Luận văn tốt nghiệp: Phân tích thống kê tình hình thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở thành phố Đà Nẵng giai đoạn 1997-2005
lượt xem 16
download
Luận văn tốt nghiệp gồm các nội dung chính được trình bày như sau: Đầu tư trực tiếp nước ngoài và hoạt động xúc tiến đầu tư tại thành phố Đà Nẵng, phân tích tình hình thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở thành phố Đà Nẵng giai đoạn 1997-2005, tình hình hoạt động kinh doanh và mức đóng góp của FDI đối với sự phát triển kinh tế ở thành phố Đà Nẵng (1997-2005),...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn tốt nghiệp: Phân tích thống kê tình hình thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở thành phố Đà Nẵng giai đoạn 1997-2005
- LỜI NÓI ĐẦU Công nghiệp hóa là con đường tất yếu để đưa đất nước phát triển, nhất là các nước đang phát triển thoát khỏi tình trạng lạc hậu, trở thành các quốc gia văn minh hiện đại. Đối với nước ta công nghiệp hóa có vai trò hết sức quan trọng, đựoc Đảng ta xác định là nhiêm vụ trọng tâm của cả thời quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Thực chất của công nghiệp hóa là xây dựng nước ta thành nước công nghiệp có kỹ thuật công nghệ hiện đại , cơ cấu kinh tế hợp lý. Yêu cầu phát triển nội tại và thực tiễn khách quan trong công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước đã và đang đòi hỏi Việt Nam cần tới một nguồn vốn đầu tư lớn để hội nhập cùng dòng chảy kinh tế xã hội trên thế giới. Nguồn vốn này không thể trông chờ vào nguồn tích lũy nội bộ trong thời gian ngắn của đất nước còn nghèo. Con đường ngắn nhất và nhanh nhất là tranh thủ chớp lấy nguồn vốn từ bên ngoài đây là nguồn vốn vô cùng quan trọng để đầu tư phát triển kinh tế, rút ngắn thời gian , đưa Việt Nam theo đà tăng trưởng của kinh tế thế giới. Vấn đề thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là một vấn đề quan trọng trong công cuộc thu hút, tiếp nhận nguồn vốn từ bên ngoài. Phân tích vấn đề này sẽ giúp ta phản ánh được phần nào tình hình thu hút vốn trong đầu tư phát triển. Với ý nghĩa đó trên cơ sửo lý thuyết đã học và sau một thời gian tìm hiểu thực tế tại Cục thống kê thành phố Đà Nẵng, em quyết định chọn đề tài: “ Phân tích thống kê tình hình thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở thành phố Đà Nẵng giai đoạn 19972005”. Nội dung đề tài gồm 4 chương: Chương 1 : Đầu tư trực tiếp nước ngoài và hoạt động xúc tiến đầu tư tại thành phố Đà Nẵng. Chương 2 : Phân tích tình hình thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở thành phố Đà Nẵng giai đoạn 19972005. Chưong 3 : Tình hình hoạt động kinh doanh và mức đóng góp của FDI đối với sự phát triển kinh tế ở thành phố Đà Nẵng (19972005). Chương 4 : Đánh giá chung về tình hình thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (19972005) và một số giải pháp nhằm tăng cường thu vốn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở thành phố Đà Nẵng. 1
- Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng vì thời gian và kiến thức còn hạn chế nên đề tài sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận sự đóng góp của thầy cô và các bạn. 2
- CHƯƠNG 1 ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀ HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN ĐẦU TƯ TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 1.1 Một số vấn đề lý luận về đầu tư trực tiếp nước ngoài(FDI): 1.1.1 Khái niệm về vốn đầu tư: Vốn đầu tư là toàn bộ các chi phí bỏ ra để thực hiện mục đích đầu tư.Vốn đầu tư bao gồm : vốn đầu tư phát triển xã hội và vốn đầu tư phát triển kinh tế. Vốn đầu tư phát triển xã hội là vốn bỏ ra để xây dựng, sữa chữa lớn tài sản cố định và các kết cấu hạ tầng, mua sắm thiết bị và lắp đặt vào công trình, bệ máy và bồi dưỡng đào tạo nguồn nhân lực nhằm duy trì tiềm lực, hoạt động của các cơ sở tồn tại, tạo tiềm lực mới cho sự phát triển của xã hội. Vốn đầu tư phát triển kinh tế là toàn bộ chi phí bỏ ra, dành cho việc tái sản xuấtgiản đơn và tái sản xuất mở rộng tài sản cố định cho nền kinh tế, từ đó tăng tiềm lực sản xuất kinh doanh và các hoạt động sản xuất khác. 1.1.2 Khái niệm về đầu tư trực tiếp nước ngoài Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là những khoản đầu tư do các tổ chức kinh doanh và cá nhân từ nước ngoài đưa vốn vào một nước để sản xuất kinh doanh hoặc góp vốn liên doanh với các tổ chức và cá nhân trong nước theo các quy định của luật đàu tư nước ngoài của nước sở tại. 1.1.3 Nguyên nhân hình thành FDI Có 5 nguyên nhân chủ yếu sau: Nguyên nhân thứ nhất: do lợi thế so sánh và trình độ phát triển kinh tế của các nước không giống nhau dẫn tới chi phí sản xuất ra các sản phẩm khác nhau. Cho nên đầu tư nước ngoài nhằm khai thác lợi thế so sánh của các quốc gia khác, nhằm giảm thiểu chi phí, tăng lợi nhuận. Thật vậy, mỗi nước trên thế giới có lợi thế khác nhau về tài nguyên thiên nhiên, về nguồn nhân lực, về đất đai, về vị trí địa lý dãn tới chi phí sản xuất và chi phí lưu thông hàng hoá khác nhau. Đầu tư nước ngoài nhằm khai thác tối đa các lợi thế của các quốc gia khác nhằm thu lợi nhuận. 3
