sẽ trượt ra khỏi quỹ đạo tăng trưởng mạnh trong suốt những thập kỷ đó. Các chỉ số kinh tế vĩ mô năm 1996 Các nước Mức tăng GDP Lạm phát Thặng dư tài khoản Thặng dư khối hành vãng lai (%GDP) chính (%GDP) Hàn Quốc 7,1 4,5 -4,7 +0,0 Indonesia 8,0 6,6 -3,4 +0,6 Thái Lan 5,5 4,8 -8,1 +2,2 Malaysia 8,6 3,3 -4,9 +4,0 Song đằng sau những thành công mà cả thế gi ới đều phải ghi nhận là những “tảng đá ngầm” chứa đựng những nguy cơ tiềm tang dẫn đến sự bất ổn. Có thể thấy rõ, đó là : Sự chậm trễ và cứng nhắc trong điều hành chính sách tỷ giá khi ến các đồng bản tệ bị định - giá cao giả tạo trong một thời gian dài so với đồng đôla Mỹ. Tỷ giá được gi ữ ổn định quá lâu và sự gia tăng một khối lượng lớn vốn nước ngoài ngắn hạn vào trong nước do chính sách lãi suất cao đã kích thích sự gia tăng giá trị tài sản và cổ phi ếu. Nền kinh tế trở nên nóng hơn, sự tăng giá tài sản, bất động sản và cổ phiếu đã ti ềm ẩn trong nó nguy cơ làm phát sinh một nền kinh tế ảo. Từ năm 1995-1997, đồng USD đổi chiều liên tục, tăng giá tới 50% so với đồng yên, với Trung Quốc phá giá đồng nhân dân t ệ hơn 30% vào cuối năm 1994 cùng chính sách neo gi ữ tỷ giá vào USD nói trên khi ến các đồng bản tệ tăng giá giả tạo. Chính sách tự do hóa các hoạt động kinh tế khong được ti ến hành đồng bộ đi đôi với vi ệc - tăng cường giám sát hoạt động của các cơ sở kinh doanh và các t ổ chức tài chính ngân hàng. Tình trạng chung của các nước châu Á lúc bấy giờ là : + Nền kinh tế thị trường chưa hoàn hảo. + Sự can thi ệp khá sâu vào nền kinh tế thông qua chính sách công nghiệp dẫn đến tình trạng bao cấp và cắt giảm thuế cho một số ngành Công nghiệp trong khu vực. + Tình trạng thị trường lao động kém linh hoạt (Hàn Quốc); hệ thống giám sát ngân hàng không hợp lý, thiếu minh bạch. + Thiếu đồng bộ và tính minh bạch trong hệ thống pháp luật, tình trạng tham nhũng và kinh tế ngầm phát triển. Có sự mất cân đối lớn trong nền kinh tế như là kết quả của những sai lầm nêu trên. Mất cân - đối lớn nhất và đe dọa trực tiếp đến sự ổn đị nh của hệ thống tài chính – tiền tệ mỗi nước là sự thâm hụt tài sản vãng lai và cơ cấu vốn nước ngoài đổ vào trong nước. Ngoài ra còn có sự kém phát triển của hệ thống giáo dục cộng với tình trạng thiếu lao động lành nghề, từ đó đẩy mức lương lao động lên nhanh hơn so với tốc độ tăng sản lượng, làm hao mòn sức cạnh tranh quốc tế và gây khó khăn cho việc phát triển những ngành công nghệ cao. 1.2 Nhóm nguyên nhân thứ hai: Sai lầm của các nhà đầu tư trong nước. Trước hết phải khẳng định rằng một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra cơn bùng phát khủng hoảng tài chính tiền tệ hiện nay ở châu Á là do sự “nóng lên” dẫn đến “khủng hoảng nợ” ở khu vực kinh tế tư nhân. Sự tăng lên ồ ạt của các khoản nợ đã làm cho nền kinh tế trở nên khó kiểm soát cộng thêm sự quản lí lỏng lẻo của Chính phủ đã làm méo mó cơ chế thị trường dẫn đến sự sút gi ảm kim ngạch xuất khẩu, đồng thời cơ hội kinh doanh của các doanh nghiệp cũng gi ảm đáng kể. MSSV : K105041663 – KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH Page 11
  12. Lý thuyết tài chính tiền tệ - Gv : Hồ Thị Hồng Minh. Trên khía cạnh cơ bản nhất, lý do chủ yếu của cuộc khủng hoảng Đông Á là vi ệc không làm chủ được quá trình mở cửa tiếp cận vốn nước ngoài. Kindleberger đã nhận xét rằng : chi phí sử dụng đồng tiền quá thấp dường như là một yếu tố quan trọng trong sự bùng nổ của nhiều cuộc khủng hoảng tài chính, yếu tố này khi ến các nhà đầu tư tìm cách lao vào các hoạt động rủi ro hơn nhằm kiếm những khoản lợi nhuận khá hơn. 1.3 Nhóm nguyên nhân thứ ba : Các nhân tố bên ngoài vượt khỏ i tầ m kiểm soát của các nước trong khu vực. Trước hết, chính sách tiền tệ tín dụng của các nước lớn trong và ngoài khu vực châu Á, đặc - biệt là Mỹ. Ảnh hưởng của những hoạt động ti ền tệ tín dụng nước ngoài có tính đầu cơ đã thổi phồng - các cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ và làm tăng khả năng lây nhiễm. Chính phủ cũng đưa lượng cung bản tệ l ên quá cao. Theo tính toán của IMF, hầu hết các nước Đông Nam Á và Đông Bắc Á đều có mức tăng lượng cung ti ền hàng năm từ 2-5 lần tốc độ tăng trưởng GDP. Sự tham gia của một số nước mới đặc biệt là Trung Quốc và Ấn Độ vào thị trường xuất khẩu - của các nước Đông Nam Á. Đi ều đó làm cho hàng hóa của những nước này mất đi lợi thế cạnh tranh trên trường quốc tế, xuất khẩu đình trệ. Cuối cùng là sự biến đổi nhanh chóng của tương quan cung cầu và vòng đời sản phẩm trên - thị trường thế giới mà trình độ phát tri ển năng lực sản xuất hi ện tại của các nước châu Á chưa thể thích ứng kị p trong ngày một ngày hai. Tóm lại, xét cho cùng thì những nguyên nhân từ phía bản than các nước đang chịu khủng hoảng nặng nề mới là lý do chính yếu gây nên cuộc khủng hoảng này. 2. Diễn biến : 2.1 Thái Lan – ngòi nổ của cuộc khủng hoảng : Từ năm 1985 đến năm 1995, kinh tế Thái Lan có một nền kinh tế mạnh, tăng trưởng với tốc độ bình quân hàng năm là 9%, được xem là tấm gương về quản lí kinh tế hiệu quả. Thái Lan được xếp vào nhóm các nền kinh tế đạt thành tựu cao của châu Á, lạm phát thấp, ngân sách Chính phủ luôn dư thừa, cán cân thanh toán có thể kiểm soát được, đầu tư tăng vọt, tình trạng thất nghiệp hầu như không có. Cuối năm 1996, báo cáo Triển vọng Kinh tế Thế giới của IMF đã cảnh báo nền kinh tế Thái Lan tăng trưởng quá nóng và bong bóng kinh tế có thể không gi ữ được lâu. Cuối năm 1996, thị trường chứng khoán Thái Lan bắt đầu có sự đi ều chỉnh. Cả mức vốn hóa thị trường vốn l ẫn chỉ số thị trường chứng khoán đều gi ảm đi. Ngày 4&5 / 3 / 1997, hơn 21,4 tỷ baht đã được rút khỏi các ngân hàng và công ty tài chính. - - Ngày 9 / 4 / 1997, Chính phủ ra lệnh đóng cửa 16 công ty t ài chính, nâng tổng số công ty tài chính bị đóng cửa lên 58/91 (chiếm 64% toàn quốc). Chính phủ bán ngoại tệ làm dự trữ ngoại tệ giảm. Ngày 14&15 / 5 / 1997, đồng baht Thái bị tấn công đầu cơ quy mô lớn. - Ngày 30 / 6 / 1997, thủ tướng Thái Lan Chavalit Yongchaiyudh tuyên bố sẽ không phá giá - baht - Ngày 2 / 7 / 1997, thấy trước nguy cơ, Chính phủ Thái Lan thả nổi đồng baht. Baht ngay lập tức mất giá gần 50%. - Vào tháng 1 / 1998, giá đồng baht đã xuống đến mức 56 baht mới đổi được 1 dollar Mỹ. Chỉ số thị trường chứng khoán Thái Lan đã tụt từ mức 1.280 cuối năm 1995 xuống còn 372 cuối năm 1997. Đồng thời, mức vốn hóa thị trường vốn giảm từ 141,5 tỷ USD xuống còn 23,5 tỷ USD. Finance One, công ty tài chính lớn nhất của Thái Lan bị phá sản. MSSV : K105041663 – KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH Page 12
  13. Lý thuyết tài chính tiền tệ - Gv : Hồ Thị Hồng Minh. Ngày 11 / 8 /1998, IMF tuyên bố sẽ cung cấp một gói cứu trợ trị giá 16 tỷ dollar Mỹ cho Thái - Lan. Ngày 20 / 8 / 1998, IMF thông qua một gói cứu trợ nữa trị giá 3,9 tỷ dollar. -  Cùng với sự phá giá đồng baht là các ngân hàng, công ty tài chính sụp đổ, tỷ giá hối đoái tăng cao, các doanh nghiệp phá sản hàng loạt làm bùng nổ khủng hoảng kinh tế tài chính ở Thái Lan – khởi đầu cho khủng hoảng kinh tế tài chính ở Đông Á. Đồng baht sụp đổ, nền kinh tế khủng hoảng trầm trọng đã đẩy Thái Lan vào tình trạng bạo loạn lan tràn, thủ tướng Chavalit Youngchaiyudh từ chức, đời sống nhân dân khó khăn. (Nguồn : businessinsider.com) 2.2 Indonesia – H iệu ứng lan truyền của cuộc khủng hoảng : Indonesia phát tri ển liên tục trong suốt 30 năm với nhịp độ tăng trưởng trung bình 6%GDP/năm. Tuy nhiên cuộc khủng hoảng tài chính bùng nổ ở Thái Lan đã nhanh chóng lan truyền vào Indonesia. - Khủng hoảng tài chính được khởi đầu bằng việc mất giá của đồng Rupiah. - Tháng 7 / 1997, khi Thái Lan thả nổi đồng Baht, cơ quan hữu trách tiền tệ của Indonesia đã nới rộng bi ên độ dao động của tỷ giá hối đoái giữa Rupiah và Dollar Mỹ từ 8% l ên 12%. Tháng 8 / 1997, đồng Rupiah bị giới đầu cơ tấn công. - Ngày 14 / 8 / 1997,chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi có quản lý được thay thế bằng chế độ thả nổi hoàn toàn. Đồng Rupiah li ên tục mất giá. IMF đã thu xếp một gói viện trợ tài chính khẩn cấp cho Indonesia lên tới 23 tỷ Dollar, nhưng đồng Rupiah vẫn rớt giá không cứu vãn được do đồng Rupiah bị bán ra ồ ạt và lượng cầu Dollar Mỹ ở Indonesia tăng vọt. Thời điểm rớt giá cao nhất lên tới trên 625%. - Tháng 9 / 1997, cả giá Rupiah lẫn chỉ số thị trường chứng khoán đều giảm xuống mức thấp lịch sử. - Rupiah mất giá làm suy yếu bảng cân đối t ài sản của các công ty Indonesia, đặc biệt l à làm cho món nợ ngân hàng nước ngoài của các công ty tăng lên. Trước tình hình đó, nhiều công ty đẩy mạnh mua Dollar vào (có nghĩa l à bán Rupiah ra) khiến cho nội tệ thêm mất giá và tỷ lệ lạm phát tăng vọt. Lạm phát tăng tốc cùng với chính sách - tài chính khắc khổ theo yêu cầu của IMF khiến chính phủ phải bỏ trợ giá l ương thực và xăng. Tình trạng bạo động để tranh giành mua hàng đã bùng phát. Riêng ở Jakarta đã có tới 500 người bị chết do bạo động. Khủng hoảng kinh tế đã dẫn tới khủng hoảng chính trị. Giữa năm 1998, Suharto buộc phải từ chức tổng thống. Phong trào sinh viên biểu tình vào tháng
