intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Trồng phục hồi rừng dừa nước tại Cẩm Thanh

Chia sẻ: Lê Thị Dung | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:10

106
lượt xem
23
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Xã Cẩm Thanh nằm ở phía Đông Nam thành phố Hội An, cách trung tâm Hội An khoảng 3 km, có tổng diện tích là 894,43 ha, bao gồm 8 thôn. Xã tiếp giáp với phường Cửa Đại ở phía Đông, với phường Cẩm Châu và Cẩm Nam ở phía Tây, với huyện Duy Xuyên ở phía Nam, và với phường Cẩm Nam ở phía Bắc. Địa hình ở xã Cẩm Thanh khá phức tạp, thuộc dạng địa hình ven biển, bị chia cắt mạnh mẽ bởi hệ thống sông ngòi và kênh rạch. Phần lớn diện tích đất bị nhiễm...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Trồng phục hồi rừng dừa nước tại Cẩm Thanh

  1. Trồng phục hồi rừng dừa nước tại Cẩm Thanh GVHD: TS. Chu Manh Trinh Tiểu luận Trồng phục hồi rừng dừa nước tại Cẩm Thanh SVTH: Lê Thị Dung Page 1
  2. Trồng phục hồi rừng dừa nước tại Cẩm Thanh GVHD: TS. Chu Manh Trinh I. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1. Giới thiệu sơ lược về xã Cẩm Thanh 1.1. Điều kiện tự nhiên Xã Cẩm Thanh nằm ở phía Đông Nam thành phố Hội An, cách trung tâm Hội An khoảng 3 km, có tổng diện tích là 894,43 ha, bao gồm 8 thôn. Xã tiếp giáp với phường Cửa Đại ở phía Đông, với phường Cẩm Châu và Cẩm Nam ở phía Tâ y, với hu yện Du y Xuyên ở phía Nam, và với phường Cẩm Nam ở phía Bắc. Địa hình ở xã Cẩm Thanh khá phứ c tạp, thuộc dạng địa hình ven biển, bị chia cắt mạnh mẽ bởi hệ thống sông ngòi và kênh rạch. Phần lớn diện tích đất bị nhiễm phèn và nhiễm mặn. Do nằm ở vị trí hạ lưu sông Thu Bồn, xã Cẩm Thanh là một vùng đất ngập nước quan trọng có một tiềm năng to lớn về nguồn tài ngu yên thiên nhiên ch ẳng hạn như hệ sinh thái rừng dừa nước và cỏ biển không nhữn g phục vụ cho sự phát triển bền vững của các hoạt động kinh tế ngư nghiệp ven biển mà còn góp phần phát triển hệ thống du lịch sinh thái cộng đồng. 1.2. Điều kiện kinh tế xã hội Dựa trên những nguồn tài ngu yên, vốn và cơ sở hạ tầng vốn có, Cẩm Thanh đề ra cơ cấu kinh tế phát triển theo hướng nông-ngư nghiệp, dịch vụ-du lich-thương mại, tiểu thủ công nghiệp trong đó lấ y nuôi trồng thủ y sản làm ngành kinh tế mũi nhọn. Sự phát triển kinh tế trong những năm gần đâ y tương đối ổn định, cơ sở hạ tầng từng bước được xây dựng, cải thiện được đời sống cho người dân địa phương. Toàn xã có 1,930 hộ dân với tổng dân số là 7,357. Dân số trong độ tuổi lao động chiế m 63.39%, trong đó lao động trong ngành nông nghiệp chiếm 32.3% lao động trong độ tuổi. Các ngành nghề chính ở địa phương gồm có sản xuất câ y lương thực, nuôi trồng và khai thác thủ y hải sản, chế biến tranh-tre-dừa nước và các ngành nghề khác. Thu nhập bình quân đầu người là 750,000 đồng/tháng, riêng nghề chế biến tranh-tre-dừa SVTH: Lê Thị Dung Page 2
  3. Trồng phục hồi rừng dừa nước tại Cẩm Thanh GVHD: TS. Chu Manh Trinh nước có thu nhập bình quân là 1,300,000 đồng/tháng. 2. Tình hình nghiên cứu cây dừa nước Rừng dừa nước phân bố rộng rãi trong rừng ngập mặn của các nước Châu Á, và bờ biển đông Châu Phi. Người dân ở Banglades trồng dừa thành ruộng để lấy lá làm nhà. Dừa nước phát triển ở các cùng nước ngọt và nước biển, nơi có tác động của thủy triều. nhiều dân tộc biết khai thác đa dạng các sản phẩm từ dừa nước như lợp ngà, chế tạo đường từ dịch chiết của buồng dừa nước. Khu vực Trung Trung bộ bao gồm các tỉnh từ Quảng Ngãi đến Quảng Bình (bao gồm các tỉnh Quảng Ngãi, Quảng Nam, Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế, Quảng Trị, Quảng Bình) với diện tích tự nhiên là 34650,5 Km2 và dân số là 5.674.200 người .Khu vực này có sự phân bố rãi rác của loài cây dừa nước cụ thể ở Quảng Ngãi, Quảng Nam. Đặc biệt, Hạ lưu sông Thu Bồn, tỉnh Quảng Nam, một vùng đất ngập nước không thể tách rời với thành phố cổ Hội An. Nơi đây dòng sông Thu Bồn phẳng lặng, hiền hoà bao bọc các làng quê xanh. Trong đó xã Cẩm Thanh nằm ở phía Đông Nam thành phố Hội An, cách trung tâm Hội An khoảng 3 km, có tổng diện tích là 894,43 ha, bao gồm 8 thôn với số dân là 6708 người. Cẩm Thanh là một xã có địa hình và địa mạo rất phức tạp, bị chia cắt bởi hệ thống sông rạch chằng chịt, diện tích sông rạch chiếm 38,94% diện tích tự nhiên của xã. Thực vật phát triển mạnh nhất là cây dừa nước, tạo nên hệ sinh thái rừng dừa nước ngập mặn rất phong phú. Các nghiên cứu riêng về dừa nước ở Việt Nam hiện vẫn còn rất ít: Trần Văn Ba (1993), nghiên cứu "một số đặc điểm sinh học dừa nước ở Việt - Nam". Trần Xuân Hiệp (2007) thực hiện đề tài "trồng dừa nước – giải pháp kỹ thuật sinh - thái bảo vệ nền rừng ven kênh rạch và môi trưng bền vững". Trần Thị Thu Hà, Nguyễn Xuân Vỹ, Lê Thị Thu Thảo với đề tài "quản lý rừng dừa - nước và hỗ trợ sinh kế thay thế cho cộng đồng dân cư xã Châu Thành, Trà Vinh". Nhóm tác giả đã đánh giá giá trị trực tiếp (sản phẩm từ lá, quả dừa nước, thân cây), và giá trị gián tiếp (chống xói mòn, kiểm soát lũ lụt, hỗ trợ nghề cá) của rừng dừa nước. Ngoài ra, SVTH: Lê Thị Dung Page 3
  4. Trồng phục hồi rừng dừa nước tại Cẩm Thanh GVHD: TS. Chu Manh Trinh các tác giả cũng hướng dẫn quy trình sản xuất đường và rượu từ dừa nước để tăng thu nhập cho người dân. Nghiên cứu của Nguyễn Hữu Đại (Viện Hải dương học, 2006) đánh giá tài nguyên - đất ngập nước hạ lưu sông Thu Bồn và đề xuất giải pháp bảo vệ, phục hồi. Tác giả đã nghiên cứu vùng đất ngập nước (RNM, thảm cỏ biển) tại Hội An và một số địa phương lân cận như Duy Xuyên, Điện Bàn. Tại Hội An, đã xác định RNM ở Hội An chủ yếu là cây DN, ngoài ra cung đã phát hiện ở vùng Cửa Đại một số loài cây ngập mặn khác như Đước đôi (Rhizhophora apiculata Bl.), Vẹt dù (Bruguiera gymnorhiza (L.) Lamk.) hay Ráng Đại (Acrostichum aureum L). Tác giả cũng đề xuất giải pháp xây dựng khu bảo tồn rừng dừa nước Cẩm Thanh và gắn kết công tác quản lý vùng đất ngập nước hạ lưu sông Thu Bồn với khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm. Luận văn cao học caa Bùi Thị Thy (AIT,Thái Lan) đã nghiên cứu các tác động tích - lũy lên hạ lưu sông Thu Bồn, bằng phương pháp PRA, tác giả đã xếp hạng các tác động như sau: thủy điện, nuôi trồng thủy sản, đánh bắt quá mức, khai thác mỏ, khai thác dừa nước quá mức, xây dựng cầu. Chương trình Liên minh đất ngập nước 2009 - 2011 (Sở Tài nguyên và Môi - trường Quảng Nam - WAP) đã xây dựng mô hình đồng quản lý nghề cá trong vùng đất ngập nước, các hoạt động khai thác du lịch sinh thái và trồng phục hồi dừa nước. Chương trình trồng phục hồi dừa nước chưa thành công do chọn thời gian và địa điểm không thích hợp. Hiện tại, đang tồn tại không ít khó khăn trong công tác bảo tồn và tái tạo lại rừng dừa ở xã Cẩm Thanh nói riêng và hạ lưu sông Thu Bồn nói chung. Những người dân sống dựa vào rừng dừa nước chủ yếu là những hộ sống bằng nghề làm mái và tường nhà bằng dừa nước và đặc biệt là những hộ phá rừng dừa để chuyển đổi đất rừng thành diện tích nuôi trồng thuỷ sản. Bởi vậy, cần phải có sự nghiên cứu chi tiết hơn trong hiện trạng phân bố cũng như các nhân tố sinh thái học của loài tại khu vực phân bố nhằm góp phần quan trọng trong công tác bảo tồn và phát triển loài cũng như trong công tác trồng mới phục hồi rừng dừa nước. II. MỤC TIÊU, GIỚI HẠN VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU SVTH: Lê Thị Dung Page 4
  5. Trồng phục hồi rừng dừa nước tại Cẩm Thanh GVHD: TS. Chu Manh Trinh 2.1. Mục tiêu nghiên cứu 2.1.1. Mục tiêu chung Góp phần xây dựng cơ sở dữ liệu và cơ sở khoa học cho việc bảo tồn và phát triển bền vững cây dừa nước và vùng đất ngập mặn Cẩm Thanh 2.1.2. Mục tiêu cụ thể Mong muốn sau khi thực hiện đề tài sẽ đạt được các thành quả sau: Có được cơ sở dữ liệu về vùng phân bố tự nhiên của dừa nước nơi đây - Tìm hiểu quy trình nhân giống và kỹ thuật trồng cây dừa nước - Bước đầu đề xuất phương án trồng phục hồi dừa nước Cẩm Thanh - 2.2. Giới hạn và phạm vi ngiên cứu Đề tài lấy cây dừa nước làm đối tượng nghiên cứu chính, các nhân tố sinh thái tại xã Cẩm Thanh ( khí hậu, thủy văn, con người,…) là các dữ liệu của đề tài. Phạm vi nghiên cứu: vùng cửa sông Thu bồn thuộc xã Cẩm Thanh, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam. III. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Rừng ngập mặn giữ một vai trò rất lớn trong việc đảm bảo các chức năng tổng hợp cho sự phát triển bền vững của vùng ven bờ biển của nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Các chức năng chính của rừng ngập mặn thể hiện qua các mặt chủ yếu sau đây: Phòng hộ, phòng chống thiên tai, góp phần giảm thiểu biến đổi khí hậu. - Bảo tồn đa dạng sinh học biển - Phát triển kinh tế, xã hội - Đảm bảo an ninh, quốc phòng - Do nhiều nguyên nhân khác nhau (chiến tranh, phát triển kinh tế, khai thác không hợp lý, thiên tai,…) mà rừng ngập mặn ở nước ta bị suy giảm nhanh chóng về cả số lượng và chất lượng trên phạm vi toàn quốc. Tại nhiều địa phương, nhiều cánh rừng ngập mặn cùng nhiều loài cây và các loài tài nguyên khác đi kèm đang đứng trước nguy cơ bị xóa sổ hoàn toàn. Những tổn thất về tài nguyên và môi trường vùng ven biển ngày càng thấy rõ. Đặc biệt trong bối cảnh biến đổi khí hậu toàn cầu đang diễn ra ngày càng nhanh, SVTH: Lê Thị Dung Page 5
  6. Trồng phục hồi rừng dừa nước tại Cẩm Thanh GVHD: TS. Chu Manh Trinh trong khi Việt Nam được dự đoán là quốc gia thứ 5 chịu ảnh hưởng hậu quả nặng nề của biến đổi khí hậu với ảnh hưởng lớn nhất từ phía biển. Cũng theo các chuyên gia về môi trường, rừng ngập mặn đóng một vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu biến đổi khí hậu cũng như các ảnh hưởng của biến đổi khí hậu có thể gây ra, đồng thời tạo điều kiện tốt cho việc thích ứng với xu thế khó có thể đảo ngược này. Đứng trước tình hình đó, nhiệm vụ bảo tồn, phục hồi và phát triển hệ thống rừng ngập mặn ở nước ta hiện nay là việc làm cần thiết là cấp bách hơn bao giờ hết. Nhiều chương trình, dự án của chính phủ với sự tài trợ của các tổ chức quốc tế đã và đang đầu tư cho hoạt động thiết thực này. Tuy nhiên việc thực hiện cũng gặp không ít khó khăn, thách thức về nhiều mặt, trong đó có khia cạnh kỹ thuật lâm sinh. Đó là việc chọn loài cây trồng, nguồn giống, điều kiện gây trồng và các kỹ thuật khác cần phải được xác định trên cơ sở thực nghiệm và sự hiểu biết về đặc điểm sinh vật học và sinh thái học của từng loài. Dừa nước (Nypa fruticans Wurmb) là một trong số rất ít các loài cây thuộc họ cau dừa – Arecaceae sinh sống trong vùng đất ngập nước ven biển và quần tụ thành rừng. Đây là một loài cây đa tác dụng trong đó tác dụng phòng hộ là nổi bật nhất. Ngoài tác dụng phòng hộ như chắn song, chắn gió, bảo vệ bờ đất, cố định khí phát thải, rừng dừa nước còn là nơi cư trú, sinh sống của các loài sinh vật thủy sinh, các loài chim nước và nhiều loài động vật có giá trị khác. Dừa nước còn có nhiều tác dụng khác như thực phẩm, vật liệu xây dựng, nguyên liệu sản xuất thủ công mỹ nghệ có giá trị kinh tế và thân thiện với môi trường, làm thức ăn gia súc, nguồn mật nuôi ong, đồng thời mang lại nguồn lợi thủy sản lớn và tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động vùng ven bờ do thiếu đất canh tác. Khu vực trung trung bộ là nơi luôn hứng chịu thiên tai nhiều ở nước ta. Diện tích đất ngập nước, đặc biệt là nước mặn và nước lợ ở đây là khá lớn nhưng diện tích đất có rừng che phủ là rất ít và phân tán không đều. Tuy nhiên khu vực này vẫn tồn tại một số điểm phân bố của cây dừa nước là loài cây có tiềm năng phát triển mạnh trên các cùng đất ngập nước có ảnh hưởng của thủy triều và độ mặn của nước biển. Cá biệt ở vùng Hội An của Quảng Nam là nơi có diện tích rừng dừa nước lên tới hàng chục đến hàng trăm SVTH: Lê Thị Dung Page 6
  7. Trồng phục hồi rừng dừa nước tại Cẩm Thanh GVHD: TS. Chu Manh Trinh hecta. Đây là cơ hội tốt cho việc bảo tồn, phục hồi và trồng mới gây giống trên vùng phân bố tự nhiên của loài và trên cả những vùng đất ngập nước khác có điều kiện sinh thái phù hợp trong khu vực. Để góp phần bảo tồn và phát triển cây dừa nước một cách kha học và bền vững tôi thực hiện đề tài “ trồng phục hồi rừng dừa nước tại xã Cẩm Thanh, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam” IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Hồi cứu số liệu Hồi cứu số liệu về diện tích mặt nước, diện tích rừng dừa nước, dân số trong xã,… tại xã Cẩm Thanh 2. Phương pháp PRA Tiếp cận cộng đồng, lập bảng hỏi có nội dung như sau: Thông tin chung: Mức thu chi trung bình hàng tháng của gia đình, nguồn - thu nhập chính của gia đình , ….. Thông tin về cây dừa nước: diện tích hiện có của gia đình là bao nhiêu, việc - khia thác bẹ dừa vào thời điểm nào trong năm, các sản phẩm từ dừa nước được tiêu thụ ntn, gia đình làm nghề nay được bao nhiêu năm,… Lập bảng hỏi về mục đích sử dụng và giá trị của cây dừa nước - V. Ý NGHĨA LÝ LUẬN VÀ Ý NGHĨA THỰC TẾ 1. Ý nghĩa lý luận Góp phần cung cấp những thông tin khoa học và thực trạng khu hệ sinh thái dừa nước tại xã Cẩm Thanh cũng như những định hướng khai thác, sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên này tại địa phương 2. Ý nghĩa thực tế Góp phần tìm kiếm giải pháp quản lý có tính khoa học và khả thi đối với nguồn tài nguyên sinh vật tại địa phương; đồng thời qua đó góp phần nâng cao vai trò của cộng đồng trong việc quản lý tài nguyên. VI. KẾT QUẢ NGIÊN CỨU 1. Lịch sử của rừng dừa nước SVTH: Lê Thị Dung Page 7
  8. Trồng phục hồi rừng dừa nước tại Cẩm Thanh GVHD: TS. Chu Manh Trinh Theo các nguồn tư liệu cổ, cây dừa nước được đưa về trồng ở xã Cẩm Thanh nhiều thế kỷ trước do các thương nhân buôn ghe bầu ở Thanh Châu (na y là xã Cẩm Thanh). Họ mang cây dừa nước từ các tỉnh miền Nam về trồng ở địa phương với mục đích bảo về đất khỏi sóng, gió và xói lở. Câ y dừa nước dường như thích nghi rất tốt với các điều kiện thổ nhưỡng địa phương với đất phèn và đất mặn, chúng phát triển rất nhanh và lan rộng. Từ các cụm dừa nước nhỏ được trồng dọc theo các con hói xem giữa các thôn, chúng trở thành một rừng dừa lớn rộng bả y mẫu, tương đương với 1.75 ha. Theo các cán bộ địa chính xã Cẩm Thanh, trong suốt thời k ỳ chiến tranh,, tổng diện tích của rừng dừa nước có thể lên đến 150 ha, nơi đâ y được sử dụng như một căn cứ địa cách mạng. Trong thời kỳ nà y, rừng dừa nước phát triển mạnh mẽ và rộng khắp xã Cẩm Thanh, sự su y giảm diện tích chủ yếu là do địch dội bom nhằm mục đích phá hủ y căn cứ cách mạng. Sau khi chiến tranh kết thúc (1975), đã có sự biến động mạnh về diện tích rừng dừa do nhu cầu của người dân của địa phương nhằm đáp ứng sự phát triển của kinh tế và xã hội. Người dân đốn hạ rừng dừa để thiết lập các hồ nuôi tôm và các cánh đồng sản xuất muối. Có những mốc thời gian đáng chú ý được nêu ra sau đâ y. Từ năm 1981 – 1991: Theo ông Võ Quảng Lâm, người dân địa phương đã phá hủ y43 ha rừng dừa ở khu vực thôn 6 để thành lập cánh đồng muối. Điều này dẫn đến sự su y giảm diện tích mạnh, khiến cho tổng diện tích còn lại của rừng dừa vào năm 1991 là 99.79 ha (số liệu theo báo cáo của dự án Phục hồi và bảo tồn rừng dừa nước Cẩm Thanh phục vụ du lịch sinh thái và phát triển bền vững, 2011). Sau đó, kể từ năm 1991, khi phong trào nuôi trồng thủy sản phát