intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luật Tục

Chia sẻ: Trong Thien Ky | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:6

303
lượt xem
62
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Theo quan điểm của đa số các nhà nghiên cứu nước ta, luật tục là một công cụ quản lý xã hội có nhiều mặt hữu ích đối với đời sống xã hội hiện đại. Nó giúp cộng đồng ổn định và phát triển. Về lịch sử, luật tục ra đời trước khi có luật nhà nước và có một số mặt không đồng nhất, tuy nhiên chúng vẫn có mối quan hệ gắn bó nhất định[5]:

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luật Tục

  1. Theo quan điểm của đa số các nhà nghiên cứu n ước ta, luật tục là m ột công c ụ quản lý xã hội có nhiều mặt hữu ích đối với đời sống xã h ội hi ện đ ại. Nó giúp c ộng đồng ổn định và phát triển. Về lịch sử, luật tục ra đời trước khi có luật nhà nước và có một số mặt không đồng nhất, tuy nhiên chúng vẫn có mối quan hệ gắn bó nhất định[5]: Luật tục Luật pháp TT 1 Đem lại lợi ích địa phương, duy trì trật Mang lại lợi ích quốc gia, duy trì trật tự cộng đồng tự chung 2 Mang tính đặc thù địa phương Mang tính phổ quát 3 Kiến thức cụ thể địa phương Kiến thức tổng quát, phổ cập 4 Sự nhất trí cộng đồng Sự chỉ đạo từ ngoài, áp đặt 5 Gắn với hệ thống văn hoá Nằm ngoài hệ thống văn hoá 6 Mềm dẻo, uyển chuyển Nguyên tắc cố định 7 Hướng tới sự thống nhất, đoàn kết Hướng tới sự công bằng 8 Truyền miệng hay đã văn bản hoá Bằng văn bản Căn cứ vào đặc điểm lưu truyền hay trình độ phát tri ển luật tục ở Vi ệt Nam, một số nhà nghiên cứu đã phân chia luật tục thành 3 nhóm hay giai đo ạn phát tri ển: luật tục dưới dạng các lời nói vần truyền miệng; luật tục thành văn hay đã đ ược văn bản hoá; và luật tục dưới dạng những thực hành xã hội[6]. Trong 3 hình thức, luật tục đã được c ố định thành lời nói vần (văn v ần) là lo ại được phổ biến bằng phương thức truyền miệng. Nó xuất hiện chủ yếu trong xã h ội các tộc người ở Tây Nguyên: tiêu biểu cho kiểu luật tục này là Phatkdi của người Ê Đê, Phátkđuôi của người Mnông, Tơ lơi djuat hay Tơ lơi phian của người Gia Rai, Adat mu car của người Raglai, Dây tơ ron kdi của người Ba Na, N’dri của người Mạ… Đây là những bộ luật được tập hợp thành dạng văn v ần, ph ản ánh v ề nhi ều lĩnh vực của đời sống xã hội như mối quan hệ cộng đồng, vai trò và trách nhi ệm c ủa người thủ lĩnh, hôn nhân và gia đình, sở hữu tài sản, việc xâm phạm tới cá nhân… Từ những năm 30 của thế kỷ XX đến nay, hầu hết các b ộ lu ật văn vần trên đã được văn bản hoá và công bố bởi các nhà nghiên cứu người Pháp và người Vi ệt Nam. Trong các công trình Recuel des coutumes Rhadées du Darlac (Sưu tầm luật tục của người Ê Đê ở Đắc Lắc) của L. Sabatier [7],Coutumier Stieng (Luật tục Xtiêng) của T. Gerber[8], Coutumier de la tribu Bahnar, des Sedang et des Jrai de la Province de Kontum (Luật tục của bộ lạc Ba Na, Xơ Đăng và Gia Rai ở tỉnh Kon Tum) c ủa P. Guillemi[9], Quelques aspects du coutumier (N’ri) des Cau Mae (Một số khía cạnh về luật tục (N’ri) của người Mạ) của J. Boulbet [10], Tơ lơi djuat: coutumier de la tribu Jrai (Tơ lơi djuat: luật tục của bộ lạc Gia Rai) của P.B. Lafont [11], các tác giả người
  2. Pháp đã cho công bố những sưu tầm ghi chép c ủa họ v ề đi ều kho ản lu ật t ục ở m ột s ố nhóm dân tộc thiểu số Tây Nguyên. Cũng trong các công trình này, các tác gi ả đã s ử dụng khái niệm coutumier để chỉ những điều luật dành riêng cho một số dân tộc thi ểu số và cho các toà án địa phương của họ. Ngoài những công trình c ủa ng ười Pháp, còn có những công trình nghiên cứu của các tác gi ả Vi ệt Nam xu ất hiện vào thập niên 70 - 80 của thế kỷ XX như Luật tục Ê Đê (tập quán pháp) của Ngô Đức Thịnh, Chu Thái Sơn, Nguyễn Hữu Thấu[12], Luật tục M’nông (tập quán pháp) của Ngô Đức Thịnh (chủ biên)[13], Luật tục Gia rai của Phan Đăng Nhật (chủ biên)[14] … Về luật tục thành văn hay đã được văn bản hoá, Ngô Đức Thịnh cho rằng có hai dạng điển hình là hương ước (hay còn gọi là hương lệ, khoán lệ, hương tục…) c ủa người Việt và luật tục của người Thái và Chăm. Hai dạng luật tục này đ ược ghi chép dưới dạng văn xuôi, gồm các điều luật cụ thể mà không phải là lối nói văn v ần, cách nói hình tượng như các dân tộc ở Tây Nguyên. Trong luật tục thành văn, các đi ều khoản được trình bày liệt kê rõ ràng và tập trung vào hai v ấn đ ề ch ủ yếu là ho ạt đ ộng của bộ máy “chính trị” và các nghi lễ (tang ma, cưới xin, t ế t ự…) trong đơn vị xã hội truyền thống (làng, bản, mường…). Các công trình sưu tầm, nghiên c ứu lu ật t ục thành văn đáng chú ý là Lệ làng phép nước của Bùi Xuân Đính[15]; Hương ước Hà Tĩnh của Võ Quang Trọng, Phạm Quỳnh Phương[16]; Hương ước Thanh Hoá của Võ Quang Trọng, Vũ Ngọc Khánh[17]; Hương ước Thái Bình của Nguyễn Thanh[18];Hương ước Nghệ An của Ninh Viết Giao[19]; Hương ước Quảng Ngãi của Vũ Ngọc Khánh, Lê Hồng Khánh, Tạ Hiền Minh[20]; Về hương ước lệ làng của Lê Đức Tiếp[21], Luật tục Thái của Ngô Đức Thịnh, Cầm Trọng[22], Mẫu hệ Chăm của Nguyễn Khắc Ngữ[23]… Trong 3 hình thức lưu truyền luật tục, luật tục tồn tại d ưới d ạng th ực hành xã hội chiếm số lượng lớn nhất. Nó bao gồm cả những luật tục từng d ưới d ạng truy ền miệng văn vần hay thành văn, nhưng do một hoàn c ảnh nào đó nay đã m ất. Cho đ ến nay, việc sưu tầm và nghiên cứu loại luật tục này còn khá hạn ch ế. Ch ỉ có m ột s ố ít công trình đề cập một cách có hệ thống về luật tục thực hành xã h ội ở các dân t ộc thiểu số ở Việt Nam. Tiêu biểu trong số đó là cuốn Luật tục của người Tà ôi, Cơtu, Bru - Vân Kiều ở Quảng Trị, Thừa Thiên Huế. Các tác giả Nguyễn Văn Mạnh, Nguyễn Xuân Hồng, Nguyễn Hữu Thông[24] đã nghiên cứu một cách khá toàn diện những quy ước luật tục của 3 dân tộc Tà Ôi, C ơ Tu, Bru - Vân Ki ều liên quan đ ến các vấn đề như giải quyết tranh chấp sở hữu nguồn tài nguyên thiên nhiên, khai thác và bảo vệ các nguồn tài nguyên, điều chỉnh nhận thức của cá nhân, quan hệ xã hội và hôn nhân gia đình,... Như vậy là, trên thực tế, trong cộng đồng quốc gia đa dân t ộc Vi ệt nam, gi ới khoa học trong và ngoài nước gần như mới chỉ đi sâu tìm hi ểu và nghiên c ứu lu ật t ục của đồng bào các dân tộc vùng núi phía Bắc (Việt