LUẬN VĂN: Ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào sản xuất nông nghiệp ở tỉnh Bến Tre hiện nay
lượt xem 114
download
Sản xuất nông nghiệp hiện đóng một vai trò rất quan trọng trong toàn bộ quá trình phát triển của đất nước. Để có một nền nông nghiệp phát triển cao, hiệu quả, bền vững, đủ sức hội nhập với thế giới, Đảng ta chủ trương đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) nông nghiệp, nông thôn, đưa nhanh tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ sinh học vào sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh, phù hợp đặc điểm từng vùng, từng địa phương, bảo đảm phát triển...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: LUẬN VĂN: Ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào sản xuất nông nghiệp ở tỉnh Bến Tre hiện nay
- LUẬN VĂN: Ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào sản xuất nông nghiệp ở tỉnh Bến Tre hiện nay
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Sản xuất nông nghiệp hiện đóng một vai trò rất quan trọng trong toàn bộ quá trình phát triển của đất nước. Để có một nền nông nghiệp phát triển cao, hiệu quả, bền vững, đủ sức hội nhập với thế giới, Đảng ta chủ trương đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) nông nghiệp, nông thôn, đưa nhanh tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ sinh học vào sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh, phù hợp đặc điểm từng vùng, từng địa phương, bảo đảm phát triển các khu nông nghiệp công nghệ cao, sản xuất hàng hóa lớn, đồng thời giải quyết đồng bộ các vấn đề nông nghiệp. Đây là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, có ý nghĩa quyết định đối với con đường phát triển của Việt Nam nói chung, tỉnh Bến Tre nói riêng. Tỉnh Bến Tre, nằm ở cuối nguồn của sông Cửu Long, với ba dãy cù lao và ba vùng nước: mặn, lợ, ngọt tạo thành một vùng sản xuất nông nghiệp đa dạng, phong phú, nhiều tiềm năng. Cùng với cả nước bước vào thời kỳ đổi mới, những năm qua nông nghiệp Bến Tre có bước phát triển đáng trân trọng góp phần giữ vững tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế tỉnh nhà. Đó là thành tựu bước đầu của việc ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ (KH, CN) vào sản xuất, nhất là công nghệ sinh học (CNSH). Do vậy, tỉnh đã tập trung đầu tư, chuyển giao những tiến bộ KH, CN cho nông dân trong phát triển nông nghiệp, mà cụ thể là ngành trồng trọt và chăn nuôi, từng bước cải thiện đời sống và nâng cao thu nhập cho người dân. Tuy nhiên, so với tốc độ phát triển của KH, CN và tiềm năng của địa phương, việc ứng dụng tiến bộ của KH, CN vào sản xuất nông nghiệp để khai thác, phát huy tiềm năng thế mạnh của Bến Tre những năm qua còn nhiều hạn chế, chưa đồng bộ và rộng khắp. Nhiều nơi còn sử dụng kinh nghiệm sản xuất truyền thống và công nghệ lạc hậu, năng suất kém. Việc chuyển giao KH, CN cho nông dân ứng dụng vào sản xuất gặp nhiều khó khăn, chưa tương xứng với trình độ tay nghề của họ, chưa phù hợp từng vùng, từng lĩnh vực. Do đó, đã triệt tiêu ít nhiều vai trò, động lực của KH, CN đối với phát triển nông nghiệp. Xuất phát từ tình hình trên, tôi quyết định chọn đề tài: “ Ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào sản xuất nông nghiệp ở tỉnh Bến Tre hiện nay”, để viết
- luận văn thạc sỹ kinh tế với mong muốn đóng góp chút công sức nhỏ bé vào việc nghiên cứu lý luận và thực tiễn làm cơ sở cho việc đề xuất phương hướng, giải pháp sát hợp, đưa nhanh tiến bộ KH, CN vào sản xuất nông nghiệp tỉn h Bến Tre, góp phần khai thác, phát huy vai trò, động lực của KH, CN, khơi dậy tiềm năng, thế mạnh của địa phương; từng bước đưa tỉnh nhà vươn lên sánh vai các tỉnh bạn và cùng cả nước hội nhập sâu với thế giới. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Việc đưa tiến bộ khoa học, công nghệ vào phát triển kinh tế - xã hội nói chung, nông nghiệp nói riêng là đề tài đã và đang thu hút nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước tập trung nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau. Cụ thể một số tên đề tài, bài viết có liên quan như: - GS, TS Đặng Hữu: Khoa học và công nghệ với sự phát triển kinh tế - xã hội, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1989. - PTS Danh Sơn (chủ biên): Quan hệ giữa phát triển khoa học và công nghệ với phát triển kinh tế - xã hội trong công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1999. - TS Phan Xuân Dũng: Khoa học, công nghệ cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn, Tạp chí Cộng sản, số 11, 6/ 1999. - GS, Chu Tuấn Nhạ: Tác động của khoa học, công nghệ đến chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, Tạp chí Khoa học xã hội, số 3/2000. - Nguyễn Đức Lợi: Vận dụng tiến bộ khoa học, công nghệ trong phát triển nông nghiệp nước ta, Luận án Tiến sỹ kinh tế, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, 2000. - Ngô Anh Thư: Ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào sản xuất nông nghiệp ở tỉnh Bình Định. Thực trạng và giải pháp, Luận văn Thạc sỹ kinh tế, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, 2003. - Cao Quang Xứng: Tiến bộ khoa học, công nghệ và tiến trình hình thành kinh tế tri thức ở Việt Nam, Luận văn Thạc sỹ kinh tế, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, 2003.
