7. Khader Y. S., Batayha W. Q., Abdul-Aziz S. M. et al.<br />
(2006), “Prevalence and risk indicators of myopia among<br />
schoolchildren in Amman, Jordan”, East Mediterr Health<br />
J., 12(3-4): 434-9.<br />
8. Saw S. M., Zhang M. Z., Hong R. Z. et al. (2002),<br />
“Near-work activity, night-lights, and myopia in the<br />
Singapore-China study”, Arch Ophthalmol., 120(5): 620-<br />
<br />
79. Wu P. C., Tsai C. L., Hu C. H. et al. (2010), “Effects of<br />
outdoor activities on myopia among rural school children<br />
in Taiwan”, Ophthalmic Epidemiol., 17(5): 338-42.<br />
10. Xiang F., He M., Morgan I. G. (2012), “The impact<br />
of severity of parental myopia on myopia in Chinese<br />
children”, Optom Vis Sci., 89(6): 884-91.<br />
<br />
MẦM BỆNH KÝ SINH TRÙNG TRÊN RAU TƯỚI BẰNG NƯỚC THẢI<br />
TẠI THÀNH PHỐ VÀ NÔNG THÔN TỈNH ĐẮK LẮK NĂM 2012<br />
NGUYỄN VĂN ĐỀ - Trường Đại học Y Hà Nội<br />
BÙI KHẮC HÙNG và CS - Bệnh viện huyện Krong Pắc<br />
TÓM TẮT<br />
Nghiên cứu đánh giá ô nhiễm mầm bệnh ký sinh<br />
trùng trên rau được tưới bằng nước thải tại thành phố<br />
và nông thôn tỉnh Đắc Lắc. Xét nghiệm 660 mẫu rau<br />
tưới bằng nước thải gồm 6 loài chính theo phương<br />
pháp Romanenko tìm mầm bệnh ký sinh trùng. Kết<br />
quả cho thấy các loài rau ở thành phố và nông thôn<br />
đều có nhiễm mầm bệnh ký sinh trùng, đặc biệt là<br />
mầm bệnh đơn bào. Tỷ lệ ô nhiễm mầm bệnh ký sinh<br />
trùng ở thành phố và nông thôn tương ứng là: tỷ lệ<br />
nhiễm giun sán chung 6,1% và 10,6% bao gồm mầm<br />
bệnh giun đũa, giun tóc và giun móc; tỷ lệ nhiễm đơn<br />
bào chung 27,9% và 44,2% bao gồm mầm bệnh bào<br />
nang amíp Entamoeba histolytica, Cryptosporidium,<br />
Cyclospora và Giardia. Kết luận: Tại Đắc Lắk, các loài<br />
rau chủ yếu đều bị ô nhiễm mầm bệnh ký sinh trùng<br />
giun sán và đơn bào gây bệnh cho người.<br />
Từ khóa: Rau, nước thải, giun sán, đơn bào.<br />
SUMMARY<br />
PARASITIC INFECTION IN VEGETABLES USING<br />
WASTE WATER IN URBAN AND RURAL IN DAK<br />
LAK PROVINCE<br />
The study was carried out to assess parasitic<br />
germs in vegetables using waste water in urban and<br />
rural of Dak Lak province. Examination vegetable by<br />
Romanenko method to find parasitic germs on 660<br />
vegetable samples using waste water, including 6<br />
common species showed that, all species in urban and<br />
rural were infected parasitic germs, especially<br />
protozoa. The parasitic infection on vegetables in<br />
urban and rural as helminthic infection was 6.1% and<br />
10.6% respectively, including Ascaris eggs, Trichuris<br />
eggs and hookworm larvae; protozoa infection was<br />
27.9% and 44.2% respectively, including E. histolytica<br />
cysts, Cryptosporidium, Cyclospora and Giardia<br />
