Luận văn tốt nghiệp: Tiền lương và các khoản phải trích theo lương của Công ty XNK Intimex Hà Nội
lượt xem 10
download
Trong cơ chế quản lý kinh tế hiện nay, nhà nước ta đã xoá bỏ cơ chế quan liêu bao cấp chuyển sang nền kinh tế thị trường. Mà hạch toán kinh tế là một bộ phận cấu thành quan trọng của hệ thống quản lý tài chính. Với tư cách là một công cụ quản lý tài chính như vậy thì bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng cần một lượng lao động nhất định tuỳ theo qui mô và yêu cầu sản xuất cụ thể....
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn tốt nghiệp: Tiền lương và các khoản phải trích theo lương của Công ty XNK Intimex Hà Nội
- Luận văn Tiền lương và các khoản phải trích theo lương của Công ty XNK Intimex Hà Nội 1
- LỜI NóI ĐẦU Trong cơ chế quản lý kinh tế hiện nay, nhà nước ta đã xoá bỏ cơ chế quan liêu bao cấp chuyển sang nền kinh tế thị trường. Mà hạch toán kinh tế là một bộ phận cấu thành quan trọng của hệ thống quản lý tài chính. Với tư cách là một công cụ quản lý tài chính như vậy thì bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng cần một lượng lao động nhất định tuỳ theo qui mô và yêu cầu sản xuất cụ thể. Lao động là một trong 3 yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất kinh doanh và là yếu tố mang tính quyết định nhất: Chi phí lao động là một trong những yếu tố chi phí cơ bản cấu thành nên giá trị sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất ra, sử dụng hợp lý lao động cũng là tiết kiệm chi phí về lao động sống do đó hạ thấp giá thành sản phẩm tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp và là điều kiện cải thiện nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho công nhân viên. Tiền lương là phần cung cấp của xã hội trả cho người lao động bằng tiền đề bù đắp cho sức lao động đã hao phí để cho người lao động có các điều kiện cần thiết để sinh hoạt, tái sản xuất và phát triển mọi mặt đời sống xã hội. Như vậy tổ chức tốt công tác tiền lương và BHXH là căn cứ tất yếu cho việc phân bổ tiền lương và chi phí - BHXH vào sản phẩm chính xác, giúp cho doanh nghiệp có biện pháp xử lý thông tin kiểm tra chính xác, kịp thời, phục vụ vấn đề kinh doanh đạt hiệu quả kinh tế cao nhất. Với nhận thức sau khi đã được trang bị ở trường và qua thời gian tìm hiểu công tác kế toán tại "Công ty XNK Intimex" đã giúp em thực sự thấy rõ tầm quan trọng về nội dung và phương pháp hạch toán lao động tiền lương nói chung và những ý kiến đóng góp để cùng thảo luận với công ty có những phương pháp mới về công tác tổ chức hạch toán "Tiền lương và các khoản phải trích theo lương của Công ty XNK Intimex Hà Nội " để công ty làm tốt hơn công tác quản lý hạch toán kế toán. 2
- Tổ chức công tác kế toán tiền lương và BHXH tại Công ty XNK Intimex Hà Nội là một đề tài rộng mà thời gian thực tập có hạn nên ngoài lời nói đầu và phần kết luận chuyên đề chỉ đề cập đến 3 phần sau: Chương 1: Các vấn đề chung về tiền lương và các khoản trích theo tiền lương Chương 2: Thực tế công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty XNK Intimex Chương 3: Đánh giá ưu nhược điểm của kế toán tiền lương BHXH tại Công ty XNK Intimex Hà Nội. 3
- Chương 1 Các vấn đề chung về tiền lương và các khoản trích theo lương 1. Vai trò của lao động trong quá trình sản xuất Lao động là một hoạt động chân tay và chí óc của con người, nhằm biến đổi tác động một cách tự nhiên thành những vật phẩm đáp ứng cho nhu cầu sinh hoạt của con người. Trong mọi chế độ xã hội, việc sáng tạo ra của cải vật chất đều gắn liền với lao động. Do vậy lao động rất cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người. Đối với các doanh nghiêp, lao động là một trong ba yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất. Là yếu tố quyết định nhất, chi phí về lao độnglà yếu tố cơ bản cấu thành lên giá trị sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất ra. Nếu doanh nghiệp đã sử dụng lao động hợp lý hợp lý trong quá trình sản xuất kinh doanh là góp phần hạ giá thành, tăng sức cạnh tranh trên thị trường.Đồng thời là điều kiện mở rộng phát triển sản xuất, góp phần cải thiện đời sống vật chất tinh thần cho con người lao động. Trong mọi chế độ xã hội việc sáng tạo ra của cải vật chất đều gắn liền với lao động. Lao động là điều kiện đầu tiên cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người, là yếu tố cơ bản có tác dụng quyết định trong quá trình sản xuất. Muốn cho quá trình tái sản xuất nói chung và các doanh nghiệp nói riêng được diễn ra thường xuyên và liên tục tháng vấn đề thiết yếu là tái sản xuất sức lao động .Vì vậy khi họ tham gia vào hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp các doanh nghiệp phải trả thù lao cho người lao động . 2.Phân loại lao động được chia theo các tiêu thức sau : phân loại lao động theo thời gian lao động :Toàn bộ lao động trong doanh nghiệp được chia thành các loại sau : -Lao động thường xuyên trong danh sách :lao động thường xuyên trong danh sách là lực lượng lao động do doanh nghiệp trực tiếp quản lí và chi trả lương gồm :công nhân 4
- viên sản xuất kinh doanh cơ bản và công nhân viên thuộc các hoạt động khác (gồm cả số hợp đồng dài hạn và ngắn hạn ) -Lao động tạm thời mang tính thời vụ :là lực lượng lao động làm việc tại các doanh nghiệp do các ngành khác chi trả lương như cán bộ chuyên trách đoàn thể , học sinh , sinh viên thực tập...(lao động ngoài danh sách ) Phân loại theo quan hệ với quá trình sản xuất: Gồm: Lao động trực tiếp sản xuất Lao động gián tiếp sản xuất - Lao động trực tiếp sản xuất: Là những người trực tiếp tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh tạo ra sản phẩm hay trực tiếp thực hiên các công việc nhiệm vụ nhất định. Trong lao động trực tiếp được phân loại như sau: +/ Theo nội dung công việc mà người lao động thực hiện thì lao động trưc tiếp được chia thành: Lao động sản xuất kinh doanh chính, lao động sản xuất kinh doanh phụ trợ, lao động phụ trợ khác. +/ Theo năng lực và trình độ chuyên môn lao động trực tiếp được chia thành các loại sau: * Lao động có tay nghề cao * Lao động có tay nghề trung bình * Lao động phổ thông - Lao động gián tiếp sản xuất: Là bộ phận lao động tham gia một cách gián tiếp vào quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Lao động gián tiếp gồm: Những người chỉ đạo, phục vụ và quản lý kinh doanh trong doanh nghiệp. Lao động gián tiếp được phân loại như sau: +/ Theo nội dung công việc và nghề nghiệp chuyên môn loại lao động được phân chia thành: Nhân viên kĩ thuật, nhân viên quản lý kinh tế, nhân viên quản lý hành chính. 5
- +/ Theo năng lực và trình độ chuyên môn lao động gián tiếp được chia thành như sau: * Chuyên viên chính: Là những người có trình độ từ đại học trở lên, có trình độ chuyên môn cao, có khả năng giải quyết các công việc mang tính tổng hợp, phức tạp. * Chuyên viên: Là những người lao động đã tốt nghiệp đại học, trên đại học, có thời gian công tác dài, trình độ chuyên môn cao. * Cán sự: Là những người lao động mới tốt nghiệp đại học, có thời gian công tác chưa nhiều. * Nhân viên: Là những người lao động gián tiếp với trình độ chuyên môn thấp có thể đã qua đào tạo các trường lớp chuyên môn, nghiệp vụ hoặc chưa qua đào tạo. Phân loại lao động trong doanh nghiệp có ý nghĩa to lớn trong việc nắm bắt thông tin về số lượng và thành phẩm lao động, về trình độ nghề nghiệp của người lao động trong doanh nghiệp, về sự bố trí lao động trong doan nghiệp từ đó thực hiện qui hoạch lao động lập kế hoạch lao động. Mặt khác, thông qua phân loại lao động trong toàn doanh nghiệp và từng bộ phận giúp cho việc lập dự toán chi phí nhân công trong chi phí sản xuất kinh doanh, lập kế hoạch quỹ lương và thuận lợi cho công tác kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch và dự toán này. Phân loại lao động theo chức năng của lao động trong quá trình SXKD - Lao động thực hiện chức năng sản xuất, chế biến: Bao gồm những lao động tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào quá trình sản xuất , chế tạo sản phẩm hay thực hiện các lao vụ, dịch vụ như: Công nhân trực tiếp sản xuất , nhân viên phân xưởng... - Lao động thực hiện chức năng bán hàng: Là những lao động tham gia hoạt động tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá, lao vụ, dịch vụ - Lao động thực hiện chức năng quản lý: Là những lao động tham gia hoạt động quản trị kinh doanh và quản lý hành chính Cách phân loại này có tác dụng giúp cho việc tập hợp chi phí lao động được kịp thời chính xác phân định được chi phí và chi phí thời kỳ. 6
- 3. ý nghĩ và tác dụng của công tác quản lý lao động, tổ chức lao động Chi phí tiền lương là một bộ phận chi phí cấu thành nên giá thành sản phẩm, dịch vụ...do doanh nghiêp sản xuất ra. Tổ chức sử dụng lao động hợp lý, hạch toán tốt lao động, trên cơ sở đó tính đúng, chính xác thù lao cho người lao động, thanh toán kịp thời tiền và các khoản liên quan. Từ đó kích thích người lao động quan tâm đến thời gian, kết quả lao động, chất lượng lao động, chấp hành kỷ luật lao động, nâng cao năng suất lao động, góp phần tiết kiệm chi phí lao động, hạ giá thành sản phẩm tăng lợi nhuận, tạo điều kiện nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho người lao động. 4. Các khái niệm và ý nghĩa của tiền lương và các khoản trích theo lương 4.1. Khái niệm tiền lương : Để bù đắp hao phí về sức lao động nhằm tái sản xuất lao động thì người sử dụng lao động phải tính và trả cho người lao động các khoản thuộc thu nhập của họ trong đó tiền lương là khoản thu nhập chủ yếu của người lao động. Ngoài ra trong thu nhập của người lao động còn gồm các khoản khác như : trợ cấp BHXH, tiền ăn ca, tiền thưởng... Trong nền kinh tế thị trường, sức lao động là hàng hoá mà giá cả của nó được biểu hiện dưới hình thức tiền lương. Tiền lương là biểu hiện bằng tiền phần sản phẩm xã hội mà người chủ sử dụng lao động phải trả cho người lao động tương ứng với thời gian lao động, chất lương lao động và kết quả lao động của người lao động. Chi phí tiền lương là một bộ phận chi phí quan trọng cấu thành nên giá thành sản phẩm của doanh nghiệp. Tổ chức tốt công tác hạch toán lao động từ đó tính đúng thù lao lao động và thanh toán kịp thời cho người lao động, sẽ khuyến khích tinh thần hăng hái lao động và tạo mối quan tâm của người lao động đến kết quả công việc của họ, góp phần tăng năng suất lao động dẫn đến tiết kiệm chi phí về lao động sống tạo 7
- điều kiện hạ giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận và nâng cao đời sống của người lao động. 4.2. ý nghĩa của tiền lương Tiền lương đóng vai trò đòn bảy kinh tế bởi nó có yếu tố quyết định sự ổn định và phát triển kinh tế gia đình. Mặt khác nó tác động đến tâm tư tình cảm của con người, không những trong doanh nghiệp mà toàn xã hội. Tiền lương phải đảm bảo bù đắp chi phí và tái sản xuất sức lao động, phải kích thích sức lao động vì no tạo cho họ sự hăng say lao động và ngược lại. Do vậy các doanh nghiệp phải sử dụng sức lao động có hiệu quả để tiết kiệm chi phí tiền lương trong giá thành sản phẩm. 4.3. Quỹ tiền lương - Khái niệm: Quỹ tiền lương của doanh nghiệp là toàn bộ số tiền lương mà doanh nghiệp trả cho tất cả lao động thuộc doanh nghiệp quản lý. - Nội dung quỹ tiền lương: trả cho người lao động lam việc thực tế, các khoản phụ cấp thường xuyên( như: phụ học nghề, phụ cấp làm thêm, làm thêm giờ, phụ cấp cho những người làm công tác khoa học giỏi......), tiền trả cho công nhân trong thời gian ngừng sản xuất vì nguyên nhân khách quan, thời gian hội họp ...., tiền lương trả cho công nhân lam ra sản phẩm hong trong phạm vi chế độ qui định. - phân loại tiền lương trong hạch toán: Để thuận tiện cho công tác hạch toán nói riêng và quản lý nói chung, quỹ tiền lương được chia làm 2 loại : tiền lương chính và tiền lương phụ. + Tiền lương chính :là khoản tiền lương trả cho người lao động trong thời gian họ thực hiện nhiệm vụ chính, gồm tiền lương cấp bậc và các khoản phụ cấp. + Tiền lương phụ : là khoản tiền lương trả cho người lao động trong thời gian họ thực hiện nhiệm vụ khác ngoài nhiệm vụ chính của họ, như thời gian lao động, nghỉ phép, nghỉ lễ tết, hội họp, học tập....... 8