triển mạnh, người dân địa phương tiến hành cắt hạ rừng dựa để lấy diện tích cho nuôi trồng thủ y sản. Vấn đề này phát triển lan rộng trong suốt thời kỳ 1991 – 1998. Cường độ tàn phá rừng dừa mạnh mẽ trong suốt thời kỳ nà y, diện tích còn lại của rừng dừa chỉ là 91.79 ha vào năm 1998 (số liệu theo báo cáo của dự án Phục hồi và bảo tồn rừng dừa nước Cẩm Thanh phục vụ du lịch sinh thái và phát triển bền vững, 2011). Vào năm 1997, Ủ y Ban Nhân Dân xã Cẩm Thanh đã ban hành Quy ước bảo vệ SVTH: Lê Thị Dung Page 8
  9. Trồng phục hồi rừng dừa nước tại Cẩm Thanh GVHD: TS. Chu Manh Trinh rừng dừa nước để chống lại việc phá rừng dừa làm ao nuôi tôm. Tu y nhiên, sau khi qu y ước được ban hành, sự mở rộng qu y mô nuôi trồng thủ y sản vẫn tiếp tục. Người dân địa phương vẫn tiếp tục đốn hạ rừng dừa, phát triển ao nuôi tôm một cách bất hợp pháp. Đó là lý do tại sao diện tích rừng dừa vẫn tiếp tục giảm xuống còn 52.40 ha vào năm 2000. Từ nă m 2001 đến 2003, có dấu hiệu ô nhiễm xuất hiện ở các hồ ao nuôi tô m, hoạt động nuôi trồng thủ y sản phát triển chậm lại. Hệ quả là tổng diện tích rừng tăng nhẹ lên 54.89 ha vào năm 2002. (số liệu theo báo cáo của dự án Phục hồi và bảo tồn rừng dừa nước Cẩm Thanh phục vụ du lịch sinh thái và phát triển bền vững, 2011). Do ô nhiễm nặng, vào năm 2006, nuôi trồng thủy san phải ngừng do nó không còn mang lại lợi ích kinh tế cho người dân địa phương. Ngoài ra, tại thời điểm nà y, hoạt động du lịch sinh thái trở nên rất phổ biến. Chính quyền địa phương đã nhận thức được tiềm năng của rừng dừa nước trong việc phát triển du lịch sinh thái và chế biến đồ thủ công m ỹ nghệ. Điều nà y thúc dẩ y quá trình bảo tồn và phục hồi rừng dừa nước ở xã Cẩ m Thanh. Vào năm 2009, dự án qu y hoạch rừng dừa được tiến hành để mở rộng trồng mới rừng dừa nước. Kế hoạch nà y được kéo dài đến năm 2015 với tổng diện tích dự tính của rừng dừa mới là 23 ha. Trong năm 2010, đã có 5 ha rừng dừa nước được trồng mới ở thôn 2. Kết hợp với quá trình tái sinh tự nhiên của dừa nước, tổng diện tích đo được vào năm nà y là 84.69 ha. Trong năm 2011, theo kế hoạch sẽ trồng thêm 6 – 7 ha ở thôn 2 và thôn 3, đâ y cũng là một phần của kế hoạch qu y hoạch rừng dừa của xã Cẩm Thanh. 1981- 1994 1996 1998 2000 2002 2006 2008 2010 NĂM 1991 Diệ n 99,79 99,86 92,04 91,79 52,40 54,89 57,68 57,68 84,69 tích(ha) Bảng 1. Tổng diện tích dừa nước qua các năm 2. Sự phân bố của rừng dừa nước SVTH: Lê Thị Dung Page 9
  10. Trồng phục hồi rừng dừa nước tại Cẩm Thanh GVHD: TS. Chu Manh Trinh Có hai kiểu phân bố của rừng dừa nước tại xã Cẩm Thanh. Kiểu thứ nhất là kiểu phân bố phân tán, rừng dừa nước phân bố dọc theo các con sông, rạch và kiểu thứ hai là phân bố tập trung. Trước năm 1990, rừng dừa Cẩm Thanh phân bố ở các thôn 1, 2, 3, 4, 6, 7, 8. (Hình 1.). Trong thời kỳ nà y, rừng dừa nước phát triển mạnh mẽ, chiếm một diện tích che phủ rất lớn. Hình 1. Sự phân bố của dừa nước ở xã Cẩm Thanh trước năm 1990 SVTH: Lê Thị Dung Page 10
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2