- - Nguyễn Thị Vân: Ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào phát triển nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp, Luận văn Thạc sỹ kinh tế, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, 2008. Ngoài ra, còn có nhiều bài viết, bài tổng kết, của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn được truy cập từ mạng Internet. Những đề tài nghiên cứu khoa học, bài viết nêu trên chủ yếu xoay quanh vấn đề ứng dụng tiến bộ KH, CN vào các lĩnh vực kinh tế - xã hội ở những góc độ khác nhau, phần lớn đi vào nghiên cứu mặt kinh tế - kỹ thuật. Tuy có nhiều đề tài nghiên cứu dưới góc độ kinh tế chính trị trong quản lý nông nghiệp, nhưng việc nghiên cứu kết hợp giữa kinh tế học và kinh tế chính trị nhất là thiêng về kinh tế chính trị là chưa được chú ý khai thác nhiều. Vì vậy, việc nghiên cứu lý luận để góp phần thúc đẩy ứng dụng tiến bộ KH, CN vào phát triển nông nghiệp Bến Tre là rất cần thiết. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài luận văn 3.1. Mục đích của luận văn Đề tài: Ứng dụng tiến bộ KH, CN vào sản xuất nông nghiệp ở tỉnh Bến Tre nhằm mục đích nghiên cứu làm rõ mối quan hệ giữa cơ sở lý luận và thực tiễn của KH, CN với sản xuất nông nghiệp. Qua đó, đánh giá đúng những nấc thang tiến bộ của KH, CN trong sản xuất nông nghiệp, nhằm đạt được những mục tiêu kinh tế đã định trong kế hoạch, chiến lược mà tỉnh đã đề ra. 3.2. Nhiệm vụ của luận văn Để đạt được mục đích trên, Luận văn sẽ thực hiện một số nhiệm vụ sau: + Khái quát về ứng dụng tiến bộ KH, CN vào sản xuất nông nghiệp ở nước ta hiện nay. + Làm rõ thực trạng của việc ứng dụng tiến bộ KH, CN vào sản xuất nông nghiệp ở tỉnh Bến Tre hiện nay. + Đề xuất phương hướng, giải pháp nhằm thúc đẩy nhanh quá trình ứng dụng tiến bộ KH, CN vào sản xuất nông nghiệp ở Bến Tre, góp phần phát triển nền sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài luận văn
- 4.1. Đối tượng nghiên cứu của luận văn Đối tượng nghiên cứu của Luận văn là ứng dụng tiến bộ KH,CN vào sản xuất nông nghiệp ở Bến Tre, mà cụ thể là đối với cây trồng và vật nuôi. 4.2. Phạm vi nghiên cứu của luận văn + Về không gian: Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu ứng dụng tiến bộ KH, CN vào sản xuất nông nghiệp tỉnh Bến Tre , đưa tiến bộ KH, CN vào lĩnh vực sản xuất cây trồng và vật nuôi trên địa bàn tỉnh Bến Tre hiện nay. + Về thời gian: Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu, phân tích, đánh giá những ứng dụng tiến bộ KH, CN vào sản xuất ngành trồng trọt và chăn nuôi ở tỉnh Bến Tre từ năm 2000 đến nay. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu - Cơ sở lý luận: Xuất phát từ cơ sở lý luận của các nhà kinh điển, nhà khoa học trong và ngoài nước, các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về nghiên cứu, đầu tư cho KH, CN vào phát triển nông nghiệp. Luận văn có sự kế thừa những thành tựu đạt được trong việc đưa KH, CN vào sản xuất nông nghiệp ở nước ta. - Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu trừu tượng hoá khoa học, cùng với các phương pháp cụ thể như: phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh…để chứng minh và rút ra kết luận khoa học cho luận văn. 6. Những đóng góp mới của luận văn - Luận văn góp phần làm rõ những khó khăn trong việc chuyển giao KH, CN và ứng dụng vào sản xuất nông nghiệp ở tỉnh Bến Tre. - Cung cấp cơ sở khoa học cho việc hoạch định chính sách đầu tư nghiên cứu, phát triển, ứng dụng KH, CN có hiệu quả cho sản xuất nông nghiệp của tỉnh. - Nâng cao nhận thức, góp phần đẩy nhanh việc nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ KH, CN vào quá trình phát triển sản xuất nông nghiệp ở Bến Tre, cho bản thân tác giả và đội ngũ giảng viên Trường Chính trị tỉnh Bến Tre trong nghiên cứu, giảng dạy. 7. Kết cấu của luận văn
- Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của luận văn gồm 3 chương, 8 tiết.
- Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀO SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP 1.1. TIẾN BỘ KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀO SẢN XUẤT 1.1.1. Khoa học, công nghệ và tiến bộ khoa học, công nghệ 1.1.1.1. Các quan niệm về khoa học, công nghệ Ngày nay, khi khoa học và công nghệ đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, năng suất lao động không ngừng được nâng cao, cơ cấu kinh tế của các quốc gia có sự chuyển biến mạnh mẽ, mọi mặt của đời sống xã hội loài người thay đổi sâu sắc. Tuy nhiên, khi bàn về thuật ngữ khoa học, công nghệ, vẫn còn có nhiều quan niệm khác nhau: Khoa học, tiếng Latin là “Scientia”, có nghĩa là “kiến thức” hoặc “hiểu biết”, là các nỗ lực thực hiện phát minh, và tăng lượng tri thức hiểu biết của con người về cách thức hoạt động của thế giới vật chất xung quanh. Thông qua các phương pháp kiểm soát, nhà khoa học sử dụng cách quan sát các dấu hiệu biểu hiện mang tính vật chất và bất thường của tự nhiên nhằm thu thập dữ liệu, phân tích thông tin để giải thích cách thức hoạt động, tồn tại của sự vật, hiện tượng. Một trong những cách thức đó là phương pháp thử nghiệm bằng mô phỏng hiện tượng tự nhiên dưới điều kiện kiểm soát được và các ý tưởng thử nghiệm. Tri thức trong khoa học là toàn bộ lượng thông tin mà các nghiên cứu đã tích luỹ được. Định nghĩa về khoa học được chấp nhận phổ biến đó là khoa học là tri thức tích cực đã được hệ thống hoá. Theo Luật Khoa học và công nghệ năm 2000 “ Khoa học là hệ thống tri thức về các hiện tượng, sự vật, quy luật của tự nhiên, xã hội và tư duy” [28, tr.8]. Viện Ngôn ngữ học thuộc Ủy ban Khoa học xã hội cho rằng: Khoa học là hệ thống tri thức tích luỹ trong quá trình lịch sử và được thực tiễn chứng minh, phản ánh những quy luật khách quan của thế giới bên ngoài cũng như các hoạt động tinh thần của con người, giúp con người có khả năng cải tạo thế giới hiện thực [56, tr.526].
- Theo ý kiến của các nhà triết học: Khoa học (Science) là hệ thống tri thức gồm những quy luật về tự nhiên, xã hội và tư duy, được tích lũy trong quá trình nhận thức trên cơ sở thực tiễn, được thể hiện bằng những khái niệm, phán đoán, học thuyết. Những quan niệm trên cho thấy, bản chất của khoa học là hệ thống tri thức mang tính quy luật. Nó có vai trò đặc biệt quan trọng: nhận thức và cải tạo thế giới tự nhiên, phục vụ nhu cầu tồn tại, phát triển của con người và xã hội loài người. Bên cạnh đó, cũng có những quan niệm nhấn mạnh về mặt cơ cấu – chức năng của khoa học, xem xét nó như là một hình thái ý thức xã hội. Có quan niệm khác chú trọng tới những yếu tố sản xuất của nó, chẳng hạn: Khoa học là một lĩnh vực nghiên cứu nhằm mục đích sản xuất ra những tri thức mới về tự nhiên, xã hội và tư duy. Trong đó bao gồm tất cả những yếu tố của sự sản xuất: các nhà khoa học, năng lực, trình độ, kinh nghiệm của họ; sự phân công và hợp tác lao động khoa học; những cơ quan khoa học; những trang thiết bị phục vụ công tác nghiên cứu khoa học; những phương pháp nghiên cứu khoa học; hệ thống các khái niệm, phạm trù, hệ thống thông tin khoa học cũng như toàn bộ những tri thức hiện có với tư cách là tiền đề hoặc kết quả của lao động khoa học. Như vậy, về thực chất khoa học là một dạng hoạt động đặc biệt của đời sống xã hội, là sự khám phá của con người đối với các hiện tượng và thuộc tính vốn tồn tại một cách khách quan, từ đó làm thay đổi nhận thức của con người và biến chúng thành hiện thực. Phạm vi ảnh huởng của khoa học rất lớn, cả bề rộng lẫn bề sâu. Xã hội loài người càng phát triển thì khoa học cũng ngày càng phát triển và phân ngành của khoa học càng chi tiết hóa và phức tạp hóa hơn. Hiện nay phổ biến có ba cách phân loại cơ bản: Theo đối tượng nghiên cứu: Khoa học tự nhiên, nghiên cứu các sự vật, hiện tượng, quá trình trong tự nhiên. Khoa học xã hội và nhân văn, nghiên cứu hiện tượng, quá trình, quy luật vận động, phát triển của xã hội và bản thân của con người. Theo mục tiêu nghiên cứu: Có khoa học cơ bản; khoa học ứng dụng. Theo phân loại của UNESCO: Thì bao gồm khoa học tự nhiên; khoa học kinh tế; khoa học nông nghiệp; khoa học y học; khoa học kỹ thuật; khoa học xã hội và nhân văn.
- Tóm lại, khoa học là một hình thái ý thức xã hội phản ánh một lĩnh vực hoạt động nghề nghiệp xã hội có tính đặc thù nhằm tìm kiếm, sắp xếp một cách có hệ thống các tri thức về tự nhiên, xã hội và tư duy trên cơ sở tổng hợp, khái quát những tri thức kinh nghiệm đã được tích lũy trong quá trình lịch sử, từ thực tiễn hoạt động sản xuất và đời sống để định hướng, dẫn dắt hoạt động thực tiễn của con người. Công nghệ: Thuật ngữ Công nghệ có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp “Technologia” hay “vexvonopơ”. “Techne” có nghĩa là “thủ công” và “logia” là “châm ngôn”; “Technologia” là một thuật ngữ rộng ám chỉ đến các công cụ và mưu mẹo của con người. Trong tiếng Anh, công nghệ là “Technology” có nghĩa là “tài nghệ học”, sự tinh xảo của tay nghề, một nghệ thuật hay một kỹ năng, bí quyết… để đạt tới sản phẩm chất lượng cao của nghề thủ công trước đó. Tùy theo ngữ cảnh và góc độ nghiên cứu mà thuật ngữ công nghệ có thể được hiểu: Công cụ hoặc máy móc giúp con người giải quyết các vấn đề. Các kỹ thuật bao gồm các phương pháp, vật liệu, công cụ và các tiến trình để giải quyết một vấn đề. Các sản phẩm được tạo ra phải hàng loạt và giống nhau. Thuật ngữ công nghệ vì vậy thông thường đặc trưng bởi các phát minh và cải tiến sử dụng các nguyên lý và quy trình đã được khoa học phát hiện ra gần đây nhất. Tuy nhiên thậm chí cả phát minh cổ nhất như bánh xe cũng là một minh họa cho công nghệ. Các nhà kinh tế học thì xem công nghệ như là trạng thái hiện tại của kiến thức của con người trong việc kết hợp các nguồn lực để sản xuất ra các sản phẩm mong muốn (và kiến thức của con người về sản xuất như thế nào?). Như vậy, công nghệ có thể thay đổi khi kiến thức kỹ thuật của con người tăng lên. Theo Tổ chức phát triển công nghiệp của Liên Hiệp Quốc (UNIDO): “Công nghệ là việc áp dụng khoa học vào công nghiệp, bằng cách sử dụng các kết quả nghiên cứu và xử lý một cách có hệ thống và có phương pháp” [26, tr.43]. Định nghĩa này chỉ xét ở một khía cạnh nào đó của khoa học trong việc sử dụng nó một cách có hiệu quả (như trong lĩnh vực công nghiệp mà thôi).