- 5. Các chế độ về tiền lương, trích lập và sử dụng KPCĐ, BHXH, BHYT, tiền ăn giữa ca của Nhà nước quy định 5.1. Chế độ nhà nước quy định về tiền lương Các doanh nghiệp hiện nay thực hiện tuyển dụng lao động theo chế độ hợp đồng lao động. Người lao động phải tuân thủ những điều cam kết trong hợp đồng lao động, còn doanh nghiệp phải đảm bảo quyền lợi cho người lao động trong đó có tiền lương và các khoản khác theo quy định trong hợp đồng. Hiện nay thang bậc lương cơ bản được nhà nước quy định, nhà nước khống chế mức lương tối thiểu, không khống chế mức lương tối đa mà điều tiết bằng thếu thu nhập của người lao động. Hiên nay, mức lương tối thiểu do nhà nước quy định là 290.000/1 tháng. +Các chế độ quy định về tiền lương làm đêm -Đối với lao động trả lương theo thời gian: Tiền lương làm việc ban đêm =Tiền lương giờ thực trả 130% số giờ làm việc Vào ban đêm -Đối với lao động làm đêm theo sản phẩm : Đơn giá tiền lương của đơn giá tiền lương SP sản phẩm làm vào làm trong giờ tiêu chuẩn = 130% ban đêm vào ban ngày +Đối với lao động làm thêm giờ hửơng lương SP thì căn cứ vào SLSP hoàn thành và đơn giá lương quy định để tinh lương cho thời gian làm thêm giờ. Nếu hưởng lương theo thời gian thì tiền lương phải trả thời gian làm thêm giờ bằng 150%- 300% lương cấp bậc 9
- +Đối với người lao động làm thêm giờ vào ban đêm: Đối với lao động trả lương theo thời gian Tiền lương làm tiền lương 130% 150%hoặc số giờ làm Thêm giờ vào giờ thực 200%hoặc việc vào ban đêm = Ban đêm trả 300% Đối với lao động trả lương theo sản phẩm : Đơn giá tiền lương của sản phẩm = đơn giá tiền lương của 150% hoặc làm thêm giờ vào ban đêm SP làm ban đêm 200% hoặc 300% + Trường hợp điều động công nhân từ công việc này sang công việc khác hoặc giao việc trái nghề thì tiền lương được tính như sau: Công nhân làm việc không có tính ổn định, có cấp bậc kỹ thuật cao hơn cấp bậc công việc được giao, hương theo lương SP và khoản chênh lệch 1 bậc lương so với cấp bậc kỹ thuật công việc được giao. Công nhân làm việc có tính chất ổn định giao việc gì hưởng việc đấy. + Ngòai tiền lương, công nhân có thành tích trong sản xuất, trong công tác còn được khen thưởng. Việc tính toán tiền thưởng căn cứ vào sự đóng góp của người lao động và chế độ khên thưởng của doanh nghiệp. Tiền thưởng thi đua chi bằn quĩ khen thưởng, căn cứ vào kết quả bình xét thành tích lao động để tính. Tiền thưởng có tính chất thường xuyên như; thưởng sáng kiến nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết kiệm vật tư, tăng năng suất lao động . . . phải căn cứ vào hiệu quả cụ thể để xác định, được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh. Chế độ của nhà nước qui định về các khoản tính trích tiền lương: Quỹ bảo hiểm xã hội : được sử dụng để trợ cấp cho người lao động có tham gia đóng BHXH trong 10
- trường hợp họ mất khả năng lao động. Hàng tháng DN phải trích quỹ BHXH theo tỷ lệ 20% ( 15% tính vào chi phí sản xuất, 5% trừ vào thu nhập của người lao động) Quỹ bảo hiểm y tế : Được trích lập để tài trợ cho người lao độngcó tham gia đóng góp quỹ BHYT trong các hoạt động chăm sóc và khám chữa bệnh. DN trích quỹ BHYT theo tỷ lệ 3% trên tổng số tiền lương ( 2%tính vào chi phí sản suất kinh doanh, người lao động góp 1% thu nhập ) Kinh phí công đoàn : Được trích lập để phục vụ cho hoạt động tổ chức công đoàn nhằm lo, bảo vệ quyền lợi cho người lao động. Hàng tháng DN trích 2% trên tổng số tiền lương và tính vào chi phí sản xuất kinh doanh( 1% số dã trích nộp cơ quan công đoàn cấp trên, phần còn lại chi tại công đoàn cơ sở ) 6. Các hình thức tiền lương 6.1. Hình thức tiền lương trả theo thời gian + Tiền lương thời gian : là hình thức tiền lương tính theo thời gian làm việc, cấp bậc kỹ thuật hoặc chức danh và thang bậc lương theo qui định.Tuỳ theo yêu cầu trình độ quản lý thời gian lao động của doanh nghiệp. Tính trả lương theo thời gian có thể thực hiện theo hai cách sau: +Tiền lương thời gian giản đơn : là tiên lương được tính theo thời gian làm việc và đơn giá lương thời gian. Công thức tính: Tiền lương thời gian = Thời gian làm việc thực tế x đơn giá tiền lương thời gian Nó bao gồm các kiểu tiền lương sau : - Tiền lương tháng : là tiền lương cố định hàng tháng trên cơ sớ hợp đồng lao động theo thang bậc lương quy định gồm tiền lương cấp bậc và các khoản phụ cấp như phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp khu vực... ( nếu có ). Tiêng lương tháng chủ yếu được áp dụng cho công nhân viên làm công tác quản lý hành chính, nhân viên quản lý kinh tế, nhân viên thuộc các nghành hoạt động không 11
- có tính chất sản xuất. Tiền lương tháng gồm tiền lương chính và các khoản phụ cấp có tính chất tiền lương. Tiền lương chính là tiền lương trả theo ngạch bậc tức là căn cứ theo trình độ lao động, nội dung công việc và thời gian công tác. Được tính theo công thức( MiXHi) Mi= Mn x Hi + PC Trong đó: - Hi: Hệ số cấp bậc lương bậc i - Mn: Mức lương tối thiểu - Phụ cấp lương( PC ) là khoản phải trả cho người lao động chưa đựơc tính vào lương chính. Tiền lương phụ cấp gồm hai loại: Loại 1: Tiền lương phụ cấp = Mn x hệ số phụ cấp Loại 2: Tiền lương phụ cấp = Mn x Hi x hệ số phụ cấp - Tiền lương tuần: Là tiền lương trả cho một tuần làm việc. Tiền lương tháng x 12 tháng Tiền lương tuần phải trả= 52 tuần - Tiền lương ngày : là tiền lương trả cho một ngày làm việc và là căn cứ để tính trợ cấp bảo hiểm xã hội phải trả cho cán bộ công nhân viên, trả lương cho cán bộ công nhân viên nhưngc ngày hội họp, học tập và lương hợp đồng. Tiền lương tháng Tiền lương ngày = Số ngày làm việc theo chế độ quy định trong tháng - Tiền lương giờ : là tiền lương trả cho một giờ làm việc, làm căn cứ để tính phụ cấp là thêm giờ. 12
- Tiền lương ngày Tiền lương giờ = Số giờ làm việc trong ngày theo chế độ (8h) -Tiền lương công nhật : Là tiền lương tính theo ngày làm việc và mức tiền lương ngày trả cho người lao động tạm thời chưa xếp vào thang bậc lương. Mức tiền lương công nhật do người sử dụng lao động và người lao động thoả thuận với nhau. Hình thức tiền lương công nhật áp dụng với lao động tạm thời tuyển dụng. - Hình thức tiền lương thời gian có thưởng : là kết hợp giữa hình thức tiền lương giản đơn với chế độ tiền thưởng trong sản xuất Tiền lương thời gian có thưởng = Tiền lương thời gian giản đơn + Tiền thưởng có tính chất lương ưu, nhược điểm của hình thức tiền lương thời gian: + Ưu điểm: Đã tính đến thời gian làm việc thực tế, tính toán đơn giản, có thể lập bảng tính sẵn. + Nhược điểm: Hình thức tiêng lương thời gian chưa đảm bảo nguyên tắc phân phối theo lao động. Chưa gắn tiền lương với chất lượng lao động vì vậy doanh nghiệp cần kết hợp các biện pháp khuyến khích vật chất, kiểm tra chấp hành kỷ luật lao động nhằm làm cho người lao động tự giác làm việc với kỷ luật lao động và năng suất, hiệu suất lao động cao. 6.2. Hình thức tiền lương trả theo sản phẩm 13
- + Tiền lương sản phẩm : là hình thức tiền lương trả cho người lao động tính theo số lượng sản phẩm, công việc, chất lượng sản phẩm hoàn thành nghiệm thu đảm bảo chất lượng quy địng và đơn giá lương sản phẩm. Để trả lương theo sản phẩm cần phải có mức lao động, đơn giá tiền lương hợp lý trả cho từng loại sản phẩm, công việc. Tổ chức tốt công tác kiểm tra nghiệm thu sản phẩm, đồng thời phải đảm bảo các điền kiện để công nhân tiến hành làm việc hưởng lương theo hình thức tiền lương sản phẩm, như: máy móc thiết bị, nguyên vật liệu... - Hình thức tiên lương sản phẩm trực tiếp : là hình thức trả lương cho người lao động được tính theo số lượng sản phẩm hoàn thành đúng qui cách, phẩm chất và đơn giá tiền lương sản phẩm. Tiền lương sản phẩm = khối lượng SPHT đơn gía tiền lương SP Hình thức tiền lương sản phẩm gián tiếp được áp dụng với các công nhân chính Tiền lương sản phẩm gián tiếp = đơn giá tiền lương gián tiếp số lượng sản phẩm hoàn thành của công nhân sản xuất chính. - Hình thức tièn lương sản phẩm có thưởng: Thực chất là sự kết hợp giữa hình thức tiền lương sản phẩm với vhế độ tiền thưởng trong sản xuất - Hình thức tiền lương sản phẩm luỹ kế : là hình thức tiền lương trả cho người lao động gồm tiền lương tính theo sản phẩm trực tiếp và tiền thương tính theo tỉ lệ luỹ tiến, căn cứ vào mức độ vượt mức lao động đã qui định. Tiền lương SP luỹ kế = đơn giá lương SP số lượng SP đã hoàn thành + giá lương SP số lượng SP vượt kế hoạch tỉ lệ tiền lương luỹ tiến - Hình thức tiền lương khoán khối lượng sản phẩm hoặc công việc : là hình thức trả lương cho người lao động theo khối lượng sản phẩm, công việc. Hình thức này áp dụng cho những công việc lao động đơn giản, vận chuyển NVL.... 14
- - Hình thức tiền lương khoán gọn theo sản phẩm cuối cùng : là tiền lương được tính theo đơn giá tổng hợp cho sản phẩm hoàn thành đến công việc cuối cùng. Hình thức này áp dụng cho từng bộ phận sản xuất. - Hình thức tiền lương trả theo sản phẩm : được áp dụng vớicác doanh nghiệp mà kết quả là sản phẩm của cả tập thể công nhân. Trường hợp tiền lương SP là kết quả lao động của tập thể công nhân, kế toán phải chia lương cho từng công nhân theo một trong các phương pháp sau: + Phương pháp 1: chia lương sản phẩm theo thời gian làm việc thực tế và trình độ cấp bậc kĩ thuật của công việc. Lt n , i=1 Li= TiHi TiHi Trong đó: Li : tiền lương sản phẩm của công nhân i Ti: thời gian làm việc thực tế của công nhân i Hi: hệ số cấp bậc của CN i Lt: tổng số tiền lương sản phẩm tập thể n số người lao động của tập thể +Phương pháp 2: chia lương theo cấp bậc công việc, thời gian làm việc kết hợp với bình quân làm việc +Phương pháp 3: chia lương theo bình quân chấm điểm 7. Nhiệm vụ kế toán tiền lương và các khoản tính trích theo lương: Để phục vụ điều hành và quản lý lao động tiền lương trong doanh nghiệp sản xuất phải thực hiện những nhiệm vụ sau: - Tổ chức ghi chép phản ánh chính xác, kịp thời, đầy đủ số lượng, chất lượng, thời gian và kết quả lao động. Tính đúng, thanh toán kịp thời đầy đủ tiền lương và các 15
- khoản khác có liên quan đến thu nhập của người lao động trong doanh nghiệp. Kiểm tra tình hình huy động và sử dụng tiền lương trong doanh nghiệp, việc chấp hành chính sách và chế độ lao động tiền lương, tình hình sử dụng quỹ tiền lương. - Hướng dẫn kiểm tra các bộ phận trong doanh nghiệp thực hiện đầy đủ, đuúng chê độ ghi chép ban đầu về lao động, tiền lương.Mở sổ, thẻ kế toán và hạch toán lao động tiền lương đúng chế độ tài chính hiện hành. - Tính toán và phân bổ chính xác, đúng đối tượng sử dụng lao động về chi phí tiền lương các khoản trích theo lương vào chi phí sản xuất kinh doanh của các bộ phận của các đơn vị sử dụng lao động - Lập báo cáo kế toán và phân tích tình hình sử dụng lao động, quỹ lương, đề xuất biện pháp khai thác có hiệu quả tiềm năng lao động trong donah nghiệp, ngăn chặn các hành vi vi phạm chế độ chính sách về lao động tiền lương. 