BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH<br />
…..o0o…..<br />
<br />
NGUYỄN THỊ ANH THƯ<br />
<br />
TÌM HIỂU MỘT SỐ PHƯƠNG TIỆN GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC<br />
CHO TRẺ LỨA TUỔI MẦM NON<br />
<br />
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP<br />
Niên khoá: 1999-2003<br />
Giáo viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Thị Thanh Bình<br />
<br />
Thành phố Hồ Chí Minh-2003<br />
<br />
MỤC LỤC<br />
MỤC LỤC ................................................................................................... 2<br />
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG ...................................................................... 4<br />
1. Lý do chọn đề tài. .................................................................................................... 4<br />
2. Nhiệm vụ nghiên cứu. ............................................................................................. 5<br />
3. Đối tượng nghiên cứu. ............................................................................................. 5<br />
4. Phương pháp nghiên cứu. ....................................................................................... 5<br />
5. Khách thể nghiên cứu. ............................................................................................ 5<br />
6. Giới hạn của đề tài................................................................................................... 5<br />
<br />
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN ................................................................... 6<br />
1.1. Khái niệm về đạo đức. .......................................................................................... 6<br />
1.2. Vai trò của giáo dục đạo đức trong việc hình thành nhân cách trẻ mầm non.<br />
....................................................................................................................................... 7<br />
1.3. Các nhiệm vụ giáo dục đạo đức cho trẻ mầm non. ........................................... 8<br />
1.4. Nội dung giáo dục đạo đức cho trẻ mầm non. ................................................. 10<br />
1.5. Nguyên tắc và phương pháp giáo dục đạo đức cho trẻ mầm non. ................ 14<br />
1. 5.1. Nguyên tắc giáo dục đạo đức cho trẻ mầm non. ..................................................14<br />
1.5.2. Phương pháp giáo dục đạo đức cho trẻ mầm non ................................................16<br />
<br />
Chương 2: MỘT SỐ PHƯƠNG TIỆN GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO<br />
TRẺ MẦM NON ...................................................................................... 20<br />
2.1. Khái niệm về phương tiện.................................................................................. 20<br />
2.2. Trò chơi là phương tiện giáo dục đạo đức quan trọng cho trẻ lứa tuổi mầm<br />
non. .............................................................................................................................. 20<br />
2.2.1. Đặc điểm của trò chơi. ............................................................................................20<br />
2.2.2. Trò chơi và việc hình thành đạo đức cho trẻ mầm non. .......................................22<br />
<br />
2.3. Tác phẩm văn học là phương tiện không thể thiếu trong giáo dục đạo đứccho<br />
trẻ mầm non ............................................................................................................... 27<br />
<br />
2.3.1. Đặc điểm truyện thơ của trẻ mầm non...................................................................27<br />
2.3.2. Tác phẩm văn học là phương tiện không thể thiếu trong giáo dục đạo đức. ......29<br />
<br />
2.4. Giao tiếp là con đường để trẻ lĩnh hội chính xác các chuẩn mực đạo đức của<br />
xã hội. .......................................................................................................................... 34<br />
2.4.1. Đặc điểm giao tiếp của trẻ mầm non......................................................................34<br />
2.4.2. Giao tiếp với việc lĩnh hội các chuẩn đạo đức của trẻ mầm non..........................37<br />
<br />
2.5. Lao động cũng là một trong những phương tiện giáo dục đạo đức quan trọng<br />
cho trẻ mầm non. ....................................................................................................... 40<br />
2.5.1. Đặc điểm lao động của trẻ mầm non. ....................................................................40<br />
2.5.2. Lao động và việc hình thành đạo đức. ...................................................................42<br />
<br />
Chương 3: MỘT SỐ NHẬN ĐỊNH BAN ĐẦU VỀ SỬ DỤNG CÁC<br />
PHƯƠNG TIỆN GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC Ở TRƯỜNG MẦM NON . 48<br />
KẾT LUẬN ............................................................................................... 51<br />
1. MỘT SỐ KẾT LUẬN ........................................................................................... 51<br />
2. MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT ............................................................................... 51<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................... 53<br />
PHỤ LỤC .................................................................................................. 54<br />
<br />
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG<br />
1. Lý do chọn đề tài.<br />
Sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước đòi hỏi con người như một chủ thể sáng tạo ra<br />
các giá trị vật chất và tinh thần, kể cả giá trị của chính bản thân mình - một nhân cách vững vàng về tư<br />
tưởng chính trị và có phẩm chất đạo đức tốt có khả năng gìn giữ, kế thừa và tiếp thu có chọn lọc truyền<br />
thông văn hóa dân tộc và văn minh thế giới mà vẫn giữ được bản sắc văn hóa Việt Nam; sử dụng sáng<br />
tạo các thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến, góp phần thúc đẩy xã hội phát triển.<br />
Đây chính là mẫu người mà xã hội đặt ra cho nền giáo dục trong thời đại mới, thời đại của khoa<br />
học kỹ thuật, thời đại của công nghệ thông tin. Để góp phần hoàn thành được yêu cầu lớn lao ấy của<br />
xã hội, mục tiêu đào tạo ngay từ bậc mầm non đã khẳng định "hình thành ở trẻ những cơ sở đầu tiên<br />
của nhân cách con người mới XHCNVN". Rõ ràng mục tiêu chăm sóc giáo dục trẻ tuổi mầm non hiện<br />
nay là hướng tới đào tạo cho thế kỷ 21 những con người có nhân cách phát triển, có đủ cả hai mặt "tài<br />
và đức" trong đó đạo đức là mặt luôn được đề cao ở lứa tuổi mầm non bởi xưa nay đạo đức vẫn được<br />
cha ông ta xem như là chuẩn mực để đánh giá sự trưởng thành của một con người. Chúng ta biết rằng<br />
đứa trẻ khi mới sinh ra ở chúng chưa có một giá trị vật chất, tinh thần nào của con người được hình<br />
thành. Dưới sự giáo dục của người lớn thì những giá trị đó đặc biệt là các giá trị đạo đức mới bắt đầu<br />
hình thành và phát triển từ tuổi mầm non. Nếu trong giai đoạn này vì một lí do nào đó mà các giá trị<br />
đạo đức không được hình thành ở trẻ thì sau này trẻ khó có thể trở thành một công dân tốt, một con<br />
người tốt trong xã hội. Bác Hồ đã từng nói: "Muốn đào tạo thế hệ trẻ thành những công dân tốt, cán bộ<br />
tốt, điều trước hết phải dạy cho trẻ hiểu biết về giá trị đạo đức", nhiều công trình nghiên cứu đã chứng<br />
minh rằng : Ở 80% trẻ tư cách đạo đức đã được hình thành trong 6 năm đầu tiên của cuộc đời . Những<br />
hành vi đạo đức sau này hầu như chỉ là sự kế thừa, đi theo con đường mà giai đoạn trước đã hình thành<br />
(19). Như vậy việc giáo dục đạo đức cho trẻ mầm non, đặc biệt là ở tuổi mẫu giáo là một việc làm rất<br />
cần thiết và cấp bách.<br />
Hiện nay các trường mầm non trong cả nước nói chung và trong thành phố Hồ Chí Minh nói<br />
riêng khi chăm sóc giáo dục trẻ đã mạnh dạn sử dụng nhiều hình thức giáo dục đạo đức khác nhau.<br />
Các hình thức này tuy khác nhau về tên gọi, hình thức nhưng chúng đều được xem là những phương<br />
tiện giáo dục đạo đức quan trọng cho trẻ mầm non. Tuy nhiên, trong thực tế nhiều trường nhiều giáo<br />
viên còn gặp khó khăn trong việc áp dụng các hình thức này, có lẽ một mặt do điều kiện vật chất, tài<br />
liệu sách vở ở một vài trường nhất là những trường ở vùng sâu vùng xa chưa được phổ biến đến tất cả<br />
các giáo viên mặt khác do tính chất phong phú đa dạng của các phương tiện đó nên họ chưa hiểu rõ<br />
công dụng của những phương tiện giáo dục đạo đức trên vì vậy mà kết quả thu được chưa cao, chưa<br />
đồng đều trong các trường mầm non. Để giúp cho công tác giáo dục đạo đức cho trẻ ở tất cả các<br />
<br />
trường mầm non đạt được hiệu quả cao đáp ứng được mục tiêu mà giáo dục mầm non đã đề ra chúng<br />
tôi quyết định chọn đề tài "Tìm hiểu một số phương tiện giáo dục đạo đức cho trẻ lứa tuổi mầm<br />
non". Hy vọng luận văn này sẽ giúp cho các giáo viên mầm non và bản thân tôi hiểu rõ thêm các<br />
phương tiện giáo dục đạo đức cho trẻ.<br />
<br />
2. Nhiệm vụ nghiên cứu.<br />
Nghiên cứu một số cơ sở lí luận về việc giáo dục đạo đức cho trẻ lứa tuổi mầm non.<br />
Nghiên cứu vai trò của một số phương tiện giáo dục đạo đức cho trẻ mầm non. Chủ yếu nghiên<br />
cứu về những phương tiện sau :trò chơi, tác phẩm văn học, hoạt động giao tiếp, hoạt động lao động.<br />
Từ kết quả nghiên cứu rút ra một số kết luận cần thiết cho việc giáo dục đạo đức cho trẻ lứa tuổi<br />
mầm non ở các trường mầm non.<br />
<br />
3. Đối tượng nghiên cứu.<br />
Một số phương tiện giáo dục đạo đức cho trẻ lứa tuổi mầm non<br />
<br />
4. Phương pháp nghiên cứu.<br />
- Phân tích, tổng hợp tài liệu<br />
- Phương pháp quan sát<br />
- Trò truyện trực tiếp với trẻ<br />
- Phỏng vấn cô giáo mầm non và phụ huynh trẻ<br />
<br />
5. Khách thể nghiên cứu.<br />
-<br />
<br />
45 trẻ lớp lá và 40 trẻ lớp chồi trường Mầm Non Bán Công Tuổi Thơ 7 Q.3 và trường Măng<br />
Non I Q.10<br />
<br />
-<br />
<br />
55 giáo viên của ba trường Mầm Non Bán Công Tuổi Thơ 7, Q.3 và trường Măng Non I, Q.10,<br />
<br />
MG Thực nghiệm TW III.<br />
-<br />
<br />
55 phụ huynh của trường Măng Non I, Q.10, MG Thực nghiệm TW III.<br />
<br />
6. Giới hạn của đề tài.<br />
Đây là loại đề tài nghiên cứu lí thuyết, chúng tôi giới hạn ở việc nghiên cứu các phương tiện<br />
giáo dục đạo đức qua tài liệu, sách vở và một số quan sát ban đầu.<br />
<br />