Bắc, Tây B ắc), h ương ước các t ỉnh vùng đồng bằng Bắc Bộ và Trung Bộ, luật tục đồng bào các dân tộc Tây Nguyên. H ệ thống luật tục, phong tục tập quán của các dân tộc vùng miền núi Trung và Nam Trung Bộ (trong đó chủ yếu là các dân tộc thuộc miền núi Quảng Nam) d ường như m ới ch ỉ được xem xét mang tính khám phá thể hiện qua các tiểu luận, bài báo, chưa mang tính hệ thống, kết quả khoa học thu nhận chưa đáp ứng nhu cầu thực tiễn đặt ra, n ếu không nói đó là khoảng trống vắng cần phải mau chóng bù đắp. Vi ệc t ập trung đi sâu nghiên cứu luật tục - phong tục của đồng bào các dân tộc thi ểu số mi ền núi Qu ảng
  3. Nam theo một hệ thống nhất định, vì thế sẽ khả dĩ bước đầu góp ph ần lấp đi kho ảng trống của khoa học và xây dựng những cứ liệu ứng dụng, thi ết thực giúp cho các nhà quản lý chính quyền, quản lý văn hóa địa phương có thêm công c ụ quan tr ọng, t ổ ch ức và phát triển các hoạt động kinh tế có hiệu quả, bền vững và xây d ựng đ ời s ống văn hóa cơ sở ngày một tốt đẹp hơn. Miền núi Quảng Nam là nơi cư trú lâu đời của bốn nhóm dân tộc thi ểu số C ơ Tu, Xơ Đăng, Giẻ Triêng và Co. Theo số liệu thống kê năm 2004, các dân t ộc thi ểu s ố ở Quảng Nam sinh sống ở 70 xã, 381 thôn trên 700 đi ểm dân c ư c ủa 11 huy ện và th ị xã. Đồng bào có 99.637 người (chiếm khoảng 6,2% dân số toàn tỉnh), trong đó dân tộc Cơ Tu[25] là 41.605 người, Co là 5.110 người, Giẻ Triêng là 20.956 người và X ơ Đăng là 30.323 người[26]. Giống như nhiều cộng đồng dân tộc thiểu số khác sinh sống trên lãnh thổ nước ta, đồng bào các dân tộc thiểu số ở Quảng Nam hi ện nay vẫn duy trì và sử dụng luật tục truyền thống trong đời sống xã hội. Các luật tục của đồng bào dân tộc thiểu số ở Quảng Nam là những quy ước mang tính thực hành xã hội, và được coi là hình th ức phát tri ển “đ ầu tiên” trong s ố các hình thức luật tục có mặt ở Việt Nam. Đây cũng là đối tượng có tính ph ức t ạp và hi ện còn ít được các nhà nghiên cứu quan tâm nghiên cứu. Từ trước đến nay, hầu như chưa có tác giả nào tiến hành khảo sát toàn diện các lĩnh vực luật tục của cộng đồng dân tộc thiểu số ở Quảng Nam. Vào những tháng năm kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, Quảng Nam là m ột trong những vùng đất đặc biệt khó tiếp cận. Do nhiều nguyên nhân (giao thông đi l ại khó khăn, vùng giao tranh ác liệt…) nên luật tục các dân tộc thi ểu số Quảng Nam ít được giới nghiên cứu biết đến. Không phải ngẫu nhiên mà năm 1933, sau khi nhìn nhận lại những chuyến xâm nhập của thực dân Pháp vào địa phận các huyện miền núi Quảng Nam, nhà địa chất học ng ười Pháp G.H. Hoffet đã phải thú nhận rằng, không thể nào tiếp cận và nghiên cứu các dân tộc thiểu số ở vùng miền núi Quảng Nam… Sau ngày đất nước thống nhất (1975), các nhà dân tộc học Việt Nam mới có điều kiện bước đầu tìm đến với Quảng Nam. Quá trình khảo sát, tìm hi ểu các dân t ộc thiểu số ban đầu có mục đích phục vụ nhiệm vụ xác định thành phần các dân tộc trong cộng đồng quốc gia Việt Nam. Kết quả này đã cho ra đời tập sách quan tr ọng v ề Các dân tộc ít người Việt Nam (các tỉnh phía Nam) vào