intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luật Dân sự Việt Nam

Chia sẻ: Lê Hoàng Huy | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:6

386
lượt xem
84
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo tài liệu 'luật dân sự việt nam', văn bản luật, quyền dân sự phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luật Dân sự Việt Nam

  1. Luật Dân sự Việt Nam Bách khoa toàn thư mở Wikipedia Mục lục [ẩn] 1 Lịch sử • 2 Đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều • chỉnh o 2.1 Đối tượng điều chỉnh  2.1.1 Quan hệ tài sản:  2.1.2 Quan hệ nhân thân: o 2.2 Phương pháp điều chỉnh: 3 Bộ luật Dân sự năm 2005 • 4 Xem thêm • 5 Liên kết ngoài • Luật Dân sự Việt Nam là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt Nam, bao gồm tổng hợp các quy phạm pháp luật nhằm điều chỉnh các quan hệ tài sản mang tính chất hàng hóa - tiền tệ và các quan hệ nhân thân trên cơ sở bình đẳng, độc lập của các chủ thể khi tham gia vào các quan hệ đó và có hiệu lực pháp lý trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam. [sửa] Lịch sử Trong giai đoạn nhà nước phong kiến, luật dân sự Việt Nam không được tách ra thành một bộ luật riêng mà được tìm thấy trong các điều khoản của các bộ luật phong kiến như Lê triều hình luật (Luật Hồng Đức), Nguyễn triều hình luật (Hoàng Việt luật lệ). Đến khi người Pháp chiếm đóng Việt Nam thì các bộ luật dân sự được áp dụng riêng rẽ ở ba kỳ lần lượt xuất hiện. Ví dụ ở Nam Kỳ thì bộ luật dân sự Nam Kỳ giản yếu ra đời năm 1883, bộ dân luật Bắc Kỳ ra đời năm 1931 và tại Trung Kỳ là bộ dân luật Trung Kỳ (Hoàng Việt Trung Kỳ hộ luật) ra đời năm 1936. Sau ngày 2 tháng 9 năm 1945, do hoàn cảnh chiến tranh với người Pháp nên chính phủ của chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn áp dụng các bộ luật dân sự này. Ngày 22 tháng 5 năm 1950, chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh số 97/SL để "sửa đổi một số quy lệ và chế định trong dân luật" nhằm sửa đổi một số điều trong các bộ dân luật cũ này. Tại miền bắc Việt Nam, ngày 10 tháng 7 năm 1959 tòa án tối cao ra chỉ thị số 772/TATC để "đình chỉ việc áp dụng luật pháp cũ của phong kiến đế quốc". Từ thời điểm đó trở đi, tại miền bắc Việt Nam thiếu hẳn bộ luật dân sự thực thụ. Một số mảng của luật dân sự được tách ra thành các bộ luật khác như Luật hôn nhân và gia đình hay các văn bản pháp quy dưới luật như thông tư, chỉ thị, nghị định, pháp lệnh. Tuy nhiên, nhiều lĩnh vực dân sự như thừa
  2. kế, quyền sở hữu trí tuệ v.v. không được điều chỉnh trực tiếp. Các quy định về nghĩa vụ dân sự được quy định chủ yếu là các vấn đề về nhà ở, vàng bạc, kim khí quý và đá quý v.v. và nói chung mang nặng tính chất hành chính. Có thể liệt kê một số văn bản pháp luật trong lĩnh vực dân sự như: Luật hôn nhân gia đình (1986), Luật Quốc tịch (1988), Pháp lệnh chuyển giao công nghệ nước ngoài vào Việt Nam (1988), Pháp lệnh về sở hữu công nghiệp (1989), Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế (1989), Pháp lệnh về thừa kế (1990), Pháp lệnh về Hợp đồng dân sự (1991), Pháp lệnh về nhà ở (1991) v.v. Tuy các pháp lệnh có nhiều nhưng đôi khi chồng chéo và mâu thuẫn với nhau nên đã gây ra nhiều khó khăn cho việc áp dụng pháp luật. Năm 1995, quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua Bộ luật Dân sự (có hiệu lực từ ngày 1 tháng 7 năm 1996). Sau 10 năm thi hành, Bộ luật Dân sự đã có nhiều hạn chế, bất cập như: một số quy định không phù hợp với sự chuyển đổi nhanh của nền kinh tế thị trường, không rõ ràng hay không đầy đủ hoặc còn mang tính hành chính. Nhiều bộ luật mới ra đời có các nội dung liên quan đến Bộ luật Dân sự Việt Nam 1995 nhưng bộ luật này lại không điều chỉnh, sửa đổi dẫn đến mâu thuẫn giữa chúng cũng như chưa có sự tương thích với các Điều ước quốc tế và thông lệ quốc tế. Ngày 14 tháng 6 năm 2005, Quốc hội Việt Nam đã thông qua Bộ luật Dân sự sửa đổi. Bộ Luật Dân sự Việt Nam 2005 có hiệu lực kể từ ngày 1 tháng 1 năm 2006. [sửa] Đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh [sửa] Đối tượng điều chỉnh Đối tượng điều chỉnh của luật dân sự là các quan hệ về tài sản, nhân thân trong quan hệ dân sự, hôn nhân và gia đình, thương mại, lao động (Điều 1 bộ Luật dân sự năm 2005). [sửa] Quan hệ tài sản: Quan hệ tài sản là quan hệ giữa người với người thông qua một tài sản(Vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản)(Giáo trình Luật Dân sự - ĐH Luật HN). [sửa] Quan hệ nhân thân: Quan hệ nhân thân là quan hệ giữa người với người về một giá trị nhân thân của các nhân hay tổ chức(Gtrình LDS VN- ĐH Luật HN). [sửa] Phương pháp điều chỉnh: [sửa] Bộ luật Dân sự năm 2005
  3. Wikisource tiếng Việt có toàn văn tác phẩm về: Bộ luật Dân sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Bộ luật Dân sự Việt Nam năm 2005 gồm có 777 điều, chia thành 7 phần và 36 chương. Cụ thể như sau: Phần I Quy định chung. Chương 1: Gồm 3 điều (1-3) quy định nhiệm vụ và hiệu lực của bộ luật dân sự • Việt Nam. Chương 2: Gồm 10 điều (4-13) quy định những nguyên tắc cơ bản. • Chương 3: Gồm 70 điều (14-51) quy định về cá nhân. • o Mục 1: Gồm 10 điều (14-23) quy định năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự của cá nhân. o Mục 2: Gồm 28 điều (24-51) quy định về quyền nhân thân. o Mục 3: Gồm 6 điều (52-57) quy định về nơi cư trú. o Mục 4: Gồm 15 điều (58-73) quy định về giám hộ. o Mục 5: Gồm 10 điều (74-83) quy định về thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú, tuyên bố mất tích và tuyên bố chết. Chương 4: Gồm 22 điều (84-105) quy định về pháp nhân. • o Mục 1: Gồm 16 điều (84-99) quy định chung về pháp nhân. o Mục 2: Gồm 6 điều (100-105) quy định về các loại pháp nhân. Chương 5: Gồm 15 điều (106-120) quy định về hộ gia đình và tổ hợp tác. • o Mục 1: Gồm 5 điều (106-110) quy định chung về hộ gia đình. o Mục 2: Gồm 10 điều (111-120) quy định về tổ hợp tác. Chương 6: Gồm 18 điều (121-138) quy định về giao dịch dân sự. • Chương 7: Gồm 10 điều (139-148) quy định về đại diện. • Chương 8: Gồm 5 điều (149-153) quy định về thời hạn. • Chương 9: Gồm 9 điều (154-162) quy định về thời hiệu. • Phần II Tài sản và quyền sở hữu Chương 10: Gồm 11 điều (163-173) quy định chung. • Chương 11: Gồm 8 điều (174-181) quy định các loại tài sản. • Chương 12: Gồm 18 điều (182-199) quy định nội dung quyền sở hữu. • o Mục 1: Gồm 10 điều (182-191) quy định quyền chiếm hữu. o Mục 2: Gồm 3 điều (192-194) quy định quyền sử dụng. o Mục 3: Gồm 5 điều (195-199) quy định quyền định đoạt. Chương 13: Gồm 33 điều (200-232) quy định các hình thức sở hữu. • o Mục 1: Gồm 8 điều (200-207) quy định sở hữu nhà nước. o Mục 2: Gồm 3 điều (208-210) quy định sở hữu tập thể. o Mục 3: Gồm 3 điều (211-213) quy định sở hữu tư nhân.
  4. Mục 4: Gồm 13 điều (214-226) quy định sở hữu chung. o Mục 5: Gồm 3 điều (227-229) quy định sở hữu của tổ chức chính trị, o chính trị-xã hội. o Mục 6: Gồm 3 điều (230-232) quy định sở hữu của tổ chức chính trị xã hội-nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội-nghề nghiệp. Chương 14: Gồm 22 điều (233-254) quy định về xác lập, chấm dứt quyền sở • hữu. o Mục 1: Gồm 15 điều (233-247) quy định về xác lập quyền sở hữu. o Mục 2: Gồm 7 điều (248-254) quy định về chấm dứt quyền sở hữu. Chương 15: Gồm 7 điều (255-261) quy định về bảo vệ quyền sở hữu. • Chương 16: Gồm 18 điều (262-279) những quy định khác về quyền sở hữu. • Phần III Nghĩa vụ dân sự và hợp đồng dân sự Chương 17: Gồm 148 điều (280-427) những quy định chung. • o Mục 1: Gồm 3 điều (280-282) quy định về nghĩa vụ dân sự. o Mục 2: Gồm 19 điều (283-301) quy định về thực hiện nghĩa vụ dân sự. o Mục 3: Gồm 7 điều (302-308) quy định về trách nhiệm dân sự. o Mục 4: Gồm 9 điều (309-317) quy định về chuyển giao quyền yêu cầu và chuyển giao nghĩa vụ dân sự. o Mục 5: Gồm 56 điều (318-373) quy định về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự, bao gồm quy định chung (318-325), cầm cố tài sản (326- 341), thế chấp tài sản (342-357), đặt cọc (358), ký cược (359), ký quỹ (360), bảo lãnh (361-371), tín chấp (372-373). o Mục 6: Gồm 14 điều (374-387) quy định về chấm dứt nghĩa vụ dân sự o Mục 7: Gồm 40 điều (388-427) quy định về hợp đồng dân sự, bao gồm giao kết hợp đồng dân sự (388-411), thực hiện hợp đồng dân sự (412- 422) và sửa đổi, chấm dứt hợp đồng dân sự (423-427). Chương 18: Gồm 166 điều (428-593) quy định về hợp đồng dân sự thông dụng. • o Mục 1: Gồm 35 điều (428-462) quy định về hợp đồng mua bán tài sản, bao gồm quy định chung (428-449), hợp đồng mua bán nhà (450-455) và quy định riêng về mua bán tài sản (456-462). o Mục 2: Gồm 2 điều (463-464) quy định về hợp đồng trao đổi tài sản. o Mục 3: Gồm 6 điều (465-470) quy định về hợp đồng tặng cho tài sản. o Mục 4: Gồm 9 điều (471-479) quy định về hợp đồng vay tài sản. o Mục 5: Gồm 32 điều (480-511) quy định về hợp đồng thuê tài sản, bao gồm quy định chung (480-491), hợp đồng thuê nhà (492-500) và hợp đồng thuê khoán tài sản (501-511). o Mục 6: Gồm 6 điều (512-517) quy định về hợp đồng mượn tài sản. o Mục 7: Gồm 9 điều (518-526) quy định về hợp đồng dịch vụ. o Mục 8: Gồm 20 điều (527-546) quy định về hợp đồng vận chuyển, bao gồm hợp đồng vận chuyển hành khách (527-534) và hợp đồng vận chuyển hàng hóa (535-546). o Mục 9: Gồm 12 điều (547-558) quy định về hợp đồng gia công. o Mục 10: Gồm 8 điều (559-566) quy định về hợp đồng gửi giữ tài sản.
  5. Mục 11: Gồm 14 điều (567-580) quy định về hợp đồng bảo hiểm. o Mục 12: Gồm 9 điều (581-589) quy định về hợp đồng ủy quyền. o Mục 13: Gồm 4 điều (590-593) quy định về hứa thưởng và thi có giải. o Chương 19: Gồm 5 điều (594-598) quy định về thực hiện công việc không có • ủy quyền. Chương 20: Gồm 5 điều (599-603) quy định về nghĩa vụ hoàn trả do chiếm • hữu, sử dụng tài sản, được lợi thế về tài sản không có căn cứ pháp luật. Chương 21: Gồm 27 điều (604-630) quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt • hại ngoài hợp đồng, bao gồm quy định chung (604-607), xác định thiệt hại (608-612), bồi thường thiệt hại trong một số trường hợp cụ thể (613-630). Phần IV Thừa kế Chương 22: Gồm 15 điều (631-645) quy định chung. • Chương 23: Gồm 28 điều (646-673) quy định về thừa kế theo di chúc. • Chương 24: Gồm 7 điều (674-680) quy định về thừa kế theo pháp luật. • Chương 25: Gồm 7 điều (681-687) quy định về thanh toán và phân chia di sản. • Phần V Quyền sử dụng đất Chương 26: Gồm 5 điều (688-692) quy định chung. • Chương 27: Gồm 4 điều (693-696) quy định về hợp đồng chuyển đổi quyền sử • dụng đất. Chương 28: Gồm 6 điều (697-702) quy định về hợp đồng chuyển nhượng • quyền sử dụng đất. Chương 29: Gồm 12 điều (703-714) quy định về hợp đồng thuê, thuê lại quyền • sử dụng đất, bao gồm: o Mục 1: Gồm có 11 điều (703-713) quy định về hợp đồng thuê quyền sử dụng đất. o Mục 2: Gồm có 1 điều (714) quy định về hợp đồng thuê lại quyền sử dụng đất. Chương 30: Gồm 7 điều (715-721) quy định về hợp đồng thế chấp quyền sử • dụng đất. Chương 31: Gồm 5 điều (722-726) quy định về hợp đồng tặng cho quyền sử • dụng đất. Chương 32: Gồm 6 điều (727-732) quy định về hợp đồng góp vốn bằng giá trị • quyền sử dụng đất. Chương 33: Gồm 3 điều (733-735) quy định về thừa kế quyền sử dụng đất. • Phần VI Quyền sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ Chương 34: Gồm 14 điều (736-749) quy định về quyền tác giả và quyền liên • quan, bao gồm:
  6. Mục 1: Gồm có 8 điều (736-743) quy định về quyền tác giả o Mục 2: Gồm có 6 điều (744-749) quy định về quyền liên quan đến o quyền tác giả. Chương 35: Gồm 4 điều (750-753) quy định về quyền sở hữu công nghiệp và • quyền đối với giống cây trồng. Chương 36: Gồm 4 điều (754-757) quy định về chuyển giao công nghệ • Phần VII Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài: Không lập thành chương, bao gồm các điều từ 758 đến 777. [sửa] Xem thêm
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2