intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Lý thuyết y khoa: Tên thuốc ERY sachet 125 mg - 250 mg BOUCHARA

Chia sẻ: Abcdef_53 Abcdef_53 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

63
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

- Các loài thường nhạy cảm : Streptocoque, Staphylocoque nhạy với methicilline, Rhodococcus equi, Branhamella catarhalis, Bordetella pertussis, Helicobacter pylori, Campylobacter jejuni, Corynebacterium diphteriae, Moraxella, Mycoplasma pneumoniae, Coxiella, Chlamydiae, Legionella, Treponema pallidum, Borrelia burgdorferi, Leptospira, Propionibacterium acnes, Actinomyces, Eubacterium, Porphyromonas, Mobiluncus. - Các loài nhạy cảm trung bình : Haemophilus influenzae và para-influenzae, Neisseria gonorrhoeae, Vibrio, Ureaplasma...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Lý thuyết y khoa: Tên thuốc ERY sachet 125 mg - 250 mg BOUCHARA

  1. ERY sachet 125 mg - 250 mg BOUCHARA c/o TEDIS Cốm pha hỗn dịch uống dùng cho nhũ nhi 125 mg : hộp 24 gói. Cốm pha hỗn dịch uống dùng cho trẻ em 250 mg : hộp 24 gói. THÀNH PHẦN cho 1 gói Erythromycine éthylsuccinate, tính theo dạng base 125 mg cho 1 gói Erythromycine éthylsuccinate, tính theo dạng base 250 mg PHỔ KHÁNG KHUẨN Erythromycine là kháng sinh thuộc họ macrolide. - Các loài thường nhạy cảm : Streptocoque, Staphylocoque nhạy với methicilline, Rhodococcus equi, Branhamella catarh alis, Bordetella pertussis, Helicobacter pylori, Campylobacter jejuni, Corynebacterium diphteriae, Moraxella, Mycoplasma pneumoniae, Coxiella, Chlamydiae, Legionella, Treponema pallidum, Borrelia burgdorferi, Leptospira, Propionibacterium acnes, Actinomyce s, Eubacterium, Porphyromonas, Mobiluncus. - Các loài nhạy cảm trung bình : Haemophilus influenzae và para-influenzae, Neisseria gonorrhoeae, Vibrio, Ureaplasma urealyticum. - Các loài đề kháng : Staphylocoque đề kháng methicilline, Enterobacteriae, Pseudomonas, Acinetobacter, Mycoplasma hominis, Nocardia, Fusobacterium, Bacteroides fragilis.
  2. - Các loài nhạy cảm không ổn định : Streptococcus pneumoniae, Enterococcus, Campylobacter coli, Peptostreptococcus, Clostridium perfringens. Erythromycine có hoạt tính in vitro và in vivo đối với Toxoplasma gondii. DƯỢC ĐỘNG HỌC Dạng cốm pha hỗn dịch uống : Hấp thu : - tỷ lệ sinh khả dụng của thuốc : 60 -80% ; - đỉnh hấp thu tối đa trong huyết t ương : 1-2,5 mg/ml sau khi uống liều 0,5 g, đạt được sau 1 giờ ; - thời gian bán hủy trong huyết t ương : khoảng 2 giờ ; - gắn với proteine huyết t ương : 65% ; - khuếch tán đến thể dịch và đến mô tốt : tuyến nước bọt, thận, tuyến tiền liệt, đặc biệt khuếch tán rất tốt đến mô phổi, ni êm mạc phế quản, trong amygdale. - đi vào và tập trung với nồng độ cao trong tế bào thực bào (bạch cầu đa nhân trung tính, bạch cầu đơn nhân, đại thực bào phế nang). Do đó, erythromycine tác động hữu hiệu trên vi khuẩn nội bào. - erythromycine qua được hàng rào nhau thai nhưng không qua được hàng rào máu não. Biến đổi sinh học : erythromycine đ ược chuyển hóa một phần ở gan. Bài tiết : - bài tiết qua mật : 30% liều dùng ; - qua thận : 5% được đào thải theo nước tiểu trong 24 giờ ; nồng độ trung bình trong nước tiểu từ 10 đến 30 mg/ml. Erythromycine được đào thải tối đa khi nước tiểu có pH kiềm.
  3. CHỈ ĐỊNH Nhiễm trùng do chủng được xác định là nhạy cảm với kháng sinh, chủ yếu trong : - nhiễm trùng tai mũi họng, phế quản-phổi, da. - nhiễm trùng răng miệng và tiết niệu sinh dục. Hóa dự phòng các đợt tái phát của thấp khớp cấp. CHỐNG CHỈ ĐỊNH - Dị ứng với erythromycine. - Phối hợp với các alkaloid gây co mạch dẫn xuất của nấm cựa g à (ergotamine, dihydroergotamine). - Phối hợp với terfenadine. - Phối hợp với astemizole. CHÚ Ý ĐỀ PHÒNG và THẬN TRỌNG LÚC DÙNG - Thận trọng trong trường hợp suy gan, nếu có thể nên kiểm tra đều đặn chức năng gan và giảm liều. - Thuốc được đào thải yếu qua thận, do đó không cần thiết phải giảm liều trường hợp bệnh nhân bị suy thận. - Phối hợp với ciclosporine : nếu có phối hợp, giảm liều ciclosporine và kiểm tra chức năng thận (creatinine huyết). Mặc khác, kiểm tra nồng ciclosporine trong máu và điều chỉnh liều trong thời gian phối hợp và sau khi ngưng phối hợp. LÚC CÓ THAI
  4. Trên lâm sàng, kết quả nghiên cứu trên một số lượng đủ lớn phụ nữ mang thai cho thấy erythromycine không có tác dụng gây dị dạng hoặc độc tính tr ên phôi (ngoại trừ dạng estolate). Do đó, có thể kê toa erythromycine cho phụ nữ mang thai nếu cần. LÚC NUÔI CON BÚ Erythromycine được bài tiết yếu qua sữa mẹ. TƯƠNG TÁC THUỐC + Các thuốc gây co mạch dẫn xuất của nấm cựa g à (dihydroergotamine, ergotamine) : Chống chỉ định (Ngộ độc ergotine với khả năng gây hoại tử đầu chi) + Astémizole, terfénadine : Chống chỉ định (Nguy cơ gây xoắn đỉnh) + Cisapride : Erythromycine gây giảm chuyển hóa cisapride ở gan. + Bromocriptine : Cần lưu ý khi phối hợp (Tăng nồng độ bromocriptine trong huyết tương kèm theo các dấu hiệu quá liều dopamine) + Carbamazepine : Không nê n phối hợp (Tăng nồng độ carbamazepine trong huyết tương kèm theo các dấu hiệu quá liều). Tuy nhiên, trong bệnh nhiễm vi khuẩn Legionella, erythromycine vẫn l à thuốc được chỉ định đầu tay : tr ường hợp sử dụng kháng sinh này, nên theo dõi lâm sàng trong bệnh viện chuyên khoa, và nếu có thể, nên kiểm tra nồng độ carbamazepine trong huyết t ương. + Ciclosporine : Tăng n ồng độ ciclosporine trong máu và creatinine huyết do ức chế chuyển hóa ciclosporine ở gan. + Theophylline (dạng base và muối) và aminophylline : Quá liều theophylline (giảm đào thải ở gan) có thể gây nguy hiểm đặc biệt l à ở trẻ em nên khuyên không nên phối hợp. Tuy nhiên, trong bệnh nhiễm vi khuẩn Legionella, erythromycine vẫn là thuốc được chỉ định đầu tay : tr ường hợp sử dụng kháng
  5. sinh này, nên tăng cường theo dõi lâm sàng với kiểm tra nồng độ theophylline trong huyết tương. + Triazolam : Một vài trường hợp làm tăng tác dụng ngoại ý của triazolam (rối loạn tính khí) được ghi nhận. + Alfentanil : Giảm thanh thải alfentanil với nguy c ơ gây ức chế hô hấp kéo dài. Điều chỉnh liều alfentanil. + Digoxine : Thận trọng lúc dùng : theo dõi lâm sàng và n ếu có thể, kiểm tra digoxine huyết (Tăng digoxine huyết do tăng hấp thu) + Lisuride : Thận trọng lúc dùng (Nguy cơ gây quá liều lisuride) với dấu hiệu quá liều dopamine. + Midazolam : Tăng nồng độ midazolam trong huyết t ương do giảm chuyển hóa ở gan, với tăng các dấu hiệu an thần, chủ yếu ở trẻ em. Theo d õi lâm sàng và giảm liều trong thời gian điều trị với erythromycine. + Warfarine : Nguy cơ xuất huyết. Tăng tác dụng chống đông của warfarine do ức chế chuyển hóa ở gan. Kiểm tra th ường hơn nồng độ prothrombine và theo dõi chỉ số INR. Điều chỉnh liều thuốc uống chống đông máu trong thời gian điều trị với nhóm macrolide và 8 ngày sau khi ngưng thuốc. TÁC DỤNG NGOẠI Ý Biểu hiện tiêu hóa : buồn nôn, ói mửa, đau dạ dày, tiêu chảy. Dị ứng ngoài da. Khi dùng liều cao, tăng tạm thời transaminase, hiếm gặp tr ường hợp gây viêm gan ứ mật. LIỀU LƯỢNG và CÁCH DÙNG Đa số các chỉ định cần phải đ ược điều trị từ 5 đến 10 ngày. Dùng thuốc ngay trước bữa ăn, có thể hòa tan trong sữa hoặc các thức ăn lỏng.
  6. n Ery 125 mg dành cho nhũ nhi : 30-50 mg/kg/ngày. n Ery 250 mg dành cho trẻ em : 30-50 mg/kg/ngày.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2