8.Tính lương và trợ cấp bảo hiểm xã hội: Nguyên tắc tính lương: Phải tính cho từng người lao động, việc tính trợ cấp BHXH, tình lương và các khoản khác phải trả cho người lao động được thực hiện tại phòng kế toán của DN.Sau đó kế toán lập bảng thanh toán lương và các khoản tiền trích theo lương. Bảng thanh toán lương được lập theo từng bộ phậnlà cơ sở để tổng hợp phân bổ tiền lương, trích BHXH của DN( mẫu số 02/ LĐTL ). Bảng thanh toán BHXH là căn cứ để trả BHXH cho người lao động được hưởng ( MS 04/ LĐTL). Hàng tháng căn cứ vào các tài liệu hạch toán về thời gian, kết quả lao động và chính sách xã hội về lao động và tiền lương, BHXH do nhà nước ban hành và điều kiện của DN, kế toán tính tiền lương, Trợ cấp BHXH và các khoản phải trả khác cho người lao động. Việc chi trả này phải được thực hiện theo đúng quy ddinhj, đảm bảo đúng kỳ, đầy đủ công nhân. Khi lấy phải đối chiếu kiểm tra các khoản khấu trừ như: BHXH, BHYT, KPCĐ sau đó có trách nhiệm ký xác nhận đầy đủ. Trợ cấp BHXH phải trả được tính như sau: 16
- Số BHXH = số ngày nghỉ lương cấp bậc tỷ lệ % Phải trả tính BHXH bình quân/ngày tính BHXH + Thanh toán lương: Được tiến hành trả làm 2 kỳ: - Kỳ 1: Tạm ứng lương cho cán bộ công nhân viên đối với những người có tham gia lao động - Kỳ 2: Thanh toán nốt số tiền còn được lĩnh trong tháng đó cho cán bộ công nhân viên sau khi đã trừ đi các khoản khấu trừ. Được tính theo công thức sau: Số tiền phải tổng số thu số tiền đã các khoản khấu trừ Trả kỳ 2 nhập của CNV tạm ứng kỳ 1 tiền lương CNV Cho CNV trong tháng Chứng từ hạch toán tiền lương và BHXH ở các DN gồm các chứn từ bắt buộc sau - Bảng chấm công : MS 01/ LĐTL -Bảng thanh toán tiền lương : MS 02/ LĐTL - Phiếu hưởng BHXH : MS 03/ LĐTL - Bảng thanh toán BHXH : MS 04/ LĐTL - Các phiếu thu và chi. Các chứng từ trên sử dụng làm căn cứ ghi sơ kế toán trực tiếp hoặc làm cơ sở Tổng hợp ghi sổ 9. Tính tích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân viên: Mức trích = Tổng số tiền lương chính thực Tỷ lệ trích Trước 1 tháng tế phải trả CNSX trong năm trước ( % ) Tổng số tiền lương nghỉ phép trong Kế hoạch của CNSX trong năm Tỷ lệ trích = 100 17
- Tổng số tiền lương chính kế hoạch của CNSX trong năm Hoặc có thể tính công thức sau: Tổng số tiền lương nghỉ phép trong kế hoạch Mức trích trước của CNSX trong năm Một tháng = 12 tháng 10. Kế toán tổng hợp tiền lương, KPCĐ, BHXH, BHYT. 10.1. Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương kế toán sử dụng 3 TK chủ yếu sau : 10.1.1. Tài khoản 334- phải trả công nhân viên : Dùng để phản ánh các khoản thanh toán cho CNV của DN về tiền lương, tiền công, tiền thưởng, BHXH và các khoản phải trả khác thuộc về thu nhập của công nhân viên. Nội dung kết cấu : TK 334 – phải trả công nhân viên - Các khoản tiền lương, tiền thưởng - Các khoản tiền lương, tiền thưởng, bảo bảo hiểm xã hội và các khoản khác đã hiểm xã hội và các khoản khác phải trả, phải trả, đã chi, đã ứng trước cho CNV chi cho CNV - Các khoản khấu trừ vào tiền lương của công nhân viên SD (nếu có):- Số tiền đã trả lớn hơn số SD :- các khoản tiền lương, tiền công, tiền Phải trả cho CNV thưởng và các khoản khác phải trả, phải chi 18
- Cho công nhân viên. TK 334 – phải trả CNV có số dư bên nợ, phản ánh số tiền đã trả thừa cho CNV 10.1.2. Tài khoản 338 – phải trả phải nộp khác : Được dùng để phản ánh tình hình thanh toán các kgoản phải trả, phải nộp khác ngoài nội dung, đã được phản ánh ở các TK khác ( từ TK 331 – TK 336). Nội dung, kết cấu : TH 338 – phải trả phải nộp khác - Kết chuyển giá trị tài sản thừa vào - Giá trị TS thừa chờ xử lý( chưa rõ nguyên các TK liên quan teo quyết định ghi nhân ) trong biên bản xử lý. – Giá trị TS thừa phải trả cho cá nhân, tập - BHXH phải trả cho CNV thể ( trong và ngoài đơn vị ) theo quyết định - KPCĐ chi tại đơn vị ghi trong biên bản xử lý do xác định ngay - Số BHXH, BHYT và KPCĐ đã nộp được nguyên nhân. cho cơ quan quản lý quỹ BHXH, BH- - Trích BHXH, BHYT, KPCĐ vào chi phí sx YT, KPCĐ kinh doanh - Doanh thu ghi nhận cho từng kỳ kế Trích BHYT, BHXH khấu trừ vào lương của toán; trả lại tiền nhận trước cho khách công nhân viên hàng khi không tiếp tục thực hiện việc - Các khoản thanh toán với CNV tiền nhà, cho thuê tài sản. điện nước ở tập thể. - Các khoản đã trả và nộp khác - BHXH và KPCĐ vượt chi được cấp bù - Doanh thu chưa thực hiện - Các khoản phải trả khác 19
- SD ( nếu có):- Số đã trả, đã nộp nhiều SD :- Số tiền còn phải trả, còn phải nộp Hơn số phải trả, phải nộp hoặc số BH- - BHXH, BHYT, KPCĐ đã trích chưa nộp XH đã chi, KPCĐ chi vượt chưa được cho cơ quan quản lý hoặc số quỹ để lại cho Cấp bù đơn vị chưa chi hết. Giá trị TS phát hiện Thừa còn chờ giải quyết. - Doanh thu chưa thực hiện còn lại. TK 338 có các TK cấp 2 sau: TK 3382: Kinh phí công đoàn TK 3383: Bảo hiểm xó hội TK 3383: Bảo hiểm y tế 10.1.3. Tài khoản 335- chi phí phải trả: TK nay dùng để phản ánh các khoản được ghi nhận là chi phí hoạt động, SXKD trong kỳ nhưng thực tế chưa phát sinh, mà sẽ phát sinh trong kỳ này hoặc trong nhiều kỳ sau. Nội dung, kết cấu : TK 335- chi phi phải trả + Các khoản chi phí thực tế phát sinh đã + Chi phải trả dự tính trước và ghi nhận tính vào chi phí phải trả vào chi phí sản xuất kinh doanh + Số chênh lệch về chi phí phải trả lớn hơn số chi phí thực tế được ghi dưới chi phí Dck : chi phí phải trả đã tính vào chi phí Hoạt động sản xuất kinh doanh 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn tốt nghiệp “Kế toan tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Trường Thành
82 p | 13834 | 2847
-
Luận văn tốt nghiệp: Công tác tổ chức kế toán tiền lương và các khoản trích nộp theo lương tại Công ty Mặt Trời Việt
84 p | 4378 | 2647
-
Đề tài luận văn tốt nghiệp "Hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty trách nhiệm hữu hạn xây dựng công trình Hoàng Hà"
55 p | 2156 | 1181
-
Luận văn tốt nghiệp: Thực trạng thanh toán không dùng tiền mặt tại chi nhánh Ngân hàng Công thương KVII - HBT - Hà Nội
44 p | 1788 | 625
-
Luận văn tốt nghiệp: Tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Thiết bị và Quảng cáo truyền hình
102 p | 2062 | 597
-
Đề tài tốt nghiệp: Tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Thiết bị và Quảng cáo truyền hình
101 p | 1078 | 475
-
Luận văn tốt nghiệp: Phân Tích Các Hình Thức Trả Lương Tại Công Ty Cơ Khí An Giang - Đoàn Hà Hồng Nhung
68 p | 1000 | 425
-
Luận văn "Quản lý tiền lương và tiền công tại Công ty KTCT thuỷ lợi La Khê"
75 p | 600 | 303
-
Luận văn tốt nghiệp "Một số vấn đề về quản lý lao động tiền lương ở Công ty cổ phần dịch vụ vận tải"
34 p | 823 | 295
-
Luận văn tốt nghiệp "Một số vấn đề về quản lý lao động tiền lương ở Công ty vận taỉ ô tô số 3"
42 p | 534 | 203
-
Luận văn tốt nghiệp: Nợ xấu và xử lý nợ xấu tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc Tế VIB
63 p | 373 | 132
-
Luận văn tốt nghiệp: TĂNG TRƯỞNG GDP VÀ VẤN ĐỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG Ở VIỆT NAM
117 p | 349 | 79
-
Luận văn tốt nghiệp kỹ sư: Xây dựng và hoàn thiện quy trình chế biến khô cá sặc rằn bằng lều sấy cải tiến - ĐH Cần Thơ
56 p | 237 | 72
-
Báo cáo tốt nghiệp: Tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Thiết bị và Quảng cáo truyền hình
85 p | 227 | 72
-
Luận văn - Hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty trách nhiệm hữu hạn xây dựng công trình Hoàn Hà
53 p | 175 | 65
-
Luận văn tốt nghiệp: Tổ chức hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Xí nghiệp than Thành Công
152 p | 258 | 49
-
Luận văn tốt nghiệp Tài chính - Ngân hàng: Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền tiết kiệm của khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín - Chi nhánh Sóc Trăng – PGD Vĩnh Châu
138 p | 93 | 17
-
Luận văn Hạch toán tiền lương tại công ty viễn thông Hà Nội - Phạm Thị Hà – 1
25 p | 83 | 7
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn