intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Lý Do Khiến Người Lao Động Bỏ Việc

Chia sẻ: Coeus Coeus | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

83
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thị trường việc làm luôn thừa người lao động, thiếu việc làm. Tuy nhiên nhiều lao động trình độ cao, tay nghề giỏi vẫn bỏ việc, từ chối với các công ty, tổ chức sau một thời gian làm việc. Điều này gây ra vấn đề “thiếu người làm” trong khi “thừa nguồn nhân lực” tại nhiều nơi. Vậy đâu là lý do khiến người lao động bỏ việc?

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Lý Do Khiến Người Lao Động Bỏ Việc

  1. Lý Do Khiến Người Lao Động Bỏ Việc
  2. Thị trường việc làm luôn thừa người lao động, thiếu việc làm. Tuy nhiên nhiều lao động trình độ cao, tay nghề giỏi vẫn bỏ việc, từ chối với các công ty, tổ chức sau một thời gian làm việc. Điều này gây ra vấn đề “thiếu người làm” trong khi “thừa nguồn nhân lực” tại nhiều nơi. Vậy đâu là lý do khiến người lao động bỏ việc? Các nghiên cứu về nguồn nhân lực, lao động cho thấy: hầu hết người lao động làm việc rồi nghỉ đều không nói thật hoặc được che đậy bởi lý do sức khỏe, hoàn cảnh gia đình. Bản thân các công ty, tổ chức cũng như toàn hệ thống chưa có thống kê về vấn đề này để tìm ra đâu là nguyên nhân thực sự. Tại Việt Nam, hầu hết mọi ý kiến đều cho rằng nguyên nhân chính là do tiền lương, thu nhập. Tuy nhiên thực tế đi sâu phân tích thì không phải như vậy. Theo thống kê và kinh nghiệm của ATTE Luxembourg (Financial Technology Transfer Agency, Luxembourg) thì các nguyên nhân sau là phổ biến để dẫn tới tình trạng lao động bỏ việc (xếp theo thứ tự từ cao đến thấp): Lý do về quản lý, lãnh đạo xếp hàng đầu khiến người lao động nghỉ việc. Ảnh: internet
  3. 1. Do quản lý/ lãnh đạo Trong cuộc thống kê, nghiên cứu lý do tại sao người lao động lại nghỉ việc thì nguyên nhân vì lãnh đạo, quản lý đứng đầu tiên. Có rất nhiều điều khiến họ không muốn tiếp tục công việc như: cách quản lý, cách làm việc, năng lực, trách nhiệm với công việc… Với người lao động, lãnh đạo và quản lý liên quan mật thiết đến sự phát triển nghề nghiệp trong tương lai của họ. Vì những người trong vị trí lãnh đạo, quản lý sẽ quyết định phần lớn về con đường sẽ phải đi. Nếu như họ nhận ra mình không phù hợp với đường lối ấy thì sẽ không gắn bó, đi chung dài lâu với nhau được. 2. Áp lực công việc Công việc là một phần rất quan trọng của cuộc sống. Tuy nhiên bên cạnh mỗi người còn có gia đình, bạn bè, và rất nhiều mối quan tâm khác. Nếu như áp lực công việc quá lớn, chiếm mất nhiều thời gian của họ về những mục tiêu đề ra thì phần nhiều sẽ chọn “sự thoải mái tiến đến”. Vì mục đích cơ bản của con người khi sống và làm việc là đạt được hạnh phúc, vui vẻ, sự thoải mái chứ không phải những phiền toái, áp lực. 3. Nhu cầu tự thể hiện, được hoàn thiện Đây là một nhu cầu quan trọng và là nhu cầu về sự hoàn thiện bậc cao của con người theo tháp nhu cầu của nhà tâm lý học Abraham Maslow. Nhất là khi người lao động có một nền tảng về niềm tin vững vàng, dám đối mặt với mọi thứ thách để thể hiện và hoàn thiện mình theo những chuẩn mực mong muốn.
  4. Nhu cầu tự hoàn thiện mình thường có ở những người tự tin. Ảnh: internet 4. Tiền lương và các chế độ lao động Tưởng là một lý do rất quan trọng khiến người lao động nghỉ việc nhưng nó lại không nằm trong những nguyên nhân đầu tiên. Tiền lương và các chế độ đãi ngộ rất quan trọng với bất kỳ ai khi làm việc. Vì nó giúp họ có thể giúp họ làm được nhiều việc khác có liên quan. Khi thu nhập không đáp ứng được các nhu cầu cơ bản của cuộc sống, mà người lao động lại tự tin rằng mình sẽ tìm được một công việc ở một tổ chức khác có mức thu nhập cao hơn thì chắc chắn họ sẽ nghỉ việc. Tuy nhiên đây lại là lý do xếp thứ sau. 5. Các lý do khác Những lý do này thường rất chính đáng. Ví dụ như vì lý do sức khỏe, gia đình, công việc không phù hợp…. Trong khi các vấn đề khác cần sự quan tâm của họ hơn công việc và công việc được xếp sau.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2