Luận văn tốt nghiệp: Thực trạng kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Công ty phát triển Xây dựng và Xuất nhập khẩu sông Hồng”
lượt xem 799
download
"Luận văn tốt nghiệp: Thực trạng kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Công ty phát triển Xây dựng và Xuất nhập khẩu sông Hồng" giới thiệu đến bạn lý luận cơ bản về tổ chức bán hàng, xác định kết quả bán hàng, thực tế và giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tổ chức kế toán bán hàng tại Công ty Sông Hồng.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn tốt nghiệp: Thực trạng kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Công ty phát triển Xây dựng và Xuất nhập khẩu sông Hồng”
- LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Thực trạng kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại công ty phát triển xây dựng và xất nhập khẩu sông Hồng
- Luận văn tốt nghiệp Khoa TCKT CHƯƠNG I LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TỔ CHỨC KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ BÁN HÀNG Ở DOANH NGHIỆP. I. KHÁI QUÁT VỀ BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ BÁN HÀNG. 1. Quá trình bán hàng và kết quả bán hàng. Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh tạo ra các loại sản phẩm và cung cấp dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu của thị trường thông qua quá trình bán hàng với mục tiêu là lợi nhuận. Bán hàng là việc chuyển quyền sở hữu sản phẩm, hàng hoá gắn với phần lớn lợi ích hoặc rủi ro cho khách hàng, đồng thời được khách hàng thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán. Quá trình bán hàng là giai đoạn cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh, nó có ý nghĩa quan trọng đối với các doanh nghiệp, bởi vì quá trình này chuyển hóa vốn từ hình thái hiện vật sang hình thái giá trị “tiền tệ”, giúp cho các doanh nghiệp thu hồi vốn để tiếp tục quá trình sản xuất kinh doanh tiếp tục. Kết quả của quá trình bán hàng là việc thu tiền hàng, số tiền hàng đã thu hoặc phải thu tính theo giá bán của các sản phẩm hàng hoá, dịch vụ đã xác định tiêu thụ là doanh thu bán hàng. Đơn vị ghi nhận doanh thu bán hàng khi thỏa mãn đồng thời các điều kiện sau : Doanh thu bán hàng sau khi đã trừ đi các khoản giảm trừ doanh thu gọi là doanh thu thuần. Theo quy định hiện hành các khoản giảm trừ doanh thu bao gồm : giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại, chiết khấu thương mại, thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, thuế tiêu thụ đặc biệt thuế xuất khẩu. Kết quả bán hàng là kết quả cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh trong một thời kỳ nhất định được biểu hiện bằng số tièn lỗ hoặc lãi. Kết Tạ Tuyết Nhung 1 MSV : 2001D1171
- Luận văn tốt nghiệp Khoa TCKT quả bán hàng là chênh lệch giữa doanh thu thuần với các khoản : giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp. 2. Yêu cầu quản lý quá trình bán hàng, xác định kết quả bán hàng. Trong điều kiện xu hướng khu vực hóa toàn cầu hóa, tự do thương mại tự do cạnh tranh làm cho sự khác biệt giữa thị trường trong nước và ngoài nước ngày càng mờ nhạt, điều đó vừa tạo ra cơ hội mở rộng thị trường tiêu thụ, nhưng lại đặt ra cho các doanh nghiệp trong nước thử thách một lớn hơn do đối thủ cạnh tranh ngày một nhiều và mạnh. Đứng trước tình hình hnày đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải lựa chọn cho mình chính sách sản phẩm, chính sách tiêu thụ đúng đắn nhằm đáp ứng yêu cầu đa dạng của thị trường vừa tăng hiệu quả kinh doanh, do vậy yêu cầu quản lý của doanh nghiệp đối với quá trình bán hàng ngày càng trở nên quan trọng và tuân theo các yêu cầu cơ bản sau : - Quản lý sự vận động và số hiện có của từng loại sản phẩm, hàng hoá theo chỉ tiêu số lượng, chất lượng chủng loại và giá trị của chúng. - Quản lý chất lượng, cải tiến mẫu mã và xây dựng thương hiệu sản phẩm là mục tiêu cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. - Tìm hiểu, khai thác và mở rộng thị trường, áp dụng các phương thức bán hàng phù hợp và có các chính sách sau bán hàng “hậu mãi” nhằm không ngừng tăng doanh thu, giảm chi phí của các hoạt động. - Quản lý chặt chẽ các chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp và các chi phí hoạt động khác nhằm tối đa hóa lợi nhuận. 3. Vai trò, nhiệm vụ của kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng. Kế toán nói chung, kế toán doanh thu bán hàng nói riêng là một công cụ quản lý kinh tế không thể thiếu. Nó cung cấp thông tin cần thiết cho các nhà quản trị doanh nghiệp, các đối tượng có lợi ích kinh tế trực tiếp, gián tiếp với doanh nghiệp giúp họ nhận biết được tình hình tiêu thụ và kết qủa bán Tạ Tuyết Nhung 2 MSV : 2001D1171
- Luận văn tốt nghiệp Khoa TCKT hàng của doanh nghiệp, kiểm tra, giám sát và ra các quyết định kịp thời phục vụ cho mục tiêu của mình. Kết toán doanh thu bán hàng và xác định kết qủa bán hàng không chỉ cung cấp thông tin về chỉ tiêu tổng quát mà qua đó các đối tượng sử dụng thông tin còn nhận biết thông tin chi tiết, cụ thể về doanh thu, giá vốn, kết quả từng loại hàng bán. Các cơ quan nhà nước, cơ quan thuế biết được tình hình thực hiện các chỉ tiêu, nghĩa vụ với nhà nước. Kế tán doanh thu bán hàng và xác định kết quả bán hàng giúp doanh nghiệp sử dụng tiết kiệm, hiệu quả hơn các khoản chi phí, tăng doanh thu tiêu thụ nhằm mục tiêu đạt lợi nhuận tối đa. Để đảm bảo được vai trò của kế toán bán hàng và xác định kết quả cần thực hiện tốt các nhiệm vụ sau : Phản ánh và ghi chép đầy đủ, kịp thời, chính xác tình hình hiện có và sự biến động của từng loại sản phẩm, hàng hoá theo chỉ tiêu số lượng chất lượng, chủng loại và giá trị. Phản ánh và ghi chép đầy đủ, kịp thời và chính xác các khoản doanh thu, các khoản giảm trừ doanh thu và chi phí của từng hoạt động trong doanh nghiệp. Đồng thời theo dõi và đôn đốc các khoản phải thu của khách hàng. Phản ánh và tính toán chính xác kết qủa của từng hoạt động, giám sát tình hình thực hiện nghĩa vụ với nhà nước. Cung cấp các thông tin kế toán phục vụ cho việc lập Báo cáo tài chính và định kỳ phân tích hoạt động kinh tế liên quan đến quá trình bán hàng và xác định kết quả. II. NỘI DUNG TỔ CHỨC KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ KẾT QUẢ BÁN HÀNG. 1. Khái niệm hàng hoá, thành phẩm. *) Hàng hóa Hàng hóa là những vật phẩm các doanh nghiệp mua về để bán phục vụ cho nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của xã hội. *) Thành phẩm : Tạ Tuyết Nhung 3 MSV : 2001D1171
- Luận văn tốt nghiệp Khoa TCKT Thành phẩm là những sản phẩm đã kết thúc giai đoạn cuối cùng của quy trình công nghệ sản xuất ra sản phẩm đó, đã qua kiểm tra đạt tiêu chuẩn kỹ thuật quy định, được nhập kho hoặc giao trực tiếp cho khách hàng. 2. Doanh thu bán hàng và các khoản giảm trừ doanh thu. 2.1. Doanh thu bán hàng. Doanh thu bán hàng là tổng giá trị lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ hạch toán, phát sinh từ hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường của doanh nghiệp góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu. Doanh thu được xác định bằng giá trị hợp lý của các khoản đã thu hoặc sẽ thu được sau khi trừ đi các chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán và giá trị hàng bán bị trả lại. Tùy theo từng loại hình sản xuất kinh doanh có các loại doanh thu sau : - Doanh thu bán hàng - Doanh thu cung cấp dịch vụ - doanh thu từ tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức và lợi tức được chia. Ngoài ra còn có các khoản thu nhập khác. Doanh thu bán hàng chỉ được ghi nhận khi thỏa mãn đồng thời cả 5 điều kiện sau : - Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu sản phẩm, hàng hoá cho người mua. - Doanh nghiệp không còn nắm giữa quyền quản lý hàng hoá như người sở hữu sản phẩm, hàng hoá cho người mua. - Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hoá như người sử dụng hàng hoá hoặc quyền kiểm soát hàng hoá. - Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn. - Doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng. - Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng. 2.2. Các khoản giảm trừ doanh thu. Tạ Tuyết Nhung 4 MSV : 2001D1171
- Luận văn tốt nghiệp Khoa TCKT Các khoản giảm trừ doanh thu bao gồm : chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, giá trị hàng bán bị trả lại, thuế GTGT phải nộp theo phương pháp trực tiếp, thuế xuất khẩu và thuế tiêu thụ đặc biệt. *) Chiết khấu thương mại : Là số tiền mà doanh nghiệp đã giảm trừ, hoặc đã thanh toán cho khách hàng do việc khách hàng đã mua hàng hoá, dịch vụ với khối lượng lớn theo thỏa thuận về chiết khấu thương mại đã ghi trên hợp đồng mua bán. *) Giảm giá hàng bán : Là số tiền giảm trừ cho khách hàng ngoài hóa đơn bán hàng hay hợp đồng cung cấp dịch vụ do các nguyên nhân đặc biệt như : hàng kém phẩm chất, không đúng quy cách, giao hàng không đúng thời hạn, địa điểm trong hợp đồng. *) Hàng bán bị trả lại : Là số hàng hóa được coi là tiêu thụ nhưng bị người mua trả lại và từ chối thanh toán do không phù hợp với yêu cầu, tiêu chuẩn, quy cách kỹ thuật, hàng kém phẩm chất, không đúng chủng loại như đã ký kết trong hợp đồng. *) Thuế GTGT nộp theo phương pháp trực tiếp, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu phải nộp. Thuế GTGT, thuế TTĐB, thuế xuất khẩu là khoản thuế, gián thu, tính trên doanh thu bán hàng. Các khoản thuế này tính cho các đối tượng tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ phải chịu, các cơ sở sản xuất, kinh doanh chỉ là đơn vị thu nộp thuế thay cho người tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ đó. 3. Nội dung kế toán doanh thu bán hàng và các khoản giảm trừ doanh thu bán hàng. 3.1. Chứng từ kế toán và tài khoản kế toán. *) Chứng từ kế toán. Trong kế toán doanh thu bán hàng và các khoản giảm trừ doanh thu bán hàng sử dụng các chứng từ chủ yếu sau : Tạ Tuyết Nhung 5 MSV : 2001D1171
- Luận văn tốt nghiệp Khoa TCKT - Hóa đơn GTGT (mẫu 01 - GTKT) : Dùng trong doanh nghiệp áp dụng phương pháp khấu trừ thuế GTGT, hóa đơn GTGT cần phải ghi rõ 3 chỉ tiêu : Giá bán chưa tính thuế GTGT, thuế GTGT và tổng giá thanh toán. Mỗi hóa đơn được lập cho những sản phẩm, dịch vụ có cùng thuế suất. - Hóa đơn bán hàng (mẫu 02 - GTKT) : Dùng trong doanh nghiệp áp dụng tính thuế theo phương pháp trực tiếp, hoặc những mặt hàng không phải chịu thuế GTGT. - Bản thanh toán hàng đại lý, ký gửi - Thẻ quầy hàng - Các chứng từ thanh toán : Phiếu thu, séc chuyển khoản, séc thanh toán, ủy nhiệm thu, giấy báo có ngân hàng, bản sao kê của ngân hàng. - Tờ khai thuế GTGT. - Chứng từ kế toán liên quan khác như phiếu nhập kho hàng trả lại. *) Tài khoản kế toán sử dụng. Kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ kế toán sử dụng các tài khoản sau : . TK 511 : “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” phản ánh doanh thu bán hàng của doanh nghiệp thực hiện trong một kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong doanh nghiệp thương mại, tài khỏan này có 4 tài khoản cấp 2 là : + TK 5111 : “Doanh thu bán hàng hoá” + TK 5112 : “Doanh thu bán thành phẩm” + TK 5113 : “Doanh thu cung cấp dịch vụ” + TK 5114 : “Doanh thu trợ cấp, trợ giá” . TK 512 : “Doanh thu nội bộ”, tài khoản này có 3 tài khoản cấp 2 : + TK 5121 : “Doanh thu bán hàng hoá” + TK 5122 : “Doanh thu bán thành phẩm” Tạ Tuyết Nhung 6 MSV : 2001D1171
- Luận văn tốt nghiệp Khoa TCKT + TK 5123 : “Doanh thu cung cấp dịch vụ” . TK 3331 : “Thuế GTGT phải nộp” chi tiết 33311 – Thuế GTGT đầu ra: áp dụng cho đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế và đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp. . TK 521 : “Chiết khấu thương mại”, tài khoản 521 có 3 tài khoản cấp 2 + TK 5211 : “Chiết khấu hàng hoá” + TK 5122 : “Chiết khấu thành phẩm” + TK 5123 : “Chiết khấu dịch vụ” . TK 531 : “Hàng bán bị trả lại” . TK 532 : “Giảm giá hàng bán” 3.2. Phương pháp kế toán Trình tự kế toán thể hiện qua sơ đồ hạch toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (xem phụ lục 1). 4. Phương thức bán hàng. Ngày nay, trong nền kinh tế thị trường để thúc đẩy quá trình tiêu thụ các doanh nghiệp sử dụng rất linh hoạt các phương thức bán hàng. Phương thức bán hàng có ảnh hưởng trực tiếp đến việc tổ chức công tác kế toán thành phẩm, hàng hoá đặc biệt đối với việc xác định thời điểm bán hàng và ghi nhận doanh thu tiết kiệm chi phí bán hàng để tăng lợi nhuận. Tùy theo góc độ xem xét, quá trình bán hàng có thể khái quát theo những phương thức bán hàng sau: Nếu căn cứ vào thời điểm thu tiền bán hàng thì quá trình bán hàng chia thành hai phương thức là phương thức bán hàng thu tiền trực tiếp và phương thức bán hàng chịu. Tạ Tuyết Nhung 7 MSV : 2001D1171
- Luận văn tốt nghiệp Khoa TCKT Nếu căn cứ vào điều kiện ghi nhận doanh thu và thời điểm xác định là bán hàng, có thể chia quá trình bán hàng thành hai phương thức : phương thức hàng trực tiếp và phương thức gửi bán. Phương thức bán hàng trực tiếp : Theo phương thức này, khi doanh nghiệp giao hàng hoá, thànhphẩm hoặc dịch vụ cho khách hàng thì đồng thời được khách hàng thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán ngay. Nghĩa là quá trình chuyển giao hàng và ghi nhận doanh thu diễn ra đồng thời. Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn lợi ích hoặc rủi ro gắn với quyền sở hữu hàng hoá cho khách hàng vào ngay lúc chuyển giao hàng và đã thỏa mãn đầy đủ các điều kiện ghi nhận doanh thu. Phương thức bán hàng trực tiếp đã xuất hiện từ rất lâu và áp dụng rộng rãi đối với các doanh nghiệp. Theo phương thức này, quá trình bán hàng được thực hiện nhanh chóng, dứt khoát, tiết kiệm được các chi phí về vận chuyển, bảo quản thành phẩm, hàng hoá và giảm rủi ro cho doanh nghiệp. Tuy nhiên doanh nghiệp cần đầu tư nhiều thời gian và chi phí vào các hoạt động marketing, mở rộng và tiếp cận thị trường, tìm kiếm các khách hàng mới. Do được xác định là nghiệp vụ bán hàng ngay khi chuyển giao sản phẩm, hàng hoá kế toán bán hàng trong trường hợp này sử dụng tài khoản 632 để phản ánh trị giá vốn hàng bán và tài khoản 511 để phản ánh doanh thu. Phương thức gửi bán : Theo phương thức này, định kỳ doanh nghiệp gửi hàng cho doanh nghiệp theo những thỏa thuận đã ghi trong hợp đồng. Khách hàng có thể là những đơn vị nhận bán hàng đại lý hoặc những khách hàng mua thường xuyên theo hợp đồng kinh tế. Khi xuất kho hàng hoá - thành phẩm giao cho khách hàng thì số hàng hoá - thành phẩm đó vẫn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp, bởi vì chưa thỏa man 5 điều kiện ghi nhận doanh thu. Đến khi khách hàng thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán kế toán ghi nhận doanh thu do doanh nghiệp đã chuyển các lợi ích gắn với quyền sở hữu hàng hoá - Tạ Tuyết Nhung 8 MSV : 2001D1171
- Luận văn tốt nghiệp Khoa TCKT thànhphẩm cho khách hàng. Bán hàng theo phương thức gửi bán đạt hiệu quả cao trong nền kinh tế thị trường, khi mà sự phân công lao động xã hội và chuyên môn hóa ngày càng sâu sắc từ khâu sản xuất đến tiêu dùng. Các doanh nghiệp sản xuất sẽ giảm được các khoản đầu tư vào khâu bán hàng để tập trung vào khâu sản xuất. Tuy nhiên phương thức bán hàng này có nhược điểm là khó khăn quản lý các sản phẩm, hàng hoá đã gửi bán khả năng rủi ro cao. Do vậy cần phải quản lý theo dõi chặt chẽ, đôn đốc việc thu tiền từ các khách hàng khi sản phẩm hàng hoá đã được xác định bán, riêng trong công tác kế toán cần phải mở các sổ kế toán và các tài khoản kế toán tổng hợp và chi tiết để theo dõi, quản lý thành phẩm, hàng hoá gửi bán và thực hiện trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho nếu có các dấu hiệu giảm giá. Để phản ánh trị giá vốn hàng hoá khi sản phẩm hàng hoá xuất kho gửi bán, kế toán sử dụng tài khoản 157 – Hàng gửi đi bán. Chỉ khi đã xác định là nghiệp vụ bán hàng, kế toán mới ghi nhận giá vốn và doanh thu bán hàng ở TK 632, 511 và các tài khoản liên quan. Ngoài các phương thức bán hàng chủ yếu trên, tại các doanh nghiệp có thể thực hiện một số phương thức bán hàng khác như : Bán buôn, bán lẻ, bán hàng nội bộ, bán đổi hàng. III. KẾ TOÁN GIÁ VỐN HÀNG BÁN. 1. Khái niệm về giá vốn hàng bán. Trị giá vốn hàng xuất bán của doanh nghiệp thương mại chính là trị giá mua thực tế của hàng hoá cộng với chi phí mua hàng phân bổ cho hàng xuất kho trong kỳ. 2. Phương pháp tính giá vốn hàng hoá, thành phẩm xuất kho. 2.1. Phương pháp tính hàng hoá xuất kho. Trị giá mua thực tế của hàng hoá xuất kho được kế toán xác định bằng một trong bốn phương pháp sau : *) Phương pháp đích danh : Theo phương pháp này khi xuất kho hàng hóa thì căn cứ vào số lượng xuất kho thuộc lô nào và đơn giá thực tế của lô đó Tạ Tuyết Nhung 9 MSV : 2001D1171
- Luận văn tốt nghiệp Khoa TCKT để tính trị giá vốn thực tế của lô đó để tính trị giá vốn thực tế của hàng hóa xuất kho. *) Phương pháp bình quân gia quyền : Trị giá vốn thực tế của hàng hoá xuất kho được tính căn cứ vào số lượng hàng hoá xuất kho và đơn giá bình quân gia quyền theo công thức : Trị giá vốn thực tế vật Số lượng HH Đơn giá bình quân = x tư xuất kho xuất kho gia quyền Trị giá thực tế HH tồn Trị giá vốn TT HH nhập + đầu kỳ trong kỳ Đơn giá bình quân = Số lượng HH nhập Số lượng HH tồn đầu kỳ + trong kỳ Đơn giá bình quân được tính cho từng thứ hàng hoá *) Phương pháp nhập trước xuất trước : Pp này dựa trên giả định hàng nào nhập trước sẽ được xuất trước và lấy đơn giá xuất bằng đơn giá nhập. Trị giá hàng tồn kho cuối kỳ được tính theo đơn giá của những lần nhập sau cùng. *) Phương pháp nhập sau xuất trước : Phương pháp này dựa trên giả định là hàng nào nhập sau được xuất trước, lấy đơn giá xuất bằng đơn giá nhập. Trị giá hàng tồn kho cuối kỳ được tính theo đơn giá của những lần nhập đầu tiên. Đến cuối kỳ kế toán phân bổ chi phí thu mua cho số hàng hoá xuất kho theo công thức : Chi phí thu mua Chi phí thu mua Chi phí thu phân bổ phân cho phát sinh trong Trị giá mua mua cho hàng đầu kỳ kỳ thực tế của = + x hàng xuất Trị giá mua thực hàng xuất Trị giá mua thực tế kho tế của hàng nhập kho của hàng còn đầu kỳ trong kỳ 2.2. Phương pháp tính thành phẩm xuất kho. Tạ Tuyết Nhung 10 MSV : 2001D1171
- Luận văn tốt nghiệp Khoa TCKT Theo nguyên tắc giá gốc thì thành phẩm được đánh giá theo giá thành sản xuất thực tế xuất kho được áp dụng một trong bốn phương pháp : +) Phương pháp tính theo giá đích danh +) Phương pháp bình quân gia quyền +) Phương pháp nhập trước, xuất trước +) Phương pháp nhập sau, xuất trước. Các phương pháp này được trình bày tương tự như phần hàng hoá. Nhưng đối với thành phẩm, khi xác định giá thành sản xuất thực tế xuất kho không thể vận dụng 4 phương pháp tính trị giá vốn xuất như chuẩn mực đã nêu. Bởi lẽ, trong các doanh nghiệp sản xuất thì thành phẩm biến động hàng ngày (nhập xuất diễn ra hàng ngày) nhưng việc xác định giá thành của thành phẩm không thể tiến hành hàng ngày mà thường la tính vào cuối kỳ hạch toán, cho nên thường chỉ áp dụng phương pháp bình quân gia quyền : Giá thành thành Số lượng thành Giá thành sản xuất thực tế = x phẩm xuất kho phẩm xuất kho đơn vị bình quân Giá thành sản xuất thực Giá thành sản xuất thực tế Giá thành sản xuất + tế của TP tồn kho đầu kỳ của TP nhập kho trong kỳ thực tế đơn vị bình = Số lượng thành phẩm Số lượng thành phẩm quân + tồn đầu kỳ nhập kho trong kỳ 3. Tài khoản kế toán sử dụng. Kế toán sử dụng TK 632 “Giá vốn hàng bán” để theo dõi trị giá vốn của hàng hoá, sản phẩm, lao vụ dịch vụ xuất bán trong kỳ. 4. Phương pháp kế toán Trình tự kế toán giá vốn hàng hoá, thành phẩm xuất bán theo phương pháp kê khai thường xuyên (xem phụ lục 2 và 3) IV. KẾ TOÁN CHI PHÍ BÁN HÀNG VÀ CHI PHÍ QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP. 1. Kế toán chi phí bán hàng. 1.1. Khái niệm về chi phí bán hàng. Tạ Tuyết Nhung 11 MSV : 2001D1171
- Luận văn tốt nghiệp Khoa TCKT Chi phí bán hàng là những khoản chi phí phát sinh có liên quan đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá dịch vụ, lao vụ trong kỳ theo quy định của chế độ tài chính bao gồm: tiền lương nhân viên bán hàng, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí quảng cáo, tiếp thị, chi phí bảo hành sản phẩm, chi phí vật liệu bao bì, dụng cụ… 1.2. Tài khoản sử dụng TK 641 : “Chi phí bán hàng” dùng để tập hợp và kết chuyển các khoản chi phí thực tế trong kỳ liên quan đến quá trình tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá của doanh nghiệp. TK 641 có 7 tài khoản cấp 2 : + TK 6411 : “Chi phí nhân viên” + TK 6412 : “Chi phí vật liệu” + TK 6413 : “Chi phí dụng cụ, đồ dùng” + TK 6414 : “Chi phí khấu hao TSCĐ” + TK 6415 : “Chi phí bảo hành” + TK 6417 : “Chi phí dịch vụ mua ngoài” + TK 6418 : “Chi phí bằng tiền khác” 1.3. Phương pháp kế toán. Trình tự kế toán thể hiện qua sơ đồ kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp (xem phụ lục 4) 2. Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp. 2.1. Khái niệm về chi phí quản lý doanh nghiệp. Là những khoản chi phí có liên quan chung đến toàn bộ hoạt động của cả doanh nghiệp mà không tách riêng ra được cho bất kỳ một hoạt động nào. Chi phí quản lý doanh nghiệp bao gồm : Chi phí nhân viên quản lý, chi phí vật liệu, công cụ dụng cụ, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngoài và các chi phí bằng tiền khác. 2.2. Tài khoản sử dụng Tạ Tuyết Nhung 12 MSV : 2001D1171
- Luận văn tốt nghiệp Khoa TCKT TK 642 : “Chi phí quản lý doanh nghiệp” dùng để tập hợp và kết chuyển các chi phí quản lý doanh nghiệp, quản lý hành chính và các chi phí khác liên quan đến hoạt động chung của toàn doanh nghiệp. TK 642 cuối kỳ không có số dư và được chi tiết thành các tiểu khoản : + TK 6421 : “Chi phí nhân viên quản lý” + TK 6422 : “Chi phí vật liệu quản lý” + TK 6423 : “Chi phí đồ dùng văn phòng” + TK 6424 : “Chi phí khấu hao TSCĐ” + TK 6425 : “Thuế, phí và lệ phí” + TK 6426 : “Chi phí dự phòng” + TK 6427 : “Chi phí dịch vụ mua ngoài” + TK 6428 : “Chi phí bằng tiền khác” Ngoài ra, kế toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp còn sử dụng các tài khoản liên quan khác : TK 111, 112, 131, 152. 2.3. Phương pháp kế toán. Trình tự kế toán thể hiện qua sơ đồ kế toán chi phsi quản lý doanh nghiệp (xem phụ lục 5). V. KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ BÁN HÀNG. 1. Kết quả bán hàng Kết quả bán hàng là biểu hiện bằng số tiền lãi hoặc lỗ từ hoạt động bán hàng trong một thời kỳ nhất định. Kết quả bán hàng cùng với kết quả hoạt động chính tạo thành kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, hàng hoá, dịch vụ thì kết qủa bán hàng thường chiếm tỷ trọng lớn. Kết quả bán hàng thường được xác định theo công thức : Doanh thu thuần về Giá vốn CPBH, CPQLDN Kết quả bán = bán hàng và cung - của hàng - phân bổ cho số hàng cấp dịch vụ bán hàng đã bán Trong đó, doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ tính bằng tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trừ đi các khoản giảm trừ doanh thu. Tạ Tuyết Nhung 13 MSV : 2001D1171
- Luận văn tốt nghiệp Khoa TCKT CPBH CPBH, CPBH, Tiêu chuẩn CPQLDN CPQLDN cần - CPQLDN phát phân bổ cửa phân bổ cho phân bổ đầu kỳ sinh trong kỳ = x hàng đã xuất số hàng đã Tổng tiêu chuẩn phân bổ của hàng xuất bán trong kỳ bán bán trong kỳ và hàng tồn kho cuối kỳ 2. Kế toán kết quả bán hàng. Kết quả bán hàng là một trong những thước đo quan trọng nhất cho biết tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp trong kỳ. Đối với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thông thường kết qủa bán hàng thường chiếm tỷ trọng lớn và có ý nghĩa quyết định đối với kết quả toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp. Kế toán kết quả bán hàng cần đảm bảo yêu cầu cung cấp thông tin chính xác, kịp thời cho các nhà quản trị doanh nghiệp. 2.1. Tài khoản kế toán sử dụng. - TK 911 : “Xác định kết quả kinh doanh” - TK 421 : “Lợi nhuận chưa phân phối” TK 421 có 2 tài khoản cấp 2 : + TK 4211 : “Lợi nhuận năm trước” + TK 4212 : “Lợi nhuận năm nay” Ngoài ra, kế toán xác định kết qủa bán hàng còn sử dụng các tài khoản liên quan khác : TK 111, 112, 511, 512, 641, 642. 2.2. Phương pháp kế toán. Trình tự kế toán thể hiện qua sơ đồ xác định kết quả bán hàng (xem phụ lục 6). CHƯƠNG II THỰC TRẠNG KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ BÁN HÀNG TẠI CÔNG TY PHÁT TRIỂN XÂY DỰNG VÀ XẤT NHẬP KHẨU SÔNG HỒNG. Tạ Tuyết Nhung 14 MSV : 2001D1171
- Luận văn tốt nghiệp Khoa TCKT I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC KINH DOANH VÀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC CỦA CÔNG TY PHÁT TRIỂN XÂY DỰNG VÀ XUẤT NHẬP KHẨU SÔNG HỒNG. 1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Tên công ty :Công ty Phát triển và Xuất nhập khẩu Sông Hồng Tên giao dịch quốc tế: SongHong Construction Development and Import Export Company (viết tắt là: SHODEX) Trụ sở chính: tầng 4 số nhà 164 phố Lò Đúc – Hai Bà Trưng – Hà Nội. Công ty Phát triển Xây dựng và Xuất nhập khẩu Sông Hồng được thành lập vào năm 1999 là một doanh nghiệp Nhà Nước tiền thân là một chi nhánh của công ty xây dựng và xuất nhập khẩu trực thuộc tổng công ty xây dựng Sông Hồng. Từ năm 2001-2002 cùng với sự phát triển của đất nước và để đáp ứng với nhu cầu của thị trường, công ty đã từng bước mở rộng hoạt động, kinh doanh thêm các lĩnh vực khác như: nhập khẩu bao bì, lốp, đá, các mặt hàng trong xây dựng cơ bản, xuất khẩu chè. Trong năm 2002, song song với các hoạt động kinh doanh đã có, công ty chính thức mở rộng hoạt động kinh doanh của mình sang lĩnh vực xây dựng. Cùng với sự lớn mạnh của tổng công ty thì hoạt động của chi nhánh cũng ngày càng mở rộng và phát triển , đến ngày 28/9/2004 Hội đồng quản trị tổng công ty xã hội Sông Hồng ra quyết định số 847/QĐ - TCT – HĐQT chuyển chi nhánh công ty xuất nhập khẩu và xây dựng thành công ty phát triển xây dựng và xuất nhập khẩu Sông Hồng. 2. Chức năng và nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của công ty Chức năng của Công ty Phát triển Xây dựng và Xuất nhập khẩu Sông Hồng là xây dựng các công trình giao thông, xây dựng các công trình công nghiệp, dân dụng, đầu tư phát triển kinh doanh và thực hiện xuất nhập khẩu. Do đó hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu của Công ty Phát triển Xây dựng và Xuất nhập khẩu Sông Hồng là: Tạ Tuyết Nhung 15 MSV : 2001D1171
- Luận văn tốt nghiệp Khoa TCKT - Thi công xây lắp các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi, bưu điện, nền móng hạ tầng kỹ thuật. - Thi công đường dây và lắp đặt trạm biến thế điện, kinh doanh phát triển nhà. Thi công lắp đặt thiết bị chuyên ngành cấp thoái nước, đường dây cao thế. - Đầu tư phát triển kinh doanh nhà và hạ tầng kỹ thuật đô thị, khu công nghiệp dân dụng. - Kinh doanh vận tải thuỷ bộ, vật tư, vật liệu xây dựng, bốc xếp vật tư, vật liệu xây dựng và các hàng hoá khác. - Kinh doanh khách sạn, nhà hàng du lịch lữ hành và các dịch vụ du lịch khác. - Khai thác chế biến nông, lâm sản và thực phẩm, khai thác các loại quạng phục vụ luyện gang thép. - Thực hiện xuất nhập khẩu vật tư thiết bị, vật liệu sản xuất, nông lâm sản và thực phẩm, các loại hàng hoá khác mà pháp luật không cấm khai thác và chế biến. 3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý * Ban giám đốc gồm : - Giám đốc Công ty - Hai phó giám đốc : Phó giám đốc phụ trách xây lắp và phó giám đốc phụ trách xuất nhập khẩu và kinh doanh. * Các phòng chức năng gồm : Phòng kỹ thuật, phòng kế hoạch và đầu tư, phòng tổ chức lao động, phòng kinh doanh và XNK, phòng tài chính kế toán, văn phòng đại diện phía Nam và các đội xây lắp được tổ chức theo yêu cầu của quản lý kinh doanh. Tạ Tuyết Nhung 16 MSV : 2001D1171
- Luận văn tốt nghiệp Khoa TCKT Bộ máy tổ chức quản lý của Công ty được tổ chức theo sơ đồ sau : Giám đốc Phó Giám đốc Phòng tài chính Phó Giám đốc phụ trách XNK phụ trách xây lắp kế toán và KD Phòng Phòng Phòng Phòng Văn phòng kỹ thuật kế hoạch Tổ chức Kinh doanh đại diện lao động và XNK phía Nam Đội XL số 1 Đội XL số 2 Đội XL số 3 Đội XL số 4 4. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán của Công ty 4.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán. Để phát huy vai trò quan trọng trong công tác quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty phát triển xây dựng và xuất nhập khẩu Sông Hồng cần phải tổ chức công tác kế toán khoa học và hợp lý đảm bảo cho kế toán thực hiện tốt các chức năng nhiệm vụ của mình và đáp ứng yêu cầu của cơ chế quản lý nền kinh tế thị trường. Công ty đã sắp xếp cơ cấu bộ máy kế toán hết sức khoa học, hợp lý, hoạt động có hiệu quả, cung cấp thông tin kịp thời đầy đủ và chính xác. Tạ Tuyết Nhung 17 MSV : 2001D1171