năm 1984. Cũng bắt đầu từ đây, các nhà dân tộc học công bố những bài báo giới thiệu về phong tục tập quán truyền th ống của các dân tộc Cơ Tu, Giẻ Triêng, Xơ Đăng, Co. Trên t ạp chí Dân tộc học (Viện Dân tộc học - Viện KHXH) đã lần lượt xuất hiện các ti ểu luận của các nhà nghiên c ứu Đặng Nghiêm Vạn, Nguyễn Hữu Thấu, Chu Thái Sơn, Lưu Hùng, Phạm Quang Hoan, … mở đường cho hàng loạt tiểu luận khác sau này về phong tục tập quán, tín ngư ỡng của đồng bào các dân tộc thiểu số ở Quảng Nam. Vào những năm cuối của thế kỷ XX, cùng với sự tìm hiểu, nghiên c ứu c ủa các nhà khoa học, việc học tập, kế thừa h ương ước, luật tục cổ truyền để xây dựng quy ước buôn làng mới đã trở thành phong trào t ương đối rộng khắp trong các vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Những năm gần đây, việc nghiên cứu về luật tục của các dân tộc thi ểu số Quảng Nam đã có chuyển biến về chất. Vấn đề luật tục, tập quán pháp đã thu hút
  4. được sự quan tâm tìm hiểu của nhiều nhà nghiên cứu và quản lý địa phương. Bên cạnh các tiểu luận, bài báo được công bố trên các tạp chí, báo, đài ở Trung ương, tại Quảng Nam, người đọc còn biết đến luật tục qua các tạp chí Văn hoá Thông tin của Sở Văn hoá Thông tin, Khoa học và Sáng tạo của Sở Khoa học - Công nghệ, một số tờ tin của Sở Tư pháp, Ban Dân tộc và Miền núi, tạp chí Đất Quảng của Hội Văn học Nghệ thuật Quảng Nam… Qua tìm hiểu chúng tôi nhận thấy, các sưu tầm, nghiên c ứu luật tục đã t ập trung đến nhiều nội dung như: - Về bộ máy quản lý xã hội thực thi luật tục truyền th ống, quy đ ịnh s ở h ữu tài sản, khai thác bảo vệ nguồn tài nguyên, hôn nhân gia đình… có các bài vi ết Một số nét về luật tục Cơtu ở Quảng Nam của Nguyễn Hữu Thông, Lê Anh Tuấn [27]; Hệ thống lãnh đạo của người Katu ở miền Trung Việt Nam (làng Rô, xã Cady, huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam, Vài nét về xã hội truyền thống người Pơ Noong Quảng Nam của Huỳnh Đình Quốc Thiện[28]; Văn hoá làng miền núi Trung bộ Việt Nam: giá trị truyền thống và những bước chuyển lịch sử (dẫn liệu từ miền núi Quảng Nam) của Nguyễn Hữu Thông (chủ biên); Luật tục Katu và quan hệ gia đình, Đôi nét về luật tục truyền thống của người Cơtu của Lê Anh Tuấn[29];… - Liên quan đến vai trò của thế giới quan truyền thống đối với luật tục, quy đ ịnh luật tục trong nghi lễ vòng đời có các bài Một vài tập tục ảnh hưởng đến sức khoẻ bà mẹ và trẻ em người Ve, Phong tục cưới xin của người Ve tỉnh Quảng Nam của Nguyễn Văn Minh[30]; Về quan hệ hôn nhân và gia đình của người Cơtu , Góp phần tìm hiểu người Ve ở Giằng của Phạm Quang Hoan[31]; Tìm hiểu về tập tục hôn nhân của người Cơtu của Lưu Hùng[32], Tìm hiểu văn hoá Ka tu của Tạ Đức[33]… - Về mối quan hệ giữa quy ước luật tục với quy ước nông thôn hi ện đại, s ự chuyển đổi vai trò của già làng … có các bài Luật tục trong đời sống văn hoá ở miền núi Quảng Nam của Tôn Thất Hướng[34], Kinh tế, văn hoá các làng miền núi Quảng Nam của Nguyễn Tri Hùng[35]… Có thể nói, các nghiên cứu trên đã giúp chúng ta nhận th ức đầy đ ủ h ơn v ề b ức tranh sinh hoạt luật tục của đồng bào các dân tộc thiểu số ở Quảng Nam. Bên c ạnh những kết quả đạt được, các tác giả cũng đặt ra cho những nhà nghiên c ứu sau này một số vấn đề cần tiếp tục bổ sung và làm rõ như c ần đi ều tra, khảo sát t ổng th ể thực trạng sử dụng luật tục ở vùng đồng bào 4 dân tộc thi ểu số Co, Gi ẻ Triêng, X ơ Đăng và Cơ Tu ở Quảng Nam; nghiên c ứu làm rõ những xu h ướng s ử d ụng lu ật t ục, vai trò của luật tục truyền thống đối với sự phát triển kinh tế, xã h ội và văn hoá ở vùng các dân tộc thiểu số Quảng Nam; tìm hiểu nhận thức, thái độ c ủa người dân đ ịa phương đối với quy định pháp luật, luật tục; làm rõ m ối quan hệ và sự tác đ ộng qua lại giữa luật tục và pháp luật; nghiên cứu luật tục theo hướng ứng d ụng nh ằm đ ề xuất những giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng và khai thác khía c ạnh tích c ực c ủa luật tục phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội, nâng cao đời sống văn hoá c ơ sở…. Trong bối cảnh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá và đô th ị hoá đ ược đ ẩy mạnh như ở vùng miền núi Tây Quảng Nam hiện nay, nhu cầu tìm hi ểu và đề xuất những giải pháp cho vấn đề luật tục của đồng bào các dân tộc thi ểu số ngày càng tr ở nên cấp thiết. Do nhiều nguyên nhân (sự gia tăng dân số mạnh mẽ, ngu ồn tài nguyên
  5. suy thoái, sự xâm nhập của các yếu tố văn hoá có hại t ừ bên ngoài, văn hoá truy ền thống mai một, mặt trái của nền kinh tế thị trường tác động…), vi ệc quản lý xã h ội ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số hiện nay gặp rất nhiều khó khăn. T ại m ột s ố đ ịa phương, các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội có nguy c ơ bị thụt lùi, thậm chí không bền vững. Có ý kiến cho rằng nên xoá bỏ hoàn toàn những luật tục cũ vì chúng đã tr ở nên lạc hậu, không phù hợp với yêu cầu phát triển c ủa xã h ội m ới. Nh ưng cũng có ý kiến ngược lại cho rằng nên bảo lưu luật tục vì chúng là tri thức b ản đ ịa c ủa đ ồng bào, chứa đựng nhiều kinh nghiệm quý báu rất hữu ích cho cuộc sống hiện nay. Vậy chính quyền và người dân địa phương cần sử dụng những công c ụ quản lý nào để phát triển xã hội? Duy trì hay loại bỏ luật tục? Nếu duy trì thì làm th ế nào đ ể khai thác những giá trị tốt đẹp của luật tục, để chúng trở thành đ ộng l ực thúc đ ẩy s ự phát triển kinh tế, xã hội, xây dựng đời sống văn hoá c ơ sở?… Đây là nh ững câu h ỏi rất cần các nhà khoa học giải đáp. Tiến hành thực hiện đề tài Nghiên cứu luật tục của đồng bào các dân tộc thiểu số phục vụ cho đầu tư phát triển kinh tế, xã hội và nâng cao đời sống văn hoá cơ sở , chúng tôi nhận thức được những vấn đề cấp thi ết đã và đang đặt ra trong đ ời s ống của đồng bào các dân tộc thiểu số ở Quảng Nam. Vì vậy, đề tài đặt ra nhi ệm v ụ nghiên cứu tổng thể thực trạng, làm sáng tỏ những khía cạnh tích c ực c ủa kho tàng tri thức bản địa thể hiện trong luật tục - phong tục, tập quán, tín ngưỡng nh ằm ph ục v ụ sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội và văn hoá tại vùng đồng bào các dân t ộc thi ểu s ố ở Quảng Nam. Bên cạnh những đóng góp về mặt nhận th ức, đ ề tài khuy ến ngh ị m ột số nhóm giải pháp nhằm góp phần giải quyết những vấn đ ề th ực ti ễn trong công tác quản lý xã hội như bảo tồn di sản văn hoá truyền thống, nâng cao nh ận th ức c ủa người dân về pháp luật, luật tục - phong tục bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên, củng cố tổ chức cộng đồng, xây dựng mối quan hệ tích c ực trong hôn nhân và gia đình, khai thác các nét tích cực trong lễ nghi, tôn giáo/tín ngưỡng tộc người, v.v… Nguồn: Trích “Mở đầu” của tác giả [1] P. Ory: La commune annamite au Tonkin, Paris, 1899. Nguyễn Hồng Phong, Xã thôn Việt Nam, Nxb. Văn Sử Địa, H, 1957. 1 Viện Sử học: Nông thôn Việt Nam trong lịch sử , Nxb. Khoa học xã hội, 2 tập: 1977, 1978. 2 [4] Trần Từ: Cơ cấu tổ chức của làng Việt cổ truyền ở Bắc Bộ, Nxb. Khoa học xã hội , Hà Nội, 1984. Ngô Đức Thịnh: Tìm hiểu luật tục các tộc người ở Việt Nam. Nxb. KHXH, H, 2003, tr . 73. 1 [6] Xem: Ngô Đức Thịnh: “Luật tục với việc phát triển nông thôn hiện nay ở Việt Nam” trong tập hợp Kỷ yếu hội thảo khoa học Luật tục và phát triển nông thôn hiện nay ở Việt Nam. Nxb. Chính trị Quốc gia - 2000. [7] L. Sabatier: Recuel des coutumes Rhadées du Darlac (Sưu tầm luật tục của người Ê Đê ở Đắc Lắc). Tập hợp các văn bản, tài liệu về Đông Dương, IV, HaNoi, 1940. [8] T. Gerber Coutumier Stieng. B.E.F.E.O, 1950.
  6. [9] P. Guillemi: Coutumier de la tribu Bahnar, des Sedang et des Jrai de la Province de Kontum Selon la Coutume appliquộe dans les tribunnax. Luật tục của bộ lạc Bana, Xơ đăng và Gia rai ở tỉnh Kon Tum . Theo luật tục áp dụng trong các toà án, Paris B.E.F.E.O, 1952. [10] J. Boulbet: Quelques aspects du coutumier (N’ri) des Cau Mae (Một vài khía cạnh về luật tục (N’ri) của người Mạ), B.S.E.I, Saigon, 1957. [11] P.B. Lafont: Tơ lơi djuat: coutumier de la tribu Jrai (Tơ lơi djuat: luật tục của bộ lạc Gia Rai). B.E.F.E.O, 1963. [12] Ngô Đức Thịnh, Chu Thái Sơn, Nguyễn Hữu Thấu: Luật tục Ê đê (tập quán pháp), Nxb. Chính trị Quốc gia, H, 1996. [13] Ngô Đức Thịnh (chủ biên): Luật tục M’nông (tập quán pháp), Nxb. Chính trị Quốc gia, H, 1998. [14] Phan Đăng Nhật (chủ biên): Luật tục Gia rai, Sở VHTT Gia Lai - Playku, 1999. [15] Bùi Xuân Đính: Lệ làng phép nước, Nxb. KHXH, H, 1998. [16] Võ Quang Trọng, Phạm Quỳnh Phương: Hương ước Hà Tĩnh. Sở VHTT Hà Tĩnh, 1996. [17] Võ Quang Trọng, Vũ Ngọc Khánh: Hương ước Thanh Hoá, Nxb. KHXH, H, 1998. [18] Nguyễn Thanh: Hương ước Thái Bình, Nxb. VHDT, H, 2000. [19] Ninh Viết Giao: Hương ước Nghệ An, Nxb. Chính trị Quốc gia, 1998. [20] Vũ Ngọc Khánh, Lê Hồng Khánh, Tạ Hiền Minh: Hương ước Quảng Ngãi”, Sở VHTT Quảng Ngãi, 1996. [21] Lê Đức Tiếp: Về hương ước lệ làng, Nxb. Chính trị Quốc gia, H, 1998. [22] Ngô Đức Thịnh, Cầm Trọng: Luật tục Thái, Nxb. VHDT, H, 1999. [23] Nguyễn Khắc Ngữ: Mẫu hệ Chăm, Nxb. Sài Gòn, 1976. [24] Nguyễn Văn Mạnh (chủ biên), Nguyễn Xuân Hồng, Nguyễn Hữu Thông, Luật tục của người Tà ôi, Cơtu, Bru - Vân Kiều ở Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Nxb. Thuận Hoá, 2000.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2