intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Marketing từ trái tim

Chia sẻ: Cong Thanh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

145
lượt xem
31
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Marketing từ trái tim Marketing là hoạt động nhằm thuyết phục người tiêu dùng sử dụng sản phẩm, là công cụ không thể thiếu trong kinh doanh. Để thành công trong thời buổi cạnh tranh gay gắt như hiện nay, các hoạt động marketing phải “xuất phát từ trái tim” và những người làm marketing chính trực sẽ góp phần mang lại hiệu quả cao. Marketing là công cụ để kinh doanh. Người làm marketing phải tạo ra được sự độc đáo và giá trị cho sản phẩm để thuyết phục người tiêu dùng mua. ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Marketing từ trái tim

  1. Marketing từ trái tim Marketing là hoạt động nhằm thuyết phục người tiêu dùng sử dụng sản phẩm, là công cụ không thể thiếu trong kinh doanh. Để thành công trong thời buổi cạnh tranh gay gắt như hiện nay, các hoạt động marketing phải “xuất phát từ trái tim” và những người làm marketing chính trực sẽ góp phần mang lại hiệu quả cao. Marketing là công cụ để kinh doanh. Người làm marketing phải tạo ra được sự độc đáo và giá trị cho sản phẩm để thuyết phục người tiêu dùng mua. Từ xa
  2. xưa, các thương nhân đã ý thức được điều này và đã áp dụng một cách bài bản. Thế nhưng, cũng có không ít người đã dùng những cách tiêu cực, thậm chí là lừa đảo khách hàng để đạt mục tiêu lợi nhuận. Chính vì vậy, trong mắt nhiều người tiêu dùng, marketing là gian xảo, là lừa đảo, không mang ý nghĩa tích cực. Phát biểu tại hội thảo “Marketing from your heart” được tổ chức cuối tuần qua, ông Huỳnh Phước Nghĩa, giảng viên Khoa Thương mại - Du lịch - Marketing Trường Đại học Kinh tế TP.HCM, thành viên Hội đồng Tư vấn CMO Council, cho rằng, bản chất của marketing là tích cực, là tốt. Thông qua hoạt động marketing, doanh nghiệp thuyết phục khách hàng mua sản phẩm bằng cách nêu ra sự độc đáo và giá trị của những sản phẩm đó. Thế nhưng, trên thực tế, tùy theo cách thực hiện của mỗi người, mỗi doanh nghiệp mà có thể dẫn đến những hiểu lầm như trên.
  3. Ông Nghĩa khuyên, đừng bao giờ bắt chước sản phẩm của người khác, cách làm của người khác. “Phải làm điều gì đó độc đáo cho riêng mình dù là “người đi trước hay kẻ đến sau”. Vì một khi bạn đã tạo được sản phẩm độc đáo, có cách thức tiếp cận khách hàng riêng, bạn sẽ thành công”. Và thực tế đã chứng minh điều này hoàn toàn đúng. Dù Aquafina chiếm đến 60 - 70% thị phần tại Việt Nam, nhưng không hẳn các loại nước uống tinh khiết khác không được biết đến. Trên thị trường hiện nay, song hành với Aquafina là Joy, Sapuwa, Bidrico, M- Kitech, Dapha... Mỗi thương hiệu có cách tiếp cận và đối tượng khách hàng khác nhau. Nếu như Aquafina có mặt ở tất cả các nhà hàng, khách sạn sang trọng cũng như các kệ hàng ven đường, thì M-Kitech, Dapha, Bidrico... lại hướng đến khách hàng gia đình nhiều hơn. Và nếu lượng tiêu thụ ở khu vực nội thành không cao thì những nhãn hiệu này lại đổi hướng chinh phục người tiêu dùng ở những khu vực vùng ven.
  4. Ngoài việc tạo ra sự độc đáo, giá trị riêng cho sản phẩm cũng như cách tiếp cận khách hàng mới lạ, theo ông Lâm Viết Hùng, Phó tổng giám đốc KOTO Sài Gòn, trước đây là chuyên gia tư vấn của Ogilvy PR Việt Nam, người làm marketing chính trực vẫn có thể thuyết phục khách hàng bằng chính sự chân tình của mình. Họ luôn thấm nhuần phương châm: “Mãi mãi yêu quý khách hàng”. Họ chăm sóc khách hàng cũ cũng tận tình, chu đáo như cách họ thuyết phục khách hàng mới vậy. “Một khi đã tạo được mối quan hệ thân thiết cũng như ấn tượng tốt đẹp với khách hàng thì sản phẩm và dịch vụ của công ty bạn sẽ được khách hàng lựa chọn mỗi khi có nhu cầu. Và đương nhiên họ sẽ trở thành khách hàng trung thành của công ty bạn. Đây chính là tài sản vô giá mà doanh nghiệp bạn đã mất không ít thời gian mới tạo dựng được”, ông Hùng nói. Các chuyên gia marketing đưa ra lời khuyên, đừng bao giờ dùng những chiêu thức xấu để cạnh tranh.
  5. “Nếu bạn chơi xấu với đối thủ này thì sẽ có đối thủ khác chơi xấu lại với bạn. Cũng đừng bao giờ dùng tiền để “giết” đối thủ, vì khi bạn “triệt” đối thủ này bằng cách ấy thì lại có đối thủ khác ngoi lên và dùng chính chiêu thức đó để tiêu diệt bạn”, ông Hùng cảnh báo. Thị trường nước giải khát tại Việt Nam đã từng chứng kiến cuộc cạnh tranh khốc liệt giữa hai đối thủ C và P. Có thời gian người bán lẻ nước giải khát đã rất ngạc nhiên trước chiêu thức cạnh tranh “không giống ai” của hai hãng này. Ở một số cửa hàng đã xảy ra tình trạng nhân viên marketing của cả hai hãng thay phiên “hạ hàng” của nhau xuống. Nước ngọt C vừa được đưa đến các cửa hàng tạp hóa trưng bày buổi sáng thì buổi chiều nhân viên P đến yêu cầu người bán hạ xuống và đưa ra những chính sách hấp dẫn hơn. Nhân viên hãng C cũng trả đũa bằng cách làm y như vậy đối với sản phẩm của P. Ông Nghĩa cho rằng, đây là cách làm “không chính trực” của một số nhân viên marketing của hai hãng
  6. này, chứ không phải là chính sách của công ty. Trong khi đó, là “kẻ đến sau” trong lĩnh vực nước giải khát, lại “biết mình, biết ta” nên Tân Hiệp Phát đã chọn cách thức rất riêng: thay vì sản xuất nước ngọt có gas, Tân Hiệp Phát đưa ra thị trường nước ngọt không gas và các loại trà. Cùng với việc ra mắt thị trường một loại thức uống mới, Tân Hiệp Phát còn có chiến lược truyền thông hiệu quả. Chính vì vậy, dù mới tham gia thị trường chưa lâu, nhưng nhờ sản phẩm khác biệt cộng với cách marketing độc đáo, Tân Hiệp Phát đã thắng lớn.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2