- Luận văn tốt nghiệp Khoa TCKT Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của công ty phát triển xây dựng và xuất nhập khẩu Sông Hồng. Kế toán trưởng P. Phòng Kế toán Kế toán tổng Kế toán Kế toán tiền lương hợp chi phí giá nguyên vật và các khoản trích Thủ quỹ thành, doanh thu liệu hàng theo lương, CCDC hoá TSCĐ Kế toán xí nghiệp, các đội sản xuất 4.2. Đặc điểm chủ yếu của công tác kế toán tại Công ty. - Niên độ kế toán : Bắt đầu từ 1/1 kết thúc 31/12 - Hệ thống tài khoản sử dụng : áp dụng theo chế độ kế toán, chuẩn mực kế toán… Tổng Công ty hướng dẫn và cụ thể hoá thêm việc mở một số tài khoản kế toán cho phù hợp với đặc điểm tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh của ngành xây lắp. - Hình thức kế toán áp dụng vào quy mô đặc điểm sản xuất kinh doanh yêu cầu quản lý, trình độ nghiệp vụ của các cán bộ kế toán cũng như việc trang bị máy vi tính vào xử lý thông tin để lựa chọn hình thức kế toán Nhật ký chung. - Công ty hạch toán tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên và nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ. Tạ Tuyết Nhung 18 MSV : 2001D1171
- Luận văn tốt nghiệp Khoa TCKT Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức nhật ký chung Chứng từ gốc Nhập dữ liệu máy tính Xử lý tự động theo chương trình SKT tổng hợp SKT chi tiết Báo cáo tài chính 4.3. Một số chỉ tiêu kinh tế Công ty đạt được trong 2 năm gần đây. ĐVT : nghìn đồng Chênh lệch Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Giá trị Tỷ lệ % Doanh thu bán hàng và 100.180.518 102.651.355 2.470.837 2,46 cung cấp dịch vụ Khoản giảm trừ 1.196.421 258.807 -937.614 -78,36 Doanh thu thuần về bán 98.981.097 102.392.574 3.408.477 3,44 hàng và cung cấp dịch vụ Giá vốn hàng bán 94.911.774 91.821.925 - -3,25 3.089.849 Lợi nhuận gộp về bán hàng 4.072.323 10.570.621 6.498.295 159,5 và cung cấp dịch vụ Tổng lợi nhuận trước thuế 411.323 1.104.788 693.465 168,59 Nhận xét : Là một doanh nghiệp nhà nước tiền thân là một chi nhánh của Công ty xây dựng và xuất nhập khẩu thuộc Tổng Công ty xây dựng Sông Tạ Tuyết Nhung 19 MSV : 2001D1171
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn tốt nghiệp: "Thực trạng công tác hạch toán kế toán tổng hợp tại Công ty dệt len Mùa Đông"
165 p | 1592 | 755
-
Luận văn tốt nghiệp: Thực trạng thanh toán không dùng tiền mặt tại chi nhánh Ngân hàng Công thương KVII - HBT - Hà Nội
44 p | 1788 | 625
-
Luận văn tốt nghiệp: “Thực trạng kinh doanh xuất khẩu hàng may mặc ở tổng công ty dệt - may Việt Nam”
73 p | 1537 | 508
-
Luận văn tốt nghiệp “Thực trạng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường Mỹ”
115 p | 1294 | 422
-
Luận văn tốt nghiệp “Thực trạng hoạt động xuất khẩu mặt hàng mây tre đan ở Unimex Hà Tây”
94 p | 592 | 189
-
Luận văn tốt nghiệp: Thực trạng và giải pháp phòng ngừa hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng Công Thương Việt Nam
72 p | 445 | 184
-
Luận văn tốt nghiệp “Thực trạng nghiệp vụ xúc tiến bán tại công ty TNHH cơ kim khí Sơn Hà”
47 p | 441 | 183
-
Luận văn tốt nghiệp “ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY MAY THĂNGLONG ”
58 p | 561 | 167
-
Luận văn tốt nghiệp “ Thực trang tình hình quản lý chất lượng ở công ty đầu tư phát triển nhà và xây dựng Tây Hồ ”
62 p | 525 | 149
-
Luận văn tốt nghiệp “ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM Ở CÔNG TY THỰC PHẨM MIỀN BẮC “
97 p | 510 | 117
-
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP: “Thực trạng và một số biện pháp thúc đẩy thị trường BĐS – nhà đất ở Hà Nội”
164 p | 312 | 103
-
Luận văn tốt nghiệp “Thực trạng về thị trường tiêu thụ sản phẩm ở xí nghiệp may đo X19 thuộc công ty 247- bộ quốc phòng”
93 p | 403 | 91
-
Luận văn tốt nghiệp: Thực trạng và các yếu tố liên quan ảnh hưởng đến việc chăm sóc răng miệng của học sinh lớp 5 trường tiểu học Tiên Dương, Đông An, Hà Nội
41 p | 353 | 78
-
Luận văn tốt nghiệp : "Thực trạng và giải pháp phát triển DNNN ở Việt Nam".
72 p | 206 | 67
-
Luận văn tốt nghiệp: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN
131 p | 188 | 48
-
Luận văn tốt nghiệp thực trạng đẩy mạnh tiêu thụ và tăng doanh thu của công ty cơ khí ô tô - Ngô Đức Thuận - 1
21 p | 185 | 40
-
Luận văn tốt nghiệp: Thực trạng rủi ro tín dụng tại các ngân hàng Thương mại ở Bình Phước
82 p | 194 | 30
-
Luận văn tốt nghiệp: Thực trạng của việc đầu tư vào khu công nghiệp - khu chế xuất
54 p | 145 | 20
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn