intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn tốt nghiệp "Lợi nhuận và một số biện pháp chủ yếu tăng lợi nhuận tại Công ty cổ phần đầu tư phát triển"

Chia sẻ: Trung Tri | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:40

762
lượt xem
291
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nói đến sản xuất kinh doanh không ai có thể không nói đến vấn đề hiệu quả. Năng suất - chất lượng - hiệu quả là mục tiêu phấn đấu, là thước đo trình độ phát triển về mọi mặt của toàn bộ nền kinh tế quốc dân cũng như từng đơn vị cơ sở. Doanh nghiệp là tế bào của nền kinh tế quốc dân, là nơi trực tiếp tạo ra của cải vật chất đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội, tạo tiền đề phấn đấu đạt mục tiêu lợi nhuận của doanh nghiệp....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn tốt nghiệp "Lợi nhuận và một số biện pháp chủ yếu tăng lợi nhuận tại Công ty cổ phần đầu tư phát triển"

  1. TRƯỜNG......................................... KHOA............................................. LUẬN VĂN Lợi nhuận và một số biện pháp chủ yếu tăng lợi nhuận tại Công ty cổ phần đầu tư phát triển
  2. Luận văn Tốt nghiệp LỜI MỞ ĐẦU Nói đến sản xuất kinh doanh không ai có thể không nói đến vấn đề hiệu quả. Năng suất - chất lượng - hiệu quả là mục tiêu phấn đấu, là thước đo trình độ phát triển về mọi mặt của toàn bộ nền kinh tế quốc dân cũng như từng đơn vị cơ sở. Doanh nghiệp là tế bào của nền kinh tế quốc dân, là nơi trực tiếp tạo ra của cải vật chất đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội, tạo tiền đề phấn đấu đạt mục tiêu lợi nhuận của doanh nghiệp. Lợi nhuận là đòn bẩy kinh tế có hiệu quả nhất, là chỉ tiêu phản ánh trình độ quản lý sử dụng vật tư, lao động, tiền vốn, trình độ tổ chức sản xuất sản phẩm. Lợi nhuận tác động đến tất cả các hoạt động của doanh nghiệp, quyết định sự tồn tại hay phá sản của doanh nghiệp. Việc thực hiện được chỉ tiêu lợi nhuận là điều kiện quan trọng đảm bảo cho tình hình tài chính của doanh nghiệp được vững chắc. Nhận thức được tầm quan trọng của lợi nhuận đối với sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp. Trong thời gian thực tập tại Công ty cổ phần đầu tư phát triển CN cùng với sự hướng dẫn giúp đỡ của các anh chị trong phòng kế toán Công ty, em đã nghiên cứu và hoàn thành bản luận văn tốt nghiệp với đề tài "Lợi nhuận và một số biện pháp chủ yếu tăng lợi nhuận tại Công ty cổ phần đầu tư phát triển" Nội dung chính của bản báo cáo gồm 3 phần: Chương I : Lợi nhuận và sự cần thiết phấn đấu tăng lợi nhuận của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường Chương II : Tình hình thực hiện lợi nhuận tại Công ty Cổ Phần Đầu Tư Phát Triển Công Nghiệp SV: Đàm1Thị Linh Lớp: 7A04
  3. Luận văn Tốt nghiệp Chương III : Một số kiến nghị nhằm tăng lợi nhuận tại công ty CPĐT phát triển công nghiệp. CHƯƠNG I: LỢI NHUẬN VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẤN ĐẤU TĂNG LỢI NHUẬN CỦA DOANH NGHIỆP TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG . I. LỢI NHUẬN VÀ VAI TRÒ CỦA LỢI NHUẬN TRONG DOANH NGHIỆP. 1. Khái niệm. Lợi nhuận và bản chất của lợi nhuận: Trong nền kinh tế thị trường lợi nhuận được coi tiêu chí quan trọng, là mục tiêu cuối cùng mà mỗi doanh nghiệp đều hướng tới. Khi tiến hành bất kỳ hoạt động kinh doanh nào người ta đều tính toán đến lợi nhuận của mình có thể thu được từ hoạt động đó. Có rất nhiều đối tượng quan tâm đến kết quả kinh doanh - lợi nhuận của doanh nghiệp, do đó tồn tại nhiều quan điểm khác nhau về lợi nhuận, xét trên góc độ khác nhau có thể có các khái niệm khác nhau về lợi nhuận như sau: Các nhà kinh tế học cổ điển trước Mark cho rằng “cái phần trội lên nằm trong giá bán so với chí phí sản xuất gọi là lợi nhuận” Theo Mark: “Giá trị thặng dư hay phần trội lên nằm trong toàn bộ giá trị của hàng hoá, trong đó lao động thặng dư haylao động không được trả công của công nhân đã được vật hoá thì tôi gọi là lợi nhuận”. Các nhà kinh tế học hiện đại mà đại diện là David - Beggs, Samuelson cho rằng “sự chênh lệch giữa tổng thu nhập và tổng chi phí của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định” là lợi nhuận. SV: Đàm2Thị Linh Lớp: 7A04
  4. Luận văn Tốt nghiệp Các quan điểm trên tuy được phát biểu khác nhau nhưng họ đều cho rằng lợi nhuận là phần dôi ra so với chi phí đã bỏ ra. Đó chính là bản chất của lợi nhuận trong nền kinh tế thị trường Có thể nói kinh tế thị trường là kết quả tất yếu của sự phát triển xã hội mà ở đó các doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh bằng cách này hay cách khác, cạnh tranh với nhau nhằm chiếm lĩnh thị trường để đạt mục tiêu cuối cùng là lợi nhuận. Như vậy lợi nhuận là một chỉ tiêu tổng hợp, đánh giá hiệu quả của mỗi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nó là khoản chênh lệch giữa các khoản thu nhập thu được và các khoản chi phí bỏ ra để đạt được thu nhập đó trong một thời kỳ nhất định. Trong đó các khoản thu nhập của doanh nghiệp là toàn bộ khoản tiền mà doanh nghiệp thu được từ các hoạt động sản xuất kinh doanh cơ bản hoạt động tài chính; hoạt động khác trong một thời kỳ nhất định. Ta có công thức: Lợi nhuận = Tổng thu nhập - tổng chi phí 2. Vai trò của lợi nhuận Lơi nhuận không những có vai trò quan trọng đối với bản thân doanh nghiệp mà còn có ý nghĩa với toàn thể xã hội. * Đối với doanh nghiệp: Lợi nhuận giữ vị trí quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp. Trong điều kiện hạch toán kinh doanh theo cơ chế thị trường doanh nghiệp có tồn tại và phát triển hay không thì điều kiện tiên quyết là doanh nghiệp có tạo ra lợi nhuận hay không. Lợi nhuận được coi là đòn bẩy kinh tế quan trọng đồng thời nó là một chỉ tiêu có bản đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, là động lực thúc đẩy các doanh nghiệp không ngừng nâng cao năng suất, hiệu quả và chất lượng của quá trình sản xuất kinh doanh. SV: Đàm3Thị Linh Lớp: 7A04
  5. Luận văn Tốt nghiệp Lợi nhuận là chỉ tiêu tổng quát phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, quyết định sự tồn tại phát triển doanh nghiệp. Hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được thể hiện trên 4 phạm vi chính: Mức nộp ngân sách nhà nước, đảm bảo đời sống cho cán bộ công nhân viên, mở rộng quy mô kinh doanh và khẳng định vị trí của doanh nghiệp trên thị trường. - Lợi nhuận giúp cho doanh nghiệp có khả năng mở rộng quy mô sản xuất: Cơ chế quản lý mới đã xoá bổ sự bao cấp nhà nước, điều đó đòi hỏi các doanh nghiệp phải tự chủ về tài chính, chủ động tìm nguồn tài nguyên cho mọi nhu cầu sản xuất. Lợi nhuận không những trở thành mục đích thiết thực mà còn là động lực mở rộng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Ngày nay với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật chất lượng sản phẩm chủ yếu được quyết định trình độ kỹ thuật và công nghệ sản xuất. nhờ có vốn bổ sung từ lợi nhuận doanh nghiệp mới có điều kiện đầu tư vốn phát triển kinh doanh, đầu tư mua sắm thiết bị mới, ứng dụng công nghệ vào sản xuất kinh doanh, góp phần làm tăng năng suất lao động, tăng khối lượng sản xuất, nâng cao chất lượng và đa dạng hoá sản phẩm phục vụ tối đa nhu cầu tiêu dùng, nâng cao khả năng chiếm lĩnh thị trường của doanh nghiệp. - Lợi nhuận là đòn bẩy kinh tế kích thích người lao động sản xuất nâng cao chất lượng sản phẩm. Mục đích của nhà sản xuất kinh doanh là lợi nhuận, mục đích của người cung cấp sức lao động là tiền lương. tiền lương có hai chức năng: Đối với nhà sản xuất nó là một yếu tố chi phí - Đối với người lao động nó là thu nhập, là lợi ích kinh tế của họ. Doanh nghiệp có lợi nhuận thì thu nhập của người lao động được đảm bảo, từ đó sẽ kích thích họ hăng say lao động, có trách nhiệm với chất lượng sản phẩm, phát huy tối đa sức sáng tạo của họ trong sản xuất. Ngoài ra, khi lợi nhuận của doanh nghiệp tăng lên đồng nghĩa với việc tăng SV: Đàm4Thị Linh Lớp: 7A04
  6. Luận văn Tốt nghiệp thêm các quỹ khen thưởng, phúc lợi và lợi ích của người lao động cũng tăng lên. - Lợi nhuận cũng góp phần khẳng định vị trí của doanh nghiệp trên thương trường, doanh nghiệp có lợi nhuận chứng tỏ doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả. Sử dụng vốn kinh doanh hợp lý, bộ phận quản lý có tài năng lãnh đạo, lực lượng cán bộ công nhân viên có trình độ, thực lực. Nhờ vậy mà uy tín của doanh nghiệp ngày càng tăng, được khách hàng - nhà cung cấp - các tổ chức tín dụng và nhà nước tín nhiệm. * Đối với nhà nước: Lợi nhuận không những có vai trò quan trọng đối với bản thân doanh mà còn có ý nghĩa với toàn xã hội. - Kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phản ánh hiệu quả sản xuất cuả nền kinh tế. Khi nền kinh tế của đất nước phát triển sẽ tạo ra môi trường lý tưởng cho doanh nghiệp có điều kiện phát triển hơn nữa. - Thông qua lợi nhuận của doanh nghiệp, nhà nước tiến hành thu thuế thu nhập doanh nghiệp tăng tích luỹ cho xã hội, là công cụ điều chỉnh nền kinh tế vĩ mô. Thuế thu nhập doanh nghiệp đánh vào phần lợi nhuận mà doanh nghiệp thu trong kỳ, nên khi lợi nhuậ của doanh nghiệp nâng cao thì số thuế nhà nươc nhận được càng nhiều. Đó chính là nguồn tài chính để nhà nước tiến hành tái sản xuất mở rộng, phát triển kinh tế xã hội, củng cố an ninh quốc phòng, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân. II. CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ, PHÂN TÍCH LỢI NHUẬN. - Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh: Là khoản chênh lệch giữa doanh thu của hoạt động kinh doanh trừ đi chi phí hoạt động kinh doanh bao gồm giá thành toàn bộ sản phẩm hàng hoá ,dịch vụ đã tiêu thụ trong kỳ . SV: Đàm5Thị Linh Lớp: 7A04
  7. Luận văn Tốt nghiệp - Lợi nhuận từ hoạt động tài chính :Là khoản chênh lệch giữa thu nhập của hoạt động kinh tế khác và chi phí của hoạt động kinh tế khác và thuế gián thu phải nộp theo quy định của pháp luật trong kỳ. +Tỷ suất lợi nhuận: Tỷ suất lợi nhuận là một chỉ tiêu tương đối cho phép so sánh hiệu quả sản xuất kinh doanh giữa các thời kỳ khác nhau trong một doanh nghiệp hoặc giữa các doanh nghiệp với nhau. Mức tỷ suất lợi nhuận càng cao chứng tỏ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp càng hiệu quả. * Có nhiều cách xác định tỷ suất lợi nhuận, mỗi cách có một nội dung kinh tế khác nhau cụ thể: a. Tỷ suất lợi nhuận vốn: là quan hệ tỷ lệ giữa số lợi nhuận trước hoặc sau thuế đạt được trong kỳ với số vốn sử dụng bình quân ( gồm cả vốn cố định và vốn lưu động ) hoặc vốn chủ sở hữu Chỉ tiêu nâng được tính theo công thức. P Tsv = ------- x 100% Vbq Trongđó: Tsv: Tỷ suất lợi nhuận vốn. P: Lợi nhuận trước hoặc sau thuế thu được trong kỳ. Vbq: Là vốn kinh doanh bình quân sử dụng trong kỳ hoặc vốn chủ sở hữu. Vốn cố định được xác định bằng nguyên giá tài sản cố định trừ đi số tiền khấu hao luỹ kế đã thu hồi. Vốn lưu động bao gồm vốn dự trữ sản xuất, vốn thành phẩm dở dang bán thành phẩm tự chế, vốn thành phẩm. SV: Đàm6Thị Linh Lớp: 7A04
  8. Luận văn Tốt nghiệp Ý nghĩa: Chỉ tiêu này phản ánh cứ bỏ ra 100 đồng vốn thì doanh nghiệp thu về được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Tỷ suất lợi nhuận vốn cho phép ta đánh giá được hiệu quả của công tác quản lý và sử dụng vốn của doanh nghiệp trong kỳ. Tư đó giúp doanh nghiệp tìm ra những khả năng tiềm tàng và những biện pháp thích hợp làm cho công tác quản lý và sử dụng vốn cao hơn. b. Tỷ suất lợi nhuận giá thành: Là quan hệ tỷ lệ giữa lợi nhuận trước hoặc sau thuế của sản phẩm tiêu thụ so với giá thành toàn bộ của sản phẩm hàng hoá tiêu thụ. Chỉ tiêu được xác định theo công thức. P Tsg = -------- x 100% Zt Trong đó: Tsg: Tỷ suất lợi nhuận giá thành. P: Lợi nhuận trước hoặc sau thuế đạt trong kỳ. Zt: Giá thành toàn bộ sản phẩm hết hạn tiêu thụ trong kỳ. Ý nghĩa: Chỉ tiêu này phản ánh trong 100 đồng doanh thu thì doanh nghiệp thu được về bao nhiêu đồng lợi nhuận. Đồng thời nó cũng phản ánh hiệu quả của chi phí bỏ vào sản xuất và tiêu thụ trong kỳ. c. Tỷ suất lợi nhuận doanh thu bán hàng: Là quan hệ tỷ lệ giữa lợi nhuận tiêu thụ sản phẩm so với doanh thu thuần về tiêu thụ sản phẩm - dịch vụ của doanh nghiệp Chỉ tiêu này được xác định theo công thức. P SV: Đàm7Thị Linh Lớp: 7A04
  9. Luận văn Tốt nghiệp Tst = ----- x 100% T Trong đó: Tst: Tỷ suất lợi nhuận doanh thu. P: Lợi nhuận trước hoặc sau thuế của hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ T: Doanh thu thuần trong kỳ Chỉ tiêu này phản ánh doanh nghiệp cứ bán được 100 đồng doanh thu thì sẽ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ trong kỳ doanh nghiệp hoạt động càng có hiệu quả, công thức này cho thấy để tăng được tỷ suất lợi nhuận doanh thu bán hàng một mặt chỉ áp dụng các biện pháp nhắm nâng cao chất lượng sản phẩm để tăng được khối lượng tiêu thụ sản phẩm, mặt khác phải phấn đấu hạ giá thành sản xuất để tăng lợi nhuận tuyệt đối của một sản phẩm tiêu thụ III. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH LỢI NHUẬN VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI LỢI NHUẬN CỦA DOANH NGHIỆP. 1. Phương pháp xác định lợi nhuận của doanh nghiệp. Trong nền kinh tế thị trường, để tăng cường khả năng cạnh tranh đòi hỏi các doanh nghiệp phải tiến hành đa dạng hoá hoạt động kinh doanh của mình trên nhiều lĩnh vực khác nhau như: Hoạt động kinh doanh, hoạt động tài chính, hoạt động khác - tổng lợi nhuận sẽ là tổng hợp lợi nhuận từ các hoạt động đó. Để xác định lợi nhuận đạt được trong kỳ ta có thể sử dụng các phương pháp tính toán sau: 1.1. Phương pháp trực tiếp: Theo phương pháp này lợi nhuận của doanh nghiệp được xác định bằng tổng hợp lợi nhuận hoạt động kinh doanh và lợi nhuận các hoạt động khác. Trong đó lợi nhuận từng hoạt động là phần chênh lệch giữa doanh thu đó, cách thức được xác định như sau. SV: Đàm8Thị Linh Lớp: 7A04
  10. Luận văn Tốt nghiệp - Đối với lợi nhuận hoạt động kinh doanh, được xác định là khoản chênh lệch giữa doanh thu thuần hoạt động sản xuất kinh doanh và chi phí sản xuất kinh doanh: Lợi Chi Doan Doanh Giá vốn CP nhuận Chi phí phí = h thu + thu HĐ - - hàng - bán - HĐSX HĐ TC QLD thuần TC bán hàng KD N - Đối với các hoạt động kinh tế khác, lợi nhuận được xác định là khoản lợi nhuận không dự tính trước hoặc những bản thu mang tính chất không thường xuyên. Những khoản lợi nhuận khác có thể do chủ quan hoặc khách quan mang lại. Lợi nhuận hoạt Thu nhập của Chi phí hoạt Thuế gián = - - động kinh tế khác hoạt động khác động khác thu (nếu có) Sau khi đã xác định lợi nhuận của các hoạt động, tiến hành tổng hợp lại được lợi nhuận trước thuế thu nhập doanh nghiệp như sau: Lợi nhuận trước Lợi nhuận từ Lợi nhuận LN hoạt = + + thuế TNDN HĐ SX KD HĐTC động khác Phần còn lại của lợi nhuận sau khi trừ đi số thuế thu nhập doanh nghiệp chính là lợi nhuận sau thuế ( lợi nhuận ròng ). Lợi nhuận Lợi nhuận Thuế TNDN phải = - sau thuế trước thuế nộp trong kỳ 1.2. Phương pháp xác định lợi nhuận qua các bước trung gian. Theo phương pháp này, để xác định được lợi nhuận của doanh nghiệp trước hếtta phải xác định được các chi tiết, các hoạt động của doanh nghiệp. SV: Đàm9Thị Linh Lớp: 7A04
  11. Luận văn Tốt nghiệp Từ đó lần lượt lấy tổng doanh thu của hoạt động trừ đi chi phí bỏ ra để có doanh thu đó, (giá vốn, chi phí bán hàng, chi phí QLDN, chi phí hoạt động tài chính...) cuối cùng tổng hợp lợi nhuận của các hoạt động ta sẽ tính được lợi nhuận thu được tronh kỳ của doanh nghiệp. PHƯƠNG PHÁP NÀY ĐƯỢC THỂ HIỆN QUA SƠ ĐỒ SAU Doanh thu bán hàng, DT hoạt động HĐ tài chính cung cấp dịch vụ khác Các Doanh thu Chi phí Doanh Chi khoản Doanh thu thuần hoạt động hoạt động thu phí giảm trừ tài chính tài chính hoạt hoạt Lợi nhuận gộp động động Giá vốn Lợi nhuận hoạt động tài hoạt động kinh khác khác hàng bán chính doanh Chi phí BH Lợi nhuận hoạt động Lợi nhuận hoạt Chi phí QLDN kinh doanh động khác Lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp Thuế thu nhập doanh Lợi nhuận sau nghiệp thuế 2. Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp. 2.1. Các nhân tố khách quan 10 SV: Đàm Thị Linh Lớp: 7A04
  12. Luận văn Tốt nghiệp Thứ nhất là thị trường và sự cạnh tranh: Thị trường ảnh hưởng trực tiếp tới lợi nhuận của doanh nghiệp, bởi vì doanh nghiệp cung cấphàng hoá ra thị trường là nhằm mục đích phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng để kiếm lợi. Sự biến động của cung và cầu trên thị trường sẽ ảnh hưởng tới khối lượng hàng hoá bán ra của doanh nghiệp. Nếu cung lớn hơn cầu, chứng tỏ nhu cầu về mặt hàng kinh doanh đã được đáp ứng đầy đủ, việc tăng khối lượng hàng hoá bán ra là hết sức khó khăn - điều này ảnh hưởng bất lợi tới yêu cầu tăng lợi nhuận của doanh nghiệp. Ngược lại nếu cung nhỏ hơn cầu chứng tỏ mặt hàng kinh doanh của doanh nghiệp đang được người tiêu dùng quan tâm và ưa thích - nói cách khác doanh nghiệp chưa đáp ứng được hết nhu cầu thị trường, lúc này doanh nghiệp dẽ dàng đẩy mạnh hoạt dộng bán ra để tăng doanh thu và tăng lợi nhuận. Khi nhắc tới thị trường ta không thể bỏ qua yếu tố cạnh tranh, bới cạnh tranh là một quy luật tất yếu cuả thị trường. Ngày nay mọi doanh nghiệp đều phải đối mặt với vấn đề này. Cạnh tranh trên thị trường luôn ảnh hưởng tới hoạt động tiêu thụ hàng hoá của doanh nghiệp, do đó nó tác động lớn đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp đó. Vì thế, doanh nghiệp cần nghiên cứu đối thủ cạnh tranh để có thể xác định vị thế của mình trên thị trường, từ đó xây dựng một chiến lược cạnh tranh đúng đắn, phương thức cạnh tranh có lợi nhất để thu được hiệu quả kinh doanh cao nhất tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Thứ hai là giá cả hàng hoá tiêu thụ: Giá bán tác động đến khối lượng hàng hoá và do đó tác động đến doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp. Về quy tắc theo quy luật cạnh tranh và quy luật cung cầu khi giá giảm thì mức tiêu thụ tăng và ngược lại. Trong nền kinh tế thị trường giá cả hàng hoá nhất trí với giá trị và giao động theo quy luật cung cầu. Doanh nghiệp không thể kiểm soát được mức giá trên thị trường. Lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ không bị giảm nếu mức giảm giá bán nhỏ hơn mức tăng khối lượng hàng bán 11 SV: Đàm Thị Linh Lớp: 7A04
  13. Luận văn Tốt nghiệp và doanh thu vượt quá điểm hoà vốn hay mức tăng của giá bán lớn hơn mức giảm của khối lượng hàng bán. Thứ ba là chính sách kinh tế của nhà nước: Vai trò chủ đạo của nhà nước trong nền kinh tế thị trường được thể hiện thông qua việc điều tiết hoạt động kinh tế ở tầm vĩ mô. Nhà nước định hướng, khuyến khích hay hạn chế hoạt động của các tổ chức kinh tế nói chung và doanh nghiệp nói riêng bằng chính sách, luật lệ và các công cụ tài chính. Cụ thể Nhà nước tạo ra hành lang pháp lý đảm bảo an toàn cho hoạt động của mọi doanh nghiệp, đồng thời thông qua các chính sách thuế Nhà nước thực hiện tốt công việc điều tiết vĩ mô của mình. Tóm lại, thuế và các chính sách kinh tế khác của Nhà nước ảnh hưởng rất lớn đến vấn đề đầu tư, tiêu dùng xã hội, giá cả hàng hoá dịch vụ trên thị trường ... và vì vậy nó tác động tới lợi nhuận của doanh nghiệp. Ngoài ra, sự biến động của giá cả tiền tệ. Nhân tố chất lượng hàng hoá (đối với doanh nghiệp chỉ hoạt động kinh doanh thuần tuý) cũng là nhân tố khách quan ảnh hưởng tới lợi nhuận của doanh nghiệp. 2.2. Các nhân tố chủ quan. Thứ nhất là nhân tố con người: Có thể nói con người luôn đóng vai trò trung tâm và có ảnh hưởng tới kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Đặc biệt trong nền kinh tế thị trường trong hiện nay khi các doanh nghiệp phải cạnh tranh với nhau một cách gay gắt thì con người lại càng khẳng định được mình là nhân tố quan trọng tạo ra lợi nhuận. Chỉ trên tinh thần hăng say lao động, phát huy hết sức sáng tạo và tâm huyết của mình thì năng suất lao động của người lao động mới được nâng cao - Từ đó nâng cao lợi nhuận của doanh nghiệp. Khoa học phát triển mạnh mẽ đã tạo ra nhiều máy móc góp phần giả phóng sức lao động xong không vì thế mà vai trò của con người giảm đi mà càng khẳng định được sự cần thiết của đội ngũ cán bộ có ý thức trách nhiệm, trình độ chuyên môn và đặc biệt là trình độ quản lý. 12 SV: Đàm Thị Linh Lớp: 7A04
  14. Luận văn Tốt nghiệp Thứ hai là nhân tố chất lượng và khối lượng hàng hoá tiêu thụ: Khối lượng hàng hoá tiêu thụ ảnh hưởng trực tiếp tới doanh thu của doanh nghiệp thương mại bởi: “Doanh thu = SLHH tiêu thụ * Giá bán”. Do đó khi các yếu tố khác không đổi thì khối lượng hàng hoá tăng, doanh thu sẽ tăng kéo theo lợi nhuận sẽ tăng và ngược lại. Như vậy, khối lượng hàng hoá tiêu thụ thông qua doanh thu ảnh hưởng gián tiếp tới lợi nhuận của doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp sản xuất thì chất lượng sản phẩm sản xuất ra, còn đối với doanh nghiệp chỉ tiến hành hoạt động kinh doanh thuần tuý thì chất lượng dịch vụ mà doanh nghiệp tạo ra trong bán hàng là nhân tố chủ quan tác động rất lớn đến khối lượng hàng hoá tiêu thụ - Vì vậy ảnh hưởng tới lợi nhuận của doanh nghiệp. Ba là nhân tố kết cấu hàng hoá tiêu thụ: Trong nền kinh tế thị trường để nâng cao hiệu quả kinh tế, giảm rủi ro trong kinh doanh các doanh nghiệp thường kinh doanh nhiều loại hàng hoá khác nhau. Tuy nhiên giá cả, tốc độ tiêu thụ, mức độ phù hợp với thị hiếu tiêu dùng của các loại hàng hoá khác nhau là khác nhau. Từ đó cho thấy cơ cấu mặt hàng kinh doanh cũng ảnh hưởng tới lợi nhuận. Do vậy, nếu doanh nghiệp nắm bắt được nhu cầu thị hiếu người tiêu dùng, nghiên cứu chu kỳ sống của sản phẩm, đưa ra kết cấu hàng hoá hợp lý sẽ tránh được tình trạng ứ đọng khi khối lượng hàng hoá quá lớn so với mức cầu của thị trường hoặc có thể bỏ lỡ cơ hội tốt trong kinh doanh khi nhu cầu của thị trường lớn nhưng doanh nghiệp lại dự trữ quá ít. Thứ tư là khả năng về vốn: Vốn là tiền đề vật chất cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, do vậy nó là một trong những nhân tố quan trọng quyết định đế hiệu quả kinh doanh và lợi nhuận của doanh nghiệp. Trong quá trình cạnh tranh trên thị trường, doanh nghiệp nào có lợi thế về vốn thì sẽ có lợi thế trong kinh doanh. Khả năng về vốn dồi dào sẽ giúp doanh nghiệp chớp được thời cơ, có điều kiện mở rộng quy mô sản xuất, cải tiến trang thiết 13 SV: Đàm Thị Linh Lớp: 7A04
  15. Luận văn Tốt nghiệp bị máy móc kỹ thuật, mở rộng thị trường từ đó tạo điều kiện cho việc tăng lợi nhuận của doanh nghiệp. CHƯƠNG II :TÌNH HÌNH THỰC HIỆN LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY CP ĐT PT CÔNG NGHIỆP I. KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY 1. Quá trình hình thành và phát triển Công ty cổ phần đầu tư phát triển công nghiệp được thành lập theo quyết định số 25/15/GPUB, ngày 06/06/2001 do UBND thành phố Hà Nội cấp. Số đăng ký kinh doanh 048675, ngày 10/06/2001 do uỷ bản kế hoạch thành phố Hà Nội cấp. Công ty đặt trụ sở tại 121/11 Thái Hà - Đống Đa - Hà Nội Sau gần 6 năm thành lập từ 1 Công ty non trẻ đến nay Công ty không ngừng hoàn thiện bộ máy tổ chức của mình, tìm cho mình 1 lối đi đúng đắn nhằm đạt được kết quả cao. Công ty từng bước trưởng thành và phát triển phù 14 SV: Đàm Thị Linh Lớp: 7A04
  16. Luận văn Tốt nghiệp hợp mới môi trường kinh doanh. Để theo kịp sự phát triển của nền kinh tế Công ty luôn tìm cách nâng cao hiệu quả kinh doanh. 2. Ngành nghề kinh doanh. Công ty cổ phần đầu tư phát triển CN là 1 Công ty kinh doanh buôn bán tư liệu sản xuất, tư liệu tiêu dùng, dịch vụ thương mại, thiết bị điện tử viễn thông, xe gắn máy. 3. Cơ cấu bộ máy quản lý của Công ty cổ phần đầu tư phát triển công nghiệp Giám đốc Phó Giám đốc Phòng Phòng Phòng Phòng TC - HC KH - VT TC - KT TT- TT Nhiệm vụ chính của các phòng như sau: + Giám đốc: Là người lãnh đạo cao nhất, có quyền quyết định mọi phương án sản xuất kinh doanh, phương hướng phát triển của Công ty hiện tại và tương lai. Chịu mọi trách nhiệm với Nhà nước và toàn thể cán bộ nhân viên trong hoạt động sản xuất kinh doanh. + Phó giám đốc: Là người giúp việc cho giám đốc, thay mặt giám đốc giải quyết các công việc theo sự phân công của giám đốc và chịu trách nhiệm trước các công việc được phân công. + Phòng tổ chức hành chính: Có nhiệm vụ tổ chức và thực hiện chế độ lương thưởng, công tác tuyển dụng, quản lý về nhân sự, hồ sơ, con người, đào tạo nghiệp vụ tay nghề cho các cán bộ công nhân viên, an toàn lao động, đồng 15 SV: Đàm Thị Linh Lớp: 7A04
  17. Luận văn Tốt nghiệp thời là nơi tiếp nhận giấy tờ công văn, lưu trữ tài liệu quản lý cơ sở vật chất để phục vụ các phòng ban, phân xưởng… + Phòng kế hoạch - vật tư: Cung cấp vật tư, bán thành phẩm, bảo hộ lao động… phục vụ quá trình sản xuất của Công ty. + Phòng thị trường tiêu thụ: Có nhiệm vụ nghiên cứu, khảo sát tiếp cận thị trường, marketing, tiếp thị sản phẩm, tìm thị trường tiêu thụ đưa ra chính sách khuyến mại hợp lý… + Phòng TC kế toán: Quản lý vốn kinh doanh, hạch toán lãi lỗ, phản ánh chính xác, trung thực, kịp thời đầy đủ toàn bộ tài sản, nguồn vốn và phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Đồng thời kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch thu chi, việc sử dụng tài sản, tiền vốn.. 4. Bộ máy kế toán và mối quan hệ trong bộ máy kế toán. Kế toán trưởng Kế toán tiền Kế toán Kế toán TSCĐ mặt, KTNH bán hàng Kiêm thủ quỹ + Kế toán trưởng: Có nhiệm vụ tổ chức, chỉ đạo toàn bộ công tác kế toán, thống kê thông tin kinh tế. Kế toán trưởng là trợ thủ đắc lực của giám 16 SV: Đàm Thị Linh Lớp: 7A04
  18. Luận văn Tốt nghiệp đốc trong hoạt động kinh doanh, chịu trách nhiệm chung về tài chính - kế toán của công ty + Kế toán tiền mặt, kế toán ngân hàng: có nhiệm vụ theo dõi tình hình thu chi tiền mặt phát sinh hàng ngày ở Công ty và theo dõi các khoản tiền vay, tiền gửi tại ngân hàng, thanh toán công nợ với ngân hàng, chuyển séc, mở L/C. + Kế toán bán hàng: Có nhiệm vụ theo dõi việc nhập hàng và xuất bán hàng cho khách, theo dõi việc mua bán, nhập, xuất tồn của hàng hoá, các khoản thanh toán tạm ứng… + Kế toán TSCĐ kiêm thủy quỹ. Có nhiệm vụ tập hợp chứng từ gốc tiến hành lập phiếu thu chi tiền mặt để thanh toán cho cán bộ công nhân viên của Công ty, cũng như khách hàng ngoài Công ty đến giao dịch. Theo dõi toàn bộ tài sản, hiện vật thuộc quyền sở hữu và sử dụng của Công ty. II. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY 1. Tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty trong 2 năm 2004-2005 Bước vào hoạt động sản xuất kinh doanh ,các nhà quản lý cần phải xác định các nhu cầu vốn cần thiết cho hoạt động của công ty .Vì vậy ,mỗi doanh nghiệp muốn hình thành và phát triển thì điều đầu tiên phải có một nguồn vốn kinh doanh nhất định .Trước khi đánh giá kết quả kinh doanh của công ty ,ta hãy xem xét khả năng về vốn và nguồn vốn của công ty trong 2 năm qua . BẢNG 1: KHÁI QUÁT TÀI SẢN VÀ NGUỒN VỐN CỦA CÔNG TY Đơn vị tính : Triệu đồng 2004 2005 2005/2004 TT Chỉ tiêu Tỷ Tỷ Tỷ lệ Số tiền Số tiền Số tiền trọng trọng % I Tài sản 128.348 100 203.507 100 75.159 58,5 17 SV: Đàm Thị Linh Lớp: 7A04
  19. Luận văn Tốt nghiệp 1 TSCĐ 53.028 41,3 83.256 40,9 30.228 57 2 TSLĐ 75.320 58,7 120.251 59,1 44.931 59,7 II Nguồn vốn 128.348 100 203.507 100 75.159 58,5 1 Vốn CSH 120.321 93,7 195.317 96 74.996 62,3 2 Nợ phải trả 8.026 6,3 8.190 4 163 2,03 Qua bảng số liệu trên ta thấy năm 2005, tài sản lưu động chiếm 59,1% tổng số tài sản. Tài sản cố định chiếm 40,9% trong tổng số tài sản. Điều này cho thấy công ty hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh là chính. Ta thấy so với năm 2004 năm 2005 tăng lên cả về nguồn vốn và tài sản. So sánh giữa hai năm 2004 và 2005 ta thấy, tổng tài sản của công ty năm 2005 so với năm 2004 tăng 75.159 triệu đồng với tỷ lệ tăng là 58,5%. Tỷ lệ tăng như vậy cho thấy tình hình tài sản đã có sự thay đổi và có những bước phát triển. Tài sản lưu động năm 2005 tăng 44.931 triệu đồng so với năm 2004 tương ứng với 59,7%. Vốn cố định năm 2005 tăng 30.228 triệu đồng so với năm 2004, tương ứng với 57%. Tỷ lệ tăng như vậy cho thấy rõ quy mô vốn đã tăng mạnh mà chủ yếu là do vốn lưu động tăng. Điều này chứng tỏ quy mô kinh doanh được mở rộng và tác động lớn đến doanh thu và lợi nhuận trong công ty. Cơ cấu nguồn vốn cũng có sự thay đổi, tổng nguồn vốn của Công ty năm 2005 tăng 75.159 triệu đồng tương ứng tỷ lệ 58,5%. Nợ phải trả năm 2005 tăng 163 triệu đồng so với năm 2004 với tỷ lệ tăng 2,03%. Tỷ trọng nợ như trên là khá hợp lý, do công ty chiếm dụng vốn của khách hàng, không phải vay ngân hàng .Do vậy công ty không phải chịu lãi vay ,tuy nhiên nếu để tình trạng này diễn ra trong một thời gian dài sẽ ảnh hưởng đến uy tín của công ty đối với khách hàng ,điều đó sẽ giúp công ty sử dụng vốn linh hoạt hơn . Nguồn vốn chủ sở hữu là nguồn vốn của bản thân doanh nghiệp gồm vốn góp ban đầu và vốn tự bổ xung trong quá trình kinh doanh .Năm 2005 tăng 74.996 triệu đồng so với năm 2004 với tỷ lệ tăng 62,3% .Từ bảng trên ta thấy cơ cấu vốn của công ty khá hợp lý và có xu hướng tăng .Như vậy công ty đã 18 SV: Đàm Thị Linh Lớp: 7A04
  20. Luận văn Tốt nghiệp tìm được hướng đi đúng ,tuy nhiên để đánh giá hiệu quả đồng vốn kinh doanh của công ty ,ta phải xem xet kết quả sản xuất kinh doanh của công ty . 2. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần đầu tư phát triển công nghiệp Để tồn tại và phát triển ,DN chỉ có một sự lựa chọn duy nhất là hoạt động sản xuất kinh doanh phải có hiệu quả ,thể hiện ở chỉ tiêu lợi nhuận đạt được .Sau gần 6 năm hoạt động để tồn tại và phát triển hơn nữa trong những năm qua công ty không ngừng nỗ lực cố gắng tìm hiểu mở rộng thị trường ,nâng cao thị phần vì mục tiêu cuối cùng là tối đa hoá lợi nhuận .Để có thể thấy được tình hình thực hiện lợi nhuận của công ty ,ta xem xet bảng kết quả hoạt động kinh doanh BẢNG 2: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH Đơn vị tính: Triệu đồng So sánh2005/2004 Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 +/- % 1.Tổng doanh thu 301.820 367.601 65.781 21.79 2.Các khoản giảm trừ 151 150 -1 - 0.68 19 SV: Đàm Thị Linh Lớp: 7A04
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2