- Nguyên nhân thứ hai: xu hướng giảm dần tỷ suất lợi nhuậnở các nước công nghiệp phát triển cùng với hiện tượng dư thừa “tương đối” tư bản ở các nước này, cho nên đầu tư ra nước ngoài nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Nguyên nhân thứ ba: toàn cầu hoá gia tăng tạo điều kiện thuận lợi về môi trường để các công ty xuyên quốc gia bành trướng mạnh mẽ chiếm lĩnh và chi phối thị trường thế giới. Nguyên nhân thứ tư: đầu tư ra nước ngoài nhằm nắm được lâu dài và ổn định thị trường, nguồn cung cấp, nguyên liệu vật liệu chiến lược với giá rẻ đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế trong nước. Nguyên nhân thứ năm: tình hình bất ổn định về chính trị an ninh quốc gia, cũng như nạn tham nhũng hoành hành ở nhiều khu vực trên thế giới, nạn rửa tiền… cũng là nguyên nhân khiến những người có tiền, những nhà đầu tư chuyển vốn ra nước ngoài đầu tư nhằm bảo toàn vốn, phòng chống các rủi ro khi có các sự cố về kinh tế chính trị xảy ra trong nước hoặc dấu nguồn gốc bất chính của tiền tệ. 1.1.4 Vai trò của FDI 1.4.1.1 Đối với nước xuất khẩu vốn đầu tư: Giúp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư thông qua việc sử dụng những lợi thế sản xuất của nơi tiếp nhận đầu tư, giúp hại giá thành sản phẩm và nâng cao tỷ suất lợi nhuận của vốn đầu tư. Xây dựng thị trường cung cấp nguyên liệu ổn định với giá phải chăng. Bành trướng sức mạnh về kinh tế và nâng cao uy tín chính trị trện thị trường quốc tế: thông qua việc xây dựng nhà máy sản xuất và thị trường tiêu thụ ở nước ngoài, mà các nước xuất khảu vốn mở rộng được thị trường tiêu thụ, tránh được hàng rào bảo hộ mậu dịch của các nước. Các công ty đa quốc gia và xuyên quốc gia lợi dụng cơ chế quản lý thuế của các nước khác nhau, mà tổ chức đầu tư ở nhiều nước khác nhau, qua đó thực hiện “chuyển giá” nhằm trốn thuế, tăng lợi nhuận cho công ty. Đầu tư vốn ra nước ngoài giúp các chủ vốn dầu tư phân tán rủi ro do tình hình kinh tế chính trị trong nước bất ổn định Đầu tư ra nước ngoài sẽ giúp thay đổi cơ cấu kinh tế trong nước theo hướng hiệu quả hơn, thích nghi hơn với sự phân công lao động khu vực và quốc tế mới. 1.1.4.2 Đối với nước tiếp nhận vốn đầu tư: 4
- * Đối với các nước tư bản phát triển: Giúp giải quyết những vấn đề khó khăn về kinh tế xã hội trong nước như thất nghiệp, lạm phát… Việc mua lại những công ty, xí nghiệp có nguy cơ bị phá sản giúp cải thiện tình hình thanh toán, tạo công ăn việc làm mới cho người lao động. Tăng thu ngân sách dưới hình thức các loại thuế để cải thiện tình hình bội chi ngân sách. Tạo ra môi trường cạnh tranh để thúc đẩy sự phát triển kinh tế và thương mại. Giúp các nhà doanh nghiệp học hỏi kinh nghiệm quản lý tiên tiến của các doanh nghiệp các nước khác * Đối với các nước chậm và đang phát triển: FDI giúp các nước này đẩy mạnh tốc dộ phát triển nền kinh tế thông qua việc tạo ra những xí ngiệp mới hoặc tăng quy mô của các đơn vị kinh tế. Thu hút thêm lao động giải quyết một phần nạn thất nghiệp ở các nước này. Các dự án FDI góp phần tạo ra môi trường cạnh tranh là động lực kích thích nền kinh tế tăng trưởng về lượng cũng như về chất. Ngoài ra thông qua hình thức FDI các nước đang phát triển có điều kiện tiếp nhận kỹ thuật, công nghệ và kinh nghiệm quản lý tiên tiến của nước ngoài. 1.1.4.3 Đối với Việt Nam: Hơn 18 năm qua kể từ khi có luật đầu tư nước ngoài ra đời ở Việt Nam (1987 2006) hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài đã có sự đóng góp to lớn cho sự phát triển kinh tế, thể hiện qua các mặt : Là nguồn vốn bổ sung quan trọng cho công cuộc phát triển kinh tế Góp phần tăng thu ngân sách, góp phần cải thiện cán cân thanh toán và cán cân vãng lai của quốc gia. Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việt Nam theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá. Các dự án đầu tư nước ngoài đóng góp quan trọng trong nâng cao trình độ kỹ thuật và công nghệ của Việt Nam. FDI thúc đẩy sự phát triển kinh tế thị trường ở Việt Nam, đưa nền kinh tế Việt Nam hội nhập nhanh với nền kinh tế thế giới. 5
- Giải quyết công ăn việc làm, đào tạo nguồn nhân lực và nâng cao mức sống cho người lao động. 1.1.5 Các phương pháp sử dụng để phân tích Đề tài đã sử dụng các phương pháp thống kê như + Phương pháp dãy số thời gian + Phương pháp chỉ số + Phương pháp đồ thị +Phương pháp hồi quy tương quan + Phương pháp số tuỵêt đối +Phương pháp số tương đối Ngoài ra còn sử dụng các phưong pháp khác như : phương pháp toán học, phương pháp kinh tế học và nhiều phương pháp khác. 1.2 Đặc điểm tự nhiên kinh tế xã hội của thành phố Đà Nẵng Thành phố Đà Nẵng có diện tích tự nhiên 1256,24 km 2, chiếm 0,39 diện tích của cả nước. Về hành chính, thành phố có 5 quận, 2 huỵện là Hoà Vang và huyện đảo Hoàng Sa. Phía Bắc giáp tỉnh Thừa Thiên Huế, phía Nam và Tây giáp Quảng Nam, phía Đông giáp biển Đông. Thành phố Đà Nẵng ở vào trung độ của đất nước, nằm trên trục giao thông Bắc Nam về đường bộ ( quốc lộ 1 A), đường sắt, đường biển và đường hàng không. Quốc lộ 14B nối cảng biển Tiên Sa, Liên Chiểu đến Tây Nguyên và trong tương lai gần nối với hệ thống xuyên Á qua Lào, Đông Bắc Campuchia, Thái Lan, Myanma. Đà Nẵng là một trong những cửa ngõ quan trọng ra biển của Tây Nguyên và các nước trên đến vùng Đông Bắc Á. Những năm tới khi thực hiện tự do hoá thương mại và đầu tư khu vực ASEAN thì vị trí địa lý của thành phố cảng là một lợi thế rất quan trọng tạo diều kiện cho thành phố Đà Nẵng mở rộng giao lưu kinh tế vơí các tỉnh trong vùng Duyên Hải miền Trung, Tây Nguyên, cả nước và với nước ngoài, là tiền đề quan trọng góp phần để các ngành kinh tế của thành phố phát triển, tạo lực để thành phố trở thành một trong những trung tâm phát triển của Vùng kinh tế trọng điểm cúa miền Trung. Đồng thời chính yếu tố vị trí địa lý này cũng đặt ra nhữnh thách thức phải vượt qua để phát triển nhanh nền kinh tế, nhất là những ngành mũi nhọn theo thế mạnh đặc thù có ý nghĩa thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội thành phố Đà Nẵng nói riêng và vùng trọng điểm miền Trung nói chung. Mặc dù thành phố mới được chia tách và thành lập từ năm 1997, phải đương đầu với những khó khăn và thách thức, nằm trong vùng thường chịu nhiều ảnh hưởng của thiên 6
- tai. Với địa hình dốc, sông suối ngắn, lượng mưa thường tập trung từ thánh tám đến tháng mười hai, chiếm 7080 % lượng mưa cả năm, mùa mưa trùng với mùa bão lớn nên thường gây lũ lụt ngập úng nhiều vùng.Mùa hè mưa ít , nền nhiệt độ cao gây hạn, ở một số cửa sông bị nước mặn thâm nhập, Đà Nẵng còn chịu ảnh hưởnh nhiều của bão (hầu như năm nào cũng có bão và cứ khoang 2 năm thì có 1 cơn bão lớn). Đặc biệt trong năm 1997 do ảnh hưởng của cuộc khủng hoản tài chính tiền tệ khu vực châu Á làm giảm sút nguồn vốn FDI vào Việt Nam ảnh hưởng đến tình hình xuất nhập khẩu và tiến trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá của nước ta nói chung và thành phố Đà Nẵng nói riêng. Tuy vậy với sự cố gắng và nổ lực của Đảng bộ chính quyền và nhân dân thành phố, buớc đầu Đà Nẵng có những kết quả đáng khích lệ. Kinh tế thnàh phố có mức tăng trưởng liên tục trong những năm qua và khá ổn định gắng liền với các mặt tiến bộ trong đời sống xã hội, nâng cao mức sống dân cư, phát triển cơ sở hạ tầng chỉnh trang đô thị, cải thiện một bước các loại hình dịch vụ về khoa học công nghệ, y tế giáo dục và đào tạo. Tổng sản phẩm quốc nôi (GDP) trên địa bàn giai đoạn tăng trưởng bình quân10,6%/năm. Công nghiệp Đà Nẵng phát triển mạnh cả về quy mô lẫn tốc độ nhờ tăng cường đầu tư và đổi mới thiết bị, công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm theo yêu cầu của thị trường, thành phố tập trung hỗ trợ sản xuất, ban hành chính sách ưu đãi đầu tư vào các khu công nghiệp: Đà Nẵng, Hoà Khánh, Liên Chiểu…tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng trong và ngoài các khu công nghiệp. Một số sản phẩm dệt may, giày, cao su, thực phẩm, xi măng…có chất lượng cao đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng và nhu cầu sản xuất, có sức cạnh tranh trên thị trường. Ngành dịch vụ thành phố phát triển khá năng động trong thời gian gần đây, luôn chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu GDP thành phố. Thương nghiệp quốc doanh từng bước điều chỉnh lại phạm vi hoạt động, cơ bản đáp ứng một số nhu cầu của xã hội. Thương nghiệp thành phố giữ vai trò trung tâm phát luồng bán buôn mối về xuất nhập khẩu cho các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên. Ngoài vai trò là đầu mối xuất phát luồng hàng hoá, thành phố còn là thị trường tiệu thụ hàng hoá khá lớn so với một số nơi khác trong vùng và cả nước. Thương mại quốc doanh giữ vai trò chủ đạo của mình trong cơ chế thị trường. Một số trung tâm thương mại được hình thành, hệ thống chợ trong đó có một số chợ mới được xây dựng, nhiều phố chợ , nhiều cửa hàng, cửa hiệu được phát triển rộng khắp ở cả hai khu vực thành thị và nông thôn. Siêu thị Đà Nẵng được thành lậpvà đưa vào hoạt động là dấu hiệu cho thấy ngành dịch vụ Đà Nẵng đang phát triển ngang tầm với 7
- các thành phố lớn trong nước. Nằm ở vị trí trên con đường di sản văn hoá thế giới của nước ta, ngành du lịch đạt tốc độ phát triển tốt, đặt biệt là sau khi xuất hiện khủng bố và thảm hoạ sóng thần ở một số nước thì Việt Nam trở thành điểm đến an toàn cho moi du khách quốc tế, số lượng du khách đến với Đà Nẵng ngày càng nhiều. Các loại hình dịch vụ khác như tài chính, ngân hàng, bưu chính viễn thông, vận tải có bước tiến triển khá. Tình hình hoạt động thương mại trên địa bàn thành phố đến nay nhìn chung ổn định về giá cả và đáp ứng nhu cầu nhân dân. Ngành thuỷ sản nông – lâm đang có xu hướng chuyển dịch theo hướng phù hợp vói ngành công nghiệp, thương mại , dịch vụ và du lịch. Tỷ trọng trong cơ cấu GDP thành phố giảm dần qua các năm. Thuỷ sản là ngành nghề truyền thống của dân cư ven biển, khai thác thuỷ sản là thế mạnh của thành phố, đã đầu tư thêm công suất tàu thuyền để nâng cao sản lượng. Cơ cấu sản xuất nông nghiệp có hướng chuyển đổi theo hướng tăng cây thực phẩm, cây ăn quả và tăng tỷ trịng ngành chăn nuôi. Kinh tế thành phố tăng trưởng với nhiệp độ phát triển khá, hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông, thông tin liên lạc