intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Lý thuyết Kinh mạch và Huyệt đạo: HỆ THỐNG KINH CÂN

Chia sẻ: Abcdef_39 Abcdef_39 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

132
lượt xem
20
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

a. Đại cương + “Vì các đường kinh này đi ở gân (cân) thịt ngoài cơ thể, vì vậy gọi là ‘Kinh Cân’ (Trung Y Học Khái Luận). + Kinh Cân là 1 bộ phận của hệ thống kinh lạc, nơi mà kinh kinh khí của 12 Kinh mạch giao hội, phân tán và liên hệ với cơ, khớp. Kinh Cân là hệ gân cơ của cơ thể (Châm Cứu Học Thượng Hải). + Tên của kinh Cân cũng giống tên của Kinh Chính chỉ khác là thêm chữ Cân ở đầu. Thí dụ: Kinh Cân thủ Thái Dương, Kinh...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Lý thuyết Kinh mạch và Huyệt đạo: HỆ THỐNG KINH CÂN

  1. HỆ THỐNG KINH CÂN a. Đại cương + “Vì các đường kinh này đi ở gân (cân) thịt ngoài cơ thể, vì vậy gọi là ‘Kinh Cân’ (Trung Y Học Khái Luận). + Kinh Cân là 1 bộ phận của hệ thống kinh lạc, nơi mà kinh kinh khí của 12 Kinh mạch giao hội, phân tán và liên hệ với cơ, khớp. Kinh Cân là hệ gân cơ của cơ thể (Châm Cứu Học Thượng Hải). + Tên của kinh Cân cũng giống tên của Kinh Chính chỉ khác là thêm chữ Cân ở đầu. Thí dụ: Kinh Cân thủ Thái Dương, Kinh Cân túc Dương Minh... + Đặc điểm chủ yếu của kinh Cân, đầu tiên là vượt ra ngoài công năng và tổ chức của hệ thống kinh lạc đi phía ngoài cơ thể (Trung Y Học Khái Luận). b- Vận Hành Của Kinh Cân Kinh Cân, cách chung, vận hành từ tay chân lên thân mình, cổ, đầu, thường phân bố ở chân tay, thân, khoang bụng và ngực. Kinh Dương đi ở mặt ngoài, kinh Âm đi ở mặt trong chân tay, đi vào khoang bụng, ngực, nhưng không đi vào Tạng Phủ (khác với 12 Kinh Chính thì ở cả trong lẫn ngoài và khác với kinh Biệt là chú trọng ở Tạng Phủ).
  2. Nếu theo đường vận hành của kinh Cân từ chỗ bắt đầu cho đến chỗ chấm dứt thì kinh Cân đa số bắt đầu từ đầu ngón tay, ngón chân, đi qua những chỗ khớp xương cổ tay, khủy tay, nách, vai, mắt cá, đầu gối, đùi háng, rồi sau đó chia ra ở ngực, lưng, cuối cùng đến đầu và mình (khác hẳn với sự bắt đầu và chấm dứt, hoặc lên hoặc xuống của 12 Kinh Chính, cũng như khác với kinh Biệt ở chỗ Kinh Biệt bắt đầu từ khủy tay, đầu gối trở lên). Theo thiên ‘Kinh Cân’ (LKhu 13) thì: VỊ TRÍ GIAO HỘI VÙNG HUYỆT KINH CÂN TƯƠNG ỨNG + Kinh Cân của 3 kinh Giao hội ở xương gò Vùng huyệt Tứ Bạch - Dương ở chân má [lưỡng quyền]. Vi.2. + Kinh Cân của 3 kinh Giao hội ở bộ phận Vùng huyệt Khúc Cốt Âm ở chân sinh dục. - Nh.2. + Kinh Cân của 3 kinh Giao hội ở chỗ nhọn 2 Vùng huyệt Bản Thần Dương ở tay bên đầu (giốc). - Đ.13. + Kinh Cân của 3 kinh Giao hội ở hông ngực. Vùng huyệt Uyên Dịch Âm ở tay - Đ.22. Như vậy đường vận hành của kinh Cân khác với:
  3. . 12 kinh Chính ở chỗ 12 kinh Chính dựa theo sự lưu chuyển của Âm Dương, thủ, túc mà tạo nên sự tuần hoàn chỉnh thể. . 12 kinh Biệt ở chỗ kinh Biệt dựa vào sự ra - vào, ly - hợp của 2 kinh Biểu Lý với nhau. c- Biểu Hiện Bệnh Lý Của Kinh Cân Kinh Cân có nhiều nhánh nhỏ gọi là Tôn Lạc ở ngoài da (TVấn 56, 9). Khi tà khí từ bên ngoài xâm nhập vào tôn lạc rồi vào kinh Cân. Khi Vệ khí suy thì tà khí sẽ chuyển vào kinh Chính và Tạng Phủ. Tiến trình này không nhất định mà tùy thuộc vào Vệ khí. Nếu Vệ khí trong kinh Chính mạnh thì tà khí chỉ ở kinh Cân, đôi khi gây rối loạn ở cơ, xương. Vì kinh Cân ở phần bên ngoài (vệ), liên hệ nhiều đến gân cơ, vì vậy khi tà khí xâm nhập vào kinh Cân thì phần gân cơ chịu ảnh hưởng nhiều nhất, gân cơ chủ sự chuyển động, do đó biểu hiện bệnh lý cách chung của kinh Cân là gân cơ đau nhức và co rút hoặc mềm nhão (chi tiết bệnh lý: xin xem ở mục Triệu Chứng của từng đường kinh). d- Tác Dụng Của Kinh Cân Tác dụng của kinh Cân là sắp nối các xương với nhau, tham gia duy trì sự liên lạc toàn thân (Châm Cứu Học Thượng Hải).
  4. Sách ‘Trung Y Học Khái Luận’ giải thích: “ ...Có 1 số vùng bệnh vượt khỏi phạm trù của Kinh Chính và kinh Biệt, cùng 1 tên mà khác kinh nhưng lại trị được bệnh như nhau. Thí dụ: huyệt Hợp Cốc (Đtr.4), Dương Cốc (Ttr.5) của kinh thủ Dương Minh và Thủ Thái Dương đều có thể trị đầu đau, đó là vì kinh Cân thủ Dương Minh và thủ Thái Dương có thể ‘lên góc trán bên trái, liên lạc với đầu, xuống cằm bên phải”. e- Phân Bố Các Kinh Cân Mỗi đường kinh có một đường kinh Cân mang cùng tên, chỉ khác là có chữ Cân đứng ở đầu. Thí dụ: Kinh Cân thủ Thái âm Phế, kinh Cân túc Thiếu âm Thận... f- Chẩn Đoán Chứng trạng chính của kinh Cân là đau + co rút hoặc mềm nhão. (Xem thêm chi tiết ở từng đường kinh). g- Điều Trị Kinh Cân (Xin xem ở mục Nguyên Tắc Điều Trị Kinh Biệt, Kinh Cân, Lạc Mạch).
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2