Luận văn tốt nghiệp “Thực trạng và giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm nông sản Việt Nam vào thị trường Mỹ”
lượt xem 332
download
Nền kinh tế Việt Nam đang trong tiến trình hội nhập với kinh tế khu vực và thế giới, với phương châm “ Đa dạng hoá quan hệ, đa phương hoá thị trường” thông qua con đường xuất khẩu để nâng cao tính cạnh tranh và hiệu quả của sự phát triển. Mỹ là một thị trường có ảnh hưởng lớn đối với sự phát triển kinh tế thế giới và kinh tế khu vực. Đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường này chẳng những tạo điều kiện thuận lợi để kinh tế Việt Nam phát triển đẩy nhanh tiến...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn tốt nghiệp “Thực trạng và giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm nông sản Việt Nam vào thị trường Mỹ”
- LỜI NÓI ĐẦU Nền kinh tế Việt Nam đang trong tiến trình hội nhập với kinh tế khu vực và thế giới, với phương châm “ Đa dạng hoá quan hệ, đa phương hoá thị trường” thông qua con đường xuất khẩu để nâng cao tính cạnh tranh và hiệu quả của sự phát triển. Mỹ là một thị trường có ảnh hưởng lớn đối với sự phát triển kinh tế thế giới và kinh tế khu vực. Đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường này chẳng những tạo điều kiện thuận lợi để kinh tế Việt Nam phát triển đẩy nhanh tiến trình hội nhập, mà còn gia tăng sự phát triển và nâng cao dần tính cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam. Mỹ là một thị trường lớn nhất thế giới, Mỹ là thị trường với dung lượng hàng nhập khẩu rất đa dạng và phong phú về mẫu mã, chủng loại và chất lượng. Tuy nhiên, cạnh tranh trên thị trường Mỹ rất quyết liệt. Hàng hoá của Mỹ tự do nhập khẩu từ 150 nước. Hàng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Mỹ có tốc độ tăng khá nhanh về kim ngạch cũng như chủng loại sản phẩm. Hiện Việt Nam đứng hàng thứ 72 trong số các nước có doanh số xuất khẩu sang Mỹ. Sau khi Hiệp định Thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ được ký kết vào ngày 13/07/2000 và được Quốc hội hai nước phê chuẩn ngày 11/12/2001, doanh số xuất khẩu sang Mỹ đều tăng nhanh ở các mặt hàng như giày dép, thuỷ sản, hàng may mặc, hàng nông sản, thủ công mỹ nghệ… Tuy nhiên, sức cạnh tranh của các mặt hàng xuất khẩu Việt Nam còn thấp hơn so với hàng hoá của các đối thủ cạnh tranh như Trung Quốc, Thái Lan, Mêxicô, Philippines… Muốn đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Mỹ, trong điều kiện nền kinh tế của Việt Nam đang ở mức phát triển thấp, cần phải nghiên cứu kỹ thị trường này để nâng cao sức cạnh tranh. Để xuất khẩu sang thị trường Mỹ phát triển bền chắc và lâu dài. Các doanh nghiệp không chỉ trông chờ vào qui chế tối huệ quốc khi hiệp định Thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ có hiệu lực, mà còn phải nghiên cứu kinh nghiệm thâm 1
- nhập thành công vào thị trường Mỹ của các nước để đạt hiệu quả nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm của mình. Các doanh nghiệp Việt Nam trong qúa trình kinh doanh đã xuất khẩu được sản phẩm của mình sang thị trường Mỹ và nhiều thị trường khác trong khu vực và thế giới. Đáng chú ý như sản phẩm nông sản, thuỷ sản, các sản phẩm thủ công mỹ nghệ … Đặc biệt là hàng nông sản đã được xuất sang thị trường Mỹ với một số lượng khá lớn. Mỗi mặt hàng đưa vào thị trường Mỹ đều có những điểm mạnh, điểm yếu, có những cơ hội tốt để phát triển, nhưng cũng có những nguy cơ đe doạ. Tuy nhiên điều thấy rõ là sức cạnh tranh của sản phẩm nông sản xuất khẩu vào thị trường Mỹ của các doanh nghiệp Việt Nam chưa cao, chưa phát huy được hết những lợi thế của sản phẩm do việc xuất khẩu sản phẩm nông sản chủ yếu là những sản phẩm thô. Để giải quyết vấn đề trên em đã chọn đề tài luận văn: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU SẢN PHẨM NÔNG SẢN VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG MỸ Kết cấu luận văn ngoài mở đầu và kết luận gồm 3 chương: Chương I: Thị trường Mỹ và cơ hội của các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản Việt Nam. Chương II: Thực trạng hoạt động xuất khẩu nông sản Việt Nam vào thị trường Mỹ. Chương III: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng nông sản vào thị trường Mỹ của các doanh nghiệp Việt Nam. 2
- CHƯƠNG I: THỊ TRƯỜNG MỸ VÀ CƠ HỘI CỦA CÁC DOANH NGHIỆP XUẤT KHẨU NÔNG SẢN VIỆT NAM I. Khái quát chung về nước Mỹ và thị trường nông sản của Mỹ Mỹ là một quốc gia có lịch sử hình thành non trẻ. Nước Mỹ có diện tích khoảng 9,3 triệu km2, là nước có diện tích lớn thứ tư trên thế giới sau Nga, Canađa và Trung Quốc. Mỹ nằm ở trung tâm Châu lục Bắc Mỹ; phía Bắc giáp Canada, phía Nam giáp Mêhicô, phía đông giáp Đại Tây Dương và phía Tây giáp Thái Bình Dương. Mỹ là quốc gia có nền kinh tế lớn nhất thế giới. Với dân số vào khoảng 284,5 triệu người (cuối năm 2001) sức mua khoảng 7000 tỷ USD/ năm, GDP năm 1999 vào khoảng 9256 tỷ USD . Năm 2000, kim ngạch xuất khẩu của Mỹ vào khoảng 781 tỷ USD, kim ngạch nhập khẩu khoảng 1258 tỷ USD. Sản xuất công nghiệp Mỹ chiếm khoảng 20 % sản lượng công nghiệp toàn thế giới. Lao động nông nghiệp chiếm 2 % dân số nhưng nó đáp ứng nhu cầu trong nước, đồng thời xuất khẩu mỗi năm khoảng 50 tỷ USD. Với thu nhập GDP bình quân đầu người ước khoảng 32.000 USD, dân Mỹ được xem là dân có sức tiêu dùng lớn nhất trong