được tăng cường cả về số lượng và chất lượng. Việc khai thác và phát huy nội lực thành phố được đẩy mạnh, sự đầu tư của nhân dân vào sản xuất kinh doanh, nâng cấp cơ sở hạ tầng, chỉnh trang đô thị cũng được phát triển mạnh hơn. Đời sống vật chất tinh thần của người dân được cải thiện rõ rệt, chính trị xã hội trên địa bàng được ổn định, an ninh quốc phòng ngày càng được cũng cố. 1.3 Hoạt động xúc tiến đầu tư tại thành phố Đà Nẵng Trong năm 2005, trung tâm xúc tiến đầu tư thành phố Đà Nẵng phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan trên địa bàn thành phố tiến hành nhiều hoạt động nhằm thu hút các nhà dầu tư trực tiếp nước ngoài đến tìm cơ hội đầu tư tại Đà Nẵng, cụ thể như sau: 1.3.1 Tổ chức nghiên cứu , đề xuất về cơ chế chính sách thu hút ĐTNN Trung tâm đã phối hợp với các cơ sở ban ngành liên quan ,đề xuất tham mưu cho UBND thành phố ban hành và bổ sung quyết định 92/2005/QĐUB về các chính sách ưu đãi cho các dự án ĐTNN trên địa bàn thành phố. Tham mưu lãnh đạo Sở Kế Hoạch và Đầu tư để phối hợp các sở liên quan tham mưu cho UBND thành phố về cơ chế quản lý và hoạt động của Quỹ xúc tiến đầu tư thành phố. Đề xuất kế hoạch phát triển bền vững năm 2006 của thành phố(lĩnh vực xúc tiến đầu tư) 8
- 1.3.2 Đăng ký doanh mục dự án gọi vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của Đà Nẵng vào danh mục dự án quốc gia gọi ĐTNN thời kỳ 20052010 Căn cứ mục tiêu, chiến lược phát triển kinh tế xã hội của thành phốtrong quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội thành phố đến năm 2010 , trung tâm đã tham mưu cho UBND thành phố lựa chọn một số dự án trọng điểm trình Thủ tướng Chính phủ đưa vào danh mục dự án quốc gia gọi vốn ĐTNN thời kỳ 20052010. Ngoài ra trung tâm đã thực hiện việc điều chỉnh bổ sung danh mục dự án gọi vốn FDI của thành phố phù hợp với tình hình mới đồng thời hoàn thành việc lập 10 dự án cơ hội gọi vốn FDI để giới thiệu với các nhà đầu tư tiềm năng. 1.3.3 Tuyên truyền quản bá hình ảnh,môi trường và cơ hội đầu tư tại thành phố Đà Nẵng. Trong năm 2005 , trung tâm đã tiến hành biên soạn mới các tài liệu xúc tiến đầu tư gồm sách giới thiệu Đà Nẵng, CD Rom ( phiên bản tiếng Anh và tiếng Việt) và tập thông tin cơ bản vè tình hình kinh tế xã hội của thành phố…để giới thiệu với các nhà dầu tư tại các hội thảo xúc tiến đầu tư, phục vụ các cuộc tiếp khách và các chuyến công tác nước ngoài của lãnh đạo thành phố và các Sở ban ngành. Tài liệu do trung tâm soạn thảo đảm bảo tính chính xác ,cập nhật và thẩm mỹ đáp ứng được nhu cầu thông tin của nhà đầu tư. Thường xuyên cung cấp thông tin cập nhật về tình hình phát triển kinh té của thành phố và cả nước, văn bản pháp luật mới, cơ hội dầu tư tại thành phố cho văn phòng đại diện của Đà Nẵng tại Tokyo , cho các nhà đầu tư và cho các tổ chức quốc tế, các đại sứ quán khi có yêu cầu. Trang thông tin điện tử chuyên về đầu tư trực tiếp nước ngoài của trung tâ đã đi vào hoạt động từ đầu quý 2/2005. Hiện nay các website của trung tâm đã được kết nối với website của thành phố Đà Nẵng và được Bộ văn hoá thông tin cấp phép hoạt động chính thức. Thông tin trên website của trung tâm được cập nhật khá thường xuyên, kể cả tiếng Việt và tiếng Anh, phản ánh kịp thời những tin tức sự kiên liên quan đến kinh tế đối ngoại nói chung và đầu tư trực tiếp nước ngoài nói riêng trên địa bàn thành phố, các tỉnh và cả nước. Tính đến ngày 6/5/2005 đã có 8630 lượt người truy cập vào website trung tâm. 1.3.4 Tổ chức tham gia các hoạt động xúc tiến vận động đầu tư. Trung tâm thường xuyên liên lạc và phối hợp chặt chẽ với văn phòng UBND thành phố, các sở ban ngành liên quan và văn phòng đại diện của thành phố tại Nhật Bản để tích cực xúc tiến các dự án đầu tư cụ thể vào thành phố theo cơ chế một cửa. 9
- Trung tâm đã hổ trợ Bộ Kế Hoạch và đầu tư và cơ quan phát triển kinh tế Singapo (EDB) tổ chức thành công cuộc họp lần thứ ba của ban chỉ đạo xúc tiến đầu tư Việt Nam – Singapo tại thành phố Đà Nẵng (tháng 2/2005). Nhân dịp Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với các cơ quan phát triển kinh tế tổ chức diễn đàn đầu tư vào Việt Nam tại Singapo cuối tháng 9 năm 2005, trung tâm đã giới thiệu về môi trường đầu tư tại thành phố và ký kết với hiệp hội doanh nghiệp Singapo (SBF) trong lĩnh vực xúc tiến đầu tư, thương mại của các doanh nghiệp Singapo vào Đà Nẵng Trung tâm đã phối hợp với các cơ quan đối tác của thành phố Deagu (Hàn Quốc)tổ chức thành công hội thảo xúc tiến đầu tư vào Đà Nẵng. Trung tâm đã ký kết tiếp tục hợp tác với ban Queensland về xây dựng chiến lược xúc tiến du lịch vào cuối tháng 9/ năm 2005. Trung tâm đã phối hợp với Tổng lãnh sứ quán Hoa Kỳ tại thành phố Hồ Chí Minh tổ chức toạ đàm về thu hút đầu tư của Hoa Kỳ vào Đà Nẵng vào tháng 10/ năm 2005. Tổ chức hội thảo xúc tiến đầu tư vào thành phố Đà Nẵng tại Hà Nội nhân diễn đàn Vietnam Forinvest 2005 vào tháng 11 năm 2005. Trung tâm đã duy trì quan hệ và thường xuyên trao đổi thông tin với các cơ quan ngoại giao, kinh tế, thương mại của các nước tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh; tổ chức tiếp và làm việc với hơn 180 đoàn khách trong và ngoài nước đến tìm hiểu về môi trường đầu tư tại Đà Nẵng; phối hợp với các sở liên quan đón tiếp và làm việc với một số đoàn khách Nhật do văn phòng đại diện của Đà Nẵng tại Tokyo giới thiệu, đoàn khách của trung tâm Japan ASEAN , đoàn doanh nghiệp của thành phố Daegu ,Hwaseung( Hàn Quốc), đoàn doanh nghiệp Singapo… 1.3.5 Hỗ trợ nhà đầu tư giai doạn trước và sau cấp giấy phép. Trung tâm đã tham mưu cho UBND thành phố và hộ trợ các đối tác địa phương trong quá trình đàm phán với các đối tác nước ngoài trong một số các dự án liên doanh, tham mưu về nội dung của các bản thõa thuận ký kết giữa thành phố vói một số công ty nước ngòai trong các dự án xây dựng khu đô thị, khu du lịch… Tích cực hỗ trợ các nhà đầu tư trong và ngoài nước trong việc chủ truơng xúc tiến dự án, xác định địa điểm đầu tư, lập hồ sơ dự án để xin cấp giấy phép đầu tư, triển khai các dự án khi được cấp giấy phép…( dự án sân gôn Hoà Ninh, dự án Riverside Tower, dự án tin học …) 10
- Trung tâm đã kịp thời hổ trợ một số dự án đang hoạt động giải quyết được những khó khăn, vứớng mắt trong quá trình sản xuất kinh doanh tại Đà Nẵng. 1.3.6 Tổ chức đào tạo nâng cao nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác xúc tiến đầu tư. Trung tâm đã tạo điều kiện cho cán bộ chuyên viên của đơn vị tham gia các khoá bồi dưỡng kiến thức về ngoại ngữ, tin học, về hội nhập kinh tế quốc tế, các kỹ năng phân tích thị trường quốc tế, thẩm địng đầu tư và nghiệp vụ kế hoạch, đầu tư. Ngoài ra, Trung tâm còn tổ chức các buổi thuyết trình nhằm trao đổi kiến thức về các văn bản pháp luật liên quan đến đầu tư trong và ngoài nước cho cán bộ , chuyên viên tại trung tâm. CHƯƠNG HAI PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI) Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG GIAI ĐOẠN 1997 2005 2.1 Phân tích tình hình biến động FDI thành phố Đà Nẵng giai đoạn 1997 – 2005. 2.1.1 Phân tích xu hưóng biến động FDI thành phố Đà Nẵng. 2.1.1.1 Phân tích xu hướng biến động chung về FDI. Bảng 2.1 Tình hình biến động FDI thành phố Đà Nẵng (19972005) Tổng vốn Lượng tăng (giảm) Tốc độ phát triển Tốc độ tăng Số đầu tư tương đối (USD) (%) (giảm) (%) Chỉ tiêu dự (USD) án Liên Định Liên Định VĐT Liên hoàn Định gốc hoàn gốc hoàn gốc 11
- 1997 2 9303565 1998 3 30500000 21196435 21196435 327,83 327,83 227,83 227,83 1999 2 1980000 28520000 7323565 6,49 21,2 93,51 78,8 2000 2 1500000 480 7803565 75,76 16,12 24,24 83,88 2001 5 8910000 7410000 3935565 594 95,77 494 4,23 2002 8 51860000 42950000 42556435 582,04 557,42 482,04 457,42 2003 11 77350000 25490000 68046435 149,15 49,15 49,15 731,4 2004 9 54857000 22492950 45553485 70,92 589,63 28,08 489,63 2005* 18 103600000 48742950 94296435 188, 85 1113,55 88,85 1013,6 Bình 6,67 3776290 135,16 35,16 quân Nguồn: cục thống kê thành phố Đà Nẵng Ghi chú: số liệu năm 2005* có đến ngày 15/2/2005 Năm tách tỉnh Quảng Nam Đà Nẵng (năm 1997), thành phố Đà Nẵng thu hút được 2 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài với tổng số vốn đăng ký là 9303565 USD. Năm 1998 tăng vọt lên 30500000 USD vốn đầu tư với 3 dự án ( trong đó đóng góp chủ yếu của công ty TNHH nước giải khát cocacola VN: 25000000 USD). So với năm 1997, đầu tư trực tiếp nước ngoài năm 1998 tăng 21196435 USD vốn đăng ký, tương ứng tăng 227,83 %. Đến năm 1999, năm 2000 con số này lại tụt hẳn xuống,thậm chí còn thấp hơn so với năm 1997. Do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực năm 1997, không chỉ riêng thành phố Đà Nẵng mà cả nước đều giảm sút trong giai đoạn này. Năm 1996 cả nước thu hút được 8497,3 tr USD vốn FDI, nhưng trong năm 1999, chỉ có 1568 tr USD giảm 81,55 % so với năm 1996. Năm 2000 thu hút 2012,4 tr USD giảm 76,32 % so với năm 1996. Riêng đối với thành phố Đà Nẵng từ con số cao năm 1998, vốn FDI giảm sút nghiêm trọng trong năm 1999 và năm 2000. Cụ thể năm 1999 so với năm 1998 giảm 93,51 % tương ứng với lượng vốn 28520000 USD, và so với năm 1997 giảm 78,8% tương ứng giảm 7323565 USD. Năm 2000 lại tiếp tục giảm 83,88% tương ứng với số vốn đầu tư 7803565 USD. Tuy vậy nhiều nhà đầu tư quay trở lại sau khi cuộc khủng hoảng được hồi phục, nhiều dự án với vốn đầu tư lớn không ngừng đổ vào thành phố Đà Nẵng. Năm 2001 vốn FDI thu hút được có dấu hiệu khả quan , 5 dự án được đăng ký với tổng vốn đầu tư 8910000 USD tăng 494% so với năm 2000, tương ứng tăng 7410000 USD vốn đầu tư, đây là một dấu hiệu đáng mừng. Song so với năm 1997 vẫn còn thấp, thấp hơn 393565 USD tương ứng 4,23% 12
- Bước sang năm 2002, quy mô đầu tư của các dự án tăng và tăng mức vựợt bậc, so với năm 1997, vốn đầu tư tăng 454,42% tương ứng với lượng vốn lớn 42556435 USD. Và vốn FDI không ngừng tăng ở những năm kế tiếp.Năm 2003 thu hút 77350000 USD vốn đầu tư, tăng 731,4% tương ứng tăng 68046435 USD. Đặc biệt gần đây nhất, thành phố thu hút đầu tư 18 dự án với tổng số vốn 103600000 USD, đây là con số kỷ lục từ khi thành phố bắt đầu thu hút đầu tư trực tiếp nước ngòai, và so với năm tách tỉnh (1997), số vốn đăng ký này tăng 1013,55% tương ứng 94296435 USD Trong suốt giai đoạn 1997 2005, bình quân mỗi năm thành phố thu hút được 6,67 dự án và 37762290 USD vốn đầu tư với tốc độn tăng bình quân 35% mỗi năm. Nhìn lại chặn đường 9 năm qua (1997 2005) ,Đà Nẵng dù trải qua những bước thăng trầm nhất định nhưng dòng vốn đầu tư nước ngoài (ĐTNN) đã không ngừng gia tăng, và khu vực kinh tế có vốn ĐTNN đã và đang ngày càng cũng cố vị thế của mình như là một bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế. Theo thống kê đến ngày 15/12/2005 trên địa bàn thành phố Đă Nẵng có 80 dự án ĐTNN đã được cấp giấy phép còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư là 501560640 USD. Ngoài ra trên địa bàn thành phố hiện có 124 chi nhánh văn phòng đại diện, kho trung chuyển … của các doanh nghiệp có vốn ĐTNN đang hoạt động. Riêng năm 2005, tại thành phố có 18 dự án được cấp giấy phép và 5 dự án được điều chỉnh tăng vốn, tổng vốn đầu tư điều chỉnh và cấp mới là 132441400 USD. Việc thu hút vốn ĐTNN ở thành phố Đà Nẵng cũng không nằm ngoài sự tác động của nền kinh tế thế giới. Năm 1997, tổng vốn đầu tư của khu vực ĐTNN mới có 9303565 USD nhưng đến năm 1998 con số này lên đến 30500000USD. Đến năm 1999 dòng vốn đầu tư bắt đầu suy giảm do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ châu Á , giai đoạn 19992000 giai đoạn trì truệ nhất. Từ năm 2001 trở đi dòng vốn ĐTNN vào thành phố Đà Nẵng đang từng bước hồi phục và gia tăng lên. Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào thành phố Đà Nẵng có được thành tích như vậy là do thành phố có lao động trẻ dồi dào, trình độ tay nghề của người dân được nâng cao, chi phí lao động rẻ, tình hình chính trị quốc phòng an ninh ổn định, cơ sở hạ tầng được trang bị ngày càng hiện đại hơn. Mặc khác, Đảng và nhà nước ta luôn quan tâm cải cách chính sách, ban hành các quy định nhằm gia tăng thu hút vốn FDI vào trong nước như quyết định số 53/1999/QĐTTg ngày 26/3/1999 của thủ tướng chính phủ về việc tiếp tục lộ trình giảm chi phí đầu tư, nghị quyết số 09/2001/NQCP ngày 28/8/2001 về tăng cường thu hút 13
- và nâng cao hiệu quả đầu tư trực tiếp nước ngoài thời kỳ 2001 2010 và nhiều quyết định nghị quyết khác Thực hiện các chỉ thị của thủ tướng chính phủ, các bộ ngành liên quan , UBNN thành phố Đà Nẵng thực hiện triển khai các phương hướng nhiệm vụ cụ thể hằng năm, đề ra các mục tiêu nhiệm vụ, từ đó phấn đấu để đạt được nó và ban hành các quyết định, chinh sách ưu đãi cho các dự án ĐTNN trên thành phố, hình thành nên các khu công nghiệp riêng thuận lợi cho việc đầu tư. Trung tâm xúc tiến đầu tư nước ngoài thành phố thường xuyên tổ chức các cuộc tọa đàm và liên lạc phối hợp chặc chẽ với các đối tác đầu tư như Mỹ, Singapo, Hàn Quốc…Gần đây nhất, năm 2005, thành phố đã tổ chức thành công hội thảo xúc tiến đầu tư vào thành phố Đà Nẵng tại Hà Nội nhân diễn đàn Vietnam Forinvest 2005 vào tháng 11 vừa qua. Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở thành phố Đà Nẵng đang có xu hướng tăng lên, đây là dấu hiệu đáng mừng, bởi đối với thành phố Đà Nẵng nói riêng và cả nước nói chung, vốn FDI rất quan trọng, nó là phương thức phổ biến nhất và có hiệu quả cao nhất trong các loại hình đầu tư thông qua việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, phát triển sản xuất các ngành sản xuất hiện đại, giải quyết lao động…, minh chứng rõ ràng cho sự thành công này là Trung Quốc. FDI là một trong những nguồn vốnquan trọng cho đầu tư phát triển thành phố, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Thời gian gần đây, thu hút đầu tư nước ngoài vào thành phố có những chuyển biến đáng kể, song vẫn chưa tương xứng với tiềm năng của thành phố và chưa vững chắc. Vẫn còn nhiều dự án phải chờ đợi chủ trương chấp thuận đầu tư quá lâu, làm mất cơ hội của các nhà đầu tư hoặc gặp ách tắc do chủ trương chưa rõ ràng. Ngoài ra, trong quá trình hoàn chỉnh hệ thống pháp luật của nhà nước theo hướng tiến tới một mặt bằng pháp lý cũng đã có nhữnh ảnh hưởng không thuận lợi cho nhà đầu tư nước ngoài về thuế suất (thay đổi luật thuế thu nhập doanh nghiệp làm giảm ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp cho nhà đầu tư). Tình hình này đòi hỏi tất cả các ngành, các cấp, các cơ quan đơn vị phải có sự quyết tâm cao và phối hợp đồng bộ nhằm chuyển biến mạnh mẽ trong công tác xúc tiến và thu hút đầu tư (trang 3 báo cáo tình hình hoạt động kinh tế đối ngoại trên địa bàn thành phố Đà Nẵng năm 2005 – sở kế hoạch và đầu tư thành phố Đà Nẵng). Ta có biểu đồ thu hút vốn FDI thành phố Đà Nẵng thời kỳ (1997 2005) như sau Biểu đồ 2.1 Tình hình thu hút vốn FDI thành phố Đà Nẵng (19972005) 14
- Bie u do thu hut von FDI tpĐN 1997 2005 Tr USD 120 100 80 60 40 VO N FDI 20 0 1997 1998 2000 2002 2004 Năm Tình hình thu hút vốn FDI 1997 đến 2005 dao động liên tục, để tìm ra xu hướng biến động của FDI, ta sử dụng phương pháp bình quân trượt, giảm bớt dao động của chuỗi thời gian, làm rõ xu thế của nó. Từ bảng 2.1, tính số bình quân trượt vốn đầu tư nhóm 3 mức độ, ta có bảng 2.2 Bảng 2.2 Tình hình biến động FDI thành phố Đà Nẵng (1997 2005) ( đã san bằng) Năm t yt yi(k= 3) 1997 1 9303565 1998 2 30500000 13927855 1999 3 1980000 11326667 2000 4 1500000 4130000 2001 5 8910000 20756667 2002 6 51860000 46040000 2003 7 77350000 61355683 2004 8 54857050 78602350 2005 9 10360000 Từ bảng 2.2 ta có biểu đồ sau: Biểu đồ 2.2 Tình hình thu hút FDI thành phố Đà Nẵng (19972005) (đã san bằng) 15
- Bieu do thu hut FDI tp ĐN 1997- 2005 90 80 70 60 50 tr USD 40 von FDI 30 20 10 0 năm 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 Nhìn vào biểu đồ 2.2 ta thấy, từ sau năm 2000 vốn FDI thu hút của thành phố biến động gần như tuyến tính.Vậy nếu chọn mốc hồi phục khủng hoảng tài chính khu vực, biến động FDI có dạng đường thẳng: yt= ao + a1t Trong đó : Yt : mức độ lý thuyết của FDI aoa1 : các tham số của mô hình t : biến động thời gian Để xác định các tham số của phương trình ta sử dụng phương pháp OLS ( phương pháp bình phương bé nhất). Ta có hệ phương trình sau : y na 0 a1 t yt a0 t a1 t2 Ta có bảng 2.3 Số liệu tính toán cho mô hình hồi quy Năm t y y*t t2 yt 2000 1 4130000 4130000 1 4268197 2001 2 20756667 41513333 4 23222568 2002 3 46040000 138120000 9 42176940 2003 4 61355683 245422733 16 61131312 2004 5 78602350 393011750 25 80085683 Tổng 15 210884700 822197817 55 Thay số liệu ta có 16
- 210884700 5a 0 15a1 822197817 15a 0 55a1 Giải ra ta được : a0 = 14686175,1 a1 = 18954371,7 Mô hình hồi quy có dạng : yt = 14686175,1 +18954371,7*t 2.1.1.2 Phân tích biến động từng ngành về thu hút FDI. Để hiểu rõ hơn sự biến động của FDI thành phố trong thời gian qua, chúng ta cần đi sâu vào phân tích biến động của từng ngành : biến động thu hút vốn FDI ngành công nghiệp và biến động thu hút vốn FDI ngành dịch vụ, không có dự án nào thuộc lĩnh vực nông nghiệp, bởi chủ trương của thành phố là xây dựng thành phố công nghiệp hóa, hiện đại hóa thu hẹp dần quy mô nông nghiệp, tập trung đẩy mạnh phát triển công nghiệp và dịch vụ. + Biến động thu hút FDI ngành công nghiệp 17
- Bảng 2.4 Tình hình biến động FDI ngành công nghiệp thành phố Đà Nẵng (1997 2005) chỉ tiêu số tổng vốn lượng tăng (giảm) tương tốc độ phát tốc độ tăng dự đầu tư đối triển (%) (giảm) (%) án (USD) Liên hoàn định gốc Liên định Liên định hoàn gốc hoàn gốc 1997 0 0 1998 3 30500000 1999 2 1980000 28520000 28520000 6,5 6,5 93,5 93,5 2000 2 1500000 480000 29000000 75,8 4,9 24,2 95,1 2001 4 7860000 6360000 22640000 524 25,8 424 74,2 2002 7 50360000 4250000 19860000 640,7 165,1 640,7 65,1 2003 7 36600000 13760000 6100000 72,7 120 27,3 20 2004 7 52157050 15557050 21657050 142,7 171 42,5 71 2005* 15 88540000 36382950 58040000 169,8 290,3 69,8 190,3 Nguồn: cục thống kê thành phố Đà Nẵng Ghi chú: số liệu năm 2005* có đến ngày 15/2/2005 Năm 1998, thành phố Đà Nẵng thu hút được 3 dự án công nghiệp với tổng vốn đầu tư lớn 30500000 USD. Nhưng năm 1999, năm 2000 số vốn đầu tư này tụt hẳn, quá nhỏ so với năm 1998, đây cũng là xu thế chung của vốn FDI vào thành phố trong giai đoạn này. Cụ thể năm 1999 so với năm 1998, vốn FDI trong công nghiệp giảm 95,5% tương ứng giảm 28520000 USD. Năm 2000 lại tụt dốc hơn nữa, so với năm 1999 giảm 24,2% tương ứng giảm 480000USD , còn so với năm 1998 thì giảm 95,1%. Đây là sự sa sút nghiêm trọng. Song bước sang năm 2001, FDI đỗ vào lĩnh vực công nghiệp tăng lên, so với năm 2000, vốn FDI thu hút được tăng 424% tương ứng với số vốn 6360000 USD nhưng vẫn còn thấp hơn mốc 1998: 22640000 USD. Cuộc khủng hoảng tài chính khu vực hồi phục, các nhà đầu tư nước ngoài đổ vào thành phố Đà Nẵng đầu tư làm cho lượng vốn FDI năm 2002 tăng đột biến ở lĩnh vực này. So với năm trước (năm 2001) vốn FDI tăng 540,7% tương ứng với số vốn lớn 42500000 USD và so với năm 1998 tăng 65,11% tương ứng tăng 19860000 USD. Trong các năm kế tiếp, năm 2003, 2004 đặc biệt năm 2005, vốn FDI đầu tư vào công nghiệp tiếp tục tăng. Năm 2005 lượng vốn này đạt 88540000 USD. So với năm 2004 (thu hút được 52157050 USD), năm 2005 tăng 69,8% tương ứng tăng 36382950 USD. Và so với năm 1998, vốn FDI năm 2005 tăng 190,46% tương ứng tăng 58040000 USD. Trong suốt giai đoạn 19972005, năm 2005 là năm thành công nhất của thành phố Đà Nẵng trong việc thu hút vốn ĐTNN. 18
- Có được thành tích như vậy là do thành phố có các chủ trương xây dựng thành phố công nghiệp, thành phố đầu tàu của miền trung . UBND thành phố và các sở ban ngành có liên quan luôn khuyến khích , thực hiện nhiều chương trình kêu gọi vốn FDI vào thành phố Đà Nẵng, tạo mọi điều kiện cơ sở vật chất có thể nhằm thu hút FDI vào công nghiệp thành phố mà ngành chính của nó là công nghiệp chế biến và xây dựng hai ngành kinh tế mũi nhọn trong công nghiệp. Từ khi tách tỉnh đến nay, vốn FDI đầu tư ở lĩnh vực công nghiệp của thành phố có nhiều dự án lớn như dự án của công ty TNHH Mabuchi Motor Việt Nam Đà Nẵng 39900000USD vốn đầu tư, dự án của công ty TNHH T2 Toàn Cầu Đà Nẵng 30000000USD vốn đầu tư, dự án của công ty nước giải khát coca cola VN 25000000 USD vốn đầu tư. Để thấy xu rõ hơn sự biến động vốn FDI thu hút được trong công nghiệp thành phố Đà Nẵng, ta xem biểu đồ 2.3 Biểu đồ 2.3 Tình hình thu hút FDI ngành công nghiệp (19972005) Tình hinh bien dong FDI nganh cong nghiêp tp ĐN 19972005 tr USD 100 80 60 40 20 0 năm 1997 1999 2001 2003 2005 von FDI cong nghiep + Biến động thu hút FDI ngành dịch vụ Bảng 2.5 Tình hình biến động FDI ngành dịch vụ thành phố Đà Nẵng (19972005) Lượng tăng (giảm) tương Tốc độ phát triển Tốc độ tăng Số Tổng vốn đối (USD) (%) (giảm) (%) Chỉ tiêu dự đầu tư Liên Định Liên Định án ( USD) Liên hoàn Định gốc hoàn gốc hoàn gốc 19
- 1997 2 9303565 1998 0 0 1999 0 0 2000 0 0 2001 1 1050000 1050000 8253565 11,29 11,29 88,71 88,71 2002 1 1500000 450000 7803565 142,86 16,12 42,86 83,88 2003 4 40750000 39250000 31446435 2716,67 438 2616,67 338 2004 2 2700000 38050000 6603565 6,36 29,02 93,37 70,98 2005* 3 15010000 12310000 5706435 555,93 161,34 455,93 61,34 Nguồn: cục thống kê thành phố Đà NẵngGhi chú: số liệu năm 2005* có đến ngày 15/2/2005 Khác với công nghiệp, ngành dịch vụ thu hút vốn FDI thấp hơn nhiều, trong giai đoạn 1997 2005, chỉ nổi trội lên một số năm có vốn đầu tư lớn như năm 1997, năm 2003 và năm 2005.Trong những năm từ 1998 2000 không có dự án nào, còn năm 2001, 2002 chỉ có một vài dự án nhưng quy mô đầu tư rất nhỏ. Năm 1997, thành phố thu hút được 2 dự án thuộc lĩnh vực dịch vụ với tổng vốn đầu tư 9303565 USD. Năm 1998, năm 1999, năm 2000 không có dự án ĐTNN nào bỏ vốn đầu tư. Năm 2001, các nhà đầu tư quay trở lại đầu tư vào dịch vụ, dù vốn đầu tư còn thấp nhưng đây cũng là dấu hiệu tốt về thu hút vốn FDI. So với năm 1997, vốn FDI giảm 88,71%, tương ứng giảm 8253565USD nhưng tăng 1050000 USD vốn đầu tư so với năm 2000 (không có dự án nào). Năm 2003 lượng vốn FDI trong lĩnh vực này tăng đột biến, từ 1050000USD năm 2002 lên đến 40750000 USD năm 2003, đây là lượng vốn thu hút lớn nhất trong giai đoạn 1997 2005. So với năm 2002, vốn FDI tăng 2616,7% ứng với số vốn 39250000USD. Năm 2004 số vốn đầu tư giảm xuống chỉ còn 2700000USD, giảm 93,37% so với năm 2003. Tuy vậy năm 2005 thành phố thu hút được vốn FDI trong dịch vụ 15010000 USD, so với năm 2004 tăng 453,94% tương ứng 12310000USD. Ngành dịch vụ thu hút vốn FDI thấp là do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ châu Á năm 1997, tác động của nó hết sức ghê góm, không có nhà đầu tư nào vào thành phố Đà Nẵng trong suốt thời gian dài 1998 2000 Hưởng ứng nghị quyết số 09/2001/NQCP của thủ tướng chính phủ về tăng cường thu hút và nâng cao hiệu quả đầu tư trực tiếp nước ngoài thời kỳ 2001 –2010, thành phố chủ trương ban hành các biện pháp hổ trợ nhà đầu tư, áp dụng các ưu đãi tài chính cao nhất trong khuôn khổ quy định của nhà nước nhằm thu hút vốn FDI đỗ vào lĩnh vực dịch 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn tốt nghiệp: Ứng dụng phương pháp phân tích tỷ số và phương pháp so sánh vào phân tích tài chính của Công ty may Đức Giang
100 p | 1338 | 535
-
Luận văn tốt nghiệp “ PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XUẤT KHẨU HÀNG HÓA Ở CÔNG TY DONIMEX THỜI GIAN QUA ”
53 p | 1568 | 451
-
Luận văn tốt nghiệp: Phân Tích Các Hình Thức Trả Lương Tại Công Ty Cơ Khí An Giang - Đoàn Hà Hồng Nhung
68 p | 1000 | 425
-
Luận văn tốt nghiệp "Phân tích hiệu quả tín dụng công thương nghiệp và tiêu dùng tại ngân hàng Á Châu chi nhánh An Giang"
75 p | 653 | 267
-
Luận văn Tốt nghiệp: Phân tích tình hình tài chính tại công ty TNHH Tư vấn xây dựng Đông Dương
85 p | 912 | 196
-
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại công ty TNHH Thương Mại Sóng Vang
36 p | 523 | 185
-
Luận văn tốt nghiệp “ PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG ĐỐI VỚI SẢN PHẨM ĐƯỜNG CỦA CÔNG TY THỰC PHẨM MIỀN BẮC - FINOXIM "
83 p | 465 | 144
-
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản tại Công ty TNHH chè Hoài Trung
105 p | 662 | 132
-
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích tình hình tài chính tại công ty du lịch An Giang
115 p | 284 | 88
-
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại Công ty Cổ phần Bê tông ly tâm An Giang
139 p | 346 | 76
-
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích tình hình xuất khẩu gạo và giải pháp phát triển cho công ty cổ phần xuất nhập khẩu An Giang (Angimex)
84 p | 475 | 73
-
Tóm tắt Luận văn tốt nghiệp: Phân tích và thiết kế hệ thống website bán hàng qua mạng
25 p | 457 | 70
-
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nnông nghiệp & Phát triển nông thôn huyện Đầm Dơi tỉnh Cà Mau
98 p | 208 | 66
-
Luận văn tốt nghiệp "Phân tích tình hình biến động giá thành tại nhà máy gạch ngói Long Xuyên"
80 p | 275 | 60
-
Luận văn tốt nghiệp "Phân tích tình hình tài chính thông qua hệ thống báo cáo tài chính kế toán và các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty XNK THIẾT BỊ ĐIỆN ẢNH - TRUYỀN HÌNH”
107 p | 204 | 45
-
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích hiệu quả sản xuất cây cam sành trên đất ruộng ở huyện Trà Ôn tỉnh Vĩnh Long
74 p | 289 | 21
-
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty Đầu tư và Xây dựng Kiên Giang
147 p | 117 | 21
-
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích nhân vật Tiêu trong truyện thơ Tum - Tiêu của Campuchia
6 p | 135 | 15
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn