intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Mạn tính hay mãn tính

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

628
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Lên mạng đọc thấy bài viết hay này từ from Dr. HUYNH KHAC CUONG trên blog của BS Đỗ Hồng Ngọc. Nên post lên diễn đàn cho mọi người đọc chơi. Bài viết bình luận về một chủ đề văn chương tiếng Việt: mạn tính hay mãn tính ?? " Hiện nay trên báo đài thì từ “mãn tính” rất phổ biến … Thầy NGÔ GIA HY ngay từ thuở trước 1975 đã phê phán gay gắt từ “mãn” tính này và chủ trương dùng từ “mạn” tính … Tuy nhiên, mặt khác, tôi cũng được biết rằng ở một số...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Mạn tính hay mãn tính

  1. Mạn tính hay mãn tính Lên mạng đọc thấy bài viết hay này từ from Dr. HUYNH KHAC CUONG trên blog của BS Đỗ Hồng Ngọc. Nên post lên diễn đàn cho mọi người đọc chơi. Bài viết bình luận về một chủ đề văn chương tiếng Việt: mạn tính hay mãn tính ?? " Hiện nay trên báo đài thì từ “mãn tính” rất phổ biến … Thầy NGÔ GIA HY ngay từ thuở trước 1975 đã phê phán gay gắt từ “mãn” tính này và chủ trương dùng từ “mạn” tính … Tuy nhiên, mặt khác, tôi cũng được biết rằng ở một số Bộ Môn thuộc các trường đại học y khoa, khi trình luận án Tiến Sĩ/Thạc Sĩ/Nội Trú, thì sẽ bị trừ điểm nếu học viên không dùng đúng danh từ “mạn tính” — và có khi vice- versa ở một vài Bộ Môn khác. Trong y học, chúng ta chia bệnh tật nôm na làm 2 loại :
  2. – Các bệnh cấp tính (“acute” / “aigu/aiguë”) là các bệnh xảy ra đột ngột, thời gian mắc bệnh và điều trị ngắn, td. Như bệnh cúm, sởi, sốt xuất huyết … - Các bệnh mãn/mạn tính (“chronic” / “chronique”) là các bệnh xảy ra từ từ và kéo dài, thời gian trị liệu thường phải lâu. Trong đó có các bệnh nhiễm trùng như lao, phong cùi, AIDS, viêm gan B, C, D … và các bệnh không nhiễm trùng như đái đường, cao huyết áp, viêm thoái hoá khớp … Ngay ở Bộ Môn Tai-Mũi-Họng Đại Học Y Dược chúng tôi, cũng cái vụ danh từ này mà cự cãi nhau (nhẹ nhàng, thôi) suốt cả gần 30 năm qua … Thầy NĐ BẢNG và tôi thì chủ trương “mạn tính”, còn các thầy lớn tuổi khác thì đều viết “mãn tính” … Trước khi phân tích văn chương đôi chút, thì tôi xin phép nhắc lại 2 điều cấm kỵ ban bố khắp Trung Quốc dưới triều nhà Thanh (từ thế kỷ XVII đến 1911): 1) ai không để tóc thắt bím dài thì sẽ mất thủ cấp; 2) ai gọi Mãn Thanh thì cũng sẽ bị chặt đầu (mà phải nói đúng tên là Đại Thanh). Điều cơ bản cần khẳng định là cả 2 chữ “mạn” và “mãn” không xuất phát từ chữ Nôm, mà đều có nguồn gốc chính quy từ tiếng Hán; trên cơ sở đó có thể tạm phân tích như sau: (tham khảo một phần theo Wiktionary / Wikipedia) A) Danh từ (noun):
  3. Mạn = miền, vùng  Mạn = mạn thuyền, tức là phần sàn phía ngoài của khoang thuyền  Mạn = còn được dùng trong một số chữ như lãng mạn, tản mạn …  Tiếng Hán “mạn” mặc nhiên bao hàm ý nghĩa từ từ, chậm chậm, dài lâu, td.  Như mạn đàm (= tà tà mà đàm đạo đàm phán) hay Truyền Kỳ Mạn Lục (= truyện dài nhiều tập). Mãn = con mèo —- người Việt lâu năm nói lái lại thành “mảo”, td. Nhu Tết  Tân Mảo 2011 B) Động từ (verb): Mãn = to terminate, to finish  Mãn = ám chỉ kết thúc một quá trình / đã đủ một thời hạn xác định của một  sự vật, td. Như mãn tang, mãn hạn, mãn nhiệm, mãn khoá, mãn hạn tù, mãn phần (= chết), mãn dục nam (andropause) hay … mãn kinh (nguyệt) ((do đó mà người Hán muốn châm biếm khi nói Mãn Thanh, tức là chấm  dứt chế độ cai trị manchu)) Mãn = củng còn gặp trong một số từ đa dạng như thoả mãn, mỹ mãn, mãn  cầu, bất mãn … Và có lẻ ngộ nghĩnh nhất là danh từ “mãn nhãn” được một
  4. số tờ báo Việt Nam gần đây dùng để mô tả những chiếc xe ôtô đời mới cùng với các cô người mẫu xinh đẹp đứng bên cạnh trong các dịp auto expo. Cả hai “mãn” và “mạn” đều có tính từ; nhưng riêng “mạn” thì không có động từ, mà chỉ có tính từ … Thế nh ưng, xét riêng về phạm trù tính từ (adjective) thì hội nghị các nhà văn học và ngôn ngữ học ViệtNam hải ngoại — dạy tiếng Việt ở các trường đại học khắp thế giới — đều thống nhứt rằng “mãn” hay “mạn” đều là một, và có thể chấp nhận sử dụng 2 tính từ này một cách identic như nhau !! Kết luận : “mạn tính” là chuẩn xác; còn nếu xét riêng về phương diện tính từ thì “mạn” tính là chính xác, nhưng “mãn” tính (vốn khá thông dụng trong dân gian) cũng không phải là sai. Bản thân tôi cũng được Bộ Y Tế phân công trong uỷ ban soạn danh từ khoa học- kỹ thuật Tai-Mũi-Họng … Mỗi lần thảo luận nhau về dịch thuật cũng như ý nghĩa danh từ, thì cứ 10 người có đến 10 ý, miền Nam và miền Bắc dùng danh từ khác nhau, không ai chịu ai cả và mạnh ai nấy kiên định/cố chấp lập trường của mình … Cả ngày trời lắm khi vẫn chưa xong một chữ “điếc” … Đàm phán bàn về tiếng Việt thì … ôi thôi, thầy chạy … "
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2