  14. Lý thuyết tài chính tiền tệ - Gv : Hồ Thị Hồng Minh. - Trước khủng hoảng, tỷ giá hối đoái giữa Rupiah và Dollar vào khoảng 2000 : 1. Nhưng trong thời kỳ khủng hoảng, tỷ giá đã giảm xuống mức 18.000 : 1. Do thay đổi tỷ giá hối đoái và do nhiều nhân tố khác, GDP theo Dollar Mỹ của Indonesia đã giảm đi. 2.3 Malaysia : Năm 1997, Malaysia có một l ương lớn tài khoản vãng lai thâm hụt 6% GDP. - - Ngay sau khi Thái Lan thả nổi đồng Baht (ngày 2 / 7 / 1997), đồng Ringgit bị tấn công bởi những kẻ đầu cơ bằng việc bán đi một cách bất hợp pháp các cổ phần có nguồn gốc Malaysia ở Singapore. Ringgit đã giảm từ mức 3,75 Ringgit/Dollar Mỹ xuống còn 4,20 Ringgit/Dollar. Những người tham gia thị trường tiền duy trì tài khoản bằng đồng Ringgit ở trạng thái bán ra nhiều hơn mua vào với dự tính về sử giảm giá của đồng Ringgit trong tương lai. Kết quả l à lãi suất trong nước của Malaysia giảm xuống khuyến khích dòng vốn chảy ra nước ngoài. Lượng vốn chảy ra đạt tới mức 24,6 tỷ Ringgit vào quý hai và quý ba năm 1997. Ngày 6 / 7 / 1997, Standard & Poor’s đánh giá thấp tỷ lệ nợ của Malaysia. - - Ngày 13 / 7 / 1997, thị trường chứng khoán Kuala Lumpur sụt xuống còn 856 đi ểm, thấp nhất từ năm 1993. - Ngày 2 / 10 / 1997, đồng Ringgit lại một lần nữa rớt giá, thủ tướng Mahathir bin Mohamad ngay lập tức đưa ra chương trình kiểm soát vốn, Tuy nhiên, hệ thống tiền tệ cũng không tránh khỏi sự sụp đổ vào cuối năm 1997 khi thủ tướng tuyên bố sẽ sử dụng 10 tỷ Ringgit vào các kế hoạch đường bộ, tàu đi ện và ống dẫn dầu. - Năm 1998, sản l ượng đầu ra của nền kinh tế bị suy giảm. Sản lượng của khu vực xây dựng rút xuống 23,5%, ngành công nghi ệp thu hẹp 9% còn nông nghi ệp l à 5,9%. Xét tổng thể thì GDP của Malaysia giảm mạnh 6,2% năm 1998. 2.4 Philippines : Sau khi khủng hoảng bùng phát ở Thái Lan, ngày 3 tháng 7 ngân hàng trung ương Philippines đã cố gắng can thiệp vào thị trường ngoại hối để bảo vệ đồng peso bằng cách nâng l ãi suất ngắn hạn (lãi suất cho vay qua đêm) từ 15% lên 24%. Đồng peso vẫn mất giá nghiêm trọng, từ 26 peso/USD xuống còn 38 peso/USD vào năm 2000 và còn 40 peso/USD vào cuối cuộc khủng hoảng. Khủng hoảng tài chính nghiêm trọng thêm do khủng hoảng chính trị li ên quan tới các vụ bê bối của tổng thống Joseph Estrada. Do khủng hoảng chính trị, vào năm 2001, Chỉ số Tổng hợp PSE của thị trường chứng khoán Philippines gi ảm xuống còn khoảng 1000 điểm từ mức cao khoảng 3000 đi ểm hồi năm 1997. Nó kéo theo việc đồng peso thêm mất giá. Cuộc khủng hoảng đã dẫn tới sự ra đi của tổng thống Joseph Estrada, thay thế vị trí đó là bà Gloria Macapagal-Arroyo, bà là người đưa đất nước Philippines thoát khỏi cuộc khủng hoảng này. MSSV : K105041663 – KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH Page 14
  15. Lý thuyết tài chính tiền tệ - Gv : Hồ Thị Hồng Minh. 2.5 Hàn Quốc – Sự sụp đổ của các tập đoàn kinh tế (Chaebol) : Sau một thời gian hoành hành ở các nước Đông Nam Á như Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Philippines… Đến tháng 10 / 1997, cuộc khủng hoảng t ài chính bắt đầu xảy ra ở Hàn Quốc. Nhiều nhà kinh tế nhận định, thực chất sự suy thoái kinh tế ở Hàn Quốc là sự sụp đổ một loạt các tập đoàn kinh tế lớn. Các tập đoàn kinh tế sụp đổ kéo theo một lượng lớn người lao động Hàn Quốc rơi vào cảnh thất nghiệp. (Nguồn : money.cnn.com) - Các tập đoàn kinh tế lớn (chaebol) được coi là những trụ cột của nền kinh tế Hàn Quốc. Thế nhưng chưa đầy 10 tháng, 7/30 tập đoàn lớn nhất đã gục ngã. Phải đến khi tập đoàn thép Hanbo – tập đoàn lớn thứ 14 cũa Hàn Quốc gục ngã vì không đủ sức thanh toán tổng số vốn nợ thì nền kinh tế Hàn Quốc mới thật sự bị chấn động. Như một bệnh dịch có khả năng lan truyền cao, hàng loạt các tập đoàn khác l ần lượt gục ngã. Sự đổ vỡ của một loạt tập đoàn lớn đã giáng một đòn nặng nề vào hệ thống tài chính ngân hàng của nước này vốn vẫn được coi là tụt hậu nhiều so với nền kinh tế. Mối lo ngại cho ngành tài chính ngân hàng là khả năng trả nợ nước ngoài, và vi ệc đồng won mất giá. Tháng 11 / 1997, các nhà đầu tư bắt đầu bán ra chứng khoán của Hàn Quốc ở quy mô lớn. - - Ngày 17 / 11 / 1997, đồng won giảm quá mức dự đoán là 1000 won/USD và ti ếp tục giảm trong nhiều ngày sau đó. - Ngày 17 / 11 / 1997, đồng won giảm xuống mức kỷ lục là 1153 won/USD, tức l à gi ảm 36,6% so với cuối năm 1996 và 19,5% so với mức cuối tháng 10 / 1997. - Ngày 28 / 11 / 1997, tổ chức đánh giá tín dụng Moody đã hạ thứ hạng của Hàn Quốc từ A1 xuống A3, sau đó vào ngày 11 / 12 / 1997, l ại hạ tiếp xuống B2. Điều này góp phần làm cho giá chứng khoán của Hàn Quốc thêm giảm giá. Riêng trong ngày 7 tháng 11, thị trường chứng khoán Seoul tụt 4%. Ngày 24 / 11 / 1997, l ại tụt 7,2% do tâm lý lo sợ IMF sẽ đòi Hàn Quốc phải áp dụng các chính sách khắc khổ. Trong khi đó, đồng Won gi ảm giá xuống còn khoảng 1700 KRW/USD từ mức 1000 KRW/USD. 2.6 Nhật Bản – Sự sụt giá của đồng Yên : Vượt qua Hàn Quốc, cơn bão khủng hoảng tài chính tiền tệ tràn vào đất nước mặt trời mọc – Nhật Bản. Một số công ty chứng khoán ở Nhật Bản bị phá sản, hàng ngàn người lao động mất việc và buộc thủ tướng Hashimoto phải từ chức. Khủng hoảng tài chính ti ền tệ ở Nhật Bản khởi đầu bằng việc sụt giá của đồng yên từ tháng 5 / 1998, vào cuối tháng 8 / 1998 ở mức 145,5 yên/USD. Tốc độ tăng trường chậm một cách đáng nhớ trong năm 1997, từ 5% xuống cón 1,6% và chìm đắm trong suy thoái 1998. Như vậy sự yếu kém và mức độ bất ổn cao của đồng yên đã làm thay đổi tính chất của cuộc khủng hoảng. Không còn đơn thuần là cuộc khủng hoảng tài chính mà nó bi ến thành cuộc khủng hoảng kép (khủng hoảng tài chính tiền tệ), kèm theo nguy cơ của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn diện.
  16. Lý thuyết tài chính tiền tệ - Gv : Hồ Thị Hồng Minh. Trên phạm vi toàn cầu, cơn bão tiền tệ Nhật Bản cũng đang chứng tỏ sức tàn phá của mình. Thị trường chứng khoán khắp nơi rung lên theo động thái thất thường của đồng yên. Số phận của đồng đôla và thị trường chứng khoán Hồng Kông đang đứng tr ước một thử thách mới gay gắt. Thực tế là tháng 10 / 1997, thị trường chứng khoán Hồng Kông sụp đổ. Ngày 27 / 10 / 1997 chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm mạnh 554 đi ểm, thị trường chứng khoán tại New York tạm thời đóng băng. 2.7 Trung Quốc – một bức tường thành : Kể từ khi biến động t ài chính nổ ra ở Thái Lan vào tháng 7 / 1997 gây ra cuộc khủng hoảng tài chính ti ền tệ khu vực châu Á, đến nay Trung Quốc là nước Đông Á duy nhất đứng ngoài cuộc khủng hoảng tài chính này và luôn là điểm sang tăng trưởng của khu vực. Do cuộc khủng hoảng, ki m ngạch xuất nhập khẩu của Trung Quốc bắt đầu giảm từ tháng 7 / 1997, xong mức giảm sút không nghiêm trọng lắm. Tỷ giá hối đoái của đồng yuan về cơ bản vẫn ổn định. Chỉ số tháng 1, tháng 6 và tháng 12 năm 1996 tương ứng là 105,82%; 107,16%; 109,08%. Như vậy sự biến động ở mức khá ổn định trong năm nay. Do tỷ giá hối đoái của các đồng tiền Đông Nam Á và đồng Won nối đuôi nhau giảm sút làm cho thị trường Trung Quốc có thể bị ảnh hưởng chút ít nhưng có một điều chắc chắn rằng thị trường tàu chính của Trung Quốc sẽ vẫn ổn định và đồng yuan sẽ được duy trì một cách an toàn. 2.8 Singapore : Luôn được coi là nền kinh tế t ương đối khỏe mạnh so với các nước trong khu vực trong suốt thời kì khủng hoảng nhưng đương nhiên là quốc gia này vẫn bị ảnh hưởng ít nhiều. Tuy nhiên, xét về tổng thể thì khả năng chèo lái đất nước ra khỏi cuộc khủng hoảng vẫn được chú ý rộng rãi, chính sách tài khóa cùa Singapore rất đáng để các quốc gia láng giềng học tập. Là một nền kinh tế mở, đồng đôla Singapore cũng được mở tự do cho thị trường đầu cơ ngay từ 1985. Nền kinh tế đủ năng động để khiến Singapore trở thành một quốc gia có chỗ đứng độc lập, Chính phủ Singapore quản lý tỉ giá hối đoái để tránh khả năng tấn công của đầu cơ. Tuy đồng tiền của quốc gia này được coi l à đồng ti ền mạnh nhất ASEAN vậy mà vẫn bị rớt giá 10% so với đồng đôla Mỹ trong suốt thời kì khủng hoảng. 3 . Các biện pháp khôi phục kinh tế sau khủng hoảng tài chính Đông Á 1997 : Để khôi phục nền kinh tế và ngăn ngừa khủng hoảng tái diễn, các nền kinh tế Đông Á bị ảnh hưởng nặng đều ti ến hành các cải cách cơ cấu mạnh mẽ, gồm: cải tổ cách thức quản lý trong khu vực doanh nghi ệp, cải cách tài chính, đẩy mạnh hội nhập quốc tế, đổi mới phương pháp quản lý kinh tế vĩ mô, và đổi mới cả phương thức tăng trưởng kinh tế. * Đổi mới phương pháp quản lý kinh tế vĩ mô : Hàn Quốc, Thái Lan và Indonesia đã và đang thực thi một chế độ tỷ giá hối đoái linh hoạt và cơ chế ổn đị nh giá cả. Cụ thể, các nước từ bỏ chế độ tỷ giá hối đoái neo và hướng tới chế độ mục tiêu lạm phát. Đồng thời, các nước nỗ lực gia tăng lượng dữ trự ngoại hối nhà nước của mình. Từ 1997 đến 2005, năm nước bị ảnh hưởng nặng nhất của khủng hoảng đã tăng lượng dự trữ ngoại hối của mình lên bốn lần, đạt 378 tỷ USD. * Cải cách khu vực tài chính : Các nước Đông Á đã thực thi các bi ện pháp, chính sách sau để cải cách khu vực tài chính: (1) Xóa và giảm nợ xấu, tái vốn hóa các thể chế tài chính; (2) Đóng cửa các thể chế tài chính đổ vỡ, (3) Tăng cường giám sát và áp dụng các tiêu chuẩn quản trị, kế toán mới đối với các tổ chức tín dụng và tài chính khác; (4) Đẩy mạnh chuyên môn hóa các thể chế tài chính; (5) Tăng cường giám sát và điều ti ết các tổ chức tín dụng đồng thời với nâng cao kỷ l uật thị trường. Yellen (2007) cho thấy các ngân hàng của Hàn Quốc đã áp dụng phương thức quản trị hiện đại của phương Tây và đã giảm được tỷ lệ sở hữu gia đình tại các ngân hàng, tăng cường l ợi ích cho các giám đốc bằng cách cho họ quyền MSSV : K105041663 – KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH Page 16
  17. Lý thuyết tài chính tiền tệ - Gv : Hồ Thị Hồng Minh. chọn mua cổ phiếu, v.v... Còn các ngân hàng Malaysia đã thay đổi tập quán cho vay của mình. Gi ờ đây, họ cho các xí nghiệp nhỏ và vừa vay nhi ều hơn. * Cải tổ cách thức quản lý của khu vực xí nghiệp : Các nước Hàn Quốc, Thái Lan và Indonesia đã hoàn thiện các thủ tục về phá sản, nỗ l ực tái cơ cấu nợ của các xí nghi ệp, củng cố các quy định và tiêu chuẩn về cáo bạch, bảo vệ quyền lợi của các cổ đông nhỏ cũng như nâng cao quyền lực và trách nhiệm của ban giám đốc, áp dụng các tiêu chuẩn kế toán và ki ểm toán theo thông lệ quốc tế, tăng cường mức vốn tự có của doanh nghi ệp và tạo thuận lợi cho các hoạt động mua l ại và sáp nhập kể cả với doanh nghiệp trong nước cũng như với doanh nghiệp nước ngoài. * Cải cách các thị trường : Các nước Đông Á đã và đang phát triển thị trường trái phiếu đị nh danh bằng nội tệ của mình. Đồng thời, cải cách thị trường lao động đã cho phép các xí nghi ệp tuyển dụng và sa thải lao động dễ dàng hơn, giúp xí nghiệp của các nước Đông Á trở nên linh hoạt hơn. 4. Tác động : Không cần nói nhiều thì chúng ta cũng đã thấy được hậu quả nặng nề mà cuộc khủng hoảng đã để lại cho các nước châu Á. Tùy theo tình hình thực tế ở mỗi nước, mỗi khu vực mà hậu quả để lại cũng khác nhau. Song nhìn chung, cuộc khủng hoảng đã tác động đến các nước theo 2 hướng khác nhau : các tác động tiêu cực và các tác động tích cực. 4.1 Các tác động tiêu cực : * Trước hết. hậu quả dễ nhận thấy nhất và phổ biến nhất mà hầu như nước nào nằm trong khu vực chịu khủng hoảng cũng gặp phải đó chính là sự mất ổn định của đồng ti ền và của thị trường ti ền tệ l àm giảm sút các luồng vốn nước ngoài đổ vào mỗi nước và toàn khu vực, giảm sút ngay cả nguồn vốn trong nước do lãi suất cao và yếu tố long tin. Tất cả những điều đó đã hạn chế tốc độ tăng trưởng của các nước, giảm sức cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu và tăng tài khoản thâm hụt vãng lai. Sự gắng gỏi giữ bản giá tệ đã làm hao kiệt nhanh chóng lượng dự trữ ngoại tệ của nhà nước, đồng bản tệ bị phá giá nhanh chóng. Cùng với điều đó là tình trạng thất nghiệp, lạm phát tăng cao. * Cuộc khủng hoảng cũng đánh dấu sự kết thúc một giai đoạn tăng trưởng kinh tế nhanh, kéo dài hàng mấy thập kỷ trước đó và dựa vào các nguồn vốn nước ngoài của các nước đang phát triển trong khu vực để chuyển sang một giai đoạn phát triển mới với tốc độ ôn hòa hơn. * Cuộc khủng hoảng đã gây thiệt hại cho các nước châu Á ít nhất là 300 tỷ USD, bằng khoảng 20% GDP của các nước bị khủng hoảng và thi ệt hại chung toàn thế giới khoảng 500 tỷ. Qua đây chúng ta thấy được những tác động có tính chất toàn cầu của cuộc khủng hoảng này. Lượng đầu tư tài chính ở châu Á giảm mạnh, theo tính toán khoảng 150 tỷ USD đã bị rút khỏi Đông Nam Á. Các nhà đầu tư nước ngoài gi ảm niềm tin. Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI bị sút giảm mạnh mẽ và đang còn tiếp tục giảm trong những năm tiếp theo, kéo theo đó là tình trạng thiếu vốn đầu tư sẽ xảy ra. * Sự phá giá bản tệ đã làm tăng các chi phí dịch vụ nợ và chất thêm nợ nần lên các công ty – con nợ, làm tăng tình trạng mất khả năng thanh toán, phá sản của chúng, nhất là đối với các công ty phục vụ thị trường trong nước mà nhu cầu đang giảm sút nhanh chóng. Các ngân hàng thì rơi vào tình trạng gánh chịu một đống nợ khó đòi hoặc giữ gìn bất đắc dĩ một l ượng tài sản thế chấp ngày càng mất giá và khó bán. Ở Indonesia, Do phá giá tiền tệ, tỷ lệ nợ ngân hàng nước ngoài/GDP đã nhảy từ 35% l ên đến 140%, hầu hết các ngân hàng bị coi là phá sản. * Khủng hoảng góp phần làm tăng lên nhanh chóng tình trạng thất nghiệp ở các nước trong khu vực (năm 1998 gấp đôi so với năm 1997 ở Thái Lan, Hàn Quốc, Indonesia…) mà còn ở các nước bạn hàng của họ do đó thu hẹp quy mô nhập khẩu vì khủng hoảng. 4.2 Các tác động tích cực : MSSV : K105041663 – KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH Page 17
  18. Lý thuyết tài chính tiền tệ - Gv : Hồ Thị Hồng Minh. Nhìn một cách khách quan thì cuộc khủng hoảng tài chính bên cạnh gây ra một loạt các tác động xấu vô cùng sâu sắc kể trên thì trong một chừng mực nào đó, nó cũng mang lại những tác động tích cực. Đó là đem toàn bộ nền kinh tế châu Á nói chung và Đông Nam Á, Đông Bắc Á nói riêng sang một giai đoạn phát triển mới, thoát khỏi tình trạng nóng trước đó. * Thứ nhất, việc chuyển sang chính sách tỷ giá linh hoạt sẽ giúp các Chính phủ giảm thiểu được l ượng ngoại tệ can thiệp để giữ giá bản tệ như thời gian trước đó, giúp tăng dự trữ quốc gia về lâu dài, với đồng bản tệ rẻ sẽ khuyến khích và tăng khả năng cạnh tranh xuất khẩu, từ đó cải thiện những cân đối tài chính của đất nước. * Thứ hai, nhiều nước sẽ nhận được nguồn tín dụng quốc tế chính thức để phục vụ cho mục tiêu cải cách và phát tri ển kinh tế sau khủng hoảng. Cuộc khủng hoảng cũng giúp định hướng lại và cải thiện cơ cấu đầu tư, lành mạnh hóa hơn nền tài chính quốc gia. Có thể nói cuộc khủng hoảng như một cú “động” mạnh để xốc lại nền kinh tế cho cân bằng, hợp lý và hiệu quả. Toàn bộ nền kinh tế sau khi vượt qua giai đoạn khó khăn nhất của khủng hoảng sẽ có định hướng thị trường nhiều hơn, đầy đủ, sâu sắc và hoàn thiện hơn, do đó, hiệu quả và sức cạnh tranh cao hơn. * Thứ ba, cuộc khủng hoảng ít nhiều là dịp để Chính phủ và nhân dân cũng như các tổ chức tài chính – tiền tệ bổ khuyết những thiếu sót về chính sách, thể chế, con người… Từ đó tạo ra những xung lực tích cực mới cho sự phát triển kinh tế. Ngoài ra, tác động của cuộc khủng hoảng cũng chuyển dịch vị thế về kinh tế chính trị truyền thống của các cường quốc tại khu vực như Nhật Bản, Trung Quốc, các nước ASEAN và Mỹ cũng như châu Âu. CHƯƠNG III : KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH MỸ 2008 Khủng hoảng tài chính Hoa Kỳ 2007-2009 là cuộc khủng hoảng trong nhiều lĩnh vực tài chính (tín dụng, bảo hiểm, chứng khoán) diễn ra từ năm 2007. Cuộc khủng hoảng này bắt nguồn từ cuộc khủng hoảng tín dụng nhà ở thứ cấp. Và bản thân nó lại là nguồn gốc trực tiếp của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007-2010. Cuộc khủng hoảng trải qua nhiều giai đoạn khác nhau, lộ rõ những điểm yếu tràn lan trong khuôn khổ luật lệ của hệ thống tài chính toàn cầu. 1. Nguyên nhân : Cuộc khủng hoảng lần này không phải l à quá bất ngờ với giới tài chính Mỹ nói ri êng và thế giới nói chung. Nó là kết quả của một chuỗi những rủi ro liên tiếp mà chính các tổ chức tài chính, ngân hàng ở Mỹ tạo ra cho chính mình. Có thể tóm lại một số nguyên nhân chính, mà thực chất l à hệ quả của nhau – đã dẫn đến cuộc khủng hoảng tất yếu này ở Mỹ như sau : 1.1 Sự suy sụp của thị trường bất động sản - nguyên nhân trực tiếp và rõ ràng nhất : Hầu hết người dân Mỹ khi mua nhà là phải vay tiền ngân hàng sau đó trả vốn l ẫn lãi trong một thời gian dài (20-30 năm) với lãi suất thả nổi. Do đó, có một sự l iên hệ chặt chẽ gi ữa lãi suất và tình trạng của thị trường bất động sản. Khi lãi suất thấp và dễ vay mượn thì người ta đổ xô đi mua nhà, đẩy giá nhà cửa lên cao; khi lãi suất cao thì người bán nhiều hơn người mua, đẩy giá nhà cửa xuống thấp. Đây chính là cơ chế tạo nên hiện tượng bong bóng bất động sản – hiện tượng chỉ tình trạng thị trường trong đó giá bất động sản hoặc tài sản bất động sản được giao dịch tăng đột biến đến một mức giá vô lí hoặc không bền vững. MSSV : K105041663 – KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH Page 18
  19. Lý thuyết tài chính tiền tệ - Gv : Hồ Thị Hồng Minh. Có 3 yếu tố chính tạo bong bóng bất động sản ở Mỹ : * Thứ nhất, từ đầu năm 2011, đặc biệt là sau cuộc khủng bố 11 / 9, khi mà sau vụ khủng bố giá các cổ phi ếu Mỹ sụt giảm, để giúp nền kinh tế thoát khỏi trì trệ, Cục dự trữ liên bang Mỹ (Federal Reserve System – Fed) đã liên tục hạ thấp lãi suất, dẫn đến vi ệc các ngân hàng cũng hạ lãi suất cho vay tiền mua bất động sản. Vào gi ữa năm 2000 thì lãi suất cơ bản của Fed là trên 6% nhưng sau đó lãi suất này liên tục được cắt gi ảm, cho đến giữa năm 2003 thì chỉ còn 1%. * Hai là, chính sách khuyến khích và tạo điều kiện cho dân nghèo có nhà ở của Chính phủ lúc bấy giờ là tạo đi ều kiện cho dân nghèo được vay tiền dễ dàng hơn đ ể mua nhà. Vi ệc này phần lớn được thực hiện thông qua hai công ty được bảo trợ bởi Chính phủ là Fannie Mae và Freddie Mac. Hai công ty này giúp đ ổ vốn vào thị trường bất động sản bằng cách mua lại các khoản cho vay của các ngân hàng thương mại, biến chúng thành các loại chứng từ được đảm bảo bằng các khoản vay thế chấp, rồi bái lại cho các nhà đầu tư ở phố Wall, đặc biệt là các ngân hàng đầu tư khổng lồ như Bear Stearns và Merrill Lynch. * Ba là, khế ước nhận nợ của người mua nhà trở thánh một loại chứng khoán (chứng khoán phái sinh), được ngân hàng thông qua người môi gi ới đưa vào giao dịch trên thị trường thứ cấp. Trên thị trường này, nhi ều nhà đầu tư cá nhân thông qua người môi giới đã bỏ tiền ra mua loại chứng khoán này để nhận lãi hằng năm mà không bi ết rõ nó là cái gì. => Vì vậy thị trường bất động sản trở nên rất sôi động, có rất nhiều người thu nhập thấp hoặc không có tín dụng tốt nhưng vẫn đổ xô đi mua nhà. Để có thể được vay, nhóm người này thường phải trả lãi suất cao hơn và thương được cho mượn dưới hính thức lãi suất đi ều chỉ nh theo thời gian, khoản tiền cho vay dành cho nhóm này đã tăng vùn vụt. Theo các ước tính thì nó tăng từ 160 tỉ USD ở năm 2001 lên 540 tỉ USD năm 2004 và trên 1.300 t ỉ USD vào năm 2007 (10% GDP của M ỹ). Fannie Mae đã mạnh tay hơn trong việc mua lại các khoản cho vay đầy mạo hi ểm do phải đối đầu với cạnh tranh nhiều hơn từ các công ty khác, chẳng hạn như Lehman Brothers. => Vì dễ vay cho nên nhu cầu mua nhà lên rất cao, kéo theo việc tăng liên tục giá bất động sản. Giá nhà bình quân đã tăng lên 54% chỉ trong vòng 4 năm từ 2001 đên 2005. Việc này cũng dẫn đến vấn đề đầu cơ và ỷ lại là giá nhà sẽ tiếp tục lên. Hệ quả l à người ta sẵn sang mua nhà với giá cao, bất kể giá trị thực và khả năng trả nợ sau này vì họ nghĩ nếu cần sẽ bán l ại để trả nợ ngân hàng mà vẫn có lời. Nhưng sau đó, giá bất động sản không ngừng gi ảm xuống, giá trị các căn hộ ngày càng thấp hơn các khoản tín dụng đã cấp. Hạn mức tín dụng gi ảm xuống thì ngân hàng thu hồi nợ, Hàng loạt căn nhà bị rao bán ở Mỹ vì “bong nhưng người mua nhà không có khả năng thanh toán. bóng” bất động sản nổ tung. (Nguồn : BBC News) 1.2 Cho vay dưới chuẩn – nguyên nhân sụp đổ thị trường bấ t động sản và cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ : Từ nhi ều năm qua, các ngân hàng đầu tư Mỹ đã nới l ỏng tối đa chính sách tín dụng cho các công ty và cá nhân mua bất động sản trả chậm làm nảy sinh những dòng vốn vay giá rẻ và gia tăng một l ương lớn người đi vay tiền. Trên thực tế, vốn vay rẻ sẽ l àm mất đi ý thức phòng ngừa rủi ro của người đi vay. Người đi vay dễ dàng trong vi ệc đị nh lại giá tài sản để tiếp tục một khoản vay mới nhằm trả cho khoản vay cũ. Bên cạnh đó, việc cung cấp tín dụng dễ dàng như : không cần tài sản thế chấp, tỷ l ệ trả trước rất thấp, chỉ cần có mã số thuế. Hoạt động cho vay này thật sự không đáp ứng đầy đủ
  20. Lý thuyết tài chính tiền tệ - Gv : Hồ Thị Hồng Minh. những tiêu chuẩn để được cấp tín dụng nhưng vẫn được vay đã làm gia t ăng rủi ro cho các ngân hàng. Về phía ngân hàng, tuy hình thức cho vay này rủi ro rất lớn, nhưng đổi l ại là mức lãi suất rất cao. Mặt khác, các công ty tài chính cũng thực hiện hình thức cho vay này một cách rộng rãi và chuyển rủi ro qua ngân hàng và nhà đầu tư thông qua một sản phẩm tài chính gọi là “mua lại các khoản nợ hay khoản phải thu”. Các công ty tài chính bán các khoản phải thu cho ngân hàng với một chiếc khấu cao, ngân hàng và các tổ chức tài chính chuyên bi ệt sẽ chứng khoán hóa các khoản phải thu, nghĩa là phát hành các chứng khoán để vay ti ền với lãi suất cao. Rõ ràng là rủi ro chồng rủi ro, và đương nhiên các chứng khoán có mức độ xếp hạng tín nhi ệm càng thấp thì tỷ suất sinh lợi càng cao, thậm chí có chứng khoán không có mức độ xếp hạng tín nhi ệm nhưng vẫn được nhà đầu tư trên toàn thế giới chấp nhận do lãi suất siêu hạng. Một lương vốn đầu tư khổng l ồ trên thế giới đã đổ vào thị trường bất động sản M ỹ và khi thị trường đóng băng vào giữa năm 2007, các vụ đổ vỡ dây chuyền đã xảy ra. Các nhà đầu tư bất động sản vay tiền không đủ khả năng trả lãi vay, bất động sản không bán được, chứng khoán phát hành trên các khoản phải thu này sụt giá thê thảm, các ngân hàng không đủ khả năng trả các khoản nợ lâm vào tình trạng phá sản. 1.3 Mua bán khống : Khi gi ới đầu cơ đoán chắc rằng cổ phiếu của những tập đoàn dính líu đến cho vay dưới chuẩn sẽ sụt giảm, họ ồ ạt vay những cổ phiếu này rồi ồ ạt bán ra, tạo nên một áp lực giảm giá lớn không gì cứu vãn nổi. Sau khi giá giảm đến một mức nào đó, họ sẽ mua và trả lại nơi cho vay cộng thêm một ít phí, còn bao nhiêu tiền chênh lệch họ sẽ hưởng trọn. Thậm chí, họ còn áp dụng cách thức mua bán khống đến hai lần (naked short sale), tức l à không thèm vay chứng khoán nữa mà cứ ra lệnh bán theo kiểu “đánh xuống” vì lợi dụng khe hở, mua bán ba ngày sau mới giao cổ phiếu. Bộ trưởng Tư pháp bang New York, Andrew Cuomo than: “Họ giống như kẻ hôi của sau một cơn bão”. 1.4 Thiếu cơ chế giám sát chặt chẽ : * Có tiền, các công ty cứ thoải mái cho người vay bằng tiền của các ngân hàng đầu tư cung cấp thông qua mua lại danh mục cho vay của các công ty này. Các ngân hàng này trên cơ sở danh mục cho vay vừa mua lại sẽ phát hành CK để vay tiền. Danh mục cho vay được chia ra, ít rủi ro, rủi ro cao, tùy định mức tín nhiệm, nhà đầu tư tha hồ lựa chọn theo sự mạo hiểm của mình. Có loại CK không cần định mức tín nhiệm, có thể thu l ãi cao nhưng rủi ro cũng lớn. * Như vậy, rủi ro trong cho vay đã được chuyển từ bên cho vay là công ty tài chính sang NH đầu tư. Nhà đầu tư l ắm tiền trên thế giới đã đổ tiền mua CK này, nhờ vậy đã cung cấp một lượng vốn khổng lồ cho thị trường BĐS ở Mỹ tăng nóng. * Giáo sư kinh tế Joseph Stiglitz, người được giải thưởng kinh tế Nobel kinh tế 2001, kết luận: “Hệ thống tài chính của Mỹ đã không thực hiện được hai trách nhiệm chính của mình đó là quản lý rủi ro và phân chia vốn. Cả hệ thống tài chính Mỹ đã không làm những gì mà nó đáng ra phải làm - chẳng hạn như tạo ra các sản phẩm để giúp người Mỹ quản lý được những rủi ro nguy hi ểm nghi êm trọng của mình, như là giữ lại được nhà khi mức lãi suất cho vay tăng cao hoặc khi giá nhà rớt giá”. 1.5 Khủng hoảng niềm tin : * Theo GS. Joseph Stiglitz, cuộc khủng hoảng bắt đầu tư sự sụp đổ thảm khốc của niềm tin. Sự sụp đổ của một loạt các ngân hàng hàng đầu trong lĩnh vực đầu tư của Mỹ đã làm người dân chịu ảnh hưởng nghiêm trọng. Hệ thống các ngân hàng trong con mắt mọi người trở nên mong manh khi mà ba trong năm ông lớn tại thị trường phố Wall sụp đổ l à Merrill Lynch, Lehman Brothers, Bearstearns. MSSV : K105041663 – KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH Page 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1