- Tổ chức Uỷ ban kinh tế - xã hội Châu Á – Thái Bình Dương (ESCAP) thì đưa ra định nghĩa: “Công nghệ là hệ thống kiến thức về quy trình và kỹ thuật dùng để chế biến vật liệu và thông tin”. Sau đó định nghĩa được mở rộng, “nó bao gồm tất cả các kỹ năng, kiến thức, thiết bị và phương pháp sử dụng trong chế tạo, dịch vụ, quản lý thông tin”[26, tr.43]. Định nghĩa này được mở rộng hơn trên các lĩnh vực chế tạo, dịch vụ, quản lý thông tin và đã đi sâu nghiên cứu khía cạnh công nghệ thực thụ. Theo khoa học luận: Công nghệ là tập hợp các phương pháp, quy trình, kỹ năng, bí quyết, công cụ và phương tiện dùng để biến đổi nguồn lực thành sản phẩm. Đây là khái niệm mang tính khái quát tương đối đầy đủ. Viện Ngôn ngữ học thuộc Ủy ban Khoa học xã hội cho rằng: Công nghệ là tổng thể nói chung các phương tiện kỹ thuật, các phương pháp tổ chức, quản lý được sử dụng vào quy trình sản xuất để tạo ra các sản phẩm vật chất và dịch vụ [56, tr.270]. Nhìn chung các quan niệm đều đi vào làm rõ công nghệ là môn khoa học ứng dụng nhằm vận dụng các quy luật tự nhiên và các nguyên lý khoa học bao gồm các phương tiện kỹ thuật, công cụ, kỹ năng, bí quyết, phương pháp… sử dụng trong quá trình sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu về vật chất và tinh thần của con người. Ngày nay, công nghệ về mặt nội dung gồm bốn bộ phận hợp thành được gọi là bốn thành phần công nghệ: Một là, phần kỹ thuật là phần công nghệ được hàm chứa ở trong các phương tiện kỹ thuật; bao gồm: các công cụ, thiết bị máy móc, phương tiện và các cấu trúc hạ tầng khác. Trong công nghệ, các thành phần này thường làm thành dây chuyền để thực hiện quá trình biến đổi, ứng với một quy trình công nghệ nhất định, đảm bảo tính liên tục của quá trình công nghệ. Các phần kỹ thuật của công nghệ chính là “phần cứng”. Hai là, phần con người là phần công nghệ hàm chứa trong kỹ năng con người trong quá trình hoạt động công nghệ bao gồm: kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng, kỹ xảo, tay nghề, khả năng học hỏi và các tố chất của con người. Ba là, phần thông tin là phần công nghệ được hàm chứa trong các dữ liệu và nhờ đó con người có thể sử dụng, thực hiện nó một cách hiệu quả các hoạt động công nghệ,
- bao gồm bí quyết, quy trình, phương pháp, dữ liệu, bản thiết kế…nó được bảo vệ theo Luật Bản quyền sở hữu công nghiệp. Bốn là, phần tổ chức, quản lý là phần công nghệ hàm chứa trong khung của thể chế, xây dựng cấu trúc của tổ chức bao gồm các quy định về trách nhiệm, quyền hạn, mối quan hệ, sự phối hợp giữa các cá nhân và các bộ phận trong hoạt động khoa học, công nghệ. Kích thích người lao động làm việc để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Các thành phần của một công nghệ có quan hệ mật thiết với nhau, bổ sung cho nhau. Bất kỳ quá trình sản xuất nào đều phải đảm bảo bốn thành phần trên. Mỗi thành phần đều đảm nhiệm những chức năng nhất định. Sự kết hợp chặt chẽ bốn thành phần trên là điều kiện để đảm bảo cho hoạt động sản xuất đạt hiệu quả cao. Do đó, khi muốn đổi mới công nghệ phải đồng thời nâng cấp cả bốn thành phần công nghệ một cách tương thích. Trong thế giới công nghệ đứng ở giữa một bên là con người và một bên là giới tự nhiên. Công nghệ là bàn tay của con người được nối dài ra trong quá trình cải tạo tư nhiên. Tóm lại, công nghệ là toàn bộ hệ thống các công cụ, phương tiện kỹ thuật, bí quyết, phương pháp tổ chức, quản lý nhằm khai thác, biến đổi nguồn lực tự nhiên thành các sản phẩm hàng hoá, dịch vụ, nhằm đáp ứng nhu cầu của con người. 1.1.1.2. Tiến bộ khoa học, công nghệ Mối quan hệ giữa khoa học và công nghệ Hầu hết các bước ngoặt trong lịch sử kinh tế thế giới đều gắn với các phát minh khoa học và sáng chế công nghệ. Chúng là những yếu tố chủ yếu, động lực mạnh mẽ nhất thúc đẩy sự phát triển của kinh tế - xã hội. Mặt dù cả hai đều có điểm chung về mục đích và hoạt động dựa trên cơ sở phát triển trí tuệ của con người, nhưng giữa chúng có những khác biệt quan trọng cần chú ý: Một là, xét về chức năng thì nhiệm vụ của khoa học là tìm ra các quy luật của tự nhiên, xã hội và tư duy, còn công nghệ lại là việc ứng dụng các nguyên lý, quy luật mà
- khoa học đã tìm ra vào sản xuất và đời sống. Như vậy, khoa học là hình thức tồn tại của lý luận, còn công nghệ là hình thức tồn tại của thức tiễn và đời sống. Hai là, khoa học tập trung giải quyết câu hỏi “tại sao?” tức là nhằm lý giải tìm ra nguyên nhân; còn công nghệ liên quan đến câu hỏi “làm như thế nào?” nghĩa là tìm ra bí quyết để áp dụng. Ba là, nếu các tri thức khoa học có thể phổ biến không hạn chế, thì công nghệ lại là một thứ hàng hoá dùng để mua bán gắn với các yếu tố sở hữu và giá cả. Bốn là, thường các hoạt động khoa học được đánh giá bằng các thước đo trực cảm, trong khi đó thước đo đối với công nghệ lại là phần đóng góp cụ thể đối với việc giải quyết các mục tiêu kinh tế – xã hội. Năm là, các hoạt động khoa học thường đòi hỏi phải có một thời gian giải quyết dài hơn và yếu tố bất định luôn là đặc trưng của hoạt động này. Ngược lại, đối với các hoạt động công nghệ thời gian giải quyết thường ngắn hơn. Mặc dù, giữa khoa học, công nghệ có điểm khác nhau như vậy, nhưng cả hai đều thống nhất, tồn tại trong mối quan hệ tác động qua lại như sau: Khoa học tạo cơ sở lý thuyết và phương pháp cho ứng dụng triển khai công nghệ mới vào sản xuất và đời sống. Công nghệ kích thích sự phát triển của khoa học và cung