Conclusions: in Dak Lak province, all common vegetable<br />
species in urban and rural were infected helminthic and<br />
protozoa germs, which infected to human.<br />
Keywords: Vegetables, waste water, helminth,<br />
protozoa.<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Môi trường bị ô nhiễm bởi mầm bệnh ký sinh trùng<br />
rất đa dạng và phong phú. Những mầm bệnh này có<br />
khả năng lây nhiễm cho người có thể chủ động chui<br />
qua da như giun móc/mỏ, sán máng... nhưng phần lớn<br />
thụ động qua thức ăn, trong đó có rau là nguồn thực<br />
phẩm không thể thiếu hàng ngày. Tại Việt Nam, hầu<br />
hết mọi người đều nhiễm một hay nhiều loài ký sinh<br />
trùng truyền lây qua rau bao gồm giun sán và đơn bào.<br />
Tình hình nhiễm giun đũa và giun tóc có nơi ở miền<br />
Bắc tỷ lệ nhiễm 2 loại giun này là 80-90%. Tình hình<br />
<br />
Y HỌC THỰC HÀNH (914) - SỐ 4/2014<br />
<br />
nhiễm giun móc cao trên phạm vi cả nước, có nơi 7080%. Sán lá gan nhỏ phân bố ở ít nhất 32 tỉnh, có địa<br />
phương tỷ lệ nhiễm trên 30% như Nam Định, Ninh<br />
Bình, Hà Tây, Thanh Hoá, Phú Yên, Bình Định; có nơi<br />
bệnh lưu hành trên toàn tỉnh như Hoà Bình. Sán lá gan<br />
lớn phân bố ở ít nhất trên 52 tỉnh với số lượng bệnh<br />
nhân trên 20.000 người, có nơi tỷ lệ nhiễm 11,1% như<br />
ở Khánh Hoà. Sán lá ruột lớn lưu hành ở ít nhất 16<br />
tỉnh, có nơi tỷ lệ nhiễm 3,8% như Đăk Lăk. Sán lá ruột<br />
nhỏ đã xác định lưu hành ở ít nhất 18 tỉnh với 5 loài,<br />
có nơi tỷ lệ nhiễm tới 52,4% như Nam Định. Sán lá<br />
phổi phân bố ở ít nhất 10 tỉnh, có nơi tỷ lệ nhiễm 15%<br />
như Sơn La. Sán dây /ấu trùng sán lợn lưu hành ở ít<br />
nhất 50 tỉnh, có nơi tỷ lệ nhiễm sán dây 12% và nhiễm<br />
ấu trùng sán lợn 7,2% (Nguyễn Văn Đề và cs, 1998;<br />
2006). Bên cạnh đó, động vật cũng bị nhiễm những ký<br />
sinh trùng gây bệnh cho người. Nguồn bệnh từ người<br />
và súc vật gây ô nhiễm cho môi trường là hết sức<br />
nghiêm trọng, trong đó có ô nhiễm rau, đặc biệt là rau<br />
được tưới bằng nước thải.<br />
Trồng rau tưới bằng nước thải là phổ biến ở Việt<br />
Nam nói chung và Đăc Lăk nói riêng. Để góp phần<br />
đánh giá ô nhiễm mầm bệnh ký sinh trùng trên rau<br />
tưới bằng nước thải ở thành phố và nông thôn tại Đắk<br />
Lắk nhằm đề xuất giải pháp sản xuất rau an toàn phục<br />
vụ đời sống dân sinh.<br />
Như vậy, việc thực hiện nghiên cứu này là hết sức<br />
cần thiết với mục tiêu:<br />
- Xác định mầm bệnh ký sinh trùng trên rau được<br />
tưới bằng nước thải tại thành phố Buôn Ma Thuột, Đăc<br />
Lăk.<br />
- Xác định mầm bệnh ký sinh trùng trên rau được<br />
tưới bằng nước thải tại nông thôn xã Ea Phê, huyện<br />
Krong Păc, Đăc Lăk.<br />
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
1. Thiết kế nghiên cứu<br />
Nghiên cứu cắt ngang mô tả.<br />
2. Chọn điểm điều tra và cỡ mẫu<br />
+ Chọn điểm có chủ đích: Tại thành phố Buôn Ma<br />
Thuột sử dụng nước thải thành phố để tưới rau và tại<br />
nông thôn xã Ea Phê, huyện Krong Păc sử dụng nước<br />
thải sinh hoạt nông thôn để tưới rau. Các loại rau chủ<br />
yếu gồm rau muống, rau cải xanh, rau cần, rau ngổ,<br />
rau cải soong, rau diếp.<br />
+ Cỡ mẫu được tính theo công thức (WHO 1991):<br />
n= Z21-/2 x P (1-P)/d2. Trong đó, n = cỡ mẫu tối<br />
thiểu cần đạt được; P = Tỷ lệ nhiễm dự kiến; d = Độ<br />
chính xác mong muốn; Z1-/2 = hệ số tin cậy 95%, có<br />
<br />
65<br />
<br />
giá trị 1,96; d= sai số tuyệt đối = 0,05. Tỷ lệ nhiễm<br />
trứng giun trên rau khoảng 30%=P (Nguyễn Thùy<br />
Trâm, 2007), ta có số mẫu n=323, quy tròn 330 mẫu<br />
cho 6 loài rau chính, mỗi loài 55 mẫu/điểm.<br />
3. Phương pháp thu thập mầm bệnh ký sinh<br />
trùng và định loại<br />
+ Thu thập mầm bệnh ký sinh trùng bằng phương<br />
pháp rửa rau 3 lần và ly tâm lắng cặn.<br />
+ Xác định hình thái học theo khoá định loại của<br />
Ichiro Miyazaki, Prayong Radomyos và Johannes<br />
Kaufmann.<br />
4. Xử lý số liệu<br />
Nhập số liệu vào máy vi tính sử dụng phần mềm<br />
Excel 2003 và xử lý theo phần mềm này.<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
1. Kết quả xét nghiệm rau tại xã Ea Phê (nông<br />
thôn)<br />
Bảng 1. Kết quả xét nghiệm giun sán trên rau<br />
Loài giun sán<br />
Số<br />
Giu<br />
Loài rau lượn Số (+)/% Giun<br />
Giun<br />
n<br />
SLRN<br />
g<br />
đũa<br />
móc<br />
tóc<br />
Rau<br />
1<br />
55 6 (10,9%) 3<br />
2<br />
0<br />
muống<br />
g.móc<br />
Rau cần 55 3 (5,5%)<br />
2<br />
1<br />
0<br />
0<br />
1<br />
Rau ngổ 55 4 (7,3%)<br />
2<br />
1<br />
0<br />
g.móc<br />
Cải<br />
2<br />
55 3 (5,5%)<br />
1<br />
0<br />
0<br />
soong<br />
g.móc<br />
5<br />
1<br />
Cải xanh 55 9 (16,4%) 2<br />
1<br />
g.móc SLRN<br />
10<br />
4<br />
Rau diếp 55<br />
6<br />
0<br />
0<br />
(18,2%)<br />
g.móc<br />
Tổng số 330 35 (10,6) 16<br />
5<br />
13<br />
1<br />
Ghi chú: SLRN: trứng sán lá ruột nhỏ<br />
Nhận xét: Trong 10,6% mẫu rau nhiễm mầm bệnh<br />
giun sán, có 6/6 loài rau ô nhiễm trứng giun đũa, 4/6<br />
loài rau ô nhiễm trứng giun tóc, 5/6 loài rau ô nhiễm ấu<br />
trùng giun móc và 1/6 loài rau ô nhiễm trứng sán lá<br />
ruột nhỏ. Tỷ lệ nhiễm cao nhất là rau diếp (18,2%).<br />
Bảng 2. Kết quả xét nghiệm đơn bào trên rau xanh<br />
Loài giun sán<br />
Loài rau SL Số (+)/% E.hist Crypt<br />
Giardi<br />
Cyclo<br />
o<br />
o<br />
a<br />
Rau<br />
33<br />
55<br />
2<br />
12<br />
7<br />
5<br />
muống<br />
(60,0%)<br />
23<br />
Rau cần 55<br />
2<br />
10<br />
3<br />
4<br />
(41,8%)<br />
20<br />
Rau ngổ 55<br />
1<br />
6<br />
5<br />
3<br />
(36,4%)<br />
15<br />
Cải soong 55<br />
2<br />
5<br />
2<br />
2<br />
(27,3%)<br />
27<br />
Cải xanh 55<br />
3<br />
8<br />
5<br />
3<br />
(49,1%)<br />
28<br />
Rau diếp 55<br />
2<br />
10<br />
6<br />
2<br />
(50,9%)<br />
33<br />
146<br />
Tổng số<br />
12<br />
51<br />
28<br />
19<br />
0 (44,2%)<br />
Ghi chú: E.his = Entamoeba histolytica; Crypto =<br />
Cryptosporidium; Cyclo = Cyclospora.<br />
<br />
66<br />
<br />
Nhận xét: Các nhóm loài rau đều có nhiễm mầm<br />
bệnh đơn bào, trong đó rau cải soong nhiễm ít nhất<br />
(27,3%) và rau muống nhiễm nhiều nhất (60%). Tỷ lệ<br />
nhiễm chung 44,2% (146/330) và tất cả các loài rau<br />
đều có ô nhiễm các mầm bệnh cho người như<br />
Entamoeba histolytica, Cryptosporidium, Cyclospora<br />
và Giardia.<br />
2. Kết quả xét nghiệm rau tại TP. Buôn Ma<br />
Thuột (thành phố)<br />
Bảng 3. Kết quả xét nghiệm giun sán trên rau<br />
Loài giun sán<br />
Số<br />
Giu<br />
Loài rau lượn Số (+)/%<br />
Giun Giun<br />
n<br />
SLRN<br />
g<br />
tóc<br />
móc<br />
đũa<br />
Rau<br />
1<br />
55 3 (5,5%) 2<br />
0<br />
0<br />
muống<br />
g.móc<br />
1<br />
Rau cần<br />
55 2 (3,6%) 1<br />
0<br />
0<br />
g.móc<br />
1<br />
Rau ngổ<br />
55 3 (5,5%) 1<br />
1<br />
0<br />
g.móc<br />
Cải<br />
1<br />
55 2 (3,6%) 1<br />
0<br />
0<br />
soong<br />
g.móc<br />
2<br />
Cải xanh 55 4 (7,3%) 1<br />
1<br />
0<br />
g.móc<br />
6<br />
3<br />
Rau diếp 55<br />
3<br />
0<br />
0<br />
(10,9%)<br />
g.móc<br />
20<br />
Tổng số 330<br />
9<br />
2<br />
9<br />
(6,1%)<br />
Ghi chú: SLRN: Trứng sán lá ruột nhỏ<br />
Nhận xét: Trong 6,1% mẫu rau nhiễm mầm bệnh<br />
giun sán, có 6/6 loài rau ô nhiễm trứng giun đũa, 2/6<br />
loài rau ô nhiễm trứng giun tóc, 6/6 loài rau ô nhiễm ấu<br />
trùng giun móc và không tìm thây loài rau ô nhiễm<br />
trứng sán lá ruột nhỏ.<br />
Bảng 4. Kết quả xét nghiệm đơn bào trên rau xanh<br />
Loài giun sán<br />
Loài rau SL Số (+)/% E.hist Crypt<br />
Giardi<br />
Cyclo<br />
o<br />
o<br />
a<br />
Rau<br />
18<br />
55<br />
1<br />
4<br />
5<br />
3<br />
muống<br />
(32,7%)<br />
15<br />
Rau cần 55<br />
1<br />
5<br />
4<br />
2<br />
(27,3%)<br />
14<br />
Rau ngổ 55<br />
1<br />
3<br />
4<br />
2<br />
(25,5%)<br />
Cải<br />
10<br />
55<br />
2<br />
2<br />
1<br />
1<br />
xoong<br />
(18,2%)<br />
16<br />
Cải xanh 55<br />
2<br />
4<br />
3<br />
1<br />
(29,1%)<br />
19<br />
Rau diếp 55<br />
1<br />
6<br />
5<br />
1<br />
(34,5%)<br />
33<br />
92<br />
Tổng số<br />
8<br />
24<br />
22<br />
10<br />
0<br />
(27,9%)<br />
Ghi chú: E.his = Entamoeba histolytica; Crypto =<br />
Cryptosporidium; Cyclo = Cyclospora.<br />
Nhận xét: Các nhóm loài rau đều có nhiễm mầm<br />
bệnh đơn bào, trong đó rau cải soong nhiệm ít nhất<br />
(18,2%) và rau diếp nhiễm nhiều nhất (34,5%). Tỷ lệ<br />
nhiễm chung 27,9% (92/330) và tất cả các loài rau đều<br />
có ô nhiễm các mầm bệnh cho người như Entamoeba<br />
histolytica, Cryptosporidium, Cyclospora và Giardia.<br />
<br />
Y HỌC THỰC HÀNH (914) - SỐ 4/2014<br />
<br />
BÀN LUẬN<br />
Tại các điểm nghiên cứu, 6 loài rau chủ yếu được<br />
tưới bằng nước thải tại Đăc Lăk đều bị nhiễm mầm<br />
bệnh ký sinh trùng gây bệnh cho người.<br />
1. Nhiễm mầm bệnh giun sán trên rau<br />
Tại điểm nông thôn có tỷ lệ ô nhiễm mầm bệnh<br />
giun sán cao hơn điểm thành phố (10,6% so với<br />
6,1%), nhưng trong nghiên cứu này cả nông thôn và<br />
thành phố đều chưa phát hiện trứng sán lá gan nhỏ,<br />
nhưng đã phát hiện trứng sán lá ruột nhỏ ở nông thôn<br />
và trên người đã phát hiện nhiễm sán lá truyền qua cá.<br />
So với kết quả của Lê Thanh Phương và cs điều tra tại<br />
Nam Định, 2009 có kết quả tương tự nghiên cứu của<br />
chúng tôi (tỷ lệ nhiễm giun sán chung 8,2% (thành<br />
phố) và 10% (nông thôn), trong đó nhiễm trứng giun<br />
đũa 2,7% và 2,1%, trứng giun tóc 2,4% và 1,8% ấu<br />
trùng giun móc/lươn 2,1% và 5,2%, trứng sán lá gan<br />
nhỏ/sán lá ruột nhỏ 0,3% và 0,9%). So với nghiên cứu<br />
của Nguyễn Thuỳ Trâm (Meeting “Protozoan parasites<br />
in Vietnam – Food safety and human health aspects”<br />
tại Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, 2007) thì rau ở<br />
chợ Hà Nội nhiễm trứng giun cao hơn (35,7%) nghiên<br />
cứu của chúng tôi. So với kết quả nghiên cứu của Lê<br />
Thị Ngọc Kim 2006 tại TP. Hồ Chí Minh (Hội nghị Ký<br />
sinh trùng toàn quốc) cho thấy tỷ lệ mẫu rau tại chợ<br />
nhiễm trứng giun đũa 23,1%. Tại Thanh phố Thái<br />
Bình, Lê Thị Tuyết (2005) cho thấy tỷ lệ ô nhiễm trứng<br />
giun trong rau cũng cao hơn kết quả của chúng tôi<br />
(nhiễm chung 50%, trong đó giun đũa 48,8%, giun tóc<br />
42,2% và giun móc 17,8%).<br />
Tại Pakistan, Jeroen (Meeting “Protozoan parasites<br />
in Vietnam – Food safety and human health aspects”<br />
tại Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, 2007) nghiên cứu<br />
trên rau tại ruộng có 0,7 trứng giun sán/gam rau và ở<br />
chợ là 2,1 trứng/gam rau.<br />
2. Nhiễm mầm bệnh đơn bào trên rau<br />
Tại điểm nông thôn và thành phố Đăc Lăk có tỷ lệ ô<br />
nhiễm mầm bệnh đơn bào ở nông thôn cao hơn thành<br />
phố (44,2% so với 27,9%), trong đó thành phần loài<br />
phát hiện được cũng tương tự nhau. So với kết quả<br />
của Lê Thanh Phương và cs điều tra tại Nam Định,<br />
2009 có kết quả cao hơn (tỷ lệ nhiễm đơn bào chung<br />
53% và 72,2%). So với nghiên cứu của Nguyễn Thuỳ<br />
Trâm, 2007 thì rau ở chợ Hà Nội nhiễm đơn bào<br />
Cyclospora 8,4-11,8%. So với kết quả nghiên cứu của<br />
Lê Thị Ngọc Kim 2006 tại TP.Hồ Chí Minh cho thấy tỷ<br />
lệ mẫu rau tại chợ nhiễm bào nang đơn bào 8,685,6%. Lese, 2007 (chưa công bố) cho thấy rau tại Hà<br />
Nội nhiễm Cryptosporidium 10-19%. Tại Campuchia,<br />
<br />
Y HỌC THỰC HÀNH (914) - SỐ 4/2014<br />
<br />
Anders Dalsgaard, 2004 cho thấy rau muống nhiễm<br />
Cyclospora 37,5%, nhiễm Giardia 3,7%.<br />
Như vậy, nếu sử dụng rau tưới bằng nước thải mà<br />
không rửa sạch có nguy cơ nhiễm mầm bệnh ký sinh<br />
trùng gây bệnh cho người, trong đó có mầm bệnh giun<br />
sán và đơn bào.<br />
KẾT LUẬN<br />
Xét nghiệm trên 660 mẫu rau gồm 6 loài tại thành<br />
phố và nông thôn tỉnh Đăc Lăk cho thấy:<br />
1. Mầm bệnh ký sinh trùng trên rau được tưới<br />
bằng nước thải tại thành phố<br />
Các nhóm loài rau đều có nhiễm mầm bệnh ký sinh<br />
trùng bao gồm giun sán với tỷ lệ nhiễm chung 6,1%,<br />
bao gồm trứng giun đũa, trứng giun tóc, ấu trùng giun<br />
móc; tỷ lệ nhiễm đơn bào chung 27,9%, bao mồm bào<br />
nang amíp Entamoeba histolytica, Cryptosporidium,<br />
Cyclospora, Giardia.<br />
2. Mầm bệnh ký sinh trùng trên rau được tưới<br />
bằng nước thải tại nông thôn<br />
Các loài rau đều có nhiễm mầm bệnh ký sinh trùng<br />
bao gồm giun sán với tỷ lệ nhiễm chung 10,6%, bao<br />
gồm trứng giun đũa, trứng giun tóc, ấu trùng giun và<br />
trứng sán lá ruột nhỏ; nhiễm đơn bào với tỷ lệ nhiễm<br />
chung 44,2%, bao gồm nhiễm bào nang amíp<br />
Entamoeba histolytica, Cryptosporidium, Cyclospora,<br />
Giardia.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1. Nguyễn Văn Đề (2003). Mầm bệnh ký sinh trùng<br />
trong thực phẩm ở Việt Nam. Tạp chí Thông tin Y -Dược.<br />
Số 9: 11-15.<br />
2. Lê Thị Ngọc Kim, Vũ Đình Phương Ân, Trần Thị<br />
Hồng (2007). Khảo sát ký sinh trùng trên rau sống bán tại<br />
chợ trên địa bàn TP. Hồ Chie Minh. Báo cáo khoa học tại<br />
Hội nghị Ký sinh trùng toàn quốc, 2007.<br />
3. Jeroen H.J.Ensink, Tariq Mahmood and Anders<br />
Dalsgaard. Wastewater-irrigated vegetables: Market<br />
handling versus irrigation water quality. Tropical Medicine<br />
and international health. Vol12, Sub 2, Dec 2007:2-7.<br />
4. Lê Thanh Phương, Nguyễn Văn Đề, Phạm Ngọc<br />
Minh, Phan Thị Hương liên, Trương Thị Kim Phượng và<br />
cs (2009). Mầm bệnh ký sinh trùng trên rau được tưới<br />
bằng nước thải tại thành phố và nông thôn tỉnh Nam Định.<br />
Tạp chí Y Dược học Quân sự. Số 9: 29-32.<br />
5. R.C. Tinsley & L.H.Chappell. Environmental health.<br />
Parasite adaptation to Environmental constraints, 2000.<br />
6. Lê Thị Tuyết, Nguyễn Quốc Tiến và cs,(2005). Tình<br />
trạng ô nhiễm trứng giun trong các mẫu rau tại Xã Vũ<br />
Phúc, thành phố Thái Bình. Tạp chí Phòng chống bệnh<br />
sốt rét và các bệnh ký sinh trùng. Số 6: 49-53.<br />
<br />
67<br />
<br />