intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Lý thuyết Kinh mạch và Huyệt đạo: ĐẠI CỰ

Chia sẻ: Abcdef_39 Abcdef_39 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

89
lượt xem
17
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tên Huyệt: Huyệt ở vùng bụng, chỗ cao (Cự) và to (Đại) nhất vì vậy gọi là Đại Cự (Trung Y Cương Mục). Xuất Xứ: Giáp Ất Kinh. Đặc Tính: Huyệt thứ 27 của kinh Vị. Vị Trí: Rốn đo xuống 2 thốn (huyệt Thạch Môn (Nh.5), đo ngang ra 2 thốn. Giải Phẫu: Dưới da là cân cơ chéo to, cơ thẳng to, mạc ngang, phúc mạc, trong ổ bụng là ruột non, tử cung khi có thai 5-6 tháng, bàng quang khi bị bí tiểu tiện vừa....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Lý thuyết Kinh mạch và Huyệt đạo: ĐẠI CỰ

  1. ĐẠI CỰ Tên Huyệt: Huyệt ở vùng bụng, chỗ cao (Cự) và to (Đại) nhất vì vậy gọi là Đại Cự (Trung Y Cương Mục). Xuất Xứ: Giáp Ất Kinh. Đặc Tính: Huyệt thứ 27 của kinh Vị. Vị Trí: Rốn đo xuống 2 thốn (huyệt Thạch Môn (Nh.5), đo ngang ra 2 thốn. Giải Phẫu: Dưới da là cân cơ chéo to, cơ thẳng to, mạc ngang, phúc mạc, trong ổ bụng là ruột non, tử cung khi có thai 5-6 tháng, bàng quang khi bị bí tiểu tiện vừa.
  2. Thần kinh vận động cơ là 6 dây thần kinh gian sườn dưới và dây thần kinh bụng - sinh dục. Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh D11. Chủ Trị: Trị bàng quang viêm, bụng đau, l, di tinh, mộng tinh. Phối Huyệt: 1. Phối Địa Cơ (Ty.8) + Trung Khích [Trung Đô - C.6] trị sán khí (Giáp Ất Kinh). 2. Phối Âm Giao (Nh.7) + Khí Hải (Nh.6) trị sợ hãi không nằm được (Bị Cấp Thiên Kim Phương). 3. Phối cứu Hạ Liêu [Bq.34] trị xuất tinh sớm, tiết tinh (Trung Quốc Châm Cứu Học). Châm Cứu: Châm thẳng, sâu 1 - 2 thốn. Cứu 10 - 20 phút. Ghi Chú: Có thai và bí tiểu: không châm. *Tham Khảo:
  3. “Đại Cự chủ trị hay sợ hãi” (Thiên Kim Dực Phương). THỦY ĐẠO Tên Huyệt: Huyệt có tác dụng thông điều thủy đạo (làm cho nước và tân dịch thông đi, như đường (đạo) dẫn nước (thuỷ) chảy đi, vì vậy gọi là Thuỷ Đạo (Trung Y C ương Mục). Xuất Xứ: Giáp Ất Kinh. Đặc Tính: + Huyệt thứ 28 của kinh Vị. + Huyệt chủ về tân dịch. Vị Trí: Rốn xuống 3 thốn (huyệt Quan Nguyên -Nh.4), đo ngang ra 2 thốn. Giải Phẫu:
  4. Dưới da là cân cơ chéo to, cơ thẳng to, mạc ngang, phúc mạc. Trong ổ bụng là ruột non và tử cung khi có thai 4-6 tháng, bàng quang khi bị bí tiểu. Thần kinh vận động cơ là 6 dây thần kinh gian sườn cùng. và dây thần kinh bụng- sinh dục. Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh D12. Tác Dụng: Thanh thấp nhiệt, lợi bàng quang. Chủ Trị: Trị bàng quang viêm, dịch hoàn viêm, thận viêm, tiểu bí, phù nề. Phối Huyệt: 1. Phối Cân Súc (Đc.8) trị cột sống lưng đau (Châm Cứu Tụ Anh). 2. Phối Âm Lăng Tuyền (Ty.9) + Thuỷ Phân (Nh.9) + Túc Tam Lý (Vi.36) trị cổ trướng, bụng trướng nước (Châm Cứu Học Thượng Hải). 3. Phối Thủy Phân (Nh.9) trị phù (Châm Cứu Học Thượng Hải).
  5. 4. Phối Bàng Quang Du (Bp.28) + Tam Âm Giao (Ty.6) + Thận Du (Bq.23) trị Thận viêm (Châm Cứu Học Thượng Hải). 5. Phối Âm Lăng Tuyền (Ty.9) + Tam Âm Giao (Ty.6) + Trung Cực (Nh.3) trị bàng quang viêm (Châm Cứu Học Thượng Hải). 6. Phối Âm Lăng Tuyền (Ty.9) + Túc Tam Lý (Vi.36) trị cổ trướng (Châm Cứu Học Việt Nam). Châm Cứu: Châm thẳng 1 - 1, 5 thốn - Cứu 5 - 7 tráng - Ôn cứu 10 - 20 phút. Ghi Chú: + Có thai không châm. + Bí tiểu không châm sâu.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1