intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Lưu ý sử dụng thuốc ở người sốt xuất huyết

Chia sẻ: Xeko Xeko | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

85
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sốt xuất huyết (SXH) Dengue là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virut Dengue gây nên. Bệnh lây theo đường máu, trung gian truyền bệnh là muỗi Aedes aegypti. Bệnh có biểu hiện lâm sàng chủ yếu là sốt cấp diễn và xuất huyết với nhiều dạng khác, thể nặng có sốc do giảm khối lượng máu lưu hành. Bệnh lây theo đường máu qua muỗi Aedes aegypti ở thành thị. Aedes aegypti là muỗi vằn, có nhiều ở thành phố, thị xã, sống trong nhà và ngoài trời. Muỗi Aedes aegypti ưa đốt người, đốt dai, đốt nhiều...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Lưu ý sử dụng thuốc ở người sốt xuất huyết

  1. Lưu ý sử dụng thuốc ở người sốt xuất huyết Sốt xuất huyết (SXH) Dengue là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virut Dengue gây nên. Bệnh lây theo đường máu, trung gian truyền bệnh là muỗi Aedes aegypti. Bệnh có biểu hiện lâm sàng chủ yếu là sốt cấp diễn và xuất huyết với nhiều dạng khác, thể nặng có sốc do giảm khối lượng máu lưu hành. Bệnh lây theo đường máu qua muỗi Aedes aegypti ở thành thị. Aedes aegypti là muỗi vằn, có nhiều ở thành phố, thị xã, sống trong nhà và ngoài trời. Muỗi Aedes aegypti ưa đốt người, đốt dai, đốt nhiều lần đến no máu thì thôi, muỗi đốt người chủ yếu vào ban ngày. Dịch sốt xuất huyết Dengue hay xảy ra vào mùa mưa, nóng. Trong SXH Dengue có 2 rối loạn cơ bản: - Tăng tính thấm thành mạch: Dịch từ trong lòng mạch thoát ra ngoài làm giảm khối lượng máu lưu hành dẫn đến sốc. - Rối loạn đông máu gây xuất huyết. Ở bệnh nhân SXH Dengue, hai rối loạn trên tác động lẫn nhau dẫn đến các triệu chứng lâm sàng nặng của bệnh là sốc và xuất huyết.
  2. Một trường hợp sốc, trụy mạch do sốt xuất huyết đang được điều trị tại Viện Các bệnh truyền nhiễm và nhiệt đới quốc gia. Chẩn đoán SXH Dengue - Sốt cấp diễn thời gian sốt từ 2- 7 ngày. - Xuất huyết: Thường xảy ra vào ngày thứ 2, thứ 3 của bệnh dưới nhiều hình thái: Xuất huyết tự nhiên ở da hoặc niêm mạc hoặc dấu hiệu dây thắt (+). - Gan to. - Bạch cầu giảm. - Tiểu cầu giảm nhỏ hơn hoặc bằng 100.000/ mm3. Hematocrit tăng từ 20% trở lên so với bình thường.
  3. Phân loại mức độ bệnh: - Độ I: Sốt + dấu hiệu dây thắt (+), không có xuất huyết tự nhiên. - Độ II: Sốt + xuất huyết tự nhiên dưới da hoặc niêm mạc. - Độ III: Như độ I, II + mạch nhanh, nhỏ, huyết áp kẹt hoặc tụt, da lạnh, bứt rứt vật vã. - Độ IV (sốc sâu): huyết áp không đo được, mạch không bắt được. Nguyên tắc điều trị - Bổ sung dịch thể sớm tuỳ theo mức độ bệnh. - Hạ nhiệt khi sốt cao, an thần. Xử trí tốt mọi xuất huyết, truyền máu tươi khi xuất huyết phủ tạng nặng. - Phát hiện và xử trí sớm sốc. - Nuôi dưỡng, săn sóc hộ lý tốt bệnh nhân. Bổ sung dịch thể - Độ I: Chủ yếu uống. - Độ II: Uống kết hợp với truyền.
  4. - Độ III: Chủ yếu truyền. - Độ IV: Truyền tốc độ nhanh. Bổ sung dịch thể: - Dịch uống: Oresol (nal3,5g + trisodium xitrat 2,9 g + KCL 1,5g + glucose 20g) pha với 1 lít nước sôi để nguội. Hiện nay, trên thị trường có nhiều loại oresol có hàm lượng khác nhau, có mùi thơm hoa quả dành cho trẻ em, tùy thuộc hàm lượng mỗi loại để pha với số lượng nước tương ứng được hướng dẫn. Bệnh nhân SXH gia tăng tại các thành phố lớn.
  5. - Dịch truyền: Ringerlactat + glucose 5% hoặc natri clorua 0,9% + glucose 5% theo tỷ lệ 2/1; 3/1 hoặc 1/1 khi có nhiễm toan, bổ sung thêm natri bicarbonat đẳng trương (1,4%). - Lượng dịch bổ sung với độ I và độ II: Lượng dịch bổ sung cần căn cứ vào nhiệt độ, mồ hôi, nôn, lượng nước tiểu và Hematocrit, trung bình 2lít/24 giờ với người lớn và 1lít/ 24 giờ với trẻ em. - Bổ sung khối lượng dịch đã mất: 10ml/kg khi mất 1% trọng lượng cơ thể. - Sau đó truyền dịch duy trì lượng dịch tính theo công thức Halliday và Segar. Bổ sung dịch thể sớm là biện pháp số 1 để ngăn ngừa sốc, mọi bệnh nhân dù nhẹ (độ I) cũng cần uống nước (oresol), nước hoa quả, nước lọc. Xử trí xuất huyết: - Xuất huyết dưới da: Không cần xử trí, có thể dùng vitamin C, rutin, thuốc kháng histamin để bảo vệ thành mạch, hạn chế phản ứng dị ứng quá mẫn. - Xuất huyết niêm mạc: Chảy máu cam, dùng bông thấm antipyrin 20% hoặc thuốc co mạch nhét chặt lỗ mũi hoặc dùng gelaspon. Khi có chảy máu cam nhiều cần phải can thiệp chuyên khoa tai mũi họng
  6. - Xuất huyết phủ tạng: Truyền máu tươi khi Hematocrit thấp. Truyền huyết tương, khối tiểu cầu khi Hematocrit cao. Hạ sốt khi có sốt cao, an thần: - Tốt nhất là hạ nhiệt bằng phương pháp vật lý, nới lỏng quần áo, lau nước mát, không được chườm đá. - Thuốc hạ nhiệt: Chỉ được dùng paracetamol đơn chất. Không được dùng các thuốc hạ nhiệt khác như aspirin để hạ sốt vì có thể gây xuất huyết và toan máu. - Thuốc an thần: seduxen, rotunda. Biện pháp khác: - Nằm nghỉ tại giường. - Trợ tim mạch khi cần. - Nuôi dưỡng : Ăn lỏng, đủ chất, đủ vitamin. Chú ý: - Với bệnh SXH có sốc cần bù dịch theo hướng dẫn của Bộ Y tế. - Theo dõi sát: Mạch, huyết áp, nhịp thở, da, niêm mạc, tìm xuất huyết nội tạng để chỉ định truyền máu kịp thời.
  7. - Hạn chế thủ thuật tại các vị trí khó cầm máu. - Thời gian truyền dịch: 24- 48 giờ trong giai đoạn thoát huyết tương. Nói chung không nên truyền quá 48 giờ. - Sau khi hết sốc, hết sốt: Có quá trình tái hấp thu huyết tương vào lòng mạch dễ gây phù phổi cấp nếu tiếp tục truyền dịch nên cần chú ý theo dõi sát bệnh nhân trong giai đoạn này Tóm lại, SXH là bệnh truyền nhiễm nặng thường xuất hiện vào mùa hè thu. Bệnh diễn biến nặng, khó tiên lượng, dễ sốc và xuất huyết, đặc biệt xuất huyết phủ tạng có thể làm bệnh nhân tử vong, vì vậy khi có triệu chứng bệnh SXH, bệnh nhân nên đến khám tại các cơ sở y tế không nên tùy tiện dùng thuốc tại nhà vì có thể làm cho bệnh nặng hơn.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2