intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Lý thuyết Kinh mạch và Huyệt đạo: MẠCH ĐỚI

Chia sẻ: Abcdef_39 Abcdef_39 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

146
lượt xem
15
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

1- ĐẶC TÍNH - Vòng quanh thắt lưng như sợi dây đai (Nan 28). - Giao hội với Túc Thiếu Dương Đởm ở huyệt Đới Mạch (Đ.26), Ngũ Xu (Đ.27), Duy Đạo (Đ.28). - Nối vòng với các kinh Thận, Vị, Tỳ và các mạch Đốc, Nhâm, Xung, chỉ trừ kinh Bàng Quang và Can không liên hệ gì với mạch Đới. 2- ĐƯỜNG VẬN HÀNH - Khởi đầu từ dưới sườn cụt (h. Đới Mạch - Đ. 26), qua vùng Thận và vòng quanh bụng hợp với kinh chính Đởm ở h. Duy Đạo (Đ. 28). 3- BIỂU HIỆN...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Lý thuyết Kinh mạch và Huyệt đạo: MẠCH ĐỚI

  1. MẠCH ĐỚI (ĐÁI ) 1- ĐẶC TÍNH - Vòng quanh thắt lưng như sợi dây đai (Nan 28). - Giao hội với Túc Thiếu Dương Đởm ở huyệt Đới Mạch (Đ.26), Ngũ Xu (Đ.27), Duy Đạo (Đ.28). - Nối vòng với các kinh Thận, Vị, Tỳ và các mạch Đốc, Nhâm, Xung, chỉ trừ kinh Bàng Quang và Can không liên hệ gì với mạch Đới. 2- ĐƯỜNG VẬN HÀNH - Khởi đầu từ dưới sườn cụt (h. Đới Mạch - Đ. 26), qua vùng Thận và vòng quanh bụng hợp với kinh chính Đởm ở h. Duy Đạo (Đ. 28). 3- BIỂU HIỆN BỆNH LÝ - Lưng đau, đau đến nỗi không thể cúi ngửa được. Khi ngửa lên có cảm giác như sợ bị té xuống (do xách nâng đồ vật nặng làm tổn thương đến thắt lưng, ác huyết tụ lại đó) (‘Thích Yêu Thống’ - TVấn.41, 9). - Chân bị mềm yếu (liệt) không đi đứng được (‘Nuy Luận’ TV 44, 26).
  2. - Bụng đầy, lưng như chơi vơi như buông lỏng, như đang ngồi trên mặt nước (Nan 29 - ‘Nan Kinh’). - Bụng đầy, vùng thắt lưng yếu, hoạt động khó (Trung Quốc Châm Cứu Học Khái Yếu). - Bụng đầy trướng, lưng có cảm giác như ngồi ở trong nước, bụng dưới đau, kinh nguyệt không đều, Xích bạch đới hạ. (Trung Y Học Khái Luận). - Trúng phong tay chân tê liệt, đau nhức, co rút, phát sốt, đầu đau, hàm và mang tai sưng, mắt đỏ đau, răng đau, họng sưng, chóng mặt, tai ù, phát ban ngứa, gân mạch co rút khó co duỗi, đùi đau, hông sườn đau (Châm Cứu Học Thượng Hải). - Bụng đầy trướng, lưng lạnh như ngồi ở trong nước, kinh nguyệt không đều, khí hư, chân yếu không đi được (Châm Cứu Học Việt Nam). 4- ĐIỀU TRỊ - Thích (châm) ở khoảng gần Khích dương (huyệt Phù Khích - Bq 38) 2 nốt cho ra máu. - Cách chung có thể châm huyệt Túc Lâm Khấp (Đ. 41) vì huyệt này là một trong Bát Hội Huyệt giao với mạch Đới.
  3. Sách ‘Pathogéni Et Pathologie En Ergetiqués En Médecine Chinoise’ diễn giải như sau: Công năng chính của mạch Đới lệ thuộc vào: + Khí của kinh Dương Minh Vị. + Tình trạng kinh chính của Đởm (Thiếu Dương) nơi phát sinh ra mạch Đới. Bệnh lý xảy ra có thể do: . Khí của kinh Dương Minh Vị suy. . Tà khí ở kinh Thiếu Dương Đởm. . Tà khí tụ lại trước hết ở kinh Biệt Qàng Quang và Thận. 1- Khí Của Kinh Dương Minh Vị Suy + Kinh Dương Minh Vị và mạch Xung giao hội ở bộ phận sinh dục. Vùng này cũng là nơi hội của kinh Thiếu Âm (Thận) và Thái Âm (Tỳ), Mạch Nhâm và mạch Đới. Nhưng trong số các đường kinh này thì kinh Dương Minh quan trọng nhất vì Vị khí tạo nên Doanh Khí và Vệ Khí, thấm nhuần ra khắp tay chân, các cơ quan Tạng Phủ. Dương minh là ‘Biển của Ngũ Tạng, Lục Phủ’. Tuy nhiên, theo thiên ‘Nuy Luận’ thì “Âm Dương bao trùm tất cả chỗ hội của tông cân để hội ở Khí
  4. nhai, Dương minh sẽ là trưởng, đều thuộc về Đới Mạch... Cho nên, hễ Dương minh suy thì tông cân bị lỏng ra, Đới mạch không dẫn đến nữa...”(TVấn 44, 26). Theo thiên ‘Tà Khí Tạng Phủ Bệnh Hình’ thì châm huyệt Vinh và Du của các đường kinh liên hệ + điều hòa khí của Ngũ Tạng’ (LKhu 4, 98). a- Huyệt Vinh và Du của các kinh liên hệ: Đại Đô (Ty.2), Thái Bạch (Ty.3), Nhiên Cốc (Th.2), Thái Khê (Th.3). b- Để điều hòa khí của Ngũ Tạng: theo thiên ‘Ly Hợp Chân Tà Luận’ thì phải điều hòa trung phủ (Vị) (TVấn 27, 24), các chứng khác sẽ khỏi. Châm theo cách châm Lạc mạch: châm huyệt Du của kinh Vị và huyệt Lạc của kinh Tỳ: Xung Dương (Vi.43) + Công Tôn (Ty.4). 2- Tà Khí Xâm Nhập Kinh Thiếu Dương Đởm Thiên ‘Tà Khí tạng Phủ Bệnh Hình’ ghi: “ ... Khi tà khí trúng vào má thì nó theo xuống dưới bằng đường kinh Thiếu Dương...” (LKhu 4, 12). Trong trường hợp này, tà khí không xâm nhập vào kinh chính qua huyệt Tỉnh hoặc huyệt Du mà lại đi từ trên xuống dưới như trong trường hợp kinh Thiếu dương ày. Khi tà khí đến huyệt Đới Hạ (Đ.26) thì nó nhập vào mạch Đới.
  5. Tà khí cũng có thể xâm nhập vào kinh Cân Đởm ở chân rồi vào kinh chính Đởm qua huyệt Tỉnh và Du, sau đó qua huyệt Đới Hạ (Đ.26) để vào mạch Đới. Trong trường hợp này, tà khí lại đi từ dưới lên trên. Điều trị: theo thiên ‘Âm Dương Ứng Tượng Đại Luận’ (TVấn 5) thì: .Thái Dương liên hệ với phần Biểu. .Dương Minh liên hệ với phần Lý. .Thiếu Dương ở bán biểu bán lý. Vì vậy, khi mạch Đới bị rối loạn do kinh Thiếu Dương gây ra, trước hết phải châm ở kinh Thiếu Dương rồi châm mạch Đới. Trường hợp này, theo cách hướng dẫn của thiên ‘Tà Khí Tạng Phủ Bệnh Hình’ (LKhu 4, 118) thì châm huyệt Hợp của kinh túc Thái Dương và huyệt của mạch Đới, điều hòa khí của Dương Minh. Châm Dương Lăng Tuyền (Đ.34), Đới Mạch (Đ.26), Duy Đạo (Đ.28), Xung Dương (Vi.42), Công Tôn (Ty.4). 3- Tà Khí Tụ Lại ở Kinh Biệt Theo cách này thì Tạng Thận bị bệnh. Bệnh lý xảy ra khi tà khí bắt đầu từ Tạng Thận đi qua mạch Đới.
  6. Điều trị: Trước hết châm huyệt Hội của kinh Biệt với mạch Đới tức là châm huyệt Tỉnh của kinh Thận là Dũng Tuyền (Th.1).
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2