cấp các phương tiện, công cụ cho nghiên cứu khoa học. Lịch sử phát triển của khoa học, công nghệ cho thấy ở thời kỳ đầu phát triển, nhờ hoạt động thực tiễn, con người đã dần tích lũy được những kinh nghiệm nhất định. Việc tổng kết các kinh nghiệm này đã tạo ra những công nghệ khác nhau. Đồng thời, việc hệ thống hoá các tri thức tích luỹ được đã dẫn tới sự ra đời của khoa học. Về mặt lịch sử thì sản xuất đi trước công nghệ và công nghệ lại đi trước khoa học. Ngày nay, cùng với sự phát triển của xã hội vai trò của khoa học ngày càng tăng trong xã hội. Khoa học có vai trò quyết định đối với sự phát triển. Nhờ những phát minh lớn của khoa học, một xu hướng mới đã hình thành là nhiều ngành công nghiệp mới như điện tử và tin học, công nghệ vật liệu mới, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu composit, sợi quang học, công nghệ biến đổi gen, công nghệ vũ trụ, công nghệ nano… là
- kết quả trực tiếp của việc vận dụng các thành quả của hoạt động nghiên cứu khoa học cơ bản. Nếu khoa học chính là sự phản ánh các quy luật của thế giới khách quan vào bộ óc con người và được kết tinh thành hệ thống lý luận, thì công nghệ là quá trình triển khai những hiểu biết của con người vào thực tiễn để khai thác và cải biến thực tiễn đó nhằm phục vụ cho lợi ích của con người. Quá trình này chính là sự ứng dụng khoa học và công nghệ vào sản xuất và đời sống. Tiến bộ khoa học, công nghệ Ngày nay, trong quá trình phát triển của xã hội, những tri thức khoa học thuộc các lĩnh vực khác nhau luôn được phát triển do những yêu cầu của sản xuất và đời sống. Sự phát triển liên tục những tri thức của con người về thế giới tự nhiên, xã hội và bản thân được gọi là những tiến bộ khoa học. Những tiến bộ khoa học đó lại phát huy tác dụng đối với thực tiễn sản xuất thông qua công nghệ cụ thể. Có thể nói, tiến bộ khoa học đánh dấu sự phát triển mới của khoa học, còn công nghệ sản xuất là sự cụ thể hoá việc vận dụng tiến bộ khoa học đó vào sản xuất thông qua một hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật phù hợp. Nói cách khác, sự tăng lên về trình độ hiểu biết của con người được đánh dấu bằng sự xuất hiện của những tiến bộ khoa học. Đến lượt mình, những tiến bộ khoa học đó lại được thực hiện qua các công nghệ sản xuất cụ thể. Trong sản xuất, tiến bộ KH, CN xét về nội dung được phát triển theo một số hướng chính, bao gồm: cơ khí hoá, điện khí hoá, tự động hoá, điện tử và tin học, vật liệu mới, công nghệ tin học… Nó đang trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, tần suất phát minh mới và thời gian ứng dụng vào sản xuất ngày càng ngắn, phạm vi ứng dụng ngày càng mở rộng, mang tính liên ngành, thậm chí liên quốc gia đem lại hiệu quả kinh tế cao. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường (KTTT), xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế, làm cho sản phẩm hàng hoá tạo ra từng bước đáp ứng được yêu cầu trong và ngoài nước. Từ đó, đặt ra cho chúng ta phải làm sao kích thích sự phát triển của lực lượng sản xuất, ứng dụng những tiến bộ của KH, CN vào sản xuất và đời sống có hiệu quả và ngày càng phát triển. Tiến bộ KH, CN là một động lực, một yếu tố có tính chất quyết định đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, làm cho lực lượng sản xuất ngày càng hoàn thiện, trình
- độ của người lao động ngày càng thành thạo, năng suất lao động xã hội ngày càng tăng lên trong điều kiện xã hội ngày càng thuận lợi; của cải xã hội ngày càng dồi dào và phúc lợi xã hội ngày càng được thực hiện tốt hơn. 1.1.2. Ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào sản xuất 1.1.2.1. Các quan niệm khác nhau về ứng dụng khoa học, công nghệ Sự phong phú và đa dạng của sản xuất nông nghịêp với những đặc điểm riêng của nó làm cho việc ứng dụng tiến bộ KH, CN vào sản xuất nông nghiệp cũng rất đa dạng và phong phú. Đứng trên các giác độ khác nhau có thể xét dưới những góc độ khác nhau như: - Xét dưới góc độ là một quan hệ kinh tế, người ta phân chia thành từng loại sau đây: + Ứng dụng tiến bộ KH, CN về công cụ sản xuất là việc đưa vào sản xuất những công cụ sản xuất mới có tác dụng giảm nhẹ cường độ lao động, tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng công việc, cải tạo đất… + Ứng dụng tiến bộ KH, CN theo ngành. Tức là đưa tiến bộ KH, CN vào các ngành trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản và theo chi tiết từng ngành, từng sản phẩm trong nông nghiệp. Chẳng hạn như đưa tiến bộ KH, CN vào sản xuất lúa gạo, cây ăn trái, chăn nuôi bò, lợn, tôm, cá… Việc phân loại này vừa mang tính khái quát giúp chúng ta có những định hướng và giải pháp bao quát cho việc phát triển các ngành trồng trọt chăn nuôi…còn tính cụ thể trong việc sản xuất từng cây, con sẽ làm phong phú hơn nội dung ứng dụng tiến bộ KH, CN bởi tính chất đặc thù của chúng. + Theo công việc. Sản xuất nông nghiệp là sự tiếp nối liên tiếp các khâu như làm đất sản xuất giống, gieo trồng, chăm sóc, thu hoạch trong ngành trồng trọt hay sản xuất giống, thức ăn gia súc, chăm sóc nuôi dưỡng đàn gia súc, gia cầm trong ngành chăn nuôi. Ứng dụng tiến bộ KH, CN ở các khâu công việc được nối tiếp như một chuỗi dây chuyền liên tục trong suốt quá trình sản xuất nông nghiệp. Việc ứng dụng đó ở các khâu công việc trong cả quá trình sản xuất một cách tương xứng đồng bộ về trình độ sẽ tạo nên tính hệ thống nhằm đạt mục tiêu hiệu quả tổng hợp của sản xuất nông nghiệp.
- - Xét dưới góc độ kỹ thuật, ứng dụng tiến bộ KH, CN cũng được phân loại dựa trên các tiêu chí sau: + Về vật tư kỹ thuật cho sản xuất: những vật tư kỹ thuật như giống mới, phân hoá học, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc bảo vệ gia súc…Có ưu thế về tính hiệu quả trong sử dụng và hơn hẳn của năng suất sản phẩm. Các yếu tố này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, trong đó tính chất tiền đề của yếu tố giống đòi hỏi một loạt các tiêu chuẩn kỹ thuật phù hợp về phân bón hoặc thức ăn gia súc, về chăm sóc nuôi dưỡng… + Về quy trình kỹ thuật và những biện pháp kỹ thuật mới: việc hình thành nên những tiêu chuẩn kỹ thuật trong các quy trình sản xuất nông nghiệp nói lên sự chủ động của con người đối với sự vận động bên trong của sinh vật (cây trồng, vật nuôi). Tác dụng của những tiến bộ KH, CN này đảm bảo chắc chắn cho việc phát huy một cách có hiệu quả những tiến bộ về vật tư, kỹ thuật cho sản xuất. + Trong lĩnh vực kỹ thuật tổ chức quản lý và điều phối các quan hệ kinh tế trong lĩnh vực tái sản xuất nông nghiệp. Đây là những đổi mới trong quan điểm, chính sách, biện pháp quản lý vĩ mô và vi mô. Nhờ có kỹ thuật tổ chức, sắp xếp, điều phối nhân sự và hoạt động sản xuất kinh doanh đã tăng thêm tính hiệu quả. Những tiến bộ KH, CN loại này thuộc kết quả hoạt động của khoa học xã hội và nhân văn. Nhìn chung, những ứng dụng tiến bộ KH, CN vào sản xuất nông nghiệp có những nội dung khác nhau. Song, chúng đều có những bộ phận hợp thành như nhau trên cơ sở thỏa mãn các yêu cầu sau: Thứ nhất, tính khoa học và mới mẻ của tiến bộ KH, CN. Sự thừa nhận về giá trị khoa học của công trình được công bố là thành công đạt được trong nghiên cứu, còn giá trị thực tiễn của tiến bộ KH, CN được thể hiện qua việc so sánh với những công nghệ sản xuất đã có trước đó. Chẳng hạn ưu thế cho năng suất cao của giống lúa lai, tính khoa học và hiệu quả của phương pháp bón phân hợp lý, tính triệt để của một loại thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ… Thứ hai, những tiêu chuẩn cụ thể về các yêu cầu kỹ thuật của một tiến bộ KH, CN. Chẳng hạn: thời gian sinh trưởng của một giống lúa mới, trọng lượng hay kích thước hạt lúa, thành phần dinh dưỡng trong tiêu chuẩn thức ăn của bò sữa… Vấn đề này rất cần
- thiết cho các nhà nghiên cứu cũng như người ứng dụng tiến bộ KH, CN vào sản xuất. Những tiêu chuẩn đó là những thành phần cụ thể của một tiến bộ KH, CN. Thứ ba, cơ chế vận hành hay phương thức kết hợp các yếu tố vật chất của tiến bộ KH, CN. Yêu cầu này đặc biệt cần thiết cho người ứng dụng tiến bộ KH, CN vào sản xuất vì nó chứa đựng những chỉ dẫn cụ thể về quy tắc hành động. Thứ tư, những hạn chế của nó về mặt kỹ thuật và phạm vi ứng dụng. Ở đây chúng ta sẽ thấy được mức độ của sự tiến bộ, tức là mức độ thoả mãn về kỹ thuật của quá trình sản xuất. Có những điều mà ở những thời điểm nhất định, tiến bộ KH, CN chưa đạt được mong đợi của người sản xuất. Đó cũng là những hạn chế đòi hỏi sự xuất hiện liên tiếp của những tiến bộ KH, CN mới. 1.1.2.2. Các mô hình về ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất Trong chặng đường phát triển của nền kinh tế đất nước, những tiến bộ về KH, CN đã tác động rất lớn đối với quá trình CNH, HĐH. Ứng dụng tiến bộ KH, CN góp phần nâng cao chất lượng các sản phẩm hàng hoá và dịch vụ, tăng nhanh sức cạnh tranh trên thị trường, đồng thời rút ngắn khoảng cách về trình độ khoa học giữa Việt Nam với các nước trong khu vực và trên thế giới. Thể hiện rõ nét nhất ở lĩnh vực công nghiệp và nông nghịêp. Trong lĩnh vực công nghiệp. Theo nhận định của các chuyên gia kinh tế, trong lộ trình phát triển mới và hội nhập kinh tế quốc tế, KH, CN sẽ được coi trọng hơn nữa, bởi khi hàng hoá các nước ồ ạt vào nước ta, nếu không có những công nghệ sản xuất mới và hiện đại thì giá trị gia tăng của sản phẩm sẽ thấp và không thể cạnh tranh được. Vì vậy, để nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm, các công ty lớn cần tập trung đầu tư công nghệ chế tạo tiên tiến, hiện đại và quy mô lớn; thay đổi cấu trúc sản xuất và kinh doanh; làm chủ công nghệ của ngành công nghiệp chế tạo và kinh doanh dịch vụ từ vật tư, thiết bị đầu vào đến sản phẩm đầu ra; phát huy tối đa độ hiệu ứng quy mô của công nghệ sản xuất. Việt Nam đã ứng dụng thành công một số mô hình công nghệ chủ yếu như sau: Một là: Công nghệ vật liệu mới tạo ra các vật liệu thay cho vật liệu thiên nhiên. Sự xuất hiện của các vật liệu mới không những giảm bớt sự phụ thuộc của con người vào tài
- nguyên thiên nhiên, mà còn thúc đẩy việc nghiên cứu chế tạo và phát triển các loại sản phẩm có trình độ KH, CN cao. Ngày nay, các nhà khoa học đã nghiên cứu và chế tạo thành công những vật liệu như: Vật liệu nano; linh kiện điện tử vô hình và các màng hình trong suốt; gạch lát không nung Terrazzo; hợp kim lưỡng tính cho ứng dụng tốc độ cao của wexco; kỹ thuật nano trong sản xuất các sợi nano vô định hình, vật liệu thông minh cong lại dưới nguồn nội nhiệt; chế tạo chất graphane; các chất siêu dẫn mới nhiệt độ cao; gỗ dẻo - vật liệu thay thế cho chất dẻo; kim loại chống động đất; tấm EVG - vật liệu cho nhà cao tầng…đang được đưa vào sản xuất và đời sống. Hai là: Công nghệ cơ khí chế tạo máy - tự động hoá: Ứng dụng công nghệ thích hợp, phát triển kỹ thuật rô bốt thông minh, rô bốt song song. Nghiên cứu công nghệ thiết kế, chế tạo các hệ điều khiển cơ - điện tử; phát triển kỹ thuật, mô phỏng, kỹ thuật tạo mẫu ảo, công nghệ điều khiển số trong các ngành cơ khí, dệt may, giầy da. Chế tạo ra máy động lực, máy nông nghiệp, máy xay xát gạo, máy cày, bừa, máy khai hoang cải tạo đồng ruộng, máy bơm nước, phụ tùng máy động lực…góp phần tăng năng suất lao động, giảm được giá thành hàng hoá. Ba là: Công nghệ trong lĩnh vực năng lượng: Nghiên cứu ứng dụng các dạng năng lượng mới, năng lượng tái tạo, các công nghệ sử dụng năng lượng tiết kiệm, công nghệ chế tạo thiết bị cơ khí năng lượng như: tổ hợp thiết bị thuỷ điện, hệ thống truyền dẫn điện, thiết bị điện cao áp, năng lượng truyền thống có hiệu quả. Nghiên cứu ứng dụng năng lượng bức xạ và các vấn đề phục vụ xây dựng, quản lý và vận hành an toàn nhà máy điện hạt nhân. Các nhà khoa học đã lựa chọn và sử dụng năng lượng gió để nén khí nhằm lưu trữ các thùng chứa hoặc hầm chứa dưới lòng đất, sau đó sử dụng khí để chạy máy phát điện. Năng lượng này sẽ cung cấp điện cho các động cơ nén không khí xuống tầng hầm ngập nước tự nhiên ở độ sâu 610m. Ngày nay, các nhà nghiên cứu vừa phát triển một nhà máy biogas hoạt động chỉ dựa vào rác thải thay vì dựa vào nguyên liệu thô từ lương thực, mang lại một phương pháp mới chuyển rác thải thành nguyên liệu có giá trị. Nhà máy này sản xụất được nhiều hơn 30% khí biogas so với nhiều nhà máy truyền thống khác.
- Ngoài ra, đã có đề tài nghiên cứu “ Triển khai ứng dụng thiết bị năng lượng mặt trời tại các hộ gia đình vùng nông thôn, miền núi thành phố Đà Nẵng” do PGS-TS Hoàng Dương Hùng thực hiện tại “làng năng lượng mặt trời” Bình kỳ 2 được Hội đồng khoa học Thành phố Đà Nẵng nghiệm thu tháng 12-2008. Nguồn năng lượng này đã giúp người dân được giải quyết vấn đề chất đốt và có ý thức bảo vệ môi trường. Năng lượng địa nhiệt là năng lượng triển vọng thay thế cho sản xuất điện từ than đá và dầu mỏ. Một dự án thử nghiệm các kỹ thuật khoan và địa chấn tiên tiến ở Kenya. Đây là dự án nhằm đấu tranh chống lại biến đổi khí hậu, đồng thời nhằm khai thác nguồn năng lượng địa nhiệt từ các tầng đá dưới lòng đất, giảm được chi phí sản xuất điện, cung cấp điện giá rẻ cho người tiêu dùng… Bốn là: Công nghệ bảo quản và chế biến nông sản, thực phẩm: Nghiên cứu ứng dụng các công nghệ sơ chế quy mô nhỏ và vừa, công nghệ bảo quản sau thu hoạch, công nghệ chế biến tiên tiến nhằm nâng cao chất lượng , giá trị gia tăng và sức cạnh tranh của nông sản, thực phẩm, đặc biệt là một số sản phẩm có lợi thế và triển vọng xuất khẩu như: gạo, cà phê, chè, điều, cao su, thuỷ sản, các sản phẩm thịt, rau, hoa, quả, dầu thực vật. Năm là: Công nghệ vũ trụ: Công nghệ vũ trụ bao gồm việc nghiên cứu và chế tạo các thiết bị máy móc cho việc bay vào vũ trụ như: vệ tinh nhân tạo, phi thuyền chở người, phóng tên lửa, v.v.., cũng bao gồm việc sử dụng các lĩnh vực nghiên cứu khoa học phục vụ việc bay vào vũ trụ như khí tượng , tài nguyên khoa học về đời sống. Nghiên cứu ứng dụng công nghệ viễn thông, công nghệ định vị toàn cầu phục vụ thông tin và truyền thông, điều tra và quản lý tài nguyên thiên nhiên, giám sát môi trường, phòng tránh thiên tai, quy hoạch sử dụng và vùng lãnh thổ, đánh bắt thuỷ sản, quản lý phương tiện giao thông vận tải, phục vụ quốc phòng, an ninh và hội nhập quốc tế. Xây dựng năng lực thiết kế, chế tạo một số trạm thu phát mặt đất, khí cụ bay để tạo cơ sở ban đầu cho việc hình thành ngành công nghiệp công nghệ vũ trụ và phát triển công nghệ thông tin và truyền thông. Trong lĩnh vực nông nghiệp. Ngày nay, các nhà khoa học đều nhất trí cho rằng công nghệ sinh học (CNSH) là “sự may mắn” và là yếu tố quan trọng bậc nhất để các nước đang phát triển tranh thủ đón bắt, đuổi kịp trình độ tiên tiến của thế giới. Với đà
- phát triển này, chỉ trong vòng thập niên thứ nhất của thế kỷ XXI, nhiều thách đố lớn về khoa học và kỹ thuật sẽ được giải đáp và trở thành hiện thực. Người ta dự đoán rằng khoảng 10-15 năm nữa, nhân loại sẽ đạt đỉnh cao về CNSH và vi điện tử. Vì vậy chúng ta phải chuẩn bị các điều kiện cần thiết để cùng tham gia nghiên cứu, tiếp thu, ứng dụng những thành quả của CNSH, đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp, một lợi thế của nước ta tiến vào CNH, HĐH. Do vậy, chúng ta cần ứng dụng một số mô hình sau: Một là, kỹ thuật cấy mô: Đây là phương pháp cấy mô đã được áp dụng từ lâu bởi các nhà trồng hoa và các nhà chọn giống muốn nhân nhanh những giống đặc cấp, cải thiện hiệu quả của từng thời kỳ chọn lọc. Ngày nay, với tiến bộ của kỹ thuật nuôi cấy mô người ta có thể sản xuất giống trong phòng thí nghiệm để đưa ra sản xuất nhanh chóng hơn nhiều lần phương pháp cổ điển. Nhờ kết quả này mà một người có thể sản xuất ra 130.000 cây hồng trong một năm và chỉ cần có một cây hồng gốc, so với phương pháp cũ như dâm cành thì người đó chỉ có thể sản xuất tối đa 50 cây mà thôi. Như vậy, với công nghệ mới này năng suất của người công nhân nông nghiệp đã tăng lên 2.500 lần - không có lĩnh vực kỹ thuật nào có thể so sánh nổi. Kỹ thuật sản xuất giống trong phòng thí nhiệm còn là biện pháp hữu hiệu để xây dựng những chương trình chọn lọc tối ưu. Kỹ thuật nuôi cấy mô còn cho phép với một quy trình dài có được những sản phẩm có tính di truyền hoàn hảo như nhau và như thế có thể sử dụng như “bố mẹ lai” và cũng dùng để tạo ra những dòng mới. Hai là, kỹ thuật sinh học phân tử: Đây là mô hình có phạm vi ứng dụng rộng rãi, cho phép chúng ta phát hiện những độc hại trong quá trình sản xuất, trong thức ăn hay trong hệ sinh thái (trong đất, các nôi vi sinh…). Kỹ thuật sinh học phân tử còn giúp cho việc chọn lọc các giai đoạn rất sớm từ phôi hay mầm non của những cá thể mang những đặc tính có lợi như giới tính, sức sống chịu bệnh, sức kháng trong những điều kiện đặc biệt. Chẳng hạn như phôi của bê 6 ngày tuổi đã xác định được là bê đực hay bê cái. Điều này có ý nghĩa rất lớn đối với sản xuất nông nghiệp. Những “ống thăm dò phân tử” cũng được dùng để xác định cấu trúc của các tổ chức, các bộ phận cho phép tách rời được AND đặc thù của một bộ phận hay một tính năng cụ thể, đánh giá được chính xác chất lượng tinh dịch và sự phát triển của phôi. Với
- kỹ thuật sinh học phân tử người ta đã sản xuất ra chất kháng thể monoclinaux có tác dụng rất đa dạng trong việc chẩn đón. Vì vậy, ứng dụng đặc biệt nổi bậc của sinh học phân tử được thực hiện trong lĩnh vực chẩn đón (bệnh dịch cây trồng và gia súc) và trong chọn giống. Ba là, kỹ thuật di truyền: Cho đến nay, cách mạng chính về CNSH là kỹ thuật di truyền (hay kỹ thuật tái tổ hợp gen). Giờ đây người ta có thể thực hiện đưa 1 gen lạ vào bất cứ bộ phận nào chỉ cần kiểm tra “sự đồng ý” của tế bào tiếp nhận gen mới. Thành công này có ý nghĩa đặc biệt lớn lao bởi nó cho phép tách rời quy trình sinh học phức tạp thành những phần đơn giản, từ đó dễ dàng xác định được nhiệm vụ và kiểu hoạt động của từng gen, cho phép xác định được mối tương quan giữa cấu trúc với nhiệm vụ của những phân tử. Kỹ thuật di truyền đã mở ra những triển vọng, viễn cảnh mới về lý thuyết là không có giới hạn: con người có thể thiết kế và chế tạo ra những vi sinh vật, những tế bào mà trước đây chưa hề có. Những vi sinh vật nhân tạo này có thể tổng hợp ra ở quy mô công nghiệp và những sản phẩm có giá trị phục vụ đắc lực cho việc bảo vệ sức khoẻ và nâng cao chất lượng sống của con người. Đương nhiên, nông nghiệp và y tế ứng dụng thành quả kỹ thuật di truyền nhiều nhất, đây là những lĩnh vực đột phá thực hiện cuộc cách mạng CNSH. Về trồng trọt, việc chuyển vào tế bào thực vật một gen lạ của vi khuẩn (chẳng hạn: gen cố định nitơ, gen kháng thuốc diệt cỏ, gen kháng côn trùng, gen kháng bệnh…) sẽ khiến cho cây trồng có được những phẩm chất đặc biệt. Mới đây Mỹ đã chế tạo được loại ngô kháng sâu bệnh do từng tế bào của loại ngô này đã mang gen sản sinh tinh thể diệt côn trùng của loài vi khuẩn trừ sâu bacillus thuringgiensis. Việc tạo ra cây khoai - cà (pomato) nhờ quá trình dung hợp tế bào của cây khoai tây với tế bào của cây cà chua là một thành tựu độc đáo. Cây khoai - cà mọc ra củ khoai tây ở bộ rễ dưới đất và sinh ra quả cà chua ở trên cây. Đối với chăn nuôi, kết quả có phần hạn chế hơn do việc thực hiện khá tốn kém và thời gian theo dõi rất dài. Tuy vậy, đã có trên 10 loại bao gồm bò, heo, dê, cừu, thỏ, gà, cá…được chú ý nghiên cứu. Hướng nghiên cứu nhằm tạo ra được những giống gia súc và
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn tốt nghiệp “Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây dựng tại Công ty cổ phần Xây lắp và Đầu tư Sông Đà”
51 p | 665 | 305
-
Luận văn: "Nghiên cứu ngôn ngữ UML và ứng dụng"
172 p | 294 | 107
-
LUẬN VĂN:ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ GIS TRONG ĐIỀU CHẾ RỪNG (Thử nghiệm tại khu rừng tự nhiên huyện Tuy Đức, tỉnh Dăk Nông)
63 p | 215 | 81
-
Luận văn Thạc sĩ: Nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGap ở Hà Nội
152 p | 217 | 51
-
Luận văn: Chế độ pháp lý về hợp đồng đại lý và thực tiễn thực hiện tạ iCông ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) Nhà nước một thành viên (MTV) Xuân Hoà
85 p | 444 | 47
-
LUẬN VĂN: Mục tiêu và phương hướng tiếp tục đổi mới và phát triển doanh nghiệp nhà nước
46 p | 133 | 35
-
Luận văn: Ứng dụng thẻ thanh tóan ngay tại cac địa phương yếu kém về phát triển công nghệ thông tin
73 p | 97 | 29
-
Luận văn Kế toán TSCĐ tại Công ty Vật tư vận tải xi măng
90 p | 83 | 18
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại Trung tâm Ứng dụng tiến bộ Khoa học và Công nghệ tỉnh Thừa Thiên Huế
142 p | 59 | 13
-
Luận văn Ứng dụng thực tế của UCP 600 trong việc tạo lập và kiểm tra bộ chứng từ thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ tại một số ngân hàng thương mại
95 p | 65 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Chăn nuôi: Nghiên cứu khả năng sản xuất tinh dịch của trâu Chiêm Hóa - Tuyên Quang và ảnh hưởng của thời gian bảo quản đến chất lượng tinh dịch
83 p | 34 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý khoa học và công nghệ: Các giải pháp thúc đẩy hoạt động của Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ địa phương theo cơ chế tự chủ (nghiên cứu trường hợp trung tâm ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ Thái Bình)
83 p | 30 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ theo định hướng ứng dụng: Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất chè ở thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên
128 p | 32 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Trách nhiệm giải trình của cơ quan hành chính Việt Nam qua trường hợp đề án “cải tạo, thay thế cây xanh” ở Hà Nội
64 p | 32 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Hệ thống thông tin: Ứng dụng học sâu để tối ưu hóa quá trình in 3D SLM để đạt được đường in ổn định
70 p | 13 | 5
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại Trung tâm Ứng dụng tiến bộ Khoa học và Công nghệ tỉnh Thừa Thiên Huế
26 p | 37 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Đào tạo nguồn nhân lực tại Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và Công nghệ tỉnh Kiên Giang
125 p | 6 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn