intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn tốt nghiệp “Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm hạt điều của Việt Nam”

Chia sẻ: Ngoc Hanh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:124

941
lượt xem
420
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Điều là cây công nghiệp lâu năm có chu kỳ sống dài và giá trị kinh tế cao. Trong hơn 20 năm qua, cây điều được phát triển mạnh ở nước ta và đã thực sự chứng tỏ được giá trị của mình so với các loại cây trồng khác. Do thích hợp với khí hậu nhiệt đới và có đặc tính cố định đất, chịu hạn tốt, cây điều đã được người nông dân chọn trồng ở những vùng đất cát, đất đồi hoặc đất nghèo kiệt dinh dưỡng, vừa đem lại lợi ích kinh tế thiết thực, vừa...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn tốt nghiệp “Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm hạt điều của Việt Nam”

  1. z LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm hạt điều của Việt Nam
  2. __Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm hạt điều của Việt Nam mục lục Lời nói đầu Chương I. Vai trò của việc xuất khẩu hạt điều và Tổng quan về thị trường hạt điều thế giới .....................................… 1 I. Vai trò của việc xuất khẩu hạt điều......................................... 1 1. Giới thiệu khái quát về cây điều và các sản phẩm hạt điều...................... 1 2. Vai trò và ý nghĩa của sản xuất và xuất khẩu hạt điều đối với nền kinh tế quốc dân.............................................................................. 3 2.1. Sản xuất và xuất khẩu hạt điều làm tăng vốn và phát triển khoa học công nghệ, góp phần thực hiện CNH-HĐH đất nước........................ 3 2.2. Sản xuất và xuất khẩu hạt điều góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo việc làm và cải thiện đời sống người lao động ................................. 4 2.3. Sản xuất và xuất khẩu hạt điều nâng cao hiệu quả sử dụng đất, cải biến cơ cấu kinh tế và tạo cân bằng môi trường sinh thái............ 5 2.4. Sản xuất và xuất khẩu hạt điều góp phần thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước............................................................... 7 II. Tổng quan về thị trường hạt điều thế giới...................................... 8 1. Tình hình sản xuất hạt điều trên thế giới............................................ 8 1.1. Phân bố sản xuất và sản lượng điều toàn thế giới......................... 8 1.2. Tình hình sản xuất và chế biến điều............................................ 11 2. Tình hình xuất nhập khẩu hạt điều thế giới.........................................15 2.1. Tình hình xuất khẩu................................................................... 15 2.2. Tình hình nhập khẩu................................................................... 17 Chương II. Thực trạng xuất khẩu hạt điều của Việt Nam từ năm 1995 đến nay................................................................................. 24 I. Quá trình hình thành và phát triển sản xuất, chế biến, xuất khẩu hạt điều ở Việt Nam.............................................................................. 24 1. Giai đoạn trước năm 1985.................................................................. 24 2. Giai đoạn từ năm 1985 đến nay.......................................................... 25 II. Tình hình sản xuất và chế biến điều nguyên liệu.......................... 26 1. Diện tích ....................................................................................…. 26 2. Sản lượng..................................................................................…….. 28 3. Năng suất ...............................................................................…….. 29 4. Chế biến và công nghiệp chế biến.............................................……. 30 III. Tình hình xuất khẩu hạt điều của Việt Nam.......................……. 32 1. Quy mô và tốc độ xuất khẩu......................................................……. 32 _PAGE _2_
  3. __Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm hạt điều của Việt Nam 2. Cơ cấu sản phẩm xuất khẩu........................................................……. 34 3. Cơ cấu thị trường và giá cả.........................................................……. 37 IV. Một số đánh giá chung về thực trạng sản xuất và xuất khẩu sản phẩm hạt điều của Việt Nam...................................................... 42 1. Các ưu điểm.............................................................................. … 42 2. Những tồn tại cơ bản.......................................................................... 45 3. Nguyên nhân của những tồn tại....................................................... 51 Chương III. Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm hạt điều của Việt Nam................................................................... 54 I. Định hướng xuất khẩu của ngành điều Việt Nam.......................... 54 1. Quan điểm, định hướng sản xuất và xuất khẩu của ngành điều Việt Nam.. 54 2. Mục tiêu chủ yếu nhằm phát triển sản xuất và xuất khẩu sản phẩm hạt điều từ nay đến năm 2010............................................................... 56 2.1. Mục tiêu chung................................................................................ 56 2.2. Một số chỉ tiêu cụ thể và kế hoạch triển khai của ngành điều.......... 57 3. Dự báo những cơ hội và thách thức của ngành sản xuất - chế biến - xuất khẩu hạt điều Việt Nam......................................................................... 59 3.1. Dự đoán xu hướng thị trường hạt điều thế giới................................59 3.1.1. Thị trường hạt điều thế giới ngày càng sôi động và tính cạnh tranh ngày càng gay gắt .................................................................... 59 3.1.2. Giá hạt điều chế biến trên thị trường ngày càng có xu hướng ổn định tuy nguồn nguyên liệu luôn ở trong tình trạng khan hiếm.... 60 3.1.3. Vị trí các nước xuất khẩu hạt điều chế biến có xu hướng thay đổi và hứa hẹn nhiều biến động....................................................... 60 3.1.4. Nguồn nguyên liệu chế biến bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố phi kinh tế................................................................................. 62 3.1.5. Công nghệ chế biến là yếu tố hàng đầu được các doanh nghiệp quan tâm.................................................................................... 62 3.2. Những cơ hội và thách thức đối với ngành điều Việt Nam............ 63 3.2.1. Những cơ hội cho ngành điều Việt Nam nâng cao vị trí trên thị trường quốc tế............................................................................ 63 3.2.2. Những nguy cơ đe dọa sự phát triển của ngành sản xuất - chế biến - _PAGE _2_
  4. __Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm hạt điều của Việt Nam xuất khẩu hạt điều Việt Nam....................................................... 64 II. Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu sản phẩm hạt điều của Việt Nam........................................................................................ 67 1. Nhóm giải pháp vĩ mô........................................................................ 67 1.1. Chính sách quản lý và cơ chế.......................................................... 67 1.2. Chính sách tài chính, tiền tệ............................................................ 69 1.2.1. Chính sách thuế...................................................................... 69 1.2.2. Chính sách tỷ giá................................................................... 70 1.2.3. Chính sách tín dụng.............................................................. 72 1.2.4. Chính sách trợ cấp............................................................... 70 1.3. Chính sách hỗ trợ khác................................................................... 73 1.4. Mở rộng quan hệ quốc tế và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế ..... 74 2. Nhóm giải pháp về phía ngành điều.................................................. 75 2.1. Giải pháp về quy hoạch và phát triển ngành điều............................ 75 2.2. Giải pháp phát triển nông nghiệp và công nghiệp chế biến............ 81 2.3. Giải pháp về vốn.............................................................................. 82 2.4. Giải pháp phát triển mặt hàng.......................................................... 83 2.5. Giải pháp về thị trường và marketing............................................... 84 2.6. Giải pháp nguồn nhân lực............................................................. 86 3. Nhóm giải pháp về phía các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu hạt điều 87 3.1. Về công tác kế hoạch và hoạch định chiến lược kinh doanh........... 87 3.2. Về nâng cao năng lực sản xuất, chế biến và tạo nguồn hàng xuất khẩu... 88 3.3. Về thị trường và marketing trong doanh nghiệp............................. 90 3.4. Về tài chính...................................................................................... 92 3.5. Về nhân lực...................................................................................... 93 Kết luận Danh mục tài liệu tham khảo Phụ lục Lời mở đầu _PAGE _2_
  5. __Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm hạt điều của Việt Nam 1. Tính cấp thiết của đề tài Điều là cây công nghiệp lâu năm có chu kỳ sống dài và giá trị kinh tế cao. Trong hơn 20 năm qua, cây điều được phát triển mạnh ở nước ta và đã thực sự chứng tỏ được giá trị của mình so với các loại cây trồng khác. Do thích hợp với khí hậu nhiệt đới và có đặc tính cố định đất, chịu hạn tốt, cây điều đã được người nông dân chọn trồng ở những vùng đất cát, đất đồi hoặc đất nghèo kiệt dinh dưỡng, vừa đem lại lợi ích kinh tế thiết thực, vừa góp phần tái tạo môi trường sinh thái một cách hữu ích và nhanh chóng. Cây điều còn được mệnh danh là cây của người nghèo, giúp ổn định và cải thiện đời sống của đồng bào dân tộc ở những vùng sâu, vùng xa. Những năm gần đây, hạt điều Việt Nam bắt đầu cuộc chinh phục mới tới những thị trường rộng lớn với sức tiêu thụ mạnh gấp nhiều lần so với thị trường nội địa. Sản phẩm nông nghiệp non trẻ này đã từng bước khẳng định vị thế của mình trên thị trường quốc tế và trở thành một trong những mặt hàng nông sản xuất khẩu quan trọng của đất nước. Tuy có nhiều tiềm năng để phát triển cây điều, song trên thực tế, cũng giống như nhiều mặt hàng nông sản khác của nước ta, tình hình sản xuất và khả năng xuất khẩu các sản phẩm hạt điều vẫn còn nhiều khó khăn, bất cập, hiệu quả khai thác chưa tương xứng với tiềm năng phát triển. Cây điều Việt Nam hiện được trồng thiếu quy hoạch, công nghệ sản xuất, chế biến còn lạc hậu, không đồng bộ, chưa được đầu tư thâm canh một cách thích đáng, đặc biệt là hiệu quả xuất khẩu các sản phẩm hạt điều chưa cao. Do đó, việc tìm ra những giải pháp thực tiễn để Việt Nam có thể đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm hạt điều ra thị trường thế giới bằng những tiềm năng sẵn có trong sản xuất hạt điều, với định hướng phát triển đúng đắn của Đảng và Nhà nước là một vấn đề mang tính cấp thiết được sự quan tâm của nhiều ngành, nhiều cấp, nhất là trong tình hình hiện nay. Xuất phát từ yêu cầu cấp bách về thực tiễn và lý luận như đã phân tích ở trên, người viết đã mạnh dạn chọn đề tài “Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm hạt điều của Việt Nam” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình. 2. Mục đích nghiên cứu Mục đích của đề tài là nghiên cứu, đánh giá tình hình sản xuất và xuất khẩu sản phẩm hạt điều của Việt Nam thời kỳ từ năm 1995 đến nay, trên cơ sở đó đưa ra những kiến nghị, đề xuất một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm hạt điều Việt Nam trong thời gian tới với hy vọng góp một phần nhỏ _PAGE _2_
  6. __Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm hạt điều của Việt Nam bé nhưng thiết thực vào quá trình thúc đẩy xuất khẩu các sản phẩm nông sản của Việt Nam nói chung và mặt hàng điều nói riêng. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu một số vấn đề chính về cây điều Việt Nam như sau: ý nghĩa của việc sản xuất, xuất khẩu hạt điều và đôi nét về thị trường điều thế giới Tình hình sản xuất, chế biến và xuất khẩu hạt điều của Việt Nam trong những năm gần đây. Xu hướng phát triển thị trường hạt điều thế giới trong những năm tới Định hướng và triển vọng phát triển sản xuất và xuất khẩu sản phẩm hạt điều của Việt Nam Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm hạt điều Việt Nam. Các vấn đề được phân tích, nghiên cứu trong phạm vi giới hạn sau: Về không gian: đề tài tập trung nghiên cứu tình hình sản xuất, chế biến hạt điều ở các khu vực trồng điều chủ yếu của Việt Nam từ miền Trung trở vào phía Nam. Về thời gian: nghiên cứu thực trạng xuất khẩu điều trong khoảng thời gian từ năm 1995 đến nay, qua đó đưa ra một số giải pháp mang tính thực tiễn để đẩy mạnh xuất khẩu hạt điều Việt Nam từ nay đến 2010. 4. Phương pháp nghiên cứu Khóa luận vận dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử trong kinh tế làm phương pháp luận cơ bản. Các phương pháp nghiên cứu chủ yếu được sử dụng kết hợp gồm có quan sát thực tế, so sánh, tổng hợp, phân tích thống kê, phỏng vấn chuyên gia, nghiên cứu kinh nghiệm điển hình, cân đối và dự báo bằng các mô hình kinh tế... trên cơ sở đó đưa ra các kiến nghị, giải pháp. 5. Kết cấu của khóa luận Phù hợp với mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu nêu trên, nội dung của khóa luận được bố cục như sau: Lời nói đầu Chương 1: Vai trò của việc xuất khẩu hạt điều và Tổng quan về thị trường hạt điều thế giới Chương 2: Thực trạng xuất khẩu hạt điều của Việt Nam từ năm 1995 đến nay Chương 3: Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm hạt điều của Việt Nam Kết luận _PAGE _2_
  7. __Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm hạt điều của Việt Nam Mặc dù khóa luận đã được chuẩn bị với tất cả lòng nhiệt tình say mê song do những hạn chế về thời gian, trình độ và điều kiện tiếp cận các nguồn tài liệu tham khảo nên không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được những lời chỉ bảo, những ý kiến đóng góp phê bình của thầy cô và người đọc để hoàn thiện thêm công trình nghiên cứu này. Hà Nội, Tháng 11/2003 CHƯƠNG I Vai trò của việc xuất khẩu hạt điều và Tổng quan về thị trường hạt điều thế giới I. Vai trò của sản xuất và xuất khẩu hạt điều 1. Giới thiệu khái quát về cây điều và các sản phẩm hạt điều Cây đào lộn hột hay còn gọi là cây điều, có tên khoa học là Anacardium Occidentale, tên tiếng Anh là Cashew. Cây điều có xuất xứ từ Mỹ Latinh, thoạt đầu chỉ là cây mọc hoang dại, đến nay đã được trồng rộng rãi ở khắp các nước nhiệt đới, đặc biệt là các vùng nhiệt đới ven biển. Cây _PAGE _2_
  8. __Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm hạt điều của Việt Nam điều được đưa vào trồng ở Việt Nam từ thế kỷ 18. Hơn một thập kỷ gần đây, cây điều được phát triển mạnh ở nước ta. Điều là cây thân gỗ thuộc nhóm cây công nghiệp lâu năm, có vòng đời từ 30 đến 40 năm. Thời gian kiến thiết cơ bản vườn cây tương đối ngắn từ 3 đến 4 năm.(1( Như vậy, thời gian kiến thiết của điều ngắn hơn so với cao su, dừa,... Đó là một lợi thế vì suất đầu tư cho 1 héc ta điều trồng mới thấp hơn và thời gian thu hồi vốn nhanh hơn. Không những thế, chu kỳ kinh tế, vòng đời của cây trồng tính từ khi cho thu hoạch đến khi cây già cỗi lại dài. Sản xuất điều chỉ bận rộn trong khoảng 6 đến 8 tuần vào kỳ thu hoạch, nhưng thu hoạch điều không phức tạp và tốn kém nhiều công sức. Sản xuất cao su, chè gần như bận rộn suốt năm (hái búp và cạo mủ), nhưng trong trồng điều, tính thời vụ trong canh tác ít căng thẳng hơn nhiều. Điều là cây có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới ven biển và thích hợp với những vùng có độ cao so với mặt nước biển từ 600 trở lại. ở những vùng trồng điều này, nhiệt độ cao đều trong năm, không có mùa đông lạnh, nhiệt độ trung bình trong năm từ 24 đến 280C, ánh sáng dồi dào (trên 2000 giờ/năm)(2(, đây là nhân tố khí hậu có tính quyết định cho cây điều bởi vì điều cần ánh sáng để ra hoa, kết quả cho năng suất cao. Ngoài ra, độ ẩm tương đối của không khí thấp trong vụ khô (vụ ra hoa) sẽ góp phần đưa lại năng suất cao, ít sâu bệnh. Cây điều không kén đất tốt, các loại đất có độ phì nhiêu thấp như đất đỏ vàng phát triển trên sa thạch hoặc grannít, đất cát ven biển, đất xám phát triển trên phù sa cổ hoặc đá grannit bạc mầu, khô hạn đều thích hợp với điều kiện là thoát nước tốt, đất tương đối nhẹ, có tầng dầy khá. Như vậy, chúng ta có thể tận dụng những vùng đất còn bỏ hoang để trồng điều. Tuy nhiên, cũng cần tuân thủ những kỹ thuật cần thiết trong trồng điều. Nếu trồng điều một cách tùy tiện, bất chấp các yêu cầu kỹ thuật, coi điều như một cây bán dã sinh, sẽ dẫn đến những thất bại. Điều được biết đến và trở thành một cây có giá trị kinh tế cao của nhiều nước với ba sản phẩm chính là nhân điều, dầu vỏ hạt điều và các sản phẩm chế biến từ trái điều như rượu và nước giải khát. Nhân điều chiếm khoảng 20 - 25% trọng lượng hạt điều, là một loại thực phẩm cao cấp có giá trị dinh dưỡng cao với 20% đạm, 40 - 53% chất béo, 22,3% bột đường, 2,5% chất khoáng và nhiều loại vitamin nhóm B(1(, nên được nhiều người ưa dùng vì đó là loại thức ăn vừa bổ lại vừa hạn chế được nhiều bệnh hiểm nghèo như huyết áp, thần kinh, xơ vữa động mạch... Nhân điều có thể rang để ăn, có thể dùng làm một trong những thành phần của (1( ,(2( Phạm Đình Thanh, "Hạt điều - Sản xuất và chế biến", NXB Nông nghiệp 2003 (1(,(2( Phạm Văn Nguyên "Cây đào lộn hột - Đặc điểm sinh học, kỹ thuật trồng,chế biến và xuất khẩu", 1990 _PAGE _2_
  9. __Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm hạt điều của Việt Nam bánh ăn rất thơm, có thể ép ra dầu rán, người Trung Quốc thường dùng xào lẫn với rau dùng trong bữa ăn. Dầu vỏ hạt điều chiếm khoảng 18 - 23% trọng lượng hạt điều, được chiết xuất từ vỏ hạt điều, thành phần chính là axid anacardic và cardol chiếm 85 - 90%(2(, đây là những dẫn suất của phenol. Công dụng chính là dùng chế biến thành vecni, sơn chống thấm, cách điện, cách nhiệt... Các sản phẩm chế biến từ trái điều như nước giải khát, syro điều được đánh giá là có chất lượng dinh dưỡng khá cao quả điều có mùi thơm đặc biệt và chứa nhiều vitamin, đặc biệt là vitamin C và các loại muối khoáng cần thiết cho cơ thể con người. Trái điều cũng được chế biến ra mứt bằng cách đun với mật ong hay đường. ở Brazil, dân địa phương ăn như một loại quả dưới dạng sống hay nấu chín. Một vài vùng Đông Phi, đặc biệt là ở Mozambique và Tanzania, người ta sử dụng quả điều chưng cất lên men để sản xuất rượu mạnh giống như rượu gin. 2. Vai trò và ý nghĩa của sản xuất và xuất khẩu hạt điều đối với nền kinh tế quốc dân 2.1. Sản xuất và xuất khẩu hạt điều làm tăng vốn và phát triển khoa học công nghệ, góp phần thực hiện công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước Đất nước ta đang tiến hành công cuộc CNH - HĐH, do vậy nhu cầu về vốn là rất lớn. Trong bối cảnh kinh tế hiện nay, chúng ta không thể chỉ trông chờ vào nguồn vốn trong nước, đặc biệt khi mà nước ta chỉ mới huy động được hơn 25% GDP cho tích luỹ, do đó phải huy động nhiều nguồn vốn khác nhau, trong đó có nguồn vốn thu được từ hoạt động xuất khẩu hạt điều, bởi quá trình công nghiệp hóa không những đòi hỏi các khoản đầu tư bổ sung mà còn đòi hỏi nhiều khoản đầu tư mới với quy mô lớn mà khả năng trong nước không đáp ứng được. Hàng năm, hạt điều xuất khẩu đem lại một lượng kim ngạch rất lớn, đóng góp rất nhiều cho nguồn thu ngân sách nhà nước. Kim ngạch xuất khẩu hạt điều không ngừng tăng trong những năm qua, với năm 2002 lần đầu tiên kim ngạch vượt con số 200 triệu USD(1(, đứng thứ tư trong số các mặt hàng nông sản xuất khẩu, sau gạo, cà phê, cao su thủy sản(2(. Đóng góp cho ngân sách nhà nước của ngành điều cũng liên tục tăng qua các năm, ước tính năm 2003 ngành điều sẽ nộp hơn 100 tỷ cho (1( Xem Bảng 10 - Lượng xuất khẩu và kim ngạch xuất khẩu nhân hạt điều của Việt Nam 1995 - 2003 (2( Xem Phụ lục 3 - Kim ngạch xuất khẩu của một số mặt hàng nông sản chính của Việt Nam 1995 - 2003 _PAGE _2_
  10. __Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm hạt điều của Việt Nam ngân sách quốc gia. Đây sẽ là nguồn vốn vô cùng quan trọng để hiện đại hóa nền kinh tế đất nước nói chung và ngành điều nói riêng. Sản xuất và xuất khẩu hạt điều còn tạo điều kiện thuận lợi cho việc nhập khẩu khoa học công nghệ từ nước ngoài, phát triển công nghệ hiện có trong nước. Lượng ngoại tệ thu được từ hoạt động xuất khẩu hạt điều đã được sử dụng hợp lý để nhập khẩu những giống điều mới cho năng suất cao hơn và những công nghệ, máy móc thiết bị tiên tiến để hiện đại hóa ngành chế biến điều. Đối với nước ta, sau hơn 10 năm triển khai chương trình VIE/85/005 1989 - 1990 "Phát triển cây điều các tỉnh phía Nam" dưới sự hướng dẫn của FAO, cây điều đã ngày càng khẳng định vị trí chiến lược của mình trong các loại cây nông nghiệp phục vụ cho sản xuất, chế biến và xuất khẩu. Việc đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu sản phẩm hạt điều đã và đang trực tiếp góp phần CNH - HĐH nông nghiệp nông thôn. Khi sản xuất điều phát triển, đời sống của đồng bào trồng điều, đặc biệt là ở những vùng sâu, vùng xa được nâng lên, giúp đồng bào ổn định cuộc sống, định canh định cư, tránh hiện tượng du canh, du cư như trước. Mỗi nhà máy, xí nghiệp chế biến điều mọc lên ở đâu là nơi đó dân cư đến sinh sống tập trung, đồng thời điện, đường, trường trạm... được xây dựng theo để phục vụ cho hoạt động của các nhà máy và đời sống của người dân. Việc phát triển ngành công nghiệp chế biến điều vô hình chung đã đẩy nhanh tốc độ CNH - HĐH nông thôn, thúc đẩy sự phát triển của ngành chế biến và xuất khẩu nông sản nói chung và góp phần chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại hóa. 2.2. Sản xuất và xuất khẩu hạt điều góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo công ăn việc làm và cải thiện đời sống người lao động Cây điều còn được coi là cây của vùng đất bạc màu, cây của người nghèo bởi đây là một trong những loại cây trồng chủ chốt trong chiến lược xóa đói giảm nghèo của nước ta. Trong những năm gần đây, giá trị kinh tế của cây điều càng được khẳng định. Theo tính toán của VINACAS thì ở Đông Nam Bộ, 1 hécta điều được chăm sóc cẩn thận, đúng quy cách thì sẽ trồng được 125 cây, thu được 1250 kg hạt. Với mức giá bao tiêu của các nhà máy trung bình là 8.000 đồng/kg (mức giá năm 2000) thì chủ vườn thu được 8.000.000 đồng tiền lãi sau khi đã trừ đi các khoản chi phí như tiền phân bón, thuốc trừ sâu. Nếu đem so với một cây kinh tế chủ yếu khác của địa phương là cây mía thì trung bình 1 hécta mía chỉ thu được khoảng 7.000.000 _PAGE _2_
  11. __Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm hạt điều của Việt Nam lãi, như vậy việc trồng cây điều sẽ đem lại lợi nhuận cao hơn mà quá trình thu hoạch, bảo quản sản phẩm lại đơn giản hơn rất nhiều. Việc phát triển sản xuất và xuất khẩu điều còn tạo nhiều công ăn việc làm cho người dân, đặc biệt là ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Theo số liệu thống kê của VINACAS thì hiện nay có khoảng 300.000 người sống bằng nghề trồng điều và tổng số lao động trực tiếp đang làm việc trong các nhà máy sản xuất, chế biến, xuất khẩu hạt điều vào khoảng 60.000 người, chưa kể số lao động gián tiếp và lao động nông nhàn tham gia sản xuất khi vào vụ thu hoạch, ước tính cứ 1000 tấn điều thô cần chế biến sẽ giải quyết việc làm cho 250 người lao động trong 1 năm sản xuất với mức thu nhập 500 - 700USD/năm/người. Nhờ việc nhân rộng cây điều, ở nhiều địa phương nay không còn hộ đói và giảm hẳn số hộ nghèo. ở nhiều nơi, cây điều không còn là cây xóa đói giảm nghèo mà đã trở thành cây làm giàu của nhiều hộ gia đình. Từ đó cuộc sống nông thôn được cải thiện, giặc đói nghèo được diệt tận gốc, thanh niên nam nữ không còn kèo về thành thị tìm công ăn việc làm gây xáo trộn trật tự xã hội nữa, đồi trọc đất trống được phủ xanh, môi trường sinh thái được bảo vệ, người nông dân được làm chủ, tự tay chăm sóc, tự bảo vệ lấy tài sản của mình, không còn tình trạng phá rừng vì sự sống nữa, nếp sống của dân cư thực sự đi vào nề nếp. 2.3. Sản xuất và xuất khẩu hạt điều góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất, cải biến cơ cấu kinh tế và tạo cân bằng môi trường sinh thái Nhờ trồng điều, chúng ta đã tăng nhanh vòng quay sử dụng đất, từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng đất, đặc biệt là đất ở những vùng trước đây bỏ hoang, cằn cỗi, cải biến cơ cấu kinh tế, nâng cao đời sống của người dân ở những vùng trồng cây điều. Cây điều là cây công nghiệp dài ngày chịu được hạn, không kén đất... do đó chúng ta có thể tận dụng những vùng đất khô hạn ở phía Nam nước ta. Do bản chất bán hoang dại và nguồn gốc nhiệt đới nên cây điều có thể phát triển trong điều kiện khí hậu nóng gió, khô hạn, đặc biệt là vùng Duyên hải Miền Trung. Trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt, đất đai khô hạn, nghèo dinh dưỡng nhưng cây điều vẫn cho hiệu quả kinh tế khá hơn hẳn một số cây trồng khác đặc biệt là ở vùng đất trống đồi núi trọc. Theo một nghiên cứu gần đây của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam thuộc Bộ NN & PTNT, các tỉnh duyên hải miền Trung, vùng thấp các tỉnh Tây Nguyên hiện đang có hàng trăm ngàn hécta đất trống đồi trọc, trong đó có gần 400.000 hécta thích hợp cho trồng điều. Nghiên cứu này cũng cho thấy "chưa có một loại cây trồng nào có thể phát triển mạnh và cho hiệu quả kinh _PAGE _2_
  12. __Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm hạt điều của Việt Nam tế cao hơn cây điều"(1(. Như vậy, nếu không có sự phát triển của cây điều thì một lượng lớn đất đai sẽ bị lãng phí, hệ số sử dụng đất sẽ rất thấp. Sự biến động bất lợi về thời tiết trong những năm qua đã gây nên hạn hán và thiếu hụt nước trầm trọng ở các vùng đất cao làm hạn chế việc mở mang diện tích của các cây trồng cần nước tưới trong mùa khô như cà phê và các loại cây ăn quả khác. Điều này lại càng làm nổi bật vai trò của cây điều trong cơ cấu cây trồng ở những vùng đất cao, hiếm nước. Hơn nữa, cây điều không chỉ phát huy hiệu quả ở những vùng đất hoang hóa, khô cằn mà còn chứng tỏ vị thế của mình ở những vùng đất được coi là màu mỡ bởi vì so với các loại cây công nghiệp lâu năm khác như cây cao su, cây cà phê, cây chè thì các yêu cầu về đầu tư của cây điều rất thấp nhưng hiệu quả sử dụng đất và hiệu quả kinh tế lại tương đương hoặc cao hơn. Do vậy mặc dù bị cạnh tranh bởi các cây trồng khác qua việc đa dạng hóa các loại cây trồng tại một số vùng kinh tế trọng điểm nhưng cây điều vẫn giữ vị trí độc tôn. Việc sản xuất và xuất khẩu điều cũng đã góp phần không nhỏ vào việc cải biến cơ cấu kinh tế của các vùng trồng điều. Trước đây các vùng này hầu như chỉ dựa vào nông nghiệp là chính, nhưng từ khi điều trở thành sản phẩm của nền kinh tế hàng hóa và có giá trị thương mại cao thì cơ cấu kinh tế của các vùng này đã có sự chuyển biến tích cực theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ do sự phát triển của các nhà máy sản xuất chế biến điều gắn liền với các vùng nguyên liệu. Theo VINACAS, hiện có hơn 80 cơ sở chế biến hạt điều và hàng trăm xưởng chế biến mini nhỏ tập trung chủ yếu ở những vùng nguyên liệu chính như Tây Nguyên, Duyên hải Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ. Đây là những vùng trước đây hầu như là thuần nông, nhưng sự ra đời của các nhà máy chế biến điều đã kéo theo sự xuất hiện của rất nhiều dịch vụ khác, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế. Bên cạnh đó, chúng ta đang đứng trước một thực tế là môi trường nước ta hiện đang bị hủy hoại nặng nề thể hiện ở những hiện tượng thiên tai dồn dập như lũ lụt, bão, đất xói lở, hạn hán. Một trong những nguyên nhân của hiện tượng ấy là do sự tàn phá rừng, sự lạm dụng phân hóa học trong trồng trọt và các hóa chất khác, sự tiêu diệt những vi sinh vật có ích... Nhiệm vụ cấp bách trước mắt là phải phủ xanh đất trống, đồi trọc, hạn chế sử dụng phân hóa học, thuốc trừ sâu, tăng độ phì nhiêu và hiệu quả sử dụng đất. (1( PGS. TS. Tạ Minh Sơn, "Những nghiên cứu bước đầu về phát triển cây điều ở vùng Duyên hải Miền Trung", Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam _PAGE _2_
  13. __Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm hạt điều của Việt Nam Trước thực trạng môi trường như vậy, xuất phát từ quan điểm cây điều là một loại cây lâm nghiệp phù hợp với trình độ sản xuất của đồng bào dân tộc, đáp ứng được yêu cầu phòng hộ vùng đầu nguồn và được đưa vào trong các chương trình khuyến khích trồng rừng như chương trình 327, PALM... việc trồng cây điều với diện tích gần 300.000 ha đã góp phần không nhỏ vào việc trồng, phát triển rừng và giữ gìn môi trường sinh thái. Với vai trò quan trọng trong việc phủ xanh đất trống đồi trọc, cây điều nhất định sẽ đóng góp một phần không nhỏ trong kế hoạch trồng lại 5 triệu héc ta rừng của cả nước. 2.4. Sản xuất và xuất khẩu hạt điều góp phần thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước Hiện nay, hội nhập kinh tế quốc tế là một xu thế tất yếu khách quan đang lôi cuốn hầu hết các quốc gia trên thế giới. Đối với Việt Nam, các ngành, các cấp hơn bao giờ hết đang tích cực, chủ động tham gia vào tiến trình này và ngành điều không nằm ngoài xu thế đó. Trên cơ sở lộ trình hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới của cả nước, một lộ trình hội nhập kinh tế cho bản thân ngành điều nói chung và các doanh nghiệp ngành điều nói riêng đã được xây dựng và đưa vào triển khai. Một trong những mốc quan trọng trong tiến trình này là cắt giảm thuế trong AFTA. Bảng 1. Lộ trình giảm thuế AFTA của sản phẩm hạt điều Việt Nam Sản phẩm Thuế suất MFN (%) Ký hiệu Thuế suất CEPT (%) 2000 2001 2002 2003 2004 2005 _PAGE _2_
  14. __Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm hạt điều của Việt Nam 2006 Nhân hạt điều 40 I 15 15 15 10 10 10 5 Nguồn: VINACAS 2002 Từ khi đất nước mở cửa hội nhập, ngành điều đã có quan hệ bạn hàng với nhiều thị trường trên thế giới. Số lượng bạn hàng của ngành điều không ngừng tăng, đến nay đã lên tới hơn 40 nước và vùng lãnh thổ ở khắp năm châu, từ những thị trường phát triển ở Bắc Mỹ, Tây Âu đến những thị trường kém phát triển hơn như Trung Quốc... Gần đây, ngành điều còn mở rộng quan hệ nhập khẩu điều nguyên liệu từ các thị trường ở châu Phi như Tanzania, Mozambique. Điều đó cho thấy sự tham gia tích cực và chủ động của ngành sản xuất, chế biến và xuất khẩu hạt điều vào quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới để nắm bắt thời cơ phát triển và giảm thiểu những rủi ro, thách thức cũng do quá trình này gây nên. Ngành điều cũng rất tích cực trong việc hợp tác với các đối tác nước ngoài như ấn Độ, Tây Ban Nha, Hoa Kỳ... để tiến hành thành lập các nhà máy liên doanh, hợp đồng hợp tác kinh doanh nhằm đẩy mạnh xuất khẩu thu ngoại tệ, tạo công ăn việc làm, hiện đại hóa công nghệ, nâng cao trình độ tay nghề công nhân. Việc này đã giúp cải thiện đời sống người lao động, đặc biệt là làm thay đổi tác phong làm việc theo hướng hội nhập kinh tế thế giới. Mặt khác, quá trình này cũng giúp cho ngành điều đổi mới công nghệ, cải tiến phương thức quản lý để đạt hiệu quả kinh tế cao hơn. Tóm lại, việc sản xuất và xuất khẩu hạt điều đã và đang góp phần thực hiện những cam kết của nước ta trong quá trình mở cửa, hội nhập với nền kinh tế thế giới theo hướng phân công chuyên môn hóa sản xuất trên cơ sở nhu cầu và khả năng của từng nước. Mặt khác, qua việc mở rộng tiêu thụ hạt _PAGE _2_
  15. __Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm hạt điều của Việt Nam điều, Nhà nước và con người Việt Nam có thể mở rộng giao lưu quốc tế, hội nhập từng bước vào đời sống kinh tế quốc tế. ở đây có mối quan hệ biện chứng: hội nhập quốc tế càng rộng, càng sâu thì ngành điều Việt Nam càng có đầu ra rộng và đầu ra càng rộng thì thị trường tiêu thụ điều càng nhiều và giao lưu quốc tế lại càng phát triển. II. Tổng quan về thị trường hạt điều thế giới 1. Tình hình sản xuất điều trên thế giới 1.1. Phân bố sản xuất và sản lượng điều toàn thế giới Trước kia trên toàn thế giới có khoảng 50 nước trồng điều. Các nước này là các nước nhiệt đới ở châu á, châu Phi và châu Mỹ Latinh. Tuy nhiên theo tài liệu của FAO, hiện nay chỉ có khoảng hơn 20 nước trồng điều trên toàn thế giới. Các nước trồng điều chủ yếu gồm có Brazil, ấn Độ, Việt Nam, Guinea - Bissau, Ivory Coast (Bờ Biển Ngà), Tanzania, Mozambique, Nigeria và Kenya. Từ thập kỷ 70 đến nay, sản lượng điều ở các nước châu Phi đã giảm sút nghiêm trọng. Nguyên nhân của sự giảm sút này là do các vườn điều già cỗi, những đợt hạn hán kéo dài lại ảnh hưởng nhiều tới năng suất cây điều. Hơn nữa, các chủ đồn điền nước ngoài thu hẹp sản xuất do các nước này quá nhấn mạnh chủ trương kinh tế độc lập. __ Nguồn: (1) Samsons Trading Company (ấn Độ) (2) The Cashew Export Promotion Council of India (3) VINACAS (*) Số liệu năm 2003 là dự kiến _PAGE _2_
  16. __Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm hạt điều của Việt Nam Biểu đồ trên cho thấy nhìn chung sản lượng điều của thế giới có nhiều biến đổi nhưng xu hướng từ năm 1999 cho tới gần đây là tăng dần. Sản lượng điều trong một số năm (1997, 1998, 1999) không ổn định là do hạn hán kéo dài ở châu Phi, thời tiết diễn biến bất lợi ở ấn Độ, cuộc khủng hoảng tiền tệ ở Brazil đã làm giảm sản lượng hạt điều ở một số nước sản xuất chính. Một nguyên nhân khác lý giải cho hiện tượng này là do một số nước bố trí lại cơ cấu cây trồng như Thái Lan thay điều bằng cao su vì không thể cạnh tranh được với điều của Việt Nam và ấn Độ. Những năm gần đây sản lượng liên tục tăng. Nếu như năm 1995 sản lượng mới chỉ đạt 775 tấn thì đến năm 2001 sản lượng của thế giới đã tăng gần gấp đôi lên 1200 tấn. Điều này thể hiện sự gia tăng liên tục về nhu cầu của thế giới đối với hạt điều, và cũng do đó, các quốc gia, đặc biệt là ấn Độ, Brazil liên tục tăng diện tích trồng điều và sản lượng. Bên cạnh đó, các nước trồng điều chủ yếu của thế giới đã áp dụng thâm canh đưa những giống điều cao sản vào trồng nên năng suất điều cũng tăng nhanh. Việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật rõ ràng đã làm tăng năng suất và sản lượng hạt điều. Năng suất bình quân ở các nước châu á biến động từ 200 - 650 kg/ha, trong khi ở ấn Độ là 1000kg/ha và ở úc vào khoảng 4.000kg/ha và tiềm năng có thể lên đến 6.000kg/ha,(1( điều đó chứng tỏ tác động quan trọng của kỹ thuật trong trồng điều. Bảng sau đây sẽ cho thấy cụ thể sản lượng hạt điều của các quốc gia và khu vực trên thế giới. Bảng 2. Sản lượng hạt điều thô trên thế giới Đơn vị: ngàn tấn STT Quốc gia Sản lượng 1995 1996 1997 1998 1999 2001 1 (1(,(2( Nguyễn Văn Biên, Nguyễn Thanh Bình, "Hiện trạng nghiên cứu và sản xuất điều và định hướng phát triển trong giai đoạn 1999 - 2010", Viện Khoa học Nông nghiệp Miền Nam _PAGE _2_
  17. __Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm hạt điều của Việt Nam ấn Độ 250 430 350 350 300 425 2 Brazil 190 200 180 160 110 200 3 Đông Phi 140 120 110 120 100 135 4 Tây Phi 90 100 90 107 93 200 5 Việt Nam 75 115 140 _PAGE _2_
  18. __Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm hạt điều của Việt Nam 110 70 140 6 Các nước khác 30 30 30 30 27 100 Tổng cộng 775 995 900 880 720 1200 % Việt Nam 9,67 11,55 15,55 11,36 9,72 11,66 Nguồn: (1) Samsons Trading Company (ấn Độ) (2) VINACAS Nếu như vào những năm 70 và 80, châu Phi thường xuyên chiếm tới 40% sản lượng hạt điều thô của thế giới thì ngày nay tỷ trọng của khu vực này đang giảm dần và trung tâm sản xuất điều ngày nay đã chuyển sang châu á và khu vực Mỹ Latinh. Hiện nay, diện tích điều trên toàn thế giới vào khoảng hơn 1,2 triệu ha và sản lượng điều thế giới đã đạt hơn 1 triệu tấn/năm, trong đó ấn Độ và Brazil là 2 nước có diện tích cây điều và sản lượng hạt điều lớn nhất thế giới và chiếm tới 91% lượng nhân điều xuất khẩu toàn thế giới(2(. _PAGE _2_
  19. __Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm hạt điều của Việt Nam Những năm vừa qua, ấn Độ vừa mở rộng qui mô, vừa tăng cường kỹ thuật canh tác điều nên sản lượng và năng suất hạt điều liên tục tăng. Diện tích trồng điều của ấn Độ cho đến cuối năm 1999 vào khoảng hơn 650.000ha, nếu như so với những năm 80 thì con số này đã tăng gần 1,5 lần, với năng suất trung bình 0,7 tấn/ha và sản lượng điều thô trung bình là 400.000 tấn/năm, thậm chí có những năm tuy bị ảnh hưởng bởi thời tiết thất thường nhưng thu hoạt điều của nước này luôn vượt qua con số 300.000 tấn.(1( Nếu so với các nước cùng trồng điều thì năng suất trồng điều của ấn Độ ở vào loại khá cao. Đây là kết quả của nhiều năm ngành điều nước này quan tâm đến việc nghiên cứu, áp dụng công nghệ kỹ thuật mới vào canh tác trồng trọt và sản xuất chế biến. Brazil cũng ra sức phát triển điều và trở thành một trong những nước sản xuất điều hàng đầu thế giới, đứng thứ 2 sau ấn Độ về diện tích và sản lượng. Như đã biết, cây điều có nguồn gốc từ Mỹ Latinh, do đó không có gì đáng ngạc nhiên khi Brazil là một cường quốc về hạt điều. Có thể nói ngành điều Brazil đã ra đời khá lâu, thậm chí còn trước cả ngành điều ấn Độ và đương nhiên là có bề dày lịch sử vượt xa ngành điều Việt Nam. Sản lượng điều của Brazil hàng năm trung bình là 200.000 tấn thô (Bảng 2). Những năm 1998, 1999, sản lượng điều của Brazil bị sụt giảm do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tiền tệ xảy ra ở nước này năm 1998. Mozambique, Tanzania, Nigeria cũng là những nước sản xuất điều hàng đầu ở châu Phi. Tuy nhiên, sản lượng của các nước này gần đây đang có xu hướng giảm do thiếu vốn đầu tư và trình độ công nghệ chưa phát triển. Trong những năm qua, Việt Nam cũng đang nổi lên là một quốc gia có tiềm năng lớn về phát triển hạt điều, chỉ đứng sau ấn Độ và Brazil về diện tích và sản lượng. Sản lượng điều thô của Việt Nam thường xuyên chiếm tỷ trọng từ 11 - 15% tổng sản lượng điều toàn thế giới (Bảng 2), chứng tỏ sự lớn mạnh không ngừng của ngành điều nước ta. 1.2. Tình hình sản xuất và chế biến điều Xu thế chung hiện nay của các nước trồng điều là hạn chế xuất khẩu hạt điều thô để chuyển sang chế biến và xuất khẩu nhân điều vì hiệu quả kinh tế xã hội cao hơn. Giá trị xuất khẩu của nhân điều cao hơn rất nhiều so với giá trị xuất khẩu của hạt điều thô. Chính vì thế, các nước trồng điều rất quan tâm đến công nghiệp chế biến điều và đã đầu tư xây dựng nhiều nhà máy chế biến ở nước mình. Tuy nhiên, không phải nước nào cũng tự có cơ sở chế biến. ở một số nước châu Phi, nguồn ngân sách nhà nước dành cho việc sản xuất chế biến điều rất ít, những nước này hầu hết là các nước nghèo, (1( Xem Phụ lục 1 - Diện tích, sản lượng và năng suất hạt điều ở ấn Độ _PAGE _2_
  20. __Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm hạt điều của Việt Nam mức sống người dân còn rất thấp, vì thế số lượng nhà máy chế biến điều trong nước chiếm một tỷ lệ rất thấp, phần lớn các nhà máy chế biến hạt điều nằm trong tay các nhà đầu tư nước ngoài. Đối với ấn Độ, tình hình lại khác. Ngành điều của nước này có năng lực chế biến rất lớn. Toàn ấn Độ có tất cả hơn 1.000 nhà máy chế biến với tổng công suất lên đến 800.000 tấn/năm(1(. Các nhà máy chế biến nằm rải rác ở khắp ấn Độ nhưng tập trung chủ yếu ở bang Kerala với 400 nhà máy, bang Tamil Nadu với 300 nhà máy, bang Kamataka với 100 nhà máy và các bang khác như bang Andhra Pradesh, Orissa, Maharashtra và Goa(2(. Mặc dù có diện tích trồng điều và sản lượng thu hoạch hàng năm vào loại hàng đầu thế giới, ấn Độ luôn đứng trước tình trạng thiếu hụt nguyên liệu hết sức trầm trọng, dẫn đến các nhà máy đều hoạt động không hết công suất bởi lượng điều sản xuất trong nước không đáp ứng đủ khả năng chế biến. Theo CEPCI, tuy đã có những nỗ lực đáng kể trong việc gia tăng diện tích trồng điều, hàng năm sản lượng điều thu hoạch trong nước chỉ đáp ứng được 1/2 công suất chế biến của các nhà máy, tương đương với 400.000 tấn. Vì vậy, ấn Độ cũng là quốc gia nhập khẩu điều thô lớn nhất thế giới. Lượng điều nhập khẩu này được đưa vào các nhà máy để chế biến thành hạt điều xuất khẩu. Các nước chủ yếu xuất khẩu nguyên liệu thô sang ấn Độ bao gồm Mozambique, Tanzania, Nigeria, Việt Nam (trước năm 1997), Bờ Biển Ngà, Benin và Brazil. Cũng theo CEPCI, lượng điều nhập khẩu vào ấn Độ hàng năm chỉ đáp ứng được không quá 25% lượng điều thô còn thiếu hụt, tức chỉ xấp xỉ khoảng 200.000 tấn. Sau hơn nửa thế kỷ chiếm lĩnh và kiểm soát thị trường hạt điều thế giới, hiện nay ấn Độ đang phải đương đầu với rất nhiều đối thủ cạnh tranh, đặc biệt là Brazil, Việt Nam và Mozambique. Đây là những nước ban đầu chỉ đơn thuần xuất khẩu điều thô mà không có kinh nghiệm chế biến nào. Dần dần, tất cả các quốc gia trên đều nhận thức được sự bất cập của việc xuất khẩu nguyên liệu thô mà không đầu tư vào ngành công nghiệp chế biến để nâng cao giá trị của hạt điều xuất khẩu. Trong vòng 10 năm trở lại đây, các nước trước kia chỉ xuất khẩu điều thô nay đã không ngừng đầu tư vào ngành chế biến hạt điều, đẩy ấn Độ vào một tình thế thiếu nguyên liệu chế biến hết sức khó khăn. Theo các chuyên gia hạt điều ấn Độ, đối thủ cạnh tranh nguy hiểm nhất hiện nay đối với nước này chính là Việt Nam, một đất nước có ngành công nghiệp chế biến hạt điều hết sức non trẻ nhưng lại có tiềm năng to lớn và có sức bật đáng kinh ngạc. Nếu như Brazil và Mozambique, tuy có chú trọng phát triển lĩnh vực chế biến hạt điều, vẫn tiếp tục xuất khẩu điều thô sang ấn Độ thì Việt Nam đã đủ sức tiêu thụ toàn bộ lượng điều thô sản xuất (1(,(2( Phạm Đình Thanh, "Hạt điều - Sản xuất và chế biến", NXB Nông nghiệp 2003 _PAGE _2_
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2