intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Lý thuyết y khoa: Tên thuốc MITOMYCIN-C KYOWA KYOWA HAKKO KOGYO

Chia sẻ: Abcdef_53 Abcdef_53 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

61
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

- Công thức phân tử : C15H18N4O5 = 334,33 - Mô tả : bột kết tinh hay tinh thể kết tinh màu xanh tím. Tan nhẹ trong nước, methanol và aceton ; rất tan trong ethyl acetat hay chloroform ; không tan trong tetrachlorua carbon. - Độ bền vững : dạng kết tinh bền vững ở nhiệt độ

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Lý thuyết y khoa: Tên thuốc MITOMYCIN-C KYOWA KYOWA HAKKO KOGYO

  1. MITOMYCIN-C KYOWA KYOWA HAKKO KOGYO c/o MITSUI Bột pha tiêm 2 mg : hộp 10 lọ - Bảng A. Bột pha tiêm 10 mg : hộp 1 lọ - Bảng A. THÀNH PHẦN cho 1 lọ Mitomycin C J.P. 2 mg cho 1 lọ Mitomycin C J.P. 10 mg DƯỢC LỰC Mô t ả : - Đặc tính chung : Cảm quan pH ASTT nồng độ/dd muối ống 2 mg tím xanh 5,5-7,0 #1 0,96% (pha trong 5 ml nước cất) ống 10 mg tím xanh 5,5-7,0 #1 0,96% (pha trong 25 ml nước cất) - Tên thông thường : Mitomycin C. - Tên hóa học : Azirizino[2', 3' : 3, 4]pyrrolo[1, 2 -a]indole-4, 7-dione-6-amino- 1, 1a, 2, 8, 8a, 8b-hexahydro-8(hydroxymethyl)8a -methoxy-5-methyl- carbamate.
  2. - Công thức phân tử : C15H18N4O5 = 334,33 - Mô tả : bột kết tinh hay tinh thể kết tinh m àu xanh tím. Tan nhẹ trong nước, methanol và aceton ; rất tan trong ethyl acetat hay chloroform ; không tan trong tetrachlorua carbon. - Độ bền vững : dạng kết tinh bền vững ở nhiệt độ th ường. Trong dung dịch, bền vững ở pH 8, độ bền vững sẽ giảm khi pH giảm xuống 7. Tính chất dược lực : Nhóm Mitomycin bao g ồm một số cá c chất chống tân sản được tìm thấy trong dịch nuôi cấy Streptomyces caespitosus bởi Hata và cộng sự tại Viện nghiên cứu Kitasato năm 1955. Trong số những kháng sinh này, Mitomycin C có tác dụng tốt nhất và được chiết tách, tinh khiết hóa v ào năm 1956. Mitomycin C Kyowa là chế phẩm tiêm chứa Mitomycin C có hoạt phổ rộng kháng ung thư và tác động chống khối u. Chất này đã được xác định có tác dụng lên các dạng ung thư đường ruột, ung thư phổi, ung thư vú, ung thư tử cung, ung thư đầu và cổ, ung thư bàng quang và bệnh bạch cầu mạn tính. Dược lý : - Tác động chống khối u : Mitomycin thể hiện phổ kháng khối u rộng và có hoạt tính hữu hiệu trên những tế bào u được nuôi cấy : carcinôm Ehrlich, sarcôm 180, bệnh bạch cầu P388, sarcôm Yoshida. - Cơ chế tác động : Mitomycin kết hợp với DNA của tế bào ung thư và ức chế sự nhân đôi của DNA qua sự liên kết chéo của xoắn đôi DNA này nhờ đó ngăn chặn được khối u. Bằng chứng cho thấy rằng những tế bào ở giai đoạn sau của quá trình tiền sinh tổng hợp (G) và nửa giai đoạn đầu c ủa quá trình sinh tổng hợp thì rất nhạy cảm với thuốc. DƯỢC ĐỘNG HỌC
  3. Một phần của liều tiêm vào được đào thải qua nước tiểu (khoảng 4,3 -4,8% trong vòng 4 giờ sau khi tiêm) : từ 30 đến 120 phút sau khi tiêm tĩnh mạch, người ta phát hiện thấy l ượng thuốc được đào thải qua nước tiểu là nhiều nhất và giảm dần sau đó. Phần còn lại của liều ti êm vào được phân phối rộng rãi đến các mô để gây tác động : trong 15 đến 30 phút ở các mô lành và nhanh hơn ở các mô ung bướu. Nồng độ của thuốc trong máu giảm t ương đối nhanh. Mitomycin được chuyển hóa ở gan. Tuy nhiên, sau 24 giờ, người ta vẫn c òn tìm thấy trong nước tiểu khoảng 10% liều tiêm vào. THỬ NGHIỆM LÂM SÀNG Tác động lâm sàng : Kết quả thử nghiệm lâm sàng tiến hành tại 49 bệnh viện ở Nhật nh ư sau : Tỉ lệ đạt hiệu quả trị liệu trên 2.680 trường hợp là 39,1% (1.049/2.680) (những trường hợp này được đánh giá theo tiêu chuẩn 1-A của Karnofsky cũng như tiêu chuẩn của Hội Trị liệu Ung th ư Nhật). Tỉ lệ đạt hiệu quả trị liệu đ ơn lẻ Mitomycin C là 39,4% (488/1.239), trong đó 29,7% trường hợp (131/441) ung thư bao tử ; 34,4% trường hợp (11/32) ung thư ruột già ; 36,7% trường hợp (87/237) ung thư phổi ; 29,4% trường hợp (5/17) ung thư gan ; 67,2% trường hợp (90/134) ung thư tử cung ; 50,0% trường hợp (18/36) ung t hư vú ; 40,0% trường hợp (8/20) ung thư đầu và cổ ; 76,9% trường hợp (40/52) ung thư bàng quang và 95,0% trường hợp (19/20) bệnh bạch cầu mạn. Tỉ lệ đạt hiệu quả của trị liệu kết hợp là 38,3% (572/1.493). Trong khi tỉ lệ đạt hiệu quả của trị liệu bằng đ ường tiêm tĩnh mạch là 35,8% (867/2.419), bằng đường động mạch l à 66,5% (129/194), thì hiệu quả khi trị liệu cục bộ nh ư liệu pháp nội bàng quang là 79,1% (53/67).
  4. Phản ứng bất lợi : Những phản ứng bất lợi được khảo sát trên 329 trường hợp trị liệu bằng đ ường tĩnh mạch, kết quả như sau : (Tổng số trường hợp khảo sát cho mỗi dạng không phải luôn luôn l à 329) - Giảm bạch cầu : 130 trường hợp (40,2%). - Giảm tiểu cầu : 75 trường hợp (24,6%). - Biếng ăn : 58 trường hợp (21,85). - Buồn nôn-ói mửa : 41 trường hợp (15,4%). - Khó chịu : 15 trường hợp (5,6%). - Sút cân : 18 trường hợp (5,5%). - Hay chảy máu : 12 trường hợp (3,6%). - Thiếu máu : 10 trường hợp (3,0%). THỬ NGHIỆM PHI LÂM SÀNG Độc tính cấp : LD50 mg/kg I.V. I.P. P.O. chuột nhắt ICR 4,3 8,4 53,5 chuột nhắt ddy 8,2 8,4 26,8 chuột cống 3,1 5,0 67,4 t hỏ 3,4 chó 0,72 Độc tính mạn : Với liều 0,4 ; 1,2 ; 3,6 ; 11 ; 33 ; 100 mg/kg ti êm phúc mô cho chuột cống liên tục trong 6 tuần, sự ức chế tăng tr ưởng nhận thấy ở thú thí nghiệm với liều tr ên
  5. 11 mg/kg, giảm vận động, co cứng được nhận thấy ở nhóm liều 100 mg/kg, tử vong được nhận thấy sau 130 ngày. Những xét nghiệm sinh hóa máu (150 ng ày sau khi tiêm) ở liều 100 mg/kg cho thấy có hiện t ượng giảm bạch cầu, tăng K+, tăng BUN và NPN ở đực và cái. Ở nhóm đực, giảm hồng cầu, giảm thể tích lắng hồng cầu, giảm nồng độ hemoglobin, bất thường ở các tế bào lưới và giảm protein huyết t ương. Ngoài ra, xét nghiệm (150 ngày sau khi tiêm) ở nhóm liều 100 mg/kg cho thấy có hiện tượng teo lá lách và teo tuyến ức, teo tinh hoàn, tuyến tiền liệt ở nhóm đực và teo buồng trứng ở nhóm cái. Gây dị dạng : Ở chuột đang mang thai, với liều duy nhất 2-10 mg/kg vào ngày thứ 10-14 của thời kỳ có thai, thấy có hiện t ượng chậm phát triển bào thai. Với liều 7,5 mg/kg, gây dị dạng như hở môi, cằm ngắn, dính ngón. Gây ung thư : Tiêm dưới da cho chuột nhắt với liều 2 mg x 2 lần 1 tuần, tổng cộng 35 lần, sarcôm được quan sát thấy trong tuần thứ 39 đến 54. CHỈ ĐỊNH Làm thuyên giảm những triệu chứng chủ quan hay khách quan của những bệnh sau : Bệnh bạch cầu limphô mạn, bệnh bạch cầu tủy mạn, ung th ư bao tử, ung thư ruột già, ung thư phổi, ung thư tụy, ung thư gan, ung thư cổ tử cung, ung thư nội mạc tử cung, ung thư vú, ung thư đầu cổ và ung thư bàng quang. CHỐNG CHỈ ĐỊNH Tuyệt đối : - Bệnh nhân có tiền sử dị ứng với Mitomycin C.
  6. Tương đối : Điều trị rất cẩn thận với những bệnh nhân sau : - Có rối loạn chức năng gan (các phản ứng bất lợi có thể xảy ra rất nghi êm trọng). - Có rối loạn chức năng thận (các phản ứng bất lợi có thể xảy ra rất nghiêm trọng). - Suy tủy (tình trạng suy tủy có thể trở nên nghiêm trọng hơn). - Đang bị nhiễm khuẩn (tình trạng nhiễm khuẩn có thể nghiêm trọng hơn do suy tủy). - Đang mắc bệnh thủy đậu (có thể gây rối loạn toàn thân, nguy cơ t ử vong). CHÚ Ý ĐỀ PHÒNG và THẬN TRỌNG LÚC DÙNG Tổng quát : - Có thể xảy ra những phản ứng bất lợi nghiêm trọng như suy tủy xương. Cần phải theo dõi bệnh nhân thường xuyên bằng các xét nghiệm cận lâm sàng (xét nghiệm về huyết học, chức năng gan thận...). Nếu có những bất thường xảy ra, xử trí thích hợp như giảm liều hoặc ngưng thuốc. Trị liệu trong thời gian dài cần phải theo dõi bệnh nhân cẩn thận vì những phản ứng bất lợi này có thể gây hiệu quả nghiêm trọng và kéo dài. - Cần có những chú ý đặc biệt đến những dấu hiệu ban đầu hay sự trầm trọng thêm của các triệu chứng nhiễm khuẩn và xuất huyết. - Thận trọng khi trị liệu cho trẻ em, theo dõi những biểu hiện ban đầu có thể dẫn đến những phản ứng bất lợi. - Việc trị liệu cho trẻ em và những bệnh nhân còn khả năng sinh sản cần phải thận trọng vì có sự ảnh hưởng lên cơ quan sinh dục. Trị liệu cho người già :
  7. Ở những bệnh nhân lớn tuổi các chức năng sinh lý đ ã suy yếu, đặc biệt sự suy tủy có thể kéo dài cũng như rối loạn chức năng thận, Mitomycin C Kyowa cần được dùng trị liệu dưới sự theo dõi nghiêm ngặt về liều và phân liều. Những lưu ý khi sử dụng : Khi sử dụng : - Để tránh đau mạch, viêm tĩnh mạch và chứng huyết khối, nên tiêm tĩnh mạch càng chậm càng tốt. Phải hết sức chú ý đến vị trí v à phương pháp tiêm. - Khi tiêm tĩnh mạch cần chú ý để tránh thuốc tràn ra ngoài gây xơ c ứng và hoại tử nơi tiêm. Chuẩn bị dung dịch tiêm : Mitomycin C được hòa tan trong dung dịch acid và cần được sử dụng càng sớm càng tốt để tránh giảm hiệu lực thuốc. Không kết hợp với chế phẩm tiêm có pH thấp. Đề phòng khác : Đã có những báo cáo cho thấy rằng có những khối u khác xảy ra ở chuột nhắt có sử dụng Mitomycin qua đ ường tiêm dưới da và chuột cống có sử dụng Mitomycin qua đường phúc mạc hay tiêm tĩnh mạch. LÚC CÓ THAI và LÚC NUÔI CON BÚ Mitomycin đã được báo cáo rằng có thể gây quái thai ở động vật thí nghiệm. Do đó, không nên sử dụng cho phụ nữ có thai hay nghi ngờ có thai. Chưa có kết luận về sự an toàn trong thời kỳ cho con bú. Tốt hơn cả, ngưng cho con bú nếu bệnh nhân cần trị liệu. TƯƠNG TÁC THUỐC Cần phải đề phòng khi sử dụng cùng lúc với những thuốc như các chất chống ung thư khác, hoặc đang xạ trị (các phản ứng bất lợi nh ư suy tủy xương có thể trầm trọng hơn).
  8. TÁC DỤNG NGOẠI Ý Dạng nặng : - Hội chứng hồng cầu niệu : cần phải theo dõi bệnh nhân bằng những xét nghiệm định kỳ. Nếu có bất cứ triệu chứng nào như thiếu máu hồng cầu vỡ, giảm tiểu cầu, suy thận, phải ng ưng thuốc và xử trí kịp thời. - Suy tủy xương : giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu, xuất huyết, thiếu máu... có thể xảy ra. Cần theo dõi bệnh nhân cẩn thận. Nếu có những hiện t ượng bất thường, giảm liều hoặc ngưng thuốc và xử trí kịp thời. - Viêm phổi kẻ và xơ hóa phổi : viêm phổi kẻ với các triệu chứng sốt, ho, khó thở, X-quang bất thường, ái eosin, xơ hóa phổi. Nếu những phản ứng này xảy ra, cần ngưng thuốc và xử trí kịp thời như dùng corticoid thượng thận. Các dạng khác : - Thận : đôi khi xảy ra protein niệu, huyết niệu, phù, tăng huyết áp. Cần theo dõi bệnh nhân cẩn thận. Nếu có triệu chứng bất th ường, cần ngưng thuốc và xử trí thích hợp. - Gan : đôi khi gây rối loạn chức năng gan. - Tiêu hóa : chán ăn, buồn nôn ói mửa, vi êm miệng, tiêu chảy có thể xảy ra. - Phản ứng nhạy cảm : các phản ứng dị ứng nh ư nổi ban có thể xảy ra. - Hệ tiết niệu : viêm bàng quang, huyết niệu, teo bàng quang có thể xảy ra khi sử dụng liệu pháp nhỏ giọt nội b àng quang. - Phản ứng khác : khó chịu, rụng tóc. LIỀU LƯỢNG và CÁCH DÙNG Trị liệu từng đợt :
  9. Áp dụng cho người lớn, tiêm tĩnh mạch 4-6 mg Mitomycin C m ột hay hai lần một tuần. Trị liệu liên tục : Áp dụng cho người lớn, tiêm tĩnh mạch 2 mg Mitomycin C mỗi ngày một lần. Trị liệu từng đợt với liều cao : Áp dụng cho người lớn, tiêm tĩnh mạch 10-30 mg Mitomycin C m ỗi đợt cách nhau 1 đến 3 tuần hoặc lâu h ơn. Trị liệu phối hợp với các thuốc chống ung thư khác : Áp dụng cho người lớn, liều 2-4 mg một hoặc hai lần một tuần và kết hợp với các thuốc kháng ung thư khác. Nếu cần thiết có thể d ùng đường động mạch, đường tiêm vào tủy, đường tiêm màng phổi, đường phúc mạc với liều 2-10 mg/ngày. Liều này có thể được điều chỉnh t ùy theo tuổi tác của bệnh nhân và tình trạng bệnh lý. Trong 1 ống, hòa tan bằng 5 ml nước cất pha tiêm cho mỗi 2 mg hoạt chất. Ung thư bàng quang : Thông thường được dùng để đề phòng tái phát, bơm bàng quang 4-10 mg Mitomycin C mỗi ngày hay mỗi hai ngày. Để trị liệu, bơm bàng quang 10-40 mg mỗi ngày. Liều này có thể được điều chỉnh t ùy theo tuổi tác của bệnh nhân và tình trạng bệnh lý. QUÁ LIỀU Sự quá liều có thể gây ra những phản ứng phụ nghi êm trọng như suy giảm chức năng tủy xương mà có thể đề phòng tránh được. Trong trường hợp thiếu chất giải độc chuyên biệt, dùng một lượng lớn thuốc có nhóm SH nh ư vitamine B2, B6, C và glutation sẽ có tác dụng bất hoạt thuốc nhờ tăng tốc quá trình chuyển hóa phân hủy. BẢO QUẢN
  10. Hạn dùng 4 năm. Bảo quản ở nhiệt độ phòng (1-30oC).
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2