các nước có nền công nghiệp phát triển. Theo nghiên cứu của một nhóm chuyên gia Liên Hợp Quốc thì nếu sức tiêu dùng của các gia đình Nhật, EU là 1, thì của các gia đình Mỹ là 1,7. Về chất lượng hàng hoá nhập khẩu vào Mỹ rất linh hoạt, vì phương châm kinh doanh thương mại của Mỹ là “ tiền nào của nấy”. Dân Mỹ có mức sống rất đa loại, nên có hệ thống cửa hàng cho người có thu nhập cao, cửa hàng cho người có thu nhập thấp. Chính vì vậy, hàng nhập khẩu vào Mỹ rất đa dạng, đa loại từ nhiều nước khác nhau phục vụ cho các phân khúc thị trường khác nhau. Nước Mỹ cũng có nền nông nghiệp rất phát triển. Nhờ có diện tích lãnh thổ rộng lớn, có nhiều miền khí hậu thuận lợi, công nghệ sinh học phát triển khả năng ứng dụng cao. Chính phủ Mỹ giàu có hàng năm giành trên 10 tỷ USD tài trợ cho phát triển nông nghiệp. Chính vì vậy tất cả các ngành nông nghiệp của Mỹ về trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản, chế biến nông sản đều rất phát triển. Xuất khẩu nông sản năm 2001 mang về cho nước Mỹ trên 46 tỷ USD, Mỹ đứng 3
- đầu thế giới về xuất khẩu lúa mỳ, bắp, thịt các loại, đậu tương…,đứng thứ ba thế giới về xuất khẩu gạo, thuỷ sản, nước trái cây… Mỹ cũng là nước nhập khẩu nhiều nông sản nhất thế giới, hàng năm Mỹ nhập khẩu trên dưới 10 tỷ USD rau, củ, quả; nhập khẩu khoảng 3,5 tỷ USD cà phê; nhập khẩu trên 9 tỷ USD cao su; thịt các loại khoảng trên 2,5 tỷ USD; nhập khẩu các sản phẩm chế biến từ ngũ cốc khoảng 1,5 tỷ USD… Tương tự như các mặt hàng khác, nước Mỹ nhập khẩu nông sản rất đa dạng về chủng loại, trong đó nhiều loại Việt Nam có khả năng cung cấp cho thị trường Mỹ. Trên thị trường Mỹ, có nhiều mặt hàng nông sản được tiêu thụ với số lượng lớn. Tuy nhiên, với nền nông nghiệp phát triển nên nhu cầu về tiêu thụ hàng nông sản có thể tự đáp ứng được. Có một số mặt hàng mà nền nông nghiệp Mỹ chưa thể đáp ứng được đó là: - Cà phê - Chè - Hạt tiêu - Cao su - Nhân điều… II. Nhu cầu nhập hàng nông sản vào thị trường Mỹ và định hướng chiến lược của các doanh nghiệp Việt Nam. 1. Tiềm năng sản xuất hàng nông sản ở Việt Nam. Việt Nam có tiềm năng khá lớn trong việc sản xuất hàng nông sản thể hiện ở các điểm sau: Về đất đai: Việt Nam có diện tích 330.363 km2, tiềm năng đất nông nghiệp của là 10 - 11,157 triệu ha với 8 triệu hecta (ha) cây trồng hàng năm (đất trồng lúa khoảng 5,4 triệu ha, 2,3 triệu ha trồng cây lâu năm). Hiện nay, nước ta mới chỉ sử dụng 65% quỹ đất nông nghiệp. Trong đó 5,6 triệu ha cho cây trồng hàng năm, cây lâu năm là 0,86 triệu ha, 0,33 triệu ha đồng cỏ tự nhiên và 17 triệu ha mặt nước.Việt Nam có một diện tích lớn đất bị xói mòn, thoái hoá. Cụ thể: Vùng Bắc Bộ 5% tổng diện tích, Khu 4 cũ 35% tổng diện tích, Đồng Bằng Nam Bộ 34% tổng diện tích. Nếu đầu tư cải tạo diện tích này sẽ rất thuận tiện cho việc phát triển cây công nghiệp dài ngày như cao su, hạt tiêu, cà phê. Vùng Đồng Bằng Sông Hồng và Đồng Bằng Sông Cửu Long có diện tích đất đưa vào sử dụng khá cao lần lượt là 93% và 82% tổng diện tích của cả vùng 4
- nhưng hệ số sử dụng đất mới chỉ đạt 1,5 lần do tình trạng thâm canh trong nông nghiệp còn lạc hậu với sự yếu kém về hệ thống thuỷ lợi. Do vậy nước ta vẫn có thể khai thác được vùng đồng bằng màu mỡ này nếu biết đầu tư phát triển sản xuất theo chiều sâu. Đặc biệt những vùng đất còn hoang hoá ở các vùng khác cũng cần tích cực đầu tư tạo tiềm lực cho sản xuất nông nghiệp. Về khí hậu. Việt Nam có khí hậu nhiệt đới gió mùa do ảnh hưởng sâu sắc của chế độ gió mùa Châu Á. Khí hậu Việt Nam rất đa dạng, phân biệt rõ rệt từ miền Bắc vào miền Nam. Miền Bắc có mùa đông lạnh. Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Đồng Bằng Sông Cửu Long có khí hậu kiểu Nam Á. Đây là điều kiện khí hậu thuận lợi để đa dạng hoá các loại cây trồng. Ngoài ra tiềm năng nhiệt độ, độ ẩm và gió dồi dào phân bổ khá đồng đều trên phạm vi cả nước. Tiềm năng nhiệt của nước ta được xếp vào dạng giàu có với số giờ nắng cao, cường độ bức xạ lớn, độ ẩm tương đối trong năm lớn hơn 80%, lượng mưa khoảng 1800 - 2000 mm/năm là điều kiện lý tưởng cho nhiều loại cây trồng sinh trưởng và phát triển. Vị trí địa lý và các cảng khẩu. Từ trước đến nay, một khối lượng lớn hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam được vận chuyển bằng đường biển. So với các phương thức vận tải quốc tế bằng đường sắt, đường ống và đường hàng không thì phương thức vận tải này có nhiều thuận lợi hơn, thông dụng hơn và có mức cước phí rẻ hơn. Trong thực tiễn chuyên chở bằng đường biển, các doanh nghiệp Việt Nam có nhiều thuận lợi nổi bật. Đường biển Việt Nam có hình chữ “S”, hệ thống cảng biển nói chung đều nằm sát đường hàng hải quốc tế trải dọc từ Bắc, Trung, Nam, có thể hành trình theo tất cả các chuyến đi Đông Bắc Á, Đông Nam Á, Thái Bình Dương, Trung cận Đông, Châu Phi, Châu Mỹ. Một số cảng có khả năng bốc xếp hàng xuống tàu lớn, có hệ thống kho bảo quản tốt, lại gần đường hàng hải quốc tế. Về nguồn nhân lực. Dân số nước ta là gần 80 triệu người, cơ cấu dân số trẻ với trên 80% sống bằng nghề nông. Đây là một lực lượng lao động hùng hậu cung cấp cho khu vực nông nghiệp. Mặc dù chất lượng lao động của Việt Nam còn thấp hơn so với nhiều quốc gia khác trên thế giới nhưng con người Việt Nam với bản chất cần 5
- cù sáng tạo, ham học hỏi là tiềm năng lớn góp phần vào chất lượng lao động ngành nông nghiệp Việt Nam. Tình hình kinh tế của Việt Nam với các chính sách nông nghiệp. Với mục đích hoà nhập vào đời sống kinh tế thế giới và tiến tới việc mở rộng thị trường xuất khẩu cho hàng hóa xuất khẩu, Việt Nam đã tích cực tham gia vào các tổ chức quốc tế và khu vực. Tháng 7 năm 1995 Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của ASEAN và đã ký kết các văn kiện của hiệp hội như hiệp định khung về tăng cường hợp tác ASEAN, tham gia vào khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), phấn đấu gia nhập WTO. Ngoài ra Việt Nam còn xúc tiến thương mại nhằm cung cấp cho các nhà sản xuất những thông tin đầy đủ về thị trường xuất khẩu như trung tâm xúc tiến thương mại OSAKA và ROMA. Ngoài những điều kiện thuận lợi trên, với quan điểm của Đảng và Nhà nước Việt Nam, xem nông nghiệp là mặt trận hàng đầu nên việc sản xuất, chế biến, xuất khẩu hàng nông sản cũng được chú trọng và quan tâm. Việc ưu đãi đầu tư trong và ngoài nước vào lực lượng sản xuất nông sản đã và đang tạo được động lực mới cho sự phát triển của ngành này. Việc đẩy mạnh áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất cũng tạo được những bước đột phá. 2. Dự báo tiềm năng xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam vào thị trường Mỹ. Dự báo được xây dựng trên hai cơ sở quan trọng. Đó là, chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam thời kỳ 2001 – 2010 và chỉ thị của Thủ tướng chính phủ về chiến lược phát triển hàng hoá xuất nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn 2001 – 2010. + Chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam thời kỳ 2001- 2000. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX quyết định chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam trong 10 năm đầu của thế kỷ XXI (2001- 2010) là “ Chiến lược đẩy mạnh Công nghiệp hoá- Hiện đại hoá theo định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng nền tảng để đến 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp”. Mục tiêu tổng quát của chiến lược 10 năm (2001-2010) là đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao rõ rệt đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần của nhân dân, nâng cao vị thế của Việt Nam 6
- trên trường quốc tế, tạo nền tảng đến năm 2020 đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Để thực hiện được mục tiêu của chiến lược phát triển kinh tế xã hội trong giai đoạn từ 2001-2010, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX cũng nêu rõ định hướng phát triển kinh tế đối ngoại trong đó có định hướng phát triển hoạt động xuất khẩu của Việt Nam. Cụ thể về xuất khẩu: - Tăng tổng kim ngạch xuất khẩu. Tạo thị trường ổn định cho một số mặt hàng nông sản- thực phẩm và công nghiệp có khả năng cạnh tranh, tìm kiếm các thị trường cho mặt hàng xuất khẩu mới, nâng cao chất lượng cho các mặt hàng xuất khẩu. - Phấn đấu đạt tổng kim ngạnh xuất khẩu 5 năm tới đạt 114 tỷ USD, trong đó nhóm hàng nông lâm thuỷ sản chiếm 30 % tổng kim ngạch XK, tăng bình quân hàng năm 16,2 %. + Chiến lược phát triển xuất nhập khẩu thời kỳ 2010-2020. Để thực hiện chiến lược, mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội nói chung và định hướng phát triển kinh tế đối ngoại nói riêng của Đại hội Đảng IX, ngày 27 tháng 10 năm 2000, Thủ tướng Chính phủ đã ra chỉ thị số 22/2000/CT-TTg về chiến lược phát triển xuất nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ thời kỳ 2001-2010. Chỉ thị khẳng định: “ Chiến lược phát triển xuất nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ thời kỳ 2001-2010, nhất là xuất khẩu phải là chiến lược tăng tốc toàn diện, phải có những khâu đột phá với bước đi vững chắc… tiếp tục chủ trương dành ưu tiên cao nhất cho xuất khẩu” Chỉ thị nêu rõ: - Xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ thời kỳ 2001-2010 phải đạt mức tăng trưởng bình quân từ 15%/năm trở lên… phấn đấu cân bằng cán cân thương mại vào những năm 2009-2010 và xuất siêu vào thời kỳ sau 2010. - Giảm xuất khẩu hàng chế biến thô, tăng tỷ trọng hàng chế biến sâu bằng công nghệ mới… - Đẩy mạnh hơn nữa xuất khẩu trực tiếp vào các thị trường có sức mua lớn như Mỹ, EU… 3. Nhu cầu nhập hàng nông sản vào thị trường Mỹ. Thị trường Mỹ là một thị trường nhập khẩu mới, đầy tiềm năng đối với hàng hoá nói chung của Việt Nam. Căn cứ vào thực trạng xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang Mỹ trong thời gian qua, căn cứ vào định hướng chiến lược phát 7
- triển xuất nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn 2001-2010, đặc biệt, căn cứ vào chính sách chế độ qui chế điều tiết hoạt động XNK giữa hai nước đã đạt được thoả thuận trong Hiệp Định Thương Mại song phương có thể dự báo rằng, riêng đối với thị trường này, kim ngạnh hàng hoá Việt Nam xuất sang Mỹ sẽ tăng 15% hàng năm trong ba năm đầu (sau khi Hiệp Định có hiệu lực) và 18% cho ba năm tiếp theo và giữ ở vị trí tăng lên 15% cho đến hết năm 2010. Bảng 1: Dự báo tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang Mỹ Đơn vị tính: % Năm 2000 2001-2004 2005-2007 2008-2010 Tốc độ tăng trưởng bình 8 15* 18* >15 quân liên hoàn (%) Nguồn: (Báo cáo Thương Vụ Việt Nam tại Mỹ) Ghi chú: (*) là tốc độ tăng trưởng bình quân cho mỗi năm của cả thời kỳ 3 năm Nhu cầu về các mặt hàng nông sản trên thị trường Mỹ - Cà phê:Tổng nhập của Mỹ đối với các loại cà phê năm 2000 là 3,726 tỷ USD năm 2001 tăng lên 3,928 tỷ USD. Dự kiến trong 10 năm nữa, nhu cầu nhập khẩu của Mỹ sẽ tăng khoảng 10%/năm ( Báo cáo Thương vụ Việt Nam tại Mỹ). Nhu cầu tiêu dùng cà phê của Mỹ rất cao khoảng 17,8 triệu bao (bao 60 ký) năm 2000 18 triệu bao năm 2001 và còn tiếp tục tăng trong những năm tiếp theo. Hàng năm Mỹ chỉ sản xuất được khoảng 250000 bao tức 15000 tấn/năm. Nếu giá cả và chất lượng cạnh tranh tốt các doanh nghiệp Việt Nam có thể tăng xuất khẩu vào Mỹ theo nhu cầu của thị trường, ít nhất với mức tăng bình quân (10-15%/năm), đạt khoảng 350 triệu USD vào năm 2010. - Hạt tiêu: Hàng năm Mỹ nhập khẩu số lượng khá lớn hạt tiêu chưa xay và đã xay. Trên thế giới nhập khẩu 202 ngàn tấn, trị giá khoảng 931 triệu USD, trong đó Mỹ nhập khẩu 43,3 ngàn tấn (22% thị phần) khoảng 198 triệu USD. Mặt hàng này Việt Nam thâm nhập vào Mỹ chậm hơn cà phê, nhưng từ những năm tới, khả năng tăng xuất khẩu mặt hàng này sẽ cao vì Trung Quốc và Tây Ban Nha, những nước hiện đang đứng trên Việt Nam về XK mặt hàng này lại không có nhiều hạt tiêu như Việt Nam. - Hạt điều: Thị trường Mỹ cũng tiêu thụ mạnh loại mặt hàng này dưới dạng thô và chế biến. Từ năm 1996, Việt Nam có điều xuất khẩu sang thị 8
- trường Mỹ. Năm 2001 đạt 32,48 triệu USD ở mặt hàng điều, đứng thứ ba sau Ấn độ và Brazil trên thị trường Mỹ. - Chè các loại: Hàng năm Mỹ nhập khẩu các loại chè xanh và đen, trung bình 130 triệu USD/ năm. Giai đoạn 2000-2010, Việt Nam có thể tăng đều đặn 20%/năm nếu tăng được xuất khẩu trực tiếp và có thể đạt 3 triệu USD vào năm 2010. - Các mặt hàng gia vị khác: Mỹ là thị trường có nhiều người gốc Châu Á và có nhiều doanh nghiệp nhỏ của Việt kiều nhập khẩu vào Mỹ, trong những năm sau này có thể tăng nhanh mặt hàng này, tới năm 2010 có thể đạt giá trị xuất khẩu 1 triệu USD. - Cao su: Việt Nam đứng thứ năm trên thế giới về sản xuất và xuất khẩu cao su thiên nhiên. Mỹ hàng năm nhập khẩu trên dưới 1 tỷ USD cao su thiên nhiên và trên 9 tỷ sản phẩm cao su. - Mặt hàng rau quả tươi và chế biến: là nước có nền nông nghiệp lớn nhất thế giới và có nhiều loại rau quả với số lượng lớn, nhưng hàng năm Mỹ cũng là nước nhu cầu nhập khẩu khá lớn rau quả tươi và chế biến. Hàng năm Mỹ nhập khẩu khoảng 2,7 tỷ USD rau tươi, 2,3 tỷ USD rau quả khô và đóng hộp, 3,5 tỷ USD trái cây và các loại hạt ăn được. Các mặt hàng Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ là tỏi, đậu xanh, đậu phộng, dứa đóng hộp, chuối khô… trị giá xuất khẩu từng hợp đồng nhỏ. 4. Định hướng của các doanh nghiệp Việt Nam. Trong giai đoạn hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam đang có thuận lợi lớn trong việc xuất khẩu hàng nông sản sang thị trường Mỹ, đó là Hiệp Định thương mại Việt Nam- Hoa Kỳ đã được ký kết và các loại hàng nông sản như cà phê nhân, chè, hạt tiêu các loại, cao su thiên nhiên thuế được hưởng hay không được hưởng Qui chế Tối huệ quốc ( Most Favoured Nation- MFN ) đều bằng 0. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Mỹ năm 2001 mới đạt khoảng 900 triệu USD, trong khi đó khả năng nhập khẩu của thị trường Mỹ lớn khoảng 1300 tỷ USD/năm (Việt Nam mới chỉ chiếm 0,07% thị phần nhập khẩu của Mỹ). 9
- Thời gian qua, một số hàng nông sản của Việt Nam như cà phê, hạt tiêu, chè, quế, hạt điều đã có mặt trên thị trường Mỹ và đứng thứ 3 đến thứ 9 trong các nước có hàng xuất khẩu sang thị trường Mỹ . Tương lai trong vòng 5 năm đến 10 năm nữa kim ngạch các mặt hàng này của các doanh nghiệp Việt Nam còn tăng lên theo hướng : Hạt tiêu của Việt Nam sẽ tăng kim ngạch , vượt qua Trung Quốc , Tây Ban Nha để trở thành 1 trong 5 nước xuất khẩu hạt tiêu lớn nhất vào thị trường Hoa kỳ . Chè đen của Việt Nam có khả năng tăng kim ngạch trung bình trên 20% /năm trên thị trường Hoa Kỳ. Hạt điều của Việt Nam có sản lượng trên dưới 30.000 tấn hàng năm, có thị trường khá ổn định với 2 thị trường lớn hiện nay là Hoa Kỳ và Trung Quốc tiêu thụ hàng năm 70% lượng nhân điều xuất khẩu, còn lại Việt Nam bán cho Australia và các nước Châu âu. Riêng các mặt hàng chưa chế biến như gạo , bắp , đậu nành , hoa quả, … xuất khẩu sang Mỹ bị hạn chế do Mỹ cũng là nước sản xuất nông sản lớn của thế giới về các loại này. Cà phê Việt nam xuất khẩu sang Mỹ hiện nay đã đạt khoảng 40.000 tấn /năm, chủ yếu là cà phê hạt. Các doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình giao lưu buôn bán với Mỹ sẽ phải học hỏi kỹ thuật công nghệ chế biến cà phê để có thể xuất khẩu được cà phê đã qua chế biến. Theo như định hướng, trong giai đoạn tiếp theo các doanh nghiệp Việt Nam sẽ phát triển xuất khẩu sang thị trường Mỹ những mặt hàng nông sản chế biến sâu và có hàm lượng công nghệ cao. III. Những thời cơ và thách thức đối với xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam vào thị trường Mỹ. + Những thời cơ: Mỹ là thị trường rộng lớn với số dân 284,5 triệu người và là một trong những nước có mức thu nhập bình quân đầu người cao nhất thế giới. Hiệp định Thương mại Việt Nam- Hoa Kỳ có hiệu lực, các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam sẽ thuận lợi trong việc mở rộng thị trường tiêu thụ hàng 10
- nông sản, đặc biệt một số hàng nông sản chủ lực của Việt Nam góp phần nâng kim ngạch xuất khẩu, cải thiện cán cân xuất nhập khẩu trong quan hệ thương mại với Mỹ. Mặt hàng rau tươi xuất sang Mỹ chênh lệch giữa MFN và không có MFN là 10-50%, nên khi có MFN, doanh nghiệp Việt Nam có thể xuất khẩu hàng chục triệu USD rau quả tươi sang Mỹ, nếu đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm nghiêm ngặt của Mỹ. Hiện nay mỗi năm, Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ khoảng 30 triệu USD hạt điều, kim ngạch này có thể tăng lên gấp đôi, nếu các doanh nghiệp sản xuất và chế biến mặt hàng này đáp ứng đòi hỏi của chất lượng. Chính phủ Việt Nam đang có nhiều chính sách và biện pháp hỗ trợ cho mặt hàng nông sản xuất khẩu: Hỗ trợ nghiên cứu và chuyển giao công nghệ, hỗ trợ xây dựng qui hoạch, hỗ trợ đầu tư, hỗ trợ xúc tiến thương mại…Những hỗ trợ này góp phần tăng tiềm lực cho các doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường Mỹ. + Những thách thức: Mỹ tăng cường kiểm soát thông qua các tiêu chuẩn như: GMP, ISO, HACCP, an toàn vệ sinh thực phẩm… trong sản xuất và chế biến mặt hàng nông sản khi đưa vào thị trường Mỹ. Muốn đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật đối với hàng nông sản thì phải quan tâm từ khâu chọn giống, kỹ thuật chăm sóc, kỹ thuật thu hoạch và xử lý sau thu hoạch, bảo quản, vận chuyển… Trong khi đó sản xuất kinh doanh mặt hàng này của Việt Nam còn rất lạc hậu, mang tính hàng hoá thấp. Mặc dù hiệp định Thương Mại Việt Nam- Hoa Kỳ có hiệu lực, hàng hoá Việt Nam vào Mỹ sẽ được hưởng MFN nhưng chưa ở mức cao và thường xuyên, vẫn phải cạnh tranh quyết liệt với các hàng hoá của Trung Quốc, của các nước ASEAN và nhiều nước khác trên thị trường Mỹ, trong cuộc chiến này giá cả và chất lượng mang tính quyết định. Hàng nông sản của Việt Nam với chủng loại tương tự nhưng có chất lượng thấp hơn và giá thành cao hơn, khó có thể cạnh tranh với hàng hoá các nước nói trên vốn đã có mặt tại thị trường Mỹ trước hàng hoá của Việt Nam hàng chục năm. Nước Mỹ là một nước có nền nông nghiệp phát triển có năng xuất cao, là nước hàng năm nhập khẩu hàng tỷ USD hàng nông sản. Cho nên hàng nông sản 11
- của Việt Nam phải cạnh tranh được với các hàng nông sản của các doanh nghiệp Mỹ mới có thể có được chỗ đứng trên thị trường. Luật pháp Mỹ qui định, tất cả mọi vấn đề có liên quan đến việc nhập khẩu hàng hoá từ nước ngoài vào đều thuộc thẩm quyền của Chính Phủ liên Bang, Bộ thương Mại, Văn phòng Đại diện thương mại, uỷ ban Thương Mại Quốc Tế, và cụ thể nhất là Hải quan Mỹ là những cơ quan có trách nhiệm về vấn đề này. Các giấy tờ cần xuất trình trong qui trình nhập hàng vào Mỹ gồm: giấy nhập khẩu hải quan, hoá đơn thương mại, danh mục kiện hàng (nếu có), giấy tờ khác theo yêu cầu cụ thể của Chính quyền Liên bang hay địa phương. Mỹ có rất nhiều qui định luật chặt chẽ và chi tiết trong buôn bán, các qui định về chất lượng, kỹ thuật… Vì thế, khi các nhà xuất khẩu Việt Nam chưa nắm rõ hệ thống qui định về luật lệ của Mỹ thường cảm thấy khó làm ăn tại thị trường này. Một số qui định của Mỹ về vấn đề nhập khẩu: Nhãn hiệu và nhãn thương mại, hạn ngạch nhập khẩu, làm thủ tục hải quan. Luật chống bán phá giá, vấn đề gian lận thương mại… - Tại thị trường Mỹ, yếu tố giá cả đôi khi có sức cạnh tranh hơn chất lượng sản phẩm. Người tiêu dùng Mỹ thường không muốn trả tiền theo giá niêm yết. Hàng hoá bán tại Mỹ thường phải kèm theo dịch vụ sau bán. Số lượng và chất lượng dịch vụ này là điểm mấu chốt cho sự tín nhiệm đối với người bán. Các nhà kinh doanh tại thị trường Mỹ phải chấp nhận cạnh tranh gay gắt. Người tiêu dùng Mỹ thường nôn nóng, nhưng lại mau chán, vì thế nhà sản xuất phải sáng tạo và thay đổi nhanh chóng đổi mới cải tiến đối với sản phẩm của mình. Như vậy, những qui định ngặt nghèo của Mỹ về hàng nhập khẩu là những rào cản phi thuế đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Nếu chất lượng hàng hoá không tăng và giá cả không hạ thì việc tăng kim ngạch và cơ cấu hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam tại thị trường Mỹ là một vấn đề nan giải. 12
- CHƯƠNG II THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU SẢN PHẨM NÔNG SẢN VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG MỸ I. Tình hình hoạt động kinh doanh nông sản Việt Nam vào thị trường Mỹ 1. Kim ngạch một số mặt hàng nông sản của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Mỹ. Một số mặt hàng nông sản của Việt Nam như cà phê, hạt tiêu, chè, quế, hạt điều… đã có mặt trên thị trường Mỹ, đứng hàng thứ 3 đến thứ 9 trong số các nước có hàng nhập khẩu vào thị trường Mỹ. Xét về cơ cấu xuất khẩu, hàng nông sản chiếm phần chủ yếu và thường tập trung vào một số mặt hàng ở bảng 2. Bảng 2: Kim ngạch một số mặt hàng nông sản của Việt Nam vào thị trường Mỹ Đơn vị tính: 1000 USD Nhóm hàng 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 1. Quả và 901 7.973 15.900 23.400 23.700 51.100 50.400 hạt 2. Cà phê, 143.455 110.910 108.208 142.600 100.100 155.300 151.600 chè, gia vị 3. Ngũ cốc 5 5.845 20.995 5.300 5.472 6.421 6.956 4. Chế phẩm từ 412 1.150 1.828 1.890 2.005 2.200 2.305 ngũ cốc, bột mỳ 5. Chế 195 1.987 2.917 3.152 3.428 3.076 4.784 phẩm từ rau 6. Cao su và sản phẩm 1.572 564 3.031 2.900 3.500 2.400 4.781 từ cao su Nguồn : Hải quan Mỹ và cơ sở dữ liệu của Uỷ ban thương mại quốc tế Hoa Kỳ (USITC). Cà phê: 13
- Cà phê là mặt hàng có giá trị kim ngạch lớn nhất. Hàng năm, nước ta xuất khẩu với kim ngạch đều trên 100 triệu USD ( số lượng khoảng 40000 tấn/năm). Việt Nam bắt đầu xuất khẩu cà phê Robusta vào Mỹ từ năm 1994 và ngay năm đầu tiên đã đạt 32 triệu USD. Sau khi suy giảm vào các năm 1997, 1998 (nguyên nhân là do giá cà phê trên thị trường thế giới có biến động) kim ngạch đã tăng trở lại vào năm 1999 đạt 142,6 triệu USD. Hiện nay, Việt Nam đã vươn lên đứng thứ 7 về giá trị trong số các nước xuất khẩu cà phê vào Mỹ (theo số liệu thống kê của Hải Quan Mỹ). Mặt hàng chè: Năm 1998 Việt Nam xuất sang Mỹ 842 ngàn USD đừng hàng thứ 15 trong số các nước xuất khẩu chè vào thị trường Mỹ. Năm 2001 xuất khẩu chè đã đạt kim ngạch trên 1 triệu USD. Do thuế nhập khẩu chè đen là 0% cho cả MFN và non- MFN nên chè đen của ta có khả năng tăng kim ngạch trung bình 20% năm trên thị trường Mỹ trong thời gian tới. Hạt tiêu: Mặt hàng này có mặt tại thị trường Mỹ sau mặt hàng cà phê, năm 2000 đạt kim ngạch 3,8 triệu USD. Năm 2002 tăng lên 4,2 triệu USD đứng thứ 7 trong số các nước xuất khẩu hạt tiêu vào Mỹ. Hạt tiêu Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ chủ yếu là loại hạt tiêu đen, loại chưa xay chưa nghiền. Trong thời gian tới, Việt Nam sẽ tăng kim ngạch, vượt qua Trung Quốc và Tây Ban Nha để trở thành 1 trong 5 nước xuất khẩu hạt tiêu lớn nhất vào thị trường Mỹ. Quế: Đây là sản phẩm có mức thuế non-MFN là 0% nên mặt hàng này năm 1996 xuất khẩu sang Mỹ đã đạt 878 ngàn USD. Năm 1998 giảm xuống còn 596 ngàn USD nhưng vẫn đứng hàng thứ 3 trong số các nước xuất khẩu quế vào Mỹ. Năm 2002 kim ngạch đã lên tới 984 ngàn USD. Dự kiến đến năm 2005 Việt Nam sẽ xuất khẩu sang Mỹ khoảng 2 triệu USD chiếm 40% kim ngạch xuất khẩu quế của Việt Nam. Cao su: Doanh số xuất khẩu ở mặt hàng cao su còn nhỏ. Năm 1998 cả hai nhóm mặt hàng cao su thiên nhiên và sản phẩm cao su Việt Nam đưa vào thị trường Mỹ đạt giá trị kim ngạch 3 triệu USD. Tuy có giá trị kim ngạch tăng trong những 14
- năm tiếp theo đến năm 2002 đạt 4,781 triệu USD nhưng so với kim ngạch của các nước Đông Nam á như Malaysia, Indonesia, Thái Lan thì còn rất nhỏ. Năm 2001, kim ngạch xuất khẩu cao su thiên nhiên của Thái Lan là 247 triệu USD, sản phẩm cao su là 546 triệu USD. Rau và chế phẩm từ rau: Một số mặt hàng như quả hạt ăn được, rau quả chế biến và thực phẩm chế biến cũng được xuất sang Mỹ. Trong đó thực phẩm chế biến đạt kim ngạch 17,8 triệu USD vào năm 2001. Trong sản phẩm quả và hạt ăn được thì hạt điều là sản phẩm chủ yếu. Năm 1996 kim ngạch xuất khẩu sản phẩm này đạt 7,6 triệu USD tới năm 2002 đạt 32 triệu USD. Hiện nay, hạt điều có thị trường khá ổn định với hai thị trường lớn là Mỹ và Trung Quốc. 2. Thực trạng sức cạnh tranh mặt hàng nông sản của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Mỹ. Sức cạnh tranh của sản phẩm nông sản Việt Nam so với các nước cùng xuất khẩu mặt hàng này chủ yếu là về hai khía cạnh: giá cả và chất lượng. Về mặt hàng cà phê, Mỹ là thị trường tiêu thụ cà phê lớn, các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ luôn gặp phải sự cạnh tranh gay gắt về giá cả với các nước xuất khẩu cà phê khác, đặc biệt là từ những nước bạn hàng quen thuộc của Mỹ như Brazil, Colombia, Mêhicô… Trên thực tế, Việt Nam chủ yếu trồng cà phê Robusta (khoảng 95% diện tích) trong khi thị trường Mỹ lại chuộng giống cà phê Arabica hơn mặc dù giá mua bán loại cà phê này trên thế giới thường cao hơn gấp 1,5 lần cà phê Robusta. Riêng với cà phê Robusta, Việt Nam đã xuất khẩu sang Mỹ chủ yếu là loại II, chiếm đến 80%. Giá cà phê loại II thường rất thấp (giá tháng 12/2001 chỉ có 430 USD/tấn) do chất lượng không cao, có đến 5% hạt bể, nên kim ngạch xuất khẩu cà phê Việt Nam thu được thấp hơn các nước khác. Bên cạnh đó Mỹ là thị trường khó tính đòi hỏi chất lượng cao, nếu Việt Nam không cố gắng nâng cao chất lượng cà phê, thực hiện xuất khẩu cà phê loại I chiếm tỷ trọng cao hơn thì sẽ rất khó đứng vững trên thị trường này, cũng như khó có thể duy trì được mức kim ngạch hiện nay.Tuy nhiên theo dự báo của các chuyên gia kinh tế thì trong vài năm sắp tới, tình hình cung ứng cà phê sẽ vượt cầu trên thế giới nói chung và ở Mỹ cũng 15
- không tránh khỏi xu hướng đó, cho nên giá xuất khẩu cà phê sẽ còn giảm nữa và đặc biệt là giá cà phê Robusta của Việt Nam sẽ chịu ảnh hưởng rất lớn. Mặt hàng chè của Việt Nam xuất khẩu vào Mỹ có kim ngạch tăng theo từng năm. Thị trường Mỹ hàng năm tiêu thụ rất lớn chè túi và chè hộp, sản phẩm chè của Việt Nam đưa vào thị trường Mỹ lại chủ yếu là chè đen và chè xanh. Chất lượng chè của Việt Nam còn thấp hơn các nước như Băngladet, Srilanca… Hạt tiêu và quế là hai sản phẩm có kim ngạch lớn xuất khẩu vào Mỹ. Chất lượng của các mặt hàng này không thua kém nhiều so với các nước sản xuất hạt tiêu lớn nhất thế giới nhưng khó khăn lớn nhất đối với sự phát triển của cây tiêu là thị trường tiêu thụ. Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ phần nhiều là loại hạt tiêu thô, chưa qua chế biến nên giá cả còn thấp. Xuất khẩu cao su sang Mỹ Các doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu là cao su tự nhiên giá cả và chất lượng còn thấp so với các nước cạnh tranh là Thái Lan, Indonexia. Hạt điều hiện nay Việt Nam có kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Mỹ đứng thứ ba sau Ấn Độ và Brazil. Chất lượng điều của Việt Nam không thua kém so với đối thủ cạnh tranh. Nhưng kim ngạch còn thấp hơn so với các nước trên nên các doanh nghiệp Việt Nam cần phải mở rộng thị trường tiêu thụ và có những giải pháp để đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng này sang Mỹ. Về sản phẩm hoa quả tươi hiện các doanh nghiệp Việt Nam chưa đưa được sản phẩm này sang thị trường Mỹ. Nếu muốn nhập khẩu hoa qua tươi vào Mỹ phải được sự cho phép của cơ quan Giám định Động Thực vật Hoa Kỳ (APHIS). Hiện cơ quan này vẫn chưa chính thức cho phép nhập các sản phẩm rau, quả tươi từ Việt Nam, vì họ vẫn chưa có thông tin và nghiên cứu đầy đủ về các loại sâu bọ có trên những sản phẩm rau, quả tươi đến từ Việt Nam. Cơ quan APHIS chỉ cho phép nhập khẩu các sản phẩm rau, quả tươi từ Việt Nam sau khi họ nhận được những thông tin chính thức từ phía Việt Nam và sau khi nghiên cứu xác định được rằng các sản phẩm đó có thể được nhập khẩu vào Mỹ mà không du nhập các loại sâu bọ có hại. Những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sức cạnh tranh một số mặt hàng nông sản Việt Nam vào thị trường Mỹ còn thấp có thể kể đến một số nguyên nhân chủ yếu sau đây: 16
- Cà phê, do khoảng cách địa lý giữa Mỹ và Việt Nam khá xa, nên chi phí vận chuyển từ Việt Nam sang Mỹ còn rất cao. Nước Mỹ lại nằm sát trung tâm cà phê hàng đầu của thế giới: Brazil, Colombia, Mehico, El Sanvado… với chi phí vận tải thấp hơn. Thị trường Mỹ đã quen tiêu thụ cà phê Arabica, nên chưa mặn mà với cà phê Robusta của Việt Nam, trong khi Việt Nam sản xuất chủ yếu là cà phê Robusta (95% diện tích) làm cho sức cạnh tranh của cà phê Việt Nam bị hạn chế trên thị trường Mỹ. Các doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng này của Việt Nam hầu như chưa tiếp cận trực tiếp với thị trường Mỹ, mà chủ yếu thông qua các nhà thương mại Mỹ như Cargill, Mercon… có trụ sở đóng tại Việt Nam. Điều này đã làm hạn chế khả năng tìm kiếm đối tác, mở rộng khả năng tiêu thụ và phân phối cà phê qua các đại lý. Kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng cao su sang Mỹ chưa cao vì công nghiệp chế biến sản phẩm cao su của Việt Nam chưa phát triển, chất lượng sản phẩm chưa cao. Chất lượng mủ cao su của Việt Nam chưa tốt so với các nước trong khu vực, còn nhiều tạp chất, chất lượng không đồng đều. Sản phẩm cao su Việt Nam còn thiếu thương hiệu nổi tiếng. Giá sản phẩm cao su thiên nhiên của Việt Nam còn cao hơn so với các nước cạnh tranh. Mặt hàng rau quả tươi và chế biến còn bị hạn chế do: Nước Mỹ ở quá xa nên thời gian vận chuyển dài, cước phí vận tải cao, trong khi kỹ thuật bảo quản chế biến sau thu hoạch đối với rau quả và trái cây của Việt Nam bị hạn chế, cho nên rất khó đưa sản phẩm mang tính cạnh tranh cao vào Mỹ. Thị trường Mỹ yêu cầu rất khắt khe đối với chất lượng rau quả nhập khẩu, phải qua các khâu xin phép, giám định sâu bệnh, vệ sinh an toàn thực phẩm rất chặt chẽ, đây được xem là rào cản kỹ thuật đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Mức thuế nhập khẩu đánh vào mặt hàng rau, củ, quả có xuất xứ từ Việt Nam cũng là những yếu tố làm giảm sức cạnh tranh của hàng hoá ở nhóm này trên thị trường Mỹ. Công nghệ sau thu hoạch đối với các mặt hàng nông sản: rau, củ, quả… còn kém phát triển, tổ chức thu hoạch thực hiện thủ công lạc hậu, công nghệ xử lý bảo quản đóng gói còn yếu … Ngoài các nguyên nhân kể trên phải kể đến sự am hiểu về thị trường Mỹ chưa nhiều, trình độ tiếp thị thấp là nhân tố quan trọng hạn chế khả năng tiếp cận với thị trường Mỹ. Nguyên nhân này là do thị trường Mỹ quá rộng lớn, hệ thống luật pháp của Mỹ qúa phức tạp. Các doanh nghiệp Việt Nam mới tiếp 17
- cận thị trường Mỹ, sự hiểu biết về thị trường, kinh nghiệm tiếp cận với thị trường chưa nhiều. Tính cạnh tranh trên thị trường Mỹ rất cao, nhiều nước trên thế giới có lợi thế tương tự như Việt Nam đều coi thị trường Mỹ là thị trường chiến lược trong hoạt động xuất khẩu, cho nên chính phủ và các nhà doanh nghiệp của các nước này đều quan tâm đề xuất các giải pháp hỗ trợ thâm nhập giành thị phần trên thị trường Mỹ. Các doanh nghiệp Việt Nam bước vào thị trường Mỹ chậm hơn các đối tác, khi mà thị trường đã ổn định về người mua, mối bán, thói quen sở thích sản phẩm thì đây cũng là một khó khăn đối với các doanh nghiệp Việt Nam trong việc cạnh tranh giành thị phần. Sản phẩm nông sản của Việt Nam đưa vào thị trường Mỹ đa số là những sản phẩm dưới dạng thô, ít qua chế biến, hiệu quả thấp, giá cả rất bấp bênh, trị giá xuất khẩu không ổn định. Qua các nguyên nhân trên ta thấy, tính cạnh tranh sản phẩm nông sản Việt Nam còn thấp trên cả hai khía cạnh giá cả và chất lượng so với sản phẩm cùng loại của các nước cạnh tranh. II. Đánh giá chung thực trạng hoạt động xuất khẩu sản phẩm nông sản Việt Nam trên thị trường Mỹ. 1.Thành tựu: Sự biến động về tình hình kinh tế, chính trị, tài chính thế giới trong thời gian qua đã tác động trực tiếp đến hoạt động kinh doanh xuất khẩu hàng nông sản của các doanh nghiệp Việt Nam. Vượt lên những khó khăn trong thời gian qua, hoạt động kinh doanh xuất khẩu hàng nông sản vào thị trường Mỹ của các doanh nghiệp Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể. Tuy nhiên trong quá trình hoạt động vẫn còn rất nhiều tồn tại mà các doanh nghiệp cần giải quyết. Trong những năm gần đây, mặc dù phải chịu sự cạnh tranh gay gắt của các nước có cùng mặt hàng nông sản xuất khẩu, các doanh nghiệp Việt Nam vẫn phát triển trong một thị trường có sức cạnh tranh cao như Mỹ, các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản vẫn Việt Nam hoàn thành nhiệm vụ và chỉ tiêu tăng trưởng. 18
- Chủng loại xuất khẩu của các doanh nghiệp ngày càng phong phú và đa dạng như cà phê, hạt điều, hạt tiêu, cao su, quế, rau quả chế biến… kim ngạch các mặt hàng này đều tăng qua các năm. Chất lượng các mặt hàng của các doanh nghiệp đã được nâng cao. Từ chỗ mặt hàng nông sản chưa thâm nhập được vào thị trường Mỹ đến nay mặt hàng này đã có mặt và có được chỗ đứng trên thị trường này. Công tác thu mua tạo nguồn hàng nông sản xuất khẩu và xúc tiến tiêu thụ đang từng bước được hoàn thiện để thích ứng với môi trường kinh doanh mới và đầy sự cạnh tranh như Mỹ. Đội ngũ nhân viên, cán bộ thu mua của các doanh nghiệp đã được chọn lọc và đào tạo rất năng động và nhạy bén trong công việc. Cơ chế kinh doanh của các doanh nghiệp đã mềm dẻo, linh hoạt nhậy bén, thích nghi với sự vận động và phát triển của thị trường. Bản thân nội lực của các doanh nghiệp Việt Nam đã được nâng lên đáng kể sau 10 năm thực hiện chính sách mở cửa để hội nhập. Trình độ máy móc, trang thiết bị của các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu nông sản đã được nâng lên đáng kể, các sản phẩm đã có được chất lượng đáp ứng được yêu cầu của thị trường Mỹ. 2.Tồn tại: Trong thời gian qua, hàng nông sản xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam mới xuất khẩu chủ yếu ở dạng thô hoặc mới sơ chế nên hiệu quả xuất khẩu chưa cao, giá cả rất bấp bênh. Trình độ công nghệ và kỹ thuật sản xuất tuy có cải thiện nhưng vẫn còn thấp hơn so với các nước cạnh tranh như Braxin, Thai Lan, Indonexia… Khả năng đáp ứng xuất khẩu khối lượng hàng lớn còn gặp khó khăn do các doanh nghiệp chủ yếu có qui mô nhỏ và vừa. Các doanh nghiệp xuất khẩu hàng nông sản vào thị trường Mỹ còn bị hạn chế khả năng cạnh tranh do giá cả còn cao, chất lượng thấp và thiếu ổn định, mẫu mã bao bì chưa phù hợp và đẹp, công nghệ chế biến còn thấp hơn so với các sản phẩm cùng loại của các đối thủ cạnh tranh. 19
- Các sản phẩm nông sản chế biến có hàm lượng kỹ thuật cao đưa vào thị trường Mỹ kim ngạch thấp về giá trị. Sản phẩm rau quả tươi chưa thâm nhập được vào thị trường Mỹ. Các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản Việt Nam chưa hiểu biết sâu về thị trường Mỹ, khả năng tiếp thị yếu làm giảm khả năng thâm nhập với thị trường Mỹ. Công tác thu thập thông tin, nghiên cứu thâm nhập thị trường của các doanh nghiệp hoạt động chưa thực sự hiệu quả. Các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản Việt Nam còn thiếu thương hiệu nổi tiếng, sự gắn kết giữa các doanh nghiệp với cộng đồng người Việt Nam tại Mỹ còn chưa được thiết lập chặt chẽ. 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn tốt nghiệp: "Thực trạng công tác hạch toán kế toán tổng hợp tại Công ty dệt len Mùa Đông"
165 p | 1594 | 755
-
Luận văn tốt nghiệp: Thực trạng thanh toán không dùng tiền mặt tại chi nhánh Ngân hàng Công thương KVII - HBT - Hà Nội
44 p | 1788 | 625
-
Luận văn tốt nghiệp: “Thực trạng kinh doanh xuất khẩu hàng may mặc ở tổng công ty dệt - may Việt Nam”
73 p | 1538 | 508
-
Luận văn tốt nghiệp “Thực trạng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường Mỹ”
115 p | 1297 | 422
-
Luận văn tốt nghiệp “Thực trạng hoạt động xuất khẩu mặt hàng mây tre đan ở Unimex Hà Tây”
94 p | 592 | 189
-
Luận văn tốt nghiệp “Thực trạng nghiệp vụ xúc tiến bán tại công ty TNHH cơ kim khí Sơn Hà”
47 p | 442 | 183
-
Luận văn tốt nghiệp “ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY MAY THĂNGLONG ”
58 p | 562 | 167
-
Luận văn tốt nghiệp “ Thực trang tình hình quản lý chất lượng ở công ty đầu tư phát triển nhà và xây dựng Tây Hồ ”
62 p | 525 | 149
-
Luận văn tốt nghiệp “ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM Ở CÔNG TY THỰC PHẨM MIỀN BẮC “
97 p | 512 | 117
-
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP: “Thực trạng và một số biện pháp thúc đẩy thị trường BĐS – nhà đất ở Hà Nội”
164 p | 316 | 103
-
Luận văn tốt nghiệp “Thực trạng về thị trường tiêu thụ sản phẩm ở xí nghiệp may đo X19 thuộc công ty 247- bộ quốc phòng”
93 p | 405 | 91
-
Luận văn tốt nghiệp: Thực trạng và các yếu tố liên quan ảnh hưởng đến việc chăm sóc răng miệng của học sinh lớp 5 trường tiểu học Tiên Dương, Đông An, Hà Nội
41 p | 355 | 78
-
Luận văn tốt nghiệp : "Thực trạng và giải pháp phát triển DNNN ở Việt Nam".
72 p | 207 | 67
-
Luận văn tốt nghiệp: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN
131 p | 188 | 48
-
Luận văn tốt nghiệp: Thực trạng quản lý và đề xuất mô hình quản lý chất thải y tế của các bệnh viện quy mô cấp huyện tại Quảng Ninh
111 p | 242 | 46
-
Luận văn tốt nghiệp thực trạng đẩy mạnh tiêu thụ và tăng doanh thu của công ty cơ khí ô tô - Ngô Đức Thuận - 1
21 p | 185 | 40
-
Luận văn tốt nghiệp: Thực trạng rủi ro tín dụng tại các ngân hàng Thương mại ở Bình Phước
82 p | 194 | 30
-
Luận văn tốt nghiệp: Thực trạng của việc đầu tư vào khu công nghiệp - khu chế xuất
54 